Công tác đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường

I. Khái niệm về tội phạm  II. Khái niệm về tệ nạn xã hội, các loại tệ nạn xã hội  III. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn  IV. Các dạng tội phạm, tệ nạn xã hội thường xảy ra trên địa bàn  V. Một số biện pháp phòng ngừa  VI. Cách xử lý của người học khi có những tình huống về an ninh trật tự xảy ra

pdf23 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 BAN BẢO VỆ NỘI DUNG HỌC TẬP Tuần “Giáo dục công dân - học sinh, sinh viên” đầu khoá học cho sinh viên K42 (2016 – 2020) Bài 6: Công tác đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường Bài 6 CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG BÁO CÁO VIÊN THƯỢNG TÁ CAND – TRƯỞNG BAN BẢO VỆ PHAN NGỌC THU NỘI DUNG HỌC TẬP  I. Khái niệm về tội phạm  II. Khái niệm về tệ nạn xã hội, các loại tệ nạn xã hội  III. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn  IV. Các dạng tội phạm, tệ nạn xã hội thường xảy ra trên địa bàn  V. Một số biện pháp phòng ngừa  VI. Cách xử lý của người học khi có những tình huống về an ninh trật tự xảy ra KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM  Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM  Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM  Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.  Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Khái niệm tệ nạn xã hội  Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội. TỆ NẠN XÃ HỘI 2. Các loại tệ nạn xã hội  Tệ nạn ma túy: là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện, lệ thuộc vào ma túy, các tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.  Tệ nạn mại dâm: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (đối với người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất (đối với người bán dâm). TỆ NẠN XÃ HỘI 2. Các loại tệ nạn xã hội  Tệ nạn cờ bạc: là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.  Các tệ nạn xã hội khác: + Say rượu và nghiện rượu. + Đua xe trái phép. + Nghiện chơi game online. TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN 1. Đặc điểm tình hình chung  Phường Xuân Hòa có tổng diện tích 349ha. Giáp ranh với xã Nam Viêm, Cao Minh, phường Đồng Xuân của Thị xã Phúc Yên. Có 03 tuyến đường giao thông chính (đường Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Văn Đồng, đường Trường Chinh). Trên địa bàn phường có 02 trường đại học (ĐHSP Hà Nội 2, ĐH Kiến trúc Hà Nội – cơ sở Vĩnh Phúc), 02 trường cao đẳng (Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, Cao đẳng nghề Việt - Xô số 1). Lưu lượng người học tập trung trên địa bàn phường hàng ngày khoảng trên 13.000 người. TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN 1. Đặc điểm tình hình chung  Trên địa bàn phường Xuân Hòa có 58 cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT (cầm đồ: 36, karaoke: 08, lưu trú: 10; Gas: 02, tẩm quất-masage: 02); Các loại đối tượng quản lý của cơ quan công an là 95 đối tượng, đáng chú ý đối tượng tệ nạn xã hội chiếm số đông (nghiện hút: 20, cờ bạc: 25, mại dâm: 10). TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN 2. Tình hình ANTT có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo ANTT, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường  Từ đầu năm 2016 đến nay, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phường Xuân Hòa cơ bản ổn định  Bên cạnh đó, công tác phòng chống tội phạm vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, cụ thể: Do địa bàn phường có số lượng học sinh, sinh viên của các trường rất đông, các đối tượng hoạt động lưu động ở địa bàn khác lợi dụng, trà trộn vào học sinh, sinh viên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. TÌNH HÌNH AN NINH TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN  Trong 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn phường xảy ra 28 vụ việc về ANTT cụ thể là: + Trộm cắp tài sản: 14 vụ + Đánh nhau gây thương tích: 09 vụ + Mua bán trái phép chất ma túy: 01 vụ + Tàng trữ trái phép chất ma túy: 01 vụ + Sử dụng trái phép chất ma túy: 01 vụ + Mua bán dâm: 01 vụ + Môi giới mại dâm: 01 vụ  Về tình hình va chạm, tai nạn giao thông: Xảy ra 15 vụ; hậu quả làm bị thương 18 người. CÁC DẠNG TỘI PHẠM, TỆ NẠN XÃ HỘI, VI PHẠM KHÁC THƯỜNG XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN  Trộm cắp tài sản, cướp giật, lừa đảo  Đánh nhau gây thương tích  Tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, mại dâm...)  Đánh bạc dưới nhiều hình thức (đánh bài, cá độ, lô đề...)  Tai nạn giao thông  Cầm đồ, cho vay nặng lãi  Vi phạm các quy định về Phòng cháy chữa cháy  Nghiện do cơn sốt Pokémon Go  Hành vi tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường sư phạm, đạo đức nghề nghiệp (tự sát do tiêu cực, bất mãn với gia đình, người thân; sử dụng trang phục thiếu lịch sự, lời nói, ứng xử không văn hóa, quan hệ nam nữ không lành mạnh...) MỘT SỐ VỤ NGƯỜI HỌC MẤT CẢNH GIÁC, BỊ TRỘM CẮP TÀI SẢN 1. Vào hồi 15h30 phút ngày 03 tháng 11 năm 2015 tại phòng 1.06 KTX S4 có 06 sinh viên là Lục Văn Thắng, Hoàng Văn Sơn, Trần Văn Giáp, lớp K39D SP Ngữ văn, Kiều Văn Thành, Nguyễn Văn Phong, Bùi Thành Công - lớp K38 GDCT ở cùng nhau; Trong đó có 03 sinh viên là Lục Văn Thắng, Trần Văn Giáp, Bùi Thành Công có máy tính xách tay thường xuyên để ở phòng. Phan Văn Vĩ là sinh viên lớp K38A GDTC cùng ở KTX S4 hàng ngày thường xuyên qua lại chơi và làm quen với 06 sinh viên ở phòng 1.06, trong thời gian quan hệ với các sinh viên phòng 1.06, Phan Văn Vĩ đã nắm được quy luật đi lại học tập của mọi người và biết được vị trí để 03 máy tính xách tay, đồng thời lợi dụng lúc sơ hở Vĩ đã lấy được mẫu chìa khóa phòng 1.06. Trong thời gian đi thực tập Vĩ đã quay trở lại phòng 1.06 trộm cắp 02 máy tính xách tay của Lục Văn Thắng và Trần Văn Giáp. Sau khi nhận được tin báo về việc phòng 1.06 bị mất 02 máy tính xách tay, Ban bảo vệ cùng Ban QLKTX sinh viên phối hợp với công an phường Xuân Hòa đã điều tra làm rõ hành vi phạm tội của Phan VănVĩ. MỘT SỐ VỤ NGƯỜI HỌC MẤT CẢNH GIÁC, BỊ TRỘM CẮP TÀI SẢN 2. Vào hồi 17h ngày 14 tháng 5 năm 2016 tại phòng 5.05 KTX S4 sinh viên Nguyễn Cao Cường lớp K40 GDTC có để chiếc điện thoại Nokia Lumia 625 trong balô cá nhân trên giường và đi xuống sân vận động đá bóng, không khóa cửa phòng đã bị kẻ gian đột nhập trộm cắp chiếc điện thoại nói trên. 3. Khoảng 11h ngày 26 tháng 5 năm 2016 tại phòng 4.04 KTX S4 sinh viên Nguyễn Văn Tuyền lớp K39B GDTC có để chiếc điện thoại iPhone 5s đang sạc pin trên giường đi ra khỏi phòng không khóa cửa đã bị kẻ gian đột nhập trộm cắp chiếc điện thoại nói trên. MỘT SỐ VỤ NGƯỜI HỌC MẤT CẢNH GIÁC, BỊ TRỘM CẮP TÀI SẢN 4. Gần đây nhất, vào rạng sáng ngày 18 tháng 8 năm 2016, tại phòng trọ thuộc xóm trọ số 3, ngõ 10 đường Kim Ngọc, phường Xuân Hoà, bạn Trương Thị Ngọc Bích, lớp K39 SP Tin học trong lúc ngủ đã bị kẻ gian cạy cửa, đột nhập vào phòng lấy trộm 01 chiếc laptop hiệu ASUS. MỘT SỐ THỦ ĐOẠN TRỘM CẮP  Lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu tài sản trong việc cất giữ, trông coi tài sản, như đi chơi không khóa cửa hoặc khóa cửa sơ sài, đơn giản, dễ cạy khóa, để tài sản trong phòng ở không có người trông giữ, đi ngủ đêm không đóng cửa phòng, để xe máy không khóa cổ, khóa càng, có trường hợp vẫn cắm chìa khóa ở ổ khóa điện... tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng có cơ hội trộm cắp tài sản  Đối tượng phạm tội thường cải trang như học sinh, sinh viên, trà trộn vào nhà dân, vào các khu nhà trọ, ký túc xá của học sinh, sinh viên để lợi dụng sơ hở trộm cắp tài sản MỘT SỐ THỦ ĐOẠN TRỘM CẮP  Tài sản đối tượng trộm cắp thường là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị và dễ mang vác, vận chuyển, tiêu thụ, cất giấu như: Laptop, điện thoại di động, tiền, vàng, trang sức, xe đạp, xe máy ...  Thời gian trộm cắp tài sản thường vào buổi sáng, buổi chiều (giờ học sinh, sinh viên đi học) hoặc vào ban đêm (thời gian từ 02h - 05h) các sinh viên ngủ say để cạy cửa vào trộm cắp tài sản. Đối tượng trộm cắp tài sản thường có từ 1 đến 2 đối tượng, có đối tượng cảnh giới cho đối tượng khác trộm cắp tài sản. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA  Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật (Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy chữa cháy...); Nội quy, Quy định của nhà trường đề ra (nội quy ra vào cơ quan; quy định về việc mượn hội trường, phòng học; quy định về việc chụp ảnh trong các khu vực của nhà trường; quy định về việc thực hiện kẻng báo giờ giới nghiêm trong KTX SV; quy định về thời hạn nộp lệ phí KTX...) và các quy định của địa phương nơi cư trú.  Mọi người học (ở nội trú ký túc xá sinh viên cũng như ở phòng trọ bên ngoài) luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, có trách nhiệm nhắc nhở bảo vệ tài sản của nhau, không để đối tượng xấu lợi dụng sơ hở trộm cắp tài sản.  Phải chủ động quản lý, bảo quản, trông giữ tài sản của mình; khi đi học, đi chơi, đi ngủ, ra khỏi phòng cần khóa cửa cẩn thận, nhờ người trông giữ không để đối tượng lợi dụng trộm cắp. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA  Luôn nêu cao ý thức cảnh giác, bảo vệ tài sản cá nhân ở mọi nơi, mọi lúc để phòng ngừa trộm cắp, lừa đảo, cướp giật... Ví dụ: Cổng ra vào, phòng ở phải có khóa đảm bảo an toàn chống việc cắt, phá khóa của kẻ gian, nên tìm phòng trọ có chung cổng với nhà chủ; Tài sản phải được để trong tủ, hòm có khóa; Khi đi ngủ phải khóa cổng, chốt cửa phía trong; Tài sản có giá trị cao (tiền, máy tính xách tay, điện thoại di động...) khi ra khỏi phòng phải đem theo người, không để tài sản có giá trị ở trong cặp đem vào phòng học, nên gửi nhà chủ, gửi Ban Bảo vệ; Đối với thẻ rút tiền không nên sử dụng mật khẩu mà người khác dễ biết, không nên lưu mật khẩu vào điện thoại hoặc ghi vào sổ tay; Luôn cảnh giác với người lạ và không tiếp người lạ tại phòng trọ; Trong trường hợp có việc phải đi ra ngoài vào giờ khuya nên có từ 02 người trở lên. CÁCH XỬ LÝ CỦA NGƯỜI HỌC KHI CÓ NHỮNG TÌNH HUỐNG ANTT XẢY RA  Khi phát hiện đối tượng có biểu hiện nghi vấn liên quan đến ANTT như: trộm cắp tài sản, phát hiện tài sản có liên quan bị mất... phải kịp thời báo cáo với Ban Bảo vệ nhà trường (đối với sinh viên ở nội trú), báo cáo tổ dân phố (đối với người học ở ngoại trú), đồng thời đến ngay cơ quan công an Phường để trình báo phục vụ việc tổ chức, điều tra làm rõ tội phạm. (Số điện thoại trực ban của Công an phường Xuân Hòa: 0211.3863.021; số điện thoại trực ban của Công an phường Đồng Xuân: 02113.540.567)  Khi xảy ra vụ việc liên quan đến ANTT như: Mất trộm tài sản... phải giữ nguyên hiện trường, nhanh chóng báo cáo tổ dân phố (đối với người học ở ngoại trú), Ban Bảo vệ và cán bộ Ban QL KTX SV (đối với người học ở nội trú), đồng thời đến ngay cơ quan công an Phường trình báo để tổ chức điều tra theo quy định. THẢO LUẬN  Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích tình hình, đặc điểm có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong Trường ĐHSP Hà Nội 2? Các dạng tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm khác thường xảy ra trên địa bàn?  Câu 2: Người học cần có những biện pháp phòng ngừa như thế nào để đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường? Cách xử lý khi có những tình huống về an ninh trật tự xảy ra?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuan_sinh_hoat_cong_dan_k42_bc_9722.pdf