Con đường giai phóng dân tộc tiêu biểu ở Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến năm 1949

Trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có điều kiện phát triển ngày càng lan tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến một hệ quả là tạo nên một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp tư sản dân tộc. Do bị tư bản phương Tây và chế độ phong kiến chèn ép nên giai cấp tư sản Trung Quốc đã hình thành nên ý thức chống đế quốc và phong kiến để bảo vệ nền độc lập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản vừa mới thất bại đã buộc phải có một cuộc cách mạng tiếp theo để giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và hy vọng có thể biến Trung Hoa thành một nước tư bản phát triển mạnh, thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc tư bản bên ngoài. Tôn Trung Sơn là người đại diện cho trào lưu cách mạng dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản trong thời điểm này.

doc26 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8032 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Con đường giai phóng dân tộc tiêu biểu ở Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến năm 1949, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an, thành lập những căn cứ quân sự ở Châu Úc và Đông Nam Á. Còn về phía Pháp sau khi bại trận trong chiến tranh với Đức đã tiến hành tăng cường xâm chiếm và bóc lột thuộc địa ở Châu Phi và Châu Á. Ngoài các nước đế quốc điển hình trên thì còn có cả Nga, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… là những nước đế quốc điển hình tiến hành xâm lược và gieo rắc chủ nghĩa thực dân khắp các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh trên khắp thế giới. Tuy có khác nhau về con đường và biện pháp xâm lược nhưng chúng đều cùng chung một mục tiêu là vơ vét nguyên liệu, thị trường và nguồn lao động ở thuộc địa. Và một trong những miếng mồi ngon mà các nước tiến hành nhòm ngó và xâu xé lúc bấy giờ là Trung Quốc. Thứ hai, sự phân chia khu vực ảnh hưởng không đều là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc năm 1914 giữa hai phe: phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, sau thêm Nhật, Ý) và phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, sau thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari) để chia lại thị trường thế giới. Các nước đế quốc tham chiến tăng cường bóc lột thuộc địa về người và của để đổ vào cuộc chiến. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1918, sự vơ vét, bóc lột càng thêm xiết chặt dù là nước thắng trận hay bại trận đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cần phải có chi phí khôi phục và bồi thường chiến phí. Và chính sự vơ vét bóc lột ngày một dã man đó, nó đã khuấy động và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa ngày một lên cao. Thứ ba, giai cấp vô sản dần dần nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử của mình và ngày càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trên vũ đài chính trị thế giới. Sau khi nhà nước vô sản đầu tiên tan rã sau 72 ngày tồn tại và sự thất bại của quốc tế II thì lần đầu tiên giai cấp vô sản đã khẳng định được địa vị chính trị của mình trên trường quốc tế bằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, giai cấp vô sản đã thắng thế giành lấy thành công cuộc cách mạng cho giai mình. Cùng với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành ngọn đuốc sáng soi đường chỉ lối cho các dân tộc bị áp bức Á, Phi, Mỹ Latinh tìm đường giải phóng dân tộc mình. Thứ tư, tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Matxcơva đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Đây là thời gian hàng loạt các Đảng Cộng sản ra đời: Đảng Cộng sản Pháp(1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc(1921), Đảng Cộng sản Việt Nam (1930),… trở thành các tổ chức chính trị lãnh đạo ngọn cờ cách mạng của dân tộc dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. 2. Trong nước Cuối thế kỷ XIX, tình hình Trung Quốc trở nên rối ren, xã hội bất ổn, kinh tế suy sụp, các con đường cứu nước trước đây đều lần lượt bị thất bại. Cùng với đó là sự vây hãm xâu xé của các nước đế quốc bên ngoài. Đất nước Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và trở nên tê liệt. Về chính trị: Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy thoái, cuộc sống của nhà vua xa hoa, trụy lạc làm cho bọn hoạn quan có điều kiện hoành hành. Về kinh tế: Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Thanh làm cho nền thương nghiệp không phát triển. Lực lượng sản xuất cũng không phát triển mà ngày càng trở nên nghèo nàn lạc hậu, kiềm hãm sự phát triển công thương nghiệp. Nông nghiệp với kĩ thuật sản xuất lạc hậu, người nông dân bị bần cùng hóa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nạn tham nhũng của quan quân triều đình làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia. Quốc khố trống rỗng do triều đinh tiêu xài phung phí và chi cho khoản bồi thường chiến phí. Về xã hội: Sau khi cuộc chiến tranh thuốc phiện với thực dân Anh bị thất bại do sự nhu nhược và hèn yếu của chính quyền Mãn Thanh, Trung Quốc đã kí với thực dân Anh hiệp ước Nam Kinh (1842) với những điều khoản nặng nề, phải bồi thường cho Anh 21 triệu bảng Anh và mở 5 cửa biển quan trọng cho Anh tự do thông thương: Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn, Thượng Hải. Anh được quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc còn kí với các nước đế quốc khác hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng: kí với Mỹ hiệp ước Vọng Hạ (7 - 1884), với Pháp hiệp ước Hoàng Phố(10 -1884), … các điều ước đó đã đáp ứng một phần thị trường buôn bán có lợi cho bon đế quốc và đẩy Trung Quốc vào tình trạng phụ thuộc. Phong trào đấu tranh phản Thanh phục Minh (Thiên địa Hội, Hồng hoa Hội,…) diễn ra ngày càng rầm rộ, cuộc đấu tranh của nhân dân ngày mở rộng khắp nơi. Đó là những nguyên nhân làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Chính sách giáo dục ngày càng lỗi thời, lạc hậu không bắt nhịp những tiến bộ thời đại, giao lưu với thế giới. Xã hội Trung Quốc sau khi cấm thuốc phiện trong thời gian không bao lâu thì nay với chính sách mở của của thực dân Anh thì khói thuốc phiện càng tràn ngập khắp nơi. Thị trường Trung Quốc bị mở toan với sự tràn ngập và cạnh tranh của hàng hóa các nước đế quốc, làm lũng đoạn nền kinh tế trung Quốc. Trước tình cảnh đó, triều đình đã bất lực nay lại còn lao vào con đường ăn chơi sa đọa, sách hạch những nhiễu người dân bằng thuế khóa và lao dịch rất nặng nề, tất cả những gánh nặng của xã hội đều đè nặng trên vai của nhân dân. Chính sự rối ren đó đã biến xã hội Trung Hoa trở thành nơi hội tụ nhiều mâu thuẫn: giữa đế quốc với nhân dân, nội bộ phe chủ chiến và chủ hòa trong triều đình, tư sản với vô sản, triều đình phong kiến với nhân dân yêu nước chống đế quốc phong kiến, tất cả những mâu thuẫn đó làm cho xã hội Trung Quốc đã rối ren nay lại còn xáo trộn hơn. Sự thất bại của các con đường cứu nước theo ý thức hệ phong kiến (Thái bình Thiên quốc, Nghĩa Hòa Đoàn) khuynh hướng tư sản (Duy tân Mậu tuất) và dân chủ tư sản (cách mạng Tân Hợi – 1911), đã đưa đến sự khủng hoảng trong con đường giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bởi lập trường đấu tranh chưa vững chắc, tư tưởng còn thủ cựu, tư tưởng đổi mới còn nữa vời, không được triều đình ủng hộ tuyệt đối, không phổ quát sâu rộng trong quần chúng nhân dân, cách mạng dân chủ tư sản lại không triệt để… nên việc thất bại chỉ là sớm muộn. Lúc này cách mạng Trung Quốc đã bế tắc đang lâm vào bước đường cùng, trong bóng tối cuối đường hầm. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp bách đặt ra cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ là phải có một con đường đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước. Như vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình Trung Quốc đầy biến động, nhưng Trung Quốc vẫn tự cho mình là dân tộc phát triển với nền văn minh cao. Cho đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm Trung Quốc mới thấy mình thấp kém như thế nào. Vì vậy, việc mất nước không phải là một điều tất yếu. Nguyên nhân chính là do những mặt tiêu cực trong các chính sách đối nội và đối ngoại của vương triều phong kiến Mãn Thanh đã kiềm hãm sự phát triển đất nước, làm cho xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong trầm trọng hơn. Sự suy yếu đó, về khách quan đã tạo điều kiện cho các cuộc xâm lược của thực dân phương Tây, chính sách đối nội của Mãn Thanh sai lầm nghiêm trọng nên không có khả năng tập hợp lực lượng quần chúng để chống ngoại xâm mà còn đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Thậm chí triều đình còn bạc nhược, mờ nhạt trong các cuộc đấu tranh chỉ vì đặt quyền lợi dòng tộc lên trên quyền lợi dân tộc đã từng bước nhượng bộ rồi đầu hàng, cuối cùng làm tay sai cho thực dân. Do đó, việc mất nước tù chỗ không tất yếu đã dẫn đến tất yếu. Đến giai đoạn sau, cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nội phản đã do nhân dân đảm nhận. Đặc biệt với sự ra đời của giai cấp công nhân, thành lập Đảng Cộng sản. Năm 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời trở thành ngọn cờ tiên phong lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh. Đồng thời cùng chạy đua song song với Quốc dân Đảng để giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Đến cuộc nội chiến năm 1946 - 1949, Đảng Cộng sản đã khẳng định được vị thế của mình trong cuộc chạy đua này và dẫn dắt nhân dân làm nên thắng lợi vẻ vang thì quyền lợi của dân tộc, nhân dân đã giành lại hoàn toàn. II. ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở TRUNG QUỐC 1. Xu hướng đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc Trong bối cảnh chung của châu Á, châu Phi vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân giành độc lập. Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi nước, đặc biệt là lực lượng và tương quan của các giai cấp (nhất là những giai cấp chống lại sự thống trị của thực dân) đã xuất hiện những con đường, phương thức cứu nước khác nhau. Muốn có con đường cứu nước hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, các dân tộc thuộc địa đã phải trải qua cuộc đấu tranh, sự lựa chọn từ thấp lên cao cùng với sự trưởng thành của các tầng lớp xã hội và ý thức của họ. Cho nên con đường đi đến cái đích độc lập cũng khác nhau. Trong đó có Trung Quốc. a. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc Phong trào Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc tồn tại trong khoảng thời gian (1851 – 1864), là một tổ chức đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Cuộc đấu tranh kéo dài hơn 14 năm trời, đã xây dựng được một chính quyền và thi hành nhiều biện pháp cách mạng tiến bộ. Lần đầu tiên trong lịch Trung Quốc có sự bình đẳng giới giữa nam và nữ. Người phụ nữ được quan tâm tôn trọng, được biết đến cái gọi là bình đẳng. Thực hiện chế độ bình quân ruộng đất, “có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặc,….”. Lần đầu tiên người dân được nắm trong tay tài sản do mình tạo ra. Điểm tiến bộ của phong trào còn thể hiện: đây là cuộc khởi nghĩa có cương lĩnh đầy đủ và là đỉnh cao của cuộc chiến tranh nông dân thời phong kiến. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc cũng có hạn chế: Mặc dù thực hiện hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, song đó là vì cuộc sống đấu tranh cho sự tồn tại của bản thân nó, chứ không phải vì giai cấp lãnh đạo đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Cách mạng nổ ra trong giai đoạn lịch sử phức tạp: bọn đế quốc đang xâm nhập và xâu xé mạnh mẽ thị trường Trung Quốc, bọn phong kiến nhu nhược từng bước đầu hàng. Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: phong kiến với nông dân, nhân dân với đế quốc. Những người lãnh đạo phong trào hy vọng xây dựng một xã hội lý tưởng, nhưng trong điều kiện lịch sử xã hội bấy giờ chỉ là không tưởng. Nguyên nhân thất bại của phong trào: Nguyên nhân khách quan: sự đàn áp của thế lực phản động phong kiến trong nước cấu kết với bọn đế quốc bên ngoài. Yếu tố thời đại không phù hợp khi chế độ phong kiến suy tàn thì chiến tranh nông dân không đủ sức giải quyết nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kỳ này; lật đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc (lúc này Trung Quốc là nước chịu sự xâu xé của nhiều liên minh đế quốc). Nguyên nhân chủ quan: lực lượng lãnh đạo là trí thức nông dân còn mang nhiều yếu tố phong kiến: hẹp hòi, tự ti, bảo thủ,…Không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo phong trào, giai cấp nông dân có khả năng lật đổ phong kiến nhưng khi đẩy cách mạng đến đỉnh cao thì quay lại con đường cũ, quay về chế độ phong kiến, các lãnh tụ phong trào sống xa hoa, trụy lạc, bè cánh, chia rẽ,. Phong trào thiếu tính tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng, mâu thuẫn với nhau (do tranh giành quyền lực đã chia bè phái sâu sắc), làm mất lòng quần chúng nhân dân (tư lợi riêng) do muốn tiêu hủy hết truyền thống dân tộc. Tính chất của phong trào Thái Bình Thiên Quốc, đây không phải là cuộc chiến tranh mang tính chất tôn giáo, vì nó chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức. Đây cũng không phải là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không đại diện cho một phương thức sản xuất mới. Về thực chất, Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân với quy mô rộng lớn, mang một màu sắc của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sau này. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại nhưng đã để lại một bài học sâu sắc, đã chứng tỏ rằng nông dân không những là lực lượng quan trọng chống phong kiến mà còn là lực lượng nồng cốt chống ngoại xâm, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình cách mạng dân chủ Trung Quốc. Phong trào khởi nghĩa thu hút nhiều và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ. Phong trào đã tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến cũng như đập tan ý tưởng thống trị trực tiếp của các nước tư bản Âu, Mỹ ở Trung Quốc. Mặc dù đây là cuộc khởi nghĩa nông dân thuần túy nhưng chưa có đường lối tiến bộ để giải quyết các nhiệm vụ thòi đại đặt ra. Cuộc cách mạng này đã chỉ rõ; con đường cứu nước chống phong kiến, đế quốc không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất bình quân chủ nghĩa. Đồng thời, cũng chứng minh tỏ, giai cấp nông dân cũng không đủ sức lãnh đạo cách mạng, càng không thể tự giải phóng được đất nước Trung Quốc ra khỏi ách nô dịch của đế quốc và phong kiến trong thời đại khi mà chủ nghĩa đế quốc thực dân đang lên mạnh mẽ. b. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn; có nghĩa nôm na là phong trào xã hội công bằng và hòa hợp. Cuộc đấu tranh Nghĩa Hòa Đoàn bắt nguồn từ vùng Sơn Đông, đồng thời đây cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm chống lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 3 năm (1898 – 1901). Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và tấn công vào sự thống trị của các nước đế quốc. Phong trào lan rộng đến cả Thiên Tân và Bắc Kinh, khống chế cả triều đình Mãn Thanh. Buộc nhà Thanh hợp tác với nghĩa quân để chống lại bọn đế quốc. Tuy nhiên, bọn triều đình đứng đầu là Từ Hi thái hậu bất lực và mặt khác lại hợp tác với bọn đế quốc bên ngoài. Liên quân 8 nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Ý và Áo-Hung) tập trung trên 20.000 quân, hợp lực chống lại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Sự kiện đó đã dẫn đến việc triều đình Mãn Thanh kí kết hiệp ước đầu hàng Tân Sửu (1901), đã thực sự làm cho Trung Quốc mất chủ quyền và trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. Phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn là phong trào nông dân lớn nhất vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX ở Trung Quốc. Mặc dù phong trào đã thất bại nhưng nó đã thể hiện được sức mạnh của nhân dân. Khẳng định được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phong trào còn thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần ngăn cản sự xâm lược của các nước phương Tây vào Trung Quốc. Tóm lại, từ khi đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ XIX, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của quần chúng nhân dân với mức độ ngày càng mạnh mẽ và sôi sục ý chí tinh thần chống phong kiến và ngoại xâm, đồng thời họ cũng thấy được hai nhiệm vụ cần kíp của cách mạng (đả phá phong kiến, đánh đuổi đế quốc). Tuy nhiên, do thời đại lịch sử và hạn chế giai cấp nên không đủ sức lãnh đạo, thực hiện mục tiêu cách mạng nên dẫn đến thất bại. Như vậy, cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến trong thời kỳ này thật sự đã không còn phù hợp, không còn vai trò lãnh đạo trong sự nghiệp cứu vãn nền độc lập cho đất nước. Do đó đòi hỏi một ý thức tiến bộ hơn để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh của nhân dân. 2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công Sau sự thất bại của con đường cứu nước phong kiến, tình hình Trung Quốc ngày càng phức tạp hơn. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc ngày càng trở nên căng thẳng. Cũng từ đó, xã hội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi hỏi phải canh tân đất nước nhằm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia độc lập và giàu mạnh. Chính tư tưởng đó đã nổi lên một khuynh hướng cứu nước mới, đó là khuynh hướng tư sản. ra đời dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng tư sản và sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc mà tinh hoa nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Đại diện cho tầng lớp này là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,...Những người lãnh đạo chủ yếu là các sĩ phu phong kiến. Họ là những trí thức phong kiến, tiếp thu hệ tư tưởng tư sản phương Tây. Hình thức đấu tranh của Duy tân Mậu Tuất chủ yếu là vận động để tiến hành cải cách một số lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục. Các lãnh tụ phong trào cũng đã chủ trì xuất bản được một số tờ báo như: Thời Vụ, Quốc Văn. Các tờ báo đều có nội dung tích cực tuyên truyền học thuyết chính trị xã hội của giai cấp tư sản phương Tây, lên án ách thống trị của giai cấp phong kiến, đề xướng nhân quyền và chủ trương thi hành nền quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật Bản, thúc đẩy phong trào Duy Tân phát triển. Nhưng cuối cùng những tư tưởng tiến bộ, những chính sách cải cách không thể tiếp tục được, bởi nhiều nguyên nhân tác động. Thứ nhất, sự mâu thuẫn giữa phái Duy Tân và phái thủ cựu ngày càng gay gắt. Phong trào biến pháp từ khi mới ra đời đã vấp phải sự tẩy chay, phản đối và cản trở của lực lượng bảo thủ, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu. Thứ hai, do tính thỏa hiệp và yếu đuối của của tầng lớp tiểu tư sản tự do. Họ không dựa vào sức mạnh quần chúng nhân dân mà thực hiện cải cách lại dựa vào triều đình Mãn Thanh, trong khi đó phe đối nghịch lại nắm mọi quyền bính và công cụ bạo lực trong tay. Thứ ba, phái Duy Tân ảo tưởng vào sự giúp đỡ của đế quốc bên ngoài, trong khi đó bấy giờ là thời đại chủ nghĩa đế quốc, một nước phong kiến nửa thuộc địa như Trung Hoa không thể nào tiến theo con đường cải lương được. Thứ tư, phong trào chưa lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, chưa tin tưởng vào quần chúng. Quá trình đấu tranh theo khuynh hướng tư sản của Duy Tân Mậu Tuất cũng đã tấn công vào chế độ phong kiến ở phương diện ý thế hệ, đưa ra vấn đề dân chủ, thể hiện tư tưởng hòa nhập vào thế giới. Đây là xu hướng tiến bộ tích cực trong thời đại có nhiều biến động. Nhưng với sự thất bại phong trào đã trở nên không tưởng, vẫn chưa thể là con đường cứu nước phù hợp với yêu cầu đất nước Trung Quốc đặt ra lúc bấy giờ. Khuynh hướng tư sản cũng chưa thể hiện tính ưu việt cho cách mạng giải phóng dân tộc Trung Hoa. Nhân dân cũng chưa được hưởng quyền lợi thỏa đáng trong cải cách nên không hấp dẫn với xu hướng này. Có thể nói rằng, biến pháp Mậu Tuất chỉ là một phong trào cứu vong, một phong trào giải phóng tư tưởng có ảnh hưởng sâu xa trong lịch sử Trung Hoa. Chính trong sự thất bại đó cũng chứng tỏ rằng, Trung Quốc trong tình trạng nửa phong kiến, nửa thuộc địa muốn đi theo đường lối cải lương giai cấp tư sản thì khó có thể thực hiện được. Xét trong thời đại đế quốc, tư tưởng biến Trung Quốc đi lên tư bản chủ nghĩa để đòi độc lập bằng con đường cải cách từ trên xuống là điều không tưởng. Hơn nữa, quyền lợi to lớn của các nước đế quốc tại Trung Quốc thì không thể để Trung Quốc đi theo con đường của họ, như thế sẽ mất đi một thị trường béo bở. Con đường theo kiểu phương Tây tại thời điểm ấy không những không thoát khỏi sự thống trị của ngoại bang mà còn lệ thuộc hơn nữa vào đế quốc. 3. Phong trào độc lập dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản – cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản không triệt để Trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có điều kiện phát triển ngày càng lan tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến một hệ quả là tạo nên một giai cấp mới trong xã hội – giai cấp tư sản dân tộc. Do bị tư bản phương Tây và chế độ phong kiến chèn ép nên giai cấp tư sản Trung Quốc đã hình thành nên ý thức chống đế quốc và phong kiến để bảo vệ nền độc lập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, con đường cứu nước theo khuynh hướng tư sản vừa mới thất bại đã buộc phải có một cuộc cách mạng tiếp theo để giải quyết vấn đề dân tộc dân chủ ở Trung Quốc và hy vọng có thể biến Trung Hoa thành một nước tư bản phát triển mạnh, thoát khỏi ách nô dịch của đế quốc tư bản bên ngoài. Tôn Trung Sơn là người đại diện cho trào lưu cách mạng dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản trong thời điểm này. Tháng 9-1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội, chính Đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc và khởi thảo cương lĩnh hoạt động: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền”. Thực chất cương lĩnh là việc thực hiện 3 nội dung: lật đổ chính quyền Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa dân quốc, chia đều ruộng đất. Với học thuyết chủ nghĩa tam dân “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tổ chức Đồng minh hội đã lội cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Năm 1911, cách mạng bùng nổ bằng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương và giành được thắng lợi to lớn, thành lập Trung Hoa Dân quốc. Sự ra đời của nước Cộng hòa tư sản đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có ý nghĩa to lớn, nó đánh dấu một giai đoạn mới, chế độ cộng hòa tư sản hình thành, cách mạng lật đổ ngai vàng ngự trị hàng ngàn năm ở Trung Hoa. Nhưng cách mạng cũng để lại nhiều hạn chế. Thứ nhất, không thủ tiêu được quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột nông dân, do đó không động viên được sức mạnh tổng lực của nhân dân. Thứ hai, cuộc đấu tranh chỉ dừng lại ở việc đánh đổ tập đoàn thống trị Mãn Thanh, chưa nhận ra kẻ thù chủ yếu của cách mạng là chủ nghĩa đế quốc và toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, không đánh đổ được ách nô dịch của bọn đế quốc đang đè nặng lên số phận dân tộc (do không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc). Cuộc cách mạng Tân Hợi không sinh ra được một nền dân chủ cộng hòa thực sự mà lại đẻ ra một quái thai chính trị, đó là chế độ phong kiến quân phiệt của bọn Viên Thế Khải núp dưới danh nghĩa “Trung Hoa Dân quốc”. Kẻ đại diện cho thế lực địa chủ - tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với đế quốc. Cuối cùng cuộc cách mạng đã thất bại. Đến giai đoạn này, cách mạng Trung Quốc đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối lãnh đạo cũng như phương thức đấu tranh. Thất bại của cách mạng cũng do nhiều nguyên nhân, trong đó các nhà lãnh đạo cách mạng thiếu cương quyết với chế độ phong kiến, thậm chí còn thỏa hiệp, còn đối với đế quốc thì ảo tưởng. Thất bại của cách mạng Tân Hợi còn chứng tỏ rằng; giai cấp tư sản Trung Quốc mặc dù đã hình thành và phát triển nhưng không có khả năng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi. Thất bại đó đã báo hiệu cho cách mạng Trung Quốc phải tìm kiếm con đường cứu nước mới, phù hợp hơn. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, con đường có thể đấu tranh giành độc lập dân tộc dân chủ đang lên đó chính là con đường cách mạng vô sản mà Liên Xô đã thực hiện thành công và đang trở thành cao trào trên thế giới. 4. Phong trào Ngũ Tứ - bước phát triển mới của cách mạng Trung Quốc, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới Vào lúc này, cách mạng Trung Quốc như chìm trong bóng tối, cách mạng như đi vào ngõ cụt chưa tìm thấy lối ra. Chính trong thời điểm đó, cách mạng tháng Mười Nga – 1917 đã bùng nổ. Nó mở ra cho nhân dân Trung Quốc con đường mới để đi tới giải phóng dân tộc, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đi lên theo con đường đấu tranh cách mạng dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ ngọn lửa cách mạng tháng Mười, tầng lớp trí thức yêu nước đã tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Trung Quốc. Lý Đại Chiêu là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác-Lênin về nước. Tháng 11-1918, ông khẳng định trên tạp chí Thanh niên rằng; Cách mạng tháng Mười Nga “là sự mở đầu cách mạng cho thế kỷ XX”, “là ánh sáng mới của toàn thể nhân loại”. Lý Đại Chiêu cùng với tầng lớp trí thức tiên tiến khác từng bước tuyên truyền về cách mạng kiểu Nga trong phong trào công nhân. Đứng trước tình thế đó, ngày 4 - 5 - 1919, hơn 3000 học sinh, sinh viên của 13 trường đại học Bắc Kinh đã tập hợp trước quảng trường Thiên An Môn, xuống đường biểu tình phản đối quyết định bất công của các nước đế quốc trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất đối với Trung Quốc. Đến ngày 19 - 5 - 1919, học sinh sinh viên bắt đầu tổng bãi khoá. Ngày 3–6-1919, công nhân, thương nhân, học sinh sinh viên cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thượng Hải đã tiến hành tổng bãi công, bãi thị, bãi khoá để ủng hộ phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Bắc Kinh. Quân đội, cảnh sát ra sức đàn áp nhưng cuối cùng cũng bất lực trước làn sóng xuống đường của các tầng lớp nhân dân. Phong trào Ngũ Tứ đã giành được thắng lợi to lớn. Phong trào yêu nước Ngũ Tứ mang tính chất chống đế quốc, chống phong kiến, mở ra một thời kỳ cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Đây được xem là phong trào giải phóng dân tộc chống đế quốc kiên quyết không thỏa hiệp và cũng là phong trào dân chủ chống phong kiến triệt để chưa từng thấy ở Trung Quốc từ sau chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất –1840. Với các khẩu hiệu như: “ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc”, “Trung Quốc là của người Trung Quốc”,… mũi nhọn đấu tranh của nhân dân luôn chĩa vào chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai. So với các cương lĩnh đấu tranh của các phong trào trước đó, thì đây quả thật là một bước tiến dài, một sử chuyển biến căn bản về chất, lần đầu tiên giai cấp công nhân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới. Trong hoàn cảnh đó, Ngũ Tứ vận động được xem như một cuộc cách mạng văn hóa sâu sắc, triệt để, tạo nên những tiền đề cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trung Quốc, thúc đẩy sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân dẫn tới sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu thập kỷ XX (tháng 7 năm 1921). 5. Đánh giá con đường cứu nước ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1919 Các con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không nằm ngoài quy luật phát triển chung của con đường cứu nước ở nhiều nước châu Á, bắt đầu từ phong trào đấu tranh do giai cấp phong kiến tiến hành, mang đậm bản chất ý thức hệ phong kiến. Qua phong trào do các trí thức yêu nước tiến bộ tiểu tư sản dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản vẫn không có sự chuyển biến đáng kể. Do đó, giai cấp tư sản Trung Quốc đã trực tiếp đứng dậy nhưng vẫn không thực hiện được mục tiêu cuối cùng của cách mạng. Đồng thời lúc đó, lực lượng vô sản đã xuất hiện, với sự ra đời của Đảng Cộng sản, bước lên vũ đài chính trị để cùng chạy đua với giai cấp tư sản mà đại diện là Quốc dân Đảng trong suốt tiến trình giành lấy quyền lãnh đạo. Cuối cùng, giai cấp vô sản đã làm nên sự thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa, bằng cuộc cách mạng năm 1949. Sự thất bại lần lược của mỗi phong trào đã chứng tỏ rằng; giai cấp nông dân không đủ sức đơn độc để hoàn thành cách mạng triệt để, giai cấp tư sản không đủ năng lực để lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi. Và cũng chính lúc này, một chính Đảng của giai cấp công nhân đã ra đời, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. Sự thật đã đem lại một sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với thực tiễn khách quan, không chỉ đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Trung Quốc mà còn chấm dứt một giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của cách mạng Trung Quốc. III. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 - 1949) – CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 1. Nhân tố quyết định đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản Vấn đề đi đến việc lựa chọn con đường giải phóng cho mỗi dân tộc trong thời đại đế quốc là một vấn đề nan giải, phải trải qua một quá trình đấu tranh đầy thử thách. Do đó, ở mỗi quốc gia có điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhau sẽ lựa chọn hướng đi khác nhau, miễn sau phù hợp cho mình để đi đến đích cuối cùng là giải phóng dân tộc. Ở Trung Quốc cũng vậy, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản đi từ không tất yếu đến tất yếu, bởi những nhân tố ảnh hưởng: Thứ nhất, qua những phong trào của các giai cấp tầng lớp đi trước (nông dân, tiểu tư sản, tư sản) đều đi đến những thất bại do không có đường lối và mục tiêu cách mạng cụ thể. Chứng tỏ không phù hợp với yêu cầu cách mạng đặt ra. Thứ hai, ảnh hưởng bởi thời đại. Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc đang lên, tư tưởng biến Trung Quốc từ một nước phong kiến nửa thuộc địa thành một quốc gia tư bản để thoát khỏi sự ràng buộc từ bên ngoài là một điều hoang tưởng, bởi khi đó Trung Quốc như một miếng mồi béo bở to lớn để các nước đế quốc xâu xé. Thứ ba, với sự xâm nhập của liên minh các nước đế quốc vào Trung Quốc đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp - tầng lớp xã hội. Giai cấp tư sản ra đời sớm, đánh đổ được chế độ phong kiến, thành lập được chính Đảng đại diện cho giai cấp mình (Quốc dân Đảng), nhưng cuối cùng đi ngược lại quyền lợi quần chúng nhân dân nên không được ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân. Thứ tư, Trung Quốc với nhiều loại thực dân xâm chiếm (mạnh có, yếu có), vì vậy có những chính sách khai thác thuộc địa khác nhau. Chính điều đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn. Với phương thức khai thác bóc lột khác nhau đã làm cho xã hội có chuyển biến lớn. Cùng với giai cấp tư sản thì giai cấp vô sản cũng từng bước ra đời và phát triển ngày càng đông đảo, trưởng thành về ý thức và từng bước vào cuộc đấu tranh với tư cách là người lãnh đạo. Đến năm 1921, giai cấp vô sản đã thành lập được chính Đảng riêng của mình là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thứ năm, Trung Quốc là một nước có bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời với một nền văn minh rực rỡ, trình độ phát triển cao. Do đó, nếu giai cấp nào đại diện cho quyền lợi của dân tộc sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng đi đến đích cuối cùng, và giai cấp công nhân Trung Quốc đã giành được vị trí cao nhất trong lòng nhân dân, do đó họ ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giành độc lập ở Trung Quốc. Thứ sáu, sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin như một luồng gió mát, một ánh sáng của con đường giải phóng dân tộc trên thế giới - con đường cách mạng vô sản đã mở ra ngoài con đường cách mạng tư sản. Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Trung Quốc thời kỳ này, góp phần chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cách mạng. Chứng tỏ rằng, giai cấp vô sản Trung Quốc là người đại diện chính đáng cho dân tộc trong sự nghiệp thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. Với những nhân tố trên cho thấy rằng, việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản của cách mạng Trung Quốc là phù hợp với thời đại lịch sử, phù hợp với thực tiễn khách quan trong nước. Chính việc lựa chọn đúng đắn đó đã đem lại thành công lớn trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Hoa. 2. Quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trước sự đối trọng với Quốc dân Đảng Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống chính trị ở Trung Quốc, đồng thời có tác dụng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phong trào công nhân. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn giành vị trí độc tôn lãnh đạo là vấn đề lớn, do đó Đảng Cộng sản đã từng bước tăng cường sự lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 1-5-1922 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức Đại hội lao động toàn quốc lần I ở Quảng Châu. Đại hội đã thành lập Tổng công đoàn toàn quốc, nhằm thống nhất phong trào công nhân. Sự kiện này càng thúc đẩy hơn nữa phong trào công nhân toàn quốc. Tháng 8-1922, công nhân xuống đường đấu tranh đòi đặt luật lao động, chống bọn phong kiến quân phiệt Ngô Bội Phu. Tuy cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng nó đã chứng tỏ: Giai cấp công nhân Trung Quốc đã nhảy lên vũ đài chính trị thế giới”. Trong sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, Đảng Cộng sản vừa tiến hành lãnh đạo cuộc đấu tranh, vừa tiếp tục củng cố Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ở Thượng Hải (7-1927), lần đầu tiên vạch ra được tính chất xã hội, chỉ rõ Trung Quốc là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến, kẻ thù trước mắt là các nước đế quốc và bọn quân phiệt, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến, động lực là công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa đề cập như: vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vấn đề liên minh công nông, ruộng đất,…Những thiếu xót này là nguyên nhân dẫn đến những tổn thất của Đảng sau này. Cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất ở Trung Quốc (thời kỳ Quốc-Cộng hợp tác) từ năm 1924 đến năm 1927. Hai thế lực hợp tác với nhau để thực hiện cuộc chiến tranh Bắc phạt chống lại bọn phong kiến quân phiệt. Cuộc cách mạng đang trên đà phát triển thì Tưởng Giới Thạch phản bội (vụ chiến hạm Trung Sơn và Đề án sửa đổi Đảng vụ trong năm 1926). Lúc bấy giờ, Đảng Cộng sản do Trần Độc Tú đứng đầu rơi vào tư tưởng hữu khuynh, nhượng bộ, thỏa hiệp. Cuối cùng chính quyền đất nước đã rơi vào tay bọn phản động Tưởng Giới Thạch. Đây là bước sai lầm của Đảng. Trước sự phản bội của tập đoàn Tưởng, những người Cộng sản đã đứng lên đấu tranh chống lại sự khủng bố của chúng. Tháng 7-1928, Đại hội lần VI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cách chức Trần Độc Tú, bầu cơ quan Trung ương mới (do Lý Lập Tam đứng đầu). Tại Đại hội đã bổ sung thêm những vấn đề thiếu xót từ trước như: xác định cách mạng Trung Quốc là một bộ phận của cách mạng thế giới, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo tuyệt đối,… Trong những năm 1928-1930 phong trào đấu tranh vũ trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng phát triển mạnh mẽ. Năm 1930, khu căn cứ địa trung ương được thành lập, 19 khu căn cứ khác cũng ra đời (Hồ Nam, Phúc Kiến, An Huy, Quảng Đông,…). Tại các khu căn cứ, cuộc cách mạng ruộng đất được tiến hành, nhờ vậy uy tín của Đảng càng lên cao và được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và dâng cao trong cả nước. Trong các khu căn cứ địa, Đảng Cộng sản còn tiến hành lập chính quyền công nông, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng (Hồng quân nông) phát triển đến 6 vạn người. Cùng với lực lượng xích vệ, Hồng quân công nông đã tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân đội Tưởng. Trong suốt 10 năm (1927-1937) cuộc đấu tranh củng cố và bảo vệ các vùng giải phóng diễn ra quyết liệt giữa hai lực lượng, một bên là tập đoàn Tưởng, một bên là Hồng quân công nông cùng với nhân dân khu giải phóng. Có thể nói quá trình 10 năm nội chiến lần thứ hai ở Trung Quốc là quá trình diễn ra đến 5 lần giữa “vây quét” của Tưởng và “chống vây quét” của cách mạng. Trong 4 trận chống vây quét đầu quân cách mạng đã giành được những thắng lợi vẻ vang, khu giải phóng được mở rộng, quân số Hồng quân tăng lên nhanh chóng. Sau 4 lần tấn công thất bại, Tưởng Giới Thạch rút kinh nghiệm và tiến hành tấn công quân cách mạng với lực lượng hơn 1 triệu quân, được sự giúp đỡ của cố vấn Đức. Lúc này trong nội bộ Đảng Cộng sản không đoàn kết, thống nhất, phương án tác chiến sai lầm, nặng về phòng thủ, Hồng quân bị tổn thất nghiêm trọng. Đến tháng 10-1934, Hồng quân phá vây rút lên phía Bắc. Trên đường hành quân thực hiện cuộc “Vạn lý trường chinh”, một hội nghị mở rộng của Trung ương Đảng đã được triệu tập tại Tuân Nghĩa (Quý Châu). Tại hội nghị này, Mao Trạch Đông đã vươn lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản, quyết định hành quân lên phía Bắc. Đến ngày 15-7-1937, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra Tuyên ngôn Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật. Ngày 22-9, do áp lực của quần chúng, Quốc dân Đảng buộc phải chấp nhận Tuyên ngôn này. Chính trên việc biết điều hòa mâu thuẫn nội bộ và gắn liền với quyền lợi dân tộc, đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã ngày càng thu hút và hấp dẫn quần chúng nhân dân. Sự ủng hộ của nhân dân ngày càng cao, vị thế của Đảng Cộng sản cũng được nâng lên thể hiện với sự ngày càng phát triển mạnh của lực lượng quân đội, khu căn cứ địa mở rộng khắp đất nước. Vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản đã ngày càng thể hiện vị trí năng lực ngày càng quan trọng và thể hiện tính tất yếu nhưng hợp quy luật với thời đại và hoàn cảnh lịch sử đất nước. Trong giai đoạn 1937-1945, đây là giai đoạn chống Nhật và cũng là sự hợp tác lần thứ hai của Quốc-Cộng. Trong thời gian này, Tưởng Giới Thạch thực hiện chính sách hai mặt, không thật tâm cùng với Cộng sản chống phát xít bên ngoài. Mặt khác lại lợi dụng âm mưu chiến tranh để làm suy yếu lực lượng Hồng quân, không dám phát động nhân dân tham gia kháng chiến. Trong khi đó, dưới sự lãnh đạo của quân cách mạng đã đánh thắng những trận đánh lớn như trận Bình Hình Quan (Sơn Tây), đã cổ vũ lòng tin cho toàn dân tộc đối với cuộc kháng chiến. Trong khi cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến tranh chống Nhật, tập đoàn Tưởng lại phát động cao trào chống Cộng trong những năm 1939-1941. Với những chính sách đi ngược lại quyền lợi dân tộc đã làm cho nhân dân ngày càng căm phẫn, do đó không có cảm tình với bọn phản động Quốc dân Đảng. Điều đó có lợi cho cách mạng, góp phần tạo nên động lực và lực lượng ngày càng đông đảo cho cuộc cách mạng nhân dân ở Trung Hoa, tăng thế lực lãnh đạo với đường lối đấu tranh đúng đắn của Đảng trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Đến giai đoạn 1946-1949, với sự giúp sức của Mỹ, Quốc dân Đảng ngày càng bộc lộ tính phản động của chúng. Đến 20-6-1946, Tưởng huy động hơn 1,6 triệu quân và phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào hầu hết các khu căn cứ của Đảng Cộng sản, nhưng thất bại. Sau 3 chiến dịch Liêu-Thẩm, Hoài-Hải, Bình-Tân, quân cách mạng phản công, bẻ gãy xương sống của Quốc dân Đảng, khiến họ không vực dậy được. Đến cuối năm 1949, quân cách mạng Cộng sản toàn thắng, đánh đuổi tập đoàn Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Với những sách lược và đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản từ chỗ chạy đua với Quốc dân Đảng trọng việc xác lập vị trí lãnh đạo cách mạng. Đến giai đoạn này, thực tế đã chứng tỏ được, Đảng Cộng sản là lực lượng độc tôn duy nhất lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi hoàn toàn và mục tiêu cách mạng được thực hiện một cách triệt để. Đảng Cộng sản đã chứng minh khả năng và sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân ở điều kiện lịch sử Trung Quốc là đúng đắn, sự lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân đã đi đến bước đường vinh quang phù hợp với quy luật và nhu cầu cần kíp của quốc gia - dân tộc. Tạo nền tảng cho quốc gia này phát triển ở giai đoạn sau. Sở dĩ giai cấp vô sản đã vươn lên giành chiến thắng trong cuộc chạy đua với giai cấp tư sản là vì: Thứ nhất, Đảng có những bước tiến từ thấp lên cao, những đường lối hữu khuynh tả khuynh dần bị loại bỏ, đường lối chiến lược và sách lược ngày càng đi vào quỹ đạo đúng đắn. Thứ hai, Đảng biết kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp mà ở Trung Quốc không có lực lượng nào làm được điều đó. Vì thế, Đảng được sự ủng hộ đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Thứ ba, giai cấp nào đại diện quyền lợi dân tộc, thực hiện cách mạng chân chính, cuối cùng “chính” cũng sẽ thắng “tà”, đó là quy luật tất yếu. 3. Ý nghĩa việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sự toàn thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc Ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Sự kiện đó không chỉ ảnh hưởng to lớn ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng trên thế giới. Đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành. Với thắng lợi này đã kết thúc sự nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản kéo dài hơn 100 năm. Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Xóa bỏ tàn dư phong kiến day dẳng trong suốt mấy ngàn năm tồn tại. Với diện tích ¼ diện tích châu Á và chiếm gần ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc có tác động lớn đến cách mạng thế giới mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe xã hội chủ nghĩa và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi ngày càng khẳng định tính ưu việt của con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Chứng tỏ rằng, sức mạnh của giai cấp công nhân đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Cùng với Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-Ba, Triều Tiên và các nước Đông Âu đã trở thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đối trọng với tư bản chủ nghĩa. Với sự thắng lợi đó còn chứng minh cho ta thấy, cùng với con đường cứu nước của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản đã bước lên vũ đài chính trị, hòa nhập vào sự tiến bộ nhân loại, cổ vũ và gắn kết với các phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. 4. Con đường cứu nước ở Trung Quốc mang đặc điểm tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á Với con đường giải phóng dân tộc ở Trung Quốc mang những yếu tố khách quan và chủ quan đã đưa đến những đặc điểm mang tính chất cách mạng cũng khác nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc so với các quốc gia khác ở châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Do đó, việc làm rõ sự lựa chọn và đi sâu phân tích cách mạng Trung Quốc bởi cách mạng giải phóng đất nước mang những đặc trưng tiêu biểu sau: Nét nổi bật nhất trong con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Trung Quốc là cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai thế lực vô sản và tư sản để nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng, đại diện là hai tổ chức đối nghịch Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng. Đây là một trong những nét nổi bật nhất và khác với các quốc gia khác ở châu Á cũng như châu Phi hay Mỹ Latinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. So với các quốc gia khác như Việt Nam ta, ngay từ khi mới ra đời Đàng Cộng sản của giai cấp công nhân đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng mà không có sự san sẻ hay phải chạy đua. Bởi vì sự phụt tắt của giai cấp tư sản sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 của Quốc dân Đảng thất bại. Để rồi giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi tới đích độc lập dân tộc. Ở Ấn Độ, giai cấp tư sản ra đời sớm, có thế lực kinh tế-chính trị và thành lập được chính Đảng vững mạnh (Đảng Quốc đại ra đời năm 1885), nên giai cấp tư sản sớm nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc và chiếm lợi thế mạnh. Còn Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời muộn (1933) và không nắm được ngọn cờ mà chỉ đấu tranh hòa quyện vào Đảng Quốc đại. Lý do chính là với việc cai trị của thực dân Anh, ở Ấn Độ đã nảy sinh một lực lượng giai cấp tư sản dân tộc đủ mạnh để có thể đứng ra đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Ở In-đô-nê-xi-a, giai cấp vô sản ra đời sớm, thành lập được chính Đảng của mình (Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời năm 1920), nhưng do sai lầm trong đường lối, chiến lược nên đã nhường vị trí lãnh đạo lại cho giai cấp tư sản (Đảng Dân tộc của Xu-các-nô) trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Như vậy, cách mạng Trung Quốc có nét khác hẳn và đặc trưng hơn hết so với các nước khác. Ở Trung Quốc không có chuyện lực lượng này chiếm ưu thế tuyệt đối so với lực lượng kia bao giờ. Mà sự đấu tranh quyết liệt đó chỉ thể hiện lúc giai cấp này thắng thế (giai cấp vô sản), lúc giai cấp kia thắng thế (giai cấp tư sản). Có lúc hai lực lượng hợp tác với nhau để chống phát xít Nhật. Nhưng sự thật sự hợp tác đó chỉ là tạm thời, thậm chí việc ra Tuyên ngôn hợp tác cho có lệ, bởi vì bọn tư sản mại bản cấu kết với bên ngoài, không trung thành với dân tộc. Do đó đến giai đoạn sau ưu thế đã thuộc về Đảng Cộng sản. Sở dĩ có tình trạng đối đầu của vô sản và tư sản như trên là có lý do. Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời sớm, là lực lượng khá mạnh, đội ngũ đông đảo, có thế lực về kinh tế lẫn chính trị, lại được sự ủng hộ từ các nước đế quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Với sức mạnh đó, Quốc dân Đảng đã trở thành lực lượng đối trọng với Đảng Cộng sản trong suốt thời kỳ cách mạng. Nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch như xây ngôi nhà mà không có nền móng vững chắc thì chắc chắn sẽ sụp đổ trong tương lai (bởi vì thực chất Tưởng được sự viện trợ khá lớn từ Mỹ, kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, Đài Loan vẫn còn là một yếu tố thăng trầm trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc). Đặc điểm nổi bật nữa là ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản đã thực hiện phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo lực cách mạng. Khác với Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a hay Thái Lan. Ở Ấn Độ, với tư tưởng Găng-đi, giai cấp tư sản đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa, đấu tranh nghị trường bằng phương pháp hòa bình, thương lượng, tẩy chay gây áp lực, bất hợp tác với đế quốc. Phương pháp đấu tranh đó cũng do ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa và điều kiện lịch sử Ấn Độ lúc bấy giờ. Và hơn nữa con đường đấu tranh bạo động khác với bất bạo động, phi bạo lực còn do ảnh hưởng bởi yếu tố kẻ thù. Ở Trung Quốc lúc bấy giờ, liên minh bọn đế quốc cả mạnh lẫn yếu xâm nhập Trung Quốc mạnh mẽ. Chúng dùng bạo lực phản cách mạng để thống trị nhân dân, duy trì ách áp bức bóc lột thuộc địa (điển hình trong vụ đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, vụ cấu kết với Tưởng đàn áp những người Cộng sản). Với sự xâm nhập của nhiều loại đế quốc khác nhau đã bao trùm lên xã hội Trung Quốc những mâu thuẫn gay gắt, hơn nữa chúng dung nhiều loại hình bóc lột khác nhau đè nặng lên vai nhân dân. Do đó, nhân dân Trung Quốc muốn giành độc lập dân tộc, giành lại quyền sống, quyền tự do dân chủ, nhân dân đành phải đánh trả lại hay nói đúng hơn là dùng bạo lực cách mạng để chống lại biện pháp bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược. Như vậy, việc sử dụng bạo lực cách mạng không những là biện pháp mà con đường cách mạng vô sản bắt buộc phải tiến hành mà nó còn là do yếu tố khách quan, bị kẻ thù ép buộc các dân tộc này phải lựa chọn. Hơn nữa, đối với kẻ thù tàn bạo, chúng không từ chối một thủ đoạn thống trị để bóc lột trên xương máu của nhân dân (khi mở rộng xâm lược Trung Quốc, quân phiệt Nhật luôn tỏ ra hung hãn chỉ trong một tháng chúng đã sát hại hơn 30 vạn dân vô tội ở Bắc Kinh). Điều đó việc lựa chọn bạo lực cách mạng để chống lại là đúng đắn nhất. Việc lựa chọn phương pháp bạo lực cách mạng còn thể hiện ở chỗ, phe đối nghịch với Đảng Cộng sản là Quốc dân Đảng đã thực thi những biện pháp phản động, tăng cường yếu tố bạo lực lôi kéo bọn quân phiệt Hán tộc vào Quốc dân Đảng. Đến khi thực hiện những cuộc vây quét chống lại Đảng Cộng sản và đối nghịch với quần chúng nhân dân, bọn Tưởng luôn đặt yếu tố đàn áp lên hàng đầu, giết hại không thương tiếc, tấn công ồ ạt vào khu giải phóng. Chính nguyên nhân đó, buộc nhân dân phải dung biện pháp bạo lực để chống trả lại. Việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản cũng quy định phương pháp đấu tranh bằng bạo lực cách mạng. Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn chủ trương cách mạng vô sản là phải bạo lực cách mạng để chống kẻ thù. Đó là phương thức chủ yếu cho nhiều cuộc cách mạng, bởi không có đế quốc thực dân nào “hiền lành như tính con hổ lúc no mồi” dễ dàng từ bỏ quyền lợi của mình khi chưa bị đánh đổ. Chúng luôn là những con hổ hung hãn, luôn vồ vập con mồi mặc dù chỉ còn lại bộ xương. Trong đấu tranh chống ngoại xâm cũng vậy, nhân dân bị vắt kiệt xương máu mà chúng không buông ra. Do đó, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng là một điều tất yếu mang đặc điểm nổi bật của nhân dân Trung Quốc. Điểm khác biệt nữa trong con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Trung Quốc là sự tồn tại của hai giai cấp lãnh đạo: tư sản và vô sản, hai giai cấp lãnh đạo xuyên suốt, hai chính Đảng của hai giai cấp ra đời gần như là cùng thời gian ( Quốc dân Đảng năm 1919, Đảng Cộng sản ra đời năm 1921). Đặc biệt, hai giai cấp này cùng song song tồn tại, có vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng ngang nhau, cục diện này diễn ra khi giai cấp vô sản hoàn toàn thắng thế và đại diện cho quyền lợi dân tộc (năm 1949). Còn ở các nước khác như Ấn Độ hay Việt Nam thì khác hẳn, một lực lượng sẽ tụt lại phía sau khi lực lượng kia tiến lên. Ở Ấn Độ, Đảng Cộng sản có vai trò rất mờ nhạt và hòa vào sự đấu tranh của Đảng Quốc đại. Ở Việt Nam, giai cấp tư sản mà đại diện là Việt Nam Quốc dân Đảng đã không còn vai trò và bị thất bại, trong khi đó thì Đảng Cộng sản cũng ra đời đúng lúc và đảm nhận sứ mệnh lịch sử dẫn dắt dân tộc giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng, giành độc lập tự do. Như vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau có những đặc điểm khác nhau trong tiến trình thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc riêng biệt. Điều đó do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử và thời đại, cũng như nguyên nhân khách quan và chủ quan hay nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của quốc gia đó quy định. Không có một mô hình nào làm kiểu mẫu để áp đặt các dân tộc khác (trong thời đại lúc bấy giờ con đường cách mạng vô sản đang phát triển rầm rộ nhưng không phải đất nước nào cũng đi theo Cách mạng Mười). Tóm lại, con đường đi đến độc lập của các dân tộc không giống nhau. Mỗi dân tộc đều có hướng lựa chọn thích hợp cho mình để đi đến đích cuối cùng là độc lập dân tộc, giành lại quyền dân chủ dân tộc. KẾT LUẬN Trải qua hơn một thế kỷ đấu tranh chống bọn phong kiến phản động và bọn thực dân xâm lược, nhân dân Trung Quốc đã giành được thắng lợi vẻ vang và đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội xã hội chủ nghĩa bằng cuộc nội chiến cách mạng năm 1949. Suốt tiến trình lịch sử đó, cách mạng Trung Quốc luôn thể hiển những bước thăng trầm của mình, trong mỗi phong trào luôn mang yếu tố thành công nhưng do sự sa đọa của giai cấp lãnh đạo khi giành được chính quyền hay do sự phản bội của nhà nước phong kiến trung ương (Thái bình thiên quốc) nên phong trào dần đi đến riệu rã và lần lượt thất bại. Điều đó, nó thể hiện sự yếu kém trong giai cấp lãnh đạo cả về năng lực cũng như sự lạc hậu về hệ tư tưởng đương thời dẫn đến các phong trào cứu nước lúc đầu đều đi đến thất bại. Mãi đến khi cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nó mở ra con đường cứu nước mới cho lịch sử dân tộc Trung Quốc nói riêng cũng như toàn thể các dân tộc bị áp bức trên thế giới nói chung trong đó có Việt Nam ta, đó là con đường cách mạng vô sản, con đường đưa giai cấp vô sản và toàn thể nhân dân lao động bị áp bức bóc lột bước lên vũ đài chính trị của thế giới, xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ, văn minh theo đúng nghĩa của nó mà cách mạng Trung Quốc cũng như Việt Nam đã làm được, nó chứng minh lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin bằng thực tiễn và sự kết thừa đúng đắn tinh hoa của cách mạng tháng Mười. Thành công của cách mạng Trung Quốc thật sự xứng đáng là hình ảnh thu nhỏ của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á bởi nó trải qua tất cả các xu hướng cứu nước ở Châu Á từ ý thức hệ phong kiến đến hệ tư tưởng dân chủ tư sản và cuối cùng là con đường cách mạng vô sản – con đường cách mạng phù hợp và đem lại thắng lợi cho cách mạng Trung Hoa, đánh dấu một thời kỳ vàng son trong lịch sử cách mạng dân tộc Trung Quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCon đường giai phóng dân tộc tiêu biểu ở Trung Quốc từ thế kỷ XIX đến năm 1949.doc
Luận văn liên quan