Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nho giáo

Giáo dục: Đối với Khổng Tử, việc dạy học là chủ yếu dạy kẻ cầm quyền trị dân. Chính trị xã hội: Học thuyết “ chính danh” của khổng tử là một học thuyết bảo thủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền,quý tộc, khuyên người nghèo bị áp bức an phận. Triết học: Có mâu thuẫn trong quan điểm về thế giới.Khổng tử tin vào “Thiên mệnh”,số mệnh nhưng khuyên con người nổ lực học tập,làm việc chứ không nhắm mắt thụ động.

pptx33 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nho giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn:TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LỚP: K56 NGÔN NGỮ ANH 1Nhóm :Cơ sở văn hóa Việt NamNho GiáoKHÁI NIỆMNho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết lý và học thuyết chính trị do Đức Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước châu Á là Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc,Việt Nam... Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay nho sinh.TỔNG QUÁT: Lịch sử hình thành của Nho giáo Nội dung cơ bản Nền giáo dục Nho giáo Ảnh hưởng tại Việt Nam Giá trị của Nho giáo Tiêu cực của Nho giáoLịch sử hình thành của Nho giáoNho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và truyền bá các tư tưởng đó.Thời Xuân Thu, Đức Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc, chỉ còn năm bộ kinh gọi là Ngũ kinh. Sau khi Đức Khổng Tử mất, học trò của ngài soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, dựa vào lời thầy mà soạn ra Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử. Bốn sách sau được gọi là Tứ Thư và cùng Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần, Khổng giáo hay "tư tưởng Khổng-Mạnh". Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia.II. Nội dung cơ bảnTổ chức xã hộiHọc thuyết về quản lý quốc gia và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nho giáo giúp xã hội có tính tổ chức cao, duy trì trật tự xã hội, giữ gìn các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao, giúp xã hội văn minh và ổn định lâu dài.Trong thế giới quan Nho giáo: Quốc gia Gia đình Cá nhân.Nho giáo xem cá nhân là yếu tố căn bản nhất cấu thành nên gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân có đức hạnh tốt thì gia đình, xã hội sẽ tốt và ngược lại.Từ thời Hán, Nho giáo là trung tâm cho việc quản lý xã hội, duy trì đạo đức tại Trung Hoa trong suốt hơn 2000 năm. Năm 1397, Minh Thái Tổ ra lệnh mỗi làng phải dán một tờ ghi sáu điều Đạo Nho để dân noi theo: "Phải hiếu thảo với cha mẹ, phải kính trọng người già, phải thờ phụng tổ tiên, phải dạy con nên người, phải yên ổn làm ăn". Nhờ đạo Nho, các triều đình ít phải can thiệp vào đời sống của dân. Khi đất nước bị họa vong quốc thì có hàng trăm kẻ sĩ Nho giáo sẵn sàng liều mình chống ngoại xâm. Đã vậy, không chỉ nam giới liều thân hộ quốc nơi tiền tuyến mà phụ nữ ở hậu phương cũng một lòng chung thủy để người nam nhi an tâm ra đi gánh vác mệnh nước. Đó là đặc điểm của những dân tộc thấm nhuần đạo Khổng và đó là nguồn gốc tinh thần chống ngoại xâm của các dân tộc Á Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo.Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia.Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội.2.Lễ nghiNho giáo rất xem trọng lễ nghi vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội.Nho giáo chủ trương lễ nghi phải phù hợp với địa vị xã hội, công lao, đức độ, tài năng, tuổi tác của người hành lễ và người nhận lễ.Trong các loại lễ nghi, hai lễ nghi phổ biến nhất được Nho giáo rất xem trọng là tang lễ và việc cúng tế tổ tiên. Đám tang Lễ tang và bàn thờ cúng tổ tiên3.Quan hệ xã hộiTheo Nho giáo, trong xã hội có 5 mối quan hệ là: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Để thực hiện tốt 5 mối quan hệ này cần có 3 đức tính: trí, dũng, nhân.Nho giáo quan niệm Trung dung là sự ôn hòa, không thái quá, không thiên lệch về bên này hoặc bên kia. Trong đối nhân xử thế, Trung dung là không quá cương cũng không quá nhu. Trong chính trị, Trung dung là không quá khích, cực đoan; không cực tả cũng không cực hữu, không nhảy từ thái cực này sang thái cực kia.4. Thuật lãnh đạoNho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua". Vua không có quyền coi nhân dân là của riêng mà phải lo cho dân và vì dân.Nho giáo xem nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của chế độ chính trị. Nho giáo là một học thuyết chính trị đề cao Nhân trịThuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người.Nho giáo chủ trương người lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến mọi người rồi chọn ra quan điểm đúng đắn nhất để thi hành.5.Chữ hiếu và xã hộiNgười biết hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi hơn mình thì khó lòng làm những chuyện phản loạn, đại nghịch bất đạo. Do vậy hiếu đễ là gốc của đạo nhân. Hiếu đạo có 3 điều: Đại hiếu là tôn kính cha mẹ, thứ đến là không làm gì gây tai tiếng cho cha mẹ, sau cùng là nuôi dưỡng cha mẹViệc kính trọng cha mẹ được đặt lên hàng đầu trong quan niệm về đạo hiếu của Nho gia.6.Vai trò của gia đìnhNgay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình như một tế bào của xã hội. Sách Đại Học đề cao tầm quan trọng của gia đình đối với quốc gia xã hội.Tại những nơi Nho giáo có ảnh hưởng, việc thờ cúng tổ tiên, chăm sóc phần mộ tổ tiên, viết gia phả dòng họ, cúng giỗ theo nghi lễ rất được chú trọng. Nho giáo quy định rất rõ tôn ti trật tự và vai trò trong gia đình:Người đứng đầu gia đình là người có trách nhiệm lớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình. Nho giáo coi trọng nguồn gốc con người, coi gia đình gắn chặt với họ hàng, coi tuyệt tự, quên mất tổ tiên là tội lỗi với tổ tiên. Nho giáo đề cao chữ Hiếu, đề cao lễ nghĩa, tiết hạnh, bảo vệ gia đình, gia tộc, tông tộc.Trong hôn nhân, Nho giáo đề cao tình nghĩa vợ chồng, không cho phép ngoại tình sau khi kết hôn.Nho giáo coi trọng trinh tiết, đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán.Nho giáo cho rằng người phụ nữ cũng phải tu dưỡng bản thân, rèn luyện những mỹ đức như Công-Dung-Ngôn-HạnhXây dựng gia đình êm ấm không chỉ là để cho bản thân và các thành viên khác có hạnh phúc mà còn là việc quan trọng để xây dựng xã hội thịnh trị.7.Vai trò của cá nhânĐức Khổng Tử nêu lên ngũ thường với thuyết chính danh và chữ "Nhân" để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có. Người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, không nên để rối loạn. Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nho giáo đặc biệt coi trọng con người, coi con người cùng với Trời và Đất là“Tam tài”.III.Nền giáo dục Nho giáoĐạo trị quốc của Nho giáo rất xem trọng hiền tài,chính vì thế các triều đại quân chủ tôn sùng Nho giáo chủ trương tuyển dụng nhân tài cho đất nước qua các kỳ Khoa bảng. Các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đình.Trước thế kỷ 5, cách tuyển chọn quan chức chủ yếu là theo “cửu phẩm trung chính chế”, tức là chủ yếu dựa vào hoàn cảnh xuất thân, vì thế, con em của các nhà quý tộc luôn được chọn vào các bậc quan cao, gây lũng đoạn chính sách địa phương.Hiện nay, một số nước như Trung Quốc chọn ngày 10/9, Đài Loan chọn ngày 28/9, Việt Nam chọn ngày 20/11... làmNgày Nhà giáo để thể hiện sự tôn trọng đối với nghề giáo. Ví dụ, Ngày Nhà giáo tại Đài Loan là một ngày lễ rất lớn, được tổ chức ở hầu khắp các đền thờ Khổng Tử, lễ này còn được gọi là Tế Khổng Đại ĐiểnIV.Ảnh hưởng tại Việt Nam Nho Giáo ở Việt Nam cũng để lại dấu ấn rất lớn trong quá trình giáo dục và lịch sử dựng nước ở các triều đình phong kiến thời trung đại. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đã tiếp nhận Phật giáo,Đạo giáo. Nho giáo để làm nên "Tam giáo đồng nguyên"(cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích)Lịch sử Việt Nam ghi lại tên tuổi của nhiều bậc nhà Nho tài đức: Chu Văn An , Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nguyễn Thiếp ...Nhờ Đạo Nho, người Việt Nam rất coi trọng sự học hành. Văn Miếu - Quốc Tử Giám lập năm 1076 có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.Một số mặt tiến bộ của Nho giáo tại Việt Nam:Tạo được truyền thống ham học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học.Tạo được cơ chế tuyển dụng người tài qua thi cử. Bất kể xuất thân ra sao (nông dân, người thợ, lính tráng...) nếu học giỏi đỗ đạt thì có thể ra làm quan giúp nước.Tuy nhiên Nho giáo Việt Nam còn có mặt hạn chế:Trong nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề cập.V.Giá trị của Nho giáoTrong lịch sử:Khổng giáo bao hàm lời dạy của các bậc hiền nhân Nho gia, mà là những chỉ dẫn về cách sống thuận theo đạo đức để con người được an vui, xã hội được vững mạnh. Do đó, không hề có cuộc chiến tranh nào vì lý do tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản hay Triều Tiên. Đó là một điều mà các học giả phương Tây rất ca ngợi các quốc gia Đông Á.Dân tộc Trung Hoa đã nhiều lần bị ngoại tộc (Mông Cổ, Mãn Thanh...) xâm chiếm, nhưng văn hiến của họ thì không gươm giáo nào hủy hoại được, ngược lại còn đồng hóa luôn những kẻ đã chinh phục họ, ấy là nhờ một phần lớn ở những tư tưởng sâu xa của Nho giáo. Hiện nay:Về những giá trị Châu Á cụ thể, trong "Bản sắc văn hoá Việt Nam", Phan Ngọc coi những giá trị ưu trội của văn hóa Châu Á là:Ham học, thông minh và tháo vát, nhạy bén với mọi thay đổi.Cần cù, chịu khó, thích nghi với hoàn cảnh.Gắn bó với tổ quốc, họ hàng, gia đình.Thích sống một cuộc sống giản dị, không bị những đòi hỏi vật chất dày vò, lo cho con cháu còn hơn lo cho chính mình.Phan Ngọc coi những phẩm chất nói trên là ưu thế của Nho giáo trong thời đại ngày nay. Khái quát từ thực tế các quốc gia có văn hoá Nho giáo, viện dẫn chính Khổng Tử và quan điểm của Hồ Chí Minh, Tôn Dật Tiên...VI. Tiêu cực của Nho Giáo:Giáo dục: Đối với Khổng Tử, việc dạy học là chủ yếu dạy kẻ cầm quyền trị dân.Chính trị xã hội: Học thuyết “ chính danh” của khổng tử là một học thuyết bảo thủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền,quý tộc, khuyên người nghèo bị áp bức an phận.Triết học: Có mâu thuẫn trong quan điểm về thế giới.Khổng tử tin vào “Thiên mệnh”,số mệnh nhưng khuyên con người nổ lực học tập,làm việc chứ không nhắm mắt thụ động.Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6HomeĐuổi Hình Bắt ChữĐây là một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam?Câu 1: Đây là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa?HomeKhổng TửCâu 2: lucky!Home10701076Câu 3: Đây là vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà LýHomeLý Nhân TôngCâu 4: Thủ đô của Việt Nam?HomeHà NộiCâu5: bậc học cao hơn cao đẳng?HomeĐại HọcCâu6: lucky! Home100.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxxhnv_0132.pptx
Luận văn liên quan