BÁO CÁO THỰC TẬP
Phần 1:
TÓM TẮT NỘI DUNG THỰC TẬP, QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ NƠI THỰC TẬP
- Thực hiện Quyết định số 1918/QĐ-HVHCQG ngày 30/12/2005 của giám đốc Học Viện hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy.
- Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học Viện hành chính.
1. Tiến trình thực tập:
1.1 Địa điểm thực tập: Phòng Nội vụ Quận Gò Vấp.
1.2 Thời gian thực tập: 16.3.2009 đến 15.5.2009
1.3 Nhật ký thực tập:
Tuần 1, 2 (từ 16.3 đến 27.3.2009):
- Báo cáo với Trưởng phòng Phòng Nội vụ về kế hoạch thực tập.
- Tìm hiểu chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ.
- Viết đề cương báo cáo thực tập.
Tuần 3, 4 (từ 30.3 đến 11.4.2009):
- Nhận nhiệm vụ và hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao cho.
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Tuần 5, 6 (từ 13.4 đến 25.4.2009):
- Nhận nhiệm vụ va23 hoàn thành công việc do người hướng dẫn thực tập giao cho.
- Liên hệ với Trưởng phòng, các Phó phòng và các nhân viên để thu thập số liệu viết báo cáo thực tập.
Tuần 7, 8 (từ 27.4 đến 9.5.2009):
- Thu thập tài liệu cần thiết để viết báo cáo.
- Hoàn thành báo cáo.
- Trình Giảng viên hướng dẫn xem trước Báo cáo thực tập.
Tuần 9 (từ 11.5 đến 15.5.2009):
- Xin ý kiến đánh giá quá trình thực tập.
- Nộp Báo cáo.
2. Mục đích và yêu cầu của đợt thực tập:
- Tìm hiểu tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước và thể chế hành chính nhà nước.
- Nắm vững chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và một số vị trí công tác của cán bộ công chức trong bộ máy nhà nước
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước.
- Bổ sung và nâng cao kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học lý thuyết ở Học viện.
3. Nội dung thực tập:
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ quan thực tập,
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan quản lý hành chính Nhà nước nơi thực tập,
- Nắm được thủ tục hành chính của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan đến cơ quan nơi thực tập,
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan đến thực tập giao cho
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giới thiếu, bổ nhiệm đề bạt cán bộ. Tiến hành rà soát, sắp xếp, luân chuyển, bố trí cán bộ để củng cố, kiện toàn các cơ quan đơn vị. Thực hiện nghiêm túc Quy định về trách nhiệm của người có chức vụ, quyền hạn ở các cơ quan, tổ chức, trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị mình phụ trách. Kiên quyết đề xuất thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực; chủ động có biện pháp xử lý kịp thời những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí ở tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Phòng Nội vụ tiếp tục tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân quận hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác tổ chức bộ máy Nhà nước của các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân phường.
- Tiếp tục phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đối với cơ quan hành chính phường.
Phần 3: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Chương 1: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TẠI QUẬN GÒ VẤP, T.HCM
1. Cơ sở lý luận:
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức:
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành năm 1998 và sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2003 thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm:
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà Nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở TW; ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW; ở Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện;
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công việc thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội;
Thẩm phán TAND, kiểm soát viên VKSND;
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND; Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, phường, thị trấn;
Những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã
1.1.2 Vai trò cán bộ, công chức:
Trong cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng, đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì hiệu quả hoạt động. Dù mục tiêu, chiến lược hoạt động của các cơ quan này có tốt như thế nào nhưng nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức được tổ chức khoa học, hợp lý thì mục tiêu ấy không thể đạt được. Người cán bộ, công chức nhà nước có vai trò cơ bản như sau:
Là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức hoạt động. Đối với cơ quan hành chính Nhà nước, mục tiêu là đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của nhân dân. Để làm được điều này, các cơ quan Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách hợp lý và khoa học. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, khoa học sẽ đem lại sự hại lòng cho nhân dân, góp phần vào sự phát triển của xã hội, Ngược lại, cơ chế chính sách không hợp lý sẽ ngăn cản việc thực hiện các quyền của công dân, đặc biệt là các quyền về nhân sự, kiềm hãm sự phát triển của xã hội.
Cán bộ, công chức là những người trực tiếp tổ chức thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, các cán bộ, công chức là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính sách, kế hoạch Nhà nước. Vai trò này đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng công việc đặt ra.
Là những chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong tổ chức, bao gồm tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác. Công việc này đòi hỏi cán bộ, công chức, phải có kỹ năng tổ chức, không ngừng học hỏi để đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.
Cán bộ, công chức là người trực tiếp thực hiện các giao tiếp giữa cơ quan Nhà nước với môi trường bên ngoài. Đó là việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. Tiếp nhận thông tin từ xã hội, rồi tiến hành phản hồi những thông tin nhận được, giao tiếp với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, công dân… đòi hỏi công chức phải có nhạy cảm nhất định với thông tin, đặc biệt là các thông tin về sự phát triển của xã hội. Nếu thực hiện tốt vai trò này sẽ giúp cơ quan Nhà nước nắm bắt nhanh xu hướng phát triển của xã hội. Từ đó định ra chính sách kế hoạch trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
1.1.3 Khái niệm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục địch, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái độ… để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Hay nói một cách chung nhất, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao. Tùy thuộc vào từng nhóm cán bộ, công chức ở trên đã nêu.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là công tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảm bảo hiệu quả của hoạt động công vụ.
Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta còn hạn chế, thì đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phần hoàn thiện cơ cấu cho chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện và nâng cao năng lưc cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyến nhà nước.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2010 nước ta cơ bản chở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, kinh tế nước ta biến đổi, phát triển từng ngày, khách thể của hoạt động cũng vì thế và ngày càng tăng cả về số lương và mức độ phức tạp đòi hỏi chủ thể quản lý phải có đủ khả năng trình độ để thực hiện quản lý. Trước tình hình đó, nâng cao trình dổ năng lực trở thành một nhu cầu thường xuyên của đội ngũ cán bộ, công chức và đó cũng nhiệm vụ bao trùm, vai chò chủ yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nói riêng.
Các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tổ chức dưới các hình thức khác sau:
- Phân loại theo cách thức triệu tập học viên, gồm có:
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tập trung hoặc bán tập trung.
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức tại chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng dưới hình thức kèm cặp.
+ Bồi dưỡng từ xa.
- Phân loại theo thời gian:
+ Đào tạo dài hạn.
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng trung hạn.
+ Các khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn.
Bên cạnh 2 cách phân biệt trên, còn có thể xem xét hình thức đào tạo theo mục đích:
+ Đào tạo, bồi dưỡng tiền công chức.
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn ngạch.
+ Bồi dưỡng nâng cao.
+ Bồi dưỡng cập nhật
1.2 Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay:
1.2.1 Đào tạo, bồi dưỡng phục vụ tiêu chuẩn cán bộ, công chức:
Trong công tác quản lý cán bộ, công chức việc đào tạo, bồi dưỡng phục phụ tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức đặc biệt có vai trò quan trọng, là khâu không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Do đó, trong công tác quy hoạch cán bộ, điều cần nhấn mạnh là phải nắm vững tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng, đồng thời đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đề ra. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, xét về mặt chất lượng và cơ cấu còn nhiều còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kì đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa. Cho nên phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng sao cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn diện cả về lí luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lưc thực tiễn. Việc xây dựng kế hoạch và chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực trong công tác đào tạo, bối dưỡng cũng chính là nhằm góp phần để đạt mục tiêu và các yêu cầu đã đề ra trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới mà Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
1.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH:
Mục tiêu của CNH – HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tăng cường kinh tế nhanh và vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Để thực hiện được mục tiêu này thì yêu cầu phải có một đội ngũ cán bộ, công chức đủ tâm và đủ tầm để thực hiện. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay còn nhiều khiếm khuyết, hụt hẫng về trình độ, năng lực, thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, về kỹ năng hảnh chính, kém hiểu biết về pháp luật, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp công tác và các kiến thức bổ trợ khác. Thực trạng đó làm cho cán bộ, công chức nước ta lúng túng khi chuyển sang cơ chế mới. Để khắc phục những mặt yếu kém này đòi hỏi phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với mục tiêu, yêu cầu và phương pháp giảng dạy có thay đổi mới. Nhiều vấn đề cũ cần phải bổ sung tri thức mới, nhiều vấn đề trước đây không đào tạo nay phải tiến hành đào tạo từ đầu nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang thời kỳ CNH – HĐH để đạt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính:
Cải cách hành chính là một vấn đề được quan tâm chủ yếu hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc cải cách hành chính, củng cố bộ máy của chế độ xã hội hiện hành, giữ vững ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện cơ cấu chính trị đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị chủ yếu của một quốc gia hiện đại.
Trong giai đoạn phát triển mới, nền hành chính nước ta, tuy đã góp phần không nhỏ vào thực hiện công cuộc đổi mới, đã tỏ ra còn nhiều mặt non yếu, chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường tạo ra. Bộ máy Nhà nước còn quá cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng vầ quan liêu, cửa quyền, năng lực phẩm chất cả một bộ phận công chức chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công cuộc cải cách hành chính thành công hay thất bại suy cho cùng do chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quyết định; bởi vì cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng trong ban hành, thực thi các thủ tục hành chính và sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao. Và để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò to lớn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong giai đoạn này không chỉ tập trung vào việc trang bị về lý luận, lập trường, quan điểm, đường lối chính trị… mà chúng ta còn phải chú trọng cả việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, các kiến thức chuyên môn thuộc công việc chuyên ngành… có như vậy mới có thể cung cấp lượng kiến thức cần thiết cho cán bộ, công chức, giúp họ có thể giải quyết một cách linh hoạt các tình huống cụ thể liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, cũng như những tình huống liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một yêu cầu cơ bản, cấp bách và bắt buộc đối với cán bộ, công chức hiện nay, nhằm tạo ra hệ thống công vụ thích hợp làm cơ sở cho việc cải cách hành chính được tiến hành nhanh hơn, tốt hơn trong thời gian tới.
1.3 Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
1.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch là xác định mục tiêu, đối tượng, số lượng, nội dung, tiến độ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở xem xét một cách đồng bộ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, nhu cầu, khả năng đáp ứng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục tình trạng phân tán, tự phát, tùy tiện, khắc phục lãng phí sức người, sức của, thời gian của cán bộ, công chức và của Nhà nước nhằm chủ dộng thực hiện, chủ động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách hiệu quả.
1.3.2 Xác định nội dung và hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Căn cứ vào những văn bản quy định tiêu chuẩn cán bộ, công chức; thực tế uêu cầu học tập của cán bộ, công chức để xây dựng nội dung chương trình về đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Hệ thống chương trình, giáo trình và nội dung chương trình, giáo trình được xây dựng trên cơ sở yêu cầu tiêu chuẩn chức danh và ngạch công chức.
Các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện nay có thể phân loại thành 4 loại và cùng với 4 hệ thống chương trình, giáo trình.
- Các chương trình, giáo trình bồi dưỡng về lý luận chính trị: nhằm trang bị kiến thức chính trị phù hợp với yêu cầu của từng chức danh và ngạch cán bộ, công chức giúp cán bộ, công chức nắm chắc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nươc, vận dụng vào các công việc cụ thể trong thực tế. Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị dảnh cho cán bộ, công chức hiện nay gồm: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng trung cấp, Chương trình Cao trung cấp, Chương trình đào tạo Cử nhân.
- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: nhằm mục đích trang bị, cập nhật, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, trang bị những kỹ năng, kỹ xảo thực hiện nhiệm vụ. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn rất đa dạng, nhìn chung mỗi ngành nghề đều có chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ, công chức của ngành đó.
- Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý Nhà nước:
Xuất phát từ nhiệm vụ chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính và vấn đề xây dựng Nhà nước thực sự của dân, yêu cầu cán bộ, công chức phải nắm vững pháp luật và chức năng quản lý Nhà nước để thực sự phát huy vai trò quản lý, quản lý đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng biện pháp, không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng, ban hành và sử dụng các chương trình: chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành cho ngạch chuyên viên; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính; chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý ngạch chuyên viên cao cấp; các chương trình đào tạo Thạc sĩ hành chính; các chương trình bối dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước dành chó cán bộ, công chức chính quyền cơ sở.
- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, trước yêu cầu hội nhập, yêu cầu quản lý Nhà nước ngày càng phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ, đặc biệt là về ngoại ngữ và tin học.
1.3.3 Hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng:
Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, hệ thống các cơ sở về đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò quan trọng.
Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ta ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nước ta gồm: các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Chính phủ; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc Bộ, ngành, Trường Chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp Quận.
1.3.4 Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Hệ thống cơ quan quản lý và phối hợp quản lý:
Bộ Nội vụ là đầu mối quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Vai trò quản lý của Bộ Nội vụ thể hiện trên 2 phương diện: quản lý và hoạch định chế độ, chính sách ở tầm vĩ mô, toàn diện trong pham vi cả nước và phối hợp quản lý với các Bộ, ngành và địa phương.
Hệ thống các cơ quan phối hợp quản lý:
1. Bộ Tài chính (phối hợp trong lĩnh vực tài chính): ban hành chế độ, chính sách, định mức chi tiêu và quản lý tài chính; dự toán chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp trong lĩnh vực kế hoạch): dự toán kế hạoch chi ngân sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cùng Bộ Giáo dục – Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (phối hợp trong lĩnh vực chương trình, giáo trình): hướng dẫn nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và về quản lý kinh tế.
2. Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010.
Quyết định số 770/QĐ-TTg ban hành ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước giai đoạn 2008-2010.
QĐ 741/QD-UBND ngày 25/02/2009 của UBND TP.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của thành phố năm 2009.
Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, một số sở sau khi sáp nhập, tổ chức lại đã tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước của ngành đối với cán bộ công chức từ cơ sở đến tỉnh.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Quận:
1.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Quận Gò Vấp:
Qua hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND Quận Gò Vấp không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; kiến thức về năng lực thực tiễn không ngừng được nâng lên, hầu hết có bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, có tâm huyết và hoài bão góp phần xây dựng và phát triển vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Đến nay, đội ngũ công chức, viên chức hành chính sự nghiệp trong toàn Quận có khoảng gần 4000 người trong đó hơn 770 người làm nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước hơn 3200 người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp chiếm 83,33%.
Về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ đại học và trên đại học: chiếm tỷ lệ 74,4%;
+ cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ lệ 18,2%;
+ sơ cấp và còn lại: chiếm tỷ lệ 7,4%;
- Trình độ lý luận chính trị:
+ cử nhân chính trị và cao cấp: chiếm tỷ lệ 11,5%,
+ trung cấp: chiếm tỷ lệ 17,9%.
- Trình độ quản lý Nhà nước:
+ đã qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước: chiếm tỷ lệ 59.97%.
- Trình độ tin học:
+ cử nhân tin học: chiếm tỷ lệ 1,8%;
+ tin học cơ sở: chiếm tỷ lệ 47,53%.
- Trình độ ngoại ngữ:
+ cử nhân ngoại ngữ: chiếm tỷ lệ 5%;
+ cơ sở: chiếm tỷ lệ 44,11%.
- Cơ cấu độ tuổi: về tuổi đời
+ dưới 30 tuổi: chiếm tỷ lệ 13,41%;
+ từ 30 tuổi đến 50 tuổi: chiếm tỷ lệ 64,2%;
+ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 21,49%
Như vậy đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính Nhà nước phần lớn đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Vấn đề đáng quan tâm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công các quản lý hành chính là sự thiếu hụt về lý luận chính trị và trình độ tin học. Sự thiếu đồng bộ về một số ngành và lĩnh vực, nhất là các chuyên gia giỏi. Phần đông số cán bộ trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành, chưa được chuẩn bị chu đáo, có những trường hợp chậm được phát hiện để bố trí sử dụng thoả đáng và cất nhắc kịp thời.
Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế thị trường, về quản lý nhà nước, quản lý đô thị của một số đông cán bộ, công chức, chậm được đào tạo mới, đào tạo lại. Đã có hiện tượng “chảy máu chất xám” do một số cán bộ, công chức sau khi được cho đi đào tạo sau đại học đã bỏ cơ quan nhà nước, để đi làm việc cho các đơn vị liên doanh, tổ chức nước ngoài, hoặc đến những đơn vị có chế độ ưu đãi và thu nhập cao.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của các đơn vị sự nghiệp
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ đại học và trên đại học: chiếm tỷ lệ 31,95%;
+ cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ lệ 60,19%;
+ sơ cấp và còn lại: chiếm tỷ lệ 7,86%.
- Trình độ lý luận chính trị:
+ cử nhân và cao cấp chính trị: chiếm tỷ lệ 0,42%,
+ trung cấp: chiếm tỷ lệ 4,22%.
- Trình độ Quản lý nhà nước:
+ cán bộ công chức được bồi dưỡng: chiếm tỷ lệ 1,59%.
- Trình độ tin học:
+ cử nhân và cao đẳng tin học: chiếm tỷ lệ 0,41%;
+ tin học cơ sở: chiếm tỷ lệ 1,27%.
- Trình độ ngoại ngữ:
+ cử nhân ngoại ngữ: chiếm tỷ lệ 4,55%;
+ cơ sở: chiếm tỷ lệ 21,97%.
Cơ cấu về độ tuổi:
+ tuổi đời dưới 30 tuổi: chiếm tỷ lệ 26,86%;
+ từ 30 tuổi đến 50 tuổi: chiếm tỷ lệ 56,62%;
+ trên 50 tuổi: chiếm tỷ lệ 16,52%
Phần đông đội ngũ cán bộ, viên chức công tác tại ngành giáo dục và ngành y tế.
Trong năm 2008, đã tuyển dụng được 102 viên chức và 20 công chức cho các phòng ban, phường. Việc tuyển dụng theo đúng quy chế, đã chọn được đội ngũ công chức, viên chức mới đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch bậc công chức, viên chức và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên đội ngũ viên chức của các đơn vị sự nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước; do quá chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn xem nhẹ việc bồi dưỡng về lý luận chính trị.
BÁO CÁO TĂNG GIẢM BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP QUÝ I NĂM 2009
Số đơn vị trực thuộc
Chỉ tiêu biên chế được giao
Biên chế có mặt quý trước
Tăng, giảm trong quý
Biên chế có mặt quý này
Chia ra
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
I. Quản lý Nhà nước
13
250
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
1. Văn phòng HĐND-UBND
33
30
2
1
33
30
2
1
2. Phòng Nội vụ
14
13
1
14
13
1
3. Phòng Tư pháp
9
8
1
+1,-1
-1
-1
9
7
2
4. Phòng Kinh tế
12
10
2
-1
-1
11
10
1
5. Phòng Quản lý đô thị
29
27
2
-2
-1
-1
27
26
1
6. Phòng Tài nguyên và Mội trường
20
14
6
+7
+7
27
21
6
7. Phòng Y tế
9
5
4
9
5
4
8. Thanh tra Quận
9
7
2
9
7
2
9. Phòng Giáo dục và Đào tạo
15
15
+2
17
15
2
10. Phòng LĐ-TBXH
12
12
12
12
11. Phòng Văn hóa và Thông tin
7
6
1
+2
+2
9
8
1
12. Phòng Tài chính – Kế hoạch
16
13
3
16
13
3
Cộng:
185
160
24
+12,-4
+9,-1
+1,-2
+2
193
167
23
3
Thanh tra xây dựng Quận
11
11
17
11
6
0
Cộng I:
196
171
24
1
+18,-4
+9,-2
+7,-2
+2
210
178
6
6
II. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo
51
3500
1. Giáo dục mầm non (17 cơ sở)
694
531
58
105
+12,-7
+1,-5
+11,-2
699
527
58
114
2. Giáo dục Tiểu học (18 cơ sở)
1210
950
116
144
+8,-15
+6,-12
+2,-3
1203
944
116
143
3. Giáo dục THCS (12 cơ sở)
848
701
54
93
+21.-10
+3,-10
+18
859
694
54
111
4. Giáo dục khác (4 cơ sở)
(TTGDTX, TBDGD, TTKTTHHN)
81
55
20
6
+5.-2
+2,-1
+3,-1
84
56
20
8
Cộng
2833
2237
248
348
+46,-34
+12,-28
-34,-6
2845
2221
248
376
Số đơn vị trực thuộc
Chỉ tiêu biên chế được giao
Biên chế có mặt quý trước
Tăng, giảm trong quý
Biên chế có mặt quý này
Chia ra
Chia ra
Chia ra
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
Tổng số
Quản lý hành chính Nhà Nước
III. Sự nghiệp Y tế
457
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
Biên chế
Hợp đồng
Hợp đồng theo NĐ68
1. Trung tâm Y tế dự phòng
55
52
3
+26
+24
+2
81
52
27
2
2. Bệnh viện
132
115
11
6
-3
-3
129
112
11
6
3. Trạm Y tế
72
70
2
+26,-2
-2
+26
+2
96
68
28
Cộng III:
259
237
16
6
+52,-5
-5
+50
306
232
66
8
IV. Sự nghiệp khác
5
114
1. Trung tâm Văn hóa
16
10
17
11
5
1
2. Trung tâm TDTT
10
9
5
1
+1
+1
12
12
3. Trường Trung cấp nghề QT
14
11
1
+3, -1
+3
-1
14
11
3
4. Nông trường Duyên Hải
10
5
3
10
5
5
5. VP đăng ký quyền sử dụng đất
14
14
5
-8
-8
6
6
1
Cộng IV:
64
49
14
1
+4, -9
+4, -8
-1
59
45
13
1
Tổng cộng:
3352
2694
302
356
+120
-52
+25
-43
+57
-3
+38
-6
3420
2676
356
388
BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIÊN CHẾ PHƯỜNG QUÍ 1 NĂM 2009
S
TT
Tên cơ quan,
đơn vị
Quy mô
dân số
Chỉ tiêu biên chế được giao năm 2009
Biên ché có mặt quý trước
Tăng giảm trong quý
Biên chế có mặt quý này
Tổng cộng
Cán bộ chuyên trách
Công chức
Cán bộ không chuyên trách
Chia ra
Chia ra
Chia ra
Tổng cộng
Cán bộ chuyên trách
Công chức
Cán bộ không chuyên trách
Tổng cộng
Cán bộ chuyên trách
Công chức
Cán bộ không chuyên trách
Tổng cộng
Cán bộ chuyên trách
Công chức
Cán bộ không chuyên trách
1
UBND Phường 01
22.875
42
10
13
19
34
9
12
13
-2
1
-2
-1
32
10
10
12
2
UBND Phường 03
45.786
49
10
15
24
36
11
8
17
1
-1
0
2
37
10
8
19
3
UBND Phường 04
20.901
43
10
14
19
34
9
9
16
2
0
1
1
36
9
10
17
4
UBND Phường 05
36.157
46
10
15
21
36
11
11
14
2
-1
1
2
38
10
12
16
5
UBND Phường 06
24.142
42
10
13
19
35
10
10
15
1
0
1
0
36
10
11
15
6
UBND Phường 07
26.776
43
10
14
19
30
7
11
12
0
0
0
0
30
7
11
12
7
UBND Phường 08
26.193
44
11
13
20
35
11
11
13
-1
1
-1
-1
34
12
10
12
8
UBND Phường 09
26.959
44
11
13
20
37
11
10
16
0
0
0
0
37
11
10
16
9
UBND Phường 10
41.538
48
10
15
23
35
8
10
17
4
1
2
2
39
9
11
19
10
UBND Phường 11
40.223
47
10
15
22
35
10
9
16
-1
0
0
0
34
10
8
16
11
UBND Phường 12
50.752
52
10
15
27
35
13
10
12
-2
0
0
-2
33
13
10
10
12
UBND Phường 13
18.935
41
11
11
19
30
9
11
10
2
0
0
2
32
9
11
12
13
UBND Phường 14
30.580
45
10
15
20
41
11
14
16
-2
-1
-1
0
39
10
13
16
14
UBND Phường 15
22.524
43
10
13
20
34
11
12
11
0
0
0
0
34
11
12
11
15
UBND Phường 16
43.025
49
10
15
24
38
12
12
14
-1
1
0
-2
37
13
12
12
16
UBND Phường 17
43.223
50
10
15
25
39
9
13
17
-1
0
-1
0
38
9
12
17
Tổng cộng
523.589
728
163
224
341
564
162
173
229
2
1
-2
3
566
163
171
232
1.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn Quận hiện nay:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và thừa thiên huế nói riêng. Trong các chương trình hành động của mình, UBND Quận Gò Vấp đã xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian qua, UBND Quận Gò Vấp đã có cố gắng ban đầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Quận không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng.
Về đào tạo công chức hành chính:
Nhằm bảo đảm cho đội ngũ công chức từng bước chuẩn hoá ngạch, bậc công chức theo qui định, quận đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ở tất cả các lĩnh vực.
Cử cán bộ, công chức theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị (cấp kinh phí cho đi học).
Như vậy đội ngũ cán bộ, công chức quản lý hành chính nhà nước số đông đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức làm công các quản lý hành chính là sự thiếu hụt về lý luận chính trị và trình độ tin học, sự thiếu đồng bộ về một số ngành và lĩnh vực. Phần đông số cán bộ trẻ có kiến thức, có trình độ học vấn, năng động và mạnh dạn nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành, chưa được chuẩn bị chu đáo, có những trường hợp chậm được phát hiện để bố trí sử dụng thoả đáng và cất nhắc kịp thời.
Về đào tạo viên chức sự nghiệp:
Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao trình độ chung cho viên chức, UBND quận chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh việc đào tạo nâng chuẩn các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học cho đội ngũ viên chức.
Tuy nhiên đội ngũ viên chức của các đơn vị sự nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Do quá chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn xem nhẹ việc bồi dưỡng về lý luận chính trị.
Về đào tạo cán bộ phường: Song song với đào tạo cán bộ đương chức các địa phương đã xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn cho phường, thị trấn; có cả hình thức gửi đi đào tạo đại học
Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi được đào tạo nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên rất rõ. Bộ phận cán bộ, công chức được đề bạt, bổ nhiệm hầu hết phát huy tốt chức trách của mình trên cương vị mới.
Kết quả đào tạo và đào tạo lại tổng hợp như sau: lý luận chính trị: 120 lượt người; quản lý nhà nước: 65 lượt người; chuyên môn nghiệp vụ: 124 lượt người; tin học: 69 lượt người; ngoại ngữ: 54 lượt người. Hiệu quả của công tác đào tạo và đào tạo lại thể hiện mối quan hệ tác động trực tiếp giữa việc học tập nâng cao trình độ với hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Từ đó cho thấy làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh, cũng như của từng ngành, từng đơn vị cơ sở.
Tuy nhiên công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng trong những năm qua vẫn còn những khó khăn:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng cán bộ, công chức ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt các tiêu chuẩn theo qui định, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở, phường trình độ còn thấp và còn nhiều bất cập.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nhiều lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.
- Chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao; một số công chức đang chạy theo bằng cấp.
- Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp với nhau, đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.
2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Quận Gò Vấp năm 2008:
2.1 Chỉ tiêu đào tạo năm 2008 được UBND Quận phê duyệt:
- Đào tạo 150
- Bồi dưỡng 200
2.2 Kết quả thực hiện chỉ tiêu:
- Về chuyên môn, nghiệp vụ 124
- Về lý luận chính trị 120
- Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước 65
- Đào tạo tiền công vụ 50
3. Nhận xét:
3.1 Mặt đạt được:
- Thực hiện quyết định số 140/2005/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về chế độ chính sách khuyến khích người có trình độ đại học công tác tại xã, phường, thị trấn, Phòng Nội vụ đã tham mưu Ủy ban nhân dân quận duyệt danh sách chợ cấp khuyến khích cho cán bộ công chức phường có trình độ đại học hàng tháng, trình độ cán bộ công chức được nâng lên rõ rệt, đảm bảo tốt yêu cầu nhiệm vụ kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương.
- Thực hiện tốt chương trình chuẩn hóa trình độ đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quận, đáp ứng được yêu cầu mới của từng công việc cụ thể.
- Trong năm qua, quận đã cử cán bộ, công chức quận và phường tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó cho thấy còn nhiều đồng có tinh thần học tập tốt, đạt được kết quả học tập cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số đồng chí chưa chấp hành tốt tinh thần học tập, kết quả học tập đạt được cực thấp có trường hợp bỏ học.
3.2 Mặt hạn chế:
Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng đã đạt được nhiều kết quả tốt đáng khích lệ, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác này còn bộc lộ những khiếm khuyết, tồn tại cần khắc phục:
Thứ nhất, công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng, kế hoạch chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đơn vị. Đào tạo chưa gắn liền với quy hoạch, đào tạo và sử dụng chưa ăn khớp với nhau, đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ hai, các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng có phần chồng chéo, trùng lặp, nặng lý thuyết, ít kĩ năng thực hành và kĩ năng làm việc thực tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nhiều lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.
Thứ ba, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm cải tiến, hiện đại hóa, các trang thiết bị học tập chưa được tăng cường cho phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa; đội ngũ giáo viên con yếu và thiếu, chưa được chú trọng bồi dưỡng phát triển về chuyên môn cũng như về phương pháp đào tạo.
Thứ tư, nhận thức của một vài cán bộ, công chức còn chưa chú trọng đến việc học hoặc do yêu cầu công tác đòi hỏi công việc ngày càng nhiều nên chưa sắp xếp tốt thời gian để tự học
Thứ năm, ngân sách đào tạo còn quá ít nên chưa đáp ứng hết nhu cầu đào tạo ngày càng nhiều của quận và cơ sờ. Một số cán bộ, công chức có hoàn cảnh khó khăn đang theo học các lớp đại học nhưng chưa được hỗ chợ kinh phí học tập. Mặt khác đa số các trường hợp được hỗ chợ kinh phí học tập là các cấp lãnh đạo, chưa có sự đầu tư cho nguồn cán bộ trẻ.
Thứ sáu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của địa phương chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các nhóm đối tượng cán bộ, công chức ở mặt này hoặc mặt khác còn chưa đạt các tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở, xã, phường trình độ còn thấp và còn nhiều bất cập.
Thứ bảy, chất lượng đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao; một số công chức đang chạy theo bằng cấp.
3.3 Nguyên nhân:
Theo em, những hạn chế trên còn tồn tại là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Nhận thức của cán bộ, công chức và lãnh đạo các cấp về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa chuyển biến kịp thời và ngang tầm với đòi hỏi của thời kì mới, chính vì vậy mà tổ chức, chỉ đạo còn thiếu kiên quyết, phối hợp không chặt chẽ, thiếu thường xuyên và liên tục. Cán bộ, công chức chưa thấy rõ đòi hỏi về kiến thức, kĩ năng trong thực hiện nhiệm vụ và chưa ý thức được vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao năng lực làm việc của mình.
- Cơ chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng đang hình thành nhưng thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp. Đồng thời, sự phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều điều bất ổn, thiếu tập trung và bất hợp lý.
4. Phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở UBND Quận Gò Vấp
Mục tiêu:
Trong giai đoạn 2006 - 2010 công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh hướng tới đạt các mục tiêu như sau:
* Đối với cán bộ, công chức hành chính:
- Đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm trang bị đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức các ngạch hành chính.
- 100% cán bộ, công chức hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và có khả năng hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao; trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch.
- Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
* Đối với cán bộ, công chức cấp phường:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ chuyên trách.
- Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh cho và Chủ tịch UBND cấp phường
- 100% Công chức cấp phường được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách cấp tổ dân phố.
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Gò Vấp nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, em xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
1. Giải pháp:
1.1 Hoàn thiện công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
1.1.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cơ sở rà sát hệ thống cac văn bản hiện hành về đào tạo, bồi duỡng, phát hiện những bất cập để sửa đổi và hoàn thiện, đặc biệt chú trọng những văn bản quy định về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng cụ thể, các văn bản vềvăn bằng, chứng chỉ và cấp văn bằng, chứng chi, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
1.1.2 Xây dựng hệ thống các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, công chức yên tâm và tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường theo hướng thúc đẩy các công chức Nhà nước không ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của mình trong quá trình thực thi công vụ hành chính và quản lý Nhà nước. Chế độ, chính sách phải đặc biệt chú trọng gắn đào tạo với sử dụng và tạo động lực mạnh cho cán bộ, công chức nhiệt tình tham gia học tập. Chế độ tiền lương thấp đang là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay.
1.1.3 Quận chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân Phường lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn gửi Phòng Nội vụ để tổng hợp quy hoạch, kế hoạch của Quận gửi lên Sở Nội vụ Thành phố. Quận cần khuyến khích sự tự chủ, năng động của cán bộ, công chức đặc biệt là các phường trong việc tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của địa phương và của Quận. Đồng thời cần tiến hành kiểm tra thường xuyên việc lập quy hoạch, kế hoạch và tiến độ thực hiện hế hoạch trong các giai đoạn để kịp thời điều chỉnh.
1.1.4 Tổ chức thực hiện việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng một cách thường xuyên, nghiêm tùc và thựcsự khoa học. Việc đánh gái thường xuyên để thu thập thông tin phản hồi về quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm đưa ra những quyếtđịnh, những điều chinh kịp thời cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá không những phải khoa học, không chỉ đánh giá việc học tập của cán bộ, công chức mà còn phải thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình như việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đặc biệt là đánh giá sau khóa đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá sau khóa đào tạo, bồi dưỡng là nhằm xem xét hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, xem người cán bộ, công chức đã vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào, mang lại những đóng góp gì cho quá trình phát triển tổ chức.
1.2 Hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
1.2.1 Chuẩn hóa nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng gắn với thực tế, dễ hiểu, dễ ứng dụng, chuẩn hóa hệ thống nội dung chương trình đối với cáac đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
1.2.2 Hoàn thiện phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chú trọng đến thực hành và kiến thức thực tế. Hạn chế các phương pháp thiên về thuyết giảng.
1.2.3 Hoàn thiện số lượng và chất lượng giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn Quận, đồng thời với việc thực hiện những chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác giảng dạy.
1.3 Đối với cán bộ, công chức.
1.3.1 Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác này. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ đảm bảo hoàn chỉnh các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo ngạch, chức danh mà chính là nâng cao năng lực thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai của tổ chức. Chỉ khi nào nhìn nhận đúng đắn về đào tạo, bồi dưỡng ta mới có đuợc sự đầu tư đúng mức để đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.2 Khuyến khích quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức. Theo đó, mỗi cán bộ, công chức phải có kế hoạch thường xuyên tìm tòi học hỏi, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ và năng lực công tác. Thực hiện khen thưởng các thành tích xuất sắc trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích và mở rộng hình thức này.
2. Nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
2.1 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
* Đối với công chức hành chính:
+ Tổ chức đào tạo tiền công vụ cho công chức dự bị. Công chức trong thời gian tập sự phải được đào tạo trang bị kiến thức về nền hành chính Nhà nước, pháp luật, kỹ năng hoạt động công vụ.
+ Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, tin học cho công chức ngạch cán sự, chuyên viên.
+ Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng nghiệp vụ cho công chức các ngạch.
* Đối với cán bộ, công chức cấp phường:
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức theo tiêu chuẩn cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp phường.
+ Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho Chủ tịch UBND cấp phường.
+ Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức tin học cho các đối tượng cán bộ chuyên trách cấp xã, ưu tiên đối tượng là Chủ tịch UBND cấp phường.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Làm cho việc luân chuyển cán bộ từng bước đi vào nề nếp, thường xuyên, đạt hiệu quả thiết thực, khắc phục khuynh hướng cục bộ, khép kín trong từng đơn vị, từng phường.
2.2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
- Đối với công chức, viên chức ngạch chuyên viên trong độ tuổi đều phải qua chương trình đào tạo lại theo quy định của ngạch.
- Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự đều phải qua bồi dưỡng tiền công vụ;
- Đối với số cán bộ trẻ, có triển vọng, lớp cán bộ tạo nguồn cần phải đào tạo cơ bản, toàn diện để có kiến thức cơ bản, có năng lực thực tiễn và có kỹ năng thực hành nhất định để đảm đương được nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về lâu dài.
KIẾN NGHỊ
I. Về phía Học viện:
Trước khi đi thực tập thì trường đã tổ chức những buổi tập huấn tại trường để nghe giảng viên hướng dẫn những việc phải làm khi đi thực tập và những kỹ năng để làm báo cáo thực tập. Nhưng nhà tường không quan tâm nhiều lắm đối với quá trình thực tập của sinh viên, không biết được những sinh viên đưa đi thực tập được làm những gì có đúng chuyên ngành không? Vì vậy, em xin kiến nghị với nhà trường một số ý kiến để việc thực tập cuối khóa sau đạt kết quả cao hơn:
- Trước hết, nhà trường cần phối hợp với cơ quan nơi có sinh viên thực tập, và đề nghị họ giúp đỡ, để sinh viên có thể làm việc theo chuyên ngành của mình. Có như vậy sinh viên sẽ thuận lợi hơn trong công việc sau này.
- Thứ hai, các Giảng viên hướng dẫn và sinh viên thường xuyên liên lạc bằng e-mail để Giảng viên có thể nắm quá trình thực tập của sinh viên và giúp đỡ họ trong việc viết báo cáo thực tập.
II. Về phía cơ quan thực tập:
- Các cô, chú, anh, chị đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập như: cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho viết báo cáo, hướng dẫn để làm báo cáo, hỗ trợ và sử dụng các thiết bị văn phòng…
- Tuy nhiên, cơ quan chưa mạnh dạn giao những công việc thuộc chuyên ngành để em có thể làm quen tốt hơn nữa với chuyên môn của mình. Do đó, em kiến nghị với cơ quan trong thời gian tới, khi tiếp nhận sinh viên thực tập, cơ quan cần giao những công việc thuộc về chuyên môn và phù hợp với trình độ của họ.
KẾT LUẬN
Mục tiêu của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn hiện nay là xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Qua hơn năm năm thực hiện sự nghiệp cải cách hành chính, Nhà nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng là một khâu trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của chương trình tổng thể cải cách hành chính. Với những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực phẩm chất đạo đức để tương xứng với nền hành chính hiện đại mà chúng ta đang cố gắng xây dựng. Đào tạo, bồi dưỡng là công tác xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức giúp họ theo kịp với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội.
Trong báo cáo thực tập này, chỉ là một vấn đề nghiên cứu về tổ chức hoạt động của Phòng Nội vụ Quận Gò Vấp là cơ quan thực hiện công tác tổ chức, cán bộ ở cấp Quận nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng nói riêng. Và những nhận thức của cá nhân qua quá trình công tác cũng như thời gian thực tập ở cơ quan, được trình bày dựa trên cơ sở những kiến thức, lý luận đã được học tập, nghiên cứu kết hợp với thực tiễn của cơ quan, và địa phương. Trong quá trình thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy, cô và lãnh đạo Phòng Nội vụ Quận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2003.
- Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của UBND Quận Gò Vấp quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ Quận Gò Vấp.
- Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận – huyện.
- Website thông tin UBND quận Gò Vấp của UBND quận Gò Vấp www.govap.hochiminhcity.gov.vn.
Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 – 2010.
Quyết định số 770/QĐ-TTg ban hành ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước giai đoạn 2008-2010.
QĐ 741/QD-UBND ngày 25/02/2009 của UBND TP.HCM về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước của thành phố năm 2009.
- Các giáo trình: Quản lý Nhà nước về nguồn nhân lực, Hành chính công, Tổ chức nhân sự, Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản của Học viện Hành chính.
- Một số tài liệu cho Phòng Nội vụ quận Gò Vấp cung cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại quận Gò Vấp, Tp HCM.doc