Công tác xã hội tại nhà Hữu Nghị I (số 48 ngõ Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội)

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn học “Công tác xã hội”, tôi đã tiến hành thực tập tại nhà Hữu Nghị I (số 48 ngõ Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội). Thời gian thực tập kéo dài 5 tuần, từ 15/8 đến 16/9 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là 5 buổi trên 1 tuần và mỗi buổi kéo dài 3 tiếng. Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phó giám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đẻ tôi có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập của môn học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình là Ths. Nguyễn Trọng Tiến đã hướng dẫn đến môn học. Cảm ơn hai cô: Vương Thị Thu Thủy và cô Đàm Thị Nghĩa đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động với các em và thân chủ của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến giáo viên bộ môn là thầy giáo Nguyễn Ngọc Tùng đã giúp tôi liên hệ với cơ sở và giúp đỡ nhiều trong quá trình học tập. Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức mà tôi đã học vào thực tế, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Quả thực nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Tuy có nhiều em có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm ghi lại sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học. Theo yêu cầu của môn học cứ mỗi tuần có 5 buoir để làm việc với các em và mỗi buổi là 3 giờ, do thời gian có ít nên tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành thực tập. Trong 5 tuần là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kết quả. Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập có thể của mình ở trang đính kèm. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô ở trung tâm, cảm ơn các thầy giáo đã giúp đỡ nhiệt tình. Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2011 NỘI DUNG Như chúng ta đã biết, thực tập công tác xã hội là hoạt động sinh viên công tác xã hội được đưa xuống các cơ sở xã hội để làm công việc cho một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là giai đoạn sinh viên vận dụng những lý thuyết, kỹ năng đã học để hỗ trợ một thân chủ cụ thể trong bối cảnh cơ sở xã hội. Đây được xem là một khâu bắt buộc trong quy trình đào tạo công tác xã hội. Với vai trò là những bên có liên quan, mối quan hệ giữa sinh viên thực tập với điều phối viên ở trung tâm, giáo viên hướng dẫn là rất lớn. Mối quan hệ đó được thể hiện rõ bằng sơ đồ sau:

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội tại nhà Hữu Nghị I (số 48 ngõ Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua với yêu cầu của môn học “Công tác xã hội”, tôi đã tiến hành thực tập tại nhà Hữu Nghị I (số 48 ngõ Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội). Thời gian thực tập kéo dài 5 tuần, từ 15/8 đến 16/9 và thời gian đến trung tâm tối thiểu là 5 buổi trên 1 tuần và mỗi buổi kéo dài 3 tiếng. Qua làm việc tại trung tâm tôi đã được giám đốc, phó giám đốc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất đẻ tôi có thể tiến hành các hoạt động của mình trong đợt thực tập của môn học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình là Ths. Nguyễn Trọng Tiến đã hướng dẫn đến môn học. Cảm ơn hai cô: Vương Thị Thu Thủy và cô Đàm Thị Nghĩa đã luôn là cầu nối cho quá trình tôi tiến hành các hoạt động với các em và thân chủ của mình. Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến giáo viên bộ môn là thầy giáo Nguyễn Ngọc Tùng đã giúp tôi liên hệ với cơ sở và giúp đỡ nhiều trong quá trình học tập. Đợt thực tập này là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức mà tôi đã học vào thực tế, vào tiến trình giúp đỡ thân chủ. Quả thực nếu không có đợt thực tập này thì tôi sẽ không có cơ hội xây đắp thêm những lỗ hổng kiến thức của mình. Tuy có nhiều em có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi nhưng bù lại các em có tấm lòng yêu thương nhau và đây là điểm ghi lại sâu sắc trong lòng tôi. Tuy vậy, trong quá trình thực tập ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít những khó khăn nhất định và nó đã phần nào hạn chế đến quá trình thực tập. Thời gian thực tập kết thúc tôi nhận thấy mình đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ sở và các yêu cầu liên quan đến môn học. Theo yêu cầu của môn học cứ mỗi tuần có 5 buoir để làm việc vowisc ác em và mỗi buổi là 3 giờ, do thời gian có ít nên tôi đã tận dụng hết thời gian có thể để đến cơ sở và tiến hành thực tập. Trong 5 tuần là những nỗ lực của tôi và tôi đã thu được kết quả. Tôi xin gửi kèm báo cáo thực tập phần nội dung thực tập có thể của mình ở trang đính kèm. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô ở trung tâm, cảm ơn các thầy giáo đã giúp đỡ nhiệt tình. Chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc! Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2011 Sinh viên Ngô Việt Hiệp NỘI DUNG Như chúng ta đã biết, thực tập công tác xã hội là hoạt động sinh viên công tác xã hội được đưa xuống các cơ sở xã hội để làm công việc cho một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là giai đoạn sinh viên vận dụng những lý thuyết, kỹ năng đã học để hỗ trợ một thân chủ cụ thể trong bối cảnh cơ sở xã hội. Đây được xem là một khâu bắt buộc trong quy trình đào tạo công tác xã hội. Với vai trò là những bên có liên quan, mối quan hệ giữa sinh viên thực tập với điều phối viên ở trung tâm, giáo viên hướng dẫn là rất lớn. Mối quan hệ đó được thể hiện rõ bằng sơ đồ sau: Sinh viên thực tập công tác xã hội - Điều phối viên - Giáo viên hướng dẫn - Cơ sở đào tạo - Cơ sở thực tập Hỗ trợ Hỗ trợ Phối hợp, hỗ trợ Quản lý Theo mô hình trên, chúng ta thấy rõ hơn việc sinh viên thực tập được hỗ trợ thế nào trong quá trình thực tập tại cơ sở và như bản báo cáo này đã trình bày, đây cũng là phần chính của báo cáo. Trong phần nội dung cụ thể của báo cáo này, tôi xin chia thành 3 phần chính như sau: Phần I: Tổng quan về cơ sở – nhà Hữu nghị I Phần II: Tiến trình giúp đỡ một thân chủ cụ thể Phần III: Nhìn lại đợt thực tập Nội dung cụ thể các phần như sau: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ - NHÀ HỮU NGHỊ I 1. Lịch sử hình thành Nhà Hữu Nghị I Đống Đa: Nhà Hữu Nghị I được thành lập thành 10/1991 với sự giúp đỡ của Sở lao động thương binh xã hội và được UBND Quận Đống Đa quản lý và được Phòng Lao động Thương binh xã hội Quận Đống Đa quản lý về mặt chuyên môn, có tên gọi ban đầu là Nhà Hữu Nghị I Đống Đa với số trẻ 25 cháu. Tháng 7/1991 Nhà Hữu Nghị I được xây dựng và Nhà Hữu Nghị I tại ngõ chợ Khâm Thiên sát nhập với Nhà Hữu Nghị I và lấy tên chung là Nhà Hữu Nghị I Đống Đa, trụ sở được đặt tại số 48 ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội với số trẻ là 60 cháu. Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành Nhà Hữu Nghị I đã được nâng cao về mọi mặt. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với nỗ lực và phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành nhà trường đã đạt được những thành tích xuất sắc được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ-chăm sóc thiếu niên nhi đồng nhiều năm. Được Bộ văn hóa thông tin, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội tặng giấy khen đã tham gia tốt liên hoan văn nghệ trẻ em thiệt thòi thành phố Hà Nội và đạt giải cao. Các cháu còn tham gia các lớp học vẽ, học thanh nhạc, học múa của các hội từ thiện tổ chức theo dự án… và đạt nhiều kết quả tốt. Để động viên tinh thần học tập của các con mỗi năm học Nhà Hữu Nghị I đều tổ chức cho các cháu đi công viên nước, đi Thiên Đường Bảo Sơn… Nhà Hữu Nghị I đã thực sự là mái ấm cho 60 em có hoàn cảnh khó khăn đậc biệt trên địa bàn Quận Đống Đa. 2. Nhiệm vụ: Tiếngười nhận và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có hộ khẩu thường trú tại Quận Đống Đa. Phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông trên địa bàn Phường Thịnh Quang để đưa các em vào học văn hóa ở các trường tiểu học Thái Thịnh, Trung học cơ sở Thái Thịnh, Trung học cơ sở Thịnh Quang. Chăm sóc sức khỏe thường xuyên đồng thời phối hợp với trung tâm y tế Quận Đống Đa khám chữa bệnh miễn phí. Các em còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được tham gia bảo hiểm thân thể hàng năm Các cháu còn được tham gia các lớp học kỹ năng sống, lớp nòng cốt của Phòng Lao động Thương binh xã hội tổ chức. Ngoài ra các cháu được học vi tính, Tiếng Anh được tổ chức AMT dạy. 3. Mục tiêu: Tiếp nhận, quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nuôi dưỡng các em về mặt thể chất lẫn tinh thần, giúp các em phát triển một cách toàn diện, giúp các em trở thành công dân có ích cho xã hội. 4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường Ban phụ trách có : 01 phụ huynh Bộ phận tài chính : 01 kế toán, 01 thủ quỹ Bộ phận chăm sóc, nuôi dưỡng : 03 đồng chí Bộ phận bảo vệ : 02 đồng chí Bộ phận văn thư : 01 đồng chí 5. Đối tượng hưởng dịch vụ: Nhà Hữu Nghị I tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ 5-16 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận Đống Đa. Cụ thể là trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ côi cha (mẹ), hoặc cha mẹ bỏ đi, mất tích, hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng, trẻ con nhà nghèo, bố mẹ ốm đau, bố mẹ vào tù hoặc đang đi cai nghiện… những em thuộc diện trên thì được Phòng Lao động thương binh xã hội duyệt vào Nhà Hữu Nghị I. Số trẻ hiện có 60 cháu. * Xếp theo giới tính STT Giới tính Số lượng 1 Nam 32 2 Nữ 28 * Xếp theo trình độ văn hóa: Năm học 2009-2010 STT Cấp học Số lượng Ghi chú 1 Chưa đi học 2 2 học MG lớn 2 Tiểu học 25 3 Trung học cơ sở 30 4 Trung học phổ thông 3 * Xếp theo hoàn cảnh Năm học 2009-2010 STT Hoàn cảnh gia đình Số lượng 1 Mồ côi 15 Mồ côi cha mẹ 1 2 Con thương binh 1 3 Bố mẹ đi tù 6 4 Khác 37 6. Nguồn cung cấp nuôi dưỡng Nhà Hữu Nghị I Đống Đa là cơ quan hành chính sự nghiệp, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Quận Đống Đa. Khi xét duyệt cháu vào Nhà Hữu Nghị I do Phòng Thương binh xã hội tuyến váo trường và ra trường. Nguồn kinh phí hoạt động của Nhà Hữu Nghị I do tổ chức AMT (tổ chức từ thiện Châu Á) thong qua UBND Quận Đống Đa cấp tiền lương của cán bộ, giáo viên: có 5 người hưởng ngân sách nhà nước cấp, còn 4 người hưởng tiền công do dự án chi trả. Cán bộ, giáo viên nhà trường làm việc kiêm nhiệm, tất cả các loại giấy tờ công văn của Nhà Hữu Nghị I đều mang đấu trường mầm non Thịnh Yên. Trên đây là phần tóm lược về Nhà Hữu Nghị I và cũng là cơ sở nêu trên thực tập. Phần tiếp theo tôi xin đi sâu vào bài báo cáo của mình về tiến trình can thiệp và làm việc với thân chủ. PHẦN II: TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VÀ CAN THIỆP VỚI THÂN CHỦ Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết tiếp cận và làm việc với trẻ bình thường đã khó, nay làm việc với trẻ mồ côi lại càng khó hơn. Trong thời gian thực tập tại Nhà Hữu Nghị I, tôi đã tiếp xúc và làm quen với nhiều đối tượng trẻ mồ côi. Mỗi em đều có những hoàn cảnh khó khăn khác nhau. Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, tôi đã chọn một thân chủ để làm việc. Và cuối cùng, tôi đã đi đến can thiệp với một đối tượng cụ thể của mình. Tuy nhiên, trong giới hạn bài báo cáo này, tôi xin trình bày thêm về hoàn cảnh của em và lý do tôi tiến hành chọn em đó để làm đối tượng can thiệp của mình 1. Tiểu sử về thân chủ Em tên là Võ Thành Đạt, em sinh năm 200, em 11 tuổi. Hiện đang là học sinh lớp 6D trường Trung học cơ sở Thái Thịnh. Bố Đạt là một người không có nghề nghiệp ổn định, mẹ của Đạt làm nghề tự do. Cuộc sống gặp nhiều khó khă, thiếu thốn mà khi Đạt được 2 tuổi thì bố em đạt bỏ nhau. Từ đó Đạt sống vối bố và bà. Thấy tình cảnh khó khăn nhưng Đạt vẫn sống lạc quan cho dù biết trong lòng em cũng có những vết thương mà không phải ai cũng biêt. Từ khi bỏ nhau cả bố và mẹ đẻ của Đạt cũng đã kết hôn với người mới, từ đó mẹ đẻ của Đạt cũng không đến thăm em nữa. Còn về phần bố Đạt sau khi lấy vợ mới cũng đã sinh được một bé gái và từ đó Đạt đã sống chung dưới 1 mái nhà với người mẹ nuôi và em gái. Qua tiểu sử của em Đạt, chúng ta hình thành sơ đồ phả hệ như sau: Bố Mẹ nuôi Bà Mẹ đẻ Thân chủ em Đạt Chú thích: : Mối quan hệ lỏng lẻo : Mối quan hệ thân thiết : Mối quan hệ xa cách * Đối với em Đạt So với nhiều em ở Trung tâm thì em Đạt là đối tượng khá đặc biệt. Hoàn cảnh cũng rất khó khăn, ở độ tuổi còn rất bé em đã đã không còn được gặp người mẹ đã sinh ra em, người mẹ đó cũng không đến thăm em. Có lẽ vì điều đó mà em rất buồn, buồn vì người đã sinh ra em lại không quan tâm đến em. Bản chất của con người khi sinh ra là tốt, nhưng do những tác động của môi trường xung quanh, những biến động của cuộc sống đã làm con người ta xấu đi. Vấn đề lớn của em bây giờ là việc học tập và cách giao tiếp. Như tôi được biết thì học lực của em không được tốt, trong giao tiếp em hay nói tục, chửi thề. Tuy nhiên qua quan sát tôi thấy khi làm việc gì thì em rất chú tâm, đây có thể coi là điểm mạnh của em. Hiện nay, ngoài bạn bè ở Trung tâm em có có mẹ nuôi, bố, bà, em gái. Vì vậy, để giúp em chúng ta cần xác định các nguồn lực đang tồn tại xung quanh thân chủ. Đó sẽ là hệ thống tốt để trợ giúp em tiến bộ hơn. Trên đây là đối tượng mà tôi sẽ tiến hành can thiệp. Em Đạt đang ở bậc trung học cơ sở, lứa tuổi này đã có những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức của mình. Tôi hy vọng trong quá trình giúp đỡ em Đạt, em sẽ thay đổi lại suy nghĩ và hành động. Em sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn về bản thân và cuộc sống của mình. 2. Tiến trình công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Đạt Thời gian thực tập ở Trung tâm kéo dài 5 tuần và việc lựa chọn, lên kế hoạch trị liệu cho thân chủ kéo dài trong 3 tuần. Khoảng thời gian này không thể nói là dài và đủ để tiến hành trợ giúp một người, khiến người đó thay đổi bản thân mình. Đồng thời, tôi đã gặp khó khăn cho việc tiếp cận thân chủ. Vốn trong công tác xã hội làm việc với cá nhân, chúng ta thường tiến hành giúp đỡ thân chủ qua 7 bước và để trị liệu một cách có hiệu quả, tôi đã tiến hành lập kế hoạch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bắt buộc phải thay đổi kế hoạch để phù hợp. Trong bản kế hoạch tôi nêu ra có sử dụng thời gian giúp đỡ thân chủ vào ban ngày nhưng do em phải đi học nên không thể tiếp cận với em nhiều được. Khi tiến hành làm việc với em Đạt tôi vẫn thực hiện đúng những bước trong tiến trình. Quá trình đó được diễn ra như sau: Thứ nhất là tiếp cận thân chủ: ở đây, chúng ta cần tọa mối quan hệ tốt với trẻ để trẻ tin tưởng khi nói chuyện. Từ đó sẽ có thể thu nhập thông tin một cách tốt nhất. Em Đạt có hoàn cảnh khá đặc biệt. Trong Nhà Hữu Nghị I cũng có nhiều em với nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng xét trên nhiều phương diện (hoàn cảnh, lứa tuổi...) tôi nhận thấy em là đối tượng cần tiếp cận và giúp đỡ nhiều. Khi tiến hành tiếp cận với em Đạt tôi đã gặp không ít khó khăn. Không phải vì em khó bắt chuyện mà là do em nghịch và hay đùa nên khiến người nói chuyện rất khó để đề cập với em về vấn đề của chính mình. Thứ hai, là nhận diện vấn đề liên quan đến trẻ, xác định các nhu cầu của trẻ, các nguyên nhân dẫn tới tình hình hiện nay của trẻ, xác định các hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến trẻ… Vấn đề của em Đạt hiện nay có thể được xác định qua điểm mạnh và điểm yếu như sau: Điểm mạnh Điểm yếu - Em khá là hiếu động và thông minh - Lực học kém hơn trước - Em rất chú tâm khi làm việc, rất chuyên cần - Em không có sự quan tâm từ mẹ đẻ, bố đi lấy vợ khác - Em có khả năng sáng tạo - Mềm yếu, hay bị bát nạt - Em có sự trợ giúp từ Trung tâm bảo trợ Nhà Hữu Nghị I Các vấn đề đó đều có những nguyên nhân phát sinh nhưng theo tôi nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh… Để giúp đỡ em Đạt tôi tìm đến các điểm mạnh của em. Đó là cái chúng ta dựa vào để giải quyết vấn đề: Thứ ba, là thu nhập dữ liệu: Trong bước này, nhân viên công tác xã hội không chỉ thu thập thông tin từ trẻ mà còn thu thập thông tin cùa những người xung quanh trẻ để có cái nhìn tổng thể và khách quan. Để biết hơn về em Đạt, ngoài việc tìm hiểu từ em, tôi đã nhờ sự giúp đỡ của em Đào Tùng Anh là bạn của em Đạt ở Nhà Hữu Nghị I. Đó là hệ thống nguồn lực mà tôi cần khai thác. Như đã trình bày ở trên. Từ khi biết mẹ để bỏ rơi mình, bố đi lấy vợ khác, em không nói nhiều về quá khứ. Bởi vậy, để thu thập thông tin về em là rất khó và không đủ, tôi đã nói chuyện với em Đào Tùng Anh người bạn của Đạt để tìm hiểu thêm. Chính nguồn lực này đã giúp tôi thu thập khá nhiều thông tin về em Đạt. Thứ tư, là chuẩn đoán: Dựa vào những gì thu thập được, người nhân viên công tác xã hội có thể xác định được tính chất nghiêm trọng của vấn đề cũng như các yếu tố nảy sinh vấn đề của trẻ. Qua đó, tìm ra các mối quan hệ, Từ các bước ở trên, bản thân tôi thấy vấn đề của em Đạt hiện nay cần phải tác động chính là việc giúp em cởi mở hơn, nâng cao khả năng học tập và giảm thiểu những lời nói thô tục khi giao tiếp. Đồng thời phát huy được những điểm mạnh của em. Thứ năm, là kế hoạch trị liệu: ở bước này, nhân viên công tác xã hội cần phải xác định mục tiêu đạt được với trẻ, bản kế hoạch đó có thể là các thông tin như: thời gian gặp trẻ, vai trò của bố mẹ, người thân, quá trình thực hiện. Trong thời gian tìm hiểu, tiếp xúc với em Đạt, biết được hoàn cảnh và mong muốn giúp em, tôi đã đưa ra một kế hoạch trị liệu cụ thể là nó sẽ là bán kế hoạch để theo đó tôi tiến hành trị liệu cho em, kế hoạch đó tập trung vào các vấn đề sau: - Rèn em học bài. - Động viên, an ủi, đưa ra những lời khen về điểm mạnh để em thấy được giá trị và tự hào về bản thân. - Đề cập nhẹ nhàng đến những vấn đề hiện tại của em và đưa vào lời khuyên. - Tổ chức trò chơi để mọi người cùng chơi. - Cùng với hệ thống xung quanh em là những người đang trực tiếp dạy dỗ em, các bạn trong cơ sở phối hợp cùng trị liệu cho em một cách có hiệu quả hơn. Thứ sáu, là trị liệu: Đây là bước thực hành của bước kế hoạch trị liệu. Khi nhân viên xã hội đưa ra kế hoạch trị liệu cho thân chủ của mình rồi thì cần phải tiến hành trị liệu, chưa trị cho trẻ. Trong quá trình trị liệu cho em Đạt, ngoài một số thuận lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã đưa ra kế hoạch nhưng khi áp dụng có những vấn đề đòi hỏi phải thay đổi hoặc thâm vào để thuận lợi hơn trong quá trình trợ giúp. Xét toàn bộ vấn đề của thân chủ, khi trị liệu tôi đã tiến hành sử dụng một số kỹ thuật và lý thuyết trong công tác xã hội cá nhân. * Về kỹ thuật: Kỹ thuật nêu lên những mong muốn và nhận thức của thân chủ về sự thiếu hụt trong cuộc sống của em. Từ khi rất bé đã bị người mẹ bỏ rơi, em không biết người mẹ đó như thế nào, em thiếu đi tình thương của mẹ và hiện tại chỉ có bố, bà, mẹ nuôi, em gái là người thân của em. Em mong muốn có tình thương yêu từ những người ruột thịt trong đó có mẹ em nhưng em lại không có được. Khi sử dụng kỹ thuật tôi đã biết được phần nào những mong muốn và suy nghĩ của riêng em. * Về lý thuyết: Có hai thuyết được tôi sử dụng đó là thuyết nhận thức-hành vi và thuyết hệ thống. - Nội dung của thuyết nhận thức-hành vi nói rằng: Mọi hành vi đều xuất phát từ nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại. Vì đó để thay đổi hành vi, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức. Đối với em Đạt, để thay đổi những hành vi của em tôi đã tiến hành trò chuyện, động viên em rất nhiều, đồng thời đưa ra những lời khuyên để em thấy trong em có những cái cần phải thay đổi. - Nội dung của thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân chủ. Nó được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ. Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, phi chính thức và hệ thống xã hội. Áp dụng cho thân chủ, tôi nhận thấy tồn tại xung quanh thân chủ là các hệ thống khác nhau… những hệ thống này góp phần lớn vào cuộc sống và nhận thức của em. Có thể xem sơ đồ dưới đây tương đương với so đồ sinh thái. Bạn bè trong Trung tâm Bạn bè Thân chủ (Đạt) Trường học Cộng đồng Trung tâm bảo trợ (Nhà Hữu Nghị I Nhân viên công tác xã hội Qua thực tế tìm hiểu tôi thấy rằng: Ngoài hệ thống trường lớp, thì ngay tại Trung tâm, trong Nhà Hữu Nghị I có hai mẹ, các cô chăm sóc và dạy dỗ Đạt. Ở đây, em được hưởng mọi sự ưu đãi và giáo dục như những em cùng trang lứa, được nhận tình thương, có mái ấm, bạn bè và anh chị…. Không chỉ có vậy, bên cạnh bạn bè trong Nhà Hữu Nghị I tôi thấy có em Tùng Anh là người có thể tác động nhiều đến em Đạt, tôi đã nhờ Tùng Anh tác động tích cực lên thân chủ của mình. Qua một thời gian ngắn trị liệu cho thân chủ và cũng đem lại kết quả mặc dù kết quả không như mong muốn ban đầu của tôi nhưng tôi thấy em đã có một số thay đôi tích cực… Đó là mục đích mà công tác xã hội cá nhân hướng tới. Bước cuối cùng là lượng giá trị: Khi đã trị liệu cho trẻ rồi nhân viên xã hội cần đánh giá lại xem quá trình thực hiện đã tốt hay chưa? Nếu cần thay đổi thì sẽ thay đổi như thế nào? Đồng thời có thể đưa ra kế hoạch trong tương lai gần. Sau quá trình chữa trị, nhân viên công tác xã hội cần phải chú trọng đến việc phục hồi những chức năng về thể chất, tâm lý và xã hội của trẻ. Đối với em Đạt, qua quá trình trị liệu, tôi nhận thấy nếu mốn đạt kết quả tốt hơn nữa cần phải phối hợp thêm với những người xung quanh thân chủ. Quá trình tôi tiến hành can thiệp với thân chủ, ngoài những phương pháp được sử dụng thường xuyên như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, tôi còn trực tiếp thu thập thông tin từ chính thân chủ của mình đẻ em có thể bày tỏ về hoàn cảnh, về quá khứ mà em đã từng trải qua. Cũng có nhiều buổi trò chuyện được diễn ra, nhiều buổi thành công và ngược lại nhưng nhìn chung việc can thiệp cũng đem lại một số kết quả tốt đẹp. Như đã nói ở phần trên, ngoài những phương pháp như trò chuyện, quan sát để tìm hiểu về thân chủ, tôi còn tiến hành phúc trình với thân chủ. Tôi sẽ nêu ra ở cuối bài báo cáo này. PHẦN III: NHÌN LẠI ĐỢT THỰC TẬP Chúng ta cũng biết, kiến thức học được từ sách vở chỉ là một phần, là công cụ để mình tiến hành các hoạt động, điều quan trọng ở đây là phải áp dụng những công cụ, kiến thức đó như thế nào vào thực tiễn. Để chuẩn bị cho quá trình thực tập này, tôi đã được tìm hiểu, cung cấp rất nhiều các kiến thức ở trên lớp, đã có sự chuẩn bị khi mình xuống cơ sở. Tuy vậy, những lo lắng và thách thức không phải là không có: Trước hết, đây là lần đầu tôi đi thực tập, liệu thân chủ có giống như những gì đã được học. Thứ hai, tôi sợ mắc phải những khuyết điểm không đáng có nên đã chuẩn bị mọi tình huống để giải quyết. Thứ ba, vì các em ở cơ sở phải đi học nên việc tiếp xúc với thân chủ còn hạn chế. Và như tôi đã nói, trong quá trình thực tập ngoài những thuận lợi thì cũng có nhiều hạn chế đó là: Thứ nhất, phương tiện đi lại không được thuận lợi, phải đi xe buýt nên nhiều khi đến Trung tâm không đóng hẹn. Thứ hai, do thể chất không được khỏe mạnh cho nên nhiều khi phải nghỉ, điều này cũng rất mong anh Phương trưởng nhóm và các cô bên cơ sở thông cảm. Thứ ba, các em bên Trung tâm phải đi học chiều, trong khi đó buổi sáng các em cũng phải học nên thời gian tiếp xúc không nhiều. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một điều: nếu không có đợt thực tập này thì những kiến thức được trang bị sẽ không áp dụng được và từ đó không có cái nhìn khách quan về khả năng của bản thân mình. Tôi cảm thấy mình lớn lên rất nhiều sau đợt thực tập. Qua đợt thực tập, tôi đã có thêm nhiều người bạn, những người bạn nhỏ mà tôi cảm thấy yêu quý. Mặc dù sih ra các em phải chịu nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng lứa nhưng chính sự ngây thơ, chân thành của các em đã khiến tôi không thể nào quên được. Đợt thực tập cũng là bước tập duyệt ban đầu, là nền tảng để tôi chuẩn bị hành trang trở thành một nhân viên công tác xã hội trong tương lai. Và cuối cùng, thành quả lớn nhất sau đợt thực tập là tôi đã trực tiếp giúp đỡ được rất nhiều các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn (dạy các em học, vui chơi cùng các em…) Đặc biệt đã trợ giúp cho thân chủ của mình, thay đổi các em theo chiều hướng tích cực, giúp các em có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, nếu được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ: Một là, tiến hành các buổi đến cơ sở một cách thường xuyên hơn, với yêu cầu tối thiểu một tuần 5 lần, mỗi lần 3 giờ thực tập tôi cảm thấy thời gian đó là không đủ để sinh viên có thể can thiệp với thân chủ một cách cụ thể và sâu sắc. Mặc dù đó là yêu cầu khách quan, là tối thiểu nên thời gian đến cơ sở của tôi còn hạn chế. Hai là, tôi sẽ không chỉ tiếp cận với thân chủ mà còn tiếp cận các hệ thống xung quanh thân chủ thường xuyên hơn. Đó là cơ sở để tôi trợ giúp thân chủ có hiệu quả hơn. Ba là, tôi sẽ tổ chức cho các em ở trung tâm các trò chơi, dạy các em học một cách thường xuyên hơn. Bốn là, sẽ trợ giúp nhiều em hơn nữa. Vì các em ở cơ sở có những hoàn cảnh khó khăn, mỗi em bên cạnh những ưu điểm của mình vẫn còn tồn tịa những hạn chế. Có em học kém, có em hay ức hiếp các bạn khác… Giúp đỡ nhiều em hơn nữa là mong muốn của bản thân tôi. Và nếu như đợt thực tập kế thúc, nếu được phép của trung tâm thì tôi vẫn đến với tư cách là sinh viên tình nguyện để dạy các em học và vui chơi với các em. Đợt thực tập này chỉ vẻn vẹn 5 tuần, một khoảng thời gian ngắn để tiến hành trợ giúp một cá nhân nhưng nó là điều kiện cần thiết, là khoảng thời gian quý giá để tôi học hỏi những kinh nghiệm. Đợt thực tập kết thúc là tiền đề cho tôi vạch ra kế hoạch cho bản thân, cho quá trình phát triển chuyên môn của mình sau này. Qua quá trình làm việc tôi đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức về nhiều nhóm đối tượng. Và tôi cảm thấy nó thực sự phù hợp với trình độ của mình. Sau này, khi theo đuổi một chuyên ngành thì trẻ em theo tôi đó sẽ là chuyên ngành chính của mình. Bởi vậy, ngay sau đợt thực tập này, tôi dự định sẽ tìm hiểu sâu hơn về nhóm đối tượng này. Sẽ xin phép cơ sở thực tập được tiếp tục đến Trung tâm với vai trò là sinh viên tình nguyện. Có như vậy, tôi mới có điều kiện để tìm hiểu sâu hơn về các em, sưu tầm kinh nghiệm mới cho mình. Trên đây là tất cả phần nội dung báo cáo thực tập của tôi được tiến hành trong 5 tuần tại Nhà Hữu Nghị I. Chắc chắn báo cáo sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô góp ý để bà báo cáo lần sau đạt hiệu quả tốt hơn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các thầy, cô ở trường và các cô tại Nhà Hữu Nghị I, cũng xin cảm ơn đến anh Phương trưởng nhóm đã giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập để có thể viết bài báo cáo này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn, chúc mọi người sức khỏe và hạnh phúc MỘT SỐ BUỔI PHÚC TRÌNH * Buổi phúc trình thứ nhất Người phỏng vấn : Đào Tùng Anh Vai trò : Bạn của Võ Thành Đạt Địa điểm phỏng vấn : Nhà Hữu Nghị I Thời gian : 9h00 ngày 25/8/2011 Mục tiêu : Thu thập thông tin về thân chủ Nội dung vấn đàm Nhận xét cảm nghĩ của sinh viên - Sinh viên thực tập: chào em, qua 2 tuần vừa qua anh đã tiếp xúc với các em ở Nhà Hữu Nghị I, anh có để ý đến Đạt, anh muốn hỏi ý kiến của em về Đạt chút được không? - Tùng Anh: Được anh ạ, anh có thông tin gì về em chưa? - Sinh viên: Anh chưa, anh để ý thấy Đạt khá là im lặng không sôi nổi lắm. - Tùng Anh: Vâng, bình thường nó vẫn hay như thế anh ạ. - Sinh viên: ừ, em biết những gì về Đạt có thể cho anh biết được không? - Tùng Anh: Em không biết nhiều lắm chỉ biết bố mẹ Đạt bỏ nhau rồi, bố Đạt cũng đi lấy vợ khác, bây giờ Đạt ở với bố và mẹ nuôi, Em nghe nó bảo mẹ đẻ của nó lâu rồi không liên lạc gì với nó nữa. - Sinh viên: Em có biết gì về Đạt nữa không? - Tùng Anh: không anh ạ, em chỉ biết có như vậy thôi. - Sinh viên: Cảm ơn Tùng Anh! Sau khi nghe Tùng Anh kể vè thân chủ, tôi thấy đây là trường hợp cần phải can thiệp. Tôi thông cảm cho hoàn cảnh của Đạt * Buổi phúc trình thứ 2 Người phỏng vấn : Em Đạt Vai trò : Thân chủ Địa điểm phỏng vấn : Nhà Hữu Nghị I Thời gian : 10h00 ngày 29/8/2011 Mục tiêu : Tiếp nhận và làm quen thân chủ Nội dung vấn đàm Nhận xét cảm nghĩ của sinh viên - Sinh viên: Chào em, anh có thể ngồi đây được không? - Thân chủ: Được ạ. - Sinh viên: Em học văn à, chữ hơi xâu nhỉ? - Thân chủ: Em cố gắng ròi nhưng vẫn không viết đẹp được. - Sinh viên: Ừ, anh tên là Hiệp. Anh là sinh viên thực tập ở đây. Anh nghe nói là Đạt chăm chỉ lắm à? - Thân chủ: Anh nghe ai nói vậy. - Sinh viên: Anh thấy nhiều người nói lắm. - Thân chủ: Vậy à. - Sinh viên: Ừ, để anh học cùng em nhé. - Thân chủ: Cũng được anh ạ. Cảm nghĩ đầu tiên về thân chủ là người dễ gần, dễ tiếp cận làm quen. * Buổi phúc trình thứ 3 Người phỏng vấn : Em Đạt Vai trò : Thân chủ Địa điểm phỏng vấn : Nhà Hữu Nghị I Thời gian : 9h00 ngày 31/8/2011 Mục tiêu : Đề cập tới một số vấn đề chính Nội dung vấn đàm Nhận xét cảm nghĩ của sinh viên - Thân chủ: Anh đến đây lâu chưa? - Sinh viên: Anh mới đến, em chăm chỉ thật đấy, đến đây sớm thế. - Thân chủ: Em đến làm bài tập anh hướng dẫn cho em được không? - Sinh viên: Để anh xem thế nào? - Thân chủ: Mai bọn me có bài kiểm tra rồi. - Sinh viên: Ừ, cả hai cùng làm vậy. Hôm trước anh nghe nói là em chửi bạn, anh thấy như thế là không đúng. - Thân chủ: Ai nói với anh - Sinh viên: Ai nói không quan trọng, quan trọng là có phải em nói hay không? - Thân chủ: Đúng là em nói.. - Sinh viên: Anh nghĩ em làm thế sẽ khiến mọi người buồn đấy - Thân chủ: Lần sau em sẽ rút kinh nghiệm. - Sinh viên: Anh tin ở em Cảm nghĩ đầu tiên về thân chủ là người dễ gần, dễ tiếp cận làm quen. * Buổi phúc trình thứ 4 Người phỏng vấn : Em Đạt Vai trò : Thân chủ Địa điểm phỏng vấn : Nhà Hữu Nghị I Thời gian : 9h00 ngày 5/9/2011 Mục tiêu : Trị liệu hành vi lệch chuẩn cho thân chủ Nội dung vấn đàm Nhận xét cảm nghĩ của sinh viên - Sinh viên: Sao em lại ngồi đây một mình thế kia? - Thân chủ: Em ngồi đây cho mát anh ạ! - Sinh viên: Dạo này em học thế nào rồi? - Thân chủ: Cô giáo khen em tiến bộ hơn. - Sinh viên: Em giỏi thế! Cố gắng nữa lên. - Thân chủ: Vâng - Sinh viên: Tại sao em hay nói tục vậy, lại là nói với người khác. - Thân chủ: Thì do nói nhiều quen mồm rồi. - Sinh viên: Như thế là không tốt đâu. - Thân chủ: Nhưng chỉ là lời nói chứ có phải là hành động đâu mà lo. - Sinh viên: Các mẹ mà biết thì kỷ luật em đấy. - Thân chủ: Em biết rồi, em sẽ cố gắng không nói tục với người khác nữa Cách trị liệu thông qua những lời khuyên, lời động viên đã mang lại hiệu quả cho thân chủ, thân chủ đã biết suy nghĩ lại. * Buổi phúc trình thứ 5 Người phỏng vấn : Em Đạt Vai trò : Thân chủ Địa điểm phỏng vấn : Nhà Hữu Nghị I Thời gian : 9h00 ngày 12/9/2011 Mục tiêu : Lượng giá một phần về những thay đổi của thân chủ Nội dung vấn đàm Nhận xét cảm nghĩ của sinh viên - Sinh viên: Chào em, mấy hôm không gặp em thế nào rồi? - Thân chủ: Em chào anh, anh mới đến à. - Sinh viên: Ừ, anh mới đến mà càng ngày em càng chăm chỉ hơn đấy nhỉ. - Thân chủ: Vâng, cô giáo cũng khen em, bây giờ em sẽ quyết tâm không nói tục, chửi bậy với người khác nữa. - Sinh viên: Ồ! Em giỏi thật đấy, phải như thế thì các mẹ nhà Hữu Nghị I mới vui. - Thân chủ: Tất nhiên rồi. - Sinh viên: Anh rất vui vì em đã hiểu, anh tin là em là được mà. Thân chủ đã thay đổi theo hướng tích cực. BÀI TỰ LƯỢNG GIÁ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ tên sinh viên : Ngô Việt Hiệp Lớp : Công tác xã hội KII Địa chỉ liên lạc : Lớp công tác xã hội KII, Trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Điện thoại : 0973.488.550 Đợt thực tập : từ ngày 15/8 đến ngày 16/9 năm 2011. Tại : Nhà Hữu Nghị I, Đống Đa, Hà Nội Nội dung lượng giá thực tập: 1. Dựa trên bản kế hoạch của sinh viên, các mục tiêu và yêu cầu của đợt thực tập, bạn nêu những tiến bộ đạt được, mức độ hoàn thành các yêu cầu và sự đóng góp của bạn trong quá trình thực tập tại cơ sở. Trong quá trình thực tập tại cơ sở, với yêu cầu của cơ sở tôi đã tiến hành tìm hiểu và làm việc với một thân chủ cụ thể. Sau đây là những tiến bộ và mức độ hoàn thành các yêu cầu: - Tôi đã giúp thân chủ có nhận thức và hành vi thay đổi theo hướng tích cực hơn. - Nhìn chung, việc trợ giúp đã tương đối tốt đẹp, không vi phạm các quy điều đạo đức của nhân viên xã hội. - Trong quá trình thực tập, tôi đã có nhiều cố gắng để giúp đỡ cơ sở nơi mình thực tập, mặc dù đó là việc nhỏ nhưng nó xuất phát từ tấm lòng của một sinh viên công tác xã hội. 2. Bạn tự cho điểm (tooisd dã là 10) theo từng mục sau đây: A. Ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn : Điểm 7 B. Khả năng nhận thức vấn đề : Điểm 7 C. Thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả : Điểm 8 D. Tinh thần làm việc theo nhóm : Điểm 7 E. Nhận diện và sử dụng tài nguyên trong : Điểm 7 cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của thân chủ và cơ sở G. Áp dụng các quy điều đạo đức nghề nghiệp vào : Điểm 8 các khía cạnh của thực hành H. Thể hiện sự cởi mở và muốn đóng góp ý kiến : Điểm 7 xây dựng 3. Trình bày các mặt mạnh của bạn đã thể hiện trong đợt thực tập Trong quá trình thực tập tôi đã có cơ hội sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để làm việc. Điều đó được thể hiện như sau: - Tôi rất quý trẻ em. - Kỹ năng giao tiếp của tôi được phát huy nhiều. Tôi đã tự tạo cho mình nhiều mối quan hệ tốt đẹp. - Kỹ năng làm việc với cá nhân: Động viên, khuyên nhủ thân chủ đã được tôi sử dụng và thân chủ đã có sự thay đổi tích cực trong các hành vi của mình. 4. Đợt thực tập này giúp gì cho bạn trong tương lai khi bạn đã tốt nghiệp và trở thành một nhân viên xã hội thực thụ? Như tôi đã trình bày, đợt thực tập vừa qua là nền tảng bước đầu để tôi tiến hành các hoạt động thực tập tiếp theo. Thông qua đợt thực tập này tôi đã thu được một vốn kiến thức đầy ý nghĩa để trang bị cho mình sau này, mà quan trọng hơn cả là sau này khi tôi trở thành một nhân viên công tác xã hội thực thụ. Đối tượng tôi tiến hành là trẻ em và tôi cũng có những định hướng cho mình sau khi vào chuyện ngành là chọn tiếp nhóm đối tượng này để tìm hiểu sâu và kỹ hơn. Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng bước đầu của đợt thực tập này đối với tôi là định hướng cho chuyên ngành mình chọn. Qua đợt thực tập này, các kiến thức mà tôi học được trên lớp đã được áp dụng vào thực tế. Khi có những sai sót hay vướng mắc, nó sẽ được tôi rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau này cũng như những điểm mạnh sẽ tiếp tục được phát huy khi tôi ra trường và tiến hành công việc. Bên cạnh đó, vì có đợt thực tập này nên tôi đã có thêm nhiều mối quan hệ. Nó là một điều rất đáng mừng. 5. Bạn có đề xuất gì để nâng cao chất lượng thực tập? Chúng tôi là những sinh viên của những lớp đầu tiên ngành công tác xã hội được đào tạo tại trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Trong thời gian thực tập vừa qua, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, đây sẽ là cơ sở, nền tảng để tôi áp dụng nó vào công việc của mình sau này. Đợt thực tập đã kết thúc tốt đẹp, tuy nhiên qua đây tôi cũng muốn đề xuất một số ý kiến cho những đợt thực tập sau có kết quả hơn. Thứ nhất, chúng ta cần tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, mà trước hết là việc phối hợp tìm các cơ sở thực tập cho sinh viên. Vì theo như thực tế vừa qua nhiều sinh viên đến ngày thực tập vẫn chưa tìm được cơ sở cho mình. Thứ hai, trong quá trình thực tập, chúng ta cần phải có sự theo dõi và kiểm tra quá trình làm việc của sinh viên tại cơ sở để đánh giá cho phù hợp và hỗ trợ sinh viên khi cần. Trên đây là một số đóng góp nhằm nâng cao chất lượng thực tập. Hy vọng chúng ta có thể xem xét để những đợt thực tập sau này của chúng ta và của các khóa dưới có chất lượng tốt hơn. MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 Nội dung 3 Phần I: Giới thiệu về Nhà Hữu nghị I 5 Phần II: Tiến trình làm việc và can thiệp với thân chủ 9 1. Tiểu sử về thân chủ 9 2. Tiến trình công tác xã hội với cá nhân qua quá trình làm việc và can thiệp với em Võ Thành Đat 11 Phần III: Nhìn lại đợt thực tập 17 Một số buổi phúc trình 20 Phụ lục (một số hình ảnh về Nhà Hữu Nghị I Bài tự lượng giá thực tập của sinh viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xã hội tại nhà Hữu Nghị I (số 48 ngõ Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội).doc
Luận văn liên quan