Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2004-2010)

Xuất phát từ điều kiện thực tế ở Điện Biên hiện nay, XĐGN không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề văn hoá - xã hội quan trọng. XĐGN về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá, xã hội. Do vậy, Chương trình XĐGN tỉnh Điện Biên được tiến hành khá toàn diện và đồng bộ trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, với nhiều chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK; Chương trình 186, triển khai các dự án trọng điểm như khai hoang ruộng bậc thang, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, sắp xếp lại dân cư; Chương trình 134, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm được lồng ghép với các chương trình phá t triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

pdf115 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3339 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2004-2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch đầu tư phát triển vùng cây công nghiệp cà phê, chè, cao su; tạo điều kiện thuận lợi cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 81 việc thu hút đầu tư phát triển thủy điện, nhà máy xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng. Trong 3 năm (2006 - 2008), nguồn vốn đầu tư phát triển không ngừng tăng, tổng mức vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội được huy động ước tính đạt 5.337 tỉ đồng, gấp 2,4 lần so với thời kì 2001- 2005, riêng năm 2007 đạt trên 2.000 tỉ đồng, tăng 54% so với năm 2006, trong đó ưu tiên cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đô thị và nông thôn (nÕu n¨m 2003, số xã có đường ôtô đến: 86/88, th× nay 104/106 xã, thị trấn có đường ô-tô đến trung tâm); các công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa; 75% dân số đô thị được dùng nước sạch; lưới điện quốc gia ngày càng phát triển (tõ chç chØ cã 58/88 số xã có điện lưới quốc gia n¨m 2003, ®Õn nay ®· cã 82/106 xã có điện lưới quốc gia, víi 70% số hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt). Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua hằng năm đạt gần 2.500 tỉ. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư phát triển: nÕu n¨m 2003, số xã có điện thoại lµ 59/88, th× nay cã 100% số xã có điện thoại, đạt bình quân 12,5 máy/100 dân; tỉ lệ phủ sóng phát thanh đạt gần 99%, phủ sóng truyền hình đạt 82%, có 67% số hộ dân được xem truyền hình, trong khi tr•íc n¨m 2004 số dân được phủ sóng truyền hình chØ ®¹t 78%, truyền thanh 93%. Riêng huyện Tủa Chùa, đến n¨m 2009 đã có 100% xã, thị trấn có đường ôtô và trạm y tế, 95% thôn, bản có đường xe máy, 100% đơn vị phủ sóng điện thoại di động và nghe đài rađiô; 45% số dân trong huyện được phủ sóng truyền hình; 70% số dân được sử dụng nước sinh hoạt thường xuyên... Do vËy, ®êi sèng vËt chÊt, tinh thÇn cña nh©n d©n ngµy cµng ®•îc n©ng lªn. Lĩnh vực nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp ë §iÖn Biªn tập trung chủ yếu là cây lương thực và phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường và phương tiện giao thông thủy lợi, trong những năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 82 bình quân 5%/năm. Năm 2008, tổng sản lượng lượng thực toàn tỉnh đạt 202.732 tấn, tăng 14,35 tấn so với năm 2007, sản lượng lượng thực bình quân đầu người đạt 424kg/năm. Ngành nông nghiệp Điện Biên đã phát triển khá nhanh, ổn định và có những bước đột phá trong sản xuất. Từ chỗ phải nhờ đến sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp lương thực, người nông dân chỉ trồng 1 vụ lúa, tới nay, sau khi cải tạo, xây dựng hệ thống thuỷ nông, giống, cũng như áp dụng khoa học vào sản xuất, số vụ lúa đã tăng lên 2 vụ, cá biệt có nơi tăng lên 3 vụ (1 vụ màu), tạo bước đột phá về sản xuất lương thực. Điện Biên giờ đây không những đã tự túc được về lương thực mà còn xuất khẩu ra khỏi địa phương, đưa cây lúa trở thành cây đặc sản của tỉnh, hướng tới xây dựng và đăng kí thương hiệu sản phẩm gạo Điện Biên. Ông Phạm Đức Hiển – GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Nói đến Điện Biên là nói đến cánh đồng lúa Mường Thanh trù phú, bằng phẳng nhất vùng Tây Bắc. Với diện tích rộng, có hệ thống đại thủy nông Nậm Rốm bao quanh, dân cư sống tập trung, rất thuận lợi cho canh tác và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cho nên việc phát triển gạo theo hướng hàng hoá là rất thuận lợi”. Từ chỗ người dân không biết trồng đậu tương vụ xuân hè, đậu tương trên đất 1 vụ lúa nay đã tự giác vận động, giúp đỡ nhau mở rộng diện tích trồng đậu tương. Nông dân đã thâm canh đậu tương theo phương pháp mới. Từ chỗ cả tỉnh chỉ trồng 5.000 - 6.000 ha đậu tương năm 2001, đến nay đạt gần 13.000ha. Đậu tương giống mới đã được đồng bào các dân tộc trong tỉnh xem là cây xóa đói giảm nghèo. Vụ xuân hè năm 2005, năng suất đậu tương dòng 42, ĐT84... nông dân gieo trồng cho năng suất 1,8 - 2 tấn/ha (cao gấp 3 - 4 lần so với canh tác theo tập quán cũ). Trong nh÷ng n¨m qua, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhiều tiến bộ theo hướng sản xuất hàng hóa. Do đó, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích canh tác và diện tích cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: chè, cà-phê, cao-su và chăn thả trâu bò… Tiêu biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 83 như diện tích cà-phê tăng rất nhanh, 5 năm trở lại đây giá cà-phê tăng ở mức cao, nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu từ chính cây cà-phê, do vậy diện tích cà-phê đã phát triển rất nhanh, nhiều hộ gia đình đã vay vốn để đầu tư trồng cà-phê, hiện tổng diện tích cà-phê đạt 701 ha, sản lượng cà-phê nhân đạt 1.119 tấn, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Đặc biệt là cây cao-su, từ năm 2008 đến nay, tỉnh Điện Biên đã trồng được 2.941 ha mở hướng đi mới cho cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cây chè, diện tích toàn tỉnh hiện có 331ha, sản lượng đạt 144 tấn búp tươi, hiện nay ngành nông nghiệp đã quy hoạch phát triển chè thuộc 4 xã của huyện Tủa Chùa. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 285 tổ HTX và 58 HTX nông nghiệp thực hiện chuyển đổi và 744 trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi được chú trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng đáng kể, bình quân tăng 8,69%/năm. Quy hoạch phát triển đàn trâu bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững. Trong những năm qua, bằng việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ huyện Tủa Chùa luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Đảng bộ chỉ đạo tập trung đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ bằng việc tăng cường khai hoang, đầu tư thuỷ lợi để nâng diện tích 1 vụ thành 2 vụ; thực hiện chương trình “cánh đồng năng suất cao”, để góp phÇn đảm bảo lương thực vµ dµnh mét phÇn cho xuÊt khÈu. Nhờ vậy, kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, đạt từ 12- 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông - lâm nghiệp chiếm 52,39%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,17%; dịch vụ chiếm 22,44%; tổng sản lượng lương thực cây có hạt của huyện đến nay đạt gần 19.000 tấn, tăng so với năm 2000 là hơn 6.000 tấn (tăng hơn 30%); bình quân lương thực đầu người đạt 406kg/người/năm. Công tác chăn nuôi được huyện chú trọng, nếu trước đây chỉ là để phục vụ cày kéo và nhu cầu thực phẩm sinh hoạt hàng ngày thì nay tốc độ tăng trưởng tổng đàn hàng năm đều đạt từ 3- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 84 5%/năm và bán ra thị trường mỗi năm trên 1.000 con trâu, bò, ngựa và trên 300 tấn thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Bên cạnh đó, huyện còn làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trong đó có cây chè shantuyết. Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 xưởng chế biến chè, hàng năm có từ 5-7 tấn chè búp khô bán ra thị trường được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Có thể nói, kinh tế nông nghiệp Điện Biên đó có những chuyển biến tích cực và toàn diện. Một phần làm nên những thành công đó, phải kể đến đóng góp của công tác XĐGN của tỉnh trong những năm qua. Lĩnh vực công nghiệp Hoạt động công nghiệp của tỉnh Điện Biên trong những năm qua có những bước phát triển, đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia góp phần tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt: 355,135 tỉ đồng, tăng 13,93% so với năm 2006; năm 2008 ước đạt 419 tỉ đồng, tăng 18% so năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 461,48 tỉ đồng, nhịp độ phát triển bình quân đạt 15,07%/năm (mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra là 18%/năm), trong ®ã: khu vùc doanh nghiÖp Nhµ n•íc ®¹t 92,7% kÕ ho¹ch, t¨ng 16% so víi n¨m 2008; khu vùc doanh nghiÖp ngoµi Nhµ n•íc t¨ng 4,98%; c¬ së kinh tÕ c¸ thÓ t¨ng 11,82%. Ph©n theo ngµnh c«ng nghiÖp: c«ng nghiÖp khai th¸c má t¨ng 78,57%; c«ng nghiÖp chÕ biÕn, chÕ t¹o t¨ng 10,14%, chiÕm 82,73% tæng gi¸ trÞ; c«ng nghiÖp s¶n xuÊt ®iÖn, khÝ ®èt vµ n•íc t¨ng 0,76%. Hoạt động thu hút đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngoài các dự án như: thủy điện Nậm Mức 44 MW, nhà máy gạch Tuynel công suất 15 triệu viên/năm, nhà máy xi măng giai đoạn 1 công suất 36 vạn tấn/năm (đi vào hoạt động từ tháng 5-2009) và một số dự án khác đang đầu tư; trong 6 tháng đầu năm năm 2008, tổng số vốn các dự án đăng kí đầu tư vào tỉnh là 2.407,89 tỉ VNĐ (cao nhất từ trước đến nay), chủ yếu là các dự án đầu tư thủy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 85 điện, khai thác chế biến khoáng sản với 8 dự án (sắt, đồng, ăng ty mon thuộc huyện Mường Chà; chì - kẽm ở huyện Tuần giáo, huyện Tủa chùa; vàng ở huyện Điện Biên Đông...), tổng nguồn vốn 837 tỉ đồng, thủy điện 11 dự án tổng vốn đầu tư đăng ký 4.847 tỉ đồng, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lấy dầu điêzen; tỉnh đã thực hiện cấp giấy Chứng nhận đầu tư cho 5 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 870 tỉ đồng. Một số vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đã hình thành các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu nông, lâm nghiệp tập trung như vùng chè Tủa Chùa, cà phê Mường Ảng. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 đạt 9,2 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 5,2 triệu USD). Riêng thành phố §iÖn Biªn Phñ, sản xuất CN-TTCN và Xây dựng trên địa bàn phát triển ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước; giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2006 đạt 247 tỉ đồng, năm 2007 đạt 282 tỉ đồng, năm 2008 đạt 327,5 tỉ đồng; giải quyết việc làm cho gần 3000 lao động. Tổng giá trị xây dựng trên địa bàn năm 2008 đạt 387 tỉ đồng. Cùng với Tỉnh, thành phố đang triển khai nhiều công trình quan trọng như: Tái định cư Thủy điện Sơn la; Trùng tu di tích; các công trình giao thông, thoát nước nội ngoại thành, hệ thống trường học, bệnh viện, thể thao... Đặc biệt đã huy đông sức dân tập trung bê tông hóa, điện chiếu sáng đường ngõ, hẻm... theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch Từ năm 2004 đến nay, hoạt động thương mại của tỉnh tiếp tục phát triển khá theo xu hướng ổn định, đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia kinh doanh trên thị trường, góp phần tích cực phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Mạng lưới thương mại phát triển mạnh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế kinh doanh trên địa bàn tỉnh, lực lượng thương nhân kinh doanh thương mại và các dịch vụ trên thị trường tăng nhanh có bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 86 phát triển mạnh. Các loại hình kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: siêu thị, trung tâm thương mại, quầy hàng tự chọn...đã bước đầu hình thành phát triển. Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,5%; bước đầu đã khai thác tiềm năng lợi thế đẩy mạnh phát triển du lịch lịch sử, du lịch sinh thái bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc và phát triển kinh tế cửa khẩu biên giới. Tổng số du khách đến Điện Biên năm 2007 ước đạt 180 ngàn lượt người, trong đó khách quốc tế ước đạt 22 ngàn lượt; đặc biệt là sau khi khai trương cửa khẩu quốc tế Tây Trang đã có một số đoàn khách quốc tế sang Điện Biên thăm quan, du lịch qua cửa khẩu này. Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 72 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt gần 15 triệu USD; khách du lịch đạt 151 ngàn lượt, trong đó khách quốc tế đạt gần 13 ngàn lượt người. Năm 2009, toàn tỉnh đón 250.000 lượt khách; riêng khách quốc tế khoảng 30.000 lượt người, đông nhất là khách đến từ các quốc gia châu Âu. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2007 đạt 1.440 tỉ đồng tăng 24,14% so với thực hiện năm 2006; năm 2008 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.850 tỉ đồng, tăng 28,47% so với thực hiện năm 2007. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa và dịch vụ năm 2007 đạt 4,2 triệu USD, tăng 15% so với thực hiện năm 2006; năm 2008 ước đạt 18,5 triệu USD, tăng 4,4 lần so với thực hiện năm 2007. Hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển hơn, bước đầu khai thác được lợi thế. Tuy vậy, hoạt động thương mại dịch vụ của tỉnh Điện Biên quy mô còn nhỏ, có nhiều hạn chế cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. §èi víi Thµnh Phè §iÖn Biªn Phñ, thương mại, dịch vụ và du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, nên Thành phố đã xây dựng và ban hành Đề án phát triển giai đoạn 2006-2010. Trong những năm qua, Thành phố đã thực hiện khá tốt việc thu hút vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 87 lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - du lịch - dịch vụ. Đến hết năm 2008, toàn Thành phố có 13 doanh nghiÖp Nhµ n•íc, 89 doanh nghiÖp t• nh©n, 2.510 hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn. Tổng giá trị lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ năm 2008 đạt 993 tỉ đồng, chiếm 56,3% tỉ trong GDP. Dịch vụ phát triển đa dạng, quy mô được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 18%. Một số loại hình dịch vụ phát triển nhanh về số lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn như: Dịch vụ bưu điện, viễn thông; ăn uống; dịch vụ vận tải; dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm... được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân và khách du lịch. Hoạt động du lịch chuyển biến tích cực, lượng khách đến tham quan du lịch hàng năm đều tăng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 có 148,5 ngàn lượt khách đến địa bàn tham quan du lịch, tăng 7,5 ngàn lượt so với năm 2007. Doanh thu từ du lịch và dịch vụ năm 2008 ước đạt 81,5 tỉ đồng. Nhê vËy, ®êi sèng cña nh©n d©n Thµnh phè kh«ng ngõng ®•îc c¶i thiÖn. 3.2. Những chuyển biến về xã hội Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, cuộc vận động XĐGN đã đưa đến sù chuyÓn biÕn x· héi. Trong 7 năm (2004- 2010), chương trình X§GN đã đạt được các mục tiêu đề ra: 100% xã, phường, thị trấn có Ban XĐGN (đạt 100%/KH); 100% người nghèo, DTTS, nh©n d©n các xã thuộc CT 135/CP được cấp thẻ kh¸m, ch÷a bÖnh miễn phí (đạt 100%/KH); 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng thoát nghèo (theo chuẩn nghèo cũ); 80% cán bộ xã, bản được đào tạo, tập huấn XĐGN (đạt 80%/KH); 80% hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn (đạt 100%/KH); tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 43,3% (năm 2000), xuống còn 14,6% (theo tiêu chí cũ) vào năm 2005, bình quân giai đoạn 2001- 2005 mỗi năm giảm trên 5%, (đạt 100%/KH). Theo tiêu chí mới, số hộ nghèo năm 2005 toàn tỉnh là 44,06%, năm 2009 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 34,57% (giảm 9,49% so với năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 88 2005), 6 tháng đầu năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 32,45% (giảm 2,12% so với năm 2009). Riªng Thµnh Phè §iÖn Biªn phñ, tỉ lệ hộ nghèo liên tục giảm: năm 2005 là 3,88, năm 2006 giảm xuống còn 1,79%, năm 2007 còn 147 hộ nghèo, chiếm 1,25%, năm 2008 chỉ còn 118 hộ chiếm 0,99%. Thông qua việc thực hiện các mục tiêu của chương trình xoá đói giảm nghèo trong giai đoạn (2004- 2009), năm 2004, tỉnh đã hỗ trợ cho 2.431 nhµ vµ m¸i nhµ cho hộ nghèo, hé gia ®×nh chÝnh s¸ch vÒ nhµ ë, trị giá 10.350,9 triệu đồng, sè hé nghÌo cÇn hç trî nhµ ë ®· gi¶m tõ 18.752 hé (n¨m 2003) xuèng cßn 16.321 hé; ổn định việc làm thường xuyên cho 187.032 lao động, giải quyết việc làm mới cho 5.000 lao động. Tỉ lệ thời gian lao động nông thôn đã tăng từ 74% (năm 2003) lên 75%; tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật tăng từ 13,3% (năm 2003) lên 14,6%, trong đó lao động qua đào tạo nghề tăng từ 2,4% (năm 2003) lên 2,7%. Từ năm 2006 đến năm 2009, tỉnh Điện Biên đã xóa được gần 20.000 căn nhà tạm cho đồng bào nghèo, giải quyết việc làm mới cho 28.000 lao động, công tác di dân tái định cư đã thực hiện được 3.558 hộ/4.878 hộ (đạt 73,5%), gãp phÇn ổn định và sắp xếp lại dân cư đang sống phân tán ở các vùng núi cao thiếu đất canh tác cây lương thực, thiếu nước sinh hoạt, đi lại khó khăn... đến nơi đảm bảo ổn định lâu dài và có điều kiện phát triển kinh tế. Việc thực hiện chương trình khuyến nông khuyến lâm, chương trình khai hoang và hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm...đã bước đầu tạo cho đồng bào biết cách làm ăn mới, hạn chế được nạn phá rừng làm nương rẫy, giải quyết việc làm cho nh©n d©n. Các mặt văn hoá, xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn có bước phát triển: đã duy trì được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở các xã tăng đáng kể; đến thời điểm tháng 12/2008, tỉnh có 106/106 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 115/116 xã, phường, thị trấn có hội khuyến học; hơn thế nữa, kể từ tháng 7/2009, trên địa bàn tỉnh toàn bộ hệ thống trường học các cấp có điện lưới, được trang bị đường truyền Internet Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 89 băng thông rộng nhờ nỗ lực khuyến học tuyệt vời của Viettel. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, thầy và trò ngành Giáo dục- Đào tạo Điện Biên có thể ứng dụng Internet vào việc dạy và học. Trong những năm 2004 - 2009, c¸c cơ sở y tế kh«ng ngõng được tăng cường, dịch bệnh bị đẩy lùi, sức khỏe nhân dân được chăm sóc tốt hơn, ®Æc biÖt, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ mới (năm 2008 đã có 28% số trạm y tế xã đạt Chuẩn Quốc gia, 100% xã, phường và 95% trẻ em được tiêm chủng mở rộng). Việc thực hiện chính sách khám, chữa bệnh không thu tiền cho người nghèo đã tạo điều kiện cho đồng bào được khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh còn thực hiện tốt chính xã hội và bảo trợ xã hội, thường xuyên quan tâm đối với các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Phong trào xây dựng gia đình, thôn, bản văn hóa được triển khai sâu rộng. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 53.750 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (tăng 2,6 lần so với năm 2005); 570 thôn, bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa (tăng 2,68 lần so với năm 2005). An ninh chính trị, chủ quyền biên giới và khối đoàn kết toàn dân được giữ vững, ổn định; nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân được xây dựng, củng cố; tiềm lực quốc phòng - an ninh được tăng cường nhiều mặt. Tỉnh chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh nhằm kiềm chế và giảm các hoạt động tội phạm. Hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở tiếp tục được xây dựng, củng cố, kiện toàn, hoạt động có chất lượng, hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Những thành tích nổi bật mà Đảng bộ và dân các dân tộc Điện Biên đạt được trong công cuộc XĐGN những năm 2004- 2009 đã góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển, tăng cường niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 90 Bên cạnh những kết quả đạt được, công cuộc XĐGN ở Điện Biên đang đứng trước thách thức mới. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, việc giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả giảm nghèo của các địa phương chưa chặt chẽ, chưa sát thực tế, dẫn đến tỉ lệ hộ đói nghèo sau khi rà soát không giảm mà còn tăng lên, với số lượng hộ tái nghèo lớn (tỉ lệ hộ nghèo từ 30,54% (cuối năm 2008) tăng lên 36,76% (tháng 6 năm 2009); riêng Tp. Điện Biên Phủ, cuối năm 2009, tỉ lệ hộ nghèo là 1,09%, tăng 0,10% so với năm 2008; Tx. Mường Lay, tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2009 là 5,29%, tăng 0,12% so với năm 2008). Nguồn lực dành cho chương trình còn hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn Trung ương (chiếm 48%). Trong khi đó, tiến độ giải ngân vốn của chương trình còn chậm; thậm chí có tình trạng kinh phí đã được cấp nhưng lại không triển khai được, tồn đọng tới hơn 70%. Tiến độ thực hiện của hầu hết các dự án, chính sách của chương trình rất chậm hoặc không đạt kế hoạch. Bên cạnh đó, ban chỉ đạo chương trình XĐGN ở một số địa phương hoạt động kém hiệu quả. Việc điều tra, bình xét, lập danh sách hộ nghèo còn thiếu chính xác, gây bức xúc trong nhân dân. Đáng chú ý, bản thân một số hộ nghèo chưa ý thức vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị còn chờ vào sự hỗ trợ của tỉnh. Bên cạnh đó, tập quán sản xuất và sinh hoạt của một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều nên việc áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất sản xuất gặp nhiều khó khăn; Năng lực của đội ngũ cán bộ phụ trách công tác XĐGN ở cơ sở còn thiếu, yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ... Những hạn chế này làm cho kết quả công tác giảm nghèo trên địa bàn chưa bền vững, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao. Đến cuối năm 2008, vẫn còn 4/9 huyện, thị, thành phố có trên 50% hộ nghèo, trên 50% số dân của những vùng này chưa được sử dụng điện, nước sinh hoạt. Toàn tỉnh còn 44/106 xã, phường, thị trấn có trên 50% hộ nghèo... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 91 KẾT LUẬN 1. Chương trình XĐGN tỉnh Điện Biên được tiến hành khá toàn diện và đồng bộ, với nhiều chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Xuất phát từ điều kiện thực tế ở Điện Biên hiện nay, XĐGN không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề văn hoá - xã hội quan trọng. XĐGN về kinh tế là điều kiện tiên quyết để XĐGN về văn hoá, xã hội. Do vậy, Chương trình XĐGN tỉnh Điện Biên được tiến hành khá toàn diện và đồng bộ trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, với nhiều chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK; Chương trình 186, triển khai các dự án trọng điểm như khai hoang ruộng bậc thang, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, sắp xếp lại dân cư; Chương trình 134, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, tỉnh còn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc vùng cao như: trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; chú trọng đầu tư hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, tư liệu sản xuất cho đồng bào ở những vùng khó khăn, kết hợp tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn đồng bào áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất; tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 135; Chương trình 186, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao để rút kinh nghiệm. Rà soát xây dựng cơ chế quản lí, mô hình hỗ trợ phù hợp để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Cuộc vận động XĐGN tỉnh Điện Biên được nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhiệt tình hưởng ứng, được các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp thực hiện với nhiều hình thức phong phú mang lại hiệu quả thiết thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 92 Cuộc vận động XĐGN là một chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm làm choi mọi người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Như vậy, cuộc vận động XĐGN nhằm đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân. Chính vì vậy, nó được toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng và tham gia một cách tích cực, tự giác. Có thể nói, cuộc vận động XĐGN ở Điện Biên thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và nhận được sự ủng hộ, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái và sức mạnh to lớn của cả hệ thống chính trị được phát huy cao độ. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, cùng với sự phối hợp có hiệu quả của các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên...) qua các hình thức như: trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở; tín dụng, tiết kiệm; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia, công cuộc XĐGN của tỉnh đã đạt được những kết quả to lớn, làm chuyển biến kinh tế- xã hội của tỉnh. 3. Công cuộc vận động XĐGN ở tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần làm chuyển biến bộ mặt kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đó cũng chỉ là bước đầu và còn có nhiều mặt hạn chế. Trước khi trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh, đang còn là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Lai Châu, Điện Biên đã tiến hành cuộc vận động XĐGN và đạt được một số kết quả. Từ năm 2004, ngay sau khi được thành lập tỉnh Điện Biên tập trung dành nhiều nguồn lực thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Nhờ đó, công tác XĐGN đã đạt được một những quả lớn hơn trước. Toàn tỉnh đã huy động và giải ngân được hơn 754,7 tỉ đồng đầu tư cho các chương trình, dự án XĐGN; mở 149 lớp tập huấn kĩ năng trồng trọt, 74 mô hình sản xuất chăn nuôi cho 8.823 hộ nghèo; cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 93 961.618 lượt thẻ BHYT cho người nghèo; hỗ trợ nhà ở cho 10.362 hộ nghèo; 225.252 lượt học sinh nghèo được trợ cấp sách giáo khoa, vở viết, nhận học bổng; 34.299 lượt hộ nghèo được vay vốn XĐGN... Hiện nay, tỉnh đang tích cực mở rộng và phát triển các nghề truyền thống là thế mạnh của các dân tộc như: thêu thổ cẩm, nuôi nhím... Qua đó, hơn 3 nghìn lao động được giải quyết việc làm. Ngoài ra, tỉnh còn thành lập và duy trì được 18 câu lạc bộ trợ giúp pháp lí, thực hiện trợ giúp pháp lí cho hơn 1 nghìn lượt người nghèo; thường xuyên tuyên truyền chủ trương XĐGN, huy động mọi nguồn lực cho mục tiêu XĐGN, tổ chức tập huấn về công tác XĐGN cho cán bộ làm công tác này. Vì vậy, tỉ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh từ 44,06% (năm 2005) giảm xuống còn 32,45% (6 tháng đầu năm 2010), bình quân mỗi năm giảm 4- 5%. Bộ mặt kinh tế các huyện, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân từng bước được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, X§GN lµ mét c«ng viÖc phøc t¹p, cho nªn trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, tØnh gÆp ph¶i mét sè khã kh¨n, hạn chế. Dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả tích cực, song chưa bền vững, dễ có nguy cơ tái nghèo. Tỉ lệ đói nghèo còn cao và không đồng đều giữa các vùng. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp ở một số cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa có nhiều giải pháp sáng tạo hiệu quả. Việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo vẫn là khâu yếu ở một số địa phương, ngành và cơ sở; cá biệt có một số địa phương còn chưa nắm chắc công tác quản lí hộ nghèo, dẫn đến mâu thuẫn trong số liệu báo cáo và không phản ánh chính xác thực trạng nghèo của địa phương. Bản thân hộ nghèo chưa có quyết tâm, ý chí vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào trợ giúp của Nhà nước. 4. Những thành tựu và chuyển biến về kinh tế- xã hội trong quá trình thực hiện XĐGN ở Điện Biên đã khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đúng dắn, hợp lòng dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 94 Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ khi nước ta mới giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ "giặc", như giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người căn dặn phải làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì đủ khá, giàu; người khá, giàu thì giàu thêm. Tư tưởng đó đã xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa các vùng và các tầng lớp dân cư. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và người nghèo nói riêng, tạo cơ hội cho họ hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Hoà chung vào phong trào XĐGN của cả nước, với đặc điểm là một tỉnh nghèo, được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức Quốc tế. Đảng Bộ và nhân dân Điện Biên sớm phát động việc thực hiện phong trào XĐGN, tập trung phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng góp phần thực hiện tốt công tác XĐGN. Có thể nói, những thành tựu và chuyển biến về kinh tế-xã hội trong quá trình thực hiện XĐGN ở Điện Biên đã khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn, hợp lòng dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lai Châu (1996), Nghị quyết số 15 về công tác XĐGN 5 năm (1996- 2000). 2. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lai Châu (2000), Đảng bộ Lai Châu bước chuyển giao thế kỉ, Nxb Lai Châu. 3. Ban Thường trực UB Trung ương MTTQ Việt Nam (2000), Thông tri số 08/TT về cuộc vận động xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”. 4. Ban Thường trực UB MTTQ Tỉnh Lai Châu (2000), Quyết định số 02/QĐ- MT về việc thành lập Ban vận động “Ngày vì người nghèo”. 5. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Điện Biên (2005), Phong trào thi đua yêu nước thời kì đổi mới tỉnh Điện Biên lần thứ II (2001-2005), Nxb Điện Biên. 6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên (2006), Nghị quyết số 02/NQ- TU về Chương trình XĐGN giai đoạn 2006- 2010. 7. Bộ Lao động TBXH (1997), Công văn số 1571/LĐTBXH về điều tra hộ đói nghèo năm 2000. 8. Bộ Lao động TBXH (2003), XĐGN và giải quyết việc làm, Nxb Lao động TBXH, Hà Nội. 9. Bộ Lao động TBXH (2003), Công văn số 1101/LĐTBXH về XĐGN-VL. 10. Bộ Lao động TBXH (2003), Tài liệu tập huấn giành cho cán bộ làm công tác XĐGN cấp tỉnh và huyện, Nxb Lao động TBXH, Hà Nội. 11. Bộ Lao động TBXH (2004), Công văn số 3491/LĐTBXH về việc báo cáo thực hiện Chương trình XĐGN-VL. 12. Bộ Lao động TBXH (2007), Thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm. 13. Bộ Lao động TBXH (2007), Quyết định số 23/2007/QĐ-BLĐTBXH về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của cấp tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 96 14. Bộ Nông nghiệp (2001), Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 15. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 01/2006/TT- BXD hướng dẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình CSHT thuộc Chương trình Phát triển KT- XH các ĐBKK khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. 16. Chính phủ (1999), Nghị định số 177/1999/NĐ-CP về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 17. Chính phủ (2003), Nghị định số 110/2003/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Điện Biên Phủ, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng và thành lập các phường thuộc Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu. 18. Chính phủ (2005), Nghị định số 72/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Điện Biên và Điện Biên đông, tỉnh Điện Biên. 19. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vữngđối với 61 huyện nghèo. 20. Cục Thông kê tỉnh Điện Biên (2009), Niên giám Thống kê năm 2008, Nxb Thống kê. 21. Cục Thông kê tỉnh Điện Biên (2010), Niên giám Thống kê năm 2009, Nxb Thống kê. 22. Cục Thông kê tỉnh Điện Biên (2009), Báo cáo số 442/CTK- TH về tình hình kinh- tế xã hội tháng 11 và sơ bộ năm 2009 tỉnh Điện Biên. 23. Đặng Nghiêm Vạn, Đinh Xuân Lâm (1979), Điện Biên trong lịch sử, Nxb KHXH, Hà Nội. 24. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (chủ biên)(2000), Giáo trình kinh tế- xã hội, Nxb Khoa học kĩ thuật. 25. Hà Quốc Lâm (2002), XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc qia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập 1945-1947, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 97 27. Hội đồng Nhân dân tỉnh Lai Châu (2001), Nghị quyết số 22/2001/NQ- HĐ về chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng cao. 28. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển (2004), Toàn cảnh kinh tế Việt Nam, tập 1, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội. 29. Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên (2006), Nghị quyết số 62/2006/NQ- HĐND về Chương trình mục tiêu XĐGN tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2006- 2010. 30. Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên (2006), Nghị quyết số 74/2006/NQ- HĐND về việc quy định về quản lý đầu tư Chương trình phát triển KT-XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và Miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 31. Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên (2008), Nghị quyết số 139/2008/NQ- HĐND về mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2009. 32. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lai Châu (2003), 15 năm xây dựng và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lai Châu, Nxb Lai Châu. 33. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề XĐGN ở Nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 34. Phạm Trọng Điềm (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội. 35. Quốc hội (2003), Nghị quyết số 22/QH 11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. 36. Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu (2003), Lịch sử Lai Châu giảng dạy trong trường phổ thông, Nxb Lai Châu. 37. Sở Lao động TBXH (2003), Báo cáo tham luận Chương trình XĐGN ở Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 98 38. Sở Lao động TBXH (2008), Tài liệu tập huấn giành cho cán bộ làm công tác XĐGN, Nxb Điện Biên. 39. Tạp chí Khoa học và Xã hội số 2 (2001), “Công cuộc XĐGN ở Việt Nam đầu thế kỉ XX”. 40. Tạp chí kinh tế- xã hội số 4 (2001), “Về các giải pháp khả thi để thực hiện nhiệm vụ chiến lược XĐGN 2001- 2003”. 41. Tạp chí Lao động Xã hội số 21 (2003), “Cuộc chiến chống đói nghèo vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nước đang phát triển”. 42. Thời báo Ngân hàng số 21 (2003), “Từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo đến Ngân hàng Chính sách Xã hội”. 43. Tạp chí Thông tin kinh tế, xã hội số 11 (2003), “XĐGN ở Việt Nam”. 44. Tạp chí Nông thôn mới số 98 (2003), “Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong nhiệm vụ chống đói nghèo, phát triển kinh tế, xã hội”. 45. Tạp chí số 8 (2009), Điện Biên 55 xây dựng và phát triển, Nxb Điện Biên. 46. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 47. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 42/1999/QĐ- TTg về việc tăng cường có thời hạn cán bộ công chức về các xã nghèo ĐBKK. 48. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg về tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo. 49. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 186/2001/QĐ_TTg về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh ĐBKK miền núi phía bắc thời kì 2001- 2005. 50. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định 139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 99 51. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 134/2004/QĐ_TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, ĐBKK. 52. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg quy định chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010. 53. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển KT- XH các xã ĐBKKvùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). 54. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào DTTS. 55. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách xã ĐBKK, xã biên giới, xó an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình Phát triển KT- XH cỏc xó ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) 56. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giai đoạn 2006- 2010. 57. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiếu số đặc biệt khó khăn. 58. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010. 59. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình 135 giai đoạn 2. 60. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 100 61. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg về việc ban hành định mức đầu tư đối với một số dự án. 62. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1592/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 63. Tỉnh uỷ tỉnh Lai Châu (2001), Nghị quyết 02/NQ- TU về chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng cao giai đoạn 2001- 2010. 64. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi truờng Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 65. Trường Chính trị tỉnh Lai Châu (2002), Tình hình nhiệm vụ tỉnh Lai Châu, Nxb Lai Châu. 66. UBND tỉnh Lai Châu (1994), Chương trình XĐGN tỉnh Lai Châu. 67. Ủy ban Dân tộc và Miền núi (1999), Công văn số 429/UBDTMN-BTK hướng dẫn thực hiện cơ chế dân chủ công khai xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK. 68. Ủy ban Dân tộc và Miền núi (1999), Công văn số 430/UBDTMN-BTC hướng dẫn dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK. 69. UBND tỉnh Lai Châu (2000), Báo cáo số 49/BC- UB tình hình thực hiện Chương trình Quốc gia XĐGN năm 1998- 2000. 70. UBND tỉnh Lai Châu (2001), Quyết định số 41/2001/QĐ- UB về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng cao, giai đoạn 2001- 2010. 71. UBND tỉnh Lai Châu (2002), Quyết định số 300/QĐ- UB về việc phê duyệt chương trình khai hoang làm ruộng bậc thang, nương cố định giai đoạn 2002- 2004. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 101 72. UBND tỉnh Lai Châu (2003), Báo cáo sơ kết số 30/BC- UB giữa nhiệm kì thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN và việc làm tỉnh Lai Châu. 73. UBND tỉnh Điện Biên (2004), Báo cáo kết quả số 345/BC- UB thực hiện Chương trình mục tiêu XĐGN-VL tỉnh Điện Biên năm 2004. 74. UBND tỉnh Điện Biên (2005), Quyết định số 1411/QĐ- UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và vốn đầu tư phát triển năm 2006, tỉnh Điện Biên. 75. UBND tỉnh Điện Biên (2005), Quyết định số 201/QĐ- UBND về việc duy trì và phát huy trách nhiệm, hiệu quả các ban, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh giúp các xã ĐBKK. 76. UBMT Tổ quốc tỉnh Điện Biên (2006), Chương trình mục tiêu về XĐGN, giai đoạn 2006- 2010. 77. UBND tỉnh Điện Biên (2006), Quyết định số 1419/QĐ- UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và vốn đầu tư phát triển năm 2007 và vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2007, tỉnh Điện Biên. 78. UBND tỉnh Điện Biên (2006), Công văn số 163/UBND về xây dựng Chuơng trình mục tiêu XĐGN, giai đoạn 2006- 2010. 79. UBND tỉnh Điện Biên (2006), Chương trình mục tiêu XĐGN tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2006- 2008. 80. UBND tỉnh Điện Biên (2006), Quyết định số 870/QĐ- UBND về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu XĐGN tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2006 – 2010. 81. Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT hướng dẫn thực hiện Chương trình Phát triển KT- XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 102 82. UBND tỉnh Điện Biên (2007), Quyết định số 1521/QĐ- UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và vốn đầu tư phát triển năm 2007, tỉnh Điện Biên. 83. UBND tỉnh Điện Biên (2007), Quyết định số 05/2007/QĐ- UBND về việc ban hành Quy định về quản lí đầu tư Chương trình phát triển KT- XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 84. UBND tỉnh Điện Biên (2008), Quyết định số 1973/QĐ- UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước năm 2009, tỉnh Điện Biên. 85. UBND tỉnh Điện Biên (2008), Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nxb Điện Biên. 86. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2006- 2010. 87. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Quyết định số 220/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trỡnh XĐGN tỉnh Điện Biên. 88. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Kế hoạch số 222/KH-UBND v/v triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 89. UBND tỉnh Điện Biên (2009), Công văn số 1724/UBND-NN về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn. 90. Văn phòng Điều phối chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (2008), Cẩm nang giảm nghèo, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 91. Webside: - - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH BIỂU TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO 2006-2010, TỈNH ĐIỆN BIÊN S tt Chỉ tiêu Đvt TH Năm 2009 (31/12/09) TH 6 tháng đầu năm 2010 2009+6 /2010 Tổng GĐ 2006 - 2009 Tổng GĐ 2006 - 6/2010 Cộng (+30a) KH năm 2010 2006-2010 Ghi chú I Tổng số hộ gia đình 98,393 102,871 101,411 1 Số hộ nghèo 34,019 33,385 26,172 2 Tỷ lệ hộ nghèo 34.57 % 3 2.45% 25 .81% I I Tổng kinh phí huy động 732,953 323,612 1,056,5 65 1,732,005 2,055,617 2,397,082 1,767,109 3,499,114 Ngân sách nhà nước 327,351 176,847 504,198 901,513 1,078,360 1,296,200 1,507,741 2,409,254 + Ngân sách TW 324,468 168,212 492,680 862,444 1,030,656 1,248,496 1,500,181 2,362,625 + Ngân sách địa phương 2,883 8,635 11,518 39,069 47,704 47,704 7,560 46,629 - Huy động cộng đồng 42,450 26,984 69,434 47,893 74,877 198,502 20,000 67,893 - Huy động tín dụng 363,152 119,781 482,933 782,599 902,380 902,380 239,368 1,021,967 1 Chính sách tín dụng - Số lượt hộ nghèo được vay vốn Hộ 22,920 12,170 35,090 65,600 77,770 18,000 83,600 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Tổng doanh số cho vay Tr.đ 294,675 104,240 398,915 714,122 818,362 200,000 914,122 Tổng số hộ dư nợ (lũy kế) Hộ 40,712 40,712 73,212 73,212 38,000 38,000 Tổng số dư nợ (lũy kế) Tr.đ 513,428 513,428 881,828 881,828 450,000 450,000 2 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 3,980 3,980 4,135 4,135 4,135 Số hộ nghèo được hỗ trợ đất sản xuất Hộ 876 876 876 876 876 Tổng diện tích đất hỗ trợ hộ nghèo Ha - 31 31 31 3 Dự án KN-KL và hỗ trợ phát triển sản xuất, PT ngành nghề - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 3,095 1,200 4,295 10,318 11,518 3,000 13,318 Vốn huy động khác Tr.đ - - - - Số lượt người được tập huấn, hội nghị đầu bờ Người 6,677 295 6,972 16,445 16,740 3,500 19,945 Số mô hình KN- KL, trình diễn MH 23 10 33 99 109 25 124 4 Dự án hỗ trợ PT sản xuất, PT dân tộc 22,628 6,126 28,754 52,192 58,318 20,580 72,772 Từ CT 135 GĐ 2 19,358 5,562 24,920 32,975 38,537 15,210 48,185 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Từ Dự án hỗ trợ phát triển dân tộc (Si La) 3,270 564 3,834 19,217 19,781 5,370 24,587 5 Dự án dạy nghề cho người nghèo - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 598 2,782 3,380 1,486 4,268 1,000 2,486 Vốn huy động khác Tr.đ - - - - Số người nghèo được hỗ trợ học nghề Người 473 1,521 1,994 1,485 3,006 800 2,285 6 Dự án dạy nghề cho LĐ NT - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 2,310 1,435 3,745 8,406 9,841 3,500 11,906 Vốn huy động khác Tr.đ - - - - Số người được hỗ trợ học nghề Người 2,905 1,037 3,942 8,792 9,829 2,500 11,292 7 Dự án cho vay GQVL (120) - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 19,517 2,661 22,178 52,935 55,596 17,000 69,935 Số dự án triển khai DA 571 110 681 1,389 1,499 270 1,659 Số lao động được GQVL Tr.đ 976 188 1,164 5,266 5,454 2,500 7,766 8 Dự án nhân rộng mô hình XĐGN - - - - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Tổng vốn ngân sách Tr.đ - 500 500 1,700 2,200 1,000 2,700 Số MH giảm nghèo được xây dựng/nhân rộng MH 2 2 5 7 2 7 Số hộ nghèo tham gia mô hình Hộ 250 250 683 933 400 1,083 9 Dự án xắp xếp, ÔĐDC - - - - Tổng vốn ngân sách 5,238 19,964 25,202 13,835 33,799 9,000 22,835 Số hộ được xắp xếp, định cư 65 65 2,282 2,282 500 2,782 - - - - 1 0 Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo - - - - Tổng kinh phí Tr.đ 70,072 28,592 98,664 162,102 190,694 157,558 319,660 Số người nghèo được cấp thẻ BHYT Người 331,137 307,287 638,424 1,293,313 1,600,600 336,664 1,629,977 Số lượt người nghèo được KCB miễn phí Người - - - - 1 1 Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo - - - - Tổng kinh phí Tr.đ 39,148 29,564 68,712 94,698 124,262 40,000 134,698 Số học sinh nghèo được miễn Người 61,407 60,463 121,870 455,052 515,515 180,000 635,052 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên học phí 1 2 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 183,352 60,407 243,759 253,539 313,946 253,539 Tổng vốn ngân sách Tr.đ 72,425 17,882 90,307 137,169 155,051 43,613 180,782 Vốn huy động ngoài ngân sách Tr.đ 42,450 26,984 69,434 47,893 74,877 20,000 67,893 Vốn huy động tín dụng 68,477 15,541 84,018 68,477 84,018 39,368 107,845 Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở Hộ 6,721 2,937 9,658 19,489 22,426 5,192 24,681 Trong đó Hộ nghèo DTTS Hộ 6,721 2,937 9,658 18,867 21,804 5,192 24,059 1 4 Chính sách trợ giúp pháp lý - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 115 100 215 366 466 100 466 Số lượt người nghèo được TGPL miễn phí Người 2,849 800 3,649 6,118 6,918 3,000 9,118 Số lượt trợ giúp viên và cộng tác viên TGPL được đào tạo Người - - - - 1 5 Dự án đào tạo cán bộ giảm nghèo - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 104.7 57.3 162 595 652 180 775 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Vốn huy động khác Tr.đ - - - - Số lượt cán bộ được đào tạo tập huấn Người 239 103 342 1,049 1,152 200 1,249 Số cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã Người - - - - 1 6 Dự án đào tạo cán bộ thuộc CT 135 - - - - Tổng vốn ngân sách Tr.đ 4,540 2,453 6,993 7,926 10,379 2,000 9,926 Vốn huy động khác Tr.đ - - - - Số lượt cán bộ được đào tạo tập huấn Người 3,901 1,521 5,422 8,510 10,031 2,000 10,510 1 7 Hỗ trợ KP Hoạt động truyền thông giảm nghèo 61.5 71.8 133 146 217 146 1 8 Hỗ trợ KP Hoạt động giám sát, đánh giá 74 74 152 152 152 1 9 Dự án phát triển hạ tầng Tr.đ 83,445 63,459 146,904 259,244 322,703 69,210 328,454 Trong đó: - - - - Đầu tư hạ tầng xã 135 Tr.đ 80,562 54,824 135,386 220,175 274,999 61,650 281,825 Số CT được đầu tư CT 184 157 341 391 548 100 491 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đầu tư hạ tầng 252 bản vùng cao Tr.đ 2,883 8,635 11,518 39,069 47,704 7,560 46,629 Số CT được đầu tư CT 48 91 139 635 726 80 715 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC 1 Một gia đình ở Mường Nhé được hỗ trợ làm nhà theo Chương trình 167/CP Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nông dân xã Núa Ngam đưa giống ngô lai LVN10 năng suất cao vào sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Cây đỗ tương - một trong những loại cây kinh tế chủ lực, giúp nông dân Pú Nhung, Tuần Giáo cơ hội vươn lên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Sau gần 2 năm bén rễ, cây cao su phủ xanh trên các sườn đồi xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Toàn cảnh khu tái định cư Mường La

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftailieutonghop_com_doc_408_7181.pdf
Luận văn liên quan