Lời nói đầu
Trong những thập kỷ gần đây tốc độ đô thị hoá của nước ta diễn ra khá nhanh, cùng với sự tác động của nền kinh tế thị trường đất nước có nhiều những đổi thay to lớn về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều các vấn đề xã hội nảy sinh do tác động của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hoá như: sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, số lượng những tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng tăng, tình trạng bạo lực gia đình nói chung, tình trạng bạo lực trong các trường học, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp . Đó cũng chính là tiếng chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh học sinh và các nhà quản lí xã hội
Từ những vấn đề nêu trên nên chúng ta thấy rằng việc ra đời của công tác xã hội đóng một vai trò vô cùng quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội. Nhưng hiện nay công tác xã hội vẫn còn đang là một trong những ngành còn non trẻ và non trẻ đến mức nhiều người trong xã hội vẫn chưa hiểu rõ được bản chất cũng như nội dung của công tác xã hội. Mặt khác hiện nay ở nước ta công tác xã hội vẫn chưa được coi là một nghề chuyên môn.
Qua nghiên cứu tại Trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm thì thấy rằng đa số học sinh của trường là con của các gia đình là cán bộ công chức, doanh nhân hầu hết cha mẹ các em đều bận rộn ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái, phó mặc con cái cho người giúp việc, nhà trường. Bấy lâu nay cha mẹ các em vẫn thường có suy nghĩ là chỉ đáp ứng, chăm lo cho con em mình về mặt vật chất là đủ, mà chưa dành thời gian quan tâm đến đời sống tình cảm, quan tâm đến việc học tập của con em mình. Toàn bộ các em theo học tại trường đều học bán trú ở trường các em ăn trưa, nghỉ tại trường các em đến trường từ 7h30 sáng đến 17h00 chiều mới về nhà. Điều đó cũng khiến cho số lượng các em học sinh có những vấn đề khó khăn về mặt tâm lý, khó khăn trong các mối quan hệ, cách ứng xử với người lớn, học tập, định hướng cho tương lai cũng ngày càng tăng. Hơn nữa khi các em gặp những vấn đề khó khăn các em không biết chía sẻ, không biết bày tỏ cùng ai. Thực tế cho thấy là hầu hết những vấn đề khó khăn mà các em đang gặp phải các em không dám chia sẻ với các thầy cô giáo trong trường, bố mẹ mà bấy lâu nay các em thường hay giữ kín trong lòng hoặc chia sẻ cùng với bạn bè.
Vì những lí do nêu trên nên em đã lựa chọn đề tài “công tác xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm”. Báo cáo thực tập gồm có 3 phần:
Phần thứ nhất là:kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm t×nh h×nh chung ë TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH Xà HỘI VÀ CÔNG TÁC Xà HỘI.
Phần thứ hai là:thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC AN SINH XÃ HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Phần thứ ba là:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYỀN NGHỊ
MỤC LỤC
Lời nói đầu. 0
kh¸i qu¸t ®Æc ®iÓm t×nh h×nh chung ë TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH Xà HỘI VÀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI. 2
1.§Æc ®iÓm t×nh h×nh chung của trường THCS Đoàn Thị Điểm 2
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của trường THCS Đoàn Thị Điểm 2
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ann sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 2
1.3. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trường THCS Đoàn Thị Điểm 2
1.4.Hệ thống bộ máy tổ chức trường THCS Đoàn Thị Điểm 3
1.5. Đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trường THCS Đoàn Thị Điểm 3
1.6 .Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường THCS Đoàn Thị Điểm 4
1.7. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THCS Đoàn Thị Điểm 6
1.8.Các cơ quan tài trợ, đối tác trong quá trình phát triển CTXH tại trường THCS Đoàn Thị Điểm. 7
2.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển công tác xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 8
2.1.Những thuận lợi 8
2.2.Những khó khăn. 8
II. thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ ho¹t ®éng TRONG LĨNH VỰC AN SINH Xà HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC Xà HỘI TẠI TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM 9
1.Tình hình hoạt động an sinh xã hội của trường THCS Đoàn Thị Điểm 9
1.1. Quy mô, số lượng và phân loại học sinh thuộc đối tượng xã hội tại Ttrường THCS Đoàn Thị Điểm. 9
1.2.Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 10
1.3. Quy trình tuyển sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm. 10
1.4. Tình hình thực hiện các chính sách đối với học sinh Trường Đoàn Thị Điểm 12
1.5. Chương trình, các mô hình chăm sóc học sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 12
1.6.Nguồn lực thực hiện chính sách thực hiện nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 13
1.7.Những khó khăn khi thực hiện chính sách an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 14
2. Việc áp dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 14
2.1. Các kỹ năng là việc với lãnh đạo, cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường 14
2.2.Vận dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng. 15
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYỀN NGHỊ 38
1.Một số giải pháp. 38
2.Khuyến nghị 38
2.1 Khuyến nghị đối với học sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm 38
2.2. Khuyến nghị đối với khu đô thị Mỹ đình 1 và Xã Mỹ Đình. 39
2.3. Khuyền nghị đối với trường THCS Đoàn Thị Điểm 39
2.4. Khuyến nghị với khoa Công tác xã hội và Trường Đại học Lao động Xã hội 39
2.5. Khuyền nghị đối với sinh viên. 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm – Khu đô thị Mỹ Đình 1- Từ Liêm – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Õ. ViÖc phæ biÕn vµ ph¸t triÓn C«ng t¸c x· héi cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n.
II. thùc tr¹ng t×nh h×nh, KẾT QUẢ ho¹t ®éng TRONG LĨNH VỰC AN SINH Xà HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC Xà HỘI TẠI TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
1.Tình hình hoạt động an sinh xã hội của trường THCS Đoàn Thị Điểm
1.1. Quy mô, số lượng và phân loại học sinh thuộc đối tượng xã hội tại Ttrường THCS Đoàn Thị Điểm.
Số lượng: Do trường THCS Đoàn Thị Điểm là một trường ngoài công lập các khoản đóng góp hàng tháng tương đối cao, bình quân mỗi tháng học sinh của trường phải nộp khoảng gần 3 triệu đồng/tháng. Vì lý do đó nên những gia đình có công với cách mạng, các em học sinh thuộc đối tượng bảo trợ xã hội rất ít có cơ hội theo học. Hiện nay số học sinh là con em thương binh và gia đình chính sách chỉ là 3 học sinh trong toàn trường. Trong đó có 2 em nam và 1 em nữ thuộc các khối lớp 6,8,9.
Tình trạng sức khỏe của học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm
Tình trạng sức khỏe của các em nhìn chung là tương đối tốt
Số học sinh bị mắc các bệnh học đường cũng tương đối cao như cận thị và các tật về mắt hiện nay theo thống kê đầu năm học 2008 – 2009 của phòng Y tế thì có đến 40% các em học sinh của trường mắc các bệnh về mắt, béo phì do ăn uống không điều độ.
Hoàn cảnh sống của học sinh trường THCS Đoàn Thị Điểm
Hầu hết các em học sinh theo học tại trường đều là những gia đình khá giả, bố mẹ là công chức nhà nước. Việc chăm sóc và giáo dục các em thường ít, một số giao phó cho người giúp việc và ông bà, nhà trường.
Qua nghiên cứu từ nhiều tài liệu cũng như qua quá trình làm việc với các em thì thấy các em ở lứa tuổi trung học cơ sở là giai đoạn có rất nhiều những khó khăn, có thể nói trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ em thì giai đoạn này là giai đoạn mà các em có nhiều những khó khăn nhất vì các em đang trong giai đoạn dậy thì nên các em có rất nhiều những thay đổi, biến đổi về mặt thể chất cũng như tâm lý. Điều này cũng gây ra những khó khăn trong công tác giáo dục, dạy giỗ các em nó đòi hỏi cha mẹ và các thầy cô giáo cần có những hiểu biết về tâm sinh lý các em trong giai đoạn này thì có thể hiểu được các em, làm việc với các em dễ dàng, hiệu quả hơn.
1.2.Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
Nhà trường thường xuyên tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho các em học sinh vào đầu học kỳ. Tổ chức đăng ký cho các em học sinh tham gia mua bảo hiểm y tế học đường và bảo hiểm thân thể đề phòng khi các em gặp phải những rủi ro tai nạn trong cuộc sống.
Nhà trường đã chính thức đưa môn học “Kỹ năng sống” vào giảng dạy trong nhà trường như một môn học chính thức với thời lượng 2 tiết/tuần.
Nhà trường tổ chức cho các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá nhằm giúp các em phát triển một cách toàn diện.
Nhìn chung những hoạt động an sinh xã hội của trường đã đảm bảo được một môi trường an toàn, lành mạnh, các em có điều kiện để học tập, sinh hoạt...đây cũng là điều khiến cho phụ huynh học sinh yên tâm khi cho con theo học tại trường.
1.3. Quy trình tuyển sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm.
Hàng năm trường đều được Sở giáo dục và đào tạo Hà nội giao chỉ tiêu tuyền sinh cho từng khối lớp, kể cả chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung vào các lớp không phải đầu cấp như lớp 7,8,9.
Sau khi nhận được chỉ tiêu từ Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội trường tổ chức thành lập Hội đồng tuyền sinh và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát hành hồ sơ tuyển sinh cho những đối tượng là học sinh và phụ huynh học sinh có nhu cầu. Hướng dẫn phụ huynh học sinh khai hồ sơ, nhận hồ sơ tuyển sinh.
Sau thời gian quy định như đã ghi trong hồ sơ nhà trường thu hồ sơ và thông báo cho phụ huynh học sinh về số Báo danh, số phòng thi, ngày thi, giờ thi, môn thi. Hàng năm theo quy định của Trường thì những thí sinh dự thi vào trường Đoàn Thị Điểm sẽ dự thi ba môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Ngày thi tuyền sinh sẽ được nhà trường thông báo tới từng thí sinh và khi các thí sinh đến thi sẽ có các giáo viên hướng dẫn lên phòng phòng thi, tại các phòng thi giáo viên coi thi sẽ phổ biến nội quy, cách thức làm bài thi, thời gian làm bài….
Sau khi hội đồng tuyền sinh chấm xong tất cả các môn thi sẽ thông báo kết quả cho các thí sinh và hướng dẫn làm hồ sơ nhập học, các khoản đóng góp hàng năm, hàng tháng. Thông báo cho học sinh về ngày tập chung.
Do trường THCS Đoàn Thị Điểm là trường chất lượng cao, trường có yêu cao đối với học sinh khi học sinh đến dự thi tuyển sinh tuyển sinh, lại là trường ngoài công lập nên những năm qua trường THCS Đoàn Thị Điểm thường chưa có những chính sách ưu tiên cho học sinh là con thương binh gia đình chính sách và học sinh là các đối tượng xã hội. Đây cũng là một trong những thiệt thòi cho các em học sinh thuộc đối tượng chính sách, chưa thực hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong việc thực hiện chế độ ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục đối với các đối tượng là con em gia đình chính sách và bảo trợ xã hội.
Nhìn chung công tác tuyển sinh của trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm tiến hành tương đối nghiêm túc, an toàn, đảm bảo quy chế chung của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Quy trình tuyển sinh rõ ràng, chính xác và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo được lòng tin cho học sinh và các bậc phụ huynh học sinh.
1.4. Tình hình thực hiện các chính sách đối với học sinh Trường Đoàn Thị Điểm
Đặc thù của trường là trường ngoài công lập, tất cả các khoản chi tiêu trong nhà trường đều được trích ra từ học phí và các khoản đóng góp do phụ huynh học sinh đóng nên toàn bộ những chế độ chính sách đối với các em học sinh là con của thương binh và gia đình chính sách được thực hiện tại địa phương nơi các em đang cư trú.
Tuy nhiên ngoài các chính sách của nhà nước thực hiện với các em học sinh là con thương binh và gia đình chính sách thì trường THCS Đoàn Thị Điểm cũng có những chính sách riêng cho các em như: Nhà trường có quà tặng cho các em nhân dịp đầu năm học là một bộ sách giáo khoa và cặp sách, Ngày 27 tháng 7 nhà trường cũng có quà cho các em nhân ngày thương binh liệt sĩ, cuối mỗi kỳ nhà trường đều có những phần quà động viên các em đạt thành tích cao trong học tập, tết nguyên đán...
Chúng ta thấy rằng đối với các em học sinh theo học tại trường THCS Đoàn Thị Điểm ngoài việc được hưởng các chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước tại địa phương thì các em cũng nhận được những đãi ngộ, quan tâm chăm sóc riêng của nhà trường, những chính sách này cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các em là nguồn động viên tinh thần giúp các em thêm tin yêu vào nhà trường, các thầy cô giáo.
1.5. Chương trình, các mô hình chăm sóc học sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
Trường Đoàn Thị Điểm là một trong những trường hiện đang thực hiện chương trình dạy học hai buổi ngày do vậy nên học sinh phải ở lại bán trú tại trường.
Hàng ngày học sinh ăn tại trường hai bữa: một bữa chính vào lúc 12h30 hàng ngày và bữa quà chiều (bữa phụ) vào lúc 15h15 hàng ngày. Bữa chính các em học sinh ăn như bữa ăn của các em ở nhà, còn bữa chiều thường là bữa ăn nhẹ vào giờ giải lao. Đối với bữa phụ thường thì các em ăn bánh ngọt, hoa quả, sữa hoặc chè….Thực đơn bữa ăn hàng ngày của các em thường xuyên được thay đổi, mỗi mùa khác nhau thì các em cũng được thay đổi thực đơn phù họp với từng mùa. Nhà trường đã liên kết và mua thực phẩm tại những nơi đáng tin cậy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng. Hàng ngày nhà trường có một cán bộ y tế chuyên theo dõi về chât lượng của các thực phẩm trước khi đem chế biến. Vì vậy việc chăm sóc các em học sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm là tương đối tốt, hầu hết sau một thời gian các em đều tăng cân. Trong thời gian qua trường chưa để xảy ra vụ ngộ độc thức ăn nào.
Về thời gian nghỉ trưa: Các em được nghỉ trưa khoảng từ 12h00 đến 13h30. Nhà trường bố trí cho các em ngủ ở một khu cách xa phòng học và phòng ăn. Các phòng ngủ của các em được bố trí khá đẩy đủ và hiện đại. Mỗi em được ngủ ở một Giường có đầy đủ chăn, chiếu, gối, điều hòa nhiệt độ vào cả mùa hè lẫn mùa đông. Tại mỗi phòng ngủ thì đều được bố trí các đồng chí giáo viên trực và quản lý học sinh nên giờ ngủ của các em học sinh tương đối tốt.
Hàng ngày nhà trường có xe đưa đón các em, việc đưa đón các em học sinh tại các bến, các điểm gần nhà cũng là một trong những biện pháp nhằm thu hút học sinh từ những quận huyện cách xa trường có điều kiện theo học. Bên cạnh đó việc đưa đón các em cũng là một trong những biện pháp khắc phục các tình trạng tai nạn giao thông cho học sinh hàng ngày.
Nhìn chung các mô hình chăm sóc học sinh theo hình thức bán trú và có xe ô tô đưa đón học sinh hàng ngày không pháỉ là mô hình quá mới ở Việt Nam nói chung và các đô thị nói riêng, nhưng việc thực hiện mô hình này tại trường THCS Đoàn Thị Điểm tương đối tốt vì trường có hệ thống cơ sở vật chất tốt, đã có kinh nghiệm tổ chức thực hiện ngay từ khi trường mới chỉ có cấp tiểu học.
1.6.Nguồn lực thực hiện chính sách thực hiện nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
TrườngTHCS Đoàn Thị Điểm là trường ngoài công lập nên việc các nguồn lực để tiến hành thực hiện các chính sách an sinh xã hội chủ yếu do phụ huynh học sinh đóng góp.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì nhà trường cũng nhận được sự tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các trường bạn ở các nước: Úc, singapore, Hàn Quốc, Nhật bản...
1.7.Những khó khăn khi thực hiện chính sách an sinh xã hội tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
Do trường là một cơ sở đào tạo ngoài công lập nên việc dải ngân chi cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng rất hạn chế.
Hầu hết những người trong Ban giám hiệu, giáo viên chưa có chuyên môn về công tác xã hội nên họ chưa nhận thức được vai trò của công tác xã hội trong các nhà trường phổ thông.
Họ chưa cập nhật được những thông tin về những vấn đề khó khăn mà hiện nay học sinh trong các trường học đang gặp phải.
Sự phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình còn rất hạn chế nên thông tin trao đổi giữa nhà trường, phụ huynh học sinh chưa được thường xuyên liên tục
2. Việc áp dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
2.1. Các kỹ năng là việc với lãnh đạo, cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường
Sau khi nhận được kế hoạch thực tập và giấy giới thiệu của trường thì em đã đến làm việc với Ban giám hiệu, giáo viên, ông chánh Văn Phòng trường THCS Đoàn Thị Điểm và đã tạo lập được mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, Ông chánh văn phòng, tập thể giáo viên trường Trung THCS Đoàn Thị Điểm. Đặc biệt là đã tạo lập được mối quan hệ tốt với chị Vũ Anh Tú giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1. Trong quá trình làm quen và tạo lập mối quan hệ với lãnh đạo và cán bộ giáo viên thì em đã vận dụng các kỹ năng: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tóm lược...trong suốt quá trình làm việc tại trường. Thu thập các thông tin về nhà trường thông qua cán bộ giáo viên, tài liệu, quan sát thực tế....như: lịch sử hình thành của trường, số lượng cán bộ giáo viên, học sinh, thành tích nổi bật của trường trong những năm qua, những vấn đề của học sinh hiện nay, các hoạt động an sinh xã hội của trường trong thời gian vừa qua, định hướng phát triển của trường trong những năm tới....Những câu hỏi mà em đã sử dụng trong quá trình tìm hiểu về trường Đoàn Thị Điểm như sau: Chú có thể cho cháu biết đôi nét về lịch sử hình thành và cơ cấu bộ máy tổ chức của trường được không? Đây là câu hỏi đối với chú Chánh Văn Phòng. Anh có thể cho em biết tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ và giáo viên nhà trường được không? Về tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc...Hay đối với chị Tú giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1 về tình hình chung của lớp như sau: Chị có thể cho em biết đôi nét về tình hình học tập và rèn luyện của lớp chị được không? Với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp chị có nhận xét gì về tình hình của lớp mình? Đó là một số câu hỏi mà em đã đặt ra đối với cán bộ giáo viên nhà trường, ngoài những câu hỏi đó thì em cũng đặt nhiều những câu hỏi khác để khai thác các thông tin liên quan đến nhà trường.
Trong giai đoạn đầu chúng em đến làm việc thì có gặp một số khó khăn như đang là thời kỳ cao điểm của kỳ thi học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 nên lãnh đạo và giáo viên nhà trường cũng tương đối bận nên việc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo, giáo viên nhà trường hơi khó khăn.
Lượng giá: Sau một thời gian xuống thực tập tại trường thì em đã làm quen được với lãnh đạo nhà trường, cán bộ công nhân viên nhà trường. Tạo lập được mối quan hệ tốt với cán bộ giáo viên nhà trường. Đồng thời em cũng vận dụng các kỹ năng giao tiếp để thu thập các thông tin về nhà trường. Song bản thân em thấy mình còn có một vài hạn chế: giao tiếp còn hơi rụt rè, lúng túng, đôi lúc chưa vận dụng linh hoạt các kỹ năng công tác xã hội, còn có tâm lý e ngại và sợ hãi khi giao tiếp, làm việc.
2.2.Vận dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng
2.2.1. Tiến trình giúp đỡ đối tượng
Thân chủ là em Nguyễn Văn Long, là học sinh của lớp 9A1. Cả bố và mẹ đều là doanh nhân thường xuyên phải đi công tác xa, nếu không đi công tác những ngày bình thường thì bố mẹ Long cũng về nhà rất muộn. Toàn bộ việc chăm sóc em hàng ngày bố mẹ em giao cho người giúp việc là một người quen biết ở quê trông nom và việc giáo dục em thì bố mẹ em giao phó toàn bộ cho cô giáo chủ nhiệm và nhà trường. Qua lời giới thiệu và tâm sự của cô giáo chủ nhiệm thì hiện nay em đang không muốn đi học đến lớp em không tập chung.
Bước 1: Tiếp cận Long và xác định vấn đề ban đầu
Qua lời giới thiệu của cô giáo chủ nhiệm lớp 9A1 em đã đến lớp và làm quen với em Long và sau hai buổi làm quen em đã tạo lập được mối quan hệ tốt với Long. Tuy nhiên hàng ngày ở lớp Long thường ít tiếp xúc với bạn bè nên lúc đầu tiếp cận Long em cũng có gặp khó khăn. Vì Long chưa biết rõ mục đích của em là đến gặp Long có việc gì? Sau khi tiếp xúc với Long và trò chuyện thì Long cũng đã tâm sự về đôi chút về hoàn cảnh gia đình của mình “Bố mẹ em đi suốt nên em ít được gặp bố mẹ, em chán bố mẹ em lắm”
Như vậy qua lời giới thiệu của cô giáo chủ nhiệm và làm quen thì em đã tạo lập được mối quan hệ tốt với Long. Đây là cơ sở rất quan trọng cho các giai đoạn tiếp theo, mặc dù hơi khó khăn. Bước tiếp theo em cần phải tìm hiểu sâu thêm các thông tin về Long qua bạn bè, thầy cô giáo dạy lớp 9A1 và đặc biệt là Bố mẹ Long.
Bước 2: Thu thập thông tin liên quan đến những vấn đề khó khăn của Long
Như đã nêu ở giai đoạn trên thì vấn đề của Long không phải chỉ liên quan đến một mình Long mà vấn đề của Long liên quan đến rất nhiều người như: bố mẹ, ông bà, bạn bè, cô giáo chủ nhiệm và những người xung quanh Long. Vì vậy để có thể có những thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề của Long em đã thu thập từ các nguồn thông tin như:
Nhà trường thì cần thu thập thông tin từ giáo viên chủ nhiệm, bạn bè, các cô, thầy giáo bộ môn, hồ sơ học sinh của Long.
Gia đình: Cần thu thập thông tin từ bố mẹ Long, ông bà và những người thân trong gia đình.
Bản thân Long
Những nguồn khác như: từ hàng xóm
Qua việc thu thập và khai thác thông tin từ các nguồn nêu trên thì em đã thu thập được một số thông tin như sau:
Việc bố mẹ Long thường xuyên phải đi công tác xa, hay về nhà muộn từ khi em còn là học sinh tiểu học.
Hàng ngày bố mẹ giao việc chăm sóc em cho người giúp việc.
Những lúc gặp khó khăn ở trường em muốn hỏi và trao đổi với bố mẹ nhưng bố mẹ lúc nào cũng bận rộn nên em không dám hỏi.
Em có tâm trạng buồn và không muốn đi học từ cuối năm học lớp 7.
Những lúc buồn em thường đi chơi với bạn bè hoặc lên mạng chát hoặc chơi game.
Ở lớp em không muốn chơi với ai do em học kém và một số bạn bè xa lánh vì em quá ăn chơi và một số khác thì ghét em vì em ít nói.
ở bước này qua những lần trao đổi, trò chuyện với bố mẹ, cô giáo chủ nhiệm, cô bán trú, các bạn cùng lớp thì em đã thu thập được một số thông tin trên. Những thông tin này góp phần quan trọng cho việc chẩn đoán vấn đề của Long cũng như lập kế hoạch, lựa chọn các biện pháp giúp đỡ Long.
Bước 3: Chẩn đoán vấn đề khó khăn của Long.
Từ những thông tin đã thu thập được như đã nêu ở trên thì em có thể chẩn đoán ban đầu được vấn đề khó khăn hiện nay của Long là thiếu sự quan tâm của bố mẹ vì bố mẹ thường xuyên vắng nhà, ít quan tâm đến đời sống tình cảm của em mà chỉ chăm lo cho em về đời sống tinh thần, bạn bè xa lánh, em có tâm trạng buồn và không muốn đi học, kết quả học tập giảm sút.
Xác định mặt mạnh, mặt yếu của Long
Mặt mạnh: Qua lời kể của cô giáo chủ nhiệm Long thì nói là cô đã chủ nhiệm Lớp Long năm nay là năm thứ 4, những năm trước thì em không phải là học sinh yếu mà so với mặt bằng chung của lớp thì sức học của Long cũng vào loại khá. Mặt mạnh nữa là gia đình Long cả bố và mẹ đều có công việc ổn định và có thu nhập cao nên cũng có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho Long và Long lại học tại Trường Đoàn Thị Điểm đây là một trường chất lượng cao của Hà Nội và có thế mạnh về ngoại ngữ. Long có cả ông bà nội lẫn ông bà ngoại.
Mặt yếu: bố mẹ thường xuyên đi công tác xa, hay về nhà muộn, Ông bà ngoại và ông bà nội rất thương cháu nhưng ở xa. Do học bán trú ở trường cả ngày nên Long giao tiếp với bạn bè là chủ yếu nên đôi khi Long vẫn hay nói với những người lớn tuổi hơn nhát gừng và trống không.
Việc chẩn đoán vấn đề ban đầu vô cùng quan trọng sẽ giúp cho việc lập kế hoạch và giúp đỡ hiệu quả hơn, ví như người bác sỹ có “chẩn đoán bệnh đúng thì mới kê đơn bốc thuốc đúng và chữa bệnh khỏi và nhanh”.
Sơ đồ phả hệ gia đình Long
Ông Nội
Ông Ngoại
Bà Nội
Bà Ngoại
Bố Long
Mẹ Long
Long
Ghi chú
─ Quan hệ 1 chiều
↔ Quan hệ 2 chiều
--- Quan hệ xa cách
Nhìn vào sơ đồ phả hệ của gia đình Long thì chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Long tương đối lỏng lẻo, Bố mẹ Long với Long chỉ là quan hệ một chiều, còn Long với ông bà nội, ông bà ngoại là mốí quan hệ hai chiều vì do ông bà thương cháu nhưng điều kiện ở xa. Bố mẹ Long thì quá bận rộn với công việc và thường xuyên đi công tác xa nhà nên mối quan hệ cũng là mối quan hệ xa cách, bố mẹ ít quan tâm đến nhau, mối quan hệ giữ bố mẹ Long và ông bà cũng là mối quan hệ một chiều cũng do bố mẹ Long ít có thời gian quan tâm đến ông bà.
Sơ đồ sinh thái gia đình Long
Hội
Phụ nữ
Nhà Chùa
Gia đình Long
Trạm
y tế
Tổ dân phố
Trường học
Hàng xóm
Nơi
làm việc
Ghi chú
─ Quan hệ 1 chiều
↔ Quan hệ 2 chiều
--- Quan hệ xa cách
Nhìn vào sơ đồ sinh thái gia đình Long thì chúng ta thấy rắng mối quan hệ của Bố mẹ Long với nơi làm việc, tổ dân phố là mối quan hệ hai chiều, mối quan hệ với, Hội phụ nữ, trường học nơi Long đang học là mối quan hệ xa cách, mối quan hệ với nhà chùa, trạm y tế, hàng xóm là mối quan hệ một chiều. Điều này nói lên rằng mối quan hệ của gia đình Long với các cơ quan tổ chức, đơn vị trong địa bàn của gia đình là mối quan hệ chưa sâu sắc, quan hệ một chiều, xa cách vẫn chiếm đa số. Có thể lý giải cho hiện tượng này do gia đình Long quá bận rộn: bố mẹ thường xuyên vắng nhà hoặc về muộn còn Long thì học bán trú nên cũng đi học từ sáng sớm đến tối mới về.
Bước 4: Lập kế hoạch trị liệu, giúp đỡ Long
Sau khi đã thảo luận với Long và cô giáo chủ nhiệm lớp Long thì em đã thống nhất kế hoạch hành động như sau:
KÊ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIÚP ĐỠ LONG
Mục tiêu
Hoạt động
Người thực hiện
Thời gian
Nguồn lực
Kết quả dự kiến
Giúp Long giải tỏa tâm trạng buồn, mặc cảm tự ti
Tham vấn, trò chuyện, cho em tham gia một số họat động của trường như tham gia câu lạc bộ năng khiếu
Long, sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, bố mẹ Long
1,5 tháng
Gia đình Long, nhà trường, Long, Sinh viên
Long tự tin, bớt được cảm giác buồn
Tham vấn cho bố mẹ Long
Tham vấn
Sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, bố mẹ Long
1 tuần
Gia đình Long, nhà trường, Long, Sinh viên
Bố mẹ Long đã hiểu rõ hơn vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục con cũng như trách nhiệm kết hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục con
Hỗ trợ Long với những môn học Long đang bị đuối hơn so với các bạn trong lớp
Hướng dẫn cho Long cách tự học, Dạy Long phương pháp học, kèm thêm Long ở trên lớp hoặc ở nhà – gia đình có thể mời gia sư dạy thêm ở nhà
Sinh viên, giáo viên chủ nhiệm, bố mẹ Long (Sinh viên đến dạy gia sư tại nhà)
Cho đến hết năm học
Long, Giáo viên, Sinh viên, gia đình Long
Long tiến bộ hơn trong học tập
Bước 5: Triển khai kế hoạch trị liệu cho Long
Giai đoạn này là một trong những giai đoạn quan trọng trong giúp đỡ Long, ở giai đoạn này nhân viên xã hội nên thực hiện theo những kế hoạch đã vạch ra và vận dụng các nguyên tắc của công tác xã hội trong quá trình giúp đỡ đối tượng, đặc biệt là nguyên tắc để đối tượng cùng tham gia, nguyên tắc bí mật thông tin. Trong giai đoạn này nhân viên xã hội và Long cùng nhau thực hiện một số hoạt động sau:
Tham vấn cho Long.
Cho Long tham gia vào nhóm giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp Long nâng cao năng lực giải quyết những vấn đề trong cuộc sống cũng như trong học tập.
Cho Long tham gia và các câu lạc bộ năng khiếu của trường đây cũng là cơ hội để Long có thể phát huy những năng khiếu của mình, có điều kiện để rèn luyện, nâng cao năng khiếu của mình, giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống, trong học tập.
Bước 6: Lượng giá toàn bộ quá trình giúp đỡ Long
Cùng với giáo viên chủ nhiệm, bố mẹ, bạn bè Long đánh giá lại những thay đổi tích cực của Long: sau khi làm việc với nhân viên xã hội, giáo viên chủ nhiệm và có sự hỗ trợ của gia đình thì Long đã có những thay đổi đáng kể như: em đã tự nhận thức được những khó khăn hiện tại mà mình đang gặp phải, em đã hiểu rõ được những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập sa sút và bạn bè xa lánh, ý thức được vai trò của việc học tập ảnh hưởng đến tương lai như thế nào? Điều quan nhất mà cả nhân viên xã hội và gia đình, nhà trường mong muốn là Long đã nhận thức được vấn đề của mình, ý thức được những việc mà mình sẽ phải làm, điều đó thấy rằng nếu Long thay đổi nhận thức thì Long sẽ thay đổi được hành vi của mình. Tuy nhiên với lượng thời gian hai tháng không phải là nhiều nên nhân viên xã hội cũng chỉ đặt một mục tiêu quan trọng là thay đổi được nhận thức của Long còn để có thể giải quyết được vấn đề của Long một cách tốt nhất thì phải cần một khoảng thời gian dài hơn có sự giúp đỡ và cộng tác của gia đình và các thầy cô giáo ở trường…
Bên cạnh đó thì em cũng nhận thấy trong quá trình giúp đỡ Long thì em đã vận dụng và thực hành được nhiều kỹ năng công tác xã hội chuyên nghiệp, đã tập làm một nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Trong quá trình giúp đỡ Long thì em đã vận dụng được các kỹ năng công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm trong quá trình giúp đỡ. Đồng thời em cũng có điều kiện để tự đánh giá về bản thân mình trong quá trình vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào giúp đỡ Long, song do kinh nghiệm còn hạn chế nên việc giúp đỡ Long đôi khi chưa đạt được những kết quả như mong muốn, đôi khi còn lúng túng trong việc giao tiếp với đối tượng nhất là trong giai đoạn đầu tiếp xúc và tạo lập mối quan hệ với Long. Có đôi lúc đã vi phạm nguyên tắc, nhất là khi tham vấn, vẫn cho lời khuyên, cầm tay chỉ việc những điều này không tốt cho thân chủ.
Bước 7: Kết thúc quá trình giúp đỡ Long
Khi thời gian thực tập đã hết thì sinh viên cần phải chuẩn bị cho Long việc kết thúc tiến trình giúp đỡ. Trước khi kết thúc cần giãn dần mối quan hệ với Long những tuần đầu tiên thì mỗi tuần nhân viên xã hội tiếp xúc và làm việc với thân chủ 3 đến 5 lần rồi đến những tuần sắp kết thúc quá trình thực tập thì nhân viên xã hội tiếp xúc, làm việc với Long 2 đến 3 lần rồi một tuần một lần, cho đến khi chia tay hoàn toàn với Long, như vậy sẽ không tạo ra tâm lý hụt hẫng khi chia tay. Sau đó có thể những hỗ trợ tiếp sau nếu cần thiết và có thể bằng việc theo dõi những thay đổi về nhận thức và hành vi của Long. Có thể nói như vậy quá trình giúp đỡ Long đã hoàn thành.
2.2.2 Phúc trình các kỹ năng công tác xã hội
2.2.2.1 Phúc trình kỹ năng đặt câu hỏi
Trong quá trình làm việc với Long em đã vận dụng rất nhiều các kỹ năng công tác xã hội, kết hợp cả phương pháp công tác xã hội cá nhân với công tác xã hội nhóm, trong số những lần làm việc với Long em cảm thấy tâm đắc nhất buổi giúp đỡ em Long và buổi đó em vận dụng tương đối thành thạo kỹ năng đặt câu hỏi. Kỹ năng đặt câu hỏi giúp em có thể khai thác được nhiều các thông tin khác nhau về những vấn đề liên quan đến thân chủ. Nhưng vấn đề này lại được hiểu từ nhiều các khía cạnh khác nhau và nằm trong mối liên quan với các thành viên khác trong lớp và trong gia đình Long. Kỹ năng đặt câu hỏi ngoài việc thu thập các thông tin liên qua đến Long còn nhằm giúp em có thể thẩm định về độ chính xác và tin cậy của thông tin của Long.
Khi mới làm quen em đã vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi nhằm khai thác các thông tin ban đầu về Long như: nhà em có mấy anh em?. Hiện nay công việc chính hay nghề nghiệp của bố mẹ em là gì? bố mẹ em có hay về nhà muộn không? Ở nhà thì ai là người chăm nom và chăm sóc em?
Sau khi đã có những thông tin ban đầu thì chúng ta có thể hình dung được phần nào về hoàn cảnh của Long, tiếp tục em đặt các câu hỏi để khai thác thông tin như: việc bố mẹ em thường xuyên đi công tác xa và về nhà muộn như vậy bắt đầu từ khi nào em còn nhớ không? Em cảm thấy thế nào về việc bố mẹ thường xuyên đi công tác xa và hàng ngày về nhà muộn? Đã có khi nào em ngồi tâm sự với bố mẹ về việc này chưa?
Tiếp theo sau là em khai thác các thông tin ở trường và ở lớp của Long: Em có thể cho anh biết tình hình học tập của em ở trường được không? Em thích học và có khả năng học những môn gì nhất? Ở trường em thường chơi thân với ai? Em có biết lí do gì khiến các bạn không muốn chơi với em không?
Ngoài việc khai thác các thông tin từ chính bản thân Long thì em đã khai thác các thông tin từ bố mẹ Long thông qua kỹ năng đặt câu hỏi ví dụ như: Anh chị có thể cho biết công việc của anh chị hiện nay? Anh chị có thường xuyên liên lạc với nhà trường về việc học tập của Long không? Khi anh chị đi công tác xa hoặc vắng nhà thì trong gia đình anh chị ai sẽ là người chăm sóc Long? Gần đây anh chị có thấy Long có những biểu hiện gì khác thường không? Anh chị có thường xuyên liên lạc với các thầy cô giáo và nhà trường của Long không?
Trong quá trình giúp đỡ Long ngoài những thông tin từ bản thân Long và Bố mẹ Long thì em cũng đã khai thác các thông tin từ cô giáo chủ nhiệm Long để có thêm thông tin về Long thông qua kỹ năng đặt câu hỏi như: Chị có thể cho biết tình hình học tập của Long thời gian qua? Hàng ngày ở trên lớp chị thấy Long có biểu hiện gì khác thường trong giờ học không? Ở lớp Long thường chơi với những bạn như thế nào ở trong lớp? …
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà em đã thu thập thông qua kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình làm việc với Long và những người thân của Long. Như vậy với những câu hỏi và những câu trả lời của Long và những người liên quan có thể giúp em chẩn đoán được những vấn đề của Long, có kế hoạch, biện pháp giải quyết những vấn đề của Long một cách hiệu quả nhất.
2.2.2.2 Phúc trình kỹ năng tham vấn
Như trong kế hoạch và trong tiến trình giúp đỡ Long thì em có vận dụng kỹ năng tham vấn để hỗ trợ, giúp đỡ Long nhằm giúp Long giải quyết những vấn đề khó khăn của mình. Mục tiêu của việc tham vấn cho Long là giúp Long giải tỏa được cảm xúc tiêu cực, tăng cường năng lực cho Long, giúp Long hiểu rõ về bản thân mình, từ đó có những định hướng đúng đắn hơn trong việc giải quyết những vấm đề khó khăn của mình. Sau đây em xin mô tả lại buổi tham vấn của em khi em tham vấn cho Long. (Xin được viết tắt cụm từ SV là Sinh viên với vai trò là nhân viên xã hội/tham vấn viên tham vấn cho thân chủ là Long). Buổi tham vấn diễn ra trong vòng 60 phút tại nhà riêng của Long.
SV: chào Long!
Long: Chào anh!
SV: Long khoẻ không?
Long: dạ em khoẻ anh ạ , mặt hơi buồn
SV: Nhìn em anh thấy em có đang có điều gì khó nói phải không. Nếu có thể em chia sẻ biết đâu anh giúp được gì cho em chăng? Em yên tâm là những điều em nói anh sẽ không với ai.
Long: Dạ !...Dạ…Em không biết nói thế nào anh ạ, em cũng không biết đi từ đâu anh ạ. Nhưng em rẩt buồn
SV: Anh hiểu tâm trạng của em lúc này. Em có thể cho anh biết lí do gì khiến em có tâm trạng buồn và khó nói như vậy?
Long: Em buồn và em chẳng muốn đi học, thậm chí không muốn về nhà anh ạ
SV: Em có thể nói rõ hơn được không?
Long: Em không muốn học vi em học kém nên cô giáo ghét em và các bạn xa lánh em.
SV: vậy à anh hiểu tâm trạng của em lúc này. Đó chính là gì do khiến em không muốn học và tâm trạng buồn anh hiểu như thế có đúng không?
Long: Vâng
SV: Ban nãy em có nói rằng em không muốn về nhà vậy em có thể nói cho anh biết điều gì khiến em không muốn về nhà ?
Long: Em chả muốn về nhà vì ở nhà lúc nào cũng vắng teo chả có ai, chỉ có mỗi mình em và chị giúp việc buồn chết đi được.
SV: Anh hiểu lí do gì khiến em không muốn về nhà rồi.
Long: Không nói gì và cúi mặt xuống đất
SV: Bây giờ anh em mình cùng thảo luận về những vấn đề mà ban nãy anh em mình đã nói với nhau được không?
Long: Vâng ! anh cứ nói đi em đang nghe đây
SV: Ban nãy em có nói rằng do em học kém nên cô giáo ghét em. Vậy thì ở trên lớp cô giáo đã bao giờ phạt em chưa? Em có thể lấy một ví dụ về một lần em bị cô giáo phạt được không?
Long: Một lần em quên không làm bài tập khi bạn lớp phó đi kiểm tra việc làm bài 15 phút đầu buổi em không trả lời, bạn ý cứ gượng hỏi mãi em tức em đấm bạn ý và cô giáo đã phạt em đứng ở góc lớp và gọi điện thông báo cho bố mẹ em về nhà bố em đánh em nhừ tử.
SV: Vậy em đã bao giờ bị cô giáo chủ nhiệm phạt hay các thầy cô giáo bộ môn phạt chưa?
Long: À học kỳ này em bị cô giáo chủ nhiệm gọi điện về nhà lần này là 4 lần anh ạ, ngại quá anh ạ.
SV: Bây giờ em có suy nghĩ như thế nào về những việc mà ban nãy em vừa kể?
Long: Về chuyện cô giáo gọi điện cho bố em và em bị đánh hay là việc em không làm bài tập và đánh bạn lớp phó.
SV: Cả hai em ạ.
Long: chuyện em đánh bạn thì em nghĩ là mình đánh bạn ấy là sai, còn chuyện cô giáo đã phạt em lại còn gọi về cho bố mẹ em là em không đồng ý vì đã phạt em lại còn gọi về cho bố mẹ em, hôm ấy em bị bố em đánh nhừ tử em nghĩ em sẽ căm thù cô ấy đến chết thì thôi.
SV: Anh thấy rất mừng và hoan nghênh vì em đã nhận ra việc đánh bạn khi bạn kiểm tra việc làm bài tập ở nhà. Vậy còn việc cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho bố mẹ em thì bây giờ em thấy thế nào? Nếu em đặt một câu hỏi ngược lại là cô giáo làm vậy vì mục đích gì?
Long: Em biết là cô giáo muốn tốt cho em nhưng em không muốn thê mà em muốn cô giáo chỉ phạt em là quá đủ
SV: Anh hiểu suy nghĩ của em. Có lẽ để hiểu cô giáo thì chúng ta nên đặt vào hoàn cảnh của cô và quy chế của nhà trường. Lúc nãy em có nói rằng em đã bị cô giáo gọi điện thoại về nhà lần này là lần thứ 4. Anh được biết tất cả những
trường hợp như của em thì thầy hiệu trưởng có quán triệt là thông báo cho gia đình để cùng phối hợp thực hiện.
Long: Vâng, em đã hiểu.
SV: Bây giờ em đã hiểu rồi đúng không? Anh rất mừng vì em đã hiểu điều đó.
Long: Vâng
SV: Chắc là em cũng phải học bài đúng không? Lần gặp sau anh em mình tiếp tục trò chuyện về những vấn đề như thế này nhé. Chúng ta tạm dừng cuộc trò chuyện ở đây nhé
Long: Chào anh
SV: Chào em hẹn gặp em ở những buổi làm việc sau. Chúc em luôn thành công và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Lượng giá: sau buổi tham vấn cho Long em nhận thấy rằng Long cũng đã có những thay đổi tích cực hơn sơ với lúc mới tiếp xúc, Long đã giải tỏa được cảm xúc tiêu cực, nhận thức được những vấn đề khó khăn của mình. Long đã có những thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ, điều chỉnh được những hành vi của mình. Tuy nhiên do thời gian hạn chế nên chưa thể giúp Long giải quyết vấn đề của mình nhanh chóng hơn. Về phía nhân viên xã hội lúc này đóng vai trò là tham vấn viên, tham vấn viên đã vận dụng các kỹ năng tham vấn trong việc giải quyết những vấn đề cho Long như: kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tóm lược, kỹ năng phản hồi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự bộc lộ bản thân...Tuy nhiên trong quá trình tham vấn nhà tham vấn có những lúc nói nhiều hơn nghe, chưa tập chung nhiều vào những nội dung chính mà thân chủ đang gặp khó khăn, do kinh nghiệm và va chạm thực tế chưa nhiều nên đôi lúc còn hơi lúng túng, rụt rè.
2.2.2.3 Phúc trình kỹ năng ghi chép phúc trình vấn đàm tại hiện trường.
Họ và tên: Mẹ Long
Tuổi: 43
Thời gian: 14h20
Địa điểm: Tại nhà riêng
Mục tiêu:
Giúp mẹ Long nhận thức được những vấn đề khó khăn mà em đang gặp phải.
Giúp mẹ Long nhận tìm ra được cách giải quyết tốt nhất cho những vấn đề khó khăn của con mình.
Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề cho mẹ Long
Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường
Nhận xét về hành vi cảm xúc của đối tượng
Tự đánh giá việc vận dụng các kỹ năng của Sinh viên
Nhận xét của giáo viên
Như đã hẹn và được sự đồng ý của Long thì hôm nay em đến nhà Long chuyện với Bố mẹ Long để thu thập về những vấn đề liên quan đến những khó khăn của Long, nhưng rất tiếc là không gặp được bố Long mà chỉ có mình mẹ Long ở nhà vì bố Long đi công tác ở nước ngoài.
NVXH: Chào chị
Mẹ Long: Uh chào em
NVXH: Em xin tự giới thiệu em là Thanh, nhân viên xã hội đang thực tập tại trường THCS Đoàn Thị Điểm trường mà Long đang học chị ạ.
Mẹ Long: Hôm nay em đến đây có việc gì vậy?
NVXH: Dạ em xin giới thiệu tiếp em hiện là sinh viên năm cuối Trường Đại học Lao động xã hội, em hiện đang theo học chuyên ngành công tác xã hội, em đang thực tập mảng công tác xã hội cá nhân chị ạ, công tác xã hội cá nhân là một trong những môn mà sau khi học xong nhân viên xã hội sẽ có thể giúp đỡ cho những cá nhân đang gặp khó khăn cần sự hỗ trợ của nhân viên xã hội. Vì vậy em đã chọn lớp 9A1 để thực tập và có được cô Vũ Anh Tú giới thiệu em làm việc và giúp đỡ Long.
Mẹ Long: có phải là hỗ trợ về các mặt tâm lý tình cảm không hả em?
NVXH: Vâng đó là một trong những nội dung mà chúng em có thể giúp đỡ được các em học sinh chị ạ.
Mẹ Long: Thế thì tốt quá, gần đây cô giáo chủ nhiệm có liên lạc và trao đổi với vợ chồng tôi về tình hình của cháu Long ở trường và cô giáo cũn nói là hiện nay Long đang gặp một số khó khăn trong học tập cũng như trong mối quan hệ bạn bè em ạ. Gia đình chúng tôi cũng đang định tìm đến các trung tâm tư vấn để nhờ họ giúp đỡ, may quá có em về thôi thế là chị và gia đình mừng rồi.
NVXH:Vâng chị yên tâm em sẽ cố gắng hết sức nếu có thể giúp đỡ được Long và gia đình điều gì thì em sẽ cố gắng chị và gia đình không phải băn khoăn, lo lắng gì đâu.
Mẹ Long: Uh thế thì còn gì bằng. Thế tiền nong thế nào thì em cứ nói gia đình sẽ gửi em tiền công em đi lại và giúp đỡ cho Long.
NVXH: Không phải tiền nong gì đâu chị ạ. Chúng em về đây thực tập chứ có phải là nhân viên của các trung tâm tư vấn đâu, nên chị cứ yến tâm em sẽ giúp Long hoàn toàn miễn phí từ nay cho đên hết tháng hai chị cứ yên tâm.
Mẹ Long: Uh làm thế thì gia đình cũng ngại lắm em ạ.
NVXH: vâng thôi không nói chuyện này nữa chị nhé. Chị có thể cho biết công việc hiện nay của chị được không?
Mẹ Long: hai vợ chồng chị đều làm cho công ty liên doanh của Nhật Bản và Hàn Quốc nên công việc khá bận rộn, thường hay về nhà muộn lắm em ạ. Anh nhà chị thường hay đi công tác xa lắm, nhìn chung công việc của vợ chồng chị rất bận rộn và mệt mỏi.
NVXH: Vâng em hiểu công việc của anh chị rất bận rộn. Nhưng anh chị bận rộn vậy công việc gia đình hàng ngày thì ai là người lo lắng?
Mẹ Long: quá bận rộn nên gia đình chị phải thuê người giúp việc, hàng ngày lo cơm nước và các công việc gia đình.
NVXH: Vậy công việc của anh chị bận rộn như vậy từ khi nào?
Mẹ Long: công việc của vợ chồng tôi bận rộn từ khi Long nó học tiểu học em ạ. Lúc mới sinh Long và Long còn nhỏ thì chị làm cho đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, nhàn hạ nhưng Lương thấp nên từ khi Long học tiểu học Đoàn Thị Điểm học bán trú ở trường cả ngày nên chị đã nhảy ra ngoài làm em ạ
NVXH: vâng, vậy hàng ngày việc đưa đón cũng như việc học hành của Long thì ai là người lo lắng?
Mẹ Long: sáng Long tự dậy ăn sáng và ra bến ô tô sẽ đón rồi đưa đến trường, bữa sáng cô giúp việc lo, cả hai vợ chồng tôi đi làm từ lúc sáng sớm khi Long còn chưa ngủ dậy. Toàn bộ việc học hành, ăn uống của Long là nhờ vào chị giúp việc thôi.
NVXH: còn những ngày nghỉ cuối tuần thì sao hả chị?
Mẹ Long: Những ngày nghỉ cuối tuần thì gia đình mới ở cùng nhau cả ngày và đi chơi. Nhưng nói thật là công việc của hai vợ chồng chị khá bận rộn nên ít được nghỉ cuối tuần lắm, nhiều dịp vào những ngày lễ nhiều người ở những ngành khác được nghỉ nhưng vợ chồng tôi vẫn phải đi làm.
NVXH: chị có thường xuyên liên lạc với cô giáo chủ nhiệm và nhà trường về vấn đề học tập hàng ngày của Long không?
Mẹ Long: do quá bận rộn nên vợ chồng chị rất ít liên lạc em ạ. Quả thật đợt vừa rồi cô giáo Anh Tú chủ nhiệm có gọi điện thông báo về tình hình của Long đã khiến tôi quá ngỡ ngàng về con trai. Chị không nghĩ là sự việc lại nghiêm trọng đến như vậy không?
NVXH: Theo như chị nói thì lúc này chị đang ngỡ ngàng và không nghĩ là mọi chuyện lại phức tạp như vậy. Vậy điều chị mong muốn nhất lúc này là gì?
Mẹ Long: Điều tôi lo lắng nhất lúc này là tương lai sau này của Long. Vì nếu không cẩn thận thì nó lại hư hỏng như nhiều gia đình khác thì chết. Lúc đó vợ chồng tôi có cố gắng kiếm được bao nhiêu tiền thì cũng không còn ý nghĩa gì nữa em ạ.
NVXH: Em hiểu những gì chị vừa nói. Nhưng chị cũng không nên quá lo lắng, vì mọi chuyện đều có cách giải quyết mà, chị yên tâm là vấn đề của Long không phải là vấn đề quá phức tạp.
Mẹ Long: Uh nếu sau này có gia đình và có con em sẽ hiểu được hoàn cảnh của chị lúc này. Chị đang lo lắng không biết sẽ nói thế nào với Bố Long.
NVXH: vấn đề của Long bố Long vẫn chưa biết hả chị?
Mẹ Long: Cô giáo chủ nhiệm nói là chỉ gọi và thông báo cho mình mẹ thôi chứ chưa dám gọi cho bố vì cô biết bố Long rất nóng tính và sẽ cáu nếu biết chuyện. Chắc chị để giải quyết công việc ôn ổn và khi nào bố Long bớt bận rộn và tâm lý thoải mái chị sẽ nói chứ lúc này thì chưa thể nói được em ạ.
NVXH: Em hiểu. Vậy là lúc này chị đang lo lắng vì nếu bố Long biết thì sẽ cáu mọi chuyện sẽ rất mệt mỏi.
Mẹ Long: ùh, em bảo chị phải làm gì bây giờ, lúc này chị cảm thấy mệt mỏi quá. Không biết mọi chuyện sẽ thế nào nữa.
NVXH: Chị cứ bình tĩnh mọi chuyện mới giải quyết được ổn thỏa, còn nếu chị quá lo lắng và buồn dầu thì mọi chuyện chẳng giải quyết được gì cả.
Mẹ Long: uh
NVXH: Vậy theo chị việc bây giờ chị cần làm trước tiên là gì?
Mẹ Long: Chắc có lẽ ngày mai chị phải xin nghỉ phép ở cơ quan để đến trường gặp cô giáo chủ nhiệm xem tình hình thế nào?
NVXH: Chị có thể cho em biết lý do nào khiến Long như vậy không ?
Mẹ Long: Chắc tại vợ chồng chị quá mải mê với công việc ít có thời gian quan tâm đến con thôi.
NVXH: Hàng ngày vợ chồng chị có thường dành thời gian để nói chuyện và hỏi han về tình hình học tập của con không?
Mẹ Long: Em biết đấy công việc của vợ chồng chị bận rộn nên cả hai vợ chồng đi từ lúc con chưa ngủ dậy và về nhà vào lúc con đã ngủ chẳng có thời gian hỏi han chuyện trò gì với nó, lắm lúc nghĩ cũng tội, thấy thương thương con.
NVXH: Vâng, em hiểu hoàn cảnh của anh chị.
Mẹ Long: Uh, chắc thời gian tới chị lại chuyển vào nhà nước thôi cho có nhiều thời gian quan tâm đến gia đình và con cái, chứ ở ngoài làm cho liên công ty liên doanh lương cao thật nhưng mệt mỏi quá.
NVXH: Điều này chắc là là chị cũng phải bàn bạc với anh nhà nữa đúng không?
Mẹ Long: ùh có bàn nhưng anh ấy thì thế nào cũng được. Thực sự đến bây giờ chị thấy mình cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho gia đình và có thời gian quan tâm đến việc học hành của Long. Nhiều lúc chị đã cảm thấy mệt mỏi và cảm thấy tiền đôi khi không có giá trị nếu gia đình không có hạnh phúc và con cái không học hành đến nới đến chốn.
NVXH: vâng em hiểu những điều chị đang băn khoăn.
Mẹ Long: Nghĩ đến những điều mà cô giáo trao đổi là tôi là lại chảy nước mắt, cảm thấy bấy lâu nay mình đã mải mê kiếm tiền không có nhiều thời gian quan tâm đến con, cô giáo chủ nhiệm lớp Long đã có vài lần nói với chị về điều này nhưng mà chị thực sự hiểu giá trị những gì mà cô giáo nói, chỉ tiếc là hơi muộn, giá như sớm hơn thì mọi chuyện đã khác.
NVXH: Chị ạ mọi chuyện không đến mức phức tạp như chị nghĩ đâu, chị đừng nên quá dằn vặt và buồn như vậy.
Mẹ Long: chị không biết mình phải nói thế nào về vấn đề này với gia đình nhà chồng chị và còn chồng chị nữa chứ, anh ấy chắc là sẽ cáu nếu biết chuyện nghiêm trọng đến như thế.
NVXH: Mọi chuyện chị cứ bình tình, có lẽ là cũng nên chọn những thời điểm hợp lý như chị đã nói hôm trước thì sẽ hiệu quả hơn.
Mẹ Long: chị cảm thấy mình không biết phải làm gì bây giờ?
NVXH: vậy theo chị trong mấy vấn đề mà cô giáo có trao đổi với chị thì chị thấy vấn đề nào cần phải giải quyết trước, vấn đề nào cần được ưu tiên?
Mẹ Long: Uh cô giáo chủ nhiệm có nói mấy vấn đề của Long là hiện nay Long nhà chị không muốn học, tình hình học tập sa sút những năm trước thì em thuộc nhóm khá trong lớp và nay đã bị tụt xuống hàng cuối của lớp và nhiều vấn đề khác nữa em ạ.
NVXH: Trong số những vấn đề đó chị thấy vấn đề nào cần ưu tiên và mức độ nghiêm trọng?
Mẹ Long: Chắc là trước tiên phải giải quyết vấn đề tâm lý chán học của nó, và cần phải tạo ra những hững thú học tập cho nó thì những vấn đề kia cũng có thể giải quyết được.
NVXH: em cũng nghĩ những điều mà ban nãy chị nói, đúng đây là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết trước tiên.
Mẹ Long: Vấn đề này có thể làm từ chỗ nào được hả em?
NVXH: có thể chị gần gũi và quan tâm đến Long và dần dần phân tích cho em thấy được vai trò của việc học đối với tương lai sau này. Và có điều kiện nữa gia đình có thể cho em đến thăm khám tại một số trung tâm tham vấn tâm lý hoặc trị liệu để biết được xem em có mắc các rối nhiễu tâm lý nào hay không? Từ đó để có những cách giải quyết tốt nhất. Thông qua thăm khám thì các chuyên gia tâm lý họ sẽ có những chẩn đoán, có những cách giải quyết phù hợp.
Mẹ Long: uh, vậy em có thể cho chị biết một vài địa chỉ mà có thể thăm khám được không?
NVXH: chị có thể tìm đến các trung tâm nghiên cứu của một số trường đại học, viện tâm lý học, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 ở đó các chuyên gia tâm lý họ sẽ có những bài test và đánh giá.
Mẹ Long: Vậy hả em, chị nói thật là những vấn đề như thế này thực sự chị chẳng biết cần phải làm gì.
NVXH: Vậy còn những vấn đề khó khăn khác của Long thì chị sẽ giải quyết như thế nào?
Mẹ Long: vấn đề sức học sa sút của Long chắc chị phải nhờ đến nhà trường và các thầy cô giáo ở trên lớp, hoặc có thể mời gia sư về nhà kèm thêm cho Long ở nhà để lấy lại kiến thức được những kiến thức cơ bản.
NVXH: Vâng, đó cũng là những giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn của Long.
Mẹ Long: chắc là vấn đề này có lẽ phải cần có một khoảng thời gian khá dài để giải quyết vấn đề này.
NVXH: Vâng, chắc có lẽ vậy
Mẹ Long: Có gì mà gia đình có khó khăn thì chị sẽ hỏi ý kiến em
NVXH: chị cứ yên tâm nếu mà giúp được gì em sẵn sàng. Thời gian có hạn nên em xin hẹn chị khi khác chị em mình sẽ tiếp tục trò chuyện.
Mẹ Long: Cảm ơn em chào em
NVXH: chào chị
Ngạc nhiên, lo lắng vì thấy người lạ đến nhà
Đã cởi mở hơn vì đã biết rõ mục đích của nhân viên xã hội
Thái độ bình tĩnh
Thái độ buồn
Vẻ mắt lo lắng
Vẻ mặt băn khoăn, lo lắng
Phân vân
Vẻ mặt buồn
Buồn và cúi mặt
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng Phản hồi
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng tóm lược
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng thấu cảm
Kỹ năng khuyến khích
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng thấu cảm
Lượng giá: Như vậy là sau một thời gian làm việc với mẹ Long thì đã đạt được một số kết quả sau: đã thu thập được một số thông tin về Long và gia đình. Quan trọng là gia đình Long đã nhận ra được vấn đề khó khăn của Long và những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của Long, bên cạnh đó gia đình đã đề ra được một số giải pháp để giải quyết những khó khăn của Long. Trong quá trình làm việc với gia đình Long thì em đã vận dụng một số kỹ năng như: kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi...Song đôi khi còn lúng túng trong việc vận dụng các kỹ năng, rụt rè, thiếu tự tin trong việc giao tiếp với gia đình thân chủ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYỀN NGHỊ
1.Một số giải pháp
Đối với nhà trường
Nhà trường thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.
Nhà trường mở nhiều hơn nữa các lớp giảng dạy về kỹ năng sống, để nâng cao năng lực cho các em học sinh để các em có thể giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Nhà trường mở rộng hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ năng khiếu để tạo ra những sân chơi lành mạnh cho học sinh.
Đối với phụ huynh học sinh, học sinh
Dành nhiều hơn nữa thời gian quan tâm đến con, không chỉ quan tâm chăm sóc con cái về vật chất mà cần phải quan tâm đến các em về mặt tâm lý tình cảm.
Thường xuyên liên lạc với nhà trường, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm về những vấn đề liên quan đến học tập và giáo dục con cái
Đối với Bộ, sở, phòng Giáo dục và đào tạo
Nhân rộng hơn nữa mô hình tham vấn học đường được thí điểm tại hai trường THPT Nguyễn Tất Thành và Trần Hưng Đạo ra các trường phổ thông khác trong toàn quốc.
Đưa nội dung giảng dạy về kỹ năng sống và ngoài giờ lên lớp thành chương trình, môn học chính khóa trong các trường phổ thông.
Hàng năm Bộ, Sở, Phòng giáo dục đào tạo có những chương trình hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng về để nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên trong việc giải quyết những vấn đề trong nhà trường về các mặt tâm lý, tình cảm, các mối quan hệ của học sinh trong nhà trường.
2.Khuyến nghị
Khuyến nghị đối với học sinh tại trường THCS Đoàn Thị Điểm
Tham gia nghiêm túc hơn các hoạt động công tác xã hội do trường tổ chức.
Cần tự học hỏi và trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng sống.
2.2. Khuyến nghị đối với khu đô thị Mỹ đình 1 và Xã Mỹ Đình
Cần thường xuyên quan tâm đến việc đảm bảo trật tự an ninh trong khu vực, tạo môi trường an sinh, an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.
2.3. Khuyền nghị đối với trường THCS Đoàn Thị Điểm
Để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh, nhà trường nên mở nhiều hơn nữa các câu lạc bộ như: bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, âm nhạc, mỹ thuật, bơi,… cho học sinh tham gia.
Tăng thêm các hoạt động ngoại khoá, giúp các em có thể giải tỏa tâm trạng mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng, nặng nề.
Tăng thời lượng môn kỹ năng sống từ 1 tiết/ tuần lên 2 tiết trên tuần.
Thường xuyên có mối liên hệ với phụ huynh học sinh trong việc phối hợp giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường.
Mời các chuyên gia về tâm lý, công tác xã hội….để bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên nhà trường.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an sinh xã hội của các phòng ban trong trường.
2.4. Khuyến nghị với khoa Công tác xã hội và Trường Đại học Lao động Xã hội
Phát tàì liệu hướng dẫn cho sinh viên khi đi thực tập cụ thể hơn
Nâng thời gian thực tập từ 10 tuần lên 12 hoặc 13 tuần
2.5. Khuyền nghị đối với sinh viên
Cần chủ động hơn nữa trong quấ trình thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan thực tập.
Tự tin hơn nữa trong quá trình tham gia các hoạt động chung của nhà trường,của cơ sở thực tập không nên có tâm lý e ngại, rụt rè.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc tại trường THCS Đoàn Thị Điểm chúng ta đưa ra một số kết luận như sau: hiện nay số học sinh trong các trường phổ thông đang gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống tương đối nhiều, các em có nhiều những vấn đề khó khăn nhưng các em không biết chia sẻ cùng ai. Khi được hỏi là khi các em gặp các vấn đế khó khăn thì các em thường chia sẻ với ai thì hầu hết các em không tâm sự, chia sẻ với bố mẹ và thầy cô giáo hay tìm đến các chuyên gia tâm lý mà các em chỉ tâm sự với bạn bè hoặc giữ kín không nói với ai. Hầu hết những em có những vấn đề về mặt tâm lý và học tập đều có hoàn cảnh gia đình không bình thường như: bố mẹ li hôn, bố mẹ đi công tác và học tập ở nước ngoài, bố mẹ mải mê làm ăn không quan tâm đến con cái, gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, các thành viên trong gia đình mắc các tệ nạn xã hội…Điều này cho thấy việc đưa nội dung kỹ năng sống vào thành môn học chính trong nhà trường là một trong những chủ trương lớn của trường THCS Đoàn Thị Điểm. Và đồng thời cho thấy vai trò của nhân viên xã hội và của công tác xã hội trong các trường phổ thông là một nhu cầu bức thiết cần được Đảng và nhà nước quan tâm.
Đặc biệt là Bộ giáo dục cần nhân rộng mô hình công tác xã hội của trường THCS Đoàn Thị Điểm ra nhiều trường trên toàn quốc nhằm giúp các em học sinh có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn của mình để các em có điều kiện được phát triển toàn diện về mọi mặt vì đây chính là những thế hệ kế tiếp của xã hội, những mầm non tương lai của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỷ yếu hội thảo, Nhu cầu tham vấn trong các nhà trường hiện nay ở Việt Nam, hội thảo năm 2006, Bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Giáo trình công tác xã hội cá nhân, 2005, Ths Bùi Thị Chớm và Ths Nguyễn Thị Vân, Đại học lao động xã hội
3. Giáo trình Tham vấn, 2008, TS Bùi Thị Xuân Mai, Ths Nguyễn Thị Thái Lan, Đại học lao động xã hội
4. Bài giảng tâm lý học phát triển, 2001, Hà Thị Thư, Trường Cao đẳng lao động xã hội.
6. Bài giảng kỹ năng sống, 2006, tài liệu tập huấn, UNICEF
7. Giáo trình phát triển cộng đồng, 2007, TS, Nguyễn Kim Liên Đại học lao động xã hội
8. Trang WEB http:// thpt-dtd.edu.vn
MỤC LỤC
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhận
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhận
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
Nhận
Nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội tại Trường THCS Đoàn Thị Điểm – Khu đô thị Mỹ Đình 1- Từ Liêm – Hà Nội.doc