Công tác quản lý nhà nước về môi trường

Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay các Luật, Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn về công tác ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT hay các thủ tục liên quan đến công tác môi trường đã khá đầy đủ. Tuy nhiên chế tài xử phạt đang còn mang tính chất nhẹ tay, nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường, đặc biệt ở những vùng xa thành thị đang còn thiếu và yếu chuyên môn.

doc53 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý nhà nước về môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM gồm: 1. Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định (Phụ lục 2.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT). 2. Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư 26. 3. Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi). 4. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, ngoài các văn bản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành. 5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 26, ngoài các văn bản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó. I.2.3.2.2. Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM: Theo điều 19 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP: 1. Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này. 2. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành rà soát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ. 3. Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồng thẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phí thẩm định để tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án. 4. Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nội dung sau đây: a) Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan tổ chức việc thẩm định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua. Thời hạn, thủ tục thẩm định lại thực hiện như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường lần đầu; b) Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan thẩm định để xem xét, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vào thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; c) Gửi lại báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung. 5. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định này, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. I.2.4. Các bước thực hiện ĐTM: Những bước của một quá trình ĐTM: Sàng lọc dự án: để quyết định về quy mô và mức độ ĐTM. Xác định phạm vi dự án: Là sự cân nhắc các vấn đề về môi trường của dự án, xác định phạm vi và nội dung chính của ĐTM Xây dựng báo cáo ĐTM: gồm các mục trong hướng dẫn, ưu tiên các vấn đề sau: - Phân tích đánh giá tác động - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường - Kế hoạch giám sát Thẩm định báo cáo ĐTM: - Xem xét các tác động của dự án đến môi trường - Xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường - Chương trình giám sát môi trường - Loại bỏ hay thông qua dự án Phê chuẩn báo cáo ĐTM: quyết định phê chuẩn và các điều khoản yêu cầu bắt buộc kèm theo Thực hiện quản lý môi trường: - Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu - Kiểm tra, giám sát định kỳ sau ĐTM - Kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch quản lý đã cam kết trong ĐTM - Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu I.2.5. Cam kết bảo vệ môi trường: I.2.5.1. Đối tượng phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường: Theo điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các chủ dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dich vụ sau phải lập cam kết bảo vệ môi trường: a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy đinh của danh mục tại phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đề xuất hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. b) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. I.2.5.2. Nội dung bản cam kết BVMT: Theo mục 1, 2 điều 30 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP: 1. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao gồm: a) Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai; b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có; c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm: a) Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh, dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai; b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có; c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. I.2.5.3. Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường: Theo điều 46 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT: 1. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT b) Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án. 2. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm: a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT b) Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứng thực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 3. Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành. 4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT , ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó. I.2.6. Công tác thẩm định ĐTM, thực hiện Bản cam kết BVMT trong năm 2011: - Trong năm 2011, trên địa bàn có 39 công trình, dự án đã được thẩm định và trình UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt; thẩm định dự án cải tạo phục hồi môi trường 7 công trình dự án. - Xác nhận 206 bản cam kết bảo vệ môi trường và 25 dự án cải tạo phục hồi môi trường. - Thực hiện công tác quản lý báo cáo tình hình thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kiểm tra sau thẩm định. I.3. Công tác thu phí BVMT: I.3.1. Khái niệm phí dịch vụ môi trường ở Việt Nam: Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường. Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh đó, phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ môi trường. I.3.2. Các loại phí dịch vụ môi trường: I.3.2.1. Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải: Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Ðối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố. Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ. Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nước sạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vị nước sạch đó. Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. Ở đây, người ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặc chuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêu cực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải. I.3.2.2. Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải: Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể cả chất thải đô thị độc hại. Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phat triển kinh tế. Chính vì thế việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển xử lý vừa gián tiếp khuyến khích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải. Việc xác định mức phí của dịch vụ môi trường có thể thuận lợi khi cân nhắc, phân tích các chi phí cần thiết và dựa trên trọng lượng hoặc thể tích của rác thải. Nếu tiếp cận theo khối lượng rác thải thì các hộ gia đình phải có thùng đựng rác riêng đặt ở một vị trí cố định và việc trả phí phải hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở khối lượng rác thải sản sinh ra hàng ngày hoặc hàng tuần. Còn một cách tiếp cận khác là theo số lượng người trong một gia đình, căn cứ vào số người. Ví dụ 3 người một suất phí dịch vụ môi trường v.v... để xác định mức phí dịch vụ môi trường phải nộp. Theo cách này có thể không được công bằng nhưng thuận lợi hơn, tuy nhiên không khuyến khích được các hộ gia đình giảm thiểu rác thải. I.3.3. Mục đích, yêu cầu của việc thu phí bảo vệ môi trường nước thải: Theo quy định kèm theo quyết định 74/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh: - Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải; - Tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường để đầu tư xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh; - Thu đủ, thu đúng theo quy định, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xử lý chất lượng nước thải của đơn vị mình bảo đảm yêu cầu theo quy định trước khi thải ra môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững trong quá trình phát triển. I.3.4. Cơ sở của việc thu phí nước thải: - Căn cứ vào Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Căn cứ vào Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về sửa đổi một số điều NĐ 67/2003/NĐ-CP. - Căn cứ vào Nghị định 26/2010/NĐ-CP ngày 22/3/2010 của Chính phủ bổ sung khoản 2 điều 8 nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Căn cứ thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Căn cứ thông tư liên tịch số 107/2010/TTLT/BTC-BTNMT ngày 26/07/2010 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003, và thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT_BTC_BTNMT ngày 06/09/2007 hướng dẫn về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - Căn cứ quyết định 74/2004/QĐ-UBND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. I.3.5. Thủ tục và quy trình thu phí bảo vệ môi trường, nước thải công nghiệp: I.3.5.1. Trình tự thực hiện: Đối với các tổ chức: - Lập tờ khai theo hướng dẫn của Sở tài nguyên và môi trường. - Nộp phí nước thải công nghiệp tại kho bạc nhà nước. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường - Gửi công văn hướng dẫn lập tờ khai cho các đơn vị thuộc diện phải nộp phí nước thải công nghiệp. - Thông báo nộp tờ khai cho các đơn vị thuộc diện phải nộp phí nước thải công nghiệp. - Tiếp nhận tờ khai và tiến hành thẩm định tờ khai, lấy mẫu nước thải của đơn vị phân tích và đối chiếu với tờ khai của đơn vị nộp phí nước thải thực hiện lần đầu. - Ra thông báo nộp phí nước thải cho đơn vị. - Tiếp nhận hoá đơn chứng từ nộp phí. - Vào sổ theo dõi và lập báo cáo quyết toán với cơ quan thuế. I.3.5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Tài nguyên và Môi trường I.3.5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Hướng dẫn lập tờ khai. - Thông báo lập tờ khai. - Tờ khai nộp phí nước thải công nghiệp. Báo cáo thẩm định tờ khai, bao gồm: - Thông báo nộp phí. - Sổ theo dõi. - Báo cáo quyết toán. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). I.3.5.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai thu phí bảo vệ môi trường đúng theo biểu mẫu hợp lệ, Sở Tài nguyên và môi trường sẽ thẩm định tờ khai, lập báo cáo thẩm định tờ khai trình lãnh đạo Sở, lấy mẫu phân tích nước thải, đối chiếu với kết quả phân tích, thông báo nộp phí nước thải. I.3.5.5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có). - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường. - Cơ quan phối hợp ( nếu có ): Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế. I.3.5.6. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hoá đơn chứng từ nộp phí và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế. I.3.5.7. Lệ phí: - Thu phí theo thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm được quy định như sau: + ACOD thu 100-300 đồng/kg. + ATss thu 200-400 đồng/kg. + AHg thu 10.000.000-20.000.000 đồng/kg. + ABP thu 300.000-500.000 đồng/kg. + AAS thu 600.000-1000.000 đồng/kg. + ACd thu 600.000-1000.000 đồng/kg. I.3.5.8. Tên mẫu đơn tờ khai: Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định 74 /2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Bình). I.3.5.9. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số: 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số: 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư liên tịch số: 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT. - Thông tư liên tịch số: 106/2007/TTLT/BTC/BTNMT ngày 06 tháng 09 năm 2007 của Bộ tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.  I.3.6. Quản lý phí BVMT đối với nước thải công nghiệp: Phí nước thải công nghiệp 80% nộp vào Ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách 20% giao cho Sở Tài nguyên Môi trường trang trải chi phí 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương 15% dùng để trang trải chi phí cho việc đánh giá, lấy mẫu, phân tích nước thải 5% trang trải cho việc thu phí I.3.7. Khó khăn trong công tác thu phí nước thải công nghiệp: Đối với nước thải công nghiệp hiện nay không có căn cứ để tính phí, chỉ dựa vào số liệu kê khai của đối tượng chịu phí và các thông tin hiện có tại phòng, chưa có biện pháp điều chỉnh khi đối tượng chịu phí cố tình gian lận, sự phối hợp với Sở Tài chính trong xử lý vi phạm phí và lệ phí còn chậm. Các biện pháp chế tài hiện tại chưa đủ mạnh để xử lý đối với các đối tượng cố tình không kê khai hoặc kê khai không chính xác và nộp phí. II. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI ĐỊA PHƯƠNG: II.1. Định nghĩa công tác kiểm soát ô nhiễm: Kiểm soát ô nhiễm môi trường thường đựoc gọi tắt là KSON (tiếng Anh là Pollution control) được hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó. Xử lý Tái chế và sử dụng Phòng ngừa và giảm thiểu Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ phải được áp dụng với cấu trúc có sẵn, đó chính là thể chế, luật pháp, chính sách văn bản, tiêu chuẩn, quy định, các giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường… Tiêu hủy Nội dung và cấp bậc ưu tiên công tác KSON môi trường - Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên hàng đầu; - Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng một cách an toàn đối với môi trường; - Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý theo cách an toàn đối với môi trường; - Việc tiêu huỷ và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như là phương pháp cuối cùng và được tiến hành một cách an toàn đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng. II.2. Các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại địa phương: Ngày 05 tháng 6 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành quyết định số 2209/QĐ-UBND ngày 12/09/2008 kèm theo Kế hoạch thực hiện đi kèm nhằm triển khai Chỉ thị 17/2008/CT-TTg. Thực trạng nền Thực trạng các văn bản pháp luật Tầm nhìn, mục tiêu và chính sách Xây dựng các hành động hay dự án nhằm cải thiện môi trường Tính toán chi phí để xây dựng mỗi hành động Lựa chọn những hành động ưu tiên theo tầm quan trọng, chi phí, thời gian Tổ chức thực hiện Thực hiện và giám sát Những phản hồi Thực trạng Dự án và hành động Thực hiện và giám sát Khung kế hoạch công tác KSON II.3. Các biện pháp công nghệ xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương: Đối với nước thải sinh hoạt: - Dự án xây dựng trạm xử lý nước thải cho thành phố Đồng Hới theo công nghệ sinh học (mương ô xy hóa) dự kiến ở thông Đức Thủy, xã Đức Ninh, Tp. Đồng Hới đã được phê duyệt và đang gấp rút hoàn thành các thủ tục cần thiết. - Nước thải sinh hoạt ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn hiện nay hầu hết được xử lý ở bể tự hoại (được các hộ dân xây dựng), nước thải sau xử lý ở các bể này được xả ra kênh rạch. Đối với các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc thực hiện công tác kiểm soát đang khó khăn. Đối với rác thải sinh hoạt, dịch vụ, y tế: - Rác thải sinh hoạt và hoạt động kinh doanh, dịch vụ, y tế ở các thành phố, thị trấn được thu gom theo dịch vụ với công ty TNHH 1 thành viên Môi trường đô thị Quảng Bình. Rác thải được thu gom và đưa về xử lý tại các bãi rác trong tỉnh. Tại bãi rác có công suất lớn nhất tỉnh (bãi rác Lý Trạch, huyện Bố Trạch), là nơi tập trung rác chủ yếu của Tp. Đồng Hới và huyện Bố Trạch, cũng có thể coi là bãi rác có công nghệ xử lý hiện đại nhất, rác thải được tập trung, phân loại, sau đó đem chôn, quá trình chôn có xử lý bằng chế phẩm Cloroform nhằm hạn chế mùi hôi và dịch bệnh. Do điều kiện về kinh tế, xã hội tỉnh, nên công nghệ xử lý tại các bãi rác chủ yếu vẫn là chôn lấp hợp vệ sinh đối với chất thải sinh hoạt, chôn lấp đặc biệt với chất thải rắn y tế, công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế việc chôn lấp này nhiều cơ sở vẫn chưa đạt chuẩn. - Đối với tuyến xã, do điều kiện về giao thông, kinh tế, việc thu gom gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là hình thức tự thu gom và xử lý ngay trong địa bàn do xã quản lý. Cụ thể, trên địa bàn một số xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh), Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch), tất cả rác thải, bao ni lon, phế liệu...của mỗi gia đình đều được thu gom lại ở một túi ni lon lớn; mỗi thôn thành lập một tổ thu gom rác thác, mỗi tháng thu gom ở từng hộ gia đình 2 lần vào ngày đầu tháng và giữa tháng. Rác thác thu gom được đưa về bãi rác tạm của xã. Ngoài hợp đồng với một đơn vị của huyện thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải về nơi quy định, xã còn trích ngân sách hơn 70 triệu đồng để xây dựng bãi rác tạm của xã, tạo thuận lợi cho công việc thu gom rác thải trên địa bàn xã. Ở xã Cảnh Dương, thành lâp tổ thu gom rác thải do Hội cựu chiến binh của xã đảm nhiệm. Hàng ngày , tổ thu gom rác thải đến tận từng hộ gia đình thu gom rác đưa về xử lý tại bãi rác thải của xã. Mỗi gia đình, có nghĩa vụ đóng góp một tháng từ 5000 đồng đến 7000 đồng cho tổ thu gom rác thải. - Riêng chất thải y tế, được tổ chức thu gom và xử lý theo quy định riêng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, việc tổ chức xử lý đang còn khó khăn. Ở các bệnh viện tuyến huyện, rác thải thường tổ chức đốt và chôn lấp ngay trong khuôn viên, không đảm bảo an toàn theo quy định. Đối với bệnh viện Việt Nam – Cuba là bệnh viện lớn nhất tỉnh, lò đốt sử dụng công nghệ lò đứng cũ, công suất 40-50kg CTR y tế/ngày, không đáp ứng được lượng rác thải thực tế 70-80kg CTR y tế/ngày. Đối với các ngành công nghiệp: Trên địa bàn tỉnh có nhiều loại hình sản xuất công nghiệp, kinh doanh. Trong đó có các ngành có khả năng gây ô nhiễm cao như khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, nuôi trồng, chế biến thủy sản, cao su, sản xuất nhôm…Các công nghệ xử lý đối với các ngành này bao gồm: - Sản xuất xi măng: Sử dụng lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi tay áo, xiclon… - Nuôi trồng thủy sản: Hồ tùy nghi. - Chế biến mủ cao su: Hồ kỵ khí. Trên địa bàn có ít các ngành thải ra nhiều chất thải rắn công nghiệp. - Thực tế cho thấy công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa phương được thực hiện trong những năm gần đây là khá tốt, số vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng hầu như không có. II.4. Một số công nghệ xử lý ô nhiễm điển hình trong tỉnh: II.4.1. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình Asia Vina - Taiwan: II.4.1.1. Giới thiệu về nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình Asia Vina - Taiwan: Thông tin liên lạc: - TÊN DOANH NGHIỆP: CÔNG TY SẢN XUẤT NHÔM ASIA VINA-TAIWAN. - ĐỊA CHỈ: TK 8, PHƯỜNG BẮC LÝ, TP.ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH. - ĐIỆN THOẠI: (052)3837054 Tính chất, quy mô hoạt động: - Công ty sản xuất nhôm Asia Vina - Taiwan được xây dựng tại tiểu khu 8, phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới. Diện tích khuôn viên của Công ty là 7.870 m2 . - Công suất sản xuất 2.000 tấn sản phẩm/năm. II.4.1.2. Công nghệ sản xuất nhà máy: Công ty sản xuất nhôm Asia Vina - Taiwan sản xuất theo phương pháp nung nhôm nguyên liệu đến nhiệt độ 4500C - 5500C rồi dùng áp lực đùn nhôm qua khuôn để tạo hình thanh nhôm có các hình dáng mặt cắt đa dạng. Đây là công nghệ tạo hình hợp lý đã được các nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi. II.4.1.3. Dây chuyền xử lý nước thải nhà máy: Đặc điểm nước thải: - Nước thải sinh hoạt: Thành phần tương tự như nước thải sinh hoạt chung, lưu lượng khoảng 200m3/tháng, được xử lý bằng cách xây bể tự hoại, sau đó phần nước sau lắng được thấm vào đất. - Nước thải sản xuất: Trong dây chuyền sản xuất có sử dụng acid sunfuric và dung dịch NH3 khi sục rữa bể sẽ phát sinh ra lượng nước thải khoảng 30 m3/ngày có chứa các chất độc hại đến môi trường như lượng nhôm hòa tan, SO42-, NH3 và các chất độc hại khác có mặt trong hóa chất công nghiệp. Sơ đồ dây chuyền xử lý nước thải sản xuất: Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất Bồn chứa nước thải số 1(Xử lý trung hòa bước 1) Bồn chứa nước thải số 2 (Xử lý trung hòa bước 2) Bồn lắng cặn 1 Bồn chứa cặn Loại nước (lọc ép) Nước Cặn rắn (bùn nhôm) Nước thải đã xữ lý lần 1 Bồn lắng cặn 2 (Bồn lắng cặn 24 ngăn) Loại nước (lọc ép) Nước Cặn rắn (bùn nhôm) Nước chảy tràn ra mương bê tông thải ra môi trường là mương tưới tiêu Phía Bắc nhà máy Mô tả công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của Công ty: Nước thải sản xuất có chứa các thành phần như NaOH, H2SO4, và muối nhôm được dẫn về bồn chứa nước thải số 1 có dung tích là 10 m3 ở đây có sự phản ứng giữa các hóa chất có trong dây chuyền sản xuất. Quá trình trung hoà tiếp tục ở bồn chứa nước số 2 nhờ Ca(OH)2 tại đây có sự sục khí để khuấy trộn và đuổi CO2 (sản phẩm phụ của nước vôi), NH3 (có trong nước thải) nhằm tăng khả năng phản ứng. Nước thải tiếp tục chuyển sang bồn lắng cặn số 3 có dung tích là 35 m3, sự lắng cặn chủ yếu được thực hiện tại đây. Nước thải tại bồn này một phần quay lại dây chuyền sản xuất hoặc đưa qua hệ thống lọc ép lấy bùn nhôm, nước được loại ra ở hệ thống ép một phần quay lại bồn lắng cặn 1 một phần chuyển sang bồn lắng cặn số 2 với dung tích là 2.500m3 để tham gia vào quá trình xử lý tiếp theo. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sẽ thải ra môi trường bằng hệ thống mương dài 500m sau đó đổ vào mương tưới tiêu Phía Bắc Công ty. Hiệu quả xử lý: - Nước thải đầu ra đạt QCVN 24 : 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp). Kết quả giám sát lần gần nhất: Để đảm bảo chính xác, phải kiểm tra tất cả nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm bởi nước thải từ công ty: - Nước ngầm: Để đánh giá chất lượng nước ngầm khu vực, công ty đã tổ chức lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu chất lượng có liên quan đến hoạt đông Công ty tại giếng khoan Công ty và tại các giếng của những hộ dân cư lân cận. Kết quả phân tích như sau: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước ngầm. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 01:2009/ BYT QCVN 09:2008/ BTNMT M1 M2 M3 1 pH 5,6 5,4 4,0 6,5 - 8,5 5,5 - 8,5 2 Độ cứng tổng mg/l 140 260 180 £ 300 £ 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 255 349 364 £ 1000 £ 1500 4 Cd mg/l < 0,001 < 0,001 0,001 £ 0,003 £ 0,005 5 Cl- mg/l 42,6 35,5 39,05 £ 250 £ 250 6 Pb mg/l < 0,001 < 0,001 < 0,001 £ 0,01 £ 0,01 7 Crom (VI) mg/l < 0,01 < 0,01 0,01 £ 0,05 £ 0,05 8 SO42- mg/l 7 6 8 £ 250 £ 400 9 Nitrat mg/l 1,16 1,07 1,23 £ 50 £ 15 10 Zn mg/l 0,034 0,031 0,045 £ 3 £ 3,0 11 Fe ( sắt tổng số) mg/l 0,05 0,06 0,07 £ 0,3 £ 5 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật – Đo lường – Thử nghiệm Quảng Bình. Ngày lấy mẫu: 01/06/2011. Ghi chú: - M1: Giếng nhà Ông Dương Hồng Quang. - M2: Giếng nhà Bà Mởn. - M3: Giếng khoan tại Công ty. Kết quả kiểm tra chất lượng nước ngầm của Công ty nhôm ASIA VINA-TAIWAN và khu vực dân cư xung quanh Công ty so sánh với QCVN 09 : 2008/ BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm). Nguồn nước này được dân cư khu vực sữ dụng vào mục đích sinh hoạt và ăn uống vì vậy kết quả so sánh với QCVN 01 : 2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống) cho thấy độ pH của tất cả các mẫu nước trên không đạt yêu cầu theo Quy chuẩn (do đặc trưng của nước ngầm và vùng đất của khu vực). Nhưng điều này không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày vì hiện tại đại đa số những hộ dân cư lân cận đã dùng nước của Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Quảng Bình, đối với các giếng nước thì chủ yếu phục vụ cho mục đích tắm giặt, lau chùi nhà cửa, tưới cây... - Nước sinh hoạt: Nguồn nước cấp từ Công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Quảng Bình dùng để phục vụ sinh hoạt và ăn uống cho CBCNV và sản xuất của Công ty. Kết quả lấy và phần tích mẫu như sau: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 01 : 2009/BYT 1 pH 7,0 6,5 - 8,5 2 Độ đục NTU < 1 £ 2 3 Độ cứng tổng số mg/l 30 £ 300 4 NO2- (tính theo N) mg/l < 0,001 £ 3 5 NO3- (tính theo N) mg/l 0,12 £ 50 6 NH3 (tính theo N) mg/l < 0,01 £ 3 7 Cl- mg/l 21,3 £ 250 8 Fe tổng số mg/l 0,03 £ 0,3 9 Pb mg/l < 0,001 £ 0,01 10 Cặn hòa tan mg/l 85 £ 1000 11 Crom mg/l < 0,01 £ 0,05 12 Kẽm mg/l 0,012 £ 3 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật – Đo lường – Thử nghiệm Quảng Bình. Ngày lấy mẫu: 01/06/2011. Kết quả kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống của Công ty so sánh với QCVN 01 : 2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống), cho thấy các chỉ tiêu được kiểm tra hoàn toàn đạt yêu cầu theo Quy chuẩn. - Nước thải: Kết quả phân tích chất lượng nước thải. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 24 : 2009/BTNMT NT1 NT2 NT3 1 pH 3,7 6,4 6,9 5,5¸9 2 Chất rắn lơ lững mg/l 81 18 14 £ 108 3 COD mg/l 56 52 48 £ 108 4 BOD5 mg/l 11 8 7 £ 54 5 Mn mg/l 0,10 0,02 0,01 £ 1,08 6 Fe ( sắt tổng số) mg/l 0,12 0,06 0,06 £ 5,4 7 Crom (VI) mg/l 0,01 0,01 0,01 £ 0,108 8 Cu mg/l 0,012 0,09 0,009 £ 2,16 9 Zn mg/l 0,072 0,053 0,049 £ 3,24 10 Pb mg/l 0,002 0,002 0,001 £ 0,54 11 Cd mg/l 0,002 0,001 0,001 £ 0,0108 12 N (tổng số) mg/l 21,3 15,4 15,0 £ 32,4 13 SO4- mg/l 56 42 41 - 14 Cl- mg/l 56,8 46,15 46,15 £ 648 15 NH3 (tính theo N) mg/l 0,06 0,03 0,02 £ 10,8 16 H2S mg/l 0,012 0,004 0,002 £ 0,54 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật – Đo lường – Thử nghiệm Quảng Bình. Ngày lấy mẫu: 01/06/2011. Ghi chú: NT1: Nước thải đầu vào hệ thống xử lý. NT2: Nước thải đầu ra hệ thống xử lý. NT3: Nước thải ra môi trường tại cuối mương dẫn. So sánh kết quả kiểm tra chất lượng nước thải của Công ty sản xuất Nhôm Asia Vina - Taiwan với QCVN 24 : 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (Cmax) khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Cmax = C x Kq x Kf (trong đó hệ số Kq = 0,9; Kf = 1,2) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích của các mẫu đều đạt quy chuẩn cho phép, riêng chỉ tiêu pH của mẫu NT1 không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn (đây là mẫu nước chưa qua xử lý). - Nước mặt: Nhằm kiểm tra sự ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt tại vực nước tiếp nhận (mương thoát nước tưới tiêu nội vùng), công ty đã tổ chức lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực. Kết quả phân tích như sau: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả QCVN 08 : 2008/BTNMT NM1 NM2 1 pH 6,4 6,4 5,5 - 9 2 Chất rắn lơ lững mg/l 15 12 £ 50 3 COD mg/l 40 40 £ 30 4 BOD5 mg/l 13 11 £ 15 5 Chì mg/l 0,001 < 0,001 £ 0,05 6 Cr6+ mg/l 0,01 < 0,01 £ 0,04 7 NH3 ( tính theo N) mg/l 0,03 0,03 £ 0,5 8 NO2- (tính theo N) mg/l 0,003 0,004 £ 0,04 9 NO3- (tính theo N) mg/l 0,46 0,43 £ 10 10 CN- mg/l < 0,001 < 0,001 £ 0,02 11 Fe ( sắt tổng số) mg/l 0,03 0,02 £ 1,5 12 Zn mg/l 0,043 0,040 £ 1,5 13 Cadimi mg/l < 0,001 < 0,001 £ 0,01 14 Cu mg/l 0,004 0,003 £ 0,5 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật – Đo lường – Thử nghiệm Quảng Bình. Ngày lấy mẫu: 01/06/2011. Ghi chú - NM1: Mẫu nước tại vực nước tiếp nhận nước thải (cách điểm thải 100m). - NM2: Mẫu nước về phía thượng nguồn mương thủy lợi dùng đối chứng. Từ kết quả phân tích so sánh với QCVN 08 : 2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt), cột B1 - Áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 cho thấy chỉ tiêu COD của tất cả các mẫu nước vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên mẫu đối chứng không ảnh hưởng bởi nước thải Công ty sản xuất nhôm cũng có kết quả vượt quá quy chuẩn nên ta có thể kết luận đây là đặc trưng nước mặt của khu vực. II.4.2. Hệ thống xử lý khí thải nhà máy xi măng Áng Sơn: II.4.2.1. Giới thiệu về nhà máy sản xuất xi măng Áng Sơn: Thông tin liên lạc: - Tên doanh nghiệp chủ quản: Công ty cổ phần COSEVCO 6 - Địa chỉ: Số 2 đường Huyền Trân Công Chúa – TP. Đồng Hới – T.Quảng Bình - Điện thoại: (0523)825030 Fax: (0523) 827466 - XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT: xÍ NGHIỆP XI MĂNG COSEVCO 66 (XÍ NGHIỆP XI MĂNG ÁNG SƠN) - ĐỊA CHỈ: XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH. Tính chất, quy mô hoạt động: - Khu vực xây dựng Nhà máy có chiều dài khoảng 500m, chiều rộng từ 160m đến 290m, tổng diện tích sử dụng khoảng 11,58 ha. - Nhà máy có cơ cấu sản phẩm là xi măng Pooclăng hỗn hợp PCB 40 với chủng loại sản phẩm là xi măng bao (50 + 0,5kg/bao) và xi măng rời theo yêu cầu của thị trường. - Công suất nhà máy: 8,2 vạn tấn/năm. II.4.2.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng nhà máy: Nhà máy xi măng Áng Sơn sản xuất theo công nghệ xi măng lò quay của Châu Âu với thiết bị của Trung Quốc. Nhiên liệu dùng than cám A4 của Quảng Ninh Q = 5800Kcal/kg. Nguyên liệu, nhiên liệu được cân, đong chính xác và nghiền chung trong máy phân li. Hỗn hợp sau khi vê viên được nung nóng trong lò đứng có máy rải liệu và ghi quay tháo liệu. Clanke sau khi ra lò được chuyển qua máy đập hàm để có cỡ hạt <20mm, sau đó được đưa vào Silô chứa Clanhke. Thạch cao và phụ gia được cân đong chính xác chuyển qua máy nghiền có phân li. Xi măng bột chứa ở các silô xi măng và sau đó được đóng thành bao 50kg. Đá vôi 100 ¸ 300 mm Nghiền đập Đập búa Diệp thạch sét Nghiền đập Sấy Than Sấy Quặng sắt Nghiền đập Phụ gia tổng hợp Nghiền đập Xi lô 1 Xi lô 2 Xi lô 6 Xi lô 5 Xi lô 4 Xi lô 3 Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Máy nghiền liệu sống 16 ¸ 20 T/h Xi lô chứa số 7 Xi lô chứa số 8 Xi lô chứa số 9 Xi lô chứa số 10 Phụ gia thuỷ Thạch cao Máy nghiến đập Xi lô chứa số 16 Cân bằng định lượng Kho chứa xi măng bao Máy nghiến đập Xi lô chứa số 15 Lò nung F3m x11m Xi lô chứa số 11 Xi lô chứa số 12 Xi lô chứa số 13 Xi lô chứa số 14 Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Cân bằng định lượng Máy nghiền thành phẩm 11 ¸ 15 T/h Xi lô chứa số 17 Xi lô chứa số 18 Xi lô chứa số 20 Xi lô chứa số 19 Máy đóng bao II.4.2.3. Dây chuyền xử lý khí thải nhà máy: Đặc điểm khí thải: Trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy đã phát sinh các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là: - Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất xi măng chủ yếu từ các công đoạn như: Khu vực dự trữ than, khu vực máy kẹp hàm, khu vực dự trữ và sấy nguyên liệu, trên các băng tải nguyên liệu, nghiền nung nguyên liệu, nghiền clinke, silo xi măng. - Khí thải phát sinh từ lò sấy nguyên liệu và lò nung clinke có chứa các chất độc hại như SO2, CO... Theo cơ sở tính toán của tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi tấn than sẽ thải ra môi trường là 26,7 kg khí CO và 14kg khí SO2. Vậy với lượng than tiêu thụ của nhà máy khoảng 6.000 tấn/tháng. Như vậy tải lượng khí thải ra môi trường trong 1 tháng sẽ là khoảng 160,2 tấn khí CO và 84 tấn khí SO2. Ngoài khí thải từ quá trình sản xuất còn có khí thải từ các phương tiện vận chuyển hoạt động trong khuôn viên nhà máy. Dây chuyền xử lý khí thải: - Đối với khí thải từ các phương tiện vận chuyển: Sử dụng các biện pháp thủ công hoặc quản lý. - Đối với khí thải sản xuất: Hệ thống lọc bụi tại Xí nghiệp được bố trí như sau: TT Vị trí lắp đặt Tên thiết bị Thông số kỹ thuật chính Số lượng 1 Cụm nghiền đập đá Lọc bụi túi Ký hiệu JH1 = 60, công suất quạt 4kw, áp suất khí lưu 800-1200 Pa, lưu lượng khí 3.600-10.800m3/h. 01 Quạt gió thải Áp suất 960-1160 Pa, lưu lượng khí 4.840-11.040m3/h. 01 2 Khu vực sấy Hút bụi tỉnh điện Nồng độ bụi đầu ra < 100mg/m3, tủ cao áp 30mA/100kV, lưu lượng khí 18.000-21.000m3/h. 01 Quạt gió thải Công suất 22kw, lưu lượng khí khoảng 20.000-29.000m3/h. 01 3 Khu vực liệu sống Lọc bụi túi Ký hiệu KMP70-8, công suất động cơ 55 kw, lưu lượng khí thải 38.736m3/h 01 Quạt gió thải Công suất động cơ 5,5kw, áp suất khí 910-960Pa, lưu lượng khí 10.730-18.860m3/h. 01 4 Khu vực thành phẩm Lọc bụi túi Lưu lượng khí 7.500-22.500m3/h 01 Quạt gió thải Công suất động cơ 18,5kw, áp suất khí 2.060-1.560 Pa, lưu lượng khí 16.200-27.900 m3/h 01 5 Khu vực lò nung Lọc bụi túi Ký hiệu: CBLY8-480N; Công suất động cơ 132kw, lưu lượng khí thải 115.200m3/h 01 6 Khu vực đóng bao Lọc bụi túi Áp suất khí 800-1.200 Pa, lưu lượng khí thải 4.800-14.000 m3/h. 01 Quạt gió thải Công suất động cơ 18,5kw, áp suất khí thải 800-2.060 Pa, lưu lượng khí khoảng 16.200-20.030m3/h. 01 Hiệu quả xử lý: - Vấn đề cần quan tâm nhất trong sản xuất xi măng là khống chế ô nhiễm bụi. Các thông số nồng độ bụi đầu ra sau khi xử lý của nhà máy đều đạt TCVN 7365:2003 (Không khí làm việc - Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng). - Hiệu suất lọc bụi thiết bị: + Lọc bụi túi: 99,5% – 97,5%. + Lọc bụi tĩnh điện: 99,9%. Kết quả giám sát lần gần nhất: - Khí độc: Việc giám sát hàm lượng khí độc tập trung vào các loại khí thải phổ biến từ các công đoạn sản xuất thải ra như CO, SO2. Khu vực giám sát được giới hạn chủ yếu ở nơi làm việc của công nhân có tiếp xúc nhiều nhất với khí độc và khu vực dân cư ở gần nhất. Kết quả giám sát gần nhất như sau: Kết quả đo hàm lượng khí độc: TT Vị trí đo Đơn vị tính Kết quả trung bình 1h CO SO2 1 Khu vực lò nung mg/m3 7 0,18 2 Khu văn phòng mg/m3 KPH KPH 3 Tại đường nội vùng nhà máy cách ống khói khoảng 50m về phía cuối hướng gió mg/m3 4 0,08 4 Tại khu vực cách ống khói nhà máy khoảng 100m về phía cuối hướng gió mg/m3 2 KPH Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm Quảng Bình. Ngày đo:hhh 13/05/2011. Thời điểm đo: Gió hướng Đông Bắc, vận tốc gió V=1,4 m/s. Nhiệt độ: 320C, độ ẩm: 79%. Từ kết quả đo cho thấy hàm lượng khí độc tại khu vực lò nung so sánh với Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7365:2003 (Không khí làm việc - Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng) hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP: đối với SO2 £ 10 mg/m3, CO £ 40 mg/m3). Đối với vị trí giám sát như: Khu văn phòng, Tại khu vực cách ống khói 50m và 100m về cuối hướng gió, so sánh với QCVN 05 : 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) có giá trị hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép (TCCP: CO £ 30 mg/m3; SO2 £ 0,35mg/m3). - Hàm lượng bụi: Các khu vực sản xuất có phát tán bụi và khu dân cư đã được giám sát về độ bụi, kết quả lần đo gần nhất như sau: Kết quả đo hàm lượng bụi: TT Vị trí đo Đơn vị tính Kết quả 1 Máy kẹp hàm đá vôi mg/m3 2,375 2 Khu vực sấy nguyên liệu mg/m3 0,749 3 Khu vực Si lo nguyên liệu mg/m3 0,680 4 Khu vực nghiền liệu mg/m3 0,241 5 Khu vực Silo bột liệu mg/m3 0,487 6 Khu vực kho than mg/m3 0,255 7 Máy phối than mg/m3 0,297 8 Lò nung mg/m3 0,408 9 Khu vực Silo clinke mg/m3 0,764 10 Khu vực silo xi măng mg/m3 0,610 11 Khu vực nghiền xi măng mg/m3 0,744 12 Khu vực đóng bao mg/m3 4,832 13 Kho thành phẩm mg/m3 4,571 14 Khu vực xuất xi măng mg/m3 0,749 15 Khu vực văn phòng mg/m3 0,131 16 Tại khu vực nhà ăn mg/m3 0,088 17 Tại đường nội vùng nhà máy cách ống khói khoảng 100m về phía Tây Nam (cuối hướng gió và không có phương tiện giao thông qua lại) mg/m3 0,472 18 Tại đường nội vùng nhà máy cách ống khói khoảng 50m về phía đầu hướng gió mg/m3 0,178 19 Tại khu vực cách ống khói nhà máy khoảng 300m về phía cuối hướng gió mg/m3 0,125 Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật đo lường thử nghiệm Quảng Bình. Ngày đo:hhh 13/05/2011. Thời điểm đo: Gió hướng Đông Bắc, vận tốc gió V=1,4 m/s. Nhiệt độ: 320C, độ ẩm: 79%. Qua kết quả đo so sánh với TCVN 7365:2003 (Không khí làm việc - Giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng) cho thấy các khu vực sản xuất trong Xí nghiệp có hàm lượng bụi đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP: £ 12 mg/m3 - Tối đa một lần). Đối với vị trí giám sát “Khu vực ăn uống và các vị trí cách ống khói nhà máy 300m” so sánh kết quả đo được với QCVN 05 : 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) giá trị hàm lượng bụi tại các vị trí đo nằm trong giới hạn cho phép (TCCP:£ 0,3 mg/m3). III. KẾT LUẬN: - Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Hiện nay các Luật, Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn về công tác ĐMC, ĐTM, cam kết BVMT hay các thủ tục liên quan đến công tác môi trường đã khá đầy đủ. Tuy nhiên chế tài xử phạt đang còn mang tính chất nhẹ tay, nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường, đặc biệt ở những vùng xa thành thị đang còn thiếu và yếu chuyên môn. - Trong công nghệ xử lý nước thải, khí thải công nghiệp, yêu cầu đặt ra là phải xử lý đạt tiêu chuẩn. Đối với mỗi loại hình công nghiệp, do đặc thù, quy mô, tính chất sản xuất nên công nghệ xử lý cần nghiên cứu, chọn lựa kỹ cho phù hợp. Điều này cần đội ngũ tư vấn, xây dựng nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. Đối với 2 nhà máy tôi được tìm hiểu trong báo cáo, hệ thống xử lý khá hoàn thiện, nồng độ các chất đầu ra sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn. - Qua đợt thực tập này, tôi đã nắm được cách lập một báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường đúng quy định, cách lập, thủ tục xin cấp phép ĐTM, cam kết BVMT, nắm được các nội dung cơ bản của các Nghị định, Thông tư liên quan đến lĩnh vực ĐTM, thu phí BVMT. Mặt khác, tôi cũng đã được củng cố, mở rộng kiến thức thực tiễn trong công nghệ xử lý nước thải, khí thải công nghiệp. Đồng thời sơ bộ nắm được công việc thực tế của một người làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường sau này. - Do thời gian thực tập khá ngắn, và khối lượng thực tập là khá nhiều nên báo cáo thu hoạch của tôi không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong thầy cô xem xét, chỉ bảo nhằm giúp tôi hoàn thiện hơn. Quảng Bình, tháng 1/2012 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Luật BVMT 2005 - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về ĐTM, ĐMC, cam kết BVMT. - Thông tư 26/2001/TT-BTNMT hướng dẫn chi tiết 1 số điều của NĐ 29/2011. - Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của chính phủ về quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước - Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí BVMT đối với nước thải. - Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về sửa đổi 1 số điều của NDD67/2003. - Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 6/9/2007 về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP. - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - Chỉ thị số 17/2008/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách đẩy mạnh công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Quyết định số 2209/QĐ-UBND ngày 12/09/2008 của UBND tỉnh Quảng Bình kèm theo Kế hoạch thực hiện đi kèm. - Quyết định 74/2004/QĐ-UB ngày 15/10/2004 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành quy định thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình - ĐTM nhà máy xi măng Áng Sơn - Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường đợt I năm 2011 nhà máy xi măng Áng Sơn - Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường đợt I, II năm 2010 và đợt I năm 2011 nhà máy nhôm Asia Vina-Taiwan - Các tài liệu nội bộ của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình, Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường, phòng Hóa sinh – Môi trường, Chi cục đo lường và kiểm định chất lượng và nhà máy xi măng Áng Sơn. PHẦN C ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ GVHD I. NHẬT KÝ THỰC TẬP: THỜI GIAN CÔNG VIỆC GHI CHÚ Từ 22/11/2011 đến 25/11/2011 - Làm quen với đơn vị, tìm hiểu cơ chế hoạt động của Sở TNMT tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo, phòng ban Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình - Tìm hiểu từ thông tin trên internet Từ 28/1/2011 đến 02/12/2011 - Nhận nhiệm vụ thực tập của đơn vị thực tập - Sau khi Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Bình họp giao ban sáng thứ 2 mới sắp xếp chuyển về phòng cơ sở và sắp xếp cán bộ hướng dẫn Từ 05/12/2011 đến 23/12/2011 - Làm ở phòng thí nghiệm Hóa sinh – Môi trường của Chi cục Đo lường và Kiểm định CL tỉnh Quảng Bình Công việc: tìm hiểu tài liệu, tiêu chuẩn, tập phân tích các chỉ tiêu của các mẫu được gửi tới, cách lấy mẫu, xử lý mẫu tại hiện trường và ở phòng thí nghiệm theo yêu cầu của phòng TN và cán bộ hướng dẫn - Nghiên cứu, lập nội dung bài thu hoạch báo cáo cuối đợt thực tập - Lập nội dung báo cáo đánh giá hiện trạng Môi trường của 1 nhà máy Xi măng - Phòng thí nghiệm Hóa sinh – Môi trường của Chi cục Đo lường và Kiểm định CL đạt tiêu chuẩn VILAS - Cán bộ trực tiếp hướng dẫn tại PTN: ThS. Trần Xuân Tuấn – Cán bộ PTN Cô Thái Thị Phong – Cán bộ PTN Chị Nguyễn Thị Anh Đào – Cán bộ PTN Từ 26/12/2011 đến 06/01/2012 - Tiếp tục thực tập tại Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình - Viết báo cáo thực tập - Nghiên cứu tài liệu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chú Nguyễn Văn Bảy - Viết báo cáo theo yêu cầu của Khoa và cán bộ hướng dẫn tại Chi cục. Riêng thứ 7, Chủ nhật được nghỉ. II. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN III. NHẬN XÉT CỦA GVHD: ĐIỂM XÁC NHẬN CỦA GVHD VÀ GV BẢO VỆ TT ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG Địa chỉ : 51 Nguyễn Lương Bằng, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng Phone : (0511) - ........... / Fax (0511) - 3842771 Email: BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : MAI HOÀNG HỮU Lớp : 07MT2 Cơ quan thực tập : Địa chỉ : Thời gian thực tập : Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) : I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP A - Khả năng trí tuệ Xuất sắc Khá Trung bình Yếu Thông minh, trí tuệ, khả năng sáng tạo Khả năng thực hành Hoài bão, khát vọng B - Tính chất con người Xuất sắc Khá Trung bình Yếu Khả năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin (Kỹ năng thông tin) Quan hệ trong tập thể Khả năng tổ chức, lãnh đạo Tính thân thiện, năng động II. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP A - Các công việc của sinh viên thực hiện trong đợt thực tập Xuất sắc Khá Trung bình Yếu Tự tiếp xúc xin chổ thực tập Khả năng làm việc nhóm Giờ giấc làm việc Kiến thức tổng quát Phương pháp làm việc Khối lượng công việc Khả năng tổng kết công việc B - Bảng báo cáo thực tập Xuất sắc Khá Trung bình Yếu Sự chuẩn bị báo cáo Cấu trúc bản báo cáo Cách diễn đạt Khả năng phát triển III. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC: CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbcth_cac_noi_dung_thuc_tap__6886.doc