Công tác quản lý môi trường tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp Hồ chí minh

1. Giới thiệu chung: 2. Tình hình quản lý môi trường tại các KCX, KCN: 2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường: 2.2. Tình hình công tác BVMT: 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT: 2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã thực hiện: 2.2.3. Công tác BVMT tại các KCX, KCN 2.2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung: 2.2.3.2. Xử lý nước thải cục bộ và đấu nối nước thải của các doanh nghiệp 2.2.3.3. Tình hình xử lý khí thải tại các KCX, KCN: 2.2.3.4. Thu gom và xử lý CTR (chất thải rắn), chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCX, KCN: 2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trường: 3. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác quản lý môi trường: 3.1. Những thuận lợi: 3.2. Khó khăn: 3.2.1. Về cơ sở pháp lý: 3.2.2. Về hoạt động BVMT: 4. Các nội dung thực hiện trong thời gian tới: 4.1. Giải pháp trước mắt: 4.1.1. Đối với HEPZA: 4.1.2. Đối với Công ty PTHT (Chủ đầu tư KCX, KCN): 4.1.3. Đối với các doanh nghiệp: 4.2. Giải pháp dài hạn: 5. Kiến nghị: Phụ lục 1: Tình hình xử lý nước thải tập trung và đấu nối thoát nước các KCX, KCN Tp. HCM Phụ lục 2: Tình hình phát sinh chất thải tại các KCX, KCN

pdf12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác quản lý môi trường tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp Hồ chí minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Anh Tuấn Phó trưởng ban Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM 1. Giới thiệu chung: Tính đến 31/03/2009, thành phố Hồ Chí Minh đã có 3 KCX, 10 KCN đi vào hoạt động với 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,43 tỷ USD. Trong đó, đầu tư nước ngoài 463 dự án, vốn đầu tư đăng ký 2,62 tỷ USD; đầu tư trong nước 689 dự án, vốn đầu tư 27.104,24 tỷ đồng (tương đương 1,81 tỷ USD); 250.000 công nhân; kim ngạch xuất khẩu lũy kế 20,5 tỷ USD. Tổng diện tích đất thuê lũy kế là 1.238/1.600ha đất thương phẩm được phép cho thuê của 13 KCX, KCN đang hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 77%. Trong tổng số 1.152 dự án đầu tư còn hiệu lực, có 971 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,2 tỷ USD. 2. Tình hình quản lý môi trường tại các KCX, KCN: 2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường: - Ngày 14/03/2008 Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, theo đó Ban quản lý sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý môi trường như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN, kiểm tra, thanh tra và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT). - Theo Thông tư 4/2008 TT-BTNMT ngày 18/09/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT, Ban quản lý đã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, cụ thể đã thực hiện xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT các doanh nghiệp đã hoạt động trong KCX, KCN. - Theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 28/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT và Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ngày 13/4/2009 của UBND thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố (HEPZA) thì HEPZA chuẩn bị thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN. - Căn cứ Quyết định 30/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 13/04/2009 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 1519/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 13/04/2009 về việc thành lập Thanh tra Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, theo đó HEPZA sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý và BVMT trong khu công nghiệp. 2.2. Tình hình công tác BVMT: 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về BVMT: a. Tại HEPZA: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong KCX và KCN, HEPZA thành lập Phòng quản lý môi trường (trên cơ sở tách ra từ Phòng quản lý Xây dựng và Môi trường từ tháng 9/2008). Bên cạnh đó, còn có 2 Phòng Đại diện HEPZA tại KCX, KCN có chức năng có cán bộ nắm thông tin tại từng khu, làm đầu mối kiểm tra doanh nghiệp trên các lĩnh vực 2 lao động, xây dựng, môi trường…. Hiện nay số chuyên viên về QLMT của HEPZA là 8 người (5 của Phòng quản lý môi trường, 3 của Phòng Đại diện). b. Tại các Công ty PTHT (Phát triển hạ tầng) KCX, KCN: Căn cứ điều 36 Luật BVMT, từ tháng 9/2008, HEPZA đã yêu cầu các Chủ đầu tư KCX, KCN thành lập bộ phận chuyên trách BVMT tại các Công ty PTHT trong đó có một lãnh đạo Công ty PTHT phụ trách. Hiện nay số lượng cán bộ của Bộ phận BVMT các khu là trên 100 người có đào tạo để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT, phát hiện các hành vi vi phạm về môi trường, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Từ tháng 9/2008, công việc kiểm tra định kỳ và giám sát các doanh nghiệp là nhiệm vụ của Bộ phận BVMT các Công ty PTHT KCX, KCN; trường hợp khó khăn, HEPZA và phối hợp Sở TNMT hỗ trợ. Định kỳ hàng tháng, HEPZA có chế độ giao ban với Bộ phận BVMT các KCX, KCN làm luân phiên tại từng khu, có tham quan thực tế hệ thống XLNT (xử lý nước thải) tập trung của khu để trao đổi kinh nghiệm. 2.2.2. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã thực hiện: - HEPZA đã chủ động kiểm tra và phối hợp với Sở TNMT kiểm tra, thanh tra về môi trường các doanh nghiệp: Từ năm 2001 đến năm 2006: 2.165 lượt doanh nghiệp. Trong năm 2007 đã xử phạt 77 trường hợp với số tiền 1.021.000.000 đồng, năm 2008 xử phạt 184 doanh nghiệp vi phạm với số tiền phạt là 1.890.500.000 đồng. - Từ tháng 7/2002 đến tháng 6/2006 (Thực thi quyết định 76) HEPZA đã cấp 590 Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho các dự án đầu tư vào các KCX, KCN của thành phố. - Từ tháng 01/2009 đến 31/03/2009 (Thực thi Thông tư 04) HEPZA đã phê duyệt 1 và xác nhận 9 bản đề án BVMT. - Ngoài những công tác chuyên môn, HEPZA còn hỗ trợ công tác tập huấn kiến thức các văn bản quy định hiện hành về BVMT, sản xuất sạch…cho các doanh nghiệp trong KCX, KCN. - Từ tháng 9/2008, HEPZA đã có văn bản đề nghị các Công ty PTHT KCX, KCN bắt đầu thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát về môi trường và thông báo cho các doanh nghiệp biết để hỗ trợ thực hiện. Cho đến nay công tác này đã dần ổn định, bộ phận BVMT các KCX, KCN đã thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát định kỳ về BVMT đối với các doanh nghiệp. HEPZA cũng có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về BVMT. - Công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT, danh sách doanh nghiệp đã khắc phục, danh sách các đơn vị tư vấn - cung ứng dịch vụ về BVMT trên trang Web của HEPZA để sử dụng sức mạnh của công luận và công khai thông tin về BVMT theo quy định của pháp luật. 2.2.3. Công tác BVMT tại các KCX, KCN 2.2.3.1. Hệ thống xử lý nước thải tập trung: a. Nhà máy xử lý nước thải tập trung: Đến tháng 9/2008, 12/13 KCX, KCN đã có nhà máy XLNT đi vào vận hành. Riêng KCN Tân Phú Trung đã xây dựng xong nhà máy XLNT tập trung nhưng việc đấu nối nước thải từ các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi KCN được thành lập) vào mạng lưới thu gom đang được triển khai. Hiện nay, tổng công suất có khả năng xử lý của các nhà máy XLNT tại các KCX, KCN của thành phố là 53.000m3/ngày. b. Mạng lưới thu gom nước thải: 3 Có 12/13 KCX, KCN về cơ bản đã hoàn chỉnh mạng lưới thu gom nước thải để đưa toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp về nhà máy XLNT tập trung. Riêng KCN Tân Phú Trung đã thi công mạng lưới đường ống thu gom nước thải tạm cho các doanh nghiệp hiện hữu (hoạt động từ trước khi KCN được thành lập) để đưa nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung, dự kiến tháng 5/2009 sẽ thu gom toàn bộ nước thải phát sinh. 2.2.3.2. Xử lý nước thải cục bộ và đấu nối nước thải của các doanh nghiệp: Hiện nay, trong tổng số 971 doanh nghiệp đang hoạt động, có 334 doanh nghiệp có phát sinh nước thải; trong đó có: 264 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, nước thải ô nhiễm đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ và được Sở TNMT nghiệm thu; 72 doanh nghiệp còn lại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ (Hầu hết những doanh nghiệp có phát sinh lưu lượng nước thải sản xuất thấp, phát sinh không thường xuyên như: nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải, vệ sinh thiết bị và nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn). Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất quy mô lớn, nước thải ô nhiễm đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng chất lượng nước sau xử lý của một số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống XLNT cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành khi có kiểm tra; hoặc có hệ thống xử lý nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hoặc không vận hành, dẫn đến nhà máy XLNT tập trung của KCN bị quá tải về nồng độ. Về tình hình đấu nối nước thải, cho đến nay, cơ bản tất cả các doanh nghiệp tại 12/13 KCX, KCN đều đã đấu nối vào mạng lưới thu gom nước thải để đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN. Một vài trường hợp do KCN đang tiến hành hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải nên các doanh nghiệp chưa đấu nối hoàn chỉnh vào (Khu A KCN Hiệp Phước, Tân Phú Trung). 2.2.3.3. Tình hình xử lý khí thải tại các KCX, KCN: Trong tổng số 971 doanh nghiệp đang hoạt động, có 174 trường hợp phát sinh bụi, khí thải đặc trưng, chủ yếu bao gồm các tác nhân chính như: Khí thải lò hơi, hơi axít từ quá trình xi mạ, hơi dung môi của công đoạn sơn, mùi hôi của quá trình thuộc da…và bụi từ các công đoạn sản xuất gỗ, đánh bóng. Hiện đã có 92 doanh nghiệp lắp đặt thiết bị thu gom, xử lý bụi thải, khí thải đặc trưng, 82 doanh nghiệp còn lại chủ yếu có phát sinh khí thải lò hơi. 2.2.3.4. Thu gom và xử lý CTR (chất thải rắn), chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCX, KCN: - Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng hơn 20 doanh nghiệp thực hiện công việc thu gom, trung chuyển, phân loại và xử lý chất thải rắn, CTNH. Các doanh nghiệp này đều được Bộ/Sở TNMT cấp Giấy phép hành nghề và thực hiện công tác thu gom chất thải trong KCX, KCN. - Tuân thủ theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 và của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quyết định về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại và Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH, các doanh nghiệp KCX, KCN đã từng bước xác lập cho công ty mình một quy trình thu gom, lưu trữ, chuyển giao chất thải theo đúng quy định hiện hành. Cho đến hết tháng 3/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã cấp trên 400 Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại cho các doanh nghiệp trong KCX, KCN. 4 Tính đến nay, trong tổng số 13 KCX, KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì đã có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung và Linh Trung II) và 2 KCN (Tân Bình, Lê Minh Xuân) có đầu tư trạm phân loại, trung chuyển rác thải các loại; các KCN còn lại thì phần lớn do các đơn vị có chức năng trên địa bàn thành phố thu gom trực tiếp tại các nhà máy có phát sinh. Ngoài ra các trạm XLNT tập trung phát sinh lượng bùn thải sẽ được Công ty PTHT KCN thu gom giao Công ty Môi trường đô thị thành phố xử lý. Đối với các doanh nghiệp có ý thức cao về công tác quản lý, xử lý CTNH thì tuân thủ đúng quy trình thu gom phân loại đúng quy định và ký kết Hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý triệt để. Đối với lượng rác công nghiệp, phế liệu thì doanh nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển để đưa về các trạm trung chuyển. Phần lớn các doanh nghiệp này đều tuân thủ đúng theo các nội dung yêu cầu của Sổ Đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được Sở TNMT cấp. 2.2.4. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trường: HEPZA đã chủ động phối hợp cùng Công ty PTHT KCN tiếp nhận thông tin khiếu nại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra hiện trường và yêu cầu doanh nghiệp vi phạm phải có giải pháp khắc phục tránh gây ô nhiễm khu vực lân cận. Thời gian qua, các vụ kiện thông thường đã được giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp kéo dài mà trong quá trình giải quyết, HEPZA phải phối hợp với Thanh tra Sở TNMT, chính quyền địa phương. 3. Thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác quản lý môi trường: 3.1. Những thuận lợi: - Tính đến tháng 4/2009, những cơ sở pháp lý về công tác quản lý môi trường tại các KCX, KCN đã được UBND thành phố ủy quyền thì HEPZA sẽ tiếp nhận và xử lý các hồ sơ pháp lý liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong KCX, KCN như thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT. Sắp đến, HEPZA sẽ làm việc với UBND các Quận - Huyện có KCX, KCN để thực hiện việc ủy quyền về Cam kết BVMT của doanh nghiệp mới thành lập trong khu. - Việc thành lập Thanh tra của HEPZA sẽ góp phần tăng cường tính thời gian và hiệu quả xử lý vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm trong công tác BVMT. - Sự hỗ trợ tích cực của Sở TNMT trong công tác kiểm tra, thanh tra và xử phạt các đơn vị vi phạm về môi trường trong các KCX và KCN. - Việc hình thành và hoạt động lực lượng cảnh sát môi trường cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về BVMT. - Chi cục BVMT phối hợp tốt trong công tác thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trong các KCX và KCN. - Các Công ty PTHT KCN phối hợp thường xuyên trong công tác kiểm tra và giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh đặc biệt là vai trò của bộ phận BVMT của các KCX, KCN. - Các KCX và KCN đã cơ bản xây dựng hoàn chỉnh hệ thống XLNT và đưa vào vận hành ổn định. Ý thức của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trong công tác BVMT thông qua việc đầu tư, vận hành các trạm XLNT. - Phản ánh kịp thời và hiệu quả của các cơ quan thông tấn cũng góp phần nâng cao nhận thức BVMT, phê phán những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp. 5 3.2. Khó khăn: 3.2.1. Về cơ sở pháp lý: - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, vừa thiếu vừa chồng chéo, chưa có hệ thống chế tài nghiêm khắc đủ sức răn đe sự vi phạm nên hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT thấp. - Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường (Cảnh sát môi trường) chưa cụ thể, rõ ràng và thống nhất nên hoạt động đang gặp một số khó khăn, lúng túng, chưa phát huy tốt hiệu lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT. - Các nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường bên trong KCX, KCN chưa được quy định cụ thể (quản lý nước thải, quản lý chất thải rắn, quản lý khai thác nước ngầm, quản lý khí thải…). - Các quy định về cưỡng chế khi bị xử lý vi phạm hành chính về môi trường chưa được cụ thể. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính bằng tiền chưa đủ mạnh để chấn chỉnh các hành vi vi phạm. Nhiều trường hợp không tuân thủ các quyết định xử lý vi phạm, không đóng tiền phạt, không thực hiện các yêu cầu khắc phục về môi trường. Các hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc như đóng cửa sản xuất, ngưng cung cấp nước sạch, ngưng cung cấp điện, không cho thoát nước thải hoặc xử lý hình sự đối với một số doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng chưa được thực hiện. Do đó, các doanh nghiệp vi phạm, tái phạm công tác BVMT còn phổ biến. 3.2.2. Về hoạt động BVMT: - Mạng lưới thu gom nước mưa đi ngầm của một số KCN, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đấu nối thoát nước thải của doanh nghiệp, có một số doanh nghiệp lén đấu nối nước thải vào nước mưa. Ngoài ra, do mạng lưới thoát nước mưa liên thông với mạng lưới thoát nước hay kênh rạch bên ngoài KCX, KCN do đó có tình trạng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp từ bên ngoài chảy vào bên trong KCX, KCN gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Bên cạnh đó, thủy triều cũng ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước mưa, khi triều dâng lên cao chảy tràn vào nhà xưởng, khi thủy triều rút xuống gây nên hiện tượng nước chảy ra từ hệ thống thoát nước mưa của doanh nghiệp ra ngoài, vì vậy khi kiểm tra lại cho rằng doanh nghiệp đấu nối thoát nước sai. - Việc xử lý bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung tại một số KCN chưa được quan tâm và xử lý đúng quy định dẫn đến vi phạm trong việc quản lý chất thải nguy hại. - Việc giám sát chất lượng môi trường định kỳ không phản ánh trung thực mức độ ô nhiễm do hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp gây ra (khi kiểm tra phải có văn bản thông báo đến các doanh nghiệp). - Các doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ báo cáo chất lượng môi trường một cách đều đặn và đúng thời gian. Việc tổng hợp và xử lý thông tin báo cáo chưa có hướng dẫn chi tiết, cơ quan quản lý chỉ tiếp nhận mà thiếu việc phản hồi cho doanh nghiệp các yêu cầu cần khắc phục, sửa chữa. - Quy định về quan trắc chất lượng môi trường định kỳ chưa hợp lý (ví dụ đối với một số loại hình công nghiệp không phát sinh ô nhiễm vẫn phải đo đạc nước thải, khí thải 3 tháng/lần là không hợp lý). - Việc quản lý chất thải rắn, CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn như đối với các trường hợp doanh nghiệp chỉ phát sinh một lượng CTNH khối lượng nhỏ (giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn) thì khó hợp đồng với các đơn vị thu gom, xử lý dẫn đến việc bị xử lý vi phạm trong công tác quản lý CTNH. Còn nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng chuyển giao xử lý chất thải nguy hại nhưng tuân thủ đúng 6 quy trình, chưa thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn, để lẫn lộn vào chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại. - Hiện nay do chưa có trung tâm xử lý CTNH tập trung của khu vực nên CTNH phát sinh từ các doanh nghiệp rất khó ký hợp đồng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý vì năng lực xử lý có hạn mà khối lượng CTNH ngày càng tăng do đó không tránh khỏi tình trạng ùn tắc, xử lý không kịp dẫn đến việc xử lý sai quy trình mà báo chí trong thời gian qua có phản ánh. - Lực lượng cán bộ/nhân viên chuyên trách môi trường tại một số KCN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác BVMT tại KCN. Một số lượng lớn các doanh nghiệp hoàn toàn không có nhân viên phụ trách về mảng quan trọng này, chủ yếu là kiêm nhiệm. - Công tác quản lý hồ sơ về môi trường tại nhiều doanh nghiệp chưa được quan tâm, không lưu giữ các hồ sơ môi trường là một trong những nguyên nhân thực hiện không đúng các quy định về BVMT đã được các cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. - Chủ doanh nghiệp còn mang tư tưởng đối phó với cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề BVMT. Ý thức BVMT của một số doanh nghiệp còn kém, còn phổ biến tình trạng xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ để đối phó với cơ quan chức năng, chỉ vận hành hệ thống khi có kiểm tra. Không ít doanh nghiệp có xây dựng hệ thống XLNT cục bộ nhưng đã xuống cấp, hiệu quả xử lý không cao hay không vận hành, thoát nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đưa vào mạng lưới thu gom dẫn đến tình trạng quá tải của hệ thống XLNT tập trung KCX, KCN. - Khai thác nước ngầm hiện nay vẫn chưa kiểm soát được từ đó không kiểm soát được lưu lượng nước đưa về các nhà máy XLNT tập trung của KCN. 4. Các nội dung thực hiện trong thời gian tới: 4.1. Giải pháp trước mắt: 4.1.1. Đối với HEPZA: 4.1.1.1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường: - Tổ chức thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong KCX, KCN theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 28/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT đã được UBND thành phố ủy quyền tại Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ngày 13/4/2009 của UBND thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp thành phố. - Từng bước thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra môi trường theo Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 13/4/2009 của UBND thành phố về việc thành lập Thanh tra Ban quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nêu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý và BVMT trong khu công nghiệp. - Thực hiện xác nhận và phê duyệt các đề án BVMT các doanh nghiệp đã hoạt động trong KCX, KCN theo Thông tư 04/2008 TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án BVMT. - Làm việc với UBND các quận/huyện để ủy quyền cho HEPZA tiếp nhận Bản cam kết BVMT và cấp Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết BVMT đối với các dự án đầu tư vào KCX, KCN. - Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy nhằm đáp ứng được nhiệm vụ quản lý môi trường các KCX, KCN thành phố theo Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/02/2008 về 7 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT và Nghị định 29/2008/NĐ-CP. 4.1.1.2. Xây dựng quy chế phối hợp đạt hiệu quả đối với các cơ quan quản lý môi trường liên quan (Sở TNMT, Phòng Cảnh sát môi trường - CATP và Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, UBND các Quận/Huyện có KCX, KCN trú đóng). 4.1.1.3. Tiếp tục rà soát, kiểm tra việc xả thải nước thải, rò rỉ nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt ra hệ thống thống thoát nước mưa để chấn chỉnh và yêu cầu khắc phục. Tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh việc thu gom, đấu nối thoát nước tất cả các doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp cơ quan chức năng trong xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường trong KCX, KCN. Kiên quyết đề xuất ngưng hoạt động các công đoạn sản xuất phát sinh ô nhiễm của các doanh nghiệp vi phạm. Đề xuất cấp trên cho thí điểm rút Giấy phép/Chứng nhận đầu tư đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng, kéo dài. Công khai danh sách các đơn vị vi phạm và làm tốt về môi trường trên Trang Thông tin điện tử của HEPZA và cung cấp cho các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tạo dư luận xã hội phê phán các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần và biểu dương những doanh nghiệp làm tốt và nâng cao nhận thức BVMT của các doanh nghiệp. 4.1.1.4. Tập huấn, phổ biến kiến thức các quy định của pháp luật về BVMT cho lãnh đạo các doanh nghiệp nắm rõ. Mời chủ các doanh nghiệp vi phạm về môi trường (Chưa đầu nối, đã đấu nối nhưng chưa xử lý cục bộ, vi phạm bị thanh tra xử phạt) lên làm việc về lý do vi phạm kéo dài, chậm khắc phục và hướng cam kết khắc phục với tiến độ cụ thể. Báo cáo, đề xuất tổ chức Đảng cho kiểm tra tư cách đảng viên đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có tổ chức Đảng trong việc chấp hành pháp luật nhà nước trong đó có pháp luật về môi trường. 4.1.1.5. Chỉ đạo các Công ty PTHT KCX, KCN phát huy chức năng, nhiệm vụ Bộ phận BVMT khu để tăng cường hiệu quả quản lý môi trường; thực hiện chế độ giao ban định kỳ đạt hiệu quả. 4.1.2. Đối với Công ty PTHT (Chủ đầu tư KCX, KCN): 4.1.2.1.Tiếp tục hoàn thiện CSHT (cơ sở hạ tầng) về BVMT (Hệ thống thu gom nước thải, trạm XLNT tập trung, trạm thu gom phân loại và chuyển giao chất thải…). Đối với các KCN mới lưu ý thiết kế hệ thống thoát nước mưa theo dạng mương hở để dễ dàng kiểm soát các vi phạm đấu nối nước thải. Thường xuyên kiểm tra và tu bổ mạng lưới thu gom nước thải tránh tình trạng xuống cấp. Đối với những KCX, KCN có liên thông với hệ thống kênh rạch cần lắp đặt hệ thống van ngăn triều để hạn chế tình trạng nước triều gây ngập mạng lưới thoát nước. 4.1.2.2. Nhà máy XLNT tập trung vận hành thường xuyên, đủ công suất và đạt tiêu chuẩn để đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn quy định xả thải vào nguồn tiếp nhận. 4.1.2.3. Hoàn thiện bộ máy chuyên môn về BVMT của khu (Đủ nhân sự có chuyên môn), thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều 36 Luật BVMT là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về BVMT đối với các doanh nghiệp trong khu. 4.1.2.4. Tăng cường giám sát chất lượng môi trường tại các điểm tiếp nhận nước thải từ doanh nghiệp để yêu cầu khắc phục kịp thời, đảm bảo chất lượng nước thải đầu vào không ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT tập trung và báo cáo HEPZA biết để phối hợp xử lý khi cần thiết. 4.1.2.5. Thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong KCX, KCN. 8 4.1.3. Đối với các doanh nghiệp: 4.1.3.1. Tuân thủ các quy định về BVMT, nghiêm chỉnh đầu tư, vận hành các hệ thống xử lý ô nhiễm; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp trong sử dụng cơ sở hạ tầng KCX, KCN và phí bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phí BVMT đúng quy định pháp luật. 4.1.3.2. Nâng cao nhận thức BVMT, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn nguyên, nhiên liệu trong sản xuất. Tăng cường giải pháp sản xuất sạch hơn, quản lý nội tại hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả. Có bố trí cán bộ phụ trách môi trường tại doanh nghiệp. 4.1.3.3. Phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định và vận hành thường xuyên (Nước thải sản xuất, khí thải); 4.2. Giải pháp dài hạn: 4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý môi trường và tài nguyên của KCN, phát huy vai trò của bộ phận chuyên môn về BVMT của KCX, KCN. 4.2.2. Xây dựng hệ thống quan trắc tự động để quản lý và giám sát, kiểm tra chất lượng nước thải tại các KCX, KCN để có hệ thống cơ sở dữ liệu và kịp thời phát hiện các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Ứng dụng các công cụ tin học để đơn giản hóa công tác quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và tại doanh nghiệp. 4.2.3. Tăng cường đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng các kiến thức quản lý BVMT cho các bộ phận môi trường KCX, KCN và các nhân viên chuyên trách về môi trường của các doanh nghiệp trong KCX và KCN. 4.2.4. Phối hợp Sở TNMT kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng nước ngầm và xả thải nước thải của các doanh nghiệp trong KCN. Từng bước hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm để bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm chung của thành phố. 4.2.5. Phối hợp Sở TNMT, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các quận/huyện có KCX, KCN rà soát để xác định chính các nguồn thải trên địa bàn để có cơ sở xác định trách nhiệm của các đơn vị xả nước thải làm ảnh hưởng đến môi trường. 4.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp về công tác BVMT. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các Công ty PTHT KCX, KCN trong việc nắm tình hình và phát hiện doanh nghiệp vi phạm môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhiều lần dưới các hình thức: ngưng hoạt động các công đoạn sản xuất phát sinh ô nhiễm, ngừng cung cấp điện, ngừng cung cấp nước, không cho thoát nước thải, đóng cửa sản xuất, thu hồi Giấy phép đầu tư/Chứng nhận đầu tư. 5. Kiến nghị: 5.1. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng sớm thiết lập trung tâm xử lý CTNH tập trung để xử lý chất thải nguy hại phát sinh, hạn chế các vi phạm trong thời gian qua của một số đơn vị xử lý chất thải nguy hại trong thời gian qua 5.2. Sở TNMT, Sở Tư pháp sớm hoàn chỉnh, trình UBND thành phố ban hành các quy trình xử phạt, cưỡng chế ngưng sản xuất các doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng trong công tác BVMT. 5.3. Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung chi tiết các biện pháp chế tài và những quy định cụ thể ứng với từng trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường với tình tiết tăng nặng, đồng thời phải mang tính chất răn đe nhằm giáo dục các đối tượng xả thải phải có ý 9 thức cao trong việc BVMT. Cần có sự đồng bộ trong hệ thống các văn bản pháp quy về đầu tư, doanh nghiệp, BVMT, xử lý vi phạm hành chính và hình sự. Đầu tư cho phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Việc phát triển công nghiệp nhất thiết phải gắn liền với BVMT để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. Bên cạnh các thành quả tốt đẹp về đầu tư, kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm…, các KCX, KCN phải là đơn vị đi đầu tích cực làm cho môi trường trong sạch hơn. Trong KCX, KCN, các doanh nghiệp sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng chung nên giảm được chi phí, hạ được giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Mặt khác, việc tập trung các doanh nghiệp trong KCN sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc quản lý chất thải công nghiệp, BVMT sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy còn phải không ngừng phấn đấu với các giải pháp hữu hiệu và kịp thời để vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, trong đó có các giải pháp liên quan đến các vấn đề môi trường KCN, nhưng với tính tất yếu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các chính sách của nhà nước đối với các KCX và KCN được Chính Phủ và UBND thành phố và các Bộ ngành trung ương quan tâm là điều kiện thuận lợi để các KCN sẽ phát triển mạnh, môi trường KCN sẽ được bảo vệ tốt góp phần giữ môi trường xung quanh phát triển công nghiệp, bền vững. 10 Phụ lục 1: Tình hình xử lý nước thải tập trung và đấu nối thoát nước các KCX, KCN Tp. HCM STT Tên KCN, KCX Công suất thực tế/thiết kế (m3/ngđ) Tiêu chuẩn xả thải (TCVN 5945-1995) Mạng lưới thu gom Số doanh nghiệpđã đấu nối/Tổng số doanh nghiệp Ghi chú 1 Tân Thuận 4.500/10.000 A 100% 117 doanh nghiệp/117 doanh nghiệp (100%) 2 Linh Trung I 4.000/5.000 A 100% 30 doanh nghiệp/30 doanh nghiệp (100%) 3 Linh Trung II 2.500/3.000 B 100% 41 doanh nghiệp /41 doanh nghiệp (100%) 4 Lê Minh Xuân 3.200/4.000 B 100% 148 doanh nghiệp/156 doanh nghiệp (95%) Tân Tạo (GĐ 1) 4.000/4.500 B 100% 128 doanh nghiệp/128 doanh nghiệp (100%) 5 Tân Tạo (GĐ 2) 3.000/6.000 B. 100% 61doanh nghiệp/62 doanh nghiệp (98%) 6 Tân Bình 1.200/2.000 B 100% 139 doanh nghiệp/139 doanh nghiệp (100%) 7 Tân Thới Hiệp 1.200/1.500 A 100% 25 doanh nghiệp/25 doanh nghiệp (100%) 8 Tây Bắc Củ Chi 2.500/3.000 A 85% 41 doanh nghiệp/42 doanh nghiệp (98%) Nhà máy Bia Sài Gòn được phép xả nước thải sau xử lý ra MT 9 Hiệp Phước 1.000/3.000 B 100% 29 doanh nghiệp (Khu B&C)/49 doanh nghiệp (59%) (20 doanh nghiệp khu A đã có XLNT cục bộ và chờ thi công Cầu Đông Điền sẽ nối vào mạng lưới) 10 Cát Lái II (GĐ1) 600/600 B 100% 25 doanh nghiệp/ 25 doanh nghiệp (100%) 11 Vĩnh Lộc 3.000/5.000 B 80% 86 doanh nghiệp/88 doanh nghiệp 12 Bình Chiểu 1.500/1.500 A 100% 20 doanh nghiệp/20 doanh nghiệp (100%) (hiện vận hành đạt TC B) 13 Tân Phú Trung 4.000 (CS thiết kế) A Chưa thực hiện 0/49 doanh nghiệp Các doanh nghiệp đang thi công đấu nối. Tổng cộng 890 doanh nghiệp/971 doanh nghiệp 11 Phụ lục 2: Tình hình phát sinh chất thải tại các KCX, KCN Phát sinh nước thải Phát sinh khí thải, bụi thải KCX, KCN Số trường hợp phát sinh ô nhiễm Có xử lý cục bộ Không xử lý cục bộ Có xử lý Không xử lý KCX Tân Thuận 33 30 4 7 6 KCN Lê Minh Xuân 62 59 1 19 6 KCN Tân Bình 29 13 14 6 3 KCN Tân Tạo 59 45 7 9 25 KCN Vĩnh Lộc 45 23 10 9 10 KCN Hiệp Phước 22 15 1 3 7 KCX Linh Trung I 16 9 7 5 6 KCX Linh Trung II 18 6 10 6 3 KCN Bình Biểu 10 5 5 4 3 KCN Tân Thới Hiệp 12 8 4 2 1 KCN Tây Bắc Củ Chi 25 19 4 8 4 KCN Cát Lái 13 6 4 4 2 KCN Tân Phú Trung 28 26 1 10 6 TỔNG CỘNG 372 264 72 92 82 Tổng cộng: 372 trường hợp phát sinh ô nhiễm nước thải, khí thải. Trong đó: 334 trường hợp phát sinh nước thải và 174 trường hợp phát sinh khí thải (kể cả bụi thải). Có xử lý nước thải phát sinh: 264/334 Không xử lý nước thải phát sinh (*): 72/334 Có xử lý khí thải phát sinh: 92/174 Không xử lý khí thải phát sinh (**): 82/174 (*): Phần lớn là nước thải nhà ăn phát sinh. (**): Phần lớn là khí thải từ lò hơi. 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCông tác quản lý môi trường tại các khu chế xuất, khu công nghiệp tp Hồ chí minh.pdf
Luận văn liên quan