Con người và không gian của truyện ngắn Sơn Nam

Không gian sông nước và miệt vườn thân thuộc và gần gũi trong các truyện ngắn của Sơn Nam đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. Làm được điều đó, chính tâm hồn nhà văn đã có sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ thiêng liêng, với nơi mình sinh ra lớn lên, bao gồm cả những điều tưởng như vụn vặt, tầm thường nhất như giọng nói, món ăn, nước uống, cỏ cây. Nhận xét về điều này, Bình Nguyên Lộc, trong Lời tựa “Gốc cây, Cục đá & Ngôi sao” của Sơn Nam, 1969 đã viết: “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới của các cao ốc và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây [có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay], và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ”.

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4886 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Con người và không gian của truyện ngắn Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sậy mọc um tùm, sớm thì chim kêu, chiều thì vượn hú. Thỉnh thoảng có người bảo rằng đêm khuya nghe tiếng cọp rống. Bà Hai [Cô Út về rừng] nhất định không chịu gả con về xứ Cạnh Đền xa xôi bởi lẽ bà sợ con gái mình muỗi cắn bỏ thây không về được nhưng thực chất, Cô Út không bị bỏ thây vì muỗi cắn mà một mặt do cuộc sống bộn bề vất vả, mặt khác, từ Cạnh Đền - Rạch Giá ngược về Rạch Bình Thủy - Cần Thơ [quê hương Cô] đường đi xa xôi, heo hút, cách trở, phải vượt qua sông Cái lớn, qua nhiều cánh rừng già… lần hồi cô trở thành đứa con bất hiếu. Cũng vì dân cư thưa thớt, rừng rậm âm u, đồng không mông quạnh mà người mua bán phải chở đi thật xa, băng qua nhiều cánh đồng, những cánh rừng, “lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn đẩy xuồng củi xuyên qua rừng tràm hằng năm ba cây số. Đêm hôm tăm tối, họ phải nhìn hướng sao trên trời mà đi, lắm khi lạc đàng trở về xóm cũ, chờ ngày khác ”. Ấy là chưa kể đến những khó khăn vào mùa hạn. Vì “qua mùa hạn, buôn bán lậu thuế như vậy phải vác củi đi qua những khu rừng nổi tiếng có rắn và cọp” [Cô Út về rừng, Hương rừng Cà Mau, tập 2 ]. Môi trường nơi đây hoàn toàn xa lạ và bí ấn đối với con người. Thú dữ trên rừng, cá sấu dưới sông và bao nhiêu những khó khăn khác đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người, đồng thời cũng thách thức lòng can đảm, ý chí và nghị lực của họ. Không gian hoang dã trong truyện ngắn Sơn Nam đồng thời là một không gian kì thú đầy mê hoặc. Trong Tháng Chạp chim về, Sơn Nam cho biết: “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho… Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr. 209]. Kể về sự giàu có của đặc sản rừng, nhà văn đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chẳng hạn chuyện “U Minh Thượng thiếu gì trăn. Đến mùa, trăn đực và trăn cái hội lại, mê man hưởng phút trăng mật. Mình gặp quả tang, bắt trọn gói dễ dàng. Da trăn lột bán rất mắc, họ xuất cảng để làm bóp đầm, dây nịt” [Một chuyện khó tin] [Biển cỏ MT, tr.137 ]. Hay rừng miền Đông với cảnh “Rắn rít, chồn đèn, chuột, chim cúm núm và dân làng… ai muốn làm gì thì làm, tự do”, chưa kể “Rùa vàng, rùa quạ, rùa hôi, rùa nắp, rùa sen đủ loại” [Cấm bắt rùa] [Biển cỏ MT, tr.12-13]. Chuyện “hát bội là cách giải trí độc nhất của người đi khai phá đất mới”, và cái kiểu rạp hát cất trên sông giữa vùng cọp beo thật ly kỳ, hy hữu: “Ai muốn coi cứ việc bơi xuồng vô vòng rào nọ.. Cọp phải bơ vơ ngồi trên rạch, sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng. Trong này, mình ngồi trên xuồng mà coi sáng đêm ăn thua. Tuồng Tàu dài lắm” [Hát bội giữa rừng, tr.207-208 ]. Ở những truyện như Hát bội giữa rừng, Hết thời oanh liệt, ông đi xa hơn khi đưa độc giả trở về cái thuở mảnh đất miền Tây Nam Bộ “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” , thậm chí có khi “cọp ta đi dạo xuống bãi sông để tìm mồi, rủi bị kẹt đuôi trong bụi dừa nước… Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành dám bỏ rừng sâu, bén mảng đến các xóm nhà sát mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt”. Truyện [Hai cõi U Minh, ] [tập Biển cỏ Miền Tây], Sơn Nam tả cảnh ông Cai Thoại cùng anh em làm nghề đốn củi, ăn ong góp sức khẩn hoang vùng U Minh Thượng. Thời ấy, “hễ đói quá, cọp phải ăn thịt người”. Vì “con người chạy chậm dễ rượt theo, ở chỗ rậm rạp; heo rừng và nai thì nhanh chân hơn” . Vậy mà con người vẫn quyết tâm tiến vô rừng chứ không phải chạy lui, vì lẽ “thà ở với cọp còn hơn ở với Tổng Bá” [Biển cỏ Miền Tây, tr.69-73]. Trong ấn tượng của Sơn Nam, đây là xứ sở “chạy dài tới chân trời một vùng trời đất bao la không bến không bờ, ở nơi đó màu xanh của cỏ dại của lúa nối tiếp nhau khó phân biệt đâu là ruộng đâu là đất” [Vọc nước giỡn trăng, ]. Những loại cây cỏ đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long như: đước, vẹt, mắm, tràm, cóc kèn, ô rô, điên điển, lục bình,… như cùng nhau ùa vào những truyện ngắn của Sơn Nam với một vẻ đẹp vốn có của tự nhiên. Trong truyện ngắn Chuyện rừng tràm, Sơn Nam viết: “Trên mặt nước từng chiếc lá tràm bay lả tả như bươm bướm mỏi cánh, đáp nhẹ xuống mặt nước như từ trong ngọn rạch chui ra” hay “bên bờ sông im lìm, mặt nước thẫn thờ,…bông vừng buông thõng xuống từng xâu chuỗi hường chen lấn nối tiếp nhau như bức mành mành”. Khi đọc truyện ngắn Hương rừng, cái gợi lại cho người đọc không chỉ là một câu chuyện thấm đậm tình người mà còn là một ấn tượng sâu sắc về cảnh sắc rừng tràm U Minh: “Hương rừng ngào ngạt, mùi hương xa lạ nhưng rất quen thuộc. Thằng Kìm hít mạnh để hửi cho kỹ, để nớ rõ nhưng mãi không ra. Chợt ngẩng đầu lên, nó trố mắt. Rừng cơ hồ không còn chiếc lá nào cả. Trên hàng vạn nhánh to nhánh nhỏ, bàn tay thần nào rắc hằng hà sa số đợt bông gòn, không phải riêng trước mặt mà khắp các tứ phía…. Bông kết oằn sai, mịn màng, trắng tuyết; đài, cánh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt”. Trước cảnh tượng đẹp đẽ ấy, bản thân nhà văn như đã quên đi ý nghĩa của chốn U Minh xa xôi, âm u và hẻo lánh này và chợt nhận ra: “rừng sáng lạng, ai dám nói là rừng âm u”. Ấn tượng về thiên nhiên Nam Bộ trong mùa bông tràm nở trắng sông nước đã lưu lại trong trí nhớ của người đọc như một thứ xúc cảm thẩm mỹ đẹp đẽ. Gần gũi, gắn bó với thiên nhiên nên Sơn Nam đã thấy được rằng mặc dù rừng là nơi đe doạ tính mạng con người nhưng đó cũng là nơi đã nuôi sống con người. Những rừng tràm, rừng đước, rừng mắm mọc đầy bãi biển là nguồn lợi lớn giúp cho con người có thể khai thác gỗ quí làm nhà, làm xuồng… phục vụ đời sống. Rừng còn cung cấp cho con người bao nhiêu lâm sản quí giá, bao nhiêu loại thượng cầm hạ thú khác. Đó là thế giới của những rắn, rùa, ong mật… Ông đã dựng lại nhiều hình ảnh của những buổi ăn ong, bắt rùa, rắn rất thú vị [Cái tổ ong, Con rắn ri voi, Tháng chạp chim về …]. Đặc tả khung cảnh núi rừng hoang dã trong mối quan hệ với cuộc sống con người, dụng ý nhà văn đôi khi nhằm đối lập với nền văn minh vật chất. Ở đó, những người nông dân sống “nền “văn minh thảo mộc”, nhà cửa, giường chiếu, bàn ghế, ghe thuyền đều bằng nguyên liệu cây cỏ, chế biến ra” và “chưa chịu ảnh hưởng của văn minh Tây phương” [Một chuyện khó tin ]. Truyện ngắn của Sơn Nam, trước hết là một sự hoài niệm về vùng đất phương Nam xa xôi. Ký ức về một vùng quê hoang sơ, dữ dội, nhưng cũng đầy sức quyến rũ đã in đậm trong từng trang viết của ông. Không giống với hình ảnh Nam bộ qua tác phẩm của những người đi trước, người cùng thời và cả những cây bút trẻ miền Tây sau này, Sơn Nam đã khai thác mảng đề tài về thiên nhiên và con người Nam bộ thời đi “khai thiên lập địa” bằng một cảm hứng nhất quán và say sưa. Cảm nhận được vẻ đẹp nguyên sơ, vốn có của quê hương, ông đã thâu tóm những hình ảnh ấy vào trong sáng tác của mình như sợ chúng sẽ bị thời gian mai một. 3.1.2. Không gian đầm lầy Không gian đầm lầy là một kiểu không gian xuất hiện phổ biến trong truyện ngắn của Sơn Nam, thể hiện sự hoang dã, hung dữ của tự nhiên, đồng thời qua đó nhấn mạnh tính cách gan dạ, dũng cảm, phóng khoáng và nhân hậu của người nông dân Nam bộ. Trong kiểu không gian đầm lầy, nhà văn thường chú ý miêu tả loài vật đặc trưng: cá sấu. Không kém gì loài thú dữ trên rừng, cá sấu thường đập đuôi nhận chìm xuồng qua lại để ăn thịt người. Có người thấy sấu đi có cặp, thứ sấu đã sống hàng trăm năm, nước mặn đóng trên da nó một lớp dày sáng chói lên như nước biển đêm có trăng. Có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầm sấu, Lưng sấu, Bàu sấu… nhiều người sợ không dám đi qua nơi này . Bắt sấu rừng U minh Hạ, Con sấu cuối cùng, Sông Gành Hào là những tác phẩm được tác giả tái hiện một cách sinh động sự ngự trị của chúng. Trong Con sấu cuối cùng tác giả đã kể lại một thảm cảnh xảy ra trong gia đình ông cai tổng Hy, hôm con trai út ông cưới vợ. Hôm ấy, sấu đã cản mũi ghe. Bà con hai họ kêu la “ỏm tỏi”, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe cô dâu chú rể. “Ai nấy đều trở về bình yên còn cô dâu thì mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời lần cuối cùng, đầu mình đều khuất dưới mặt nước xao động trong miệng sấu ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.11]. Một lần khác ở sông Gành Hào sấu đập đuôi nhận chiếc xuồng của hai mẹ con nhà kia, mẹ mất xác còn đứa con gái bị táp cụt chân. Hôm khác, sấu nổi lên táp cô gái đang ngồi rửa chén rồi rinh luôn cái cầu thang. Chẳng những ăn thịt người, đập đuôi nhận ghe dưới sông, sấu còn “ngỏng mỏ vô hàng rào” để xem hát bội với con người. Ông kỳ lão ra lịnh gióng phèng la sấu mới lặn mất [Hát bội giữa rừng]. Ranh giới giữa sự sống và cái chết của con người rất mong manh. “Hùm tha sấu bắt ” là lời nguyền rủa nhưng cũng là lời tiếc thương cho những người không may, xấu số đã bỏ mạng trên bước đườ ng chinh phục thiên nhiên. Trong những trang viết của Sơn Nam có lẽ sấu là loài đáng sợ hơn cọp, chúng lộng hành không kém gì các vị “ chúa tể rừng xanh”. Chúng đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho con người. Dù đã nghe nhiều, biết nhiều qua những giai thoại về sấu ăn thịt người nhưng qua Hương rừng Cà Mau, tác giả vẫn để lại cho người đọc những dấu ấn đậm nét. Bài thơ gọi hồn trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã thể hiện được điều đó. “Hồn ở đâu đây? Hồn ơi! Hồn hỡi! Xa cây xa cối, Đầu bãi cuối gành, Hùm tha, sấu bắt, Bởi vì thắt ngặt, Manh áo chén cơm, U Minh đỏ ngòm Rừng tràm xanh biếc! Ta thương ta tiếc, Lập đàn giải oan… [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.87] Chỉ vì chén cơm manh áo mà họ đã thác oan. Giọng điệu bài thơ bi ai như một tiếng khóc cho bao linh hồn oan nghiệt đang lang thang nơi “đầu bãi cuối gành”, như một lời cầu siêu cho bao linh hồn chết. Sấu đã từng gây ra bao nhiêu tai họa thảm thương cho dân làng và trong Hương rừng Cà Mau nó vẫn đang tiếp tục hoành hành, đe dọa mạng sống của họ. Thiên nhiên Nam bộ luôn được Sơn Nam đặt trong không gian rộng, đối lập với sự nhỏ bé của con người. Nơi thì rừng rậm mênh mông, nơi thì đầm lầy hoang dã, tạo thành một bức tranh hoang vu mà hoành tráng. Vì thế, đọc Sơn Nam như được sống lại những giây phút “hãi hùng” nhưng cũng không kém phần thú vị. 3.2. Không gian sông nước miệt vườn thân thiện và gần gũi 3.2.1. Không gian sông nước  Về mặt tự nhiên, Nam bộ là vùng đất với những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù như thế nên có thể thấy trong sinh hoạt đi lại của người dân người Nam bộ, nhất là ở những vùng quê nông thôn chủ yếu là ghe, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng… Những yếu tố này đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng và miêu tả hiện thực và con người trong truyện ngắn của Sơn Nam. Người đọc dễ dàng bắt gặp mọi sinh hoạt và đời sống của con người đều mang dấu ấn của vùng đất phù sa sông nước như: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông, con đò, ... Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông. Vì vậy, dấu ấn “văn minh sông nước” đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây. Quê hương của Sơn Nam cũng là quê hương của những con kinh, con rạch chằng chịt. Có thể nói, hình tượng sông rạch Nam Bộ là điều không thể thiếu trong truyện ngắn của Sơn Nam. Nó như gắn bó máu thịt với ông từ thuở lọt lòng. Tuổi thơ của Sơn Nam ngoài việc gắn với cánh rừng bạt ngàn của vùng U Minh, còn gắn với sông rạch chằng chịt của vùng đất phía Nam Tổ quốc. Chính hoàn cảnh đó, yếu tố sông rạch xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông. Các sự kiện trong truyện ngắn của Sơn Nam xảy ra trong một thời gian, không gian nào đó luôn kèm theo những địa danh cụ thể. Nào là hòn Cổ Tron, rạch Thuồng Luồng, vùng Xẻo Bần, hòn Tre, hòn Sơn Rái, rạch Cái Cau, kinh xáng Lái Hiếu... Chỉ thống kê trong ba tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2, tập 3, tần số các nhóm từ miêu tả sự vận động của dòng nước và nhóm từ định danh cho các dòng nước lên đến 45 lần. Đặc biệt, hình tượng sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam xuất hiện như là một cách ứng xử của con người trước tự nhiên. Đó là khi sông rạch mang đến cho con người những nguồn lợi thủy hải sản thì con người tận dụng thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình. Và khi sông rạch gây khó khăn cho con người thì con người ở đây cũng có cách ứng xử linh hoạt trước những khó khăn do thiên nhiên gây ra. Yếu tố sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam còn gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của những tiền nhân thời mở đất. Trước hết, không gian sông nước đã tác động không nhỏ đến các sinh hoạt trong đời sống thường ngày của họ. Chiếc xuồng vừa là mái nhà vừa là phương tiện để di chuyển, phương tiện để kiếm sống. Cô Bảy từ miệt Cần Thơ xuống con rạch Cái Mau để gặt lúa mướn, về sau cô làm nghề chèo đò đưa khách qua sông, ban đêm bán bánh bò cho ghe xuồng qua lại. Ở con rạch Cái Mau dân chúng ai cũng biết đến cô nhờ giọng hát “xa lạ nhưng lại quen thân và ấm áp” [Con Bảy đưa đò, tr.236]. Mẹ con cô Hồng lênh đênh trên sông nước cùng Hai Tỵ vớt những con cá chết dại mang về tận xứ Cần Thơ làm khô, làm mắm [Con cá chết dại]. Ở con rạch Thuồng Luồng cha con ông Năm Điền, thầy Hai Rắn nổi tiếng nhờ những bài thuốc trị rắn cắn. Tình cảm của con Lài, thằng Lợi cũng nảy nở khi chúng gặp gỡ nhau trên chiếc xuồng giữa ngọn rạch nước trôi lờ đờ [Cây huê xà]. Hai Cần phải dùng xuồng vượt qua những khúc sông nguy hiểm, vẹt hàng ngàn giề lục bình để hỏi đến vợ ở nơi “gạo trắng nước trong” [Vẹt lục bình]. Đám cưới thằng con trai út nhà ông cai tổng Hy cũng dùng xuồng để đón dâu. Đoàn ghe rước dâu nối đuôi nhau chạy dài cả con sông Ngã Ba Đình [Con sấu cuối cùng],… Có thể nói khung cảnh sông nước là môi trường chính để cư dân đồng bằng sông Cửu Long đi lại, kiếm sống và tổ chức các hoạt động xã hội khác. Vì vậy, có thể nói, tận dụng những nguồn lợi từ sông rạch là một thể ứng xử trước thiên nhiên của con người rất tiêu biểu trong truyện ngắn Sơn Nam. Ở Con cá chết dại, Sơn Nam cho ta thấy một con rạch nhỏ ở miệt Rạch Giá có cá nhiều vô kể: “Dưới rạch. Nước gần cạn. Cá lóc táp mồi nghe đùng đùng. Xứ này nhiều cá hơn mức tưởng tượng của nàng. Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy vũng cạn, khỏi tốn tiền. Dưới ánh trăng, cá đua nhau đớp bọt như nồi cơm đang sôi”. Cá quả là nhiều vô kể. Nhưng đôi khi không cần phải siêng năng, mà chỉ cần nắm được qui luật của thiên nhiên, tận dụng được quy luật đó thì con người không phải hao tốn nhiều công sức mà vẫn có nguồn lợi lớn. Điều này đã được Hai Tỵ chứng minh cho Hồng thấy trong truyện ngắn vừa kể trên. Đó là Hồng và Huệ- con Hồng, cứ việc bơi xuồng cập hai bên bờ thấy cá nổi là cứ vớt lên. Bởi Hai Tỵ nắm được quy luật của thiên nhiên và tận dụng tốt quy luật ấy. Đó là lúc cá nước ngọt gặp luồng nước mặn từ ngoài biển chảy tràn vào xối xả, chúng chạy không kịp, cay mắt nên nổi lờ đờ trên mặt nước. Tận dụng môi trường thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là môi trường sông nước, Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng lò bom đã nghĩ ra cách làm ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom Mà Ca. Làm lúa kiểu này đỡ phải tốn thời gian. Từ ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch chỉ tốn có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn: “Tư Cồ đứng trên mặt đất- tức là đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước. Cỏ nổi lên từng về [Hương rừng Cà Mau, tr.177] Cỏ bị chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng”. Rõ ràng Tư Cồ đã làm được những chuyện mà người Pháp phải chịu thua, vì Tư Cồ đã tận dụng được môi trường sông nước ở đây. Còn Pháp thì cho rằng vùng này ngập lụt, khó khăn, muỗi mòng. Con người trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết còn là sự hòa mình với thiên nhiên, hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất. Nam bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các loài cá tôm trú ngụ và sinh sản. Song, để khai thác các loài cá tôm này cho hiệu quả, con người ở đây bằng kinh nghiệm của mình, đã nắm được đặc tính của thiên nhiên, quy luật của dòng chảy nên họ thường đánh bắt cá tôm đạt năng suất cao. Ở Người mù giăng câu, Sơn Nam cho ta thấy rõ, một ông già tuy mắt bị mù nhưng câu vẫn được nhiều cá. Ấy là bởi ông nắm được đặc tính của thiên nhiên, qui luật của dòng sông, đặc điểm của các loài cá: “Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ. Rạch nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ cá chỉ ăn một lần”. Do nắm được quy luật như vậy nên ông già này tuy mù nhưng giăng câu vẫn có cá. Không những thế, ông còn biết cả đặc tính của từng loài cá. Cá đi ăn vào lúc nào, đối với từng loài cá đều có cách đánh bắt khác nhau. Đó là cách tận dụng môi trường thiên nhiên một cách khéo léo của người dân Nam bộ. Hình tượng sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường thiên nhiên thuận lợi cho con người mà đôi khi nó cũng gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống người dân nơi đây, nhất là lúc nước lên, ngập lụt cánh đồng. Lúc ấy, con người Nam bộ muốn có cuộc sống yên ổn đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự nhiên, hoặc nương vào tự nhiên để sống. Trong Một cuộc biển dâu, Sơn Nam miêu tả một cánh đồng ngập tràn nước. Nước mênh mông, nước dậy đùng đùng, nước ngập lênh láng, đến nỗi, con người chết không có chỗ chôn. Trong cảnh ngộ đó, con người Nam bộ ứng xử với sông nước bằng cách bó xác người chết lại, neo ở đáy ruộng. Đợi nước giựt mới hốt xương đem chôn: “Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến ở tận chơn trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.13]. Đó là cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh nước ngập lụt. Mỗi khó khăn do sông rạch mang lại, con người lại có một cách đối phó khác nhau. Trong Tình nghĩa Giáo khoa thư, khi chèo ghe, gặp đường nước hẹp, con người lại có cách ứng xử khác. Đó là chèo trên đất khô chứ không chèo dưới nước, để xuồng lướt đi nhanh hơn: “Con rạch thâu hẹp lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầy sóng gió. Anh chèo một chèo, nghiêng mình bên hữu. Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp vừa đủ lọt bề ngang” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.261]. Ở đây, Sơn Nam lại cho ta thấy một cách ứng xử khôn ngoan nữa của con người Nam bộ trước môi trường sông nước. Sông rạch hẹp thì khó chèo, cho nên con người mới nghĩ ra cách chèo trên đất. Cũng trong truyện ngắn này, Sơn Nam còn cho ta thấy, khi nước cạn queo, không chèo được, con người đã nghĩ ra cách, buộc ghe vào trâu cho trâu kéo. Lúc ấy, ghe đi nhanh như cộ kéo lúa. Và có những lúc, chèo xuồng gặp cơn gió ngược, để hạn chế sức lực, con người lại có một cách ứng xử khác. Trong truyện ngắn Vẹt lục bình, ta thấy Điệu và lão Ngượt chèo xuồng gặp cơn gió ngược. Điệu cố gắng chèo nhưng xuồng dường như chỉ dừng lại một chỗ, do sức gió cản lại: “Gió thổi mỗi lúc càng mạnh, nước chảy xuôi nhưng gió ngược. Trên sông Cái Lớn, sóng dấy lên, bỏ vòi, bọt trắng xóa, như ngoài biển khơi [.Biển cỏ Mi ền Tây, tr.257-258..] Mỗi mái chèo có thể đưa chiếc xuồng lướt tới năm bảy thước, nhờ nước xuôi, nhưng sức gió cản lại quá mạnh, mặt nước ghồ ghề, đôi khi sóng đập mạnh vào mũi xuồng [Biển cỏ Mi ền Tây, tr.258] chiếc xuồng như dừng một chỗ”. Trong hoàn cảnh này, lão Ngượt đã nghĩ ra cách: lựa cây bần to, rồi cột mũi xuồng vào gốc bần, bần trôi đi thì kéo theo chiếc xuồng, khỏi phải chèo chống, chỉ cần cầm lái thôi: “ [Biển cỏ Miền Tây,tr.258-259] gặp nước xuôi mà gió ngược thì ta “chạy buồm dưới nước”. Cây bần này trôi, kéo chiếc xuồng, nó là một cánh buồm”[ Biển cỏ Miền Tây, tr.259.]. Rõ ràng đây là một cách ứng xử hết sức linh hoạt của con người trước môi trường sông nước. Đó còn là kinh nghiệm rút ra từ thực tế của anh Tư Én làm nghề nhổ bàng ở Xóm Sóc Xoài, Hòn Đất [Ông Bang cà ròn]. Không gian sông nước còn là không gian mưu sinh của con người. Trong truyện ngắn Mùa len trâu, không gian này chiếm một vị trí quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của truyện. Con trâu vốn là cả một gia tài của người nông dân, mỗi năm vào mùa nước nổi nhà nhà lại phải gửi trâu đến vùng Bảy Núi, Ba Thê để tránh nước. Cảnh len trâu hiện lên trước mắt bạn đọc với số lượng đôi ba trăm con, đen đầu, đặc nước giống như hồi thiên hạ trời đất sơ khai, càn khôn hỗn độn. Nhìn từ phía chân trời có thể thấy vô số con trâu đang lặn hụp thành từng đàn dưới mặt nước. Sơn Nam viết “Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi thở trâu khì khì như cây rừng nổi gió. Hàng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lễu nhô lên bộ mặt ngơ ngác ba góc, giống hệt như những trái ấu khổng lồ” [Một cuộc biển dâu, tr.15]. Hết mùa, những tằn khạo [người cai thầu] đem trâu về trả cho chủ cũ và lãnh công có khi bằng tiền, có khi bằng lúa gạo. Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Sơn Nam bởi lẽ nó không chỉ nêu bật lên những nét đặc trưng của khu vực từ khí hậu, địa hình, ngành nghề, mà còn giúp ta thấy được cách nhìn nhận sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời. Không gian sông rạch Nam bộ ngoài việc thể hiện cách ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, nó còn là yếu tố truyền tải nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Đối với văn hoá tinh thần, nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Môi trường đó trong nhiều trường hợp cũng chính là môi trường diễn xướng dân ca [ví dụ hò chèo ghe]. Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.Chính điều kiện sông rạch chằng chịt như thế mà nó nảy sinh ra các điệu hò đối đáp, hò chèo ghe, hò cấy lúa...Những câu hò huê tình trong truyện Con bảy đưa đò mang tâm tình của cư dân vùng sông nước làm sống lại không khí lễ hội, tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước mênh mông. Trên khung cảnh thiên nhiên, con người chọn lối hát huê tình để bộc lộ tâm trạng của mình. Đây có lẽ là hình thức hát bình dân và phổ biến nhất ở miền sông nước Cửu Long. Trên khúc sông vắng, trong đêm tối tiếng hò huê tình của con Bảy đưa đò và chàng trai xứ Bình Thủy thật ngang tài ngang sức. Tiếng hát và lời đối đáp thông minh, lanh lẹ mà rất tình nghĩa đã làm nảy sinh những tình cảm đẹp đẽ giữa những đôi trai gái với nhau .Hò đối đáp trên sông nước là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Nam bộ thuở xưa. Thể hiện điều này trong truyện ngắn của mình, Sơn Nam cũng nhằm tái hiện cái hồn văn hóa tinh thần của cha ông thời mở đất. Họ lao động mệt nhọc để biến vùng đất hoang vu thành tài nguyên trù phú phục vụ cho cuộc sống của mình. Đồng thời họ cũng nghỉ ngơi, đàn ca hò hát để tái tạo sức lao động của mình. Và đôi khi, những buổi hò đối đáp đó đã giúp họ nên duyên với nhau. Nét sinh hoạt văn hóa tinh thần này ta còn bắt gặp ở các truyện ngắn: Hát bội giữa rừng, Vọc nước giỡn trăng, Ngó lên sở thượng. Là nhà văn của sông nước miền Nam, tác phẩm của ông không chỉ khai thác văn hóa sông nước Nam Bộ làm đề tài, bối cảnh dựng truyện mà còn thể hiện rất đặc thù ngôn ngữ, nhận thức và cách ứng xử của người miền Nam trong môi trường và cuộc sống sông nước. Đọc “Mùa “len” trâu”, “Một cuộc biển dâu”, “Bắt sấu rừng U Minh hạ”, “Con Bảy đưa đò”… của Sơn Nam sẽ nhận ra cá tính người miền Nam trọng nghĩa, hào sảng, dễ dãi… thể hiện trong sự gắn kết với nước: ruộng ngập nước, trồng lúa nước, tôm cá rắn rùa… là thức ăn có sẵn dưới nước, nhà trên nước, chợ trên nước, đi lại trên nước bằng ghe, xuồng, coi hát trên nước, đua ghe trên sông, nhân duyên trên nước; thậm chí con trâu, con chuột cũng biết bơi và người chết vào mùa nước thì đành an táng bằng cách dìm xác dưới nước… Một cuộc biển dâu là một câu chuyện gây được sự xúc động về tình người. Người dân trong vùng đã tìm ra cách ứng xử phù hợp khi mùa nước lụt tràn về từ đó họ vẫn có thể tồn tại thậm chí còn có thể dựa vào thiên nhiên mà sống. Khi mùa nước nổi về, nước ngập tràn trên những cánh đồng lúa bao la rộng lớn, những con đường làng. Đâu đâu cũng toàn là nước, đến nỗi cha thằng Kìm chết mà xác phải neo trên cây chờ cho nước giựt xuống mới có thể đem chôn. Phương tiện đi lại và sinh hoạt duy nhất của con người trong hoàn cảnh ấy là chiếc xuồng. Lần đầu tiên thằng Kìm theo cha đến xứ này nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, những người đã quen với hoàn cảnh sống khắc nghiệt ở nơi đây như vợ chồng ông Hai Tích đã cưu mang, giúp đỡ nó vượt qua lúc khó khăn gian khổ với một triết lý sống thật bình dị. Họ hiểu rằng chỉ có người nghèo mới đặt chân đến xứ này vì thế con người cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau để cùng tồn tại. 3.2.2. Không gian miệt vườn Sơn Nam chuyên khai thác về đề tài con người và đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long, hay nói cách khác là miệt vườn. Miệt vườn- một vùng đất rộng lớn, phì nhiêu với những nét văn hóa dân gian pha trộn giữa các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, tạo nên nền văn hóa vô cùng phong phú, đặc sắc. Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của cư dân người Việt ở Nam bộ, dưới tác động của thiên nhiên, con người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên. Lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của những người mở đất. Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long được tập trung lại với nhau thành không gian rộng lớn với những vườn cây trái xanh mướt quanh năm trĩu quả. Sự ra đời của miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hóa, thể hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người đối với thiên nhiên. Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn là “những vùng cao ráo có vườn cam, vườn quýt”, “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông Hậu. Từ lâu, miền Tây Nam bộ đã nổi tiếng là xứ sở xanh tươi, trù phú. Thiên nhiên nhiệt đới ưu đãi tạo nên những đặc điểm văn hóa miệt vườn vô cùng hấp dẫn. Ở miệt vườn, lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của người dân nơi đây với ý thức cải tạo tự nhiên, phục vụ đời sống con người. Một trong những yếu tố khiến truyện ngắn của Sơn Nam hấp dẫn người đọc bởi cách nhà văn đã dày công dựng lên một bức tranh thiên nhiên cảnh vật với màu sắc hiền hòa, với vẻ đẹp trù phú mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây. Sơn Nam đã viết với tất cả sự say sưa và lòng tự hào của một người con Nam Bộ. “Khách đi đường ngỡ mình lạc lối trong hang, thứ hang thiên nhiên, bất tận. Có tiếng vượn hú. Từ bên này con vượn bồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu mình sang nhánh ở bờ bên kia để hái trái vừng. Trái quá chát, vỏ quá dày, vượn nhăn mặt, bực tức ném mạnh. Trái vừng sa vào giữa lưới nhện giăng hờ, lơ lửng. Lưới lung linh không đứt hẳn; con nhện hoảng hốt thả sợi tơ dài sa xuống. Chợt thấy mặt nước, nó toan rút trở lên. Nhưng trễ quá rồi! Con cá bông phóng mỏ theo táp mạnh. Thằng Kìm ngỡ đó là con trăn.” [Hương rừng, tr.271] “Cá lớn bằng cây cột nhà. Vẩy xanh, vẩy trắng thêu từng vòng ngời lên khắp thân mình. No mồi, cá lặn sát đáy, lội nhanh. Bầy cá con di chuyển theo mẹ, hàng trăm con lấm tấm như rắc cườm đầy mặt nước, mất dạng trong bóng mát đằng kia. Bờ sông im lìm, mặt nước thẩn thờ trả lại bóng dáng của cây chồi mọc sát mé bãi: bông vừng buông thả xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn, nối tiếp nhau như bức mành mành. Nhánh vừng khô cằn, lá vàng rụng như mất hẳn. Đôi đọt non nhú lên, mỏng mịn, chưa nhuốm được màu xanh vì thiếu nắng; ở xa trông như những cánh bướm khổng lồ đang phập phồng, ngứa ngáy, chưa đậu yên chỗ là đã muốn bay” [Hương rừng, tr.271-272]. Một cảm giác ngỡ ngàng và vô cùng thích thú đã đọng lại trong lòng người đọc bởi trước mặt họ là một bức tranh thiên nhiên thật ấn tượng và đặc sắc. Cách viết của Sơn Nam đã giúp người đọc hình dung ra mảnh đất phương Nam hiền hòa với những cảnh sắc thật đẹp và yên bình. Đoạn văn sau miêu tả cảnh thanh bình vào thời điểm đầu tháng giêng ở một ngọn rạch: “Tháng Giêng, buổi chiều thật êm ả, nếu quên đi chuyện muỗi mòng. Mùi lúa chín từ đồng khơi đưa về nồng ấm. Nước giựt xuống thấp, cây rừng bày gốc rễ trông cao lớn hơn mọi lần. Mớ lá khô nằm đó, vàng sẫm như lót đường cho chim cò, rùa rắn. Ngọn rau muống từ giã bờ rạch, bò lên mé rừng, dây ốm tong teo nhưng dẻo dai, lá nhỏ cuốn tròn bên mấy chùm bông tím đang rũ xuống, kết trái, thứ trái nhỏ tròn như cái nút áo. Bươm bướm bay tung tăng đậu trên đó” [Biển cỏ Miền Tây, Vọc nước giỡn trăng, tr.271]. Nhà văn đã cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc về hình ảnh thiên nhiên Nam Bộ thật đẹp, thật hiền hòa gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người nơi đây. Truyện ngắn Sơn Nam đã đưa người đọc qua nhiều vùng khác nhau của quê hương mình và dường như qua mỗi nơi nhà văn đều dừng lại để giới thiệu, để giải thích cho bạn đọc hiểu rõ hơn. Ông đưa người đọc đến với những sân chim nổi tiếng, đi qua những khu rừng tràm rừng đước bát ngát, đến với những cánh đồng lúa xanh rì, và những bãi biển đầy nắng và gió. Viết về Nam Bộ là để giới thiệu về chính quê hương xứ sở của mình và là để cho người nơi khác hiểu hơn về quê hương mình. Giống như công việc của một nhà nhiếp ảnh, Sơn Nam đã mang lại cho người đọc một bộ sưu tập đắt giá về một miền Tây giàu và đẹp, nguyên sơ và đầy sức hấp dẫn. Mỗi bức tranh là một hình ảnh vô cùng sống động. Tất cả tạo thành một tổng thể với lấp lánh những sắc màu, tràn đầy hương thơm, của quí. Ở đó có màu xanh bạt ngàn của rừng tràm, màu vàng của biển lúa, màu trắng xóa của biển nước mênh mông, màu đỏ sẫm của những dòng phù sa cùng với vô vàn những sắc màu khác của thế giới xung quanh. Ông đã đưa người đọc lướt nhẹ bàn chân trên quê hương Nam bộ bằng nghệ thuật ngôn từ. Với ông, đẹp nhất có lẽ là những đêm rừng trăng sáng, “đom đóm bay về đậu trên nhánh tràm như họp chợ phiên. Đến mùa hoa nở, hương thơm ngào ngạt, bông kết oằn sai, mịn màng trắng tuyết. Ông ví như có một bàn tay thần nào đó rắc lên hàng vạn nhánh to nhánh nhỏ hằng hà sa số đợt bôn g gòn… Từng đàn ong bay đi hút mật, muôn ngàn hũ mật ong của trời ban xuống cho trần gian còn treo lủng lẳng như mù sương trên nửa lừng đó ” [Hương rừng ]. Đó còn là vẻ đẹp của tự nhiên của những sân chim. Rừng U Minh là nơi qui tụ hàng chục sân chim lớn nhỏ. Nào là sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt, ấy là chưa kể sân ở ngoài rừng chưa ai đặt chân tới, từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông. Hàng vạn con chim bay về đây làm tổ tạo thành một thế giới náo nhiệt. Chúng sinh sôi nảy nở khắp cành cây mặt đất. Hình ảnh từng đàn chim đi tìm mồi từ Biển Hồ bay về bất ngờ bị những đàn bồ nông chực chờ tranh giành, cướp bóc tạo nên một trận chiến trên không đầy ấn tượng [Tháng chạp chim về]. Không gian sông nước và miệt vườn thân thuộc và gần gũi trong các truyện ngắn của Sơn Nam đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc. Làm được điều đó, chính tâm hồn nhà văn đã có sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ thiêng liêng, với nơi mình sinh ra lớn lên, bao gồm cả những điều tưởng như vụn vặt, tầm thường nhất như giọng nói, món ăn, nước uống, cỏ cây... Nhận xét về điều này, Bình Nguyên Lộc, trong Lời tựa “Gốc cây, Cục đá & Ngôi sao” của Sơn Nam, 1969 đã viết: “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới của các cao ốc và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây [có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay], và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ”. 3. 3. Không gian đô thị miền Nam xô bồ náo nhiệt Ở Sài Gòn và các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Con người chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế, văn hoá và lối sống hiện đại. Trong các trang văn của nhiều tác giả miền Nam, đô thị giai đoạn này hiện lên với không khí ngột ngạt, căng thẳng, con người tàn nhẫn, ích kỉ, các giá trị văn hóa bị đảo lộn bởi lối sống phương Tây. Ở đó, không ít kẻ giàu có nhưng ích kỷ, keo kiệt trước nỗi thống khổ của đồng loại [Áo vải tim vàng – Lê Vĩnh Hòa]; thậm chí “vơi cạn hết chất người”, phản bội nhau, người với người là sói [Ba con cáo – Bình Nguyên Lộc]. Lối sống thực dụng lên ngôi. Rất khó tìm đâu là thứ thiệt, vì mọi thứ đều có thể là đồ giả: nhan sắc giả, danh vị giả, giả nhân giả nghĩa, kể cả tình yêu “cũng giả tuốt” [Không có thứ thiệt – Bình Nguyên Lộc]. Chiến tranh xâm lược gây ra biết bao thảm cảnh, đưa đẩy những con người nghèo khổ, kể cả trẻ nhỏ đến chốn thị thành để mong kiếm sống [Nồi chè đen và con chó đói – Lê Văn]. Đô thị là nơi con người tận mắt chứng kiến và chiêm nghiệm nỗi đau thất vọng của mình [Cái nết đánh chết cái đẹp, Cho tay nầy lấy tay kia – Bình Nguyên Lộc]. Qua mảng truyện ngắn phản ánh hiện thực trong lòng đô thị, Bình Nguyên Lộc, Lưu Nghi, Tiêu Kim Thủy… đã đem đến cho người đọc nhiều nhận thức mới mẻ về môi trường sống nơi đây. Không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam không đậm đặc như một số cây bút miền Nam cùng thời: Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, …Tuy vậy, đây vẫn là một kiểu không gian nhằm thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống của Sơn Nam. Sức hút của không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam tuy mạnh nhưng chưa đủ sức xóa nhòa ký ức, làm phai nhạt tình cảm con người. Chính không gian đô thị đôi khi chỉ là một cái cớ để con người nhớ về không gian cũ ở xứ miệt vườn êm đềm giản dị, qua đó càng nhận rõ sự đối lập sâu sắc giữa hai kiểu không gian này. "Ở Sài Gòn, hễ nói đến ngã Năm, ngã Bảy là chúng ta hình dung đến một công trường rộng rãi, có năm hoặc bảy con lộ trải đá giao đầu với nhau, xe cộ dập dìu, phố xá tấp nập, nào quán ăn, tiệm may, tiệm chụp hình, trạm xăng nhớt…theo kiểu ngã Năm Bình Hòa, ngã Bảy Chợ Lớn. Nhưng ở miền Hậu Giang thân yêu của người viết bài nầy thì địa danh Ngã Năm, Ngã Bảy gợi những hình ảnh khác. Đó là vùng kinh rạch bủa giăng như mạng nhện. Con lộ trải đá trở thành con kinh xáng múc, loại kinh ngay thẳng do sở Thủy nông thời xưa vạch ra. Nhà cửa dựng lên, khít vách nhau hai bên kinh rạch, khiến chúng ta liên tưởng đến một thành phố bên Ý Đại Lợi, với những thủy lộ mơ mộng. Ngã Năm, Ngã Bảy rộng rãi, ghe xuồng đậu ken nhau. Trên bờ nào trại cưa, nhà máy xay lúa gạo, trại bán hòm…Để cung cấp cho nhu cầu của ghe xuồng qua lại, nhiều người bày ra hình thức mua bán lưu động, bán chè cháo, bán bánh canh, giao hàng tận ghe xuồng hoặc nhà của thân chủ. Tiệm tạp hóa cũng được tổ chức theo chiến thuật lưu động, gọi là ghe"trà vải". Dưới ghe ngoài hai món trà tàu vải bô, còn đủ thứ đường đậu, tương chao, kim chỉ, đèn cầy, hộp quẹt, củ hành, đậu phộng, kẹo, bánh in. Ai muốn mua thì cứ gọi to. Ghe "trà vải" liền cặp bến để phục vụ thận chủ. Và khi tạm biệt, chèo lênh đênh trên sông nước, chủ ghe "trà vải" lại rao hàng bằng một hồi tù và nghe não ruột” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr 219 - 220]. Hoặc hoàn cảnh của một đôi vợ chồng trẻ lần hồi lên Sài Gòn kiếm sống, cuộc sống khốn khó tủi nhục nơi đất khách càng làm họ thấm thía hơn sự bình yên êm đềm của quê nhà: " Chàng làm thơ ký ở một tiệm bán kem, nàng thì thủ phận đêm đêm gánh chè đậu kiếm thêm tiền để nuôi nấng bầy con sáu đứa. Chàng và nàng đều dính dang đến "chất ngọt" nên càng thương, càng tiếc mùi mật thơm lành của quê nhà, thuở ban đầu. Nhứt là những đêm mưa gió, vợ chồng ngậm ngùi nhìn nhau không nói một câu. Ngọn đèn điện mập mờ gợi hình ảnh ngọn đèn sáp từ đâu lạc đến, đỗ lệ hàng đêm, chẳng bao giờ lụn để soi sáng trang sách của cuộc đời bao la: cuộc đời vừa xới mật vừa dễ hiểu nhưng họ chưa bao giờ hiểu - như cái ổ ong bên cạnh chuồng heo".[ Hương rừng Cà Mau , tập1, tr.138]. Trong truyện của Sơn Nam, không gian đô thị không phải là không gian gắn bó với một đời người như không gian miệt vườn, sông nước, rừng rậm, mà đó là không gian lưu lạc trong một giai đoạn khốn khó nào đó của cuộc sống. Điều này dễ nhận thấy trong các truyện ngắn....[Thằng điếm vô danh, Ông Bang cà ròn, …] Sự thân mật vồn vã giữa những con người miệt vườn giờ nhường chỗ cho sự lạnh lùng, bàng quan: "Ông hương trưởng không muốn che giấu nỗi buồn vô tận của mình. Người qua lại khá nhiều nhưng chẳng một ai chịu khó nhìn ông, chào hỏi ông như ở thôn quê. Rõ ràng chợ búa là chốn buồn tẻ, buổi trưa muốn tìm bóng mát đâu phải dễ. Vào quán thì sợ tốn tiền. Còn đi như vầy hoài, thiệt là hành hạ tấm thân"[ Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.20]. “Họ đều là người lạ. Người ở hai bên dòm tôi, ngó qua lại. Tôi dòm họ, mỉm cười, nụ cười lạnh nhạt, theo kiểu xã giao mơ hồ” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.82] Đô thị trong mắt người dân từng gắn bó với cánh rừng, con nước…trở thành một nơi bất an với nhiều nguy cơ, tai ương rình rập: " Tôi rảo bước về phía mé sông Cầu Ông Lãnh. Quang cảnh hai bên hơi rộn rịp khác thường. Trẻ con đứng lố nhố, chỉ trỏ…Ngay cả những người lớn tuổi, những ông chủ nhà lầu, chủ biệt thự cũng ra ngoài sân, rời khỏi cổng, đi tới lui ngoài đường, nện từng bước khá mạnh, biểu lộ nổi xao xuyến, bất mãn. Họ giận ai vậy? Thái độ dân chúng ra ngoài đường khiến tôi suy nghĩ, tưởng tượng đến một biến cố…sốt dẻo vào giờ chót mà báo chí và các thông tin viên thạo tin nhứt cũng chưa biết đến.” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.81]. Cuộc sống đầy bất trắc: “Sanh kế sẽ đưa họ về đâu? Họ còn được về quê mỗi tuần một lần, đúng ngày thứ bảy? Hay là họ sẽ phát tài, dời cả gia đình lên thành đô để ngày đêm đầm ấm trong cữa rộng nhà cao? Hoặc là một trường hợp não lòng sẽ xảy ra. Họ mất sở làm, không có tiền để về quê nữa, phó mặc việc sinh sống của vợ con cho vợ con đảm nhận. Rồi họ lê gót khắp đô thành từ Bàn Cờ, Phú Nhuận, Hòa Hưng, Tân Sơn Nhất, ăn gởi nằm nhờ, nhìn lá me rụng bên vệ đường, nhìn bóng mát cây trứng cá nhà ai rồi hững hờ dang tay hái trộm thử một trái để tự an ủi".[Biển cỏ Mi ền Tây, tr.63] Miêu tả không gian sống nơi đô thị, Sơn Nam thường đối lập cảnh rực rỡ, lung linh sắc màu của chốn phồn hoa đô hội với hình ảnh bình dị mộc mạc của xứ miệt vườn. Trong không gian mới này, con người đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống mới đã nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp, xuất hiện nhiều thành phần bất hảo. Thay chỗ cho những con người thông minh, gan dạ, dũng cảm, khí khái là những kẻ liều lĩnh, lọc lừa, gian xảo. Nhường chân cho những người “vị nghĩa vong thân”, “trọng nghĩa khinh tài”là những kẻ tham tiền, hám danh, trọng vọng, thay thế những con người hồn nhiên, vô tư, lạc quan yêu đời là những kẻ vụ lợi, toan tính. Họ tìm đủ mọi cách để hái ra tiền, đạt được địa vị, danh vọng. Nếu như Sơn Nam đã từng say sưa viết về những câu chuyện nơi rừng rậm hoang vu, về những tháng năm con người đã đương đầu với thiên nhiên dữ dội để qua đó bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục sự hi sinh thầm lặng của họ thì ở mảng không gian đô thị, ngòi bút của ông thiên về cảm hứng phê phán, vạch trần hiện thực phức tạp của xã hội khi con người đã bắt đầu “ăn nên làm ra”, đặc biệt là sự đổi thay của cuộc sống kể từ khi có sự “chiếu cố” của thực dân xâm lược. Trong truyện Thằng điếm vô danh, qua nhân vật Hai Kim, chân dung của một bộ phận thanh niên trụy lạc thời bấy giờ được khắc họa đậm nét: hút chích, nghiện ngập, cờ bạc rượu chè. Hai Kim là một thanh niên trai tráng nhưng lại ghiền á phiện, không công ăn việc làm. Trong khi những người trang lứa với anh ta đang dấn thân vào hàng ngũ quân Giải phóng thì anh ta lại sống la cà, lợi dụng cơ hội ăn bám người khác để sống cho qua thì. Cũng vì ghiền á phiện mà Chín Tiễn, ông bầu xưa của đoàn hát Hoa Cúc, người có công dìu dắt đoàn trong những ngày mới vào nghề nay đã trở thành kẻ ăn bám lợi hại và bà Hoa Cúc, chủ gánh ngày nay phải mang tiếng là kẻ phụ tình. Xây dựng những nhân vật dạng này, Sơn Nam muốn khẳng định phần lớn họ là nạn nhân, là sản phẩm của cuộc sống hiện đại, những con người đang bị lối sống vật chất chủ nghĩa tác động, khuynh đảo. Tác giả còn đề cập đến cuộc sống của tầng lớp nam nữ thanh niên, những kẻ học đòi, chạy theo lối sống hiện đại, đặc biệt nhiều câu chuyện về nhân tình thế thái đầy giả tạo, thiếu tình thương đã trở thành đề tài hấp dẫn trong sáng tác của ông ở mảng không gian này. Khác với tình cảm thuỷ chung son sắt của con Bảy với người khách lạ trong Con Bảy đưa đò, không giống tình yêu ngây thơ trong sáng hồn nhiên của con Lài với thằng Lợi trong Cây huê xà và nhiều mối tình khác như anh Tư Hưng với cô Một, cô Kim Em với cậu Minh trong Chuyện rừng tràm, Cái tổ ong… tình yêu của những kẻ yêu cuồng sống vội như Hai Tâm , Năm Kiểu, Giáo Trích, Mỹ Huê [Mối tình đầm lai, Giấc mơ ngoài bãi tha ma, Ăn to xài lớn ] phần lớn được sinh ra trong âm mưu thủ đoạn, nên nó cũng chóng vánh tan đi. Đó là một thứ tình yêu xác thịt tầm thường mà văn hoá phương Tây đã mang lại cho họ. Chỉ sau một vài lần lén lút bày mưu để tặng hoa cho con gái ông Tây lai, hai Tâm đã viết thư hẹn hò, gặp gỡ rồi lợi dụng cơ hội đột nhập vào phòng riêng của “người yêu”. Người tình của Mỹ Huê trong Giấc mơ ngoài bãi tha ma như vừa nói trên cũng đến với cô chỉ vì muốn được “chia sẻ” số tài sản của bà Phủ Ngọc . Bà đầm Phô Xi Đông được Sơn Nam đề cập đến ở một góc độ khác. Câu chuyện gợi chúng ta nhớ đến những lời cảnh tỉnh, lên án của Tú Xương đối với những cô gái đua đòi kiểu: “Gái tơ đi lấy làm hai họ” trong Mồng hai tết viếng cô Ký. Bà Đầm trong tác phẩm của Sơn Nam có phần may mắn hơn nhưng điều mà cả hai cùng hướng tới có lẽ là một. Ở tuổi hai lăm, cô trở thành bà chủ đồn điền trên danh nghĩa nhưng thực chất không có chút mảy may quyền hạn. Nhà cửa tuy giàu có nhưng quanh năm thui thủi một mình “ lâu lâu ông Tây mới về thăm một lần”. Thông qua thái độ của cô với cuộc thăm viếng của đám thanh niên trai tráng trong làng, Sơn Nam đã phơi bày cuộc sống tẻ nhạt, vô vị của những cô gái đua đòi chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất, một hiện tượng phổ biến trong xã hội đương thời. Mô tả không gian đô thị miền Nam xô bồ, với cuộc sống lạnh lùng, bàng quan, đầy bất trắc, lắm tai ương, với sự băng hoại về đạo đức nhân phẩm của con người, Sơn Nam thầm gửi gắm niềm tâm sự về nỗi gắn bó sâu nặng với mảnh đất miệt vườn sông nước như lời một nhân vật trong truyện của ông: "Chúng ta muốn làm cát bụi ở thôn quê, vun vén cho lúa cho khoai, mấy ai muốn kiếp sau của mình được làm hột cát bụi đô thành, ngột thở dưới lớp xi - măng cốt sắt, giam hãm trong mùi xăng nhớt "[ Biển cỏ Mi ền Tây, tr.57] Phê phán những thói hư tật xấu của con người, trong một chừng mực nào đó tác giả đã khẳng định đó là sản phẩm của chế độ áp bức bóc lột. Nó đã gieo rắc lên mảnh đất và con người nơi đây những thương vong, tàn tích, những di chứng tinh thần vô cùng nhức nhối. Kết Kuận 1.Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Sơn Nam là một nhà văn đăc biệt, với một trước tác đồ sộ trên nhiều lĩnh vực: biên khảo, bút kí, hồi kí, truyện dài, truyện vừa, đặc biệt là truyện ngắn. Với tâm niệm “cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ” [Sơn Nam, “Cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ”], với một sự lao động cần mẫn như “con ong rừng U Minh”, Sơn Nam đã để lại cho văn học Việt Nam những sáng tạo độc đáo và đã khẳng định được phong cách riêng của mình trên văn đàn. Sơn Nam đã bộ hành trên mảnh đất Nam Bộ, nhặt những “bụi vàng” của cuộc đời làm nên những tác phẩm mà hôm nay chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi khám phá. Tác phẩm của ông luôn dành được sự chú ý, quan tâm của nhiều người trong và ngoài nước. Sơn Nam đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn, các tập truyện ngắn như: Hương rừng Cà Mau, Biển cỏ miền Tây…đã ghi dấu phong cách nghệ thuật của ông. Cho đến hôm nay, trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam, đó là một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ. 2. Với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và Biển cỏ miền Tây Sơn Nam đã cho ta thấy được trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường như Sơn Nam đã đặt họ trong tứ bề gian khổ. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người và các thế lực tự nhiên, đó là những nguy hiểm đang rình rập, đe dọa cuộc sống của họ. Bốn bề rừng rậm hoang vu, luôn đối mặt với thú dữ, với những khó khăn trong buổi đầu khai phá vùng đất mới. Đặt nhân vật trong bối cảnh như vậy Sơn Nam đã làm nổi bật tính cách riêng của con người Nam Bộ. Họ là những con người dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá tự nhiên. Mặc dù, trong cuộc khẩn hoang đó con người phải trả giá bằng máu và nước mắt, nhưng họ vẫn vượt qua và ngời lên một niềm tin mãnh liệt. Vẽ đẹp đáng quí của con người Nam Bộ được thể hiện đa dạng và phong phú. Nổi bật lên là con người nghĩa khí, hào hiệp, thiết tha với cội nguồn và một tâm hồn hòa nhập cao độ với môi trường sống. Trong hoàn cảnh rừng sâu, nước độc, rắn rết, hùm beo, bao khó khăn đối mặt với sự đe dọa mạng sống của mình nhưng con người vẫn sống với nhau đoàn kết, quí trọng, đùm bọc, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Hướng đến phẩm chất này, ông thể hiện niềm tin vào những vẽ đẹp vốn có của con người Nam Bộ - đó là tình thương đồng loại, họ hướng tất cả tấm lòng đến những con người trong hoạn nạn. Ngoài ra tinh thần nghĩa khí hào hiệp trong truyện ngắn Sơn Nam còn thể hiện ở tấm lòng đạo nghĩa với các loài vật, đó là đối với những con thú hoang dã. Hòa đồng với môi trường sống là tâm thế con người mở lòng mình, hòa đồng với cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Ở con người Nam Bộ sự hòa đồng với thiên nhiên là một phẩm chất nổi trội, họ luôn mở rộng lòng cảm nhận cảnh sắc hấp dẫn của rừng núi kì vĩ, chứa nhiều bí hiểm. Sự gắn bó với thiên nhiên cũng là một cách để con người am hiểu và chinh phục nó. Thiên nhiên đã đem lại nguồn lợi có ích cho cuộc sống, vì thế con người ở đây nắm bắt được qui luật của tự nhiên để tồn tại và họ luôn xem thiên nhiên là bầu bạn. Sơn Nam đã từng nói: “viết văn để viết văn, để yêu nước, chứ không nhằm mục đích nào khác”. Thật vậy, cả đời ông sống và viết văn để phục vụ quần chúng, phục vụ con người và cuộc đời. Trong quá trình khai phá tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, người dân Nam Bộ là những người dũng cảm, ngang tàng, phóng khoáng, họ luôn kiên cường trong đấu tranh bảo vệ quê hương, tình cảm đó được biểu hiện trong những hành động giản dị, mộc mạc. Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện càng rõ hơn khi Pháp đặt chân lên quê hương thì tinh thần ấy lại càng được phát huy cao độ. Theo quan niệm của ông “ yêu nước là yêu cây cỏ sản vật con người lao động quê xứ mình, yêu văn hóa thổ nhưỡng xứ mình, giữ nước là giữ cái đó’’ [ Lí Lan, “ Lần theo Hương rừng Cà Mau”]. Bằng việc sống hết mình với đối tượng và bằng sự già dặn trong nghệ thuật viết truyện, Sơn Nam đã vẽ nên bức tranh thế giới nhân vật sống động, phong phú với nhiều loại nhân vật khác nhau, với những nét tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam cũng rất đặc sắc qua việc ông dùng ngoại hình, dùng hành động và ngôn ngữ, tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách. Từ đó, Sơn Nam đem đến cho người đọc thấy được những nét tính cách riêng của người dân Nam Bộ: dũng cảm, gan góc, kiên cường, nghĩa khí, hào hiệp…Đây không phải là những hình thức xây dựng nhân vật xa lạ với nhiều nhà văn khác. Song bằng sự trải nghiệm, gắn bó sâu sắc với cuộc sống và con người Nam Bộ, và bằng tâm huyết tài năng nghệ thuật của mình, Sơn Nam đã mang lại cho nhân vật mình một hơi thở mới. Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam có ngoại hình rất bình thường nhưng ở họ đều có một tâm hồn, những phẩm chất tốt đẹp. Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật Sơn Nam muốn đề cập đến những số phận mong manh bé nhỏ của con người trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam ít có nội tâm phức tạp, con người Nam Bộ là những người thẳng tính, bộc trực, cởi mở, họ ít giấu diếm. Để nhân vật bộc lộ tính cách ông đã chú ý trong việc miêu tả hành động và ngôn ngữ, qua đó ông để cho nhân vật của mình nói lên những suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái tâm lí bên trong . Nét đặc trưng trong truyện ngắn Sơn Nam là đã đặt nhân vật trong các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất, tính cách của mình. Ông luôn đặt nhân vật trong các tình huống có vấn đề để bắt buộc phải giải quyết. 3. Với “ Hương rừng Cà Mau” và “ Biển cỏ miền Tây” Sơn Nam đã đưa người độc đến với một không gian hoang dã của buổi đầu đi khai phá vùng đất mới với những khó khăn chồng chất, ông đã cho ta hiểu được cuộc sống gian truân của những người tiên phong đặt chân xuống vùng đất mới. Họ đã phải đối mặt với nhiều hiểm họa “hùm tha, sấu bắt”, “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, giữa chốn rừng rậm, đầm lầy. Với Sơn Nam ông không tùy tiện hay tự tạo ra bối cảnh, mà ở đó không gian hiện lên cũng là những trải nghiệm thực tế của nhà văn. Cũng khai thác bối cảnh dữ dằn của tự nhiên mùa nước nổi, Sơn Nam đã cho người đọc thấy được không gian sông nước, miệt vườn thân thiện và gần gũi với cuộc sống của người dân Nam Bộ. Đặt nhân vật trong không gian khắc nghiệt đó, vẽ đẹp nhân cách con người được bộc lộ, ông đã để cho nhân vật của mình tỏa sức sống tinh thần, khẳng định phẩm chất nghĩa khí, chấp nhận và vươn lên sống hòa đồng với thiên nhiên. Trong bối cảnh xã hội thực dân, những lối sống mới, những cám dỗ của cuộc sống thị thành nhưng Sơn Nam nói “tôi không bi quan bởi tôi nghĩ bản chất Nam Bộ không bao giờ mất đi” [Sơn Nam, “những câu chuyện cũ về một vùng đất mới”]. Có lẽ vì vậy, khi đi vào khai thác không gian thành thị Sơn Nam bày tỏ niềm tin của mình vào tình người trước cám dỗ của cuộc sống thị thành. Không gian đô thị chỉ là cái cớ để con người nhớ về không gian cũ ở xứ miệt vườn. Miêu tả không gian đô thị ngòi bút của ông thiên về sự phê phán, vạch trần hiện thực phức tạp của xã hội. Qua đó ông muốn nhắn nhủ, nhắc nhở ý thức nguồn cội của thế hệ trẻ trước những thay đổi mà ông đã nhiều lần trăn trở, tâm sự trong bối cảnh nền kinh tế thị trường sớm phát triễn ở miền Nam. Với những thành công trong truyện ngắn Sơn Nam đã để lại trong lòng bạn đọc yêu văn chương những tình cảm sâu sắc về một nhà văn Nam Bộ với tính cách đặc biệt Nam Bộ. Và ông, dù ra đi nhưng những gì còn ở lại ở ông là những áng văn chương để đời, một tấm lòng cũng làm nên vinh dự, làm nên tên tuổi Sơn Nam không thể phai nhạt trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van hoan chỉnh.doc
Luận văn liên quan