Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp

BÁO CÁO THỰC TẬP HVHC Trong dân gian chúng ta thường hay nói:" Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả. Về vai trò của y tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội đất nước. hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội.Đối với nguồn nhân lực Quốc gia, thể lực là của nguời lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực(trí lực, thể lực, tâm lực), sức khỏe tốt là nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là mộtđòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Hoạt động của nghành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triẻn sự nghiệp y tếvà tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2.Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm- Cơ quan hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 2.2. Cơ cấu tổ chức II. CHỨC NĂNG- NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: 2. Tổ chức- biên chế: CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN CỦA HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG Y, DƯỢC TƯ NHÂN 1. Hệ thống y, dược tư nhân Việt Nam: 2. Vị trí- vai trò của hành nghề y, dược tư nhân : II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM 1. Những kết quả đạt được: 1.1. Quản lý việc thành lập các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: 1.2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: 1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân của hệ thống y tế tư nhân: 1.4. Quản lý các hoạt động khác: 2. Những hạn chế: 2.1.Những tồn tại trong hoạt động của các cơ sở y: 2.2. Tồn tại trong hoạt động hành nghề dược: 2.3. Những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước: 3. Đánh giá nguyên nhân thành công, tồn tại: 3.1. Nguyên nhân thành công: 3.2. Nguyên nhân tồn tại: CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN I. PHƯƠNG HƯỚNG- NHIỆM VỤ 1.Mục tiêu cụ thể: 2.Một số nhiệm vụ trọng tâm: II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trong dân gian chúng ta thường hay nói:" Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khoẻ thì không có gì cả. Về vai trò của y tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của xã hội, do đó chính sách y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội đất nước. hệ thống y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho con người, do đó có vai trò lớn đối với sự phát triển xã hội.Đối với nguồn nhân lực Quốc gia, thể lực là của nguời lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực(trí lực, thể lực, tâm lực), sức khỏe tốt là nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là mộtđòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá dất nước. Hoạt động của nghành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. Vì vai trò của của sức khoẻ đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triẻn sự nghiệp y tếvà tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Cùng với xu thế xã hội hoá các nghành nghề một cách mạnh mẽ, với mục tiêu là cung cấp hệ thống các cơ sở y tế phục vụ tốt nhất cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, giúp người dân được chăm sóc, bảo vệ và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi nhất, các cơ sở y, dược tư nhân đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng phục vụ, hình thức đa dạng, phong phú. Trong thời gian qua, cùng với hệ thống y tế Nhà nước, y tế tư nhân đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào nâng cao tuổi thọ bình quân, cải thiện giống nòi, phát triển thể lực thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật.., khống chế và loại trừ nhiều dịch bệnh và các bệnh xã hội, góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, để y tế tư nhân thực sự phát huy hiệu quả của mình và đi đúng định hướng, không bị chi phối của cơ chế thị trường thì vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được quan tâm hơn và từng bước đổi mới, củng cố, tăng cường tạo điều kiện cho y tế tư nhân vươn lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với những cơ sở y, dược tư nhân có những hành vi trái pháp luật, vi phạm vấn đề " y đức" trong hành nghề. Để quản lý Nhà nước đã thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này rộng khắp từ trung ương tới địa phương. Ở trung ương là Bộ Y tế, một thành phần trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, ở địa phương là các sở Y tế của các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, trực tiếp là các phòng Y tế, trung tâm y tế huyện, quận được tổ chức theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo, nhân viên uỷ ban nhân dân phụ trách về văn hoá- xã hội thuộc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Làm thế nào để quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân? Đó là trách nhiệm đặt ra đối với không chỉ các nhà quản lý về y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành các cấp trong việc phối kết hợp quản lý cùng ngành y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi người dân khi nhìn nhận về vấn đề này. Sau 4 năm học tại Học Viện Hành chính, được tìm hiểu về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tìm hiểu về các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước, cùng đó là qua 2 tháng thực tập tại Phòng y tế Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm tôi đã có cơ hội đưa những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Quan tìm hiểu thực tế hoạt động của Phòng Y tế huyện,cùng những văn bản tài liệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế, những báo cáo thực tế về hoạt động của các cơ sở Y tế tư nhân, về thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hành nghề Y, dược tư nhân tại huyện Từ Liêm. Em mong bài báo cáo này của mình sẽ góp phần giúp mọi người hiểu hơn, quan tâm hơn đến hoạt động này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công chức phòng y tế huyện Từ Liêm đã tiếp nhận, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sỹ Đỗ Kim Tiên đã hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm hiểu và hoàn thành bài báo cáo này! CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỪ LIÊM 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Từ Liêm được thành lập theo quyết định số 78/ QĐ-CP ngày 31/5/1961 của Chính Phủ trên cơ sở quận 5 và 6, một số xã của huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng- tỉnh Hà Đông(nay là tỉnh Hà Tây). Huyện được thành lập gồm 26 xã, diện tích đất tự nhiên là 114 km2 dân số là 12 vạn người. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập(vào các năm 1974,1996,1997) đến nay huyện còn lại 15 xã và một thị trấn với diện tích là 75,33 km2, số dân là 282.623 người(2008). Huyện Từ Liêm tiếp giáp các quận, huyện sau: * Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ * Phía Nam giáp huyện Thanh Trì, thị xã Hà Đông * Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân * Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây. Với vị trí như trên có thể thấy được vai trò quan trọng của huyện đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và các vùng lân cận là không thể thiếu. Trong thế kỷ XXI, cùng với Hà Nội và cả nước Đảng bộ và chính quyền huyện Từ Liêm luôn đề cao mục tiêu lấy con người là trung tâm của sự phát triển, bằng nỗ lực và quyết tâm cao huyện không chỉ chú trọng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật mà còn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong vùng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao đời sống tinh thần, sức khoẻ và tính mạng cho nhân dân luôn được quan tâm. 2.Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm- Cơ quan hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn - Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 15/7/1994 sửa đổi, bổ sung năm 2003. - Căn cứ pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HDND và UBND các cấp ngày 03/7/1996. - Căn cứ quyết định số 03/2000/QĐ-UB ngày 26/6/2000 của huyện Từ Liêm. Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức như sau: Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung. Thông qua hoạt động chấp hành và điều hành của mình, uỷ ban thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... trên địa bàn huyện; uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương và đảm bảo cho bộ máy hành chính huyện vận hành thông suốt. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội để giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương mình, đòng thời đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước từ trung ương tới địa phương. Huyện Từ Liêm trong giai đoai\nj hiện nay là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, cơ cấu kinh tế đang từng bước được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do đó nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân huyện được thể hiện trên các lĩnh vực: - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm trên địa bàn huyện; lập dự toán, phương án bổ sung và quyết toán ngân sách huyện. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; thực hiện thẩm quyền giao đất tại, cho thuê đất,giải quyết các tranh chấp đất đai theo quy định. - Xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. - Xây dựng các chương trình, đề án phát triếnự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, phát thanh và công tác xây dựng. - Thực hiện các nhiệm vụ được thành phố giao về khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. - Tổ chức thực hiện công tác quốc phòng và an ninh chính trị, an toàn xã hội. - Tuyên truyền giáo dục nhân dân về đường lối chính sách dân tộc và tôn giáo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo. - Thực hiện công tác thi hành pháp luật tại địa phương. 2.2. Cơ cấu tổ chức - Lãnh đạo huyện gồm: 01 Chủ tịch 02 Phó chủ tịch 01 Chánh Văn phòng 12 trưởng phòng chuyên môn - Các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng tài chính- Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động- Thương binh và xã hội; Phòng văn hoá và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Phòng Kinh tế; Phòng quản lý đô thị. II. CHỨC NĂNG- NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG Y TẾ HUYỆN TỪ LIÊM Phòng Y tế huyện Từ Liêm thành lập từ 3/2007. Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, Quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố. Phòng Y tế có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà Nước. Phòng được thành lập trên cơ sở sự tách ra từ Uỷ ban dân số gia đình và phát triển Trẻ em và từ yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Y tế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Căn cứ Thông Tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BYT-BNV ngày 12/4/2005 của Bộ Y tế- Bộ Nội vụ" Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyện môn giúp UBND quản lý Nhà nước về y tế tại địa phương" Căn cứ Nghị quyết số 17/2006/NQ- HĐND ngày 09/12/2006 của Hội đồng nhân dân thành phố phê chuẩn thành lập Phòng y tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Y tế huyện Từ Liêm được quy định như sau: Chức năng: Tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý Nhà nước về y tế ở địa phương, gồm: chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, y tế dự phòng, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người,mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu, giúp UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình và các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ vông tác y tế địa phương; theo dõi, kiểm tra thực hiện; kịp thời phát hiện những phát sinh mới báo cáo UBND quận, huyện, giải quyết. Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Y tế, hành nghề y dược tư nhân theo phân cấp: -Xây dựng kế hoạch thanh tra,kiểm tra hàng năm và đột xuất về lĩnh vực y tế, hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn trình UBND quận, huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; - Xây dựng kế hoạch quản lý dược đối với y tế phường, xã, thị trấn hàng năm và dài hạn trình UBND quận, huyện phê duyệt. Ban hành danh mục thuốc sử dụng các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở y tế; thực hiện cung ứng thuốc theo quy định. Giám sát, kiểm tra công tác phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND quận, huyện và thành phố. Phối hợp với các ngành đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác khám chữa bệnh: khám chữa bệnh thông thường; xử lý cấp cứu ban đầu theo phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành; khám sức khoẻ cho nhân dân và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế(nếu có); chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản cộng đồng. Quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn: chương trình, nhiệm vụ công tác,chuyên môn nghiệp vụ; tiền lương, tiền công, biên chế, hợp đồng làm việc tại trạm y tế; Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý về công tác cán bộ của Trạm y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố. Phối hợp với Phòng Tài chính lập kế hoạch tài chính- Ngân sách hàng năm cho các hoạt động y tế trên địa bàn; hoạt động thường xuyên của các trạm y tế và thực hiện các chương trình, dự án y tế theo phân bổ của Sở Y tế sau khi được UBND thành phố duyệt. Tham gia các buổi giao ban, các hội nghị do trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tổ chức; các hội nghị Sở Y tế tổ chức bàn về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn quận, huyện. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND quận, huyện giao. Tổ chức- biên chế: Phòng Y tế huyện Từ Liêm hiện nay gồm 5 người: 01 Trưởng Phòng 01 Phó phòng 01 Nhân viên kế toán 02 Nhân viên chuyên môn Cán bộ phòng y tế huyện Từ Liêm là những người có kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công việc, tốt nghiệp các trường Cao đẳng và Đại học và đã từng là những bác sỹ, dược sỹ có chuyên môn và kinh nghiệp trong lĩnh vực y tế, do đó họ rất am hiểu về lĩnh vực mình quản lý. Trong hoạt động của mình, Phòng Y tế đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN CỦA HUYỆN TỪ LIÊM I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG Y, DƯỢC TƯ NHÂN 1. Hệ thống y, dược tư nhân Việt Nam: Nhằm đáp ứng các nhu cầu mà y tế công không thể đủ và tận dụng hơn nữa lực lượng nhân viên Y tế Nhà nước đã nghỉ hưu. Năm 1986 Chính Phủ Việt Nam bắt đầu cho phép y tế tư nhân hoạt động. Từ năm 1989, Chính Phủ ban hành nhiều đạo luật, pháp luật, Nghị định để quản lý hoạt động của hệ thống y tế tư nhân. Hành nghề y, dược tư nhân bao gồm: Hành nghề y; Hành nghề y dược học cổ truyền; hành nghề dược; Hành nghế vắc xin, sinh phẩm y tê; Hành nghề trang thiết bị y tế. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân bao gồm: Cơ sở y, dược tư nhân; Cơ sở y, dược dân lập; Cơ sở y, dược có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Vị trí- vai trò của hành nghề y, dược tư nhân : *.Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Hành nghề y, dược tư nhân có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội. Biểu hiện cụ thể như sau: - Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người nhằm mang đến sự cường tráng về thể lực, tăng cường trí lực, phát triển tâm lực cho mỗi cá nhân, góp phần tạo ra nguồn lực cơ bản cho sự phát triển của xã hội trong tương lai. - Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Với bất kì ai, ở vị thế xã hội nào đều có nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trong một khía cạnh nhất định, những nhu cầu này tăng lên theo sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần, Chính vì vậy khi đồi sống vật chất và tinh thần được nâng cao thì nhu cầu sống khoẻ mạnh, nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên. Hẹ thống y, dược tư nhân ra đời đáp ứng những yêu cầu chính đáng đó khi mà y tế Nhà nước không đủ sức tự đảm bảo sự cung cấp của mình. -Y, dược tư nhân góp phần mang lại một sức khoẻ tốt- nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là đòi hỏi bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hệ thống y tế nói chung, hành nghề y, dược tư nhân nói riêng chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó. *. Vai trò đối với ngành y tế nói chung: - Ngành y tế, y dược tư nhân là một bộ phận của ngành y tế. Nếu như ngành y tế có vai trò lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân thì y, dược tư nhân có vai trò đắc lực giải quyết những khó khăn, nan giải mà y tế công chưa có điều kiện đáp ứng, giúp nhân dâm được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nhất là trong việc tránh sự quá tải cho khu vực Nhà nước. - Góp phần hoàn thiện mạng lưới y tế rộng khắp với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú, đa dạng. *. Vai trò của công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân huyện Từ Liêm: Hành nghề y, dược tư nhân là hoạt động sử dụng sức mạnh của cộng đồng để phục vụ chính cộng đồng mình được tốt nhất. Hoạt động này có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội, do vậy muốn khai thác và phát huy những lợi ích, hạn chế những tiêu cực phát sinh do hoạt động này mang lại cần thiết phải có sự quản lý từ phía Nhà nước. Sự chỉ đạo, quản lý từ phía Nhà nước sẽ giúp hệ thống y, dược tư nhân hoạt động theo một trật tự nhất dịnh, mang lại những lợi ích lớn lao. Từ Liêm là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội cũ, có 15 xã, 1 thị trấn, dân số gần 33 vạn người. Trong những năm qua cùng với tốc độ đô thị hoá và những diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh. Cùng với đó là sự gia tăng của nhu cầu được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân, chính sách xã hội hoá y tế nhằm huy động mọi nguồn lực từ nhân dân vào hoạt động y tế là những lý do làm cho hệ thống y tế tư nhân phát triển lớn mạnh không ngừng. Dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế thành phố Hà Nội và huyện uỷ- UBND Từ Liêm công tác quản lý đối với các cơ sở y, dược tư nhân đã đạt được những thành tựu nhất định. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM Những kết quả đạt được: 1.1. Quản lý việc thành lập các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: Năm 2007 huyện Từ Liêm có 170 cơ sở hành nghề y tế tư nhân hoạt động trên địa bàn 16 xã, thị trấn, tăng 34 cơ sở so với năm 2006. Năm 2008 con số này đã tăng gần gấp đôi. Tính đến tháng 02/2009 toàn huỵen có 317 cơ sở, trong đó có 81 cở sở y( chiểm 25.6%), 17 cơ sở y học cổ truyền ( chiếm 5.4%) và 219 cơ sở dược( chiếm 69%). Các cơ sở y tế tư nhân thành lập trên cơ sở sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi họ đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về thủ tục thành lập, về điều kiện thành lập do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp luật quy định về hành nghề y, dược tư nhân gồm: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 1993, sửa đổi bổ sung năm 2003; các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư liên quan. Để thực hiện tốt công tác quản lý đối với các cơ sở y, dược trên địa bàn huyện, phòng Y tế đã sớm xây dựng quy trình thủ, thủ tục cấp giấy phép hành nghề y, dược tư nhân, niêm yết công khai tạo thuận lợi cho các cơ sở y tế tư nhân hoàn chỉnh các thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là khâu giúp phòng y tế tién hành công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở này một cách chặt chẽ hơn. Ngoài những yêu cầu chung về trình độ chuyên môn, sức khoẻ, đạo đức...đối với người hành nghề y, dược tư nhân phải tiến hành đầy đủ các quy định của pháp luật về giấy tờ như: Chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp, giấy đăng ký kinh doanh do UBND huyện Từ Liêm cấp, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn vàb điều kiện hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp. Quy trình làm thủ tục hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân Từ liêm gồm các bước sau: Bước 1: Làm thủ tụchồ sơ xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề tại Sở Y tế Hà Nội. Bước 2: Xin cấp giấy phép kinh doanh tại UBND huyện Từ Liêm. Bước 3: Làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kện hành nghề tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND huyện( mẫu hồ sơ mua tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Hành chính UBND huyện). Phòng y tế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của cơ sở đầy đủ trong vòng 5 ngày sẽ kiểm tra và thẩm định cơ sở; trong vòng 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ sẽ có kết quả giấy chứng nhận đủ điều kiện, chủ cơ sở sẽ nhận kết quả tại Sỏ y tế. Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận và thành lập các cơ sở y tế tư nhân đã được công khai và được hướng dẫn cụ thể cho mỗi cá nhân khi họ có nhu cầu. Nhờ đó việc thành lập các cơ sở y, dược tư nhân trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tiết kiệm được thời gian đi lại của người dân. Đồng thời cũng giúp cho việc theo dõi, giám sát, chỉ đạo hoạt động của các cơ sở này trở nên đơn giản hơn nhiều so với trước. Phòng Y tế có thể nắm bắt một cách chính xác địa điểm của từng cơ sở, loại hình cở sở, quy mô, trình độ chuyên môn của chủ các cơ sở này...Từ đó có sự can thiệp kịp thời ngăn chặn hay giúp đỡ các cơ sở đó phát triển theo đúng mục đích đăng ký, mang lại lợi ích cho không chỉ bản thân họ mà còn mang lại những lợi ích cho chính những người bệnh, cho nhân dân trong vùng, đồng thời giúp phát triển hệ thống y tế huyện. 1.2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ sở hành nghề y, dược tư nhân: Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, hướng dẫn cho các cơ sở này hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Bằng các hình thức khác nhau như: kiểm tra, củng cố kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên cho chủ các cơ sở y tế tư nhân, đưa các thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ sở y, dược tư nhân, thông tin về thuốc cho cán bộ y tế, bác sỹ, dược sỹ... một cách kịp thời thông qua cácb phương tiện truyền thông của huyện,hay các lớp học chuyên sâu, lớp nâng cao kiến thức, hoặc thông qua các hội y học, Hội đông y... Tiến hành công tác thanh tra thường xuyên và định kỳ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối với các cơ sở hoạt động trái phép, không phép hoặc sử dụng giấy phép đã hết hạn. Đầu năm 2009, phòng Y tế huyện và Tổ y tế xã hội đã tiến hành kiểm tra hoạt động đối với một số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn các xã: Đại Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Xuân Đỉnh, Liên Mạc, Phú Diễn, Mỹ Đình, thị trấn Cầu Diễn... Kết qủa thu được như sau: Số TT Loạị hình Số lượng cơ sở Số cơ sở được kiểm tra Tổng số Có phép Không phép Đóng cửa hạ biển Tổng số Phòng y tế kiểm tra Tổ y tế xã hội kiểm tra 1 Hành nghề dược 219 216 2 3 61 31 30 2 Hành nghề y 81 81 0 1 39 20 19 3 HN y học cổ truyền 17 17 0 0 15 7 8 Cộng 317 317 2 4 115 58 57 (Theo báo cáo hoạt động hành nghề y, dược tư trên địa bàn huyện Từ Liêm,tháng 1/2009) Kết quả trên cho thấy, hầu hết các cơ sở y tế tư nhân đã chấp hành đầy đủ các quy định về giấy phép kinh doanh của Nhà nước. Chỉ có 2/219 cơ sở hành nghề dược đang sử dụng các loại giấy tờ không hợp lệ, các cơ sở này đã đã bị phạt cảnh cáo ngay lập tức và bị đình chỉ hoạt động và được yêu cầu phải tiếp tiến hành đăng ký lại nếu hoạt động trở lại. Điều tra về những cở sở đã đóng cửa hạ biển, trong số 3 cơ sở hành nghề dược là các nhà thuốc tư, đại lý thuốc nguyên nhân phải đóng cửa hạ biển là do hiệu quả kinh doanh thấp, chuyển từ nhà thuốc thành quầy thuốc tư. Một phòng khám răng hàm mặt tại xã Đại Mỗ- Từ Liêm cũng phải đóng của hạ biển do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, trang bị kỹ thuật sử dụng trong phòng khám không đáp ứng yêu cầu của công việc. Tháng 1/2009 vừa qua Phòng y tế phối hợp với trung tâm y huyện, Tổ y tế xã hội tién hành kiểm tra đột xuất đối với 115/317 cơ sở trong đó có 61/219 cơ sở hành nghề dược,39/81 cơ sở hành nghề y, 15/17 cơ sở y học cổ truyền. Điều này cho thấy được công tác thanh kiểm tra của Nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân ở huyện Từ Liêm đã đựơc triển khai khá đầy đủ. Hoạt động này nếu tiến hành tốt sẽ ngăn chặn được nhiều hoạt động vượt quá những quy định của pháp luật của các cơ sở này. Tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về hành nghề, không để tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành. Năm 2008, qua kiểm tra 350 lượt cơ sở đang tiến hành các hoạt động hành ngề y, dược, cơ quan kiểm tra đã xử lý và phạt tiền 13 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 21 cơ sở do vi phạm pháp luật về hành nghề y tế tư nhân, cảnh cáo 48 cơ sở khi phát hiện những biểu hiện vi phạm. Ngày 8/7/2008 qua kiểm tra theo dõi đã một hiệu thuốc bán ma tuý " đội lốt" hiệu thuốc tư nhân tại xã Đông Ngạc, chủ hiệu là một phụ nữ trung niên. Hiệu thuốc giả này đã rất thận trọng khi hoạt động, chúng hay bán thuốc cho những con nghiện đã quen, hoặc qua giới thiệu của những con nghiện này, có tổng cộng 4 người tham gia buôn bán tại đó nhưng không lộ mặt mà chỉ môi giới, tìm khách hàng, chúng không có kiến thức về y, dược chỉ có chủ hiệu Lê Thị Thuý Hồng là có bằng Trung cấp dược. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội này đã sớm bị phát hiệm và bị xử lý nghiêm minh. Đối với các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, cơ sở làm đẹp bằng thuốc...cũng được kiểm tra, rà soát thường xuyên đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng quy định, tiêu chuẩn theo quy định, các hoạt động cố ý lợi dụng pháp luật để kiếm lời, trái lương tâm sẽ bị xử lý nghỉêm minh. Kiểm tra, giám định chất lượng của các trang thiết bị y tế được sử dụng trong các cơ sở y tế tư nhân theo định kỳ đã buộc các cơ sở này phải phải luôn chú ý tới chất lượng trang thiết bị y tế, chấp hành theo quy chuẩn của Bộ Y tế. 1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân của hệ thống y tế tư nhân: Trong nhiều năm vừa qua hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn huyện đã có sự đóng góp không nhỏ vào kết quả chăm sóc sức khỏ nhân dân của huyện. Tính đến tháng 1/2009 có 317 cơ sở y tế tư nhân hoạt động hoạt động trên địa bàn huyện tăng nhiều so với các năm trước, điều này chứng tỏ chủ trương xã hội hoá công tác y tế của Nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần trong xã hội tham gia công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần giảm quá tải cho các cơ sở y tế Nhà nước. Năm 2008 các cơ sở y tế tư nhân đã khám chữa bệnh cho trên 130.000 lượt bệnh nhân, cấp cứu 1.980 lượt bệnh nhân, tư vấn sức khoẻ 50.800 lượt người, các cơ sở hành nghề dược đã đầu tư gần 10 tỷ đồng vốn kinh doanh thuốc chữa bệnh. Ngoài ra hệ thống y tế tư nhân còn tham gia giám sát dịch bệnhtại địa bàn hoạt động, rất nhiều các mầm mống dịch bệnh đã được các cơ sở này phát hiện và thông báo với cơ quan Nhà nước để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, dập tắt nguồn gây bệnh. Đặc biệt hàng năm ban liên lạc hội hàng nghề y dược tư nhân đã tổ chức quyên góp tiền để khám chữa bệnh và cấp thuốc miễm phí cho đối tượng chính sách (khám chữa bệnh cho 500 người/ 1 năm, trị giá tiền thuốc lên tới hàng chục triệu đồng). 1.4. Quản lý các hoạt động khác: Ngoài ra, các cơ sở y, dược tư nhân còn phải tham gia các hoạt động khác như: Tham gia các chương trình tiêm chủng mở rộng do trung ương và địa phương phát động, tự nguyện tham gia đóng góp công sức khi được yêu cầu từ phía Nhà nước; tham gia công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện...Đặc biệt, các cơ sở này phải tham gia công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Nhà nước thuộc lĩnh vực của mình nhằm đưa các kiến thức về sức khoẻ, về an toàn vệ sinh nhanh chóng đến được với người dân, giúp cho mục tiêu của các chương trình này nhanh chóng được thực hiện với hiệu quả cao nhất. Những hạn chế: Bên cạnh những mặt đã làm được trong hoạt động quản lý Nhà nước về y, dược tư nhân, thực tiễn quản lý Nhà nước huyện Từ Liêm vẫn còn những hạn chế.Cụ thể như sau: 2.1.Những tồn tại trong hoạt động của các cơ sở y: Việc phát triển hệ thống y tế tư nhân với nhiều hình thức là phù hợp với mục tiêu xã hội hoá nhằm mở rộng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, giảm gánh nặng cho y tế nhà nước. Tuy nhiên việc quản lý chưa thật hiệu quả hay nói đúng hơn là chưa đủ mức đã mang lại nhiều băn khoăn, lo lắng từ phía những người dân khi sử dụng dịch vụ này. Tình trạng nhiều bác sỹ làm không đúng chuyên khoa hay không được đào tạo mà vẫn tiến hành khám chữa bệnh khiến người bệnh chịu nhiều thiệt thòi, có những trường hợp bác sỹ chuẩn đoán sai về bệnh khi phát hiện thì đã muộn, tình trạng để xáy ra tai nạn khi đang chữa trị vẫn còn diễn ra tại một số cơ sở khám chữa bệnh.... Mặc dù đã có không ít các văn bản pháp luật cấm bác sỹ vừa kê đơn vừa bán thuốc nhưng làm thế nào để các quy định ấy thực sự được tuân thủ trên thực tế đối với các cơ sở y tế nhà nước đã khó, với y tế tư khó lại càng khó. Cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp thực sự hiệu quả để giải quyết tình trạng này. Bên cạnh những cơ sở y tế tư nhân luôn cố gắng trạng bị cho phòng khám của mình những trang thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất sử dụng trong khám chữa bệnh thì vẫn tồn tại những phòng khám qua nhiều năm liền sử dụng các trang thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, chất lượng kém..., một số khác thì quảng cáo vượt quá khả năng, công dụng của sản phẩm. Một vấn đề ngày nay người ta quan tâm nhiều đó là vấn đề "y đức" của các y bác sỹ, người ta phàm nàn nhiều về tình trạng xuống cấp trong đạo đức nghề nghệp của người làm nghề y, vì thực tế cho thấy rất nhiều y bác sỹ hiện nay khám bệnh không bằng lương tâm nghề nghệp mà chỉ mong thu lợi cho bản thân. 2.2. Tồn tại trong hoạt động hành nghề dược: Ý thức tự giác của chủ những cơ sở kinh doanh dược phẩm còn thấp, rất nhiều cơ sở kinh doanh dược không có giấy phép kinh doanh, có những cơ sở sử dụng loại giấy phép đã hết thời hạn sử dụng, chỉ khi được cơ quan chức năng hỏi đến họ mới vội vàng biện minh và hứa sẽ đi đăng ký ngay. Mặc dù đã có những quy định về thuốc theo tiêu chuẩn GMP của Bộ y tế áp dụng đối với tất cả các cơ sở kinh doanh thuốc nhưng vẫn tồn tại việc bán thuốc kém chất lượng, thuốc đã hết thời hạn sử dụng...Số này tuy không nhiều nhưng cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin của nhân dân vào lương tâm của người làm nghề y. Xuất phát từ thói quen của đa số người Việt Nam khi di mua thuốc thường không nói rõ bệnh cho dược sỹ mà chỉ mua thuốc theo thói quen chỉ định loại thuốc cần mua. Bênh nhận không nói nhưng bác sỹ cũn không hỏi mà cứ thản nhiên bán thuốc cho người mua không quan tâm tới mục đích sử dụng của người mua, cũng không hướng dẫn cách sử dụng thuốc,không đơn thuốc... Thói quen sử dụng mỹ phẩm ngày càng trở nên phổ biến, việc sử dụng loại mỹ phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn tới việc loàm đẹp của người tiêu dùng, vì vậy chất lượng mỹ phẩm rất quan trọng. Tuy nhiên một thực tế tấ đáng tiếc là có không ít các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,xuất sứ, hàng không tem bảo đảm,hàng nhập lậu, thậm chí là hàng nhái, hàng giả đánh lừa khách hàng... Nguyên nhân của những tồn tại trên ngoài ý thức trách nhiệm của bản thân những người tiến hành kinh doanh chưa cao còn có lý do từ những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn Từ Liêm nói riêng, trong quản lý đối với hệ thống y tế nói chung. 2.3. Những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước: Trong nhiều năm qua mặc dù đã có sự cố gắng, nỗ lực nhưng do những điều kiện khách quan, chủ quan tác dộng nên công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn huyện vẫn còn không ít nhưng yếu kém: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền chưa thật sự sát với thực tế, tình trạng cấp trên chỉ đạo không phù hợp để có thể giải quyết vấn đề của cấp cơ sở, chính vì vậy các biện pgáp sử dụng không phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân không thể kỉêm soát một cách đầy đủ, toàn diện nguyên nhân do lực lượng tham gia thanh kiểm tra còn mỏng không thể kiểm soát hết số lượng khá lớn các cơ sở trong toàn huyện. Mặt khác, chính những tiến hành kiểm tra lại không có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, vì vậy rất khó có thể nhận diện đúng những sai phạm của các cơ sở y, dược tư nhân. Các biện pháp xử lý đối với các cơ sở vi phạm còn chưa thực sự thoả đáng, chế tài áp dụng chưa đủ mạnh so với vi phạm, do đó tình trạng tái phạm lần 2, lần 3 vẫn còn xảy ra. Nhiều cán bộ thanh tra còn chưa thực sự công bằng trong xử lý các vi phạm, cố tình lờ đi khi phát hiện sai phạm, hoặc xử lý dựa vào tình cảm và các mối quan hệ thân thuộc... Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháop luật của Nhà nước đến các cơ sở y tế tư nhân trong huyện chưa tìm kiếm được giải pháp thực sự hữu hiệu,các hình thức tuyên truyền được sử dụng chưa đa dạng, cũng chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Tóm lại, qua tìm hiều thực trạng của hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và của công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở này chúng ta thừa nhận sự nỗ lực, cố gắng hết mình của đội ngũ cán bộ quản lý y tế huyện và các xã, thị trấn. Thành tựu trong công tác quản lý đã góp phần vào sự phát triển của y tế tư nhân trong huyện, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá công tác y tế trên địa bàn huỵện. Tuy còn hạn chế nhưng nếu có sự cải tiến, đổi mới trong cơ chế làm việc sẽ thu được kết qua như mong muốn. 3. Đánh giá nguyên nhân thành công, tồn tại: Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, huyện uỷ- HĐND- UBND huyện Từ Liêm công tác quản lý Nhà nước về y, dược tư nhân của huyện trong những năm qua đã có nhiều thành tựu đáng kể, đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu, kế hoạch thành phố giao và Những nghị quyết của HĐND đề ra. Công tác quản lý các cơ sở khám chữa bệnh, kiểm tra giám sát hoạt động của y tế tư nhân được tiến hành theo định kỳ, phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm. Các chương trình y tế đã lôi kó được nhiều cơ sở y tế tư trong toàn huyện được triển khai có hiệu quả tại cộng đồng, thu hút nhiều cơ sở y, dược tư nhân tham gia. Đến cuối năm 2008 huyện Từ Liêm đã duy trì 16/16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế đạt hiệu quả cao. 3.1. Nguyên nhân thành công: Sự tham mưu kịp thời của Phòng y tế, trung tâm y tế với huyện uỷ HĐND-UBND huyện, đồng thời có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ HĐND-UBND huyện và sự phối hợp chặt chẽ các ngành, đoàn thể của huyện, 16 xã, thị trấn. Sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ phiòng Y tế, Trung tâm y tế cùng với sự phối hợp của cán bộ, nhân viên y tế,cộng tác viên, các hội của huyện như: hội Đông y, Hội y sỹ nghỉ hưu... Sự nhiệt tình trong công việc và thành thạo trong công tác chuyên môn của cán bộ phòng y tế huyện, UBND huyện trong hành động và phối hợp hành động. Hệ thống trang thiết bị hỗ trợ và phục vụ công việc của phòng được trang bị tương đối đầy đủ, hiện đại đã giúp, đặc biệt mọi thông tin dữ liệu được truyền đạt và trao đổi một cách nhanh chóng, chính xác, tạo sự kết nối thuận tiện giữa Phòng y tế với UBND huyện, xã, thị trấn và với các cơ quan, tổ chức liên quan. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hoạt động tích cực có hiệu quả của các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các đoàn thể các xã, thị trấn. 3.2. Nguyên nhân tồn tại: Một số cấp uỷ chính quyền xã chưa thấy hết được vai trò, trách nhiệm trong điều hành và quản lý cơ sở y tê tư nhân trên địa bàn, mà còn uỷ thác toàn bộ cho cơ quan y tế. Cơ cấu hệ thống tổ chức y tế cơ sở chưa ổn định đã tạo nên những bất cập trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền huyện và xã. Năng lực đội ngũ y tế tư nhân chưa theo kịp sự phát triển và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới. Mặt khác, lực lượng cán bộ quản lý còn mỏng so với khối lượng công việc cần giải quyết và số lượng các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Năng lực, trình độ của một số cán bộ còn những hạn chế, đặc biệt là những hạn chế khi một người phải kiêm nhiệm các công việc khác nhau. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động quản lý các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân còn hạn hẹp, thậm chí bị chia nhỏ theo số lượng các công việc khác nhau. Do đó không đủ kinh phí cho tất cả các hoạt động quản lý, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ sở này. Tình hình thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng đến việc chủ động trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của y tế tư nhân trên toàn huyện khi dich bệnh xảy ra. Địa bàn huyện Từ Liêm là nơi trung chuyển giao thương phía Tây Bắc thành phố, lượng người đông đúc qua lại từ nhiều hướng gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với việc mua bán, trao đổi, khám chữa bệnh của nhân dân tại các cơ sở y tế tư nhân. Mặt khác, dân số diễn biến phức tạp do đô thị hoá nhanh, dân số cơ học tăng nhanh cũng gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan quản lý. CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN I. PHƯƠNG HƯỚNG- NHIỆM VỤ 1.Mục tiêu cụ thể: Duy trì chuẩn y tế tại 16 xã, thị trấn. Không để tình trạng hành nghề không phép, trái phép, khám chữa bệnh không theo quy định của pháp luật xảy ra. Huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y, dược tư nhân phát triển. Đảm bảo tất cả các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân tham gia các chương trình y tế của huyện khi được yêu cầu. Giám sát và kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở y tế tư nhân đang hoạt động, giao cho các đơn vị quản lý từng xã, thị trấn cùng phối hợp quản lý và báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động của các cơ sở y, dược tư từng xã, thị trấn cho cấp trên. 2.Một số nhiệm vụ trọng tâm: - Kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nhân lực cho Phòng y tế, Trung tâm y tế, đội kiểm tra thanh tra...theo quy định. - Tăng cường vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về y tế, tiếp tục xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, huy động các tầng lớp trong xã hội cùng tham gia đóng góp nhân lực, vật lực cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. - Triển khai đồng loạt, có hiệu quả các chương trình y tế tại cộng đồng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thành phố và huyện giao cho công tác quản lý các cơ sở y tế tư nhân. - Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ cho trẻ suy dinh dưỡng...tại chính các cơ sở y tế tư nhân. - Tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tư nhân nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tư. II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân sao cho phù hợp với các văn bản pháp luật của cấp trên. Đổi mới và cải tiến quy trình cấp giấy chứng nhận, giấy phép hành nghề y, dược tư nhân cho người dân, giúp họ nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính. 2. Củng cố hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc, đảm bảo chất lượng trong hoạt động khám chữa bệnh trong toàn huyện; nâng cấp các phòng kiểm tra chất lượng; giám sát chất lượng dịch vụ và các tiêu chuẩn thực hanhgcủa y tế tư nhân; kiểm soát việc quảng cáo về dược phẩm ngăn chặn tình trạng quảng cáo quá khả năng thực tế khiến người bệnh có những hiểu biết thiếu chính xác, thậm chí không đúng về công dụng, tác dụng của sản phẩm. 3. Giáo dục, huấn luyện về quản lý thuốc cho các cán của ngành dược tại tuyến huyện và tại các xã, thị trấn nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý; nâng cao năng lực chuyên môn cho những cán bộ quản lý thuốc. 4. Phát triển hệ thống thông tin về thuốc cho cán bộ y tế, dược sỹ, người bán thuốc nhằm giúp họ cập nhật thông tin về y tế một cách nhanh chóng, thuận lợi. 5. Điều chỉnh chương trình đào tạo về dược lâm sàng và dược lý cho các dược sỹ mới vào nghề và tiến hành kiểm tra trình độ tay nghề cho các y bác sỹ, dược sỹ bằng các biện pháp như: tổ chức các khoá học nâng cao tay nghề, tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, học hỏi giữa các y bác sỹ, dược sỹ trong cùng huyện hoặc cùng xã. 6. Áp dụng tiêu chuẩn GMP của ASEAN đối với các cơ sở kinh doanh sinh phẩm, dược phẩm trong toàn huyện theo quy định mới của Bộ Y tế nhằm đảm bảo chất lượng thốc trên thị trường. Xử lý nghiêm, phạt nặng đối voíư các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc kếm chất lượng, thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc... 7. Sửa đổi, bổ sung quy chế về chuẩn đoán, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân về kê đơn thuốc, bán thuốc, xây dựng danh mục kê đơn, ban hành và thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn" thực hành tốt kê đơn". 8.Riêng đối vói ngành dược, căn cứ trên các quy định , quy chế về lộ trình thực hiện nhà thuốc GPP với mục tiêu đảm bảo các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong hành nghề tại nhà thuốc của bác sỹ và nhân sự dược trên tinh thần tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn ở mức độ cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. 9. Kiểm soát việc sử dụng thuốc bừa bãi, bất hợp lý, hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh của người tiêu dùng và của các dược sỹ, nhân viên y tế tại tất cả các cơ sở y tế trong toàn huyện. 10. Đưa ra những quy định cụ thể hướng dẫn về các tiêu chuẩn, chất lượng tối thiểu và quy trình thực hành đối với những cá nhân cung ứng vật tư y tế. 11. Phân định rõ trách nhiệm của các ban ngành, các tổ chức, cá nhân được giao quiyền quản lý đối với các cơ sở y tế tư trong từng xã và trong toàn huyện. 12. Đấy mạnh xã hội hoá công tác y tế, đa dạng hoá các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhân dân, huy động tối đa nhân lực, vật lực, tài lực từ các cơ sở y tế tư nhân tham gia chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; tham gia phòng chống dịch bệnh, phối hợp, giúp đỡ cơ quan chức năng cùng theo dõi, giám sát tình hình diễn biến dịch bệnh; theo dõi hoạt động của các đối tượng nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma tuý...trên địa bàn nơi đạt cơ sở mình. 13. Tạo điều kiện cho y học cổ truyền phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực nghiên cứu, tìm tòi phương pháp chữa trị hiệu quả, phát huy thế mạnh của nền y học dân tộc. 14. Khuyến khích, khen thưởng kịp thời cho những người hành nghề cho những người hành nghề y, dược tư nhân có thành tích trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, có những cống hiến cho cộng đồng. 15. Tạo ra những phong trào có tính chất tình nguyện để các cơ sở y, dược tư nhân tham gia đóng góp trong khả năng có thể. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN 1. Cần tăng cường hơn nữa khả năng phối kết hợp giữa Phòng y tế- trung tâm y tế- các ban, ngành đoàn thể trong toàn huyện như: Đài truyền thanh, hội Chữ thập đỏ, công an huyện, chính quyền 16 xã, thị trấn...nhằm làm cho công tác quản lý được toàn diện, kịp thời hơn. 2. Cần đưa ra được các giải pháp khắc phục những hạn chế đã và đang tồn tại trong công tác quản lý hiện nay với cách thức hạn chế nào có giải pháp đấy, làm cho y, dược tư nhân thực sự trở thành nguồn đóng góp mạnh mẽ vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương và trong toàn huyện. 3. Tuỳ theo đặc điểm riêng có của huyện mà có sự bố trí, sắp xếp nhân sự trong hoạt động quản lý sao cho phù hợp, theo đó mỗi địa phương trong huyện lại căn cứ vào đặc điểm của mình mà có sự sắp xếp hợp lý. 4. Cần tìm kiếm thông tin chi tiết về số lượng và hoạt động của những người hành nghề y, dược tư nhân từ đó có những kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau trước mắt và lâu dài. 5. Phòng y tế huyện Từ Liêm là cơ quan chuyên môn quản lý lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, trực thuộc UBND huyện. Do vậy Phòng y tế có vai trò quan trọng chính trong công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân của huyện. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ do UBND huyện và thành phố giao, phòng cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp hành động với các phòng, ban trong Uỷ ban và với các cơ quan, tổ chức liên quan để công tác quản lý của mình được tốt nhất. 6. Cán bộ nhân viên trong phòng phải thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công việc cho lãnh đạo phòng cũng như trao đổi các công việc với đồng nghiệp để cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác chuyên môn, tránh trường hợp thiếu người đó thì người khác công việc không thể giải quyết. 7. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính và phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. 8. Về biên chế nhân sự, so với các phòng ban khác trong Uỷ ban và so với khối lượng công việc cần giải quyết thường xuyên thì hiện nay Phòng y tế đang thiếu nhân sự, vì vậy cán bộ trong phòng vẫn thường xuyên phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau nên trong nhiều trường hợp không đạt hiệu quả công việc như mục tiêu đã định. Cần tìm kiếm người phù hợp bổ sung cho phòng Y tế để công viẹc được qiải quyết nhanh chónh hơn, thuận lợi hơn, giải quyết nhanh nhất các công tác hành chính. 9. Đưa ra những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân để được cấp thêm nguồn kinh phí tài chính cho các hoạt động của Phòng được diễn ra thường xuyên, không bị trì hoãn do thiếu kinh phí gây ra. Trên đây là một số kiến nghị, đề xuất do tôi rút ra từ trong quá trình tìm hiểu, quan sát hoạt động của Phòng y tế huyện Từ Liêm trong suốt quá trình thực tập của mình. Muốn đạt hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân nói riêng, quản lý ngành y tế nói chung cần tập chung giải quyết những tồn tại trên, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất. KẾT LUẬN Phát triển hệ thống y tế toàn diện, rộng khắp là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, từ mục tiêu làm cho tất cả mọi người được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ đến mục tiêu đạt chất lượng phục vụ cao nhất, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Trong suốt những năm qua, y tế Từ Liêm đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động chăm sóc sức khỏe chung của thành phố Hà Nội, đã hình thành mạng lưới y tế rộng khắp trải khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện, trung bình mỗi xã có khoảng 20 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động. Thị trấn Cầu Diễn là nơi có hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh mẽ nhất, hiện đang có 34 cơ sở y, dược đang hoạt động thường xuyên, những năm gần đây nhờ công tác quản lý tốt tình trạng hoạt động không giấy phép không còn diễn ra. Hoạt động của các cơ sở này rất công khai và thường xuyên. Tuy còn một số hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan và những bất cập, khó khăn trong quá trình quản lý chưa thực sự khoa học mang lại. Do vậy, để hệ thống y, dược tư nhân thực sự phát huy vai trò của mình trong hệ thống y tế, chia sẻ gánh nặng cho y tế Nhà nước cần thiết phải có sự phối hợp giứa các ban ngành, đoàn thể và có sự linh hoạt trong sử dụng các biện pháp đối với từng đối tượng khác nhau cho phù hợp. Có như vậy thì công tác xã hội hoá hoạt động y tế mới mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. 2. Quyết định số 1601/2008/ QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện ngày 06/5/2008. 3. Quyết định 334/2007/ QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội về việc thành lập Phòng y tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện ngày 24/01/2007 4. Giáo trình Quản lý Nhà nước về văn hoá- Giáo dục- Y tế, Học viện Hành chính Quốc Gia,2003. 5. Thông tư 07/ 2007/ TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân. 6. Báo cáo hoạt động hành nghề y, dược tư nhân năm 2007,2008 của Phòng Y tế huyện Từ Liêm. 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân của huyện từ liêm - thực trạng và giải pháp.doc