Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam
Thân Trung Dũng
“90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ CTXH khác” là mục tiêu của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu dự án này còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm (SKTT) thần ở Việt Nam
2. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ tâm thân của CTXH
3 .Giải pháp thúc đẩy tiến trình chăm sóc SKTT
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam
Thân Trung Dũng
“90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ CTXH khác” là mục tiêu của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu dự án này còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm (SKTT) thần ở Việt Nam
Xã hội càng phát triển thì nhiều vấn đề xã hội nổi lên đòi hỏi những kiến giải khoa học. Trong xã hội hiện đại, một trong những vấn ngày càng trở nên nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới đó là sức khoẻ tâm thần. Ở Việt Nam chưa có cuộc tổng điều tra về sức khoẻ tâm thần song những số liệu từ các cuộc khảo sát lớn của các cơ quan chức năng cho thấy, số lượng người bị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày một ra tăng. Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng tại 31 xã thuộc 5 tỉnh thành Lào cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre (chương trình nghiên cứu Young Lives, 2001-2005) với cỡ mẫu 1000 trẻ em 8 tuổi và 1000 bà mẹ đang nuôi con nhỏ 6 tháng đến 17 tháng tuổi cho thấy, có tới 20% bị chứng rối nhiễu tâm trí. Một nghiên cứu khác cũng do Trung tâm này thực hiện tại Hà Nam và Hà Nội với mẫu ngẫu nhiên tại 6 xã ở Hà Nam và 4 phường ở Hà Nội năm 2008 ở 589 phụ nữ có thai 3 tháng cuối hoặc mới sinh con trong vòng 2 tháng thì có tới 27.5% bị rối nhiễu tâm trí.
Theo một đề tài cấp Nhà nước có quy mô khảo sát lớn, theo tiêu chuẩn quy định của quốc tế trên diện rộng gồm 67.380 người ở 8 vùng địa lý và 7 vùng kinh tế xã hội khác nhau, cho thấy chỉ tính trên 10 mã bệnh phổ biến, nước ta đã 15% dân số bị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Trong khi đó, quy chuẩn của nhân loại cũng như ở Việt Nam, có tới hơn 300 mã bệnh tâm thần. Nếu khảo sát đủ 300 mã bệnh (so với 10 mã bệnh phổ biến đã khảo sát), thử hỏi: Việt Nam có bao nhiêu người bệnh tâm thần? Mới nghe chúng ta không khỏi giật mình vì những số liệu trên song 15% dân số có vấn đề về sức khoẻ tâm thần - là con số rất khiêm tốn so với thế giới. Ví dụ như: ở Pháp, nghe đâu, con số này là hơn 50% (?); ở Mỹ, theo PGS.TS Trần Viết Nghị, nguyên Viện trưởng Viện Sức khoẻ tâm thần Trung ương, con số này là 25%. Như vậy, rõ ràng xã hội càng phát triển thì càng có nhiều người mắc các chứng bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần cần được điều trị. Điều này cho thấy, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ tâm thần của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng. Dù người bệnh được điều trị ở cộng đồng hay các cơ sở y tế thì họ cũng luôn cần sự chăm sóc, giúp đỡ của nhân viên CTXH.
Thực trạng chăm sóc sức khoẻ tâm thân của CTXH
Có thể nói rằng, CTXH trong chăm sóc SKTT ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm, nghiên cứu và tìm cách khắc phục.
Chúng ta có hệ thống bệnh viện tâm thần từ trung ương đến các tỉnh, có dự án quốc gia về chăm sóc SKTT dựa vào cộng đồng Ministry of Health Viet Nam and WHO (2006). Workshop on the community-based model of mental health care. Ha Long, 29-30, 2006.
(phủ 30% tổng số xã trong cả nước tỉnh đến cuối năm 2006; mục tiêu phủ 100% số xã tính đến hết 2010). Tuy nhiên, khả năng phục vụ chỉ ở mức rất thấp so với nhu cầu thực tế: Số điều trị tại các bệnh viện tâm thần tập trung chủ yếu ở nhóm Tâm Thần Phân Liệt hoặc trầm cảm thể nặng, chiếm không quá 10% của tổng số bệnh nhân tâm thần nói chung; Số được quản ly bởi dự án chăm sóc SKTT dựa vào cộng đồng (hoạt động chủ yếu là phát thuốc điều trị tại cộng đồng) chỉ cho bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc động kinh (nhóm bệnh được coi là ít gặp trong bệnh tâm thần) đã có hồ sơ đăng ký điều trị tại bệnh viện tâm thần; 6 dạng bệnh tâm thần phổ biến nhất mà tổ chức WHO đưa ra có thể điều trị tại cộng đồng đều chưa được triển khai thực hiện; Phục hồi chức năng đưa người bệnh tâm thần trở lại hòa đồng với xã hội Có 33 bệnh viện tâm thần do Bộ Y tế quản ly. Ngoài ra, có 18 trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm thần thuộc diện quản ly của MOLISA tại 17 tỉnh, thành phố.
rất yếu và đặc biệt dự phòng bệnh tâm thần, mảng này về cơ bản coi như chưa có Trần Tuấn, Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, tham luận Thảo Quốc Tế về Phát Triển Nghề Công tác Xã Hội, tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 3-4 tháng 11/2009
.
Số ca được chẩn đoán hoặc tự biết mình có rối nhiễu tâm trí chỉ chiếm không quá 20%. 80% còn lại là không biết mình có bệnh do vậy, người bệnh hoàn toàn không được chăm sóc theo đúng nghĩa của khái niệm chăm sóc SKTT. Với những trường hợp biết là có bệnh, việc chăm sóc cơ bản là do tự bệnh nhân và gia đình xử trí theo phương châm “thì cứ thế biết làm sao, đến đâu thì hay đến đó… hoặc Đông Tây Y kết hợp Cúng!” RTCCD (2008). Đánh giá dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng tại Hà Nam và Hà Tây. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) tới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2008.
.
Bên cạnh đó, còn thiếu những người làm CTXH có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với loại hình bệnh này nên hoạt động chăm sóc người bệnh tâm thần còn chưa thực sự hiệu quả. Ở nhiều bệnh viên, trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần còn chưa có nhân viên CTXH. Việc chăm sóc người bệnh chủ yếu do y bác sĩ đảm nhiệm mà không có sự giúp đỡ của các nhân viên CTXH. Điều này sẽ rất khó khăn cho người bệnh, bởi y bác sĩ chỉ giúp người bệnh trong điều trị bằng thuốc còn việc tăng cường tác động của các yếu tố tích cực, giảm yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội đến người rối nhiễu tâm trí giúp người bệnh hòa nhập trở lại với đời sống xã hội là công việc mà nhân viên CTXH làm tốt thì lại chưa có.
Giải pháp thúc đẩy tiến trình chăm sóc SKTT
Thứ nhất, để hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần có hiệu quả, việc đầu tiên là cần nhận thức đúng nhu cầu rất lớn về phòng chống bệnh tâm thần. Trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, chính sách khả thi chăm sóc SKTT cho người dân.
Thứ hai, cần nhận thức rằng, CTXH trong chăm sóc sóc SKTT đòi hỏi kiến thức, kỹ năng đăc thù, xuất phát từ tính đặc thù của bênh tâm thần. Bởi lẽ, căn nguyên của bênh tâm thần là đa yếu tố, trong đó, yếu tố môi trường xã hội là quan trọng. Vì vậy, những người tham gia hoạch định chính sách từ vĩ mô đến thực hiện ở cấp vi mô cần có những kiến thức cơ bản về chăm sóc SKTT.
Thứ ba, người làm CTXH thực hành công bằng xã hội cho người rối nhiễu tâm trí cần lưu ý nhóm đối tượng này là nhóm yếu thế trong xã hội. Do vậy, để có được đội ngũ người làm CTXH phục vụ tiến trình chăm sóc SKTT, đề án CTXH cần đưa chăm sóc SKTT vào làm một mục tiêu chính của CTXH trong lĩnh vực y tế.
Thư tư, người làm CTXH cần được đào tạo ở tất cả các khâu của tiến trình chăm sóc SKTT, từ dự phòng, điều trị, đến phục hồi chức năng. Họ tham gia từ tầm vĩ mô, tổ chức mạng lưới, hoạch định chính sách… đến cụ thể các hoạt động ở cộng đồng - tầm vi mô. Để làm tốt, họ cần được trang bị thêm kiến thức cơ bản về phòng và điều trị SKTT cộng đồng./.
Đã in Tạp chí Gia đình & Trẻ em, Số 47, ngày 24/11/2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CONG TAC XH TRONG CHAM SOC SKTT O VIET NAM.DOC