Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Lời mở đầu  Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, một sự kiện được đánh dấu là mở cửa trên đường hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày 28 tháng 7 năm 2000 với hồi chuông vang lên từ sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đánh dấu một bước ngoặc trong lịch sử với phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên đã được thực hiện. Khi bắt đầu chỉ có hai công ty niêm yết với mã cổ phiếu là REE và SAM. Trải qua bao sóng gió trên thị trường và trên lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch cho đến thời điểm ngày 7 tháng 3 năm 2008 đã có hơn 145 cổ phiếu niêm yết trên sàn. Thị trường chứng khoán là huyết mạch của nền kinh tế đối với các nước phát triển trên thế giới, ở Việt Nam thị trường cũng đi vào hoạt động được hơn 7 năm, nhưng thật sự sôi động từ tháng 11 năm 2006. Thị trường vừa là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp và cũng là nơi cho các nhà đầu tư mua bán giao dịch cổ phiếu. Trong thời gian vừa qua với biểu hiện tình trạng bong bóng chứng khoán trên thị trường, sự hoan mang của các nhà đầu tư trong nước khiến chỉ số VN-Index không ngừng biến động và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thật sự không dự báo được. Hiện tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam các nhà đầu tư chỉ đầu cơ giá lên, khi giá xuống tới mức nào đó thì bán để cắt lỗ. Thật sự chưa có công cụ bảo vệ các nhà đầu tư. Đây cũng là lý do mà em chọn đề tài nghiên cứu mang tên “Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài này em sẽ đi sâu tìm hiểu về thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam để thấy được sự cần thiết ra đời sản phẩm phái sinh mang tên quyền chọn cổ phiếu: vừa là công cụ phòng ngừa hữu hiệu, vừa là kênh đầu tư mới cho nhà đầu tư. Có thể nói đây cũng là thời điểm chín mùi để quyền chọn cổ phiếu ra đời không những đáp ứng nhu cầu đông đảo từ phía các nhà đầu tư mà quyền chọn cổ phiếu còn có thể là công cụ bảo vệ, bình ổn thị trường từ đó có thể giúp thị trường phát triển bền vững hơn. Mục lục  LỜI MỞ ĐẦU Trang Chương 1 Cấu trúc thị trường quyền chọn chứng khoán 1.1. Quyền chọn chứng khoán 1 1.2. Đặc điểm quyền chọn chứng khoán 4 1.3. Thực hiện quyền chọn 4 1.4. Các thành phần tham gia giao dịch quyền chọn 7 1.5. Chi phí giao dịch quyền chọn 7 1.6. Một số thị trường quyền chọn chứng khoán trên thế giới 8 1.6.1 Thị trường Chicago Board Options Exchange (CBOE) 8 1.6.2 Thị trường Tokyo (TSE) 18 Chương 2 Thị trường chứng khoán Việt Nam và quyền chọn chứng khoán 2.1 Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 22 2.2 Sự bất ổn của thị trường chứng khoán 25 2.2.1 Quan sát chung toàn thị trường 25 2.2.2 Quan sát trên một số cổ phiếu cụ thể 27 2.3 Những bất cập còn tồn tại 29 2.4 Thị trường quyền chọn Việt Nam 34 2.4.1 Thị trường quyền chọn vàng 34 2.4.2 Thị trường quyền chọn ngoại tệ 33 Chương 3 Giải pháp cho thị trường quyền chọn chứng khoán Việt Nam 3.1 Đối với Uỷ ban chứng khoán 39 3.1.1 Hành lang pháp lý cho giao dịch quyền chọn chứng khoán 39 3.1.2 Xây dựng cơ chế giao dịch 43 3.2 Đối với Công ty chứng khoán 44 3.2.1 Một số quy định cơ bản 44 3.2.2 Cách thức giao dịch và khớp lệnh 45 3.2.3 Định giá quyền chọn 47 Kết luận 54 Phụ lục và tài liệu tham khảo

pdf70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành viên C nhận: 1,3 triệu VND Khách hàng X phải đóng: 1,8 triệu VND Khách hàng Y phải đóng: 1,7 triệu VND 3.2.4 Định giá quyền chọn Các ký hiệu sử dụng: So = giá cổ phiếu hiện tại X = giá thực hiện T = thời gian cho đến khi đáo hạn. r = Lãi suất phi rủi ro ST = giá cổ phiếu ở thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là sau khoảng thời gian T. C(S0,T,X) = Giá quyền chọn mua với giá cổ phiếu hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X. P(S0,T,X) = Giá quyền chọn bán với giá cổ phiếu hiện tại là S0, thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X. Ca(S0,T,X), Pa(S0,T,X) lần lượt là quyền chọn mua và quyền chọn bán kiều Mỹ. Ce(S0,T,X), Pe(S0,T,X) lần lượt là quyền chọn mua, quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Trong hầu hết các trường hợp chúng ta giả định rằng cổ phiếu không chi trả cổ tức. Nếu trong suốt vòng đời của quyền chọn, cổ phiếu chi trả cổ tức D1,D2,… thì chúng ta có thể thực hiện các điều chỉnh đơn giản và đạt được các kết quả giống nhau. Để làm được điều đó chúng ta chỉ cần trừ đi hiện giá của cổ tức 1 (1 ) j tj j n D r   với N là số lần chia cổ tức, tj là thời gian còn lại cho đến mỗi ngày giao dịch không trả cổ tức. Chúng ta giả định mức cổ tức được biết trước. Bảng 3.2.4.1 Bảng tóm lược các nguyên tắc định giá định giá quyền chọn: Quyền chọn mua kiểu Châu Âu Quyền chọn mua kiểu Mỹ Quyền chọn bán kiểu Châu Âu Quyền chọn bán kiểu Mỹ Giá trị nhỏ nhất ≥ 0 ≥ 0 ≥ 0 ≥ 0 Giá trị nội tại Không có Max(0,S0-X) Không có Max(0,X-S0) Giá trị thời gian Ce(S0,T,X) - Max(0,S0-X) Ca(S0,T,X)-IV Pe(S0,T,X) - Max(0,X-S0) Pa(S0,T,X)-IV Giá trị lớn nhất S0 S0 X(1+r)-T X Tác động của thời gian đến khi đến hạn Ce(S0,T2,X) ≥ Ce(S0,T1,X) Ca(S0,T2,X) ≥ Ca(S0,T1,X) Pe(S0,T2,X) ≥ Pe(S0,T1,X) Pa(S0,T2,X) ≥ Pa(S0,T1,X) Tác động của giá thực hiện Ce(S0,T,X1 ) ≥ Ce(S0,T,X2) Ca(S0,T,X1) ≥ Ca(S0,T,X2) Pe(S0,T,X2) ≥ Pe(S0,T,X1) Pa(S0,T,X2) ≥ Pa(S0,T,X1) Chênh lệch lớn nhất trong phí quyền chọn (X2-X1)(1+r)-T X2-X1 (X2-X1)(1+r)-T X2-X1 Giới hạn dưới Max[0,S0-X(1+r)-T] Max[0,S0- X(1+r)-T] Max[0,X(1+r) -T -S0] Max[0,X- S0] Ba yếu tố tác động đến giá trị quyền chọn:  Giá của một quyền chọn mua có quan hệ trực tiếp với độ bất ổn của cổ phiếu cơ sở.  Thời gian quyền chọn có hiệu lực càng dài thì giá trị càng lớn.  Chênh lệch giá thực hiện và giá giao ngay càng thấp thì phí quyền chọn càng cao. Mô hình nhị phân một thời kỳ: Một quyền chọn có một đời sống được quy định, thông thường được biểu hiện bằng số ngày. Giả sử đời sống của quyền chọn là một đơn vị thời gian, khoảng thời gian này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào nhu cầu của quyền chọn. Nếu khoảng thời gian này là một ngày và thời gian còn hiệu lực nhiều hơn một ngày thì ta gọi đó là mô hình đa thời kỳ. Chúng ta giả sử đời sống của quyền chọn là một thời kỳ duy nhất. Vì sao gọi là mô hình nhị phân hay mô hình hai trạng thái? Ta xem xét trường hợp giá cổ phiếu hoặc tăng lên hoặc giảm xuống với những khả năng xảy ra khác nhau. Một phân phối xác xuất nhị phân là một phân phối xác xuất có tất cả hai kết quả hoặc hai trạng thái. Xác suất của một biến động tăng hoặc giảm được chi phối bởi phân phối xác suất nhị phân. Một quyền chọn được định giá bằng cách kết hợp giữa cổ phiếu và quyền chọn trong một danh mục phòng ngừa phi rủi ro cho nên giá quyền chọn có thể được suy ra từ những giá trị được biết khác. Xem xét một quyền chọn mua một cổ phiếu được kí hiệu là S. Quyền chọn này còn một thời kỳ nữa là hết hiệu lực. Ngày bắt đầu thời kỳ là hôm nay (thời điểm 0) và ngày kết thúc của thời kỳ gọi là thời điểm 1. Khi quyền chọn hết hiệu lực thì cổ phiếu có thể nhận được một trong hai giá trị sau: tăng lên theo một tham số u hoặc giảm xuống theo một tham số d. Nếu tăng lên thì giá cổ phiếu là Su, nếu giá cổ phiếu giảm xuống là Sd. Xem xét quyền chọn mua cổ phiếu với giá thực hiện là X, giá hiện tại là C. Khi quyền chọn hết hiệu lực thì cổ phiếu có thể nhận được một trong hai giá trị sau: Cu hoặc Cd. Bởi vậy tại ngày cổ phiếu có hiệu lực, giá trị của quyền chọn là giá trị nội tại của nó nên: Cu = Max[0,Su-X] và Cd = Max[0,Sd-X] Nếu cả hai giá của quyền chọn có kết quả trong trạng thái quyền chọn cao giá ITM tại ngày hiệu lực thì quyền chọn sẽ không có tính đầu cơ, tuy nhiên nó vẫn được định giá một cách chính xác bởi mô hình. Người bán quyền chọn sẽ nhận được một phần bù, bù trừ dòng tiền trong tương lai dựa trên việc thực hiện quyền chọn. Nếu quyền chọn ở trong trạng thái OTM tại ngày hết hiệu lực thì quyền chọn sẽ hết hiệu lực trong trạng thái kiệt giá OTM. Danh mục phòng ngừa là danh mục phi rủi ro, bao gồm h cổ phiếu và một vị thế bán quyền chọn mua. Mô hình này cho một tỷ số phòng ngừa h: h = (Cu – Cd)/(Su – Sd) Mô hình quyền chọn nhị phân một thời kỳ cho kết quả giá quyền chọn là một bình quân có trọng số của hai mức giá khả thi của quyền chọn tại ngày đáo hạn, chiết khấu theo lãi suất phi rủi ro. Nếu giá ban đầu của danh mục tăng theo lãi suất phi rủi ro thì giá trị của nó tại ngày quyền chọn đáo hạn sẽ là: (hS – C)(1+r) Công thức định giá quyền chọn: C = ((pCu+(1-p)Cd)/(1+r) Trong đó: p = (1+r-d)/(u-d) Những biến số tác động đến giá quyền chọn mua là: Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại S Giá thực hiện X Lãi suất phi rủi ro r Hai tham số u và d giải thích cho khả năng về giá trong tương lai của cổ phiếu tại ngày đáo hạn của quyền chọn. Ví dụ minh hoạ: Xem xét một cổ phiếu hiện tại với giá $100. Một kỳ sau tăng giá lên $125, một sự gia tăng 25% hoặc giảm giá xuống $80, một sự sụt giảm 20%. Giả sử một quyền chọn mua với giá thực hiện là $100. Lãi suất phi rủi ro là 7%. Các yếu tố đầu vào được tóm tắt như sau: S = 100 d = 0,8 X = 100 u = 1,25 r = 0,07 Ta tìm được: Cu = Max[0,Su-X] = Max[0;100(1,25)-100] = 25 Cd = Max[0,Sd-X] = Max[0;100(0,80)-100] = 0 Tỷ số phòng ngừa h = (25-0)/(125-80) = 0,556 P = (1+r-d)/(u-d) = (1+0,07-0,8)/(1,25-0,8) = 0,6 Khi đó: 1-p = 1-0,6 = 0,4 C = ((pCu+(1-p)Cd)/(1+r) = ((0,6*25)+(0,4*0))/1,07 = 14,02 Do đó giá trị lý thuyết của quyền chọn mua này là $14,02. Danh mục phòng ngừa: Xem xét một danh mục phòng ngừa bao gồm một vị thế bán 1000 quyền chọn mua và một vị thế mua 556 cổ phần. Số lượng cổ phần được xác định bởi tỷ số phòng ngừa là 0,556 cổ phần trên một đơn vị bán quyền chọn mua. Giá trị hiện tại của danh mục này là: 556($100) – 1000($14,02) = $41580. Đây là khoản tiền mà nhà đầu tư phải trả cho giao dịch này. Nếu giá cổ phiếu tăng lên $125 thì quyền chọn được thực hiện và được một giá trị. $125 - $100 = $25. Khi đó giá trị danh mục: 556($125) – 1000($125 - $100) = $44500 Nếu giá cổ phiếu giảm xuống $80, quyền chọn sẽ hiệu lực trong trạng thái kiệt giá OTM. Danh mục có giá trị là 556($80) = $44480. Hai giá trị của danh mục tại ngày hết hiệu lực của quyền chọn về cơ bản là bằng nhau, chênh lệch $20 là do làm tròn kết quả của tỷ số phòng ngừa. Tỷ suất sinh lợi trên tỷ số phòng ngừa này là rh = ($44500/$41580) -1= 0,07. Đây chính là lãi suất phi rủi ro, khoảng đầu tư ban đầu đã tăng từ $41580 lên $44500. Vậy cơ hội arbitrage tồn tại khi nào? Nếu giá quyền chọn không phải là $14,02 thì cơ hội arbitrage sẽ tồn tại. Ta sẽ xem xét 2 trường hợp là quyền chọn bị đánh giá cao và quyền chọn bị đánh giá thấp. Quyền chọn mua được định giá cao: Nếu một quyền chọn mua được định giá cao thì việc phòng ngừa rủi ro có thể tạo ra một tỷ suất sinh lợi cao hơn lãi suất phi rủi ro. Giả sử giá thị trường của quyền chọn mua là $15. Nếu bạn mua 556 cổ phần và bán 1000 quyền chọn mua, giá trị khoản đầu tư ngày hôm nay là: 556($100) – 1000($15) = $40600. Nếu giá cổ phiếu tăng lên $25 thì tại ngày đáo hạn quyền chọn mua được định giá là $25 và danh mục sẽ có giá trị là 556($125) – 1000($25) = $44500. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống $80, quyền chọn sẽ không có giá trị và danh mục sẽ có giá trị là 556($80) = $44480. Trong mỗi trường hợp danh mục đều có giá trị bằng nhau. Khoảng chênh lệch $20 là kết quả của việc làm tròn số. Khoản đầu tư tăng ban đầu $40600 lên 44500, một tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là rh = ($44500/$40600) – 1 = 0,096 cao hơn lãi suất phi rủi ro. Trong thực tế nhà đầu tư có thể đi vay $40600 theo lãi suất phi rủi ro. Do đó nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch này mà không cần phải có tiền sẵn. Đây là một cơ hội hấp dẫn nên sẽ làm gia tăng cầu cổ phiếu và cung quyền chọn. Do đó, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng lên trong khi giá quyền chọn có xu hướng giảm xuống cho đến khi quyền chọn được định giá một cách chính xác. Quyền chọn mua bị định giá thấp: Nếu quyền chọn bị định giá thấp thì điều cần thiết là nên mua nó. Để phòng ngừa vị thế mua quyền chọn, nhà đầu tư phải bán khống cổ phiếu. Giả sử quyền chọn mua được định giá $13. Khi đó nhà đầu tư bán khống 556 cổ phiếu với giá $100 tạo ra dòng tiền vào là $55600 và mua 1000 quyền chọn mua với giá $13 cho ra một khoản chi phí là $13000. Điều này tạo ra một dòng tiền vào thuần là $42600. Nếu giá cổ phiếu tăng lên $125 thì nhà đầu tư mua lại cổ phiếu với 556($125) = $69500. Ông ta thực hiện quyền chọn mua và thu được 1000($125 - $100) = $25000. Dòng tiền thuần là - $69500 + $25000 = -$44500. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống $80, nhà đầu tư mua lại cổ phiếu và phải trả với 556($80) = $44480 trong khi quyền chọn hết hiệu lực mà không được thực hiện. Khoản chênh lệch $20 là do kết quả làm tròn số. Khoản lợi nhuận của hai trường hợp về cơ bản là bằng nhau. Nhìn tổng thể giao dịch này giống như một khoản nợ, trong đó nhà đầu tư nhận trước $42600 và sau đó trả lại $44500. Điều này tương đương với một mức lãi suất là ($44500/$42600)-1=0,0446. Bởi vì giao dịch này tương đương với việc đi vay với lãi suất 4,46% và lãi suất phi rủi ro là 7% nên nó là một cơ hội đi vay hấp dẫn. Nhà đầu tư có thể đi vay khoản vốn gốc $42600 theo lãi suất phi rủi ro, do đo kiếm được một khoản phi rủi ro và không đòi hỏi những ràng buộc về ngân quỹ. Tất cả các nhà đầu tư sẽ nhận biết được cơ hội này và sẽ thực hiện nó. Điều này đã có xu hướng làm tăng giá quyền chọn mua hoặc có thể làm giảm giá cổ phiếu cho đến khi đạt điểm cân bằng. Định giá quyền chọn bằng mô hình Black-sholes: Mô hình định giá quyền chọn nhị phân cho phép chúng ta thấy được các nhân tố cơ sở của nguyên tắc định giá quyền chọn mà không cần dùng đến toán học cao cấp. Qua đó quyền chọn được định giá bằng cách kết hợp nó với tài sản cơ sở theo phương pháp nhằm loại bỏ rủi ro, và qua thời gian kết hợp giữa cổ phiếu và quyền chọn phải được điều chỉnh. Vì tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là lãi suất phi rủi ro, giá trị của danh mục đó có thể tính toán một cách dễ dàng bằng cách chiết khấu giá trị của nó khi quyền chọn đáo hạn với lãi suất phi rủi ro. Nếu quyền chọn được bán với một giá nào khác thì sẽ vi phạm luật một giá, tạo điều kiện kiếm lời bằng kinh doanh chênh lệch giá. Mô hình nhị phân là mô hình thời gian rời rạc (thời gian quyền chọn đựơc chia ra thành một số một số đơn vị thời gian hữu hạn nhất định, thời gian không ngừng trôi và làm cho giá cổ phiếu nhảy từ mức này sang một trong hai mức tiếp theo, trong thực tế giá cổ phiếu thay đổi với một gia số rất nhỏ). Mô hình định giá quyền chọn nhị phân hội tụ vào một giá trị cụ thể trong giới hạn. Giá này trở thành giá của mô hình Black-Scholes. Mô hình hôi tụ về mô hình Black-Scholes khi số thời kỳ tăng lên. Và mô hình Black-Scholes sử dụng khuôn khổ mô hình thời gian liên tục để định giá quyền chọn. Các giả định của mô hình:  Giá cổ phiếu biến động ngẫu nhiên và phát triển theo phân phối logarit chuẩn.  Lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi theo logarit của cổ phiếu không thay đổi trong suốt thời gian đáo hạn của quyền chọn.  Không có thuế và chi phí giao dịch.  Cổ phiếu không chi trả cổ tức.  Các quyền chọn là kiểu Châu Âu (Vì khả năng thực hiện sớm không thể được điều chỉnh một cách dễ dàng một cách phù hợp trong mô hình này). Công thức: Công thức Black-Scholes định giá quyền chọn mua tính kết quả quyền chọn mua theo giá cổ phiếu, giá thực hiện, lãi suất phi rủi ro, thời gian đến khi đáo hạn và phương sai của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. C = SoN(d1) – Xe-rc T N(d2) Với: d1 = (ln(So/X)+(rc+σ2/2)T)/(σ√T) d2 = d1 - σ√T N(d1), N(d2): xác suất phân phối chuẩn tích luỹ σ : Độ bất ổn hàng năm (độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi ghép lãi liên tục (logarit) của cổ phiếu rc : Lãi suất phi rủi ro ghép lãi liên tục Với một số mô hình định giá nêu trên, các công ty chứng khoán cần phải triển khai cụ thể đối với từng cổ phiếu cho phù hợp. Còn về phần UBCK nhà nước căn cứ vào mô hình để định giá các quyền chọn trên các cổ phiếu được giao dịch nhằm giám định các mức giá của các công ty chứng khoán đưa ra, quan trọng hơn là đưa ra biên độ giao động của các quyền chọn cổ phiếu tuỳ theo mức giá cụ thể của từng loại cổ phiếu. Kết luận Qua những gì nghiên cứu về thị trường chứng khoán và thị trường quyền chọn Việt Nam,với sự phát triển quá nóng và tiểm ẩn nhiều rủi ro, tạo ra tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đây là thời điểm để chẩun bị xây dựng mọt hệ thống pháp lý cho sản phẩm quyền chọn chứng khoán được ra đời. Quyền chọn chứng khoán Việt Nam thực sự hữu ích, giúp cho nhà đầu tư có thêm một công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro, đồng thời mở ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư. Trong thời điểm này, việc cho ra đời sản phẩm quyền chọn chứng khoán sẽ đáp ứng được mong đợi của các nhà đầu tư, tạo được tâm lý ổn định giúp cho thị trường chứng khoán phát triển một cách bền vững và an toàn hơn. Quyền chọn chứng khoán chỉ có thể áp dụng được khi Ủy ban chứng khoán nhà Nước ban hành khung pháp lý, đưa ra những quy định cụ thể và chặt chẽ. Sau những biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong thời gian qua đã dần dần đưa giá trị thị trường trở về với giá trị thực của nó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không có kiến thức chuyên môn bắt đầu bị đào thải ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, quyền chọn chứng khoán là một sản phẩm mang tính cao cấp, cần có những kiến thức nền tảng để có thể tham gia vào lĩnh vực này, vì thế cần có những khóa đào tạo căn bản cho nhà đầu tư trước khi sản phẩm này chính thức đi vào hoạt động trên thị trường. Rào cản lớn nhất cho việc ra đời của sản phẩm này vẫn là hành lang pháp lý và những chỉ đạo thực hiện cụ thể từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn cho một thị trường chứng khoán chỉ mới ra đời được hơn 7 năm còn quá trẻ và nhiều bất cập trong hệ thống luật như hiện nay. Mặc dù vậy, hiện nay các công ty chứng khoán đang ráo riết đua nhau nghiên cứu về sản phẩm này và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể sẳn sàng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước có thông tư chỉ thị hướng dẫn thi hành cụ thể. Theo tiến độ thực hiện của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hiện nay, dự kiến có thể vào cuối năm 2009 sản phẩm quyền chọn chứng khoán sẽ tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tài liệu tham khảo  Quản trị rủi ro tài chính Tác giả: Ts.Nguyễn Thị Ngọc Trang – Xuất bản năm 2006  Tài chính doanh nghiệp hiện đại Chủ biên: GS.Trần Ngọc Thơ – Xuất bản năm 2004  Tài chính quốc tế Chủ biên: GS.Trần Ngọc Thơ – Xuất bản năm 2006  Thị trường chứng khoán Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà Nước – Xuất bản năm 2006  Luật chứng khoán Việt Nam Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà Nước – Xuất bản năm 2007 Trang web tham khảo  www.cboe.com  www.tse.or.jp  www.citibank.com  www.worldbank.com  www.tuoitre.com.vn  www.thanhnien.com.vn  www.cophieu68.com  www.dautuchungkhoan.com  www.acb.com.vn  www.eximbank.com.vn  www.sbsc.com.vn  www.vinabull.com  www.hsbc.com.vn Phụ lục 1 Danh sách143 cổ phiếu được giao dịch quyền chọn 1801 TAISEI CORPORATION 6806 HIROSE ELECTRIC CO.,LTD. 1802 OBAYASHI CORPORATION 6857 ADVANTEST CORPORATION 1803 SHIMIZU CORPORATION 6861 KEYENCE CORPORATION 1812 KAJIMA CORPORATION 6902 DENSO CORPORATION 1925 DAIWA HOUSE INDUSTRY CO.,LTD. 6954 FANUC LTD. 1928 Sekisui House,Ltd. 6963 ROHM COMPANY LIMITED 2002 NISSHIN SEIFUN GROUP INC. 6971 KYOCERA CORPORATION 2502 ASAHI BREWERIES,LTD. 6976 Taiyo Yuden Co.,Ltd. 2503 Kirin Holdings Company, Limited 6981 MURATA MANUFACTURING COMPANY,LTD. 2802 Ajinomoto Co.,Inc. 6988 NITTO DENKO CORPORATION 2914 JAPAN TOBACCO INC. 6991 Matsushita Electric Works,Ltd. 3382 Seven & I Holdings Co.,Ltd. 7011 Mitsubishi Heavy Industries,Ltd. 3402 TORAY INDUSTRIES,INC. 7201 NISSAN MOTOR CO.,LTD. 3405 KURARAY CO.,LTD. 7203 TOYOTA MOTOR CORPORATION 3407 ASAHI KASEI CORPORATION 7267 HONDA MOTOR CO.,LTD. 3861 OJI PAPER CO., LTD. 7269 SUZUKI MOTOR CORPORATION 3893 Nippon Paper Group,Inc. 7731 NIKON CORPORATION 4005 SUMITOMO CHEMICAL COMPANY,LIMITED 7741 HOYA CORPORATION 4062 IBIDEN CO.,LTD. 7751 CANON INC. 4063 Shin-Etsu Chemical Co.,Ltd. 7752 RICOH COMPANY,LTD. 4183 Mitsui Chemicals,Inc. 7911 TOPPAN PRINTING CO.,LTD. 4188 Mitsubishi Chemical Holdings Corporation 7912 DAI NIPPON PRINTING CO.,LTD. 4452 Kao Corporation 7974 Nintendo Co.,Ltd. 4502 Takeda Pharmaceutical Company Limited 8001 ITOCHU Corporation 4503 Astellas Pharma Inc. 8028 FamilyMart Co.,Ltd. 4523 Eisai Co.,Ltd. 8031 MITSUI & CO.,LTD. 4543 TERUMO CORPORATION 8035 Tokyo Electron Limited 4568 DAIICHI SANKYO COMPANY,LIMITED 8053 SUMITOMO CORPORATION 4631 DAINIPPON INK AND CHEMICALS,INCORPORATED 8058 Mitsubishi Corporation 4661 ORIENTAL LAND CO.,LTD. 8113 UNI CHARM CORPORATION 4676 Fuji Television Network, Incorporated 8252 MARUI GROUP CO.,LTD. 4689 Yahoo Japan Corporation 8253 Credit Saison Co.,Ltd. 4716 ORACLE CORPORATION JAPAN 8267 AEON CO.,LTD. 4739 ITOCHU Techno-Solutions Corporation 8306 Mitsubishi UFJ Financial Group,Inc. 4901 FUJIFILM Holdings Corporation 8308 Risona Holdings, Inc. 4911 Shiseido Company,Limited 8309 Chuo Mitsui Trust Holdings,Inc. 5001 NIPPON OIL CORPORATION 8316 Sumitomo Mitsui Financial Group,Inc. 5012 TonenGeneral Sekiyu K.K. 8403 The Sumitomo Trust and Banking Company,Limited 5108 BRIDGESTONE CORPORATION 8411 Mizuho Financial Group,Inc. 5201 Asahi Glass Company,Limited 8574 Promise Co.,Ltd. 5202 Nippon Sheet Glass Company,Limited 8591 ORIX CORPORATION 5333 NGK INSULATORS,LTD. 8601 Daiwa Securities Group Inc. 5401 NIPPON STEEL CORPORATION 8604 Nomura Holdings,Inc. 5405 Sumitomo Metal Industries,Ltd. 8752 Mitsui Sumitomo Insurance Company,Limited 5411 JFE Holdings,Inc. 8755 Sompo Japan Insurance Inc. 5706 Mitsui Mining and Smelting Company,Limited 8766 Millea Holdings,Inc. 5713 Sumitomo Metal Mining Co.,Ltd. 8801 Mitsui Fudosan Co.,Ltd. 5801 The Furukawa Electric Co.,Ltd. 8802 Mitsubishi Estate Company,Limited 5802 Sumitomo Electric Industries,Ltd. 9005 TOKYU CORPORATION 5803 Fujikura Ltd. 9020 East Japan Railway Company 5901 TOYO SEIKAN KAISHA,LTD. 9021 West Japan Railway Company 5938 JS Group Corporation 9022 Central Japan Railway Company 6273 SMC CORPORATION 9062 NIPPON EXPRESS CO.,LTD. 6301 KOMATSU LTD. 9064 YAMATO HOLDINGS CO.,LTD. 6326 KUBOTA CORPORATION 9101 Nippon Yusen Kabushiki Kaisha 6367 DAIKIN INDUSTRIES,LTD. 9202 ALL NIPPON AIRWAYS CO.,LTD. 6471 NSK Ltd. 9301 Mitsubishi Logistics Corporation 6479 MINEBEA CO.,LTD. 9404 Nippon Television Network Corporation 6501 Hitachi,Ltd. 9432 NIPPON TELEGRAPH AND TELEPHONE CORPORATION 6502 TOSHIBA CORPORATION 9433 KDDI CORPORATION 6503 Mitsubishi Electric Corporation 9437 NTT DoCoMo,Inc. 6592 MABUCHI MOTOR CO.,LTD. 9501 The Tokyo Electric Power Company,Incorporated 6701 NEC Corporation 9502 Chubu Electric Power Company,Incorporated 6702 FUJITSU LIMITED 9503 The Kansai Electric Power Company,Incorporated 6752 Matsushita Electric Industrial Co.,Ltd. 9506 Tohoku Electric Power Company,Incorporated 6753 Sharp Corporation 9508 Kyushu Electric Power Company,Incorporated 6758 SONY CORPORATION 9531 TOKYO GAS CO.,LTD. 6762 TDK Corporation 9532 OSAKA GAS CO.,LTD. 6764 SANYO Electric Co.,Ltd. 9613 NTT DATA CORPORATION 6770 ALPS ELECTRIC CO.,LTD. 9735 SECOM CO.,LTD. 6773 PIONEER CORPORATION 9737 CSK HOLDINGS CORPORATION 6806 HIROSE ELECTRIC CO.,LTD. 9984 SOFTBANK CORP. Phụ lục 2a Tiêu chuẩn để một cổ phiếu được giao dịch quyền chọn Sở giao dịch chứng khoán Tokyo phân các chứng khoán ra làm 2 đối tượng: Yêu cầu cơ bản đối với chứng khoán nội địa Điều kiện Điều kiện niêm yết Điều kiện niêm yết cổ phiếu Điều kiện để cổ phiếu niêm yết được giao dịch quyền chọn Công ty niêm yết phải đảm bảo những khoản mục (1)-(5), (8),(9), và ít nhất một trong hai mục (6) và (7) Công ty phải đáp ứng các khoản mục: (1)-(5), (8), (9) và ít nhất một trong hai mục (6) và (7). (1) Số lượng cổ phiếu niêm yết 4.000 Cổ phiếu trở lên 100.000 cổ phiếu trở lên (2) Số lượng cổ phiếu đang lưu hành Số lượng cổ phiếu được sở hữu bởi các cổ đông lớn, cổ đông ưu đãi. Tối đa là 75% số lượng cổ phiếu được niêm yết vào thời điểm niêm yết Tối đa là 70% số lượng cổ phiếu được niêm yết vào thời điểm niêm yết Số lượng cổ đông Số lượng cổ đông kỳ vọng phải theo: Nếu số lượng cổ phần được niêm yết là: Ít hơn 10.000 cổ phần: 800 cổ đông trở lên. 10.000 cổ phiếu trở lên nhưng thấp hơn 20.000: 1.000 cổ đông trở lên. 20.000 cổ phiếu trở lên: 1.200 cổ đông cộng 100 cổ đông khi số lượng cổ phiếu tăng thêm 10.000 cổ phiếu không bao gồm 20.000 cổ phiếu trên (trên 2.200) Tuy nhiên, nếu giá mỗi cổ phiếu được định giá trong ghi chú số 4: a. JPY 100.000 hoặc hơn nhưng thấp hơn JPY 500.000: Số lượng cổ đông chỉ khoảng 1 phần 2 so với yêu cầu bên trên (thấp nhất của 800) Số lượng cổ đông phải theo: Nếu số lượng cổ phần được niêm yết là: a. Ít hơn 30.000 cổ phần: 2.200 cổ đông trở lên. b. 30.000 cổ phiếu trở lên nhưng thấp hơn 200.000 cổ phần: 2.300 cổ đông cộng 100 cổ đông khi số lượng cổ phiếu tăng thêm 10.000 cổ phiếu không bao gồm 30.000 cổ phiếu trên. c. 200.000 cổ phần trở lên: 4.000 cộng 100 cổ đông có số lượng cổ phiếu khoản 20.000 không bao gồm 200,000 cổ phiếu trên. Tuy nhiên, nếu giá mỗi cổ phiếu được định giá: a. JPY 100.000 trở lên nhưng thấp hơn JPY 500.000: Số lượng cổ đông chỉ khoảng 1 phần 2 so với yêu cầu bên trên (thấp nhất của b. Thấp hơn JPY 100,000: 800 2.200) b. Thấp hơn JPY 100,000: 2.200 (3) Số năm doanh nghiệp hoạt động Doanh nghiệp hoạt động ít nhất là 3 năm Giống như cột bên trái (4) Vốn hoá thị trường của cổ phần được niêm yết 2 tỷ yên trở lên 4 tỷ yên trở lên (5) Tài sản ròng (Vốn cổ phần) 1 tỷ yên hoặc hơn vào ngày cuối cùng của năm tài chính trước khi niêm yết (nguồn gốc dựa trên bảng cân đối kế toán hợp nhất) Giống cột bên trái (6) Lợi nhuẩn trước thuế: Doanh nghiệp phải đáp ứng khoản a hoặc b dựa trên bảng báo cáo thu nhập hợp nhất: a. 2 năm cuối: 100 triệu yên hoặc hơn trong năm thứ nhất, 400 triệu yên hoặc hơn năm thứ 2. b. 3 năm cuối trước khi niêm yết: 100 năm đầu, 400 năm thứ 3, 600 triệu JPY hoặc hơn cho tổng 3 năm. Giống cột bên trái (7) Vốn hoá thị trường 100 tỷ yên hoặc hơn (Nếu số doanh thu này vượt qua năm trước và không ít hơn 10 tỷ JPY. Giống cột bên trái (8) Trong trường hợp thanh toán sai hoặc có sự không trung thực bên phía đại diện: a. Không tính toán sai trong báo cáo cho cơ quan kinh tế, trong 2 năm gần nhất (năm thứ 3 gần nhất nếu người nộp đơn không đáp ứng mục (6) a, và 7 ở bên trên; tương tự sẽ giống như mục b bên dưới. b. Đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính cho 2 năm gần nhất (tính cả năm cuối cùng) phải tuyệt đối trung thực hoặc trung thực từng phần. c. Đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính cho năm cuối tuyệt đối trung thực a. Không tính toán sai các bảng báo cáo nộp cho cơ quan nhà nước trong 5 năm b. Kiểm toán viên độc lập cho ý kiến “trung thực” hoặc “trung thực từng phần” đối với bảng báo cáo tài chính trong 5 năm. (9) Khác Về phía đại diện cho cổ đông, những bằng cấp phải được chấp nhận, giới hạn về việc chuyển nhượng cổ phần, chức vụ được tổ chức bổ nhiệm lưu vào sổ Giống cột bên trái sách. Phụ lục 2b: Một hợp đồng quyền chọn cổ phiếu quy định tại TSE Quyền chọn cổ phiếu Hợp đồng Quyền chọn mua và bán các chứng khoán được chọn lọc từ TSE Hợp đồng theo tháng 2 tháng gần nhất theo quý (tháng 3, 6, 9,12) và tháng gần nhất tiếp theo. Đơn vị giao dịch Thông báo đến đơn vị giao dịch nhỏ nhất dựa trên chứng khoán cơ sở. Mức dao động tối thiểu Giá thấp nhất của giới hạn giá hằng ngày dựa trên chứng khoán cơ sở Mức dao động nhỏ nhất Dưới JPY 2000 JPY 0.5 Từ 2000 đến dưới JPY 3000 JPY 2.5 Từ 3000 đến dưới JPY 30,000 JPY 5 Từ 30,000 đến JPY 50,000 JPY 25 Từ 50,000 đến dưới JPY 100,000 JPY 50 Từ 100,000 đến dưới JPY 1,000,000 JPY 500 Từ 1000,000 đến JPY 20,000,000 JPY 5,000 Từ 20,000,000 đến dưới JPY 30,000,000 JPY 25,000 Từ JPY 30,000,000 trở lên JPY 50,000 Giới hạn giá hằng ngày Với những cổ phiếu cơ bản có ngày giống nhau thì giới hạn giá như nhau Giá thực hiện 5 loại giá thực hiện với những khoảng cách dựa trên mức giá cuối cùng của chứng khoán trong ngày làm việc đầu tiên. Giá thực hiện tăng thêm sẻ tuỳ theo sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Kiểu thực hiện Quyền chọn kiểu châu Âu (quyền chọn chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn) Ngày đáo hạn Ngày cuối cùng để thực hiện giao dịch (last trading day) Last trading day Ngày làm việc trước ngày thứ sáu trong tuần thứ hai của tháng đáo hạn Ngày giao dịch đầu tiên Ngày sau ngày làm việc cuối cùng trong hợp đồng của tháng trước đó. Offsetting đền bù, bù trừ Những thành viên làm việc phải báo cáo các hoạt động về bù đắp,( bù trừ vị thế) , những hoạt động này sẽ được giảm từ những vị thế ngắn hoặc dài hạn của họ. Giá thanh toán Tse tính toán giá thanh toán hằng ngày cho mỗi quyền chọn, dựa trên mức giá bán cuối cùng của quyền chọn cổ phiếu và giá cuối cùng của chứng khoán cơ sở sử dụng mô hình định giá Black Scholes. Thanh toán và thực hiện Ngày giao nhận cổ phiếu sẽ là ngày làm việc thứ 4 sau ngày đáo hạn Thanh toán hoặc nhận lại của giá trị hợp đồng Ngày làm việc đầu tiên sau ngày giao dịch T+1 Giới hạn vị thế (a) 1% hoặc nhiều hơn con số của tất cả cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu cơ sở. (b) 0,7% hoặc nhiều hơn con số của tất cả cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu cơ sở nếu tỷ lệ mua bán của cổ phiếu cơ sở ít hơn 10%. ( tỷ lệ: tổng khối lượng giao dịch / số cổ phiếu niêm yết). Giờ giao dịch 9:00 ~ 11:00 a.m Ngày thành lập 18 tháng 7 năm 1997 Phụ lục 3 Phụ lục giới hạn vị thế quyền chọn cổ phiếu theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Code Underlying stock Position Limits 1801 TAISEI CORPORATION 10,600 6857 ADVANTEST CORPORATION 19,900 1802 OBAYASHI CORPORATION 7,200 6861 KEYENCE CORPORATION 5,000 1803 SHIMIZU CORPORATION 7,800 6902 DENSO CORPORATION 88,400 1812 KAJIMA CORPORATION 10,500 6954 FANUC LTD. 23,900 1925 DAIWA HOUSE INDUSTRY CO.,LTD. 5,900 6963 ROHM COMPANY LIMITED 11,800 1928 Sekisui House,Ltd. 7,000 6971 KYOCERA CORPORATION 19,100 2002 NISSHIN SEIFUN GROUP INC. 5,100 6976 Taiyo Yuden Co.,Ltd. 1,200 2502 ASAHI BREWERIES,LTD. 48,300 6981 MURATA MANUFACTURING COMPANY,LTD. 22,500 2503 KIRIN BREWERY COMPANY,LIMITED 9,800 6988 NITTO DENKO CORPORATION 17,300 2802 Ajinomoto Co.,Inc. 6,400 6991 Matsushita Electric Works,Ltd. 7,500 2914 JAPAN TOBACCO INC. 50,000 7011 Mitsubishi Heavy Industries,Ltd. 33,700 3382 Seven & I Holdings Co.,Ltd. 96,700 7201 NISSAN MOTOR CO.,LTD. 452,000 3402 TORAY INDUSTRIES,INC. 14,000 7203 TOYOTA MOTOR CORPORATION 360,900 3405 KURARAY CO.,LTD. 7,600 7267 HONDA MOTOR CO.,LTD. 183,400 3407 ASAHI KASEI CORPORATION 14,000 7269 SUZUKI MOTOR CORPORATION 54,200 3861 OJI PAPER CO., LTD. 10,600 7731 NIKON CORPORATION 4,000 3893 Nippon Paper Group,Inc. 11,000 7741 HOYA CORPORATION 43,500 4005 SUMITOMO CHEMICAL COMPANY,LIMITED 16,500 7751 CANON INC. 133,300 4062 IBIDEN CO.,LTD. 14,900 7752 RICOH COMPANY,LTD. 7,400 4063 Shin-Etsu Chemical Co.,Ltd. 43,200 7911 TOPPAN PRINTING CO.,LTD. 6,900 4183 Mitsui Chemicals,Inc. 7,900 7912 DAI NIPPON PRINTING CO.,LTD. 7,300 4188 Mitsubishi Chemical Holdings Corporation 36,100 7974 Nintendo Co.,Ltd. 14,100 4452 Kao Corporation 5,400 8001 ITOCHU Corporation 15,800 4502 Takeda Pharmaceutical Company,Limited 88,900 8028 FamilyMart Co.,Ltd. 9,700 4503 Astellas Pharma Inc. 56,300 8031 MITSUI & CO.,LTD. 17,800 4523 Eisai Co.,Ltd. 29,600 8035 Tokyo Electron Limited 18,000 4543 TERUMO CORPORATION 21,000 8053 SUMITOMO CORPORATION 125,000 4568 DAIICHI SANKYO COMPANY,LIMITED 73,500 8058 Mitsubishi Corporation 168,900 4631 DAINIPPON INK AND CHEMICALS,INCORPORATED 7,900 8113 UNI.CHARM CORPORATION 6,800 4661 ORIENTAL LAND CO.,LTD. 10,000 8252 MARUI CO.,LTD. 36,800 4676 Fuji Television Network, Incorporated 23,600 8253 Credit Saison Co.,Ltd. 18,100 Phụ lục 4 Lịch giao dịch trên TSE cho hàng tháng được công bố vào đầu năm: Tháng hợp đồng Ngày giao dịch đầu tiên Ngày đáo hạn Jan.2008 9 Nov.2007(Fri.) 10 Jan.2008(Thurs.) Feb.2008 14 Dec.2007(Fri.) 7 Feb.2008(Thurs.) Mar.2008 11 Jan.2008 (Fri.) 13 Mar.2008(Thurs.) Apr.2008 8 Feb. 2008 (Fri.) 10 Apr. 2008 (Thurs.) May 2008 14 Mar. 2008 (Fri.) 8 May 2008 (Thurs.) Jun.2008 12 Oct. 2007 (Fri.) 12 Jun.2008(Thurs.) Jul.2008 9 May. 2008(Fri.) 10 Jul.2008(Thurs.) Aug.2008 13 Jun.2008(Fri.) 7 Aug.2008(Thurs.) Sep.2008 13 Jul.2007(Fri.) 11 Sep.2008(Thurs.) Oct.2008 8 Aug. 2008(Fri.) 9 Oct.2008(Thurs.) Nov.2008 12 Sep.2008(Fri.) 13 Nov.2008(Thurs.) Dec.2008 11 Apr.2008 (Fri.) 11 Dec.2008(Thurs.) Jan.2009 14 Nov. 2008(Fri.) 8 Jan.2009(Thurs.) Feb.2009 12 Dec.2008(Fri.) 12 Feb.2009(Thurs.) Phụ lục 5 Tỷ suất sinh lợi Phương sai Độ lệch chuẩn Mã cố phiếu Ngày tuần Tháng Ngày Tuần Tháng PVT -1.34% -6.70% -26.81% 0.13% 3.56% 17.79% 71.15% TPC -1.05% -5.24% -20.97% 0.12% 3.47% 17.35% 69.41% DCC -0.99% -4.94% -19.76% 0.15% 3.81% 19.05% 76.20% VTO -0.86% -4.30% -17.19% 0.17% 4.17% 20.85% 83.41% HT1 -0.84% -4.22% -16.88% 0.10% 3.09% 15.45% 61.80% DPR -0.82% -4.08% -16.33% 0.08% 2.91% 14.55% 58.20% DPM -0.66% -3.31% -13.26% 0.06% 2.53% 12.66% 50.63% HPG -0.63% -3.16% -12.64% 0.08% 2.91% 14.54% 58.16% GIL -0.62% -3.11% -12.44% 0.10% 3.19% 15.96% 63.82% PF1 -0.57% -2.83% -11.31% 0.08% 2.86% 14.30% 57.21% ANV -0.56% -2.79% -11.15% 0.09% 2.96% 14.79% 59.15% TRC -0.44% -2.22% -8.88% 0.06% 2.55% 12.75% 50.98% TNC -0.35% -1.73% -6.94% 0.07% 2.70% 13.52% 54.09% TDH -0.32% -1.59% -6.38% 0.09% 2.96% 14.78% 59.14% FPT -0.30% -1.49% -5.95% 0.12% 3.46% 17.29% 69.15% VNE -0.27% -1.33% -5.31% 0.08% 2.88% 14.41% 57.65% TCM -0.22% -1.08% -4.30% 0.14% 3.71% 18.54% 74.14% PGC -0.20% -0.98% -3.91% 0.09% 3.06% 15.32% 61.30% VIP -0.18% -0.90% -3.61% 0.10% 3.22% 16.09% 64.36% VIC -0.16% -0.80% -3.22% 0.17% 4.13% 20.65% 82.58% DHG -0.13% -0.63% -2.51% 0.16% 4.06% 20.31% 81.22% BHS -0.12% -0.62% -2.48% 0.07% 2.65% 13.26% 53.05% HMC -0.12% -0.59% -2.37% 0.11% 3.35% 16.77% 67.08% DCT -0.10% -0.51% -2.05% 0.08% 2.88% 14.40% 57.60% BF1 -0.09% -0.44% -1.78% 0.04% 2.03% 10.13% 40.51% SSI -0.08% -0.41% -1.66% 0.28% 5.32% 26.61% 106.46% VPL -0.08% -0.40% -1.59% 0.06% 2.53% 12.67% 50.68% ICF -0.07% -0.35% -1.41% 0.17% 4.13% 20.67% 82.68% HRC -0.07% -0.33% -1.30% 0.13% 3.62% 18.09% 72.34% TTP -0.05% -0.27% -1.07% 0.09% 2.95% 14.76% 59.02% STB -0.04% -0.22% -0.88% 0.12% 3.42% 17.10% 68.39% CLC -0.03% -0.16% -0.63% 0.08% 2.82% 14.11% 56.44% DRC -0.02% -0.10% -0.41% 0.09% 3.05% 15.25% 60.99% SJD -0.02% -0.09% -0.38% 0.11% 3.24% 16.22% 64.88% FPC 0.00% 0.02% 0.09% 0.11% 3.25% 16.27% 65.07% KHA 0.02% 0.09% 0.34% 0.08% 2.80% 13.99% 55.96% VSH 0.02% 0.09% 0.38% 0.09% 2.93% 14.67% 58.68% PVD 0.02% 0.10% 0.39% 0.11% 3.35% 16.77% 67.10% DMC 0.04% 0.21% 0.86% 0.07% 2.66% 13.28% 53.13% AGF 0.05% 0.27% 1.07% 0.05% 2.22% 11.11% 44.42% HBC 0.06% 0.29% 1.18% 0.11% 3.38% 16.89% 67.58% SSC 0.06% 0.31% 1.23% 0.07% 2.73% 13.65% 54.60% SAM 0.08% 0.41% 1.66% 0.06% 2.49% 12.46% 49.84% GMD 0.09% 0.45% 1.79% 0.06% 2.45% 12.24% 48.97% VIS 0.09% 0.46% 1.84% 0.15% 3.93% 19.63% 78.51% PPC 0.11% 0.57% 2.30% 0.16% 4.06% 20.29% 81.17% BMP 0.13% 0.67% 2.70% 0.08% 2.79% 13.94% 55.76% VF1 0.15% 0.73% 2.94% 0.09% 2.96% 14.82% 59.29% PAC 0.16% 0.78% 3.10% 0.08% 2.87% 14.33% 57.30% TAC 0.17% 0.85% 3.39% 0.09% 3.00% 15.01% 60.05% REE 0.17% 0.86% 3.44% 0.06% 2.40% 12.00% 47.99% VNM 0.17% 0.87% 3.50% 0.07% 2.57% 12.86% 51.45% NKD 0.19% 0.97% 3.87% 0.06% 2.50% 12.49% 49.96% KDC 0.20% 1.00% 3.99% 0.09% 3.03% 15.14% 60.54% KHP 0.22% 1.09% 4.37% 0.14% 3.69% 18.43% 73.72% ITA 0.23% 1.13% 4.52% 0.07% 2.72% 13.62% 54.47% BBC 0.23% 1.14% 4.56% 0.05% 2.34% 11.71% 46.85% SJS 0.34% 1.71% 6.84% 0.29% 5.36% 26.81% 107.22% VN_INDEX 0.13% 0.63% 2.54% 0.03% 1.78% 8.91% 35.63% Phụ lục 6 Những bài học thành công từ quyền chọn cổ phiếu  53,4 triệu USD - kỷ lục mới về thưởng cho CEO Giám đốc điều hành tập đoàn tài chính Mỹ Goldman Sachs, ông Lloyd Blankfein, đã phá vỡ kỷ lục về tiền thưởng mà CEO Morgan Stanley lập cách đây chưa đầy 1 tuần. 53,4 triệu USD là phần thưởng bằng tiền mặt và cổ phiếu cho 6 tháng làm việc của Blankfein tại Goldman. Trong tổng số 53,4 triệu kể trên, Blankfein đã nhận 27,3 triệu USD bằng tiền mặt. Phần còn lại được trả bằng cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Blankfein nhậm chức CEO Goldman Sachs hồi tháng 6 năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Bush chọn ông Henry Paulson làm bộ trưởng tài chính. Thông tin kể trên được chính Goldman Sachs công bố cách đây vài giờ, trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Hôm 15/12, Morgan Stanley cũng tuyên bố đã trả cho giám đốc điều hành của mình, ông John Mack tổng cộng 40 triệu USD, tất cả đều bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu. Vào thời điểm đó, đây là mức thưởng cao nhất từ trước tới nay dành cho CEO của một doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ. Năm ngoái, Goldman Sachs cũng chơi trội hơn tất cả các công ty niêm yết khác khi thưởng tới 38,3 triệu USD cho cựu CEO Henry Paulson, nay là Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Khoản thưởng mà Goldman Sachs dành cho CEO Blankfein phản ánh một năm bội thu của tập đoàn tài chính lừng danh này. Xuất phát điểm của Blankfein là một nhà buôn, chứ không có nền tảng về đầu tư tài chính. Trong khi tại Goldman Sachs, đầu tư tài chính là động lực chính để họ kiếm lời. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, 2006 là năm thuận lợi cho việc kiếm tiền nên khoản thưởng kếch xù cho Blankfein không có gì lạ. 11 lãnh đạo cao cấp khác của Goldman Sachs cũng được thưởng khá hời, tổng cộng 150 triệu USD, tính bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu. Trong đó, người được trả cao nhất là Gary Cohn và Jon Winkelried, cùng có chức danh chủ tịch kiêm giám đốc, mỗi người hưởng 25,6 triệu USD bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu. Tuần trước, Goldman công bố một năm làm ăn thắng lợi nhất trong lịch sử Wall Street. Lợi nhuận của công ty đã tăng 70% lên mức 9,4 tỷ USD, trong tổng số doanh thu 37,67 tỷ USD. Goldman và các hãng đầu tư tài chính khác đã được hưởng lợi từ phong trào sáp nhập các tập đoàn lớn và sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ. Trong năm 2006, Goldman Sachs đã chi tới 16,5 tỷ USD tiền lương, thưởng cho nhân viên. Bình quân mỗi người làm ở hãng được hưởng 622.000 USD trong suốt năm qua. Cổ phiếu của hãng cũng tăng tới 58% từ đầu năm tới nay.  CEO Vodafone được thưởng 90 triệu USD Giám đốc điều hành hãng di động Anh Vodafone Arun Sarin sắp được nhận món thưởng lên đến 45 triệu bảng Anh (90 triệu USD) bằng quyền chọn cổ phiếu. Kết quả này là nhờ giá cổ phiếu Vodafone gần đây tăng cao. Cổ phiếu Vodafone đã tăng 1/3 lần trong 12 tháng qua mặc dù kết quả năm trước đó không khả quan. Tờ The Sunday Times của Anh đưa tin ông Sarin có thể hưởng quyền chọn cổ phiếu (quyền mua cổ phiếu mà một công ty dành cho thành viên công ty đối với cổ phiếu của chính công ty đó như là một hình thức trả thù lao phi tiền mặt) trị giá 10 triệu bảng Anh ngay lập tức mặc dù công ty lưu ý rằng ông Sarin hiếm khi bán cổ phần trong một công ty mà ông đang làm việc. Phụ thuộc vào liệu ông có đạt mục tiêu thành quả công ty đạt được hay không, ông Sarin có thể nhận được toàn bộ số quyền chọn cổ phiếu nếu ông vẫn ở lại công ty cho đến giữa năm 2009. Tờ The Sunday Times cho biết ông Sarin đã có dự định từ chức ở Vodafone vào giữa năm 2008 nhưng sau đó được Chủ tịch John Bond thuyết phục ở lại sau thành công của chính sách đầu tư vào các thị trường mới nổi của ông. Khoản 45 triệu bảng Anh bao gồm cổ phần mà ông Sarin sở hữu toàn bộ, trị giá 11,4 triệu bảng. Khoảng 3,6 triệu bảng khác gắn liền với kế hoạch thưởng dần dần. Hai khoản quyền lựa chọn cổ phiếu, sẽ được thực hiện vào mùa hè năm 2008 và 2009, phụ thuộc vào tăng trưởng của lợi nhuận trên cổ phần (EPS)  Môi giới chứng khoán, CIA và 11-9 Trong vô số giả thuyết chung quanh sự kiện ngày kinh hoàng 11-9-2001 ở Mỹ, có thuyết cho rằng có người của Trung ương Tình báo Mỹ mua bán tay trong thông tin nước Mỹ sẽ bị tấn công khủng bố dẫn đến việc cổ phiếu của hãng máy bay American Airlines và United Airlines bị bán ra ồ ạt một cách bất thường. Vụ này, nếu đúng như vậy, có thể được xem là vụ mua bán tay trong lớn nhất thế giới Đầu dây mối nhợ câu chuyện ly kỳ này là một tài liệu của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Herzliyya về chống khủng bố của Israel đề ngày 21-9-2001. Đầu đề của tài liệu này là Ngày thứ ba đen tối: Vụ lừa đảo mua bán tay trong lớn nhất thế giới?. Ngày thứ ba đen tối là 11-9-2001. Vụ mua bán tay trong liên quan chủ yếu đến cổ phiếu của American Airlines (AA) và United Airlines (UAL), hai hãng máy bay có 4 chiếc bị không tặc, biến thành “bom bay” đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York và trụ sở Bộ Quốc phòng (Lầu Năm Góc) ở Washington. Giao dịch bất thường Theo tài liệu nói trên, trong hai ngày 6 và 7-9-2001, tại sàn giao dịch chứng khoán Chicago có đến 4.744 quyền chọn bán so với 396 quyền chọn mua được giao dịch đối với cổ phiếu hãng máy bay AA. Quyền chọn bán chủ yếu là một vụ cá cược giá cổ phiếu. Ví dụ, ngày thứ hai đầu tuần, nhà đầu tư A ký hợp đồng quyền chọn bán 10.000 cổ phiếu của hãng AA cho nhà đầu tư B vào ngày thứ sáu trong tuần với giá 100 USD/cổ phiếu. Theo hợp đồng này, A có quyền mua cổ phiếu AA vào bất cứ ngày nào theo giá thực của nó trước ngày thứ sáu. Giả định vào ngày thứ tư giá đã giảm còn 50 USD/cổ phiếu. Bên A có quyền mua ngay hôm đó với giá 50 USD. Đến kỳ hạn – ngày thứ sáu – B buộc phải mua lại cổ phiếu với giá 100 USD. Như vậy chưa đầy một tuần, nhà đầu tư A lời 500.000 USD. Quyền chọn mua là hợp đồng ngược lại. Vào ngày 10-9, tức một ngày trước sự kiện tang tóc 11-9, lại có thêm 4.516 quyền chọn bán được giao dịch so với 748 quyền chọn mua. Đây là một chuyện hết sức bất thường bởi số lượng giao dịch cao hơn thường ngày gấp 6 lần. Theo các chuyên gia chứng khoán, chỉ có biết trước thông tin sắp có khủng bố, các nhà đầu tư mới dám cược như vậy. Trong hai trường hợp kể trên, các nhà đầu tư mạo hiểm đã kiếm được ít nhất 9 triệu USD bởi sau ngày 11-9, cổ phiếu của hãng máy bay AA đã giảm mạnh. Cũng theo tài liệu của Israel nói trên, Công ty Tài chính Morgan Stanley Dean Witter & Co, trụ sở nằm trên tầng 22 tòa tháp WTC, bán ra được 2.157 quyền chọn bán cổ phiếu của mình với giá 45 USD có hiệu lực vào tháng 10 trong ba ngày trước sự kiện 11-9. Đây là một sự gia tăng đột biến bởi bình thường mỗi ngày chỉ bán được 27 quyền chọn bán. Giá cổ phiếu của công ty lúc đó là 48,90 USD. Sau sự kiện 11-9, nó giảm xuống còn 42,50 USD. Tính riêng trong vụ này, người mua quyền chọn bán lời ít nhất 1,2 triệu USD. Tại Công ty Merrill Lynch & Co có trụ sở nằm gần WTC cũng có hiện tượng y hệt. 12.215 quyền chọn bán cổ phiếu của công ty này với giá 45 USD vào tháng 10 đã được mua sạch trong 4 ngày trước vụ tấn công khủng bố. Trước đó nữa, chỉ có 252 hợp đồng quyền chọn bán được giao dịch hằng ngày. Như vậy mức tăng lên đến 1. 200%! Sau biến cố, giá cổ phiếu của công ty từ 46,88 USD giảm xuống còn 41,50 USD. Như vậy, những tay mua bán tay trong đã lời được khoảng 5,5 triệu USD. Đáng chú ý nhất là nguồn tin đăng trên nhật báo San Francisco Chronicle ngày 29-9- 2001, theo đó các nhà đầu tư đã hưởng lợi 2,5 triệu USD từ việc mua quyền chọn bán cổ phiếu của hãng máy bay UAL trước ngày 11-9. Thế nhưng số tiền lớn này trở thành vô chủ vì không một nhà đầu tư nào – được giấu cả tên lẫn quốc tịch – dám ló mặt nhận lãnh vì sợ bị nghi ngờ mua bán tay trong. Vậy ai là tay trong bán thông tin nội bộ cho các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện cho họ kiếm tiền trên xương máu hơn 3.000 người tử nạn trong thảm họa 11-9-2001? CIA, ngân hàng và các nhà môi giới chứng khoán Tài liệu của Israel còn cho biết thêm, trong số các nhà đầu tư mua quyền chọn bán cổ phiếu hãng máy bay AA có ngân hàng đầu tư Deutsch Bank Alex. Brown, chi nhánh của ngân hàng khổng lồ Đức Deutsch Bank ở Mỹ. Ngân hàng này trước đó từng có một tổng giám đốc có tên là A.B. “Buzzy” Krongard. Sáu tháng trước sự kiện 11-9, Krongard trở thành giám đốc điều hành Trung ương Tình báo Mỹ (CIA). Hai chi tiết trên đẻ ra một giả thuyết, theo đó có tay trong của CIA dưới trướng Krongard xì thông tin mật về cuộc tấn công khủng bố 11-9 cho “người nhà” trong ngân hàng Deutsch Bank Alex. Brown. Những người này bèn mua quyền chọn bán cổ phiếu của các hãng máy bay AA, UAL, các hãng bảo hiểm Axa Re, Munich Re và các công ty đầu tư khổng lồ Merrill Lynch và Morgan Stanley trước ngày 11-9 để sau đó hưởng lợi nhiều triệu USD. Cơ sở của giả thuyết trên là trước biến cố 11-9, CIA từng dùng phần mềm PROMIS để theo dõi và thu thập dữ liệu các hoạt động mua bán quyền được mua chứng khoán trong nước. Từ các dữ liệu này có thể đoán biết hoạt động của bọn khủng bố liên quan đến sự kiện 11-9. Ví dụ chi tiết ngân hàng mẹ Deutsch Bank dính líu đến các tài khoản ngân hàng của bọn khủng bố Ả Rập Saudi và vụ mua quyền chọn bán bất thường cổ phiếu của hãng máy bay UAL. Nói cách khác, tay trong của CIA đã bán dữ liệu của PROMIS cho các nhà đầu tư mạo hiểm hưởng lợi hàng triệu USD. Dĩ nhiên, CIA đã cực lực phản bác giả thuyết này. Xưa nay giữa CIA, các ngân hàng thuộc hàng đại gia và thị trường chứng khoán Phố Wall có mối quan hệ mang tính lịch sử. Ví dụ Bill Casey, giám đốc CIA thời tổng thống (TT) Reagan từng làm chủ tịch SEC dưới thời TT Nixon. Bill Casey vốn là luật gia ở Phố Wall và nhà môi giới chứng khoán. John Deutch, nguyên giám đốc CIA thời TT Clinton hiện nay nằm trong hội đồng quản trị Ngân hàng Citigroup. Đây là ngân hàng lớn thứ nhì ở Mỹ và năm 2001 từng dính líu đến vụ mua lại Banamex, một ngân hàng Mexico tai tiếng với những vụ rửa tiền. Hay như David Doherty, đương kim phó chủ tịch thị trường chứng khoán New York nguyên là đại cố vấn của CIA. Cựu giám đốc điều hành CIA Nora Slatkin hiện nay có chân trong ban lãnh đạo Ngân hàng Citibank v.v...  Scandal chứng khoán: Làm lợi từ thảm họa quốc gia Năm 2006, vụ scandal “options back-dating” (ghi lùi ngày quyền mua cổ phần) giống như cơn bão lớn tràn qua tàn phá vương quốc của các tập đoàn, công ty hàng đầu tại Mỹ. Một thủ đoạn tài chính tinh vi được lãnh đạo các công ty áp dụng nhằm moi tiền công ty một cách bất chính mà phần thiệt hại thuộc về các cổ đông. Ủy ban Chứng khoán và Bộ Tài chính Mỹ đã mở một cuộc điều tra lớn chưa từng có, dẫn đến việc hơn 50 giám đốc của 130 tập đoàn hàng đầu bị sa thải. Affliated Computer Services (ACS - trụ sở tại thành phố Dallas, bang Texas) là tập đoàn công nghệ khổng lồ với nhân sự 55.000 người và doanh thu hằng năm lên đến 4,4 tỉ USD. Vào một ngày mùa hè năm 2002, cổ phiếu của ACS bất ngờ tụt xuống mức thấp kỷ lục trong năm, nhưng đó lại là một ngày hết sức đẹp trời với giám đốc điều hành ACS Jeffrey Rich khi vận rủi của công ty lại giúp tài khoản cá nhân của Rich phình ra một cách đáng kể. Những món lời béo bở Nguyên nhân thật đơn giản bởi “quyền chọn mua cổ phần” (stock option) hằng năm do ban lãnh đạo ACS cấp cho Rich có mức giá định đúng ngày đặc biệt đó, cho phép Rich được mua cổ phiếu công ty với mức giá thấp trong nhiều năm. Nếu mức giá “quyền chọn mua cổ phần” của Rich được định vào một tuần trước đó, khi giá cổ phiếu ACS cao hơn 27%, thì lợi nhuận mà ông ta giành được chắc chắn ít hơn rất nhiều. Trên thực tế, trong năm 1995-2002, toàn bộ sáu “quyền chọn mua cổ phần” Rich được cấp đều “tình cờ” có mức giá định vào ngày cổ phiếu của ACS sụt giảm ở mức thấp nhất trước khi tăng lên. Chẳng hạn như lần Rich được cấp quyền mua 500.000 cổ phần ở mức giá 11,53 USD định ngày 8/10/1998, mức giá thấp nhất sau khi cổ phiếu ACS liên tục sụt giảm trong 20 ngày. Tuy nhiên, 20 ngày sau đó, giá cổ phiếu ACS tăng vọt tới 60%, đem lại cho Rich một khoản tiền chênh lệch lên đến 3,8 triệu USD. Jeffrey Rich chỉ là một trong số hàng chục lãnh đạo các công ty, tập đoàn lớn tại Mỹ hưởng lợi từ những “quyền chọn mua cổ phần” có mức giá định vào “ngày chuẩn” như vậy. Một kỷ lục mà đến giờ người ta vẫn còn nhắc lại là trường hợp của William W. McGuire, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn bảo hiểm UnitedHealth Group. Ngày 13/10/1999, McGuire được UnitedHealth Group thưởng quyền mua 14,6 triệu cổ phần. Điều đáng nói là quyền mua cổ phần đó có mức giá định vào ngày mà giá cổ phiếu xuống mức thấp nhất trong năm. Ba lần khác ông McGuire nhận quyền mua cổ phần vào năm 1997, 2000 và 2001 cũng diễn ra với kịch bản tương tự. Cho đến tháng 3/2006, McGuire mua 5% trong số 14,6 triệu cổ phần được mua năm 1999 và hưởng khoản chênh lệch tới 39 triệu USD. Vào thời điểm đó, nếu McGuire mua toàn bộ số cổ phiếu còn lại, khoản lợi nhuận ông ta được hưởng sẽ phình lên con số khổng lồ: 717 triệu USD. May mắn hay gian lận? Jeffrey Rich hay William W.McGuire luôn miệng khẳng định họ được hưởng “quyền chọn mua cổ phần” có mức giá định vào ngày giá cổ phiếu sụt giảm chỉ hoàn toàn là “may mắn ngẫu nhiên” chứ không có hoạt động gì mờ ám. Khi nhảy vào điều tra, để xác minh lý thuyết “vận hên từ trên trời rơi xuống” này, Wall Street Journal đã thuê chuyên gia thống kê John Emerson thuộc Đại học Yale phát triển một chương trình vi tính, nhằm tính toán khả năng quyền mua cổ phần có mức giá định vào ngày giá cổ phiếu giảm thấp nhất trong 252 ngày giao dịch trong năm. Và kết quả rất gây sốc. Theo tính toán của giáo sư John Emerson, xác suất khả năng toàn bộ quyền chọn cổ phần của Jeffrey Rich có mức giá định vào “ngày may mắn” nhỏ đến mức đáng kinh ngạc: chỉ 1/300 tỉ, còn khó xảy ra hơn việc tung một đồng xu lên không khí 38 lần mà lần nào mặt phải cũng hiện lên trên. $Trong khi đó, xác suất một người trúng xổ số liên bang Powerball (loại xổ số cực kỳ khó trúng ở Mỹ) với tấm vé số 1 USD là 1/146 triệu. Đối với trường hợp của William W. McGuire, tỉ lệ cũng cực nhỏ: 1/200 triệu. Sáu trường hợp khác trong nghiên cứu của giáo sư Emerson cũng ra kết quả hoàn toàn tương tự. Như vậy, yếu tố “số đỏ” ở đây hầu như đã bị loại bỏ. Câu giải thích hợp lý chỉ có thể là Rich và McGuire đã diễn trò “ghi lùi ngày quyền mua cổ phần” (stock option backdating) một cách thiếu minh bạch với các cổ đông thông thường. Điều tra của Wall Street Journal cộng với phân tích của các chuyên gia tài chính khẳng định lãnh đạo các tập đoàn Mỹ đã cấu kết với nhau để lấy quyền mua cổ phiếu, mà mức giá họ toàn quyền chọn vào ngày giá cổ phiếu thấp nhất trong quí hoặc trong năm. Vơ vét quanh nấm mồ Ngày 11/9/2001, cả nước Mỹ chìm trong tang tóc sau các vụ tấn công khủng bố bằng máy bay. Thị trường chứng khoán Mỹ tê liệt. Khi thị trường chứng khoán mở cửa lại vào ngày 17/9, giá cổ phiếu tụt thảm hại, trung bình giảm 14% trong vòng năm ngày liên tiếp. Khi đó, chỉ số Dow Jones hạ xuống mức thấp kỷ lục kể từ tháng 5/1940, thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, thảm họa đó lại trở thành dịp để các nhà lãnh đạo cả chục công ty tại Mỹ vơ vét hàng chục triệu USD bằng thủ đoạn “ghi lùi". Từ ngày 21/9 đến cuối tháng, khi nhân viên cứu hộ còn đang đào bới đống đổ nát tại Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại New York, các gia đình than khóc quanh nấm mồ các nạn nhân vụ khủng bố, thì ban lãnh đạo các tập đoàn bận rộn trao quyền mua cổ phần cho các giám đốc, quản lý với mức giá được định vào những ngày trước đó khi giá cổ phiếu tụt dốc không phanh. Theo khảo sát của Hãng Standard & Poor’s, từ ngày 17/9 cho đến cuối tháng, 511 giám đốc điều hành của 186 công ty hàng đầu tại Mỹ được thưởng “quyền chọn mua cổ phần”, cao hơn gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó, có tới 91 công ty không thường xuyên trao “quyền chọn mua cổ phần” vào tháng chín hằng năm. Chỉ riêng tổng số “quyền chọn mua cổ phần” của 91 công ty này có giá trị tới 325 triệu USD vào thời điểm đó. Tình trạng này đã dẫn đến câu hỏi: liệu có phải các công ty lợi dụng một thảm họa quốc gia để làm lợi cho các lãnh đạo của công ty mình? Thậm chí một số “quyền chọn mua cổ phần” có mức giá định vào chính xác ngày mà giá cổ phiếu tại Mỹ xuống mức thấp nhất trong giai đoạn suy thoái đó, đơn cử như trường hợp của John Sperling, Chủ tịch Tập đoàn giáo dục Apollo và Todd Nelson, giám đốc điều hành. Ngày 21/9, Sperling và năm nhân viên cao cấp của Apollo nhận “quyền chọn mua cổ phần” mua 513.000 cổ phiếu của Apollo. Đến cuối năm, giá cổ phiếu Apollo tăng 29%, đem lại cho Sperling khoản lợi nhuận 12 triệu USD. Nelson còn kiếm được nhiều hơn, tới 14,4 triệu USD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCông cụ phòng ngừa cho thị trường chứng khoán Việt Nam.pdf
Luận văn liên quan