Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã được hình thành và nhanh chóng phát triển ở Việt Nam, trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán thông qua kiểm toán BCTC đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nhu cầu kiểm toán về BCTC hiện nay là rất lớn, đòi hỏi chất lượng kiểm toán ngày càng nâng cao. Trong các doanh nghiệp hiện nay, tiền giữ vai trò rất quan trọng, vì nó có liên quan đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông qua các quan hệ thu chi, tiền liên quan đến tất cả các chu trình kế toán như mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền, tiền lương nhân viên, tiếp nhận và hoàn trả vốn Mặt khác, do đặc điểm của tiền là gọn nhẹ, dễ vận chuyển, biển thủ, gian lận nên khoản mục này có rủi ro tiềm tàng rất cao. Vì thế trong mọi cuộc kiểm toán BCTC, tiền được coi là khoản mục trọng yếu. Trong quá trình thực tập tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng, được sự giúp đỡ của các anh chị kiểm toán viên trong công ty, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận thấy tầm quan trọng của khoản mục tiền trên BCTC nên đã chọn đề tài: “Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện”. Bài chuyên đề này gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC Phần II: Thực tế công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện Phần III: Một số ý kiến nhận xét và các giải pháp nhằm hoàn thiện qui trinh kiểm toán khoản mục tiền do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện Trong thời gian thực tập và viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp, em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Yến Phượng cùng các anh chị KTV trong chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và anh chị trong công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! KẾT LUẬN Thực sự kiểm toán có đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Kiểm toán là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, giúp các nhà đầu tư tìm được thông tin trung thực khách quan để có hướng đầu tư đúng đắn và những quyết định đầu tư này được đảm bảo về lợi ích kinh tế và pháp lý.Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp đã tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và hạn chế được các sai phạm tiềm tàng. Kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán BCTC không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Với chuyên đề tốt nghiệp này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, cũng như sự hiểu biết nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì thế, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết thêm hoàn thiện. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian vừa qua. Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn cô Trần Thị Yến Phượng – người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện MỤC LỤC Lời mở đầu PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1 I. Khái quát chung về kiểm toán BCTC 1 1. Khái niệm 1 2. Đối tượng của kiểm toán BCTC 1 3. Mục tiêu của kiểm toán BCTC 1 4. Các cách tiếp cận trong BCTC 2 5. Các phương pháp kiểm toán BCTC 2 II. Khoản mục tiền đối với vấn đề kiểm toán 2 1. Khái niệm 2 2. Phân loại 3 3.Nguyên tắc hạch toán tiền 3 4. Hạch toán kế toán tiền 3 4.1. Hạch toán kế toán tiền mặt 3 4.2. Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng 4 4.2. Hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng 5 5. Đặc điểm nội dung của tiền tệ 5 III. Kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC 5 1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 5 2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 6 2.1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ 6 2.2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ 6 2.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 7 2.3.1. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền 7 2.3.2. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền 7 IV. Qui trình kiểm toán khoản mục tiền 8 1. Lập kế hoạch 8 1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 8 1.2. Thu thập thông tin 9 1.3. Thực hiện thủ tục phân tích 9 1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 9 1.5. Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 9 1.5.1. Xác lập mức trọng yếu 9 1.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán 10 1.6. Chương trinh kiểm toán 10 2. Thực hiện kiểm toán 11 2.1. Kiểm toán tiền mặt 11 2.1.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 11 2.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích 12 2.1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết 12 2.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng 13 2.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 13 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 14 2.2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết 14 2.3. Kiểm toán tiền đang chuyển 15 2.3.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 15 2.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích 15 2.3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết 15 3. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 16 3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kế thúc niên độ 16 3.2. Xem xét giả thiết về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp 16 3.3. Đánh giá kết quả 16 3.4. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán 17 PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÀNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VŨ HỒNG THỰC HIỆN 18 I. Khái quát về công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng 18 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng 18 2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 19 2.1. Cơ cấu tổ chức 19 2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận 19 3. Tổ chức kế toán tại công ty 20 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 20 3.2. Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty 20 II. Thực tế công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện 20 1. Lập kế hoạch kiểm toán 20 1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 20 1.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 20 1.1.2. Lựa chọn KTV 21 1.1.3. Hợp đồng kiểm toán 21 1.2. Thu thập thông tin 22 1.3. Thực hiện thủ tục phân tích 22 1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 23 1.5. Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 24 1.5.1. Xác lập mức trọng yếu 24 1.5.2. Đánh giả rủi ro kiểm toán 24 1.6. Lập chương trình kiểm toán 25 2. Thực hiện kiểm toán 26 2.1. Kiểm toán tiền mặt 26 2.1.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 26 2.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích 27 2.1.3. Thực hiện thử nghiệm chi tiết 28 2.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng 32 2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 32 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 32 2.2.3. Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng 32 2.3. Kiểm toán tiền đang chuyển 36 3. Kết thúc kiểm toán 37 3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 37 3.2. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán 37 3.3. Lập báo cáo kiểm toán 38 PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VŨ HỒNG TẠI ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN 40 I. Nhận xét về qui trình kiểm toán khoản mục tiền do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện 40 1. Ưu điểm 40 2. Những vấn đề còn tồn tại 40 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục tiền do công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng thực hiện 42 Kết luận

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền của doanh nghiệp, so sánh tiền mặt thực tế tồn cuối kỳ với định mức tồn quỹ tiền mặt đã quy định và so với ước tính của KTV. 2.1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết: Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản Tính chính xác về kỹ thuật tính toán và ghi sổ kế toán - Đối chiếu số liệu phát sinh thu, chi giữa tài khoản tiền mặt với số liệu ở các tài khoản đối ứng có liên quan - Đối chiếu số liệu về số dư, số phát sinh trên sổ quỹ với sổ kế toán đối chiếu số liệu trên nhật ký thu, chi tiền mặt với sổ cái tiền mặt. - Tính toán lại số phát sinh, số dư tổng hợp trên sổ cái tài khoản tiền mặt. Các khoản tiền mặt thu, chi trình bày trên BCTC và trên các bảng kê đều có căn cứ hợp lý - Đối chiếu giữa các chứng từ thu, chi tiền mặt với các chứng từ gốc chứng minh cho nghiệp vụ thu chi và với sổ nhật ký thu, chi, sổ cái tài khoản tiền mặt. - Đối chiếu kiểm tra số liệu giữa sổ cái tiền mặt với sổ nhật ký hoặc với các bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ. - Đối chiếu kiểm tra số liệu của khoản mục tiền mặt trên bảng CĐKT và số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu trên sổ kế toán liên quan. Sự đánh giá tính toán đúng đắn các khoản chi, đặc biệt là ngoại tệ và vàng bạc, đá quý - Kiểm tra việc ghi giá trị từng chứng từ vào sổ kế toán tiền mặt và sổ kế toán khác có liên quan. - Rà soát lại việc tính toán quy đổi các khoản thu, chi tiền mặt là ngoại tệ và việc thanh toán vào các sổ liên quan - Tính toán lại và kiểm tra việc đánh giá tính toán giá trị vàng bạc, đá quý nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt. Các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt đều được phản ánh vào sổ kế toán đầy đủ, kịp thời và đúng lúc - Chọn mẫu theo thời gian và liệt kê các chứng từ phát sinh, từ đó đối chiếu bảng kê các chứng từ này với việc ghi sổ cùng kỳ để xác định sự đầy đủ của hạch toán. - Đối chiếu về ngày tháng của nghiệp vụ thu, chi tiền với ngày lập chứng từ thu, chi và với ngày ghi sổ kế toán - Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt từ đó đối chiếu với số dư trên sổ quỹ và trên sổ kế toán tiền mặt. - Đối chiếu về ngày ghi sổ nộp tiền vào ngân hàng và xác nhận tương ứng của ngân hàng Sự khai báo và trình bày các khoản thu, chi tiền mặt là đầy đủ và đúng đắn Kiểm tra sự phân biệt chi tiết, cụ thể trong hạch toán trên các sổ kế toán tiền mặt và sự trình bày, công khai đầy đủ, đúng đắn các khoản tiền mặt trên các bảng kê và trên các BCTC. 2.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng: 2.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Thử nghiệm kiểm soát tiền gửi ngân hàng về cơ bản tương tự như đối với tiền mặt. Những thử nghiệm kiểm soát thường phải thực hiện gồm: - Xem xét về sự tách biệt hoàn toàn trách nhiệm giữa chức năng ký phát hành ủy nhiệm thu, chi và chức năng thực hiện nghiệp vụ thanh toán có được đảm bảo hay không. - Xem xét việc quản lý ủy nhiệm thu, chi; việc ký ủy nhiệm thu, chi; việc sử dụng ủy nhiệm thu, chi của doanh nghiệp có đảm bảo tuân thủ các qui định về quản lý ủy nhiệm thu, chi hay không. - Kiểm tra qui trình tổng hợp, đối chiếu liên quan đến tiền gửi ngân hàng. 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích: Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền gửi ngân hàng, KTV cần tính toán, phân tích và đưa ra kết luận về sự biến động của tiền gửi ngân hàng qua các năm, cơ cấu tiền gửi ngân hàng trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV. 2.2.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết: Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản Mục tiêu về tính hợp lý chung - So sánh số dư cuối kỳ tiền gửi ngân hàng trên bảng CĐKT và trên sổ sách có liên quan. - Đối chiếu giữa sổ cái tiền gửi ngân hàng, sổ nhật ký chung với các ủy nhiệm thu, chi, giấy báo Nợ, Có với bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng Mục tiêu về tính đầy đủ - Gủi thư xác nhận mọi số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ kế toán - Kiểm tra về việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền gửi ngân hàng. - Chọn 1 số thời điểm kiểm tra giấy báo Nợ, Có và so sánh với sổ cái tiền gửi ngân hàng Mục tiêu về tính kịp thời Đối chiếu ngày tháng của giấy báo Nợ, Có với ngày tháng ghi trên sổ kế toán xem có phù hợp không Mục tiêu về tính chính xác, về tính toán và ghi sổ - Đối chiếu số phát sinh tăng, giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng với số liệu của các tài khoản đối ứng có liên quan. - Đối chiếu số dư, số phát sinh trên sổ kế toán và bảng đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng và các giấy báo Nợ, Có liên quan. - Tính toán lại số phát sinh, số dư của tài khoản Mục tiêu về giá Xem xét tính đúng đắn của tài khoản tiền gửi ngân hàng về thời gian và lãi suất ngân hàng Mục tiêu về sự phê chuẩn Đối chiếu 1 số ủy nhiệm thu, chi với các hoạt động mua bán, xem có được sự phê chuẩn phù hợp với chính sách của công ty không. Mục tiêu về việc trình bày trên BCTC Xem xét việc trình bày của các loại tiền gửi ngân hàng trên BCTC. 2.3. Kiểm toán tiền đang chuyển: 2.3.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Nội dung thử nghiệm kiểm soát đối với tiền đang chuyển chủ yếu gồm: - Kiểm tra việc phân công người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và sự thực hiện qui trình công việc của người đó có đảm bảo các qui định về quản lý vốn bằng tiền hay không. - Xem xét các qui định liên quan đến kiểm soát và việc thực hiện phê duyệt các hồ sơ, thủ tục liên quan đến chuyển tiền có đảm bảo sự chặt chẽ và tỉ mỉ hay không. 2.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích: Để thực hiện thủ tục phân tích đối với tiền đang chuyển, KTV cần tính toán, phân tích và đưa ra kết luận về sự biến động của đang chuyển qua các năm, cơ cấu tiền đang chuyển trong vốn bằng tiền của doanh nghiệp và so với ước tính của KTV. 2.3.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm chi tiết: - Lập bảng kê danh sách các khoản chuyển tiền liên ngân hàng cho tất cả các tài khoản liên quan để kiểm tra ủy nhiệm thu, chi – đặc biệt vào những ngày cuối năm trước và những ngày đầu năm sau, nhằm xem xét các khoản tiền đó có được phản ánh chính xác hay không, có đúng với qui định của chế độ tài chính hay không. - Tính toán lại và đối chiếu kiểm tra với các khoản ngoại tệ được qui đổi và ghi sổ kế toán trong kỳ cũng như còn lại cuối kỳ. - Kết hợp với việc khảo sát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp vụ và số dư tài khoản để xem xét tình hợp, trung thực của các nghiệp vụ và số dư có liên quan đến tiền đang chuyển. - Kiểm tra việc tính toán khóa sổ kế toán tài khoản tiền đang chuyển đảm bảo sự tổng hợp đúng kỳ cũng như tính chính xác, hợp lý của việc qui đổi ngoại tệ. 3. Kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán: 3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kế thúc niên độ: - Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điểu chỉnh lại BCTC: Những sự kiện hay nghiệp vụ này cung cấp những bằng chứng bổ sung về sự kiện đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng ảnh hưởng đến các đánh giá trong quá trình trình bày BCTC. Việc điều chỉnh các BCTC tùy theo sự đánh giá về ảnh hưởng của các bằng chứng bổ sung về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có trọng yếu hay không. - Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải khai báo trên BCTC: là các sự kiện chỉ thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nên không phải điều chỉnh lại số liệu trên BCTC, nhưng cần phải khai báo trên thuyết minh BCTC. 3.2. Xem xét giả thiết về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp: Giả thiết về tính hoạt động liên tục là 1 tiền đề quan trọng để mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường. Nói cách khác, nếu không có sự tin tưởng vào điều đó thì các đơn vị không thể duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, để đánh giá khả năng giả thiết này có thực hiện được không, KTV cần: - Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng CĐKT, nhất là các khoản mục có tác động đến khả năng tiếp tục tồn tại của doanh nghiệp. - Đọc các biên bản Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp ban Giám đốc và các hội đồng quan trọng khác để nhận thấy rõ các khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. - Thảo luận với các nhà quản lý doanh nghiệp về lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận và các dự đoán thích hợp khác. 3.3. Đánh giá kết quả: Áp dụng các thủ tục phân tích: Thủ tục này giúp KTV xác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm ý kiến của KTV. Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng: Để thực hiện mục tiêu này, KTV cần kiểm tra lại trình tự tiến hành kiểm toán để xem mọi bộ phận đã được hoàn tất đúng đắn và lập hồ sơ đầy đủ không. KTV cũng cần xem xét các bằng chứng kiểm toán thu thập được có đầy đủ và đáng tin cậy để có thể kết luận rằng BCTC của đơn vị là trung thực và hợp lý theo các chuẩn mực kế toán. Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được: Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV tìm thấy các sai sót trong số liệu kế toán của doanh nghiệp. Đối với những sai sót trọng yếu, KTV đã lập ra các bút toán điều chỉnh ngay trong quá trình kiểm toán khoản mục có sai sót đó, các sai sót còn lại sẽ không được lập bút toán điều chỉnh. Tuy các sai sót này sẽ không trọng yếu nếu xét riêng từng sai sót, nhưng có thể sẽ trờ nên trọng yếu khi kết hợp với nhau. Vì vậy, KTV cần đánh giá tổng hợp về các sai sót chưa được điểu chỉnh này để xem khi tích lũy lại thì chúng có trở nên trọng yếu hay không. 3.4. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán: Việc rà soát lại hồ sơ kiểm toán thường được tiến hành vào thời điểm vừa kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán. Công việc này thường được tiến hành qua các cấp cụ thể là: - KTV chính kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các KTV phụ thực hiện. - Trưởng nhóm kiểm toán điều tra công việc của KTV chính và 1 số điểm chính trong hồ sơ kiểm toán của KTV phụ. PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH ABC DO CHI NHÀNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VŨ HỒNG TẠI ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN I. Khái quát về công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng: 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng: Với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp kéo theo sự gia tăng 1 cách mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp ra đời và hoạt động, nhu cầu huy động vốn, cũng như đầu tư theo đó cũng tăng cao. Nhằm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp, cũng như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… thì kiểm toán đóng 1 vai trò đặc biệt. Dẫn đến nhu cầu kiểm toán tăng cao, hòa nhập với xu thế chung, ngày 09/06/2004, công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4102022728 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng là 1 đơn vị kiểm toán độc lập trong lĩnh vực kiểm toán, với 1 đội ngũ chuyên viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính kế toán, quản lý doanh nghiệp. Chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp. Khách hàng của công ty bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù chỉ mới thành lập trong thời gian ngắn nhưng công ty đã từng bước tạo chỗ đứng trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng cùng những bên quan tâm. Trong quá trình hoạt động, công ty nhận thấy nhu cầu về dịch vụ kiểm toán tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên rất lớn. Do đó công ty đã từng bước phát triển và mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng đã ra đời theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3212003776 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp ngày 14/12/2006. Cùng với sự phát triển của công ty mẹ, chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng đã từng bước khẳng định vai trò và uy tín của mình trên thị trường góp phần tăng doanh thu cho công ty. Thông tin cơ bản của công ty: - Tên công ty: Công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng - Tên giao dịch: Vu Hong Auditing Company Limited - Trụ sở chính: số 07 Nam Quốc Cang, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Văn phòng giao dịch: lầu 7, tòa nhà Mỹ Vinh – 250 Nguyễn thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh miền Trung: - Địa chỉ: 291 Hải Phòng, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Giám đốc chi nhánh: Ông Võ Văn Minh - Văn phòng đại diện: số 137 Lê Trung Đình, thành phố Quảng Ngãi - Văn phòng đại diện: số 30, KP3, phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre 2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: 2.1. Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc BP tư vấn BP kế toán BP kiểm toán 2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận: - Giám đốc chi nhánh: đây là người chịu trách nhiệm cao nhất tại chi nhánh, có đầy đủ tư cách pháp lý và năng lực quản lý chi nhánh, là người tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đại diện cho công ty thực hiện các hợp đồng kinh doanh tại khu vực miền trung và tây nguyên, giao dịch với khách hàng và chịu mọi trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh trước công ty mẹ, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước. - Phó giám đốc chi nhánh: là người dưới quyển giám sát của giám đốc chi nhánh, chuyên thực hiện, theo dõi các cuộc kiểm toán, nhận sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh giải quyết trực tiếp các công việc hàng ngày của chi nhánh. - Bộ phận kiểm toán: trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng. - Bộ phận tư vấn: chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, sử dụng các nguồn tài chính, tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra còn có tư vấn và cung cấp các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán cho khách hàng. - BP kế toán: chịu trách nhiệm cập nhật chứng từ, tiến hành kiểm tra đối chiếu, ghi chép và hạch toán kế toán, thực hiện các chế độ báo cáo kế toán. 3. Tổ chức kế toán tại công ty: 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, phù hợp với quy mô của chi nhánh công ty tại Đà Nẵng, nên công ty chỉ gồm 1 kế toán chính và 1 thủ quỹ. - Kế toán chính: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chứng từ liên quan đến hoạt động hàng tháng hoặc hàng quý của chi nhánh, ghi chép vào sổ sách và lập báo cáo gửi lên công ty. - Thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi và đảm bảo quỹ tiền của công ty, phụ trách chi tiền theo chứng từ hợp lệ và phản ánh việc cấp phát và nhận tiền vào sổ quỹ. 3.2. Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty: Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là: Chứng từ ghi sổ. Với hình thức này, sổ kế toán đang dùng bao gồm: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ Cái, sổ kế toán chi tiết và 1 số bảng biểu tổng hợp, bảng kê chi tiết. II. Thực tế công tác kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH ABC do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện: 1. Lập kế hoạch kiểm toán: 1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: 1.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Để thực hiện 1 cuộc kiểm toán, KTV cần phải tìm hiểu biết và cập nhật các thông tin của khách hàng đủ để quyết định xem có chấp nhận kiểm toán cho khách hàng hay không. Công ty TNHH ABC là công ty TNHH có trụ sở tạ Đà Nẵng, hoạt động chính của công ty là kinh doanh mua bán sắt thép và vật liệu xây dựng. Đối với công ty ABC trên thì chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng đã qua 1 lần kiểm toán cho nên bên cạnh những kinh nghiệm có từ kiểm toán lần trước, các KTV chỉ xác định xem có những thay đổi nào đáng kể so với niên độ kế toán trước mà ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, công ty ABC không có gì thay đổi làm ảnh hưởng trong yếu đến hoạt động kinh doanh, vì vậy chi nhánh công ty kiểm toán Vũ Hồng tiếp tục kiểm toán cho công ty ABC. 1.1.2. Lựa chọn KTV: Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng và chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán sẽ lựa chọn nhóm kiểm toán phù hợp cho cuộc kiểm toán. Công ty kiểm toán sẽ lựa chọn các KTV có kinh nghiệm và am hiểu loại hình kinh doanh của khách hàng, đồng thời phải độc lập về mặt quan hệ huyết thống cũng như lợi ích kinh tế của khách hàng. Nhóm KTV sẽ thực hiện kiểm toán cho công ty TNHH ABC như sau: - Ông Võ Văn M: Chủ nhiệm kiểm toán - Bà Nguyễn H: KTV chính - Bà Hoàng T: Trợ ký kiểm toán - Ông Nguyễn S: Trợ ký kiểm toán 1.1.3. Hợp đồng kiểm toán: Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thu phí kiểm toán. Sau khi đã thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng thì công ty kiểm toán trực tiếp gặp khách hàng ký hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng được căn cứ vào Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 31/03/2004 về Kiểm toán độc lập, Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009 sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP. Hợp đồng kiểm toán ký với công ty TNHH ABC có nội dung như sau: - Mục tiêu kiểm toán: đưa ra các ý kiến về việc lập và trình bày BCTC của công ty TNHH ABC - Phạm vi kiểm toán: các BCTC của công ty ABC - Trách nhiệm ban giám đốc khách hàng: Lập BCTC trung thực và hợp lý, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. - Trách nhiệm của KTV: Đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày BCTC của công ty ABC - Mức phí kiểm toán là 50.000.000VNĐ 1.2. Thu thập thông tin: Đối với công ty TNHH ABC thì công ty kiểm toán đã qua 1 lần kiểm toán nên KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán lần trước và thực hiện phỏng vấn với khách hàng xem có gì thay đổi đáng kể không. Công ty TNHH ABC là công ty TNHH tại Đà Nẵng, được thành lập năm 2002 theo giấy phép của Sở Kế Hoạch Đầu Tư tại thành phố Đà Nẵng cấp, hoạt động chính là kinh doanh mua bán sắt thép các loại và vật liệu xây dựng. Thị trường của công ty chủ yếu là trong nước. Công ty còn có xe chuyên chở giao hàng đến các nơi có nhu cầu mua sắt thép và vật liệu xây dựng. Vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ. Ban giám đốc gồm 2 thành viên và các phòng ban khác có tất cả là 10 người. Ngoài những thông tin trên, KTV còn phải thu thập: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng - Giấy hứng nhận đăng ký thuế - Các hợp đồng tín dụng… 1.3. Thực hiện thủ tục phân tích: Tham chiếu L1 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Phân tích khoản mục tiền Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Mục tiêu: Tìm ra các khía cạnh bất thường có thể ảnh hưởng trọng đến BCTC Công việc: Tính toán sự biến động tuyệt đối và tương đối của khoản mục tiền trên BCTC của năm nay so với năm trước Khoản mục Năm 2010 Năm 2009 % Chênh lệch Tiền mặt 203.836.016 191.131.513 1,07 12.704.503 Tiền gửi ngân hàng 260.996.638 258.103.287 1,01 2.893.351 Tiền đang chuyển 24.541.329 - 100 24.541.329 Cộng 489.373.983 449.234.800 40.139.183 Kết luận: Qua bảng phân tích, KTV nhận thấy khoản mục tiền năm nay không có biến động nhiều so với năm trước. 1.4. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Trong giai đoạn này KTV cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đánh giá sơ bộ về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện những gian lận sai sót. Ở khoản mục tiền, KTV thường sử dụng bảng câu hỏi về KSNB: Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Tìm hiểu hệ thống KSNB Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Câu hỏi Có Không Không áp dụng Ghi chú 1. Công việc của thủ quỹ và kế toán có do từng người phụ trách riêng biệt hay không? Ö 2. Hàng tháng kế toán và thủ quỹ có đối chiếu số dư hay không? Ö 3. Các khoản thu chi có được làm phiếu theo qui định hay không? Ö 4. Việc đối chiếu sổ phụ ngân hàng có được tiến hành hàng tháng hay không? Ö 5. Các khoản ngoại tệ có được mở sổ theo dõi riêng hay không? Ö 6. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng chứng từ hay không? Ö 7. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng kỳ hay không? Ö Kết luận: Hệ thống KSNB của khách hàng là: Tốt Khá Ö TB Kém 1.5. Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán: 1.5.1. Xác lập mức trọng yếu: Việc xác định mức trọng yếu là việc KTV tính toán những sai sót trọng yếu của toàn bộ cuộc kiểm toán, từ đó đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đến BCTC. Đối với công ty ABC, công ty kiểm toán xác lập mức trọng yếu như sau: Chỉ tiêu LNTT Doanh thu Tổng giá trị tài sản Số tiền 565.767.730 20.486.711.620 19.060.420.185 Tỷ lệ qui định 5% 0,5% 2% Mức trọng yếu 28.288.387 102.433.558 381.208.404 Mức trọng yếu được chọn 28.288.387 Vậy mức độ trọng yếu của công ty ABC đối với khoản mục tiền là: 1.5.2. Đánh giả rủi ro kiểm toán: KTV đánh giá hệ thống KSNB của công ty thông qua bảng câu hỏi và bằng xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV đưa ra nhận định và định hướng ban đầu đối với số lượng và chất lượng bằng chứng thu thập. Qua quan sát, KTV thấy rằng: rủi ro kiểm toán có mối quan hệ với rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện. Do đó, để đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV đánh giá thông qua rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện. Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Đánh giá rủi ro kiểm toán Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Cao Trung bình Thấp Ö Đánh giá rủi ro phát hiện: Cao Trung bình Thấp Ö 1.6. Lập chương trình kiểm toán: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN Nội dung: Khoản mục tiền Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 STT Thủ tục Người thực hiện Tham chiếu I. Kiểm tra phân tích 1 So sánh số dư tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường. L1 II. Kiểm tra chi tiết: 1 Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. L1-1 L2-1 2 Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý, nếu có) tại ngày khóa sổ và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khoá sổ, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê. Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước hoặc sau ngày khóa sổ, tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/ chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu xuôi/ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khóa sổ bằng cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi phát sinh tương ứng. Phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây nên chênh lệch (nếu có). L2-1 3 Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). L2-2 4 Đọc lướt sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần). L1-3 L2-3 5 Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không L1-4 L2-4 6 Đối với các khoản tiền đang chuyển: Đối chiếu các giấy báo Có vào các tháng đầu của năm sau với sổ phụ ngân hàng, số dư trên sổ chi tiết, sổ cái và BCTC. L3-1 2. Thực hiện kiểm toán: 2.1. Kiểm toán tiền mặt: 2.1.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Trong giai đoạn này KTV tiến hành các công việc như sau: - Phỏng vấn: KTV tiến hành phỏng vấn kế toán tiền mặt và thủ quỹ về qui chế chi tiêu của công ty, thẩm quyền phê duyệt của các khoản chi tiêu và thủ tục kiểm kê quỹ tiền mặt. - Quan sát: KTV quan sát việc trả lương, việc kiểm kê quỹ và thái độ của ban giám đốc đối với việc quản lý tiền mặt. - Kiểm tra: KTV tiến hành kiểm tra và xem xét các qui định về quản lý thu chi tiền mặt và thủ tục lập. luân chuyển, lưu trữ, bảo quản chứng từ. Ngoài ra, KTV còn chọn 1 số nghiệp vụ kế toán và tiến hành kiểm tra hình thức của phiếu chi như chữ ký, số tiền…để khẳng định các mục tiêu phê chuẩn, tính toán, hạch toán cộng dồn được thỏa mãn. Tiếp đó, KTV kiểm tra chứng từ gốc như hợp đồng, giấy đề nghị mua hàng, hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán… để kiểm tra mục tiêu co căn cứ hợp lý. Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Thử nghiệm kiểm soát Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền Kiểm tra 04/01/2010 PC452 Tiền xăng dầu cho xe vận chuyển hàng 3.400.00 ; 16/02/2010 PT473 Thu tiền bán hàng 48.400.000 ; 25/03/2010 PC548 Tiền hội nghị 1.800.000 ; 03/08/2010 PT776 Thu tiền bán hàng 43.500.000 ; 16/11/2010 PC938 Tiền nộp vào ngân hàng 15.700.000 ; 04/12/2010 PC1349 Tiền mua văn phòng phẩm 840.000 ; : Kiểm tra chứng từ gốc hợp lệ : Kiểm tra thủ tục phê duyệt đầy đủ hợp lệ Kết luận: Thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán. 2.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích: KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích tiền mặt nhằm xem xét các biến động bất thường đối với khoản mục tiền có hợp lý không. KTV phân tích những biến động tương đối và tuyệt đối liên quan đến tiền mặt xem có trọng yếu hay không. Từ đó, KTV sẽ đưa ra các kết luận chung về khoản biến động của tiền. Tham chiếu L1 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Thủ tục phân tích Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Khoản mục Năm 2010 Năm 2009 % Chênh lệch Tiền mặt 203.836.016 191.131.513 1,07 12.704.503 Tiền gửi ngân hàng 260.996.638 258.103.287 1,01 2.893.351 Tiền đang chuyển 24.541.329 - 100 24.541.329 Cộng 489.373.983 449.234.800 40.139.183 Nhận xét: Qua bảng phân tích tiền mặt có thể nhận thấy tiền mặt năm nay tại công ty tăng 12.704.503, tương ứng tăng 1,07% so với năm trước, là do công ty bán được hàng thu tiền mặt. 2.1.3. Thực hiện thử nghiệm chi tiết: Kiểm tra và đối chiếu số dư: Tham chiếu L1-1 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra và đối chiếu số dư Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Mục tiêu: Tính chính xác số liệu giữa sổ sách liên quan Công việc thực hiện: Đối chiếu giữa sổ quỹ với sổ cái, hoặc bảng CĐKT có trùng khớp với nhau không. Ngày Sổ quỹ Sổ Cái Chênh lệch 31/12/2010 203.836.016 203.836.016 0 Kết luận: Số liệu sổ quỹ và sổ cái trùng khớp với nhau. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt: Tham chiếu L1-2 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm kê quỹ tiền mặt Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Địa điểm kiểm kê: công ty TNHH ABC Thời điểm kiểm kê:17h30 ngày 31/12/2010 Đại diện khách hàng tham gia kiểm kê: 1. Nguyễn T: Kế toán trưởng 2. Trần H: Thủ quỹ 3. Trần T: Kế toán Stt Diễn giải Số lượng Số tiền I. Số dư theo sổ quỹ X 203.836.016 II. Số kiểm kê thực tế X 203.837.000 Trong đó: Loại tiền: 500.000đ 160 80.000.000 100.000đ 880 88.000.000 50.000đ 70 3.500.000 20.000đ 1.156 23.120.000 10.000 đ 920 9.200.000 2.000đ 4 8.000 1.000đ 9 9.000 III. Chênh lệch (III = I –II) (984) Lý do chênh lệch: do chi lẻ Kết luận: Tài khoản tiền mặt phản ánh trung thực hợp lý. Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường: Tham chiếu L1-3 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Mục tiêu: Các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đúng vào các tài khoản có liên quan căn cứ trên các chứng từ gốc đã được xét duyệt. Công việc thực hiện: Chọn ra 1 số nghiệp vụ lớn bất thường và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có được cho phép và được ghi chép đúng không. Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền TK đối ứng Kiểm tra 08/01/2010 PT474 Thu tiền bán hàng 73.700.000 511 ;; 16/02/2010 PT494 Thu tiền bán hàng 58.300.000 511 ;; 05/07/2010 PT727 Khách hàng thanh toán tiền hàng 85.800.000 131 ;; 17/09/2010 PT889 Thu tiền bán hàng 47.300.000 511 ;; 09/12/2010 PT1432 Khách hàng thanh toán tiền hàng 49.500.000 131 ;; Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền TK đối ứng Kiểm tra 17/01/2010 PC170 Tiền thưởng tết 11.200.000 353 ;; 29/01/2010 PC177 Lương làm thêm giờ 8.500.000 334 ;; 20/02/2010 PC281 Tiền tiếp khách 2.700.000 641 ;; 06/10/2010 PC857 Trả tiền điện thoại 1.400.000 642 ;; 30/12/2010 PC1498 Tiền họp hội 1.000.000 642 ;; : Kiểm tra chứng từ gốc hợp lệ : Kiểm tra thủ tục phê duyệt đầy đủ hợp lệ : Kiểm tra việc ghi chép Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi sổ đúng đắn và có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo. Kiểm tra tính đúng kỳ: Tham chiếu L1-4 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra tính đúng kỳ Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Hoàng T Ngày thực hiện Mục tiêu: Các nghiệp vụ kinh tế đều được ghỉ sổ kế toán đầy đủ và kịp thời. Công việc: Chọn ra 1 số nghiệp vụ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, sau đó đối chiếu các chứng từ đối với sổ sách có liên quan về số tiền và cả về ngày ghi. Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền Kiểm tra 2010 2011 30/12/2010 PC1498 Tiền họp hội 1.000.000 Ö 31/12/2010 PT1452 Thu tiền bán hàng 46.200.000 Ö 31/12/2010 PC1455 Tiền tham quan 12.000.000 Ö 01/01/2011 PT1457 Thu tiền bán hàng 59.400.000 Ö 01/01/2011 PC1460 Chi phí họp 1.290.000 Ö Ö: Thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán. Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ kế toán. 2.2. Kiểm toán tiền gửi ngân hàng: 2.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: KTV sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và điều tra về các vấn đề sau: - Thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng - Thủ tục phát hành sec, ủy nhiệm thu, chi trong trong doanh nghiệp - Việc phân công phân nhiệm, thủ tục đối chiếu xác nhận số dư Qua phỏng vấn và kiểm tra, công ty TNHH ABC mở tài khoản tiền Việt Nam tại 4 ngân hàng như sau: + Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng + Ngân hàng Á Châu + Ngân hàng Đông Á + Ngân hàng Công thương Đà Nẵng 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích: Qua bảng phân tích đã thực hiện trong thủ tục phân tích tiền mặt, KTV tiến hành thủ tục phân tích đối với tiền gửi ngân hàng. Đối với công ty ABC, tiền gửi ngân hàng không có biến động nhiều so với năm trước, chỉ tăng lên 1,01%, tương ứng tăng 2.893.351 so với năm trước. 2.2.3. Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng: Kiểm tra và đối chiếu số dư: Tham chiếu L2-1 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra và đối chiếu số dư Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Nguyễn S Ngày thực hiện Mục tiêu: Tính chính xác số liệu giữa sổ sách liên quan Công việc thực hiện: Đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng với sổ cái, hoặc bảng CĐKT có trùng khớp với nhau không. Ngày Sỏ phụ ngân hàng Sổ Cái Chênh lệch 31/12/2010 260.996.38 260.996.638 0 Kết luận: Số liệu sổ phụ ngân hàng và sổ cái trùng khớp với nhau. Gửi thư xác nhận: Gửi thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng là 1 thủ tục kiểm toán quan trọng trong việc kiểm tra số dư cuối kỳ. Sau đây là thư xác nhận số dư cuối kỳ tiền gửi ngân hàng ngân hàng Đông Á Đà Nẵng, kết quả lưu L2-2: THƯ XÁC NHẬN Ngày….tháng….năm… Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Đà Nẵng Công ty TNHH ABC có mở tài khoản giao dịch với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh thành phố Đà Nẵng. Nay để đảm bảo tính chính xác và phục vụ cho yêu cầu kiểm toán BCTC của công ty chúng tôi. Công ty TNHH ABC kính đề nghị ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á tại Đà Nẵng xác nhận số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng đến thời điểm 31/12 như sau: STT Thời điểm Loại tiền Số dư tại ngân hàng Số TK tiền gửi ngân hàng: 1020 10000 15670 Kính đề nghị ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á tại Đà Nẵng đối chiếu, xác nhận và gửi lại cho công ty chúng tôi trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn và mong sự hợp tác! Trân trọng! PHẦN XÁC NHẬN Tên tài khoản: Công ty TNHH ABC Số hiệu tài khoản: 1020 10000 15670 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Đà Nẵng thông báo đến Công ty TNHH ABC: Tài khoản tiền gửi 10201000015670 số dư ngày 31/12/2010: 32.600.000 Số tiền bằng chữ: Ba mươi hai triệu sáu trăm nghìn đồng. Kiểm tra các nghiệp vụ bất thường: Tham chiếu L2-3 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra các nghiệp vụ bất thưởng Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Nguyễn S Ngày thực hiện Mục tiêu: Các nghiệp vụ kinh tế được phản ánh đúng vào các tài khoản có liên quan căn cứ trên các chứng từ gốc đã được xét duyệt. Công việc: Chọn ra 1 số nghiệp vụ lớn bất thường và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có được cho phép và được ghi chép đúng không. Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền TK đối ứng Kiểm tra 09/01/2010 UNT450 Bán hàng thu tiền 60.500.000 511 ;; 15/04/2010 UNT553 Khách hàng thanh toán tiền hàng 48.400.000 131 ;; 05/07/2010 UNT781 Khách hàng thanh toán tiền hang 87.100.000 131 ;; 22/10/2010 UNT855 Bán hàng thu tiền 79.200.000 511 ;; 28/12/2010 UNT1300 Bán hàng thu tiền 58.300.000 511 ;; Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền TK đối ứng Kiểm tra 22/03/2010 UNC592 Thanh toán tiền điện 1.510.000 642 ;; 06/06/2010 UNC610 Rút tiền gửi NH nhập quỹ TM 140.000.000 111 ;; 20/06/2010 UNC637 Thanh toán tiền lãi 1.300.000 635 ;; 30/09/2010 UNC834 Thanh toán tiền sửa chữa ô tô 1.400.000 338 ;; 08/12/2010 UNC1343 Nộp tiền BHXH 2.301.000 3383 ;; : Kiểm tra chứng từ gốc hợp lệ : Kiểm tra thủ tục phê duyệt đầy đủ hợp lệ : Kiểm tra việc ghi chép Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi sổ đúng đắn và có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo. Kiểm tra tính đúng kỳ: Tham chiếu L2-4 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Kiểm tra tính đúng kỳ Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Nguyễn S Ngày thực hiện Mục tiêu: Các nghiệp vụ kinh tế đều được ghỉ sổ kế toán đầy đủ và kịp thời. Công việc thực hiện: Chọn ra 1 số nghiệp vụ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, sau đó đối chiếu các chứng từ đối với sổ sách có liên quan về số tiền và cả về ngày ghi Ngày Chứng từ Nội dung Số tiền Kiểm tra 2010 2011 30/12/2010 UNT1310 Thu tiền bán hàng 80.300.00 Ö 31/12/2010 UNC1363 Thanh toán tiền điện 1.310.000 Ö 31/12/2010 UNC1364 Thanh toán tiền lương 21.000.000 Ö 01/01/2011 UNT1315 Thu tiền bán hàng 83.600.000 Ö 01/01/2011 UNC1367 Thanh toán tiền báo 640.000 Ö Ö: Thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán. Kết luận: Các nghiệp vụ được ghi chép đúng kỳ kế toán. 2.3. Kiểm toán tiền đang chuyển: Kiểm tra số dư cuối kỳ: Số dư cuối kỳ của tiền đang chuyển phản ánh số tiền doanh nghiệp gửi vào hoặc rút ra khỏi ngân hàng mà chưa có giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc nhờ bưu điện trả hộ cho nhà cung cấp, thu hộ từ khách hàng mà chưa nhận được giấy báo của bên chuyển hộ. Thủ tục kiểm toán đối với các khoản tiền đang chuyển thường chỉ là kiểm tra sự hiện hữu của số dư cuối kỳ. Đối với công ty TNHH ABC, KTV kiểm tra số dư cuối kỳ tiền đang chuyển như sau: Tham chiếu L3-1 Tên KH: Công ty TNHH ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2010 Nội dung: Tiền đang chuyển Người soát xét Nguyễn H Người thực hiện Nguyễn S Ngày thực hiện Mục tiêu: Tính chính xác số liệu giữa sổ sách liên quan Công việc thực hiện: Đối chiếu giữa các giấy báo Có của ngân hàng gửi cho doanh nghiệp vào đầu niên độ với sổ cái, hoặc bảng CĐKT có trùng khớp với nhau không. Ngày Giấy báo có Sổ Cái Chênh lệch 31/12/2010 24.541.329 24.541.329 0 Kết luận: Số liệu giữa giấy báo Có và sổ cái trùng khớp với nhau. Đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ: Việc đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp có nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và số dư ngoại tệ cuối kỳ. KTV thực hiện việc đánh giá số dư ngoại tệ trong quá trình kiểm toán khoản mục tiền nào có số dư ngoại tệ. Đối với công ty TNHH ABC, KTV không tiến hành việc đánh giá số dư ngoại tệ cuối kỳ bởi vì đối với khách hàng này trong niên độ kế toán năm 2010 không có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. 3. Kết thúc kiểm toán: 3.1. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: Mục đích của công việc này là giúp KTV xem xét có xảy ra sự kiện nào không và nếu xảy ra thì ảnh hưởng của nó đến BCTC của khách hàng như thế nào để từ đó đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong bước này, KTV phải soát xét những sự kiện tới ngày lập báo cáo kiểm toán, những sự kiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán và những vấn đề phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán. Đối với khách hàng là công ty TNHH ABC, KTV cũng soát xét những sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo kiểm toán nhưng cả 2 công ty đều không có sự kiện gì xảy ra làm ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp. 3.2. Rà soát lại hồ sơ kiểm toán: Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH ABC đã được KTV thực hiện khá đầy đủ và nêu được tất cả những thông tin cần thiết về đối tượng. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền đã hoàn thành. 3.3. Lập báo cáo kiểm toán: Lập báo cáo kiểm toán về BCTC là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC. Báo cáo kiểm toán về BCTC thực chất là 1 bản thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán về BCTC cho những người sử dụng. Công việc này được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán. Đối với công ty TNHH ABC, KTV phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần bởi các khoản mục chênh lêch không đáng kể và không ảnh hưởng BCTC. BÁO CÁO KIỂM TOÁN Về Báo cáo tài chính của Công TNHH ABC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty TNHH ABC Chúng tôi đã kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty TNHH ABC gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2010, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010, được lập ngày 31 tháng 12 năm 2010, từ trang 05 đến trang 20 kèm theo. Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với Báo cáo tài chính Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại Việt Nam. Trách nhiệm này bao gồm: thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; chọn lựa và áp dụng các chính sách kế toán thích hợp; và thực hiện các ước tính kế toán hợp lý đối với từng trường hợp. Trách nhiệm của Kiểm toán viên: Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hay nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính một cách trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán đã được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho chúng tôi đưa ra ý kiến kiểm toán. Ý kiến của Kiểm toán viên: Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty TNHH ABC tại ngày 31/12/2010, cũng như kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VŨ HỒNG TẠI ĐÀ NẴNG THỰC HIỆN I. Nhận xét về qui trình kiểm toán khoản mục tiền do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng thực hiện: 1. Ưu điểm: - Chương trình kiểm toán của công ty khá khoa học, được dựa trên những quy định và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chương trình kiểm toán của công ty đã đáp ứng đủ các thử nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết nhằm đảm bảo các mục tiêu kiểm toán. - Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh và yêu cầu của mỗi khách hàng, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của mình, KTV sẽ chủ động bổ sung hoặc lược bỏ bớt 1 số thủ tục kiểm toán nhằm giúp chương trình kiểm toán sát với thực tế và khi thực hiện sẽ giảm được thời gian và chi phí kiểm toán. - Kiểm kê tiền mặt cuối niên độ là rất quan trọng trong qui trình kiểm toán khoản mục tiền, do đó hầu hết các cuộc kiểm toán, công ty đều phân công cho KTV trực tiếp chứng kiến kiểm kê tiền mặt cuối niên độ. - Đối với 1 số hợp đồng kiểm toán được ký kết sớm, công ty tiến hành kiểm toán giữa niên độ để góp phần giảm bớt khối lượng cũng như áp lực công việc của KTV vào thời điểm cuối niên độ. - Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, công ty luôn thực hiện việc soát xét công việc kiểm toán trên hồ sơ kiểm toán bởi những KTV có trình độ và kinh nghiệm. - Báo cáo kiểm toán của công ty đưa ra ngắn gọn, đủ ý, đánh giá chính xác, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Công ty cũng thường đưa ra thư quản lý với nội dung phù hợp và thiết thực cho khách hàng. - Các kết luận của công ty đưa ra độc lập, khách quan, trung thực, hợp lý tạo được niềm tin cho những người quan tâm và sự hài lòng của khách hàng. 2. Những vấn đề còn tồn tại: Về việc lập kế hoạch kiểm toán: + Đối với khách hàng lớn: việc lập kế hoạch khá đầy đủ và chi tiết + Đối với khách hàng nhỏ và quen thuộc: do tiết kiệm thời gian và chi phí nên việc lập kế hoạch chỉ thực hiện ở năm đầu tiên, sang năm sau công việc này chỉ đơn giản là cập nhật các hệ thống kinh doanh của khách hàng, xác định các vấn đề quan trọng về kế toán và kiểm toán, cuối cùng là lập chương trình kiểm toán và phân công công việc cho các KTV. Về việc chọn mẫu: Theo qui định của công ty, việc chọn mẫu được thực hiện theo 2 phương pháp là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp lựa chọn những phần tử đặc biệt, trong đó các phần tử đặc biệt có giá trị lớn hoặc có giá trị từ 1 số tiền nào đó trở lên. Việc chọn mẫu thường được dựa vào phán đoán của KTV. Một số KTV thường lựa chọn 1 số nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn để kiểm tra, đối với phần còn lại vẫn chưa được thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để giảm thiểu sai sót. Hậu quả của việc này là rủi ro lấy mẫu sẽ cao và thông tin những phần tử được chọn không đại diện cho tổng thể. Về việc áp dụng các thủ tục phân tích: Do thủ tục phân tích chỉ đem lại những bằng chứng mang tính định hướng mà không cung cấp 1 bằng chứng cụ thể, do đó KTV thường ít tin vào các bằng chứng do thủ tục phân tích đem lại, nên mặc dù trong các chương trình kiểm toán của công ty đã có đưa ra khá đầy đủ các thủ tục phân tích cho từng khoản mục nhưng KTV thường không thực hiện các thủ tục phân tích này hoặc chỉ dừng lại ở những phân tích đơn giản, công thức tính còn đơn giản, nguồn thông tin chưa đủ nên hiệu quả thực sự của thủ tục phân tích còn chưa cao. Về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán: Mùa kiểm toán thường bắt đầu từ giữa năm tài chính này và kết thúc vào giữa năm tài chính sau. Vào thời gian này, các công ty kiểm toán thường nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng khác nhau ở các địa điểm khác nhau, do đó công việc của KTV vào mùa kiểm toán là vô cùng bận rộn và căng thẳng do khối lượng công việc rất khổng lồ phải được hoàn thành trong 1 khoảng thời gian giới hạn. Vì vậy áp lực đối với KTV là rất lớn, nhất là công việc của chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc sẽ nhiều hơn và căng thẳng hơn nên sai sót là 1 điều khó tránh khỏi. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục tiền do công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng thực hiện: Hoàn thiện việc lập kế hoạch kiểm toán: Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán là 1 hoạt động hết sức mới mẻ trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn chưa hoàn thiện. Nội dung, qui trình cũng như phương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế cả về mặt chất lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần phải được coi trọng và đầu tư đúng mức để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Sử dụng ý kiến chuyên gia bên ngoài: Tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng khi thực hiện 1 cuộc kiểm toán tài chính công ty ít sử dụng ý kiến chuyên gia để đánh giá chính xác giá trị của 1 khoản mục tiền, tài sản. Trong quá trinh kiểm toán tại công ty TNHH ABC, khoản mục tiền không có những đồ vật giá trị để cần đến ý kiến của chuyên gia như: vàng, bạc, kim khí đá quý... tuy nhiên em xin trình bày phuơng pháp sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài để nhằm hoàn thiện hơn phuơng pháp kiểm toán đối với khoản mục tiền. Trong 1 cuộc kiểm toán có quy mô lớn và phức tạp có 1 số vấn đề mà KTV bị hạn chế tầm hiểu biết thì công ty kiểm toán cần phải tiến hành thuê các chuyên gia bên ngoài để cùng thực hiện công việc. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong quá trình tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, KTV cần xác định mức độ phức tạp của khoản mục tiền để đưa ra quyết định về việc sử dụng chuyên gia. Đối với các khách hàng chuyên kinh doanh các loại vàng bạc đá quý mà KTV khó có thể đánh giá chính xác giá trị của chúng, KTV cần xem xét có sử dụng chuyên gia bên ngoài hay không. Nếu có thì dự tính chi phí chuyên gia để tính toán ra mức phí kiểm toán phù hợp tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên việc quyết định có sử dụng ý kiến chuyên gia bên ngoài hay không phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian kiểm toán, phí kiểm toán và chất lượng cuộc kiểm toán. Tuy được sử dụng tư liệu của chuyên gia để làm bằng chứng kiểm toán nhưng các chuẩn mực kiểm toán vẫn đòi hỏi KTV phải là người chịu trách nhiệm sau cùng đối với ý kiến nhận xét về BCTC được kiểm toán. Vì vậy, trong quá trình sử dụng ý kiến chuyên gia, KTV phải chịu trách nhiệm về những vấn đề sau: - Trình độ của chuyên gia: KTV phải xem xét và khẳng định về vấn đề này thông qua bằng cấp, giấy phép, danh tiếng của chuyên gia về lĩnh vực có liên quan. - Sự khách quan của chuyên gia: KTV phải xem xét và khẳng định về sự khách quan của chuyên gia. Rủi ro do thiếu khách quan sẽ tăng lên nếu chuyên gia là người làm thuê cho đơn vị, hoặc chuyên gia có những mối quan hệ kinh tế với đơn vị. Trong trường hợp này, KTV phải đưa ra yêu cầu cao hơn ở chuyên gia, hoặc là mới chuyên gia độc lập với đơn vị. - Trao đổi với chuyên gia về mục đích, phạm vi công việc của chuyên gia, vấn đề bảo vệ bí mật số liệu cảu đơn vị, các phuơng pháp có thể sử dụng... - Đánh giá ý kiến của chuyên gia: KTV phải xem xét và đánh giá ý kiến của chuyên gia: + Nguồn tư liệu do chuyên gia sử dụng có đầy đủ hợp lý không + Phuơng pháp áp dụng có hợp lý và nhất quán với kỳ trước hay không + Sự phù hợp về kết quả công việc của chuyên gia với toàn bộ các thông tin tài chính của đơn vị và các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập Nếu thỏa mãn các điều kiện trên đây thì ý kiến chuyên gia có thể được xem như 1 bằng chứng kiểm toán. Ngược lại, nếu kết quả làm việc của chuyên gia không phù hợp, hoặc trái ngược với các bằng chứng kiểm toán khác, KTV cần giải quyết sự khác biệt này thông qua thảo luận với đơn vị và chuyên gia, hoặc sẽ áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung, hay có thể phải thuê thêm chuyên gia khác. Hoàn thiện về việc chọn mẫu và cỡ mẫu: KTV cần lưu ý tính đầy đủ của tổng thể nghĩa là phải dựa vào kinh nghiệm phán đoán nghề nghiệp để chọn ra những mẫu đại diện cho tổng thể. KTV có thể tiến hành phân nhóm tổng thể thành các tổng thể con để nâng cao hiệu quả của việc lấy mẫu. Sử dụng phân tích tỷ suất trong quá trình thực hiện phân tích: Các thủ tục phân tích được thực hiện như là 1 thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC. Chính vì vậy việc tăng cường thủ tục phân tích cũng là 1 yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Trong kiểm toán khoản mục tiền thì thủ tục phân tích là 1 thủ tục tuơng đối quan trọng. KTV cần phải tiến hành phân tích số liệu năm nay so với năm trước để xem xét biến động bất thường. Nếu thấy biến động bất thường, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động và xem xét nguyên nhân đó có hợp lý hay không để đưa ra ý kiến của mình. Ngoài ra việc sử dụng các tỷ suất tài chính có rất nhiều ưu điểm bởi vì điểm mạnh của thủ tục phân tích tài chính là đánh giá được các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác và nó được đánh giá là rất hữu hiệu trong qua trình kiểm toán các khoản mục trên báo cáo KQHDKD. Tuy nhiên, tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán Vũ Hồng tại Đà Nẵng, KTV không sử dụng phân tích tài chính trong việc thực hiện thủ tục phân tích mà chỉ thực hiện thủ tục phân tích ngang so sánh số liệu của năm này so với năm trước để tìm ra biến động bất thường và xem nguyên nhân của biến động đó. Hơn nữa thủ tục phân tích không được sử dụng triệt để hầu hết khoản mục được kiểm toán. Vì vậy, KTV cần nâng cao hơn nữa thủ tục phân tích và kết hợp phân tích tỷ suất trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV nên tăng cường và nâng cao thủ tục phân tích đối với khoản mục trên BCTC, kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình để tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. Đối với khoản mục tiền, KTV sử dụng phân tích các tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanh toán hiện hành… Hoàn thiện về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán: Để tránh áp lực công việc cho các chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc vào cuối niên độ, theo em công ty nên có 1 bộ phận kiểm soát chất lượng của các hồ sơ kiểm toán. Bộ phận này sẽ hỗ trợ cho giám đốc rà soát lại các bước tiến hành trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyên môn hóa công việc này sẽ giúp công ty tránh được sai sót khi cùng 1 lúc phải kiểm toán nhiều khách hàng với 1 số lượng nhân viên hạn chế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docexQUAN TRONG_CAM DELETE __ s_a ch_a.doc
  • docexLOINOIDAU.doc
Luận văn liên quan