Cơ sở thiết kế nhà máy công ty cổ phần prime đại lộc

CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME ĐẠI LỘC I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Đại Lộc nằm ở phía Bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang. Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng. Sông Vu Gia chảy ngang qua huyện theo hướng Tây - Đông. Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vòng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với: Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp. Điểm cực Nam: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh. Điểm cực Đông: 1080 47 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa. Điểm cực Tây: 1070 58 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh. Về đặc điểm tự nhiên, Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587041 km¬2. Dân số toàn huyện tính đến tháng 12/2010: 148546 người; mật độ: 253 người/km2. Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao trong năm ít biến đổi, trung bình 25,90 C. Độ ẩm trung bình: 82,3%. Lượng mưa bình quân năm 2000-2500mm, tập trung các tháng 9,10,11. Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lưu. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng và gồm 4 nhóm chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng. Sông ngòi * Dòng chảy Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông đổi sang hướng Tây Nam-Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Cách cửa Đại không xa ngoài khơi là cù lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An. * Các lưu vực sông chính + Sông Thu Bồn Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu, sông chảy theo hướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825km 2. Thượng lưu của sông Thu Bồn có các phụ lưu cấp II lớn như Sông Khang, sông Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại Giao Thủy, sông nhận nước từ phụ lưu Vu Gia tạo thành một hệ thống phân lưu khá phức tạp ở vùng hạ lưu sông. Tại thị trấn Vĩnh Điện, một phần nước của sông Thu Bồn đổ vào chi lưu Vĩnh Điện dẫn nước vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà Nẵng. + Sông Vu Gia Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180km2. Phần thượng nguồn sông Vu Gia có một phần lưu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện Đắc Glei với tổng diện tích lưu vực đạt 500km2. Tại Ái Nghĩa, sông được gọi với một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Sông được chia thành 2 chi lưu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng. * Tài nguyên lưu vực sông + Tài nguyên thủy điện Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw, gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đưa vào xây dựng được như A Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4, Sông Côn 2 và Đak Mi 1.vv.[4]. Theo Phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bòn gồm 8 dự án thủy điện: Thủy điện A Vương, mực nước dâng bình thường (MNDBT) 380m, công suất lắp máy (NLM) 210 MW; Thủy điện Sông Boung 2, MNDBT 570m, NLM = 100 MW; Thủy điện Sông Boung 4, MNDBT 5230m, nhà máy thuỷ điện trên nhánh sông Giằng NLM = 220 MW; Thuỷ điện Sông Giằng, MNDBT 60m, NLM = 60 MW; Thủy điện Đak Mi 1, MNDBT 820m, NLM = 255 MW; Thủy điện Dak Mi 4, MNDBT 260, nhà máy thủy điện trên nhánh sông Thu Bồn, NLM = 210 MW; Thủy điện Sông Côn 2, MNDBT 312,5m, NLM = 60 MW; Thủy điện Sông Tranh 2, MNDBT 170m, NLM = 135MW; Các dự án thủy điện trên sông Vu Gia - Thu Bồn thực hiện đồng thời các nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện quốc gia; bổ sung nguồn nước về mùa kiệt cho hạ du và tham gia giảm lũ, chậm lũ cho hạ du. Việc xây dựng các dự án thủy điện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên, lưu vực Thu Bồn-Vu Gia cũng là nơi tập trung lớn nhất của các loài đặc hữu sinh sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới, vốn được coi là một trong những nơi cuối cùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những loài động vật ở đây bao gồm sao la, loài động vật đang bị nguy cấp, là một loài thú giống như hươu nai, được phát hiện vào năm 1992 bởi một nhóm các nhà khoa học từ Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam và WWF * Tài nguyên khoáng sản Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất. Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2. * Tài nguyên sinh vật Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới [7]. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho các loại sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và phát triển. Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km). * Các vấn đề môi trường Xói lở bờ sông là vấn đề môi trường nghiêm trọng của các vùng đất nằm trong lưu vực sông * Lũ lụt Những năm gần đây, các cơn lũ xuất hiện với tần suất cao và cường độ lớn trên hệ thống sông Thu Bồn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản cho cư dân Quảng Nam. Những trận lụt lớn năm 1964, 1978, 1983, 1993, 1998, 1999, 2004, 2006 đã làm thay đổi dòng chảy một số đoạn sông, gây xói lở nghiêm trọng bờ sông, đe dạo sự tồn tại của các công trình kiến trúc Hội An II. ĐẠI LỘC ĐIỂM ĐẾN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Từ năm 2005 đến nay, huyện Đại Lộc tập trung quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng 25 cụm công nghiệp (CCN) với quy mô 360ha, tạo bước đột phá về thu hút đầu tư, trở thành một trong những vùng đất phát triển công nghiệp và dịch vụ sôi động nhất Quảng Nam. Nhà máy Prime Đại Lộc nằm trong CCN Đại Quang rộng 49ha, trải dọc theo quốc lộ 14B mới nâng cấp, cách Đà Nẵng 50 cây số, nằm trên hành lang kinh tế Đông-Tây (Ql 14B-đường Hồ Chí Minh). Đây là dự án có 2 cái nhất: Công suất sản suất gạch men cao cấp lớn nhất miền Trung hiện nay với 24 triệu mét vuông/năm (gấp 3 công suất của gạch men Đồng Tâm tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc); Thứ hai, tổng vốn đầu tư dự án 678 tỷ đồng - lớn nhất tỉnh trong 2 năm gần đây” . Cách đó không xa, ngay km48 quốc lộ 14B là Nhà máy gạch Đại Hưng. Mới đi vào hoạt động tròn một năm (tháng 5-2007 - 5-2008), nhà máy đã chạy hết công suất 40 triệu viên gạch tuy nen, hiện nay nhà máy đã xây dựng thêm dây chuyền thứ 2 (đi vào hoạt động tháng 8-2008) nâng công suất lên 80 triệu viên/năm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng miền Trung - Tây Nguyên, tổng vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Đây cũng là nhà máy gạch tuy nen có công suất lớn nhất nhì trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung . Dự án nhà máy cồn ethanol, công suất 50 ngàn tấn/năm của Công ty cổ phần Đồng Xanh cũng đã khẩn trương xây dựng trên 17ha tại CCN Đại Tân, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 260 tỷ đồng, giai đoạn 2 sẽ đầu tư vốn gấp đôi Đây là dự án sản xuất cồn công nghiệp đầu tiên trên cả nước. Nhà máy cồn ethanol và Nhà máy Prime Đại Lộc đi vào hoạt động sẽ giải quyết thêm 1.500 lao động địa phương và tăng giá trị sản xuất công nghiệp lên hơn 1.000 tỷ đồng, đưa Đại Lộc vào danh sách huyện có tốc độ công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục: trên 36% trong 2 năm 2006-2007, cao nhất tỉnh hiện nay. Đại Lộc có nguồn tài nguyên lâm sản dồi dào và những mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. Đó là một thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đặc biệt, sau khi có Quyết định số 40/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi đầu tư, Đại Lộc đã khẩn trương khảo sát những vùng có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nhất là các điểm dọc theo 15 cây số QL 14B để quy hoạch các CCN. Theo đó huyện lựa chọn quy hoạch 22 CCN có quy mô vừa và nhỏ, với diện tích 275ha, nằm trên 10 xã, thị trấn, tập trung dọc theo trục QL 14B từ Đại Hiệp đến Đại Đồng, được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, huyện cũng đã đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung 6 CCN, nâng tổng số 25 CCN, với diện tích 360ha. Mặt khác UBND tỉnh mạnh dạn phân cấp cho huyện quản lý các CCN từ khâu quy hoạch đến cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Trong thời điểm ấy, huyện đã thành lập ban quản lý các CCN, phối hợp với các ngành chức năng giúp UBND huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư và quản lý nhà nước về các dự án đầu tư. Nhờ có nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, cũng như sự quyết tâm và thống nhất cao từ lãnh đạo huyện đến cơ sở về thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, nên Đại Lộc trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2005 đến nay Đại Lộc thu hút 39 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1.815 tỷ đồng và 27 triệu USD. Trong đó có 12 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất tại 12 CCN và 4 dự án hoạt động ngoài CCN, giải quyết việc làm cho 1800 lao động địa phương với giá trị sản xuất trên 500 tỷ đồng. Hiện có 8 dự án đang triển khai đầu tư hạ tầng và xây dựng nhà xưởng, trong đó có 2 dự án lớn (Nhà máy cồn ethanol và Prime Đại Lộc). Đồng thời có 13 dự án khác đang triển khai giải tỏa đền bù và thực hiện các thủ tục đầu tư. Đến nay, Đại Lộc đã có 12 CCN, với quy mô gần 200ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thực hiện giải phóng mặt bằng trên 176ha, đầu tư xây dựng hạ tầng 10 CCN để đón các nhà đầu tư vào làm ăn. Một trong những doanh nghiệp đầu tiên đến CCN Đại Hiệp là Tập đoàn Hạ Long (gồm 3 Công ty Đông Trường Sơn, Công ty Vân Long, Chi nhánh Nam Quan) đã thuê đất, tự bỏ vốn đầu tư hạ tầng, vừa mở cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ đá, và cho các doanh nghiệp vào thuê đất đã phủ kín 17,3ha CCN này. Còn ông Hans - Jurgen Haug, Ggiám đốc Công ty TNHH Groz Beckert Việt Nam với dự án sản xuất thiết bị và công cụ sản xuất cho ngành dệt (80% sản phẩm xuất khẩu) có tổng vốn đầu tư 34 triệu euro đã chọn 20ha đất trong CCN Đại An làm đại bản doanh.

doc23 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở thiết kế nhà máy công ty cổ phần prime đại lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ THIẾT KẾ NHÀ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN PRIME ĐẠI LỘC I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Đại Lộc nằm ở phía Bắc của Quảng Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang.  Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng.  Sông Vu Gia chảy ngang qua huyện theo hướng Tây - Đông. Hệ tọa độ địa lý đặt huyện Đại Lộc nằm gọn trong vòng nội chí tuyến, tại múi giờ thứ bảy. Với:    Điểm cực Bắc tại: 15053 vĩ độ Bắc trên xã Đại Hiệp.   Điểm cực Nam: 15043 vĩ độ Bắc trên xã Đại Thạnh. Điểm cực Đông: 1080 47 kinh độ Đông trên xã Đại Hòa. Điểm cực Tây: 1070 58 kinh độ Đông trên xã Đại Lãnh.          Về đặc điểm tự nhiên, Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có rừng núi với diện tích tự nhiên: 587041 km2. Dân số toàn huyện tính đến tháng 12/2010: 148546 người; mật độ: 253 người/km2. Khí hậu Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao trong năm ít biến đổi, trung bình 25,90 C. Độ ẩm trung bình: 82,3%. Lượng mưa bình quân năm 2000-2500mm, tập trung các tháng 9,10,11. Với địa hình cao ở phía Tây-Tây Bắc, thấp dần về phía Đông, có hai con sông lớn là Vu Gia và Thu Bồn với lưu lượng nước lớn bao bọc nên mưa đầu và giữa mùa đông ở Đại Lộc thường gây lụt lội ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất vùng hạ lưu. Dưới sự tác động của địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn khác nhau nên đất đai cũng đa dạng và gồm 4 nhóm chính: Đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng. Sông ngòi  * Dòng chảy Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh (Nam Quảng Nam-Bắc Kon Tum); phần thượng lưu này được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Ở Quế Sơn, sông đổi sang hướng Tây Nam-Đông Bắc. Khi chảy qua ranh giới giữa Duy Xuyên và Đại Lộc, Thu Bồn nhận chi lưu lớn nhất ở tả ngạn, đó là sông Vu Gia. Sông đổ ra biển Đông ở cửa Đại. Cách cửa Đại không xa ngoài khơi là cù lao Chàm. Trước khi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, sông Hội An.  * Các lưu vực sông chính  + Sông Thu Bồn Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần thượng lưu, sông chảy theo hướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km với tổng diện tích đến Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825km 2. Thượng lưu của sông Thu Bồn có các phụ lưu cấp II lớn như Sông Khang, sông Vang, sông Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại Giao Thủy, sông nhận nước từ phụ lưu Vu Gia tạo thành một hệ thống phân lưu khá phức tạp ở vùng hạ lưu sông. Tại thị trấn Vĩnh Điện, một phần nước của sông Thu Bồn đổ vào chi lưu Vĩnh Điện dẫn nước vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà Nẵng.  + Sông Vu Gia Là một trong hai sông hợp thành hệ thống sông Thu Bồn nên cũng có người gọi hệ thống sông Thu Bồn-Vu Gia. Lưu vực sông Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sông Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Sông Vu Gia có các phụ lưu cấp II quan trọng gồm sông Bung, sông Kôn, sông Cái. Chiều dài dòng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà Nẵng) dài 204km. Tổng diện tích lưu vực đến thị trấn Ái Nghĩa (huyện lị huyện Đại Lộc) đạt 5,180km2. Phần thượng nguồn sông Vu Gia có một phần lưu vực nằm trên đất Kon Tum, thuộc huyện Đắc Glei với tổng diện tích lưu vực đạt 500km2. Tại Ái Nghĩa, sông được gọi với một tên khác là sông Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Sông được chia thành 2 chi lưu Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lưu với sông Túy Loan chảy vào sông Hàn, Đà Nẵng.  * Tài nguyên lưu vực sông  + Tài nguyên thủy điện Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw, gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đưa vào xây dựng được như A Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4, Sông Côn 2 và Đak Mi 1.vv.[4]. Theo Phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bòn gồm 8 dự án thủy điện:  Thủy điện A Vương, mực nước dâng bình thường (MNDBT) 380m, công suất lắp máy (NLM) 210 MW; Thủy điện Sông Boung 2, MNDBT 570m, NLM = 100 MW; Thủy điện Sông Boung 4, MNDBT 5230m, nhà máy thuỷ điện trên nhánh sông Giằng NLM = 220 MW; Thuỷ điện Sông Giằng, MNDBT 60m, NLM = 60 MW; Thủy điện Đak Mi 1, MNDBT 820m, NLM = 255 MW; Thủy điện Dak Mi 4, MNDBT 260, nhà máy thủy điện trên nhánh sông Thu Bồn, NLM = 210 MW; Thủy điện Sông Côn 2, MNDBT 312,5m, NLM = 60 MW; Thủy điện Sông Tranh 2, MNDBT 170m, NLM = 135MW; Các dự án thủy điện trên sông Vu Gia - Thu Bồn thực hiện đồng thời các nhiệm vụ phát điện lên hệ thống điện quốc gia; bổ sung nguồn nước về mùa kiệt cho hạ du và tham gia giảm lũ, chậm lũ cho hạ du.  Việc xây dựng các dự án thủy điện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên, lưu vực Thu Bồn-Vu Gia cũng là nơi tập trung lớn nhất của các loài đặc hữu sinh sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới, vốn được coi là một trong những nơi cuối cùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những loài động vật ở đây bao gồm sao la, loài động vật đang bị nguy cấp, là một loài thú giống như hươu nai, được phát hiện vào năm 1992 bởi một nhóm các nhà khoa học từ Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam và WWF   * Tài nguyên khoáng sản Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô nhiễm nước sông và gây xói mòn đất. Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông Tranh 2. * Tài nguyên sinh vật Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới [7]. Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho các loại sinh vật nước ngọt, nước mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và phát triển. Bên sông Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km).  * Các vấn đề môi trường Xói lở bờ sông là vấn đề môi trường nghiêm trọng của các vùng đất nằm trong lưu vực sông  * Lũ lụt Những năm gần đây, các cơn lũ xuất hiện với tần suất cao và cường độ lớn trên hệ thống sông Thu Bồn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản cho cư dân Quảng Nam. Những trận lụt lớn năm 1964, 1978, 1983, 1993, 1998, 1999, 2004, 2006 đã làm thay đổi dòng chảy một số đoạn sông, gây xói lở nghiêm trọng bờ sông, đe dạo sự tồn tại của các công trình kiến trúc Hội An II. ĐẠI LỘC ĐIỂM ĐẾN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ Từ năm 2005 đến nay, huyện Đại Lộc tập trung quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng 25 cụm công nghiệp (CCN) với quy mô 360ha, tạo bước đột phá về thu hút đầu tư, trở thành một trong những vùng đất phát triển công nghiệp và dịch vụ sôi động nhất Quảng Nam. Nhà máy Prime Đại Lộc nằm trong CCN Đại Quang rộng 49ha,  trải  dọc theo quốc lộ 14B mới nâng cấp, cách Đà Nẵng 50 cây số, nằm trên hành lang kinh tế Đông-Tây (Ql 14B-đường Hồ Chí Minh). Đây là dự án có 2 cái nhất: Công suất sản suất gạch men cao cấp lớn nhất miền Trung hiện nay  với 24 triệu mét vuông/năm (gấp 3 công suất của gạch men Đồng Tâm tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc); Thứ hai, tổng vốn đầu tư dự án 678 tỷ đồng - lớn nhất tỉnh trong 2 năm gần đây” . Cách đó không xa, ngay km48 quốc lộ 14B là Nhà máy gạch Đại Hưng. Mới đi vào hoạt động tròn một  năm (tháng 5-2007 - 5-2008), nhà máy đã chạy hết công suất 40 triệu viên gạch tuy nen, hiện nay nhà máy đã xây dựng thêm dây chuyền thứ 2 (đi vào hoạt động tháng 8-2008) nâng công suất lên 80 triệu viên/năm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng miền Trung - Tây Nguyên, tổng vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Đây cũng là nhà máy gạch tuy nen có công suất lớn nhất nhì trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung . Dự án nhà máy cồn ethanol, công suất 50 ngàn tấn/năm của Công ty cổ phần Đồng Xanh cũng đã khẩn trương xây dựng trên 17ha tại CCN Đại Tân, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 260 tỷ đồng, giai đoạn 2 sẽ đầu tư vốn gấp đôi… Đây là dự án sản xuất cồn công nghiệp đầu tiên trên cả nước. Nhà máy cồn ethanol và Nhà máy Prime Đại Lộc đi vào hoạt động sẽ giải quyết thêm 1.500 lao động địa phương và tăng giá trị sản xuất công nghiệp lên hơn 1.000 tỷ đồng, đưa Đại Lộc vào danh sách huyện có tốc độ công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục: trên 36% trong 2 năm 2006-2007, cao nhất tỉnh hiện nay. Đại Lộc có nguồn tài nguyên lâm sản dồi dào và những mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. Đó là một thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đặc biệt, sau khi có Quyết định số 40/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi đầu tư, Đại Lộc đã khẩn trương khảo sát những vùng có điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nhất là các điểm dọc theo 15 cây số QL 14B để quy hoạch các CCN. Theo đó huyện lựa chọn quy hoạch 22 CCN có quy mô vừa và nhỏ, với diện tích 275ha, nằm trên 10 xã, thị trấn, tập trung dọc theo trục QL 14B từ Đại Hiệp đến Đại Đồng, được UBND tỉnh phê duyệt.  Đồng thời, huyện cũng đã đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung  6 CCN, nâng tổng số 25 CCN, với diện tích 360ha. Mặt khác UBND tỉnh mạnh dạn phân cấp cho huyện quản lý các CCN từ khâu quy hoạch đến cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Trong thời điểm ấy, huyện đã thành lập ban quản lý các CCN, phối hợp với các ngành chức năng giúp UBND huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư và quản lý nhà nước về các dự án đầu tư. Nhờ có nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, cũng như sự quyết tâm và thống nhất cao từ lãnh đạo huyện đến cơ sở về thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, nên Đại Lộc trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2005 đến nay Đại Lộc thu hút 39 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 1.815 tỷ đồng và 27 triệu USD. Trong đó có 12 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất tại 12 CCN và 4 dự án hoạt động ngoài CCN, giải quyết việc làm cho 1800 lao động địa phương với giá trị sản xuất trên 500 tỷ đồng. Hiện có 8 dự án đang triển khai đầu tư hạ tầng và xây dựng nhà xưởng, trong đó có 2 dự án lớn (Nhà máy cồn ethanol và Prime Đại Lộc). Đồng thời có 13 dự án khác đang triển khai giải tỏa  đền bù và thực hiện các thủ tục đầu tư. Đến nay, Đại Lộc đã có 12 CCN, với quy mô gần 200ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thực hiện giải phóng mặt bằng trên 176ha, đầu tư xây dựng hạ tầng 10 CCN để đón các nhà đầu tư vào làm ăn. Một trong những doanh nghiệp đầu tiên đến CCN Đại Hiệp là Tập đoàn Hạ Long (gồm 3 Công ty Đông Trường Sơn, Công ty Vân Long, Chi nhánh Nam Quan) đã thuê đất, tự bỏ vốn đầu tư hạ tầng, vừa mở cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác mỏ đá, và cho các doanh nghiệp vào thuê đất đã phủ kín 17,3ha CCN này. Còn ông Hans - Jurgen Haug, Ggiám đốc Công ty TNHH Groz Beckert Việt Nam với dự án sản xuất thiết bị và công cụ sản xuất cho ngành dệt (80% sản phẩm xuất khẩu) có tổng vốn đầu tư 34 triệu euro đã chọn 20ha đất trong CCN Đại An làm đại bản doanh. III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 3.1. Điều kiện địa lý, địa chất Nhà máy sản xuất gạch men ốp lát công suất 24 triệu m2/năm được xây dựng trong Cụm công nghiệp Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam giáp quốc lộ 14B. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, nằm trong vùng phát triển công nghiệp của huyện Đại Lộc cũng như của tỉnh Quảng Nam, là cửa ngõ và đầu mối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia. Khu vực có dạng địa hình gò đồi ven chân núi, phía bắc là dãy núi Sơn Gà, phía nam tiếp giáp với đồng ruộng tương đối bằng phẳng kéo dài đến đường 14B cũ. Khu đất triển khai dự án phía bắc là đất đồi gò, phía nam là ruộng bậc thang. Khu vực này có cấu tạo địa chất khá ổn định, cường độ chịu lực của nền đất cao, kết cấu địa chất thuộc địa chất của vùng đất trung du miền núi. Lớp phủ là đất Feralit đỏ nâu đã bạc màu, đất lẫn dăm sỏi có chiều dày khoảng (1,5÷5) m. 3.2. Điều kiện về khí tượng Khu vực dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam Hải Vân; khí hậu khu vực Đại Lộc nói riêng và Quảng Nam nói chung nóng ẩm mưa nhiều, chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa mưa và mùa khô; mùa mưa trùng với mùa đông, mùa khô trùng với mùa hạ. Theo số liệu Trạm khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, đặc điểm các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực như sau: - Nhiệt độ trung bình : 25.80C. - Lượng mưa trung bình năm : 2.015 mm. - Lượng bốc hơi trung bình hàng năm : 1.160 mm. - Độ ẩm không khí trung bình là : 82%. - Bão, lũ thường xuất hiện từ tháng 09 đến tháng 11 thường kèm theo mưa lớn gây lũ, ảnh hưởng gây thiệt hại lớn về người và tài sản nhân dân. Khu vực dự án có địa hình cao, nên ít chịu ảnh hưởng của lũ, lụt. * Chế độ gió: - Chế độ gió theo mùa: Hướng gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình theo các hướng với tần suất xuất hiện tương ứng tại khu vực được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.1: Tốc độ gió, hướng gió và tần suất xuất hiện tại tỉnh Quảng Nam (từ năm 1979-1995) Tháng Hướng gió 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B V 1,7 1,8 1,8 3,0 3,2 2,2 2,9 2,1 2,6 3,7 4,1 2,7 f 5,2 7,5 5,6 4,2 3,5 2,0 1,1 1,9 5,2 11,4 11,2 10,1 ĐB V 3,0 2,5 3,1 3,3 3,6 3,0 3,3 3,2 3,0 4,0 4,1 3,4 f 19,4 16,3 12,1 9,8 7,6 7,7 6,0 9,0 12,9 19,2 26,7 20,8 Đ V 2,8 32 4,0 5,1 3,3 3,2 2,6 2,6 2,8 3,1 2,8 2,6 f 10,6 21,8 27,0 24,7 22,9 17,5 10,7 14,0 13,1 6,4 7,3 4,8 ĐN V 1,5 1,8 2,6 2,3 2,6 2,1 2,5 1,6 3,8 1,5 2,0 1,8 f 1,8 2,1 6,3 5,3 3,7 2,7 2,6 3,2 0,7 0,4 0,2 0,8 N V 1,1 1,0 2,0 1,3 1,2 1,6 1,4 1,8 1,4 1,5 1,6 1,5 f 1,1 1,2 1,0 0,5 2,1 1,3 2,7 2,2 1,7 0,4 1,0 0,8 TN V 1,7 1,4 1,5 1,8 1,2 1,8 1,8 1,6 1,9 1,9 1,9 1,7 f 13,4 7,6 6,4 10,4 20,0 24,0 25,3 27,2 25,7 21,0 12,1 14,1 T V 1,6 1,3 1,4 1,5 1,7 2,2 2,5 2,8 2,5 1,8 1,4 1,4 f 7,9 3,9 2,6 5,3 8,7 14,2 17,1 15,5 13,4 8,7 7,9 9,9 TB V 2,9 1,9 1,2 2,0 2,4 2,1 2,4 3,1 2,2 2,2 1,9 2,5 f 4,7 3,0 2,1 2,4 1,8 1,7 1,8 2,4 2,1 2,6 3,3 6,4 F lặng gió 36,0 37,0 37,0 37,0 23,7 29,0 24,5 24,4 25,2 27,8 30,2 32,2 Vmax Vmax 1,7 1,8 1,8 3,0 3,2 2,2 2,9 2,1 2,6 3,7 4,1 2,7 Hướng ĐB ĐB ĐB TB TB T T T TN ĐB ĐB ĐB Ghi chú: V: tốc độ gió (m/s) f: Tần suất xuất hiện (%) Vmax: Tốc độ gió cực đại (m/s) Đ, T, N, B: Ký hiệu các hướng gió Đông, Tây, Nam, Bắc. + Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. hướng gió thường đi theo hướng Bắc đến Đông Bắc với tốc độ gió từ 3,5-5m/s, trong đó hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. + Vào mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 9), tốc độ gió mạnh nhất đạt từ 4-6 m/s và lệch về hướng Nam, trong đó hướng gió chính là gió Tây Nam, ngoài ra còn xen vào gió Đông, Đông Nam, luồng gió này sẽ làm thời tiết mát dịu sau những ngày nắng nóng với những đợt gió Tây Nam khô nóng. - Chế độ gió ngày: Trong thời gian chịu ảnh hưởng của các mùa gió chính, thời gian trong ngày sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hướng gió chủ đạo chủ đạo nói trên. Khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió địa phương, chủ yếu là gió đất và gió biển. Gió biển thổi từ biển vào theo hướng đông - tây (gió Đông) do sự chênh lệch nhiệt độ giữ lục địa và biển (ban ngày nhiệt độ lục địa cao hơn). Ban đêm mặt đất tỏa nhiệt nhanh nền nhiệt hạ thấp, gió sẽ thổi theo hướng ngược lại (gió Tây) gọi là gió đất. Do địa hình khu vực phía bắc là dãy núi Sơn Gà, phía nam là sông Vu Gia chảy theo hướng tây - đông, nên gió thường thổi theo hướng sông Vu Gia dọc theo núi Cánh Gà. Vào thời gian hướng gió chủ đạo suy yếu (thường vào các thời điểm giao mùa) gió địa phương sẽ thể hiện rõ. Trong ngày, từ sáng đến gần trưa sẽ có gió Tây, Tây Nam thổi nhẹ, vận tốc trung bình từ 2,5 - 3,2m/s; buổi chiều sẽ có gió Đông hoặc Đông Nam, vận tốc trung bình từ 3 - 4,2 m/s. 3. 3. Điều kiện về thủy văn, nguồn nước * Thủy văn Khu vực triển khai dự án nằm trong lưu vực sông Vu Gia, đây là một con sông lớn của tỉnh Quảng Nam, lưu vực 5.500 km2, lưu lượng bình quân 400m3/s. Phía tây bắc có khe suối Mơ chảy theo hướng bắc Nam, phía hạ lưu có đập Hố Bông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng trong khu vực. Có thể khai thác nguồn nước từ đập nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án và của Cụm công nghiệp. * Nguồn nước ngầm Qua khảo sát một số giếng khoan của một số cơ sở sản xuất trong khu vực cho thấy: mực nước ngầm tại khu vực xuất hiện ở tầng sâu 5 ÷ 10 m (mực nước tĩnh) và dao động theo mùa. Vào mùa khô kiệt, mực nước có thể sâu đến 15 m. Nước ngầm trong khu vực có thể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của nhà máy. 3. 4. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 3. 4.1. Môi trường không khí Hiện tại, khu vực có ít cơ sở sản xuất đi vào hoạt động mà chủ yếu chỉ mới giai đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng các nhà xưởng, công trình. Cho nên môi trường không khí có thể bị ảnh hưởng bởi các khí thải và bụi từ các hoạt động vận chuyển trong khu vực. Chúng tôi đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu gởi phân tích để kiểm tra chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án. Kết quả đo đạc phân tích như sau: Bảng 2.2: Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí khu vực dự án STT Thông số Đơn vị đo Kết quả TCVN 5937-2005 KK K1 K2 1 Nhiệt độ 0C 31 26,7 26,3 - 2 Độ ẩm % 35 68 70 80 [1] 3 Tốc độ gió m/s 1,82 4 3,8 - 5 Bụi lơ lửng mg/m3 0,063 0,1 0,12 0,3 6 SO2 mg/m3 0,021 0,02 0,023 0,35 7 NO2 mg/m3 0,05 0,05 0,053 0,2 8 CO mg/m3 2,20 1,8 2,0 30 Ghi chú: - Vị trí lấy mẫu: KK: Phía Bắc khu vực dự án, cách quốc lộ 14B 30m về phía Nam. K1: Phía Nam khu vực dự án, cách ruộng lúa 50m về phía Bắc. K2: Tại khu đất hoang cách khu dự án 100 m về phía Tây - Thời gian lấy mẫu: KK: ngày13/3/2007; K1, K2: ngày 06/11/2007 - [1]: TCVN 5508 – 1991; Kết quả cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường không khí xung quanh. Môi trường không khí khu vực chưa bị ô nhiễm. 3. 4.2. Hiện trạng môi trường nước Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực dự án, đơn vị tư vấn đã tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt và nước ngầm khu vực dự án. * Chất lượng nước mặt: Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích mẫu nước mặt phía Nam khu vực dự án (khu đồng ruộng). Kết quả khảo sát và phân tích như sau: Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước mặt tại khu vực dự án. TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả TCVN 5942 - 1995 (Cột B) 1 Nhiệt độ oC 29,8 - 2 pH 5,56 5,5 đến 9 3 SS Mg/l 103 80 4 DO Mg/l 6,2 > 2 5 BOD5 Mg/l 3,8 25 6 COD Mg/l 6,5 35 7 NO3- Mg/l 2,1 15 8 Coliform MPN/100ml 700 10000 Ghi chú : - Vị trí lấy mẫu: Ao nước phía Nam dự án cách lô đất 100m. - Thời gian thu mẫu: 8h30 ngày 13/3/2007 - TCVN 5942 -1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, cột B. Nhìn chung, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại khu vực này đều nằm trong giới hạn của Tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, riêng hàm lượng cặn lơ lửng trong nước vượt giới hạn cho phép. Nước mặt tại ao nước có hàm lượng cặn lơ lửng khá cao. * Chất lượng nước ngầm: Kết quả khảo sát nước ngầm từ giếng khoan tại khu vực dự án như sau : Bảng 2.4: Kết quả phân tích nước ngầm tại khu vực dự án TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả TCVN 5944-1995 1 Nhiệt độ 0C 29.8 2 pH - 6,9 6,5 - 8,5 3 TSS Mg/l 207 750 – 1500 4 Độ cứng mg/l(CaCO3) 159 300 – 500 5 NO3- Mg/l 2,3 45 6 SO42- Mg/l 1,8 200 – 400 7 Fe tổng Mg/l 0,072 1 – 5 8 E.coli MPN/100ml KPH 0 9 Coliform MPN/100ml KPH 3 Ghi chú : - Mẫu nước giếng khoan sát phía Đông khu dự án. - Thời gian lấy mẫu: 8h30, ngày 13/3/2007 - KPH: Không phát hiện. - TCVN 5944 -1995 Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng nước ngầm khu vực còn khá sạch, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. ăn uống. 3. 4.3. Môi trường đất Thổ nhưỡng tại khu vực dự án thành phần tương đối đơn giản. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất Feralit đỏ nâu bạc màu, tỷ lệ mùn và độ phì kém. Khu gò đồi ít chịu tác động từ bên ngoài, tính chất đất chưa có sự biến đổi bởi các tác nhân bên ngoài. 3. 4.4. Môi trường sinh thái: Khu vực dự án nằm tiếp giáp với vùng gò đồi. nhưng hiện trạng chủ yếu là đồi trọc. Do vậy, thực vật rất nghèo nàn chủ yếu là các loài cây bụi, cỏ dại và cây trồng lâu năm như keo lá tràm, bạch đàn.... Khu đồng ruộng hiện đang được nhân dân sản xuất lúa và một số cây hoa màu. Nhìn chung hệ sinh thái trong vùng đơn giản, không có các loài động, thực vật quý hiếm. IV. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1. Đặc điểm kinh tế Đại Quang là xã nông nghiệp. tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người không cao. Những năm gần đây, tình hình sản xuất trên địa bàn đã có hướng chuyển biến tích cực, người dân đã quan tâm hơn đến việc phát triển các ngành nghề, một số cơ sở sán xuất đã mạnh dạn đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả. - Sản xuất nông nghiệp Đại bộ phận dân số trong vùng sống bằng sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 70% dân số. Cây trồng chính gồm lúa và các loại hoa màu được thâm canh sản xuất theo thời vụ. Hoạt động trồng rừng, khai thác gỗ không nhiều. Chăn nuôi phát triển chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa có hình thức phát triển tập trung. Thu nhập bình quân của người dân từ hoạt động sản xuất nông nghiệp còn thấp. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong vùng chưa phát triển. Hiện nay một số cơ sở sản xuất đang được kêu gọi đầu tư vào các Cụm công nghiệp trên địa bàn: Cụm CN Đại Quang, Đại Đồng, Đại Hiệp.. sẽ tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp -TTCN, tạo bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong vùng. Lĩnh vực thương mại dịch vụ còn mang tính nhỏ lẻ, giá trị bán lẻ thấp. 4.2. Dân số và lao động Nhà máy nằm trong khu vực xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Khi đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường của bốn thôn: Đông Lâm, Hòa Thạch, Tam Hòa và thôn Mỹ An. Theo số liệu điều tra về thực trạng xã hội tại khu vực xã Đại Quang cho kết quả như sau: Bảng 2.5. Dân số. lao động tại các thôn trong xã Đại Quang TT Thôn Dân số (người) Lao động (người) Ngành nghề (hộ) Nông lâm Xây dựng Dịch vụ Nghề khác 1 Đông Lâm 1834 847 354 4 78 55 2 Hòa Thạch 1183 776 211 4 72 23 3 Tam Hòa 1167 684 158 7 128 32 4 Mỹ An 1503 938 123 138 46 37 Tỷ lệ tăng dân số khoảng : 1.36%. Tỷ suất sinh thô : 12‰. Tỷ lệ giảm sinh : 0.52‰. (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2005, UBND xã Đại Quang) 4.3. Y tế và giáo dục: * Y tế: Xã đã có trạm y tế với 5 giường bệnh, trang thiết bị y tế còn thiếu và thô sơ. Trạm chủ yếu thực hiện sơ cứu, chữa trị một số bệnh nhẹ và công tác dự phòng, các bệnh nặng được đưa lên tuyến trên. Xã cách bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện Bắc Quảng Nam không xa (7km) nên điều kiện khám chữa bệnh của nhân dân địa phương tương đối thuận lợi. * Giáo dục: Hệ thống giáo dục trên địa bàn rất được huyện Đai Lộc quan tâm. Xã đã có trường trung học cơ sở và tiểu học, hệ thống trường mầm non được xây dựng kiên cố đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em địa phương. 4.4. Cơ sở hạ tầng: * Giao thông: Khu vực thực hiện dự án gần Quốc lộ 14B, trong tương lai tuyến đường này được nâng cấp, mở rộng và thông tuyến với cửa khẩu một số nước Đông Nam Á. Từ vị trí xây dựng nhà máy đi sân bay Đà Nẵng hoặc cảng Tiên Sa chỉ khoảng (20 ÷ 30) phút bằng ô tô. Ngoài ra, vùng còn gần đường 14 cũ nên việc đi lại giữa các huyện trong tỉnh rất thuận lợi. Trong Cụm công nghiệp, hệ thống giao thông bước đầu được đầu tư xây dựng. Hiện tại, các cơ sở sản xuất đã thi công xây dựng đường nội bộ trong khu vực dự án của mình. Các tuyến đường đi lại giữa các thôn, xã hầu hết đã được bê tông hóa. * Điện: Khu vực đã hòa mạng điện lưới Quốc gia, đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho sản xuất, sinh hoạt của Cụm công nghiệp và nhân dân trong vùng. Nguồn điện tại đây rất ổn định, ít xảy ra hiện tượng chập, cháy hay mất điện. * Cấp thoát nước: Khu vực này chưa xây dựng trạm xử lý và mạng lưới cấp nước. người dân địa phương khai thác nước ngầm để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt. Trong thời gian đến sẽ có Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước để cấp nước sạch cho các hộ dân thuộc thôn Đông Lâm. Các nhà máy trong Cụm công nghiệp có thể khai thác nguồn nước từ sông Vu Gia, suối Mơ để phục vụ cho sản xuất. Hiện tại, các cơ sở đang hoạt động vẫn sử dụng nước giếng khoan. Trong khu vực dân cư chưa có hệ thống thoát nước, hầu hết nước thải sinh hoạt của người dân được thoát và phân hủy bằng cách tự thấm. * Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc đã được phủ khắp toàn huyện. Khu vực dự án đã phủ sóng điện thoại nên rất thuận lợi trong vấn đề thông tin liên lạc. V. VẤN ĐỀ CẤP, THOÁT NƯỚC TẠI NHÀ MÁY GẠCH PRIME 5.1. Vấn đề cấp nước * Nhu cầu nước: - Nhu cầu nước sản xuất: + Chỉ tiêu sử dụng nước: 0,016m3/1m2 + Lượng nước sử dụng trong 1 năm: 0,016 x 24.000.000 = 384.000m3 + Lượng nước sử dụng trong một ngày đêm = 1.163 m3 (một năm làm việc 330 ngày) Nước sản xuất được đưa về từ hồ Hố Bông, do nước ở đây đảm bảo chất lượng cho quá trình sản xuất nên chỉ việc đem xử lý sơ bộ: để lắng đất, sạn và lá cây,sau đó đưa về chứa trong hồ do Công ty xây dựng với dung tích 60.500 m3 - Nhu cầu nước sinh hoạt: Nhu cầu nước sinh hoạt cho 930 công nhân, nhân viên (trong đó số công nhân làm việc theo ca là 800 người chia làm 3 ca) là: 130 * 100 + 800*100/3 = 13.000 + 26.666 = 39.666 (l), khoảng 40 m3/ ngày đêm. Ngoài ra lượng nước sử dụng cho tưới cây, phun chống bụi…khoảng 30 m3/ ngày đêm. Tổng nhu cầu sử dụng nước trong toàn nhà máy là: 1200 m3/ngày đêm. * Nguồn nước cung cấp: - Nước sản xuất và nước khác: Được lấy từ đập Hố Bông về xử lý và chứa trong các bể chứa để sử dụng cho các hoạt động của nhà máy Lượng nước sử dụng thực tế thời gian qua cho các phân xưởng sản xuất trong 1 ngày như sau: - Xưởng nguyên liệu : 370 m3 - Xưởng nghiền men : 40 m3 - Men màu : 65 m3 - Khí hoá than : 400 m3 - Bốc hơi phải bổ sung : 24 m3 5.2. Vấn đề thoát nước 5.2.1. Nước thải sinh hoạt Số công nhân tập trung vào thời gian cao điểm nhất là 100 người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt tạo ra lớn nhất là 10.000 lít/ngày, tương đương 10 m3/ngày. Thành phần của nước thải: nước thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng và các vi sinh vật. Theo kết quả phân tích của Trần Đức Hạ, Bộ môn Cấp thoát nước, Đại học Xây dựng thành phần, nồng độ các chất có trong nước thải sinh hoạt như sau: Bảng 3.8: Thành phần và chất lượng nước thải sinh hoạt STT Thông số phân tích Đơn vị Nước thải cống chung Nước thải cống riêng 1 pH 7,0 - 7,8 7,2 - 7,8 2 TDS Mg/l 100 - 250 150 - 350 3 DO Mg/l 0,5 - 2,0 0 – 1,5 4 BOD5 Mg/l 80 - 250 150 - 350 5 COD Mg/l 120 - 400 180 - 600 6 Nitơ tổng Mg/l 5 - 30 8 - 35 7 Phốt pho tổng Mg/l 1,5 - 3,5 1,5 - 4,5 8 Coliform MNP/100ml 104 - 107 105 - 107 (Nguồn: Trần Đức Hạ, Trường Đại học Xây dựng) Vậy có thể dự báo tải lượng các chất gây ô nhiễm có mặt trong nước thải trong một ngày như sau: Bảng 3.9: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt TT Chỉ tiêu Tải lượng (kg/ngày) 1 TDS 1-2,5 2 DO 0,005-0,02 3 BOD 0,8-2,5 4 COD 1,2-4 5 Tổng N 0,05-0,3 6 Tổng P 0,015-0,035 Với kết quả này ta có thể kết luận: lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt tương đối lớn. Xử lý Mương lắng Nước thải I Hồ sinh thái Môi trường bên ngoài Hoá chất Chất thải hữu cơ Lắng I Lắng II Lắng III Nước thải II Bể Post Chắn rác Clo Khử trùng Thuyết minh: Nước thải bể Post (Nước thải từ công trình vệ sinh được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn): chất thải bể Post là chất thải hữu cơ, chất hữu cơ tập hợp ở bể lắng I, tại bể lắng I chất hữu cơ được xử lý bởi hoá chất làm tiêu huỷ, nước ở bể lắng I sau khi tràn sẽ chảy vào bể lắng II rồi đến bể lắng III; nước sau khi ra khoải bể lắng III là nước trong chảy ra mương theo hệ tống ống, đồng thời đi song song với nước là hơi thoát ra ngoài. Nước thải I trước khi chảy vào hệ thống mương thì được qua các song chắn rác. Nước thải sinh hoạt được tập trung tai hệ thống mương. Tại hệ thống mương này 1 lần nữa sẽ làm nhiệm vụ lắng và được châm hoá chất khử trùng trước khi cho nước thải vào hồ sinh thái rồi đi ra ngoài. Nước thải sau khi xử lý phải đạt mức II của tiêu chuẩn TCVN 6772-2000. Hệ thống thoát nước thải không được chảy vào nguồn cấp nước sạch. Ưu điểm Đây là phương pháp thu gom, xử lý nước thải đơn giản, dễ triển khai mà vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Mức độ khả thi Quy trình công nghệ, kỹ thuật thu gom xử lý không quá phức tạp, có khả năng thực hiện được. Hiệu quả của biện pháp - Biện pháp được thực hiện cho kết quả tốt, nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường. 5.2.2. Nước thải sản xuất Nước thải trong sản xuất gạch rất ít, chủ yếu là nước thải từ công đoạn tinh chế đất nguyên liệu. Với công suất của nhà máy, lượng nước thải sản xuất khoảng 60 m3/ngày.đêm Theo số liệu tham khảo nhà máy gạch men Đồng Tâm là nhà máy có công nghệ sản xuất tương tự, các số liệu về nước thải trong quá trình tinh chế nguyên liệu như sau: Bảng 3.14. Kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải (nhà máy gạch Đồng Tâm) Thông số Kết quả phân tích TCVN 5945:2005 (Kq=1, Kf=1) pH 8,1 5,5-9 Màu (Pt-Co) 500 50 Độ đục (TE/F) 500 - SS (mg/l) 300 100 COD(mg/l) 50 80 Pb (mg/l) 0,01 0,5 So sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam 5945-2005 cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu pH, COD và chì thì nằm trong mức giới hạn cho phép. Xử lý Nước thải sản xuất Bể lắng 2 và hoàn lưu một phần bùn hoạt tính Sân phơi bùn Hồ sinh thái Bể lắng 1 Dây chuyền Bể lắng Cặn than Làm mát Bể điều hoà Hệ thống sục Khí than Hệ thống cấp khí Phân loại, đóng gói Hệ thống xử lý tuần hoàn nước thải sản xuất tại Công ty CP Prime Đại Lộc Thuyết minh Dây chuyền của công ty là dây chuyền khép kín, hàm lựơng nước thải ra bên ngoài là rất ít, lượng nước chỉ thoát ra ngoài nhiều khi mùa mưa lũ. Nước thải được thu gom về tại các bể lắng, những nước thải có độ đục lớn cho qua bể lắng I sau đó chảy vào bể lắng II; những mẫu nước thải có độ đục nhỏ cho chảy trực tiếp vào bể lắng II. Bể lắng I là bể lắng có dạng hình Sin tại đây nó có nhiệm vụ lắng dần các chất trong nước thải (lắng đất), nước thải khi chảy qua bể với vận tốc rất chậm nên nước sau khi đi hết bể lắng I đến bể lắng II thì độ đục giảm rất đáng kể. Tại bể lắng II xảy ra thêm một quá trình lắng, nó sẽ lắng đến mức tối đa độ đục mà nó có thể; ngoài ra bể lắng II còn có nhiệm vụ cung cấp nước nước vào bể sục khí than và trong dây chuyền sản xuất. Lượng ít nước thải dư phát sinh trong dây chuyền sản xuất khi đến bể lắng II sẽ tạo ra một lượng dư thừa và nó sẽ chảy ra ngoài đến hồ sinh thái. Nước thải sau được lắng tối đa ở bể lắng II sẽ được chảy vào hồ sinh thái sau đó thoát ra môi trường ngoài. “Hồ sinh thài” có nhiệm vụ điều chỉnh cung cấp lượng oxy sinh hoá và oxy hoá học cho nước, lắng để giảm độ đục đến tối đa. Nước thải thải vào môi trường đạt quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-2005. Ưu điểm Công nghệ xử lý không phức tạp, việc vận hành tương đối dễ, dễ triển khai mà vẫn đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Mức độ khả thi - Quy trình công nghệ, kỹ thuật thu gom xử lý không quá phức tạp, có khả năng thực hiện được. Hiệu quả của biện pháp - Biện pháp được thực hiện cho kết quả tốt, nước thải sản xuất sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường a. Phương án xử lý nước cắt mài Nước cắt mài chủ yếu thành phần là các chất cặn và màu do đó chúng ta dùng hóa chất keo tụ, sau đó qua các bể lắng thì có thể cho vào dùng lại mà vẩn đạt tiêu chuẩn nước sạch (nếu như nguồn nước dùng ban đầu là nước sạch). Hóa chất dùng trong xử lý: PAC (Chất keo tụ) và A101 (chất trợ lắng). Tỉ lệ pha: PAC: 50 kg/1.2 m3 H2O. A101: 5 Kg/1.5 m3 H2O. Bố trí vị trí bể keo tụ đầu tiên (bể lắng đầu) phải dài hơn và thuận lợi cho việc sử dụng xe xúc đào để múc. Nếu dùng máy hút bùn thì thiết kế bể theo dạng máng nghiêng và lòng chảo để tiện hút bùn. b. Phương án xử lý nước thải khí than Nước thải khí than có nhiều thành phần như cặn, màu và khí (Khí CO, H2S, NOx và các khí khác có chứa SOx). Nước thải khí than có thể xử lý lọc (lọc bằng xỉ than hoặc cát, có thể tận dụng xỉ than để không tốn chi phí và lọc lại cát sau khi đã qua lọc xỉ) hoặc dùng keo tụ. + Nếu dùng keo tụ thì tùy theo mức độ của nước mà ta chỉnh hàm lượng của PAC và A101. Nước sau xử lý của quá trình lắng thì vẩn đạt tiêu chuẩn về độ trong nhưng còn lẩn các khí trong nước và có mùi hôi. Do đó ta phải lập 1 hệ thống giàn mưa để hòa tan các khí trong không khí, bơm nước từ bể lắng cuối cùng đến giàn mưa rồi ta thu lại nước sau xử lý khí này đưa vào dùng lại. + Nếu dùng lọc bằng xỉ than: Tận dụng lượt bơm nước vào khu vực xỉ than để lọc, ta làm luôn giàn mưa trên khu lọc xỉ để hòa tan các khí này vào trong không khí và đồng thời làm mát. Và nước thải sau quá trình lọc này đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng trong sản xuất. Lượng nước này đã được làm sạch và được làm nguội nhờ hệ thống giàn mưa, do đó ta có thể đưa vào hệ thống tuần hoàn làm mát của khí than mà không ảnh hưởng đến thiết bị hay quá trình làm mát mà không để nước thải khí than ra ngoài. c. Nước thải từ nghiền men - men màu và hầm lọc bụi Thành phần của men của chủ yếu là đất sét và cao lanh do đó nó sẽ thiên về tính bazo. Mà thành phần của khí thải nơi hầm lọc bụi là bụi, khí CO, NOx, H2S và các khí khác có chứa SOx; Các chất khí này đều mang tính axit. Do đó ta có thể kết hợp nước thải có chứa chất men và thêm vào đó nước vôi trong để tăng độ PH xử lý các khí có axit và giảm bụi. Trong quá trình bơm nước thải men màu đã hòa tan cùng nước vôi trong thì nó sẽ làm bốc hơi nước thải thải bên men màu, không gây thoát nước men ra ngoài. + Nước thải men từ men màu và nghiền men: Nước thải này thành phần chủ yếu là bùn đất nên sẽ gây ra tình trạng ép tắt mương thoát, do đó ta làm các hố ga chứa men hoặc bể lắng men rồi cho chảy qua bể tuần hoàn nước thải của của hầm lọc bụi. + Nước thải từ hầm lọc bụi: Nước thải từ hầm lọc bụi mang theo hàm lượng bùn đất và các khí trong quá trình hòa tan bụi, khí vào nước thải. Nước thải này ta thu hồi lại, quay về hợp cùng với nước thải từ men sang, tuần hoàn như ban đầu. Ta bố trí cánh khuấy hợp lý để khuấy trộn đều đều nước vôi với nước thải men và và nước thải từ hầm lọc bụi, sau đó cho sang bể lắng để giảm tạp chất trong nước rồi bơm tuần hoàn vào hầm lọc bụi. Bố trí đường ống bổ sung nước vào bể tuần hoàn này, có thể lấy nước từ nước thải ra từ nguyên liệu. d. Nước thải từ nguyên liệu Nước thải từ nguyên liệu mang rất nhiều bùn đất do đó ta phải cho lắng trước khi chảy về hồ chứa nước trung tâm. Bể lắng này thiết kế nhiều ngăn và dài, chiệu rộng tầm 3.5 - 4 m và sâu tầm 2.5 m. để thuận tiện thu gom nạo vét đất. Giữa các ngăn lắng thuộc dạng chảy tràn chứ không phải là dạng hình sin. Dạng hình sin chỉ để làm hòa trộn xáo dòng và tăng chiều dài của phản ứng keo tụ kết dính. Hồ chứa nước tập trung Theo thiết kế bây giờ thì hồ chứa nước tập trung chỉ có tác dụng là chứa nước từ xưởng nguyên liệu. Nước thải ở hồ này là nước đứng, nên dể xảy ra tình trạng yếm khí (có mùi hôi do các chất hữu cơ lẩn vào trong hồ) do đó ta tiến hành cho thả bèo để thêm lượng Oxy hòa tan trong nước. chú ý khi thả bèo phải kết bèo lại thành khối, cho vào khung để tiện sau này vớt bèo khi bèo quá nhiều. và có dây để buộc vào khung để kéo vào vị trí gần bờ để vớt. Các máy bơm đặt để bơm nước về nguyên liệu cần lưới lọc bao quanh khoảng không gian lớn dưới nước để tránh tình trạng các rể bèo lẩn vào nước sản xuất. 5.2.3. Thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn được thu gom, tách đất cát và các chất lơ lửng trong bể lắng và đổ vào hồ sinh thái trước khi thoát vào môi trường. Khi bể lắng nhiều bùn thì cần nạo vét định kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ sở thiết kế nhà máy công ty cổ phần prime đại lộc.doc