Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Chương 1: Lý luận chung. 3 Khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 3 1.1. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghệp, nông thôn 3 1.2. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 4 2 Nội dung cơ bản và tác dụng công nghiệp hóa, hiệ đại hóa. 5 2.1. Vai trò của nông nghệp, nông thôn. 5 2.2. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 5 2.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước về việc phát triển công nghiệp nông thôn. 7 Chương 2: Thực trạng công nghệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điều kiện khởi đầu. 9 Điều kiện tự nhiên. 9Điều kiện kinh tế-xã hội. 11 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 12 2.1. Thành tựu đạt được. 12 2.2. Những vấn đề tồn tại cần tập trung sức giải quyết. 15 3. Khó khăn và thách thức 17 Những thách thức và khó khăn mới. 19 Chương 3: Định hướng và giải pháp. 20 1. Định hướng. 20 2. Giải pháp. 21 Kết luận 23

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5320 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Lý luận chung khái niệm công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1.1. khái niệm CNH_HĐH, nông nghiệp nông thôn. _ Thế kỷ XVIII, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc (cơ giới hóa sản xuất). _Kế thừa và phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm trong lịch sử và thực tiễn công nghiệp hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng ta xác định: Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học -công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. _Theo tư duy mới về công nghiệp hóa ta có thể rút ra nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay nói chung và ở nước ta nói riêng là: trang bị kỹ thuật , công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng cơ cấu hợp lí trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. _Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào qui luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm…nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. _Ở các nước nghèo ,nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nhưng thu hút bộ phận lớn lao động xã hội. _Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lưc lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế…vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. (3, trang181.182) Khái niệm kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam. _Khái niệm kinh tế hàng hóa: kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội, mà sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán. _Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường khác nhau về trình độ phát triển nhưng cơ bản chúng có cùng ngồn gốc và bản chất. _Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa). _Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nó vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường vừa dựa trên nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nó vừa có những điểm tương đồng vừa có những điểm khác biệt so với kinh tế thị trường ở các nước khác, đó là: nền kinh tế thị trường nước ta bao gồm nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó phan phối theo lao động là chủ yếu; nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập. (3,trang 209). Nội dung cơ bản và tác dụng của CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vai trò của nông nghiệp nông thôn. _Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội. Đó không chỉ là yêu cầu duy nhất của nông nghiệp, mà nông nghiệp còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế- xã hội. _Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thưc, thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. _Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa. trong nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp, nông thôn có thể giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế. _Nông nghiệp nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hóa như: thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón, thuốc trừ sâu…càng tăng. Mặt khác nông nghiệp, nông thôn phát triển làm cho đời sống, thu nhập, của người dân nông thôn tăng lên nhu cầu của họ về các sản phẩm công nghiệp như: tivi, tủ lạnh, máy giặt... cũng tăng lên. _Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nông thôn là khu vục kinh tế rộng lớn tập trung đông dân cư. 2.2. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. _CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. _Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, “Mà đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là từ một nước nông nghiệp lac hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” . Do đó chúng ta phải CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước…Hơn thế nữa, Đảng ta coi đây là là một nhiệm vụ quan trọng còn vì nông dân , nông thôn Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Khu vực nông nghiệp, nông thôn có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác: hơn 7 triệu ha đất canh tác, 10 triệu ha đất canh tác chua sử dụng và các tiềm năng thiên nhiên khác; các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nông – lâm – hải sản ( như cà-phê, gạo, hạt tiêu…). Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp – dịch vụ. ( cập nhật 4/7/2007). _Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng đã quyết định và chỉ đạo phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ nội dung tổng quát của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta giai đoạn 2001 – 2010. (5,trang 79). _ Để thhực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải chú trọng đến các vấn đề thủy lợi hóa, áp dụng công nghệ tiến bộ nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa; phát triển mạnh công, thương nghiệp, dịch vụ; tăng cường xây dựng kế cấu hạ tầng. Cơ giới hóa. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Cơ giới hóa nông nghiệp phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thủy lợi hóa. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, viêc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tưới, tiêu và cân bằng sinh thái là đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn. Điện khí hóa. Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự thiên nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghệ sinh học. Đây là lĩnh vực khoa học công nghệ mới trước hết là vi sinh học, di truyền học, hóa sinh học…lĩnh vực này đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn, mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.(3, trang 184). _Tới Đại hội X, Đảng ta xác định: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn". (6, trang 191). Những bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nước về việc phát triển công nghiệp nông thôn. _Nhìn chung, các nước chậm phát triển khi đang trong thời kỳ bắt đầu thực hiện CNH-HĐH đều rất coi trọng công nghiệp nông thôn. Việc phát triển công nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan, xuất phát từ sự phát triển của phân công lao động và lực lượng sản xuất nói chung. Bởi vậy muc tiêu phát triển công nghiệp nông thôn chính là bắt nguồn từ trình độ của sự phân công và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tại mỗi nước. Do đó ta chỉ có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác chứ không thể bắt chước dù cho trình độ phát triển kinh tế của họ có tương đối giống ta di chăng nữa. _Công nghiệp nông thôn sẽ tồn tại lâu dài, ngay cả khi công nghiệp đã đạt trình độ phát triển cao ,mặc dù qui mô và trình độ của nó sẽ thay đổi.Điều này đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi, dáng giá sự phát triển của công nghiệp nông thôn, đánh giá những nhân tố tác động tới nó, tới sự phát triển của nó để có những chính sách tác động thích hợp. _Để công nghiệp nông thôn cần có sự tài trợ, giúp đỡ của nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau,phù hợp với đặc điểm của nó, bao gồm cả về mặt tài chính, công nghệ - kỷ thuật, cung cấp các dịch vụ đào tạo, nhưng quan trọng hơn là tạo một môi trường thuận lợi cho các đơn vị sản xuất- kinh doanh trong công nghiệp nông thôn. _Song song với sự phát triển của các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ ở nông thôn, nhiều cơ sở sản xuất tăng cường tích lũy và trở thành những đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, vượt ra khỏi phạm vi công nghiệp nông thôn. Nhà nước cần quan tâm, khuyến khích nó diễm ra theo định hướng của mình. ( 1, trang 171.172) Chương II: Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu lúa 1.Điều kiện khởi đầu của Việt Nam. 1.1. Điều kiện tự nhiên. _ Vào cuối năm 1995, dân số Việt Nam là 74 triệu với lực lượng lao động khoảng 34 triệu. Phần lớn lưc lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp với năng suất thấp. Vào năm 1994, nông nghiệp thu hút 72% lực lượng lao động nhưng chỉ sản xuất ra ít hơn 28% GDP. Tất cả các nước khác cũng vậy, thông thường năng suất lao động trong nông nghiệp thấp hơn công nghiệp và các ngành khác nên nông nghiệp thường chiếm tỷ lệ trong lực lượng lao động cao hơn là tỷ lệ sản xuất. Tuy vậy, sự chênh lệch giữa hai tỷ lệ ở Việt Nam là quá lớn. Vào năm 1954 ở Nhật Bản, tỷ lệ nông nghiệp trọng lưc lượng lao động là 45,2% và trong GDP là 22,3%. Vào năm 1956 , hai tỷ lệ đó tại Đài Loan là 56,0% và 33,3% . Vào năm 1980, hai tỷ lệ đó tại Inđônêxia là 60,9% và 29,5%, tại thái lan là 74,4% và 25,0%. Ở điểm này, Việt Nam hiện nay tương đương với Thái Lan vào năm 1980, là nước vào thời điểm đó có tình trạng dư thừa lao động quá nhiều trong ngành nông nghiệp. _ Trong 10 năm đổi mới kinh tế Việt Nam đã có được một thành quả đáng kể (kinh tế vĩ mô ổn định, mức phát triển khá cao ) nhưng chưa thấy có chiều hướng giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông nghiệp, ngược lại số lao động tăng lên trong quá trình ấy chủ yếu lại nằm trong nông nghiệp. Chẳng hạn, từ năm 1990 đến 1994, lực lượng lao động toàn nền kinh tế tăng 3,3 triệu mà riêng trong ngành nông nghiệp tăng tới 2,6 triệu, chiếm tới 78% trong tổng số lao động tăng.(2, trang 244). _ Việt Nam có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng thép và nhiều kim loại quí. So với thời kỳ đầu của quá trình phát triển tại nhiều nước khác ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, dây là một thuận lợi của Việt Nam vì tài nguyên có thể trở thành vốn tích lủy ban đầu và giúp giải quyết sự thiếu hụt về ngoại tệ. Tuy nhiên nguồn tài nguyên Việt Nam đa dạng nhưng không có nhiều, không thể dụa vào việc sản xuất và xuất khẩu tài nguyên để phát triển kinh tế. Tóm lại từ những phân tích trên, có thể nói kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế dư thừa lao động giống nhu hầu hết các nước châu Á khác trong thời kỳ trước khi cất. Điểm này cho thấy sự cần thiết phải công nghiệp hóa và qui định phương hướng của chiến lược công nghiệp hóa . _ Về các yếu tố khác như tư bản, công nghệ, bí quyết kinh doanh thì Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng. _Việt Nam có hơn 3000 cây số bờ biển bờ biển Việt Nam có thể xem là một yếu tố sản xuất quan trọng và đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế. _Trong tương lai, cơ cấu các yếu tố tố sản xuất có thể sẽ thay đổi. Chẳng hạn tư bản được tích lũy nhiều hơn, trình độ công nghệ, kỹ thuật của các nền kinh tế được cải tiến hơn, lao động lành nghề và tầng lớp quản lý được đào tạo nhiều hơn làm cho tương quan giá trị giữa các yếu tố sản xuất thay đổi. Khi đó có thể phát triển những ngành có hàm lượng công nghệ hoặc tư bản cao. Bờ biển cũng có thể thay đổi, bến cảng hiện đại được xây dựng nhiều hơn sẽ giúp các ngành công nghiệp nặng phát triển. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình thay đổi này, Chính phủ phải có chính sách tích cực trong việc dào tạo nhân tài, xây dựng cở hạ tầng ở bờ biển… Điều kiện kinh tế - xã hội. _ Hiện nay, về cơ bản, kinh tế nông thôn vẫn là nông nghiệp. Theo số liệu thống kê, trong số gần 12 triệu hộ gia đình ở nông thôn, có 9.35 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 79.58% tổng số hộ, giảm không đáng kể so với số liệu điều tra trong cuộc điều tra dân số năm 1989 (80%).tuy nhiên, sự phân hóa giữa các vùng khá lớn: trong khi ở Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này là 91,2%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là 69.94% và vùng Đông Nam bộ chỉ 48.42%. Số các hộ sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm 1.6% tổng số hộ nông thôn toàn quốc. _Các nguồn lực kinh tế của nông thôn nước ta khá phong phú, đa dạng nhưng thường phân tán và có nhiều khó khăn trong việc khai thác chúng. _Nông thôn có một lợi thế so sánh đáng kể về mặt kinh tế của khu vực ( trước hết là giá cả lao động khá rẻ). _Trình độ phát triển kinh tế nông thôn nước ta hiện đang ở trình độ phát triển thấp. Theo số liệu điều tra năm 1989, số lao động trong lĩnh công nghiệp chỉ chiếm 5.9% tổng số lao động nông thôn. Tới năm 2002, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ đã được nâng lên tới 12%. _Nhìn chung, khu vực nông thôn đang ở xuất phát điểm rất thấp, khả năng tích lũy nội bộ rất hạn chế, trong khi đó lại đang có sự phân hóa rất mạnh. Những thành tựu trong mấy năm qua tuy có cải thiện tình hình nông thôn về nhiều mặt nhưng nhìn chung vẫn chưa cơ bản. _Nông thôn thiếu một cơ sở hạ tầng thích hợp, có khả năng đáp ứng yêu cầu của sự tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp. _Sức ép về giải quyết việc làm quá lớn, trong khi đó, những nguồn lực vật chất và phi vật chất, môi trường kinh tế - xã hội có nhiều yếu tố hạn chế khả năng giải quyết nhu cầu về việc làm của dân cư nông thôn. _Những yêu cầu ngày càng khắc khe về bảo vệ môi trường sinh thái đòi hỏi nông thôn không thể phát triển một cách tùy tiện, mà phải lựa chọn qui mô, công nghệ một cách thận trọng hơn. ( 1, trang 90.91) Thực trạng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời gian qua. 2.1. Thành tựu đạt được Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện  tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các  loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm, hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo: Bình quân mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ đói nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 11% năm 2004. Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. (Tin từ Báo ND 28/7,www.nhandan.org.vn) 2.2. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng… Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp: 58,7%, năm 2001 là: 63,5%). Bảng số liệu: tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế.(cơ cấu %) ( nguồn tổng cục thống kê ) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 nông, lâm nghiệp và thủy sản 24.53 23.24 23.03 22.54 21.81 20.97 công nghiệp và xây dựng 36.73 38.13 38.49 39.47 40.21 41.02 dịch vụ 38.74 38.63 38.48 37.99 37.98 38.01 - Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… - Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế còn chậm. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé, chủ yếu là dịch vụ (chỉ có 5% liên quan đến sản xuất) và chỉ phát triển mạnh ở ven đô thị, hoặc nơi có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển. - Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước là 26-27%, riêng ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60% (vùng Tây Bắc)… (Báo ND 28/7,www.nhandan.org.vn) Thành công và hạn chế. _ Nhìn chung dân chủ hóa nông thôn ngày được mở rộng với chất lượng cao hơn, phạm vi lớn hơn, có nhiều thực chất hơn, từ đó tình đoàn kết xóm làng được giữ vững. _Vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình, tạo thêm công ăn việc làm theo yêu cầu đa dạng hóa sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động được tiến hành rộng rãi, liên tục, tạo dần cục diện mới cho nông thôn phát triển lành mạnh. _Việc xóa đói, giảm nghèo, quan tâm đặc biệt đến miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nơi đời sống vật chất, văn hóa của phần lớn dân tộc thiểu số còn khó khăn, thiệt thòi trong đổi mới; nơi gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề và thường xuyên do thiên tai gây nên, dược quan tâm ngày càng lớn và tập trung. _Bộ mặt văn hóa thể hiện thiết chế và hoaạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục thể thao và bảo vệ, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc có sự tiến bộ rõ rệt so với nhiều năm trước. Ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa có cội nguồn từ nông thôn tại các vùng gần đây được chấn hưng mạnh mẽ, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tình nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân tương ái, đạo đức uống nước nhớ nguồn trong các tầng lớp dân cư nông thôn, đã bắt đầu có ảnh hưởng giáo dục tốt đối với thế hệ trẻ. Tóm lại, nền tảng chính trị, xã hội ở nông thôn nước ta hiên nay là vững chãi, kiên định. Đó là một yếu tố nhăn văn quan trọng quyết định con đường đi tới của đất nước. _ Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như nêu trên, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng: yêu cầu dân chủ hóa nông thôn phải đi vào thực chất hơn nữa. Các tệ nạn tham nhũng , quan liêu, cửa quyền, hách dịch với dân của không ít cán bộ đang phá hoại nền dân chủ nông thôn, sự tin tưởng của dân với Đảng và chế độ. Việc thực hiên chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình và tạo việc làm còn chưa yêu cầu thực tại của nhiều vùng. Tiến trình công nghiệp hóa không thể thực hiên thắng lợi được với số dân không có đủ việc làm và việc làm có thu nhập cao. Diện xóa đói, giảm nghèo và mức chênh lệch giữa các vùng còn quá lớn. Tình trạng khiếu kiện của dân ở một số nơi có chiều hướng tăng và không được giải quyết kịp thời. Sự ổn định chính trị xã hội nông thôn phụ thuộc quan trọng vào tình hình này có đựơc cải thiện trong thời gian tới hay không . Việc di dân tự do đang là môt khó khăn đối với cả thành phố và một số vùng nông thôn, gây nên những mâu thuẩn mới, đặc biệt với một số vùng miền núi. Các tệ nạn xã hội cũn đang xâm nhập ngày càng nhiều vào nông thôn, trong đó nguy hiểm nhất là nạn cờ bạc, nghiện hút ma túy và văn hóa ngoại lai độc hại. Tất cả những khó khăn, phức tạp này có nguyên nhân từ sự yếu kém củ các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn đã không được cũng cố, chỉnh đốn kịp thời ngang tầm yêu cầu của nhiệm vụ mới. Tóm lại, hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Trong những năm qua, nông nghiệp và nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt.(4, trang 98.99). Những thách thức và khó khăn mới. _Sự cạnh tranh của nông sản kém. Tỷ trọng nông sản được chế biến công nghiệp còn quá thấp, mới chỉ đạt 30% sản lượng mía, gần 60% chè, 5% rau quả, 1% thịt hơi, 25% sản phẩm thủy sản…Số lượng các cơ sở mới được xây dựng có máy móc, thiết bị tương đối hiên đại chưa nhiều. _Cạnh tranh trên thị trường nông sản ngày càng gay gắt. Gạo cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ, Trung quốc, Mianma; cao su cạnh tranh với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Srilanca; chè với Srilanca, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia; Đường với Thái Lan, Trung quốc, Hàn Quốc; rau quả với Trung Quốc, Thái Lan…Các nước trong vùng ráo riết đổi mới chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và đầu tư hiệu quả. _Kết cấu hạ tầng kém phát triển. Kết cấu hạ tầng nông thôn như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, và các kết cấu hạ tầng như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, còn thấp kém. Dịch vụ phục vụ sản xuất như thú y, sản xuất giống, tín dụng…và phục vụ đời sống như giáo dục, y tế, tư pháp, văn hóa, thể thao…còn rất thiếu và yếu. Còn vắng bóng các công trình phục vụ tiếp thị và thương mại như kho tàng, chợ bán buôn, cảng, thông tin thị trường. Nông vẫn là địa bàn đầu tư kém thuận lợi và lợi nhuận thấp. _Trình độ khoa học và công nghệ thấp _Thu nhập cảu nông dân tăng chậm, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành phố tiếp tục tăng. _Cơ cấu kinh tế nông thôn chậm phát triển. _Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao. _Môi trường bị phá hoại, thiên tai diễn biến phức tạp. _Cính sách vĩ mô càn tiếp tục hoàn chỉnh. Chương 3: Định hướng và giải pháp 1. Định hướng Mục tiêu tổng quát và lâu dài là giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại, gắn liền nền kinh tế cả nước trong một thể thồng nhất. Muốn vậy, phải xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp, để lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý, năng suất sản xuất và lao động cao, khả năng cạnh tranh hàng hóa mạnh. Những nhiệm vụ căn bản của nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn luôn là: 1.Cung cấp đủ cái ăn cho xã hội, bảo dảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, góp phần quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội trong điều kiện nước ta có số dân có thề lên tới 100 triệu người vào năm 2012-2013 với mức thu nhập ngày càng cao. 2.Tạo việc làm cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn, trong điều kiện kinh tế phi nông nghiệp chưa phát triển, và kinh tế đô thị chưa tác động mạnh đến đời sống nông thôn. Cung cấp lao động đủ chất lượng cho ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. 3.Trở thành thị trường nội địa to lớn cho hàng hóa Việt Nam, cho công nghiệp, kinh tế đô thị phát triển, là tác nhân quan trọng thúc đẩy công nghiệp phát triển vươn ra thị trường quốc tế. 4. Cung cấp vốn cho công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, là nguồn xuất khẩu nông, lâm, hải sản và sản phẩm chế biến quan trọng thu ngoại tệ, tạo tích lũy trong nước và cân đối thanh toán thương mại, tạo nguồn tích lũy tư bản tái sản xuất để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. 5.Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tạo nguồn liệu sẳn có, rẻ tiền phục vụ phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp. 6.Bảo vệ và phát triển tài nguyên tự nhiên, làm giàu môi trường sinh thái để đảm bảo chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế bền vững, đa dạng. 7.Phát triển kinh tế văn hóa xã hội nông thôn, xóa đói giảm nghèo lạc hậu,phát triển nông thôn, giữ gìn văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Lúc này, nông thôn là chủ công, nông dân là chủ lực. Đầu tư cho nông nghiệp phải được chú trọng không chỉ về tiền của mà cả về tổ chức, con người, chính sách. Nông nghệp và nông thôn sẽ được công nghiệp hóa, hiên đại hóa để thực hiện các nhiệm vụ trên. Như vậy, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn không phải là mục tiêu mà là phương tiện để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo đà cất cánh công nghiệp hóa cho kinh tế cả nước .( 7, trang 256.266). Giải pháp. _Vấn đề ruộng đất: khẩn trương hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, khuyến khích và giúp đõ các hộ nông đân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún. Quản lý chặc chẽ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật. Đánh giá phân loại các trường hợp nông dân không còn ruộng đất sản xuất để có chính sách, giải pháp xử lý thích hợp. Phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa và các ngành nghề khác ở nông thôn. _Về lao động và việc làm ở nông thôn: Mở rộng diên tích đất nông nghiệp 2 triệu ha, giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, trong đó di dân đến Tây Nguyên và Nam Trung Bộ khoảng 1 triệu lao động. Trồng 5 triệu ha rừng giải quyết việc làm cho 2,5 triệu lao động. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, giải quyết việc làm cho 1,8 triệu lao động. Mở rộng các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn giải quyết việc làm cho 4 triệu lao động. Các hoạt động khác thu hút trên 2 triệu lao động. _Về vốn đầu tư cho nông nghiệp: Cần có những chính sách và giải pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân sách nhà nước, các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước, và phần quan trọng là nguồn vốn tự có của nhân dân. _Về cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn: Tăng cường cơ sở hạ tầng ở nông thôn cả về lượng và chất. Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ quỹ đất nông nghiệp, các công trình thủy lợi cần được tiếp tục xây dựng, hệ thống giao thông nông thôn cần được xây dựng thêm và nâng cấp, tiếp tục mở rộng mạng lưới điện nông thôn, các công trình nước sạch. Cần phát triển thêm các chợ mới và mở rông qui mô hoạt độngcủa các chợ đã có.. hệ thống tổ chức giáo dục, y tế nông thôn cũng cần được củng cố tăng cường. _Về khoa học công nghệ: Cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học lai tạo, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi tốt, chú trọng đến các vật tư kỹ thuật như phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sinh học kết hợp với sử dụng có mức độ theo kỹ thuật và thời gian thích hợp các loại hóa chất. _về môi trường sinh thái: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với mức độ tăng trưởng cao phải gắn với bảo vệ môi trường. _Về thị trường nông nghiệp và nông thôn: cần mở rộng hởn nữa ở các vùng, các địa bàn sản xuất khác nhau với nội dung đa dạng về nhiều mặt để phục vụ sản xuất, từ thị trường tư liệu sản xuất đến thị trường sản phẩm nong, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn. Kết luận Trong thời đại ngày nay CNH – HĐH được coi là xu hướng phát triển tất yếu không chỉ của riêng nước ta mà ngay cả trên phạm vi toàn thế giới. Đối với nước ta việc phát triển CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm, việc áp dung khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào nông nghiệp nhằm phát triển nông thôn sẽ đưa nước ta ngày một phát triển theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ( 7/11/2006 ) đã đặt ra những khó khăn thách thức mới, đòi hỏi nước ta cần cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiên đại hóa đất nước. Bên cạnh những thành công đã đạt được chúng ta cần nổ lực tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất kỹ thuật, về con người và khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng nhân dân lao động, thực hiện công bằng và tiến bộ cho xã hội, “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Từ những phân tích trên ta cũng thấy được Việt Nam đang trên đường phát triển, hội nhập. Là con dân Việt Nam chúng ta cần phải đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung của đất nước và hãy để cho con cháu chúng ta tự hào về đất nước ta. Một đất nước Việt Nam không chỉ giàu về ý chí chống giặc cứu nước mà còn lớn mạnh cả về kinh tế.(8,trang362-374). Phần tham khảo CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình. 1. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, nền nông nghiệp Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa đến nay, nền nông nghiệp Trung Quốc đã có nhiều thay đổi, phát triển theo hướng hiện đại hóa và bền vững. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như hiệu quả lao động cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa. Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nông dân được cải thiện từng bước, một bộ phận dân cư đã có đời sống khá giả. Là nước có diện tích đất canh tác khan hiếm và eo hẹp, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao, Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động. Vì vậy, quốc gia này đã thực hiện thu hẹp kiểu kinh doanh cần nhiều lao động, mở rộng việc kinh doanh tập trung vốn và kỹ thuật. Đó là điều có lợi cho nông dân, cho công cuộc cải cách nông thôn và việc phân bổ tối ưu các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, phương thức kinh doanh trên những mảnh ruộng manh mún cổ truyền trước đây không còn phù hợp với việc thâm canh bằng tập trung vốn và kỹ thuật. Chỉ có phương thức kinh doanh với quy mô lớn mới tạo tiền đề cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững. Hiện nay, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tổng kết kinh nghiệm 20 năm cải cách và phát triển kinh tế nông thôn, Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng, hiện nay và trong một thời gian dài nữa, nông nghiệp Trung Quốc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế; hiện đại hóa nông nghiệp là một bộ phận trọng yếu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm trên xuất phát từ thực tế là ở Trung Quốc, nông nghiệp có vai trò mà không một ngành kinh tế nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, trên thực tế, nông nghiệp Trung Quốc vẫn chưa đạt tới trình độ hiện đại hóa và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, hiện đại hóa nông nghiệp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển trở thành đòi hỏi cấp bách hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách có lợi cho việc giải quyết vấn đề "tam nông" như: thực hiện xóa bỏ thuế nông nghiệp và phụ thu thuế nông nghiệp; trợ cấp cho nông dân sản xuất lương thực; thực hiện chế độ khám chữa bệnh loại hình mới trong cả nước, trong đó có việc giải quyết khám chữa bệnh cho nông dân... Qua hơn 20 năm cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững, Trung Quốc đã thu được những bài học kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn. Đó là: Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... 2. Thái Lan với chiến lược xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao, sức cạnh tranh mạnh Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Nông nghiệp Thái Lan trong hàng thập kỷ qua đã chứng tỏ vai trò quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới hơn 1/4 số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh và ổn định về kinh tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái. Giải quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với các dự án thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước. Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay, ngoài mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, nông nghiệp Thái Lan còn có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi và chế biến rau xanh và sắn củ. Nhờ có chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển mạnh, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông - Nam Á. Giáo dục và đào tạo cũng hướng vào nông nghiệp, nông thôn với các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho nông dân và người quản lý đất đai, quản lý kinh doanh, bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe. Ngoài ra, còn có những hoạt động đào tạo truyền thống như tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp nhằm góp phần thu hút lực lượng lao động đông đảo là thanh niên. Thái Lan thực hiện chính sách "ưu đãi nông nghiệp - nông thôn - nông dân" nhằm ổn định chính trị - xã hội. 3. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản Nhật Bản là nước có diện tích đất đai canh tác có hạn, số lượng người đông, đơn vị sản xuất nông nghiệp chính tại Nhật Bản vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Với đặc điểm tự nhiên và xã hội, trong phát triển nông nghiệp Nhật Bản đã đề ra một chiến lược khôn khéo và hiệu quả, như tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ (bằng cách thâm canh tăng năng suất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động để nông nghiệp Nhật Bản cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhân dân); dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát huy nội lực; thâm canh tăng năng suất; xuất khẩu nông, lâm sản (nguồn thu ngoại tệ quan trọng) để nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hóa; phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông thôn với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Những bước đi thích hợp này là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản theo hướng hiện đại hóa. Để tạo cơ sở thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng và phát huy tác dụng máy móc, thiết bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo năng suất lao động cao cho nông nghiệp, Nhật Bản đã chú trọng phát triển, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc hoàn chỉnh, phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng nguyên liệu nông nghiệp (như tơ tằm, dệt may...), các ngành cơ khí, hóa chất trên địa bàn nông thôn toàn quốc. Tạo việc làm cho lao động nông thôn, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị. Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... làm tăng nhanh tiềm lực kinh tế đất nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững của các nước này là bài học kinh nghiệm để chúng ta tham khảo và học tập. cập nhật ngày 4/7/2007 Các trang wed tham khảo www.tapchicongsan.org.vn www.nhandan.org.vn www.gso.gov.vn Danh mục tài liệu tham khảo: 1.TS. Nguyễn Văn Phúc, “Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Nxb chính trị quốc gia, 2004. 2.GS.TS. Trần Văn Thọ, “Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á – Thái Bình Dương”, Nxb TPHCM thời báo kinh tế Sài Gòn, VAPEC, 1997. 3. PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Tô Đức Hạnh, “kinh tế-chính trị Mác-Lênin,lý thuyết và bài tập”, Nxb tổng hợp TPHCM,2007. 4. PGS.TS. Chu Hữu Quí , PGS.TS.Nguyễn Kế Tuấn, “con đường CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn”, nxb chính trị quốc gia, 2003. 5. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành TƯ khóa IX, Nxbchính trị quốc gia Hà Nội, 2002. 6.Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần X, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội, 2006. 7. Đặng Kim Sơn, “ Công nghiệp hóa từ nông nghiệp lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam”, Nxb nông nghiệp Hà Nội, 2001. 8.Trung tam kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) GS.Bùi Huy Giáp-GS. Nguyễn Điền, “nong nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”.nhà xuất bản chính trị quốc gia,1998. ghi chú nguồn tài liệu (3, trang181,182): trang 181,182 tài liệu số 3 trong danh mục. (5, trang 79): trang 79 tài liệu số 5 trong danh mục. (6, trang 191): trang 191 tài liệu số 6 trong danh mục. (8, trang 362-374): từ trang 362 đến trang 374 tài liệu số 4 trong danh mục. (1,trang 90,91). Trang 90,91 tà liệu số 1 trong danh mục. (2,trang 244). Trang 244 tài liệu số 2 trong danh mục. (4, trang98,99). Trang 98,99 tài liệu số 4 trong danh mục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đối với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.doc