Công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH thép Bình Nguyên

Một TSCĐ vô hình ban đầu được đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá cũng đư-ợc xác định tương tự nh¬ư TSCĐ hữu hình. Việc hạch toán TSCĐ vô hình của chúng ta dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, song không coi chi phí nghiên cứu phát triển là một tài sản vô hình mà là chi phí đư¬ợc phân bổ thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh do tính không chắc chắn của các lợi ích thu được từ các chi phí đó. Công ty TNHH Nguyên Phú mới chỉ theo dõi hạch toán TSCĐ hữu hình, còn bộ phận vô hình Công ty chưa chú trọng 1 cách nghiêm túc trong hạch toán loại tài sản này. Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã v¬ươn tới đỉnh cao thì TSCĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến ảnh hưởng của TSCĐ vô hình trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp.

docx68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2806 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH thép Bình Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán tính khấu hao TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi sự nghiệp: Nợ TK 431(3) Nợ TK 466 Có TK 214 Trường hợp sử dụng nguồn vốn khấu hao: Dùng để mua sắm, xây dựng TSCĐ đưa vào sử dụng: Ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi Có TK 009 Dùng để trả nợ vay cho TSCĐ đầu tư bằng vốn vay kế toán ghi: Nợ TK 341, 342 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi Có TK 009 Dùng để cho đơn vị bên ngoài vay vốn khấu hao, tùy theo thời hạn cho vay kế toán phản ánh vào: Nợ TK 128: cho vay ngắn hạn Nợ TK 228: cho vay dài hạn Có TK 111, 112 Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ TK 211, 213 TK 214 TK 627, 641, 642 thanh lý nhượng bán TSCĐ định kỳ trích KH TSCĐ số đã HM TK 811 giá trị còn lại VII. Kế toán sữa chữa tài sản cố định: 1. Phân loại công tác sữa chữa tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phần. Để đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thường trong suốt quá trình sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định khi bị hư hỏng. Căn cứ vào quy mô sữa chữa tài sản cố định thì công việc sữa chữa gồm 2 loại sau: - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu quản lý nhằm đảm bảo cho tài sản cố định hoạt động bình thường. Vì công việc tiến hành thường xuyên, thời gian ngắn, chi phí không lớn nên không phải lập dự toán. - Sửa chữa lớn : Mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi tài sản cố định bị hư hỏng hoặc theo yêu cầu quản lý kỹ thuật đảm bảo năng lực sản xuất và hoạt động của tài sản cố định. 2. Phương thức tiến hành sửa chữa: - Phương thức tự làm: Doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công….Công việc sửa chữa có thể là do bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất phụ của doanh nghiệp thực hiện - Phương thức thuê ngoài: Doanh nghiệp tổ chức cho các đơn vị ngoài đấu thầu hoặc giao thầu sửa chữa và ký hợp đồng sửa chữa với đơn vị trúng thầu hoặc nhận thầu. Hợp đồng này là cơ sở để doanh nghiệp quản lý, kiểm tra công tác sửa chữa tài sản cố định. 3. Công tác lập kế hoạch và lập dự toán sữa chữa tài sản cố định. Có thể thực hiện kế hoạch sản xuất đúng thời hạn và sử dụng tối ưu nguyên vật liệu ngay từ khi lập kế hoạch chất lượng hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa tài sản cố định của doanh nghiệp. Khi sử dụng các tính năng của phân hệ quản lý sửa chữa, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và kế toán các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa thiết bị:  Lập cơ sở định mức đối với việc bảo dưỡng tài sản cố định. Lập kế hoạch bảo dưỡng tài sản cố định và nguyên vật liệu để thực hiện. Tính toán các kết quả bảo dưỡng tài sản cố định. Phân tích sai lệch theo thời hạn và khối lượng bảo dưỡng tài sản cố định. Phân hệ tự động hóa tất cả các giao dịch kế toán điển hình tài sản cố định:    Tiếp nhận vào kế toán. Thay đổi trạng thái. Tính khấu hao. Thay đổi tham số và phương pháp định khoản chi phí khấu hao. Kế toán sản lượng thực tế của tài sản cố định. Nâng cấp, điều chuyển, hiện đại hóa, ghi giảm và bán tài sản cố định Hỗ trợ các phương pháp tính khấu hao sau:  Phương pháp đường thẳng. Theo tỷ lệ khối lượng sản xuất. Theo khấu hao chung. Phương pháp giảm dần giá trị. Theo tổng số thời gian sử dụng có ích. Theo lịch biểu tính khấu hao riêng. Khi hạch toán khấu trừ công nợ, có thể thiết lập không chỉ phương pháp hạch toán mà còn sử dụng lịch biểu phân bổ tổng số khấu hao hàng năm theo các tháng. Phân hệ nhận thông tin chi tiết về tình trạng tài sản cố định, phân tích mức hao mòn và kìm hãm thực hiện công việc bảo dưỡng thiết bị. 4. Tài khoản kế toán sử dụng để phản ánh chi phí sữa chữa tài sản cố định - Loại I: TK111, 112, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 142, 144, 152, 153, 154. - Loại II: TK 211, 214, 221, 228, 241. - Loại III: TK 311, 333, 334, 335, 338, 341 - Loại IV: TK 411, 413, 414, 415, 416, 417, 421, 431, 441. - Loại V: TK 511, 512,515 - Loại VI: TK 621, 622, 623, 627, 632, 642. - Loại VII: TK 711. - Loại VIII: TK 811, 821 - Loại IX: TK 911. 5. Các nghiệp vụ chủ yếu để sữa chữa tài sản cố định Kế toán sữa chữa thường xuyên TSCĐ Nợ TK 627, 641, 642: chi phí sữa chữa Nợ TK 133: thuế GTGT Có TK 111, 112: giá thuê ngoài sữa chữa Có TK 334, 338, 152: chi phí tự sữa chữa Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ Bên Nợ: tập hợp chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh Bên Có: kết chuyển hết khi việc sữa chữa hoàn thành, bàn giao Số dư bên Nợ: chi phí sữa chữa lớn còn đang dỡ dang phương pháp hạch toán: -Tự sữa chữa Nợ TK 2413 Có TK 334, 338, 152 -Thuê ngoài Nợ TK 2413 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 -Khi sữa chữa lớn hoàn thành + Chi phí sữa chữa lớn cần phải phân bổ trong 2 niên độ trở lên Nợ TK 142: chi phí phân bổ cho niên độ này Nợ TK 242: chi phí phân bổ cho các niên độ tiếp theo Có TK 2413 Hàng tháng phân bổ vào chi phí các đối tượng Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142: mức phân bổ Cuối niên độ kết chuyển chi phí chờ phân bổ dài hạn thành chi phí ngắn hạn để lập báo cáo tài chính và phân bổ cho các tháng của các niên độ tiếp theo Nợ TK 142 Có TK 242 + chi phí sữa chữa phân bổ dần trong 1 niên độ thì kế toán kết chuyển chi phí như sau Nợ TK 142 Có TK 2413 Hàng tháng thực hiện phân bổ Nợ TK 627,641,642 Có TK 142 Sơ đồ kế toán sữa chữa lớn TSCĐ TK 111, 112, 152, 331 TK 241(3) TK 142 TK 627, 641, 642 Tập hợp CPSC P/bổ CP cho nhiều kỳ Định kỳ P/bổ CP TK 133 Thuế VAT ( nếu có) Ghi vào chi phí SXKD CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VẢ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty : Công ty TNHH Thép Bình Nguyên Tên giao dịch: BNC Giám đốc : Lê Văn Bình Địa chỉ : 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang. Điện thoại : 073.3972635 Fax : 073.3973262 Mã số thuế : 1200614746 Tài khoản số : 710100000554932 Tại : NH Đầu Tư và Phát Triền TG Email:thanhtoan.binhnguyen@gmail.gov.vn Ngành nghề kinh doanh: Chuyên phân phối sắt, thép và vật liệu xây dựng các loại cho các cửa hàng, doanh nghiệp, các công trình xây dựng có quy mô lớn. Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty TNHH Thép Bình Nguyên được thành lập theo giấy phép số đăng ký kinh doanh 5302000274 cấp ngày 14 tháng 06 năm 2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Tiền Giang cấp, nhằm mục tiêu phân phối sắt thép và vật liệu xây dựng các loại. Tuy ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng Công ty TNHH thép Bình Nguyên đã có nhiều cố gắng trong tìm kiếm thị trường hoạt động, có nhiều hình thức huy động vốn sản kinh doanh, không ngừng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của kỹ sư và công nhân…chính nhờ có đường lối đúng đắn đi đôi với các biện pháp thích hợp nên doanh thu, lợi nhuận đóng góp cho ngân sách Nhà nước không ngừng được nâng cao. Đến nay, Công ty đã thực sự đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh. Từ ngày thành lập đến nay công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển quy mô doanh nghiệp ngày một lớn mạnh, với hệ thống phân phối 250 khách hàng, trong đó: Các công ty, doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài tỉnh : số lượng 100. Các cửa hàng vật liệu xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh thép: số lượng 150. Trên đà phát triển, Thép Bình Nguyên đã thiết lập được mạng lưới bán hàng chặt chẽ và còn là nhà phân phối chính thức của công ty Thép Miền Nam. Thị trường kinh doanh : tổng kho thép Miền Nam ( Tiền Giang, Long An, Bến Tre). 2.Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có Ban Giám Đốc cùng 3 phòng ban chức năng, 3 kho cảng: Ban Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phòng Kế Toán Phó Giám Đốc nhân sự, hành chính, kho hàng Phòng bán hàng KV1 Phòng tổ chức hành chính Kho Cảng Kho Ticco Kho Trung An Phòng bán hàng KV2 b.Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận: Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc. - Giám Đốc : Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty, các lĩnh vực công tác kế toán tài chính, đầu tư, tổ chức lao động, khen thưởng, đề bạc, kỷ luật và bảo vệ thông tin nội bộ. Quyết định các vấn đề mang tính chiến lược như: cải tiến và đổi mới trang thiết bị máy móc, là người có quyết định cao nhất công ty. - Phó Giám Đốc: Phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ xem xét, lập hợp đồng mua bán, tiếp cận với khách hàng, trực tiếp chuyển giao sản phẩm cho khách hàng. Phụ trách nhân sự, hành chính, kho hàng: Phụ trách về nhân sự trong công ty (tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân sự…), phụ trách về công tác tổ chức và bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ, tổ chức quản lý lao động và tiền lương, định mức lao động, năng suất lao động. Có nhiệm vụ quản lý hành chính, công văn lưu trữ, sắp xếp lịch công tác… Phòng Kế Toán : có nhiệm vụ quyết toán tiền trong các thương vụ sản xuất kinh doanh, phụ trách thanh toán tiền lương cho cán bộ toàn công ty. Theo dõi công nợ rõ ràng với việc mua bán, việc thu hồi nợ, thanh toán kịp thời đúng hạn cho nhà cung cấp. Báo cáo hàng tồn kho cuối kỳ cho Ban Giám Đốc theo định kỳ, tham mưu cho Giám Đốc trong việc quản lý hàng tồn kho và các phương án sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho doanh nghiệp. Phòng bán hàng KV1, KV2 : Nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu sử dụng, đề ra kế hoạch phát triển tiêu thụ trong tương lai. Đánh giá các phương tiện và hiệu quả bán hàng, đề ra những biện pháp thích hợp và hiệu quả hơn, xây dựng và đề xuất phương án về giá cả cho từng loại mặt hàng. Kho cảng Mỹ Tho : với diện tích 1.500m2 (kho kín) chứa khoản 3.000 tấn thép các loại. Thuận lợi cho cả đường sông và đường bộ. Kho bê tông Ticco: diện tích 1.000m2 chứa khoản 1.000 tấn thép các loại. Thuận lợi cho cả đường sông và đường bộ. Kho Trung An : Với diện tích 1.000m2 chứa khoản 1.000 tấn thép các loại. c.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế Toán Trưởng Kế Toán thanh toán ngân hàng Thủ Quỹ Kế Toán vật tư, hàng hóa, TSCĐ Kế Toán thuế, tổng hợp Kế Toán công nợ Chức năng, nhiệm vụ của kế toán: Nhiệm vụ của kế toán: tiến hành công tác kế toán theo đúng luật của Nhà Nước. Lập báo cáo kế toán thống kê quy định và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập. + Giúp Giám Đốc hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu theo đúng chế độ, phương pháp. + Giúp Giám Đốc tổ chức các công tác thông tin kế toán, hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên. + Giúp Giám Đốc phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quản lý kế toán tài chính trong phạm vi doanh nghiệp. Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tài liệu, quản lý tập trung thống nhất số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, cấp trên theo quy định. Kế Toán Trưởng: Chỉ đạo, giám sát toàn bộ công tác kế toán của công ty. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về số liệu quyết toán và các văn bản do phòng kế toán lập. Kế toán tổng hợp, kế toán thuế: Trực tiếp theo dõi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hỗ trợ cho kế toán trưởng và lập báo biểu. Lập báo cáo thuế và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Kế Toán vật tư, hàng hóa, TSCĐ : Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, hàng hóa. Theo dõi tài sản cố định của công ty. Kế Toán thanh toán ngân hàng: Quản lý và theo dõi các khoản thanh toán, tạm ứng, tình hình quan hệ tín dụng với ngân hàng. Kế Toán công nợ: Đôn đốc bán hàng, theo dõi nợ bán và nợ hàng tháng. Thủ Quỹ: Giữ tiền cho công ty, thực hiện việc kiểm tra ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo kế toán quỹ theo đúng chế độ quy định. Kiểm tra các chứng từ, tính toán trước khi thu chi tiền mặt. Phụ trách việc cấp phát lương, thưởng cho công nhân hàng tháng. Sơ đồ trình tự ghi sổ tại công ty: Hiện nay, hình thức kế toán của công ty đang áp dụng là hình thức Nhật Ký Chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký thu tiền,sổ nhật ký chi tiền Sổ nhật ký chung Sổ cái tài khoản 111, 112 Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết các khoản tiền Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng hoặc cuối kì. Quan hệ đối chiếu. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc ra phiếu thu, phiếu chi, vào sổ nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền và sổ nhật ký chung. Sổ nhật ký chung là sổ ghi chép tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra hàng ngày đồng thời ghi vào sổ chi tiết tài khoản liên quan. Số liệu mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở sổ nhật ký, sổ chi tiết. Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào nhật ký chung và các sổ kế toán chi tiết, nhân viên giữ sổ phải tiến hành khóa sổ, tìm ra tổng số tiền ở phần nhật ký chung, tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư cuối tháng của từng tài khoản ở phần sổ cái và tổng hợp sổ chi tiết cùng loại và bảng tổng hợp sổ chi tiết. Những thuận lợi và khó khăn của công ty: Thuận lợi: Nước ta là một nước đang phát triển thì lĩnh vực xây dựng là một trong những ngành nghề rất thu hút sự đầu tư, kinh doanh thép là một sức mạnh trong điều kiện kinh tế hiện nay. Cung cấp số lượng lớn những công trình tầm cỡ mang lại doanh thu và lợi nhuận cao. Thép là mặt hàng đòi hỏi thời gian lưu kho cao nên với tình hình lãi suất hiện nay cũng tương đối khả quan. Trụ sở công ty ngay trung tâm thành phố thuận lợi cho việc giao dịch mua bán với các công ty, doanh nghiệp khác. Giám đốc công ty là người lãnh đạo có năng lực vầ dày dặn kinh nghiệm có nhiều năm công tác trong lĩnh vực xây dựng. Đây cũng là điều kiện nền tảng để vận hành và phát triển công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc dân. Ngoài ra còn đội ngũ cán bộ công nhân viên tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có tay nghề không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.Ban Giám Đốc luôn quan tâm đến đời sống và môi trường làm việc cho toàn thể cán bộ công nhân viên, có sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa các cấp lãnh đạo với phòng ban. Khó khăn: Ngoài những thuận lợi nêu trên thì bên cạnh đó cũng có những hạn chế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty : Vì công ty là một công ty tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sắt, thép, vật liệu xây dựng cho các công trình rất lớn nên vốn bỏ ra để thực hiện thi công các công trình cũng rất lớn trong khi đó chỉ được ứng trước với số vốn nhất định đến khi hoàn thành công trình và được nghiệm thu thì mới được thanh toán. Do vây vấn đề về vốn rất khó khăn. Thép là mặt hàng đòi hỏi vốn đầu tư lớn lại chịu tác động của thời gian nên ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Chuyên cung cấp thép cho những công trình tầm cỡ, thời gian kéo dài nên quá trình thu hồi công nợ rất mất thời gian, chịu lãi suất của ngân hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đa số khách hàng của công ty là các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà Nước nên thời gian thanh toán thu hồi vốn chậm, công ty cần phải vay vốn từ ngân hàng hoặc từ các tổ chức cá nhân khác để bù đắp chi phí từ đó phát sinh thêm trong khoản vay. Hiện nay, trước sự thoái hóa của nền kinh tế thế giới, giá thép giảm mạnh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh thu của công ty. Việc mua bán kinh doanh không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên giá bán hàng hóa của công ty đôi khi phá huề thậm chí có thể lỗ. THỰC TẾ CÔNG TÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Tình hình đầu tư về TSCĐ tại đơn vị: - TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - TSCĐ là sự thể hiện về tài sản của vốn cố định đó là yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. - TSCĐ gồm 2 loại : TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình. Tại công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình và được chia thành 4 loại chủ yếu sau: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải truyền dẫn + TSCĐ khác Ta có thể khái quát cơ cấu một số loại TSCĐ chủ yếu của công ty qua biểu sau: STT Tài Sản Nguyên giá Tỷ trọng 1 Nhà cửa vật kiến trúc 4. 328.837.996 32% 2 Máy móc thiết bị 6.899.085.558 51% 3 Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.352.761.874 10% 4 TSCĐ khác 946.933.312 7% Cộng 13.527.618.740 100% Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng, phân loại TSCĐ ở đơn vị: Nhìn chung TSCĐ ở công ty cố nhiều chủng loại khác nhau. Để đảm bảo công tác quản lý, kiêm tra giám sát sự biến động của nó. Công ty đã phân loại TSCĐ thêo chức năng đối với quá trình sản xuất. - TSCĐ hữu hình: + Nhà cửa vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện truyền dẫn - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể mà nó biểu hiện bằng một lượng giá trị, một khoản chi lớn mà công ty đã đầu tư chi trả để được quyền hay lợi ích lâu dài mà giá trị của nó xuất phát từ quyền hay lợi ích đó. Tại công ty tài sản cố định vô hình chỉ có quyền sử dụng đất. - Trong qua trình sử dụng thì kế toán TSCĐ tiến hành đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những nguyên tắc nhất địnhvà tại thời điểm nhất định do đặc điểm của tài sản và chủ yếu quản lý đó nên việc xác định giá trị TSCĐ thường sử dụng phương pháp cơ bản là đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại - Tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư phát triển giáo dục đánh giá TSCĐ theo nguyên giá: Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá Phải trích = TSCĐ đầu + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm khấu hao kỳ trong kỳ trong kỳ 2.Thực tế phân loại TSCĐ ở DN: Phân loại TSCĐ tại công ty: TSCĐ hữu hình: Nhà, cửa, vật kiến trúc: Phòng làm việc, nhà xưởng, … Máy móc, thiết bị: Các loại dao dùng cho máy tiện, máy phay, máy bào , tuốt , trục cán, khuôn đập, khuôn ép chảy,thước cặp, pan me, dưỡng đo kiểm, xe máy thi công Phương tiện vận tải: ô tô 8 chiếc, vận tải nhỏ 3 chiếc, ô tô con 2 chiếc Dụng cụ quản lý: Máy vi tính, máy in, … TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất, giấy phép sản xuất sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá ... 3.Kế toán chi tiết TSCĐ -Để hạch toán TSCĐ Công ty sử dụng TK 211: Tài sản cố định. Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 vì Công ty không có TSCĐ thuê tài chính. TK 2111: Tài sản cố định hữu hình TK 2113: Tài sản cố định vô hình -Việc chi tiết tài sản cố định của Công ty được kế toán theo dõi TSCĐ ghi chép hạch toán trên cơ sở những chứng từ ban đầu như: Hợp đồng mua bán tài sản cố định, hoá đơn (nếu có), biên bản bàn giao, giao nhận tài sản cố định, các chứng từ liên quan đến chi phí vận chuyển …(nếu có), quyết toán được duyệt đưa vào sử dụng và bản thanh lý hợp đồng (nếu có) để ghi tăng TSCĐ. -Trường hợp giảm TSCĐ thì căn cứ vào các biên bản thanh lý nhượng bán và các thủ giấy từ liên quan đến việc ghi nhận TSCĐ. - Hạch toán chi tiết tăng tài sản cố định hữu hình: -Trên cơ sở những biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu số 01 - TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán mở sổ hạch toán chi tiết theo từng đối tượng TSCĐ. Trong tháng 8 năm 2012 Giám đốc Công ty quyết định mua một số thiết bị văn phòng của đơn vị bạn đối với tổng số tiền nguyên giá là: 37.225.300 đ tiền mua hàng Công ty thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng. -Căn cứ vào hợp đồng mua bán số: 09, hoá đơn GTGT số 02589, biên bản giao nhận TSCĐ số 07 và biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán tập hợp chứng từ, ghi chép các sổ có liên quan và hạch toán TSCĐ HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01- GTKT-3LL (GTGT) Ngày 19 tháng 8 năm 2012 Đơn vị bán hàng: Công ty phát triển tin học DTIC (bên bán) Địa chỉ: 156 Nguyễn Trãi số tài khoản…………………………………. Điện thoại………………………MS……………….………………………… Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công Ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Địa chỉ: 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng tại NH Đầu Tư và Phát Triền TG Số tài khoản : 710100000554932 TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Máy điều hoà SAMSUNG Chiếc 1 10.487.600 10.487.600 2 Máy vi tính và máy in ĐNA Chiếc 1 14.362.700 14.362.700 3 Máy potocopy TOSHIBA Chiếc 1 12.375.000 12.375.000 Cộng tiền hàng 37.225.300 Thuế xuất GTGT 10% - Tiền thuế GTGT 3.722.530 Tổng cộng tiền thanh toán 40.947.830 Số tiền bằng chữ: (Bốn mươi triệu chín trăm bốn bảy ngàn tám trăm ba mươi ngàn đồng) Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Khi tiến hành giao nhận 2 bên lập biên bản giao nhận TS: CÔNG TY TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Địa chỉ: 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Mẫu số 01 – TSCĐ Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính. BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN Hôm nay ngày 19 tháng 8 năm 2012 tại văn phòng Công ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN. Thành phần gồm: Bên A: Công ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN (bên mua) Địa chỉ: 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Do ông (bà): Lê Văn Bình - Chức vụ giám đốc - làm đại diện Bên B: Công ty phát triển tin học DTIC (bên bán) Địa chỉ: 156 Nguyễn Trãi. Do ông (bà): Nguyễn Hùng - Chức vụ: P. giám đốc - làm đại diện Bên B đã bàn giao và trang bị cho bên A gồm: TT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền A B 1 2 3 = 1 x 2 1 Máy điều hoà SAMSUNG 1 10.487.600 10.487.600 2 Máy vi tính và máy in ĐNA 1 14.362.700 14.362.700 3 Máy potocopy TOSHIBA 1 12.375.000 12.375.000 Tổng cộng 37.225.300 Thủ trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nhận Người giao (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Địa chỉ: 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Mẫu số 12 – TSCĐ Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 54 Ngày 20 tháng 8 năm 2007 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 07 ngày 19 tháng 8 năm 2012 Tên, ký hiệu, mã, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ..... Số hiệu TSCĐ ............ Nước sản xuất (xây dựng )........ Năm SX .................. Bộ phận quản lý, sử dụng: Văn phòng Công ty. Năm đưa vào sử dụng 2007 Công suất (diện tích) thiết kế ....... Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày ....... tháng ....... năm 200... Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 19/8/07 Máy điều hoà SAMSUNG 10.487.600 19/8/07 Máy vi tính và máy in ĐNA 14.362.700 19/8/07 Máy photocopy TOSHIBA 12.375.000 Lập thẻ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công Ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Địa chỉ: 746N, Lý Thường Kiệt, F.5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang Mẫu số 20 – TSCĐ Ban hành theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính. SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 21115. Tên: Thiết bị, dụng cụ quản lý. Tháng 8 năm 2012 Ngày, tháng, năm Số chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 19/8/07 12.18 Mua máy điều hoà SAMSUNG 112 10.487.600 25/8/07 29.08 Máy vi tính và máy in ĐNA 112 14.362.700 27/8/07 29.07 Máy potocopy TOSHIBA 112 12.375.000 Đầu kỳ: Phát sinh: Cuối k ỳ: 96.358.000 37.225.300 133.583.300 Căn cứ vào hoá đơn và biên bản giao nhận cùng các chứng từ có liên quan kế toán tài sản lập chứng từ ghi sổ sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp kiêm kế toán trưởng ký duyệt vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi Sổ cái tài khoản sau đó chuyển cho kế toán tài sản vào các sổ chi tiết. Công Ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN Sổ TSCĐ Loại tài sản: Thiết bị văn phòng Tên đơn vị: Văn phòng Công ty S T T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ NG TSCĐ 1.000 đồng Khấu hao Khấu hao luỹ kế Chứng từ Lý do giảm TSCĐ SH NT Tỷlệ% KH Mức KH SH NT 15 152 30/8 8/07 2135 629 630 10.487,6 14362,7 12.375,0 Cộng Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Căn cứ vào hợp đồng mua bán số: 09, hoá đơn GTGT số 02589, biên bản giao nhận TSCĐ số 07 và biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán tập hợp chứng từ, ghi chép các sổ có liên quan và hạch toán TSCĐ Hạch toán chi tiết giảm tài sản cố định hữu hình Căn cứ vào nhu cầu thực tế về sử dụng tài sản của Công ty cũng như thời hạn sử dụng, giá trị còn lại của TS, giá trị sử dụng thực tế của TS, thời hạn quy định của Nhà nước. Các quyết định cũng như hướng đầu tư tài sản mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà đưa đến các quyết định về nhượng bán thanh lý TS của Công ty. Khi tiến hành thanh lý tài sản Công ty lập biên bản thanh lý TS 4.Kế toán tổng hợp TSCĐ + Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Căn cứ vào các chứng từ gốc cùng loại về tăng, giảm TSCĐ, kế toán tập hợp chứng từ và lập chứng từ ghi sổ. Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để kế toán ghi sổ. Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm bằng NVCSH tại trường hợp đã trình bày trên: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 8 năm 2012 Số: 128 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 ........ 152 19/8 ......................... Mua máy điều hoà SAMSUNG ........ 211 ........ 112 10.487.600 .................... 152 19/8 Máy vi tính và máy in ĐNA 211 112 14.362.700 152 19/8 Máy potocopy TOSHIBA 211 112 12.375.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc :............... Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do Công ty TNHH Minh Sơn tham gia liên doanh góp một máy múc trị giá theo đánh giá là 380.000.000đ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28 tháng 2 năm 2012 Số: 71 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đ) ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 55 26/2 Công ty TNHH Minh Sơn góp vốn bằng tài sản 211 411 380.000.000 Cộng 380.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên ) (ký, họ tên) Trường hợp tăng do đánh giá lại TSCĐ: Cuối năm 2012 Công ty có đánh giá lại một số TSCĐ chênh lệch tăng là 24.000.000đ. CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số: 349 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đ) ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 108 31/12 Chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ 211 411 24.000.000 Cộng 24.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc :.......................... Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu qua kiểm kê: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số: 350 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đ) ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 109 31/12 TSCĐ thông qua kiểm kê 138 214 2111 2111 5.400.000 5.600.000 Cộng 11.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc:..................................... Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý. Tháng 11/ 2007 Công ty thanh lý TSCĐ (Máy ủi DT 100). Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm nguyên giá tài sản cố định và phản ánh giá trị còn lại chưa thu hồi như một khoản chi phí bất thường, phần thu hồi thanh lý ghi tăng thu nhập. Khi thanh lý tài sản, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc cùng loại lập chứng từ ghi sổ: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 11 năm 2012 số: 186 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền (đ) Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 298 15/11 Thanh lý máy ủi DT100 214 811 2111 2111 60.000.000 15.250.000 Cộng 75.250.000 Kèm theo một bộ chứng từ gốc :.................................. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Sau khi vào chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, và chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các Sổ thẻ chi tiết. SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2012 Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ......... 35 ... 71 ..... 106 .... 128 ..... 186 .... 349 350 ......... 25/1 ... 28/2 ..... 30/6 ..... 30/8 .... 30/11 .... 31/12 31.12 ......... 207.000.000 ..... 380.000.000 .... 280.000.000 ...... 37.225.300 .... 75.250.000 .... 24.000.000 11.000.000 Cộng ..... ..... - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý Sổ Cái TK 211 Năm 2012 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền (đồng) SH NT Nợ Có 01/01 Dư đầu năm 1758.680.000 .................................... 30/1 35 30/1 - Mua xe vận tải nhỏ nhãn hiệu JIULONG 331 207.000.000 ................................... 29/2 71 28/2 - Công ty TNHH Minh Sơn góp vốn bằng tài sản 411 380.000.000 ................................... 30/6 106 30/6 - Mua «t« t¶i HUYN DAI 431 280.000.000 ................................. 31/7 48 20/7 - Nhượng bán xe tải 15 tấn 36H 1054 214 811 110.500.000 ...................................... 30/8 128 10/9 - M¸y ®iÒu hßa Sam Sung - Mua máy vi tính và máy in Đông nam Á - Mua máy Photo Coppy TOSHIBA 112 112 112 10.487.600 14.362.700 12.375.000 ...................................... 30/11 298 15/11 Thanh lý máy ñi DT 100 214 811 75.250.000 …………………. 31/12 349 31/12 - Chªnh lÖch t¨ng do ®¸nh gi¸ l¹i TSC§ 411 24.000.000 31/12 350 31/12 - TSC§ thiÕu qua kiÓm kª 138 214 5.400.000 5.600.000 Cộng phát sinh ................. ...................... 31/12 Dư cuối năm ............ +Kế toán khấu hao TSCĐ. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hiện đang áp dụng tại công ty. TSCĐ trong DN được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc trích hoặc thôi khấu hao TSCĐ được thực hiện theo QĐ số: 206/2003/QĐ-BTC Ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Chế độ này chủ yếu áp dụng cho các Công ty nhà nước, nhưng để có khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ làm căn cứ trích và phân bổ khấu hao hợp lý, Kế toán Công ty Nguyên phú áp dụng chế độ tính khấu hao theo QĐ này. Những tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng hoạt động kinh doanh thì không được tính và trích khấu hao. Xác định mức khấu hao hàng năm theo công thức: Mức khấu hao năm cho một loại TS = Giá Trị của tài sản cố định Số năm sử dụng Tỷ lệ khấu hao năm = 100 Số năm sử dụng Thực tế tại đơn vị về tăng giảm khấu hao và cách tính : Tài sản tăng tháng này tháng sau mới tiến hành trích khấu hao. Tài sản giảm tháng này tháng sau mới thôi trích khấu hao Giá trị khấu hao TSCĐ tăng tháng (n-1) Giá trị khấu hao TSCĐ giảm tháng(n-1) Khấu hao tháng (n) _ + Giá trị khấu hao tháng (n-1) = Như đã trình bày ở phần kế toán tăng TSCĐ ngày 14 tháng 6 năm 2012 CT mua 1 xe HUYNDAI trị giá 280.000.000đ phục vụ cho việc chuyên chở dự kiến sử dụng trong 10 năm. Mức khấu hao năm sẽ là 280.000.000đ / 10 năm = 28.000.000đ Tỷ lệ khấu hao năm : 100 /10 năm = 10 % Mức KH tăng tháng 7/2012 = (28.000.000 * 10%)/12 tháng = 233.300đ Số khấu hao phải trích kỳ này = Số khấu hao đã trích trong kỳ trước + Số khấu hao của những tài sản cố định tăng thêm trong kỳ - Số khấu hao của những tài sản cố định giảm đi trong kỳ này Do giá trị TSCĐ của Công ty tương đối lớn, phạm vi hoạt động rộng do đó C«ng ty tiến hành tính, trích và phân bổ khấu hao theo bộ phận, nơi sử dụng trên sơ sở bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao kế toán Công ty tiến hành ghi sổ. Tại Công ty, khoản mục chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, vì vậy việc tính khấu hao TSCĐ ở Công ty tuân theo các quy định sau: - Việc tính khấu hao căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính - Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Tất cả TSCĐ hiện có ở Công ty tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải tính khấu hao. - Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết thì Công ty không trích khấu hao theo quyết định của bộ tài chính nhưng vẫn quản lý sử dụng. Kế toán tổng hợp khấu hao và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ. - Tài khoản kế toán: Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ kế toán Công ty sử dụng TK 214: Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này được chi tiết thành 2 TK cấp 2. TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, mức trích khấu hao tháng trước, tình hình và hồ sơ, chứng từ biến động tăng, giảm TSCĐ trong tháng trước, tỷ lệ khấu hao từng loại tài sản, nơi sử dụng kế toán tiến hành tính và phân bổ khấu hao. BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 10 quý IV năm 2012 Chỉ tiêu loại TSCĐ/Nơi s.dụng % khấu hao Nguyêngiá TSCĐ Mức khấu hao kỳ Phân bổ KH - Ghi Nợ TK TK 154 TK642 I. Đội, phân xưởng SX 1.Tài Sản... 2. Tài Sản... ....... II. Bộ phân bán hàng .......... III.Bộ phận văn phòng 1.Tài sản... 2.Tài sản... 1.114.000.000 185.640.000 557.012.000 12.346.000 529.000 2.673.000 12.346.000 529.000 2.673.000 Tổng 1.856.652.000 15.548.000 12.346.000 3.202.000 Căn cứ bảng phân bổ KH kế toán ghi sổ : CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2012 Số: 169 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đ) ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 157 30/10 Khấu hao TSCĐ 154 642 214 214 13.913.000 1.635.000 Cộng 15.548.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc :.......................................... Người lập Kế toán trưởng ( ký, họ tên) (ký, họ tên ) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2012 Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ........... 169 ......... ................ 30/10 .......... ................... 15.548.000 .............. cộng - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý + Kế toán sửa chữa TSCĐ. Thủ tục sửa chữa TSCĐ ở Công ty. BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Ngày 16 tháng 11 năm 2012 Số………. Căn cứ quyết định số 57/ TCKT ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Phú. Chúng tôi gồm: Ông (bà): Nguyễn Ngọc Toàn Đại diện Phòng kỹ thuật - Đơn vị sửa chữa Ông(bà): Hoàng Minh Tuyến Đại diện Phòng TCKT - Đơn vị có TSCĐ Ông(bà): Nguyễn Thị Thảo Đại diện Phân xưởng SX - Đơn vị có TSCĐ Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: Tên, ký, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy trộn vo ly tâm MT 126 Số hiệu TSCĐ: 07 Số thẻ: số 57 - Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ : phân xưởng SX - Thời gian sửa chữa từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 16 tháng 11 năm 2012 Các bộ phận sửa chữa gồm có: Tên bộ phận sửa chữa Nội dung (mức độ) sửa chữa Giá dự đoán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra A B 1 2 3 Bộ truyền động 13.000.000 13.450.000 Tốt Cộng 13.000.000 13.450.000 Kết luận: Sửa hoàn chỉnh, máy vận hành chạy thử 03 giờ đảm bảo kỹ thuật. Kế toán trưởng Đơn vị nhận Đơn vị giao (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) - Khi TSCĐ trong DN bị hỏng thủ tục sửa chữa TSCĐ gồm: Kiểm định mức độ hỏng hóc của TSCĐ . Báo cáo lên cấp trên. Quyết định sửa chữa của giám đốc. Lập kế hoạch sửa chữa. + Các phương thức sửa chữa TSCĐ đang áp dụng thực tế trong DN. TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đảm bảo trong lao động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng. Việc tiến hành sửa chữa TSCĐ tại Công ty đang áp dụng theo 2 phương thức (tuỳ vào mức độ hư hỏng): - Sửa chữa TSCĐ theo hình thức cho thầu. - Sửa chữa TSCĐ theo hình thức tự làm. + Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ trong DN. Trong tháng 2 năm 2007 Công ty tiến hành sữa chữa TSCĐ là nhà kho phân xưởng sản xuất phân bón kế toán tập hợp chi phí: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 15 tháng 2 năm 2012 Số: 43 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền (đ) ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 54 15/2 Khấu hao TSCĐ 241 133 214 152 31.520.000. 3.152.000 Cộng 34.672.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc :.............................................. Người lập Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) (ký, họ tên) SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2012 Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Chứng từ ghi sổ Số tiền (đ) Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ........... 43 ......... ................ 29/2 .......... ................... 34.672.000 .............. cộng - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I.Nhận xét Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH THÉP BÌNH NGUYÊN, với những kiến thức đã học ở trường và sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo công ty, các Anh chị phòng kế toán đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cao. Em xin có ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác kế toán ở Công ty. Về tổ chức hoạt động sản xuất Trong cơ chế thị trường. Từ một doanh nghiệp tư nhân chuyển sang Công ty TNHH, tuy đã gặp nhiều khó khăn về cơ chế, vốn, trình độ năng lực quản lý nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đến nay Công ty đã khắc phục được những khó khăn và vươn lên là một trong những Công ty làm ăn có hiệu quả kinh doanh cao trong khối các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện. Công ty đã đạt được kết quả như vậy là nhờ: Thứ nhất: Sự năng động và khả năng thích ứng kịp thời với điều kiện mới của ban lãnh đạo Công ty. Thứ hai: Công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề, chịu khó và có trách nhiệm cao đối với công việc. Thứ ba: Có sự đổi mới công nghệ và nâng cấp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng tạo môi trường sản xuất phù hợp yêu cầu công việc. Sản xuất kinh doanh liên tục phát triển trên cơ sở phát huy nội lực và tinh thần tự lực tự cường, sản lượng quý sau tăng hơn quý trước, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được đổi mới theo hướng công nghiệp hóa. Trong quá trình hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty luôn giải quyết một số vấn đề như tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, hoàn thiện công tác trả lương: Định mức lương, xác định đơn giá tiền lương, hoàn thiện công tác phục vụ sản xuất nhằm đảm bảo tiền lương là đòn bẩy kinh tế trong Công ty. Ngoài ra còn có sự thống nhất đoàn kết nhất trí cao trong toàn Công ty, có kinh nghiệm vượt qua khó khăn thử thách. Cán bộ công nhân được tôi luyện trong khó khăn gian khổ và đã trưởng thành. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, không còn mặc cảm về nghề nghiệp gắn bó với đơn vị và công việc được giao để hoàn thành tốt mục tiêu tăng lợi nhuận cho Công ty và thu nhập cho các thành viên góp vốn. Về tổ chức hạch toán kế toán a) Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty đã bố trí phân công công việc cụ thể rõ ràng cho từng phần hành và mỗi người được phân công tách biệt không có sự chồng chéo bất hợp lý. Bên cạnh đó Công ty có một đội ngũ cán bộ kế toán có chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Kết cấu bộ máy gọn nhẹ , hoạt động hiệu quả phù hợp với cơ cấu tổ chức chung của Công ty. b) Chế độ chính sách, phương thức hạch toán kế toán Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các chính sách về thuế, giá phù hợp. Tổ chức kế toán đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó kế toán góp phần bảo vệ tài sản của công ty, đảm bảo lực lượng sản xuất và lưu thông đạt hiệu quả cao Với quy mô, đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ của Công ty, trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên kế toán, Công ty lựa chọn hình thức sổ Chứng từ ghi sổ là rất hợp lý ở thời điểm hiện nay, tiện lợi cho việc áp dụng kế toán máy. Về công tác kế toán TSCĐ Công tác kế toán tại công ty nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng ty chưa thực sự hoàn thiện. Việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh chưa thực sự kịp thời , luân chuyển chứng từ chưa khoa học và đầy đủ, tuân thủ theo quy trình. tuy nhiên nó cung cấp tương đối đầy đủ, chính xác thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ hiện có tại Công ty. Nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công nói chung trong Công ty cũng như thành công trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Do quy mô hoạt động của Công ty là tương đối rộng, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nhân viên làm công tác thống kê tại các phân xưởng và các bộ phận sản xuất còn hạn chế và không đồng đều về trình độ, do vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác hạch toán và quản lý tài sản. * Về hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp TSCĐ. Khi TSCĐ trong Công ty có biến động, kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng sau đó ghi vào sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ theo dõi tại văn phòng Công ty, cuối tháng được ghi vào sổ TSCĐ tăng giảm trong tháng. Công ty không lập "Sổ TSCĐ" theo từng loại tài sản. Do đó ta không thể quản lý tài sản theo từng nhóm tài sản, quan trọng hơn ta không biết được hệ thống chứng từ đi kèm và tỷ lệ khấu hao đối với từng loại TSCĐ. Điều này gây khó khăn cho việc hạch toán khấu hao, quản lý và kiểm tra các thông tin có liên quan đến TSCĐ khi cần thiết. * Về phương pháp khấu hao: Công ty đang trích khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng (Tài sản tăng tháng này tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm tháng này tháng sau mới thôi trích khấu hao) là không đúng với quy định hiện hành. Theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC của Bộ Tài chính thì TSCĐ tăng, giảm trong kỳ được tính khấu hao ngày kể từ ngày tăng, giảm TSCĐ. Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để tính khấu hao. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính toán. Nhưng khấu hao tính theo cách này sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn khiến TSCĐ khó tránh khỏi hao mòn vô hình. Hơn nữa, năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi tài sản trở nên cũ lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương pháp khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới bằng mức trích khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu. - Công ty chưa quan tâm đúng mức đến vai trò và ảnh hưởng của TSCĐ vô hình. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, TSCĐ vô hình đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. - Công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ phát sinh, Công ty tập hợp trực tiếp vào tài khoản chi phí hoặc qua tài khoản 241 trong trường hợp sửa chữa nâng cấp TSCĐ và sau đó ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn đặc biệt với những TSCĐ chi phí sửa chữa lớn sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty lên đột ngột, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vì thế thông tin do công tác kế toán cung cấp có thể sẽ giảm bớt độ chính xác vốn có. Chính vai trò quan trọng của thông tin kế toán trong quản lý, chính những thành tựu và hạn chế mà công tác kế toán TSCĐ đạt được như đã nêu trên mà việc hoàn thiện kế toán TSCĐ Tại Công ty TNHH Nguyên Phú là thực sự cần thiết. Nó nhằm khắc phục những tồn tại, phát huy các mặt thuận lợi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. II.Kiến Nghị Căn cứ vào các chế độ quy định của nhà nước và của Bộ tài chính trong công tác kế toán thống kê đồng thời bằng trình độ hiểu biết của mình về lĩnh vực kế toán cũng nhu thực tế tại Công ty. Em xin nêu một vài ý kiến đóng góp dưới đây: Thứ nhất là: Cần hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính. Các phần mềm kế toán máy hiện nay rất phổ biến, hiện đại và dẽ sử dụng. Các phiên bản được cập nhật thường xuyên theo hệ thống văn bản về chế độ kế toán. Việc tính toán trên máy thông qua các phần mềm kế toán sẽ chuẩn xác, ít sảy ra sai sót. Người sử dụng có thể lọc thông tin theo nhiều chiều, nhiều điều kiện sẽ giúp cho công tác theo dõi TSCĐ và tình trạng sử dụng thuận tiện hơn, tiết kiệm nhân công và chi phí cho DN. Phòng kế toán được trang bị một hệ thống máy vi tính do vậy cần có kế hoạch chuyển sang ghi chép trên máy là chủ yếu. Điều đó tạo điều kiện cho nhân viên kế toán giảm bớt đuợc khối lượng công việc, thông tin lưu trữ trên máy cũng rất an toàn và gọn nhẹ phục vụ đắc lực cho việc kiểm tra đối chiếu nhất là trong giai đoạn quyết toán quý, năm. Khi ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán trong Công ty theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ mà Công ty đã lựa chọn, thì trình tự hạch toán được khái quát như sau: + Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và mã hoá các thông tin kế toán bao gồm: mã hoá chứng từ, mã hoá tài khoản và mã hoá các đối tượng kế toán. Các chứng từ đã được mã hoá sẽ được nhập vào cơ sở dữ liệu theo phần mềm sử dụng tại doanh nghiệp. + Khi cơ sở dữ liệu đã có đầy đủ thông tin, máy tính có thể tự động truy xuất số liệu theo chương trình phần mềm kế toán cài đặt để vào sổ Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết theo từng đối tượng đã được mã hoá và số liệu trên các báo cáo đến thời điểm nhập dữ liệu. + Cuối quý, kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử và các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, khoá sổ kế toán. Sau đó in bảng biểu, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và các báo cáo cần thiết. Thứ hai là: Cần hoàn thiện hệ thống sổ sách hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ một cách đồng bộ và có hệ thống. Công ty nên áp dụng chế độ khấu hao mới và phân bổ mức khấu hao cho từng tháng, quý, từng bộ phận hoạt động theo đúng chế độ quy định. - Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ: Các doanh nghiệp được lựa chọn và trích khấu hao TSCĐ phù hợp với tình hình hạch toán kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị theo huớng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. - Về việc xác định thời gian sử dụng TSCĐ: Công ty được chủ động xác định thời gian sử dụng TSCĐ theo từng năm tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bãi bỏ quy định đăng ký thời gian sử dụng TSCĐ với cơ quan tài chính (thuế). Như vậy Công ty nên nghiên cứu và tính khấu hao TSCĐ theo chế độ mới. Đối với những TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đơn vị nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm thu hồi vốn, tạo khả năng đổi mới trang bị công nghệ cho doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần + Khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh thì mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định Thứ ba là: Cần có sự quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng của TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, Doanh nghiệp phải hạch toán tài sản vô hình khi: + Tài sản đó có thể tạo ra các lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. + Chi phí của doanh nghiệp cho tài sản đó có thể đánh giá được một cách xác thực. Một TSCĐ vô hình ban đầu được đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá cũng được xác định tương tự như TSCĐ hữu hình. Việc hạch toán TSCĐ vô hình của chúng ta dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, song không coi chi phí nghiên cứu phát triển là một tài sản vô hình mà là chi phí được phân bổ thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh do tính không chắc chắn của các lợi ích thu được từ các chi phí đó. Công ty TNHH Nguyên Phú mới chỉ theo dõi hạch toán TSCĐ hữu hình, còn bộ phận vô hình Công ty chưa chú trọng 1 cách nghiêm túc trong hạch toán loại tài sản này. Khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật đã vươn tới đỉnh cao thì TSCĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến ảnh hưởng của TSCĐ vô hình trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp. Thứ tư là: Cần tiến hành trích truớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc sửa chữa TSCĐ là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ và phân bổ đều chi phí vào giá thành sản phẩm. Đối với những nghiệp vụ sửa chữa mà chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, Công ty nên có kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi phí và trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi chi phí phải phù hợp với doanh thu ở kỳ mà doanh thu được ghi nhận, tránh trường hợp chi phí phát sinh một cách đột ngột. Các khoản chi phí này thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh, việc trích trước có kế hoạch này nhằm đảm bảo cho giá thành và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ được ổn định. III.Kết luận Để theo kịp sự phát triển đi lên của đất nước, Công ty TNHH nguyên Phú đã không ngừng tự đổi mới vượt qua mọi khó khăn trở ngại để hoàn thiện duy trì và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đảm bảo tốt đời sống cho người lao động với những thành công đã đạt được. Tuy có nhiều khó khăn trong thời gian qua nhưng với sự lãnh đạo và phòng kế toán đã không ngừng hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do sự đầu tư đúng mức và trình độ cán bộ của nhà máy đã được nâng cao, cơ cấu tổ chức quản lý có sự đổi mới đáp ứng đúng nhu cầu của CNV cũng được nâng lên. Bên cạnh đó bộ máy kế toán của công ty cũng được đổi mới, giúp cho Công ty có những phương pháp tổ chức hạch toán hiện đại hơn. Công ty TNHH Nguyên Phú từ một đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ nay trở thành một Công ty có quy mô sản xuất lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong khu vực, điều đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ chuyên trách về kế toán, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tính toán giá thành hợp lý…để có được lợi nhuận tối đa cho Công ty, bước đi vững chắc cùng các loại hình DN trong cả nước trên nền công nghiệp khoa học hiện đại. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nguyên Phú, do thời gian có hạn và chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong bài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo hướng dẫn và bạn bè, cùng Ban lãnh đạo Phòng kế toán của Công ty kiến thức của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Contents TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính – NXB tài chính – HN năm 2008 Giáo trình kế toán doanh nghiệp – NXB tài chính – HN Hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxketoantaisancodinh_3288.docx
Luận văn liên quan