Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa đến nay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền. Bạo lực gia đình là những hành vi mang tính chất bạo lực được các thành viên trong gia đình dùng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm lý lâu dài cho người chịu bạo lực. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em là rất nghiêm trọng.
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng là một đối tượng của công tác xã hội.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nạn nhân. Bạo lực gia đình còn có thể tác động xấu tới trẻ em. Những tác động này có thể bao gồm các vấn đề như sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin và thất vọng. Sự rối nhiễu tam lý và trầm cảm của trẻ em cũng có nguyên nhân từ bạo lưc gia đình “ Khả năng có sự trầm cảm cũng cao hơn rất nhiều khi thanh niên và vị thành niên đã từng bị người ngoài đánh chấn thương hoặc đặc biệt là bị người trong gia đình đánh bị thương (Nguyễn Hữu Minh, 2006 :32).
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, kỹ năng giải quyết vấn đề, mức độ thấu cảm kém. Bạo lực nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra có thể dẫn tới bất ổn tinh thần sau chấn thương như tê liệt cảm giác hoặc bị ám ảnh bởi những hành vi bạo lực mà trẻ em là nạn nhân và dẫn tới những hậu quả tiêu cực sau này như học kém và phạm pháp…
Từ phương diện xã hội học, chúng ta không thể phủ nhận môi trường gia đình có vai trò quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xã hội hóa, hình thành nhân cách của trẻ em và theo thuyết học hỏi xã hội ( thuyết tập nhiễm) thì vấn đề bạo lực với trẻ em có ảnh hưởng lâu dài cả về cuộc sống sau này của các em. Các nhà lý luận cho rằng hành vi bạo lực là một hành vi được học hỏi, bắt chước từ môi trường gia đình và xã hội, cá nhân buộc phải thích nghi để ứng phó với nó cũng bằng bạo lực. Trẻ em trong gia đình biết đến bạo lực là do được chứng kiến hoặc là nạn nhân của những hành vi bạo lực của cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình. Nếu việc sử dụng hành vi đen lại phần thưởng ( giành được quyền lực với người khác, khiến người khác nghe theo) thì nó sẽ được củng cố. Ngược lại, nếu hành vi bạo lực bị phản đối thì nó sẽ bị giảm bớt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có hiện tượng “ chuyển giao hành vi bạo lực gia đình cho thế hệ sau”. Theo các chuyên gia tâm lý, những người chứng kiến cảnh bạo lực hoặc chính họ là nạn nhân thì ít nhiều sẽ tiếp nhận hành vi bạo lực đó trong tâm trí. Với trẻ em sống trong gia đình có hành vi bạo lực, lớn lên ra ngoài xã hội có thể sẽ rụt rè, sợ hãi người khác, không dám bày tỏ suy nghĩ của mình nhưng cũng có thể dùng bạo lực để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống.
Trong những năm gần đây, ở nước ta những vụ việc do hành vi bạo lực của thanh thiếu niên gây ra như đánh nhau, đâm chém nhau, đánh thầy giáo, hành hung cha mẹ…đang ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luậtkhiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh
- Theo số lượng trường học và học sinh hiện này thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau.
- Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các hiện tượng, vụ việc: Học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, coi như là một “chiến tích” để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quãng Ngãi, An Giang…). Học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra chết người (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học).
(Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp ,Đăng bởi VNSW vào October 15, 2010
Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực gia đình đối với trẻ em không chỉ đem lại sự đau khổ, tấm gương xấu cho trẻ thơ mà còn có thể tạo nên những thế hệ kế tiếp có hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến xã hội.
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Nhu cầu của trẻ em bị bạo lực gia đình.
Trẻ em bị bạo lực gia đình cũng như những đứa trẻ khác và nhu cầu của những người bình thường khác. Áp dụng bậc thang nhu cầu của Maslov ta có thể thấy đối với trẻ em bị bạo hành, bị tổn thương về cả thể chất và tâm lý thì nhu cầu an toàn của trẻ là nhu cầu thiết yếu và cấp thiết hơn cả. Đó là nhu cầu được khám chữa bệnh, an toàn về thân thể, được sống trong gia đình, được yêu thương.
Nhu cầu vật chất :
Thức ăn, nước uống, nơi ở, …
Nhu cầu an toàn xã hội: Được khám chữa bệnh, An toàn thân thể, được sống trong gia đình,được yêu thương…
Nhu cầu được coi trọng : được tôn trọng, không phán xét đến tình trạng bệnh tật.
bienphapthuchanhctxhvoitreemhiv1 thư
vinh ly
16:58 Ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tới: windcolen@gmail.com
Trong số mấy tài liệu tìm được thì 3 tài liệu này thấy đúng với phần cần tìm và có ích nhất. Khá dài nên tổng hợp siêu tóm tắt vào là đủ rồi không thì bài dài lắm.
1 Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS và thái độ của cộng đồng(Tamly) – Đứng trước người bị nhiễm HIV/AIDS, nếu chúng ta cảm thấy sợ hãi, ghê tởm, lo lắng bị lây nhiễm, về vô thức chúng ta thường có hành động né tránh, phớt lờ và chỉ tiếp xúc khi cần thiết. Ước tính trên thế giới có khoảng hơn 1.000.000 trẻ em bị nhiễm HIV. Khoảng bốn trong số mười đứa trẻ bị HIV thường chết trước khi chúng được một tuổi. Hơn một nửa số trẻ bị nhiễm HIV có thể sống tới năm năm. Một số ít trẻ sau mười năm mới biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, nếu trẻ được chăm sóc tốt [1]. Điều này có ý nghĩa quan trọng rằng: trẻ bị nhiễm HIV vẫn có quyền được sống một cuộc sống bình thường. Trẻ rất cần được vui chơi, được hoà đồng với chúng bạn, trẻ vẫn cần được đến trường, bởi những trẻ bị nhiễm HIV không thể truyền bệnh cho người khác qua những hoạt động thông thường. Thông qua nhiều cuộc tập huấn "Hỗ trợ kỹ năng tâm lý, xã hội cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS" cho các nhân viên xã hội đang chăm xóc trực tiếp trẻ em bị nhiễm HIV tại các Trung tâm bảo trợ xã hội (Chương trình tập huấn do UNICEF tài trợ cho bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2001, 2002 và 2003), chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về thực trạng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và thái độ của cộng đồng đối với những trẻ em này. Một sự hiểu biết toàn diện về trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ giúp chúng ta có ý thức và có trách nhiệm hơn với nhóm trẻ này và cũng giúp các em sống tích cực, có trách nhiệm với bản thân và xã hội hơn. Trẻ bị nhiễm HIV/AIDS - Các em là ai?Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thường do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc các em gửi đến (không ngoại trừ trường hợp các em bị bỏ rơi được gom về). Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình mình. Các em dễ bị mất gia đình, mất lai lịch và sự thừa kế. Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế. Hầu như các em không đến trường học, không có những người bạn mà các em thích. Các em thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình thương yêu, sự vuốt ve như các trẻ nhỏ khác. Trẻ bị nhiễm HIV bị hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã hội. Các em thường bị sống cách li và được chăm sóc riêng vì sợ gây ảnh hưởng đến người khác và do nhiều người không muốn tiếp xúc với các em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu trọc, bị coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí cả từ những người chăm xóc các em. Nhìn về tương lai, trẻ em bị lây nhiễm HIV/ AIDS mang bệnh cho đến lúc chết. Sức đề kháng cơ thể kém, các em thường dễ đau ốm vặt. Các em không có nghề nghiệp cho tương lai do không có sức khoẻ, không được học văn hoá, học nghề và cơ bản các em thường chết trước tuổi trưởng thành. Nếu trẻ vị thành niên bị HIV/AIDS do sử dụng ma tuý, mại dâm… các em sẽ bị cộng đồng, xã hội và thậm chí cả gia đình kỳ thị, lên án. Bệnh tật, thiếu thốn, cô đơn, lo sợ, mặc cảm…. có thể nhanh chóng đẩy các em quay lại với các tệ nạn xã hội ... Nhìn chung trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay là không có tương lai. Xem xét nguồn gốc gia đình, các em bé bị nhiễm HIV đa phần có cha mẹ cũng bị nhiễm căn bệnh này. Cha mẹ các em thường nghèo khó, mất nguồn thu nhập và có thể bị tan vỡ, hoặc đã bị chết. Với những trẻ đang còn cha mẹ, sự mặc cảm, đau buồn, tủi nhục hay vô trách nhiệm với bệnh của các em đã khiến họ tránh, giảm liên hệ với các em. Hầu như họ phó thác các em cho các Trung tâm xã hội, bệnh viện. Nhìn chung, các gia đình có người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khó đương đầu tốt với dư luận cộng đồng, với mặc cảm bản thân, với bệnh tật và với kinh tế. Do đó các gia đình này thường khó lập được kế hoạch đối phó với những gì sẽ xảy ra tiếp theo.Các nghiên cứu của nước ngoài chỉ ra rằng: Quyền con người của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường bị chối bỏ, trong đó chủ yếu là các quyền cơ bản sau 1. Quyền tự do không bị phân biệt đối xử (điều 2) 2. Quyền được sống, tồn tại và phát triển3. Nghĩa vụ của nhà nước trong việc hỗ trợ cha mẹ và những người bảo trợ hợp pháp trong việc nuôi trẻ em (điều 18)4. Quyền có được tiêu chuẩn cao nhất về chăm sóc y tế và sức khoẻ (điều24) 5.Quyền có được tiêu chuẩn sống đầy đủ và tiếp cận phúc lợi xã hội (điều27) 6. Quyền được biết tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến bản thân đứa trẻ (điều12) 7. Quyền được học hành và tiếp cận thông tin (điều 28 và 13 )8. Quyền được nhận sự chăm sóc thay thế thích hợp khi gia đình không có khả năng chăm sóc (điều 20 và 21 ) Thái độ của cộng đồng đối với trẻ nhiễm HIV/AIDs Với trẻ có HIV/AIDS cộng đồng luôn có thái độ xấu, tiêu cực. Thái độ này thể hiện qua ngôn từ, lời nói mang tính riễu cợt, nguyền rủa, thể hiện ở sự phân biệt ứng xử. Quan sát của chúng tôi tại một Trung tâm bảo trợ xã hội - nơi chăm soc, nuôi dạy rất nhiều nhóm trẻ có các hoàn cảnh khó khăn khác nhau, cho thấy: những ngôn từ mà trẻ thường dùng để ám chỉ, để gọi trẻ em có HIV là: "Con siđa", "Con ết", "Đồ mắc dịch", "Cẩn thận nó đến đấy". TháI độ tiêu cực với người bị ảnh hưởng còn thể hiện trong sự hiểu biết không đúng về HIV/AIDS, về người bệnh của họ. Đặc biệt tháI độ này được quan sát rõ trong ứng xử kỳ thị, trong hành vi xua đuổi trẻ. Ví dụ như ở một số Trung tâm bảo trợ hoặc ở cộng đồng, trẻ có HIV không được đến nhà trẻ, trường học để cùng vui chơi, học tập với trẻ khác. Điều này làm hạn chế các em tham gia vào đời sống xã hội, ngay cả khi các em còn khoẻ mạnh. Chúng tôi xin đơn cử một câu chuyện nuôi trẻ nhiễm HIV ở cộng đồng do Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tỉnh Sóc Trăng kể: "Trong làng có một gia đình bán hàng khô (mắm, muối, mì chính, mì gói, đường, hành. tỏi khô...). Gia đình này mới nhận nuôi một cháu bé bị nhiễm HIV đã bị cha mẹ bỏ rơi . Từ khi đem đứa trẻ về nhà, người làng không còn ai đến mua đồ của chị nữa. Điều này đe doạ đến nguồn sống của cả gia đình chị và cháu bé. Chị khẩn khoản nói với người làng: "Mua đồ cho người ta đi, người ta có hoàn cảnh mà, thông cảm vì đứa bé đi..." Người làng vui vẻ cười nói với nhau: "Nếu muốn mua xi măng thì đến bả"(ý nói nếu muốn chết, muốn xây mả thì đến mua hàng bà ấy). Thực tế làm việc với các nhân viên xã hội trong các khoá tập huấn cho thấy: Các nhân viên xã hội thường có những đánh giá tích cực, thể hiện thái độ thiện chí với người nhiễm, hoặc thường nói đến những tình cảm cao đẹp mà xã hội cần đạt tới, như: "Cần phải thương yêu trẻ này", "Cần phải tôn trọng các cháu đó", "Cần phải coi trẻ này như con cái mình", "Không nên kỳ thị các em" .v.v…. và họ rất ít nói về những thái độ tiêu cực của bản thân, cộng đồng; những lo sợ bị lây nhiễm cũng như những định kiến của cộng đồng đối với trẻ bị HIV/AIDS. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận nhóm đều cho thấy có sự khác nhau rất lớn giữa những mong muốn điều tốt lành cho trẻ HIV và thực tế biểu hiện những cảm xúc, hành vi âm tính của họ. Điều này thể hiện rất rõ khi những người nuôi trẻ, những người có trách nhiệm giám sát trẻ mô tả cảm xúc, suy nghĩ của mình đối với các cháu bị nhiễm HIV/AIDS, như: "Cảm thấy lo sợ bị lây", "Rùng mình”, “Hạn chế tiếp xúc", "Cảm thấy công việc vô vọng", "Quả báo của mình", "Mong cha mẹ nó rước về"... Đứng trước người bị nhiễm HIV/AIDS, nếu chúng ta cảm thấy sợ hãi, ghê tởm, lo lắng bị lây nhiễm, về vô thức chúng ta thường có hành động né tránh, phớt lờ và chỉ tiếp xúc khi cần thiết. Khi chúng ta cảm thấy bối rối trước người bị nhiễm, ta dễ có những thái độ biểu hiện cười, nói, hành vi không đúng với tâm trạng và hoàn cảnh, hoặc chúng ta sẽ lánh xa, rủa, hạn chế trò chuyện trực tiếp và hỏi chuyện của họ qua người khác. Trước người có HIV ta cảm thấy bất lực vì cho là không thể giúp đỡ được, ta sẽ làm căng thẳng vấn đề của họ, tỏ ra thương hại hoặc bực bội với họ một cách vô cớ. Khi chúng ta cho rằng người bị HIV/AIDS không có khả năng ứng phó, không sống tích cực, không chịu trách nhiệm với bản thân và xã hội, chúng ta dễ coi thường người nhiễm, tự quyết định việc của họ mà không hỏi ý kiến họ… Khi xem xét thái độ của cộng đồng về khả năng hoà nhập học tập của trẻ bị nhiễm với các trẻ em khác, một cô giáo cho biết: " Trẻ nhiễm HIV nên được học tập, vui chơi với các trẻ khác, nhưng tôi làm sao dám đảm bảo là sẽ không có gì nguy hiểm với các trẻ khác. Tôi thì không có gì phản đối, nhưng chẳng cha mẹ học sinh nào đồng ý cả. (Trích lời của một cô giáo nói về trường hợp giả định trong lớp học của cô có trẻ em nhiễm HIV). Tuy chưa có nhiều người thực lòng thương yêu thương và chăm sóc trẻ có HIV như con mình, nhưng chúng tôi cũng tìm được những người mẹ thứ 2 của trẻ – những người hàng ngày bồng bế, bón cơm, chăm sóc trẻ thay cho cha mẹ chúng. Như chị H. (Nhân viên chăm sóc các cháu bé bị HIV sơ sinh quận Gò Vấp, TP HCM) mộc mạc chia sẻ: " Nếu nhiều người trong xã hội đều không sợ hãi trẻ bị HIV thì cuộc sống của chúng chắc sẽ còn được kéo dài thêm. Trẻ nhiễm HIV dù không được cha mẹ, người lớn quan tâm nhiều như trẻ em trong các gia đình, nhưng chúng vẫn vô tư, hồn nhiên. Tôi thương chúng như con mình. Tôi muốn có thêm nhiều hiểu biết về tình cảm của các cháu này để biết cách chăm sóc các cháu." Hiện nay, thái độ của cộng đồng, của những người nuôi dưỡng các cháu bị nhiễm HIV/AIDS thể hiện ở những mức độ khác nhau và phát triển theo các giai đoạn khác nhau. Thường bắt từ sự định kiến, phủ nhận các cháu và căn bệnh, rồi chuyển dần đến giai đoạn chấp nhận sự hiện diện của các cháu với một thái độ dè dặt, sau đó là muốn thử giúp đỡ, chăm sóc các cháu. Kinh nghiệm tập huấn về Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS cho thấy: phần lớn những thái độ tiêu cực của cộng đồng đối với trẻ em bị nhiễm HIV/AID đều xuất phát từ sự hiểu biết không đầy đủ về HIV/AIDS, nguồn gốc phát sinh và quá trình tiến triển của căn bệnh này. Việc xác định được mức độ định kiến của cộng đồng và cung cấp thông tin chính xác về căn bệnh này sẽ làm giảm sự sợ hãi, xa lánh, khinh bỉ của cộng đồng với người bị ảnh hưởng.Qua việc tiếp xúc với các cháu bị nhiễm HIV/AIDS và các nhân viên trợ giúp các cháu tại các trung tâm bảo trợ xã hội, chúng tôi rút ra một điểm chung cần nhấn mạnh đối với cộng đồng là: Những người bị nhiễm HIV (trong đó có trẻ em bị nhiễm HIV), họ có thể tự đương đầu với bệnh tật một cách thích đáng. Nhưng họ khó có thể vượt qua được rào cản tâm lý xã hội để có được 1 cuộc sống bình thường như mọi người. Rào cản đó là sự khinh rẻ, kỳ thị, sự sợ hãi của nhiều người đối với người nhiễm. Vì vậy, ngăn ngừa thái độ tiêu cực và phân biệt ứng xử với người bị nhiễm HIV/AIDS phải được bắt đầu từ chính thái độ của các nhân viên xã hội, các bác sỹ, các nhà giáo dục, những người thân trong gia đình người bị nhiễm HIV/AIDS... và cả cộng đồng.Trẻ nhiễm HIV sẽ được chăm sóc ở đâu?Các thảo luận của chúng tôi về vấn đề này thường được bàn luận theo hai hướng. Cán bộ ở các Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khó khăn có xu hướng bảo vệ quan điểm cho rằng trẻ bị nhiễm cần được nuôi dưỡng trong các Trung tâm xã hội. Theo họ, ở đó có các y, bác sỹ họ chăm sóc sức khoẻ cho các cháu tốt hơn ở cộng đồng, rằng chế độ dinh dưỡng của các cháu cũng được lưu ý hơn, rằng các cháu sẽ có bạn – "Bạn giúp bạn" nên đỡ buồn tủi hơn. v.v… Trong khi đó, những gia đình nhận nuôi dạy các cháu bị nhiễm thì cho rằng các cháu cần được tái hoà nhập cộng đồng để không bị phân biệt đối xử, rằng các cháu cần có một mái ấm gia đình thực sự, cần tình yêu thương, đối xử thật sự như con cái trong nhà. Nhìn chung các nhân viên xã hội đều hiểu rằng việc đưa trẻ em bị nhiễm HIV về cộng đồng nhờ các gia đình chăm xóc là tốt nhất cho trẻ. Trong thực tế hiện nay của Việt nam, theo chúng tôi, tuỳ vào từng hoàn cảnh và điều kiện của các cơ sở mà chúng ta có những hình thức quản lý các cháu khác nhau. Cách nào cũng có mặt tích cực, cũng đáng trân trọng.Chúng tôi xin giới thiệu các hình thức chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS khác nhau trên thế giới [3]:· Trẻ sống với gia đình, họ hàng (giải pháp tốt nhất).· Trẻ sống trong nhà nuôi dưỡng có hệ thống giám sát để đảm bảo trẻ em được chăm sóc tốt.· Trẻ sống với cha mẹ nuôi để chăm sóc các em như là một nhóm gia đình trong cộng đồng.· Đứa trẻ lớn nhất quản lý gia đình và chăm sóc những đứa em bé hơn dưới sự hỗ trợ của cộng đồng.· Gửi trẻ đến trại mồ côi (giải pháp cuối cùng). Hỗ trợ các kỹ năng tâm lý xã hội cho cán bộ xã hội đang trực tiếp nuôi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có liên quan đến việc tuyên truyền, thuyết phục những người thân trong gia đình trẻ, cộng đồng, xã hội hiểu được bản chất của HIV, nhìn nhận HIV như là một căn bệnh hiểm nghèo như bao bệnh khác hơn là coi đó là tệ nạn xã hội hoặc là kết quả của tệ nạn xã hội. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thái độ thiện chí và đối xử công bằng với những người bị ảnh hưởng, để không coi người bị ảnh hưởng là thù địch trong cộng đồng. Điều này liên quan trực tiếp đến thái độ tích cực của những người đang làm việc trong các hệ thống truyền thông đại chúng trong việc tuyền truyền nâng cao nhận thức xã hội về căn bệnh này. Cần tạo nên một dư luận đúng đắn trong cộng đồng về bệnh HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng để giúp cộng đồng thay đổi định kiến và ứng xử với người bị HIV/AIDS. ĐIều này liên quan đến tuổi thọ của người bệnh, hạn chế sự đổ bệnh của họ và đặc biệt làm vơi đi nỗi đau đớn về thể xác và tình thần của người bị HIV. Tài liệu tham khảo 1. Grace Ndeezi, The international newsletter on HIV/AIDS prevention and care, AIDS action, Asia-Pacific EDITION, July-December 1999.2. AIDS và quyền trẻ em, bản tin AIDS Net, phần 1, số 1.3. Hội thảo về "Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cộng đồng", hội nghị AIDS thế giới lần thứ 12 ở Gênva, Thuỵ sỹ – 1998 -Trích kết luận và khuyến nghị. PGS, TS. Trần Thị Minh Đức TS. Nguyễn Trà Vinh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 84/2009/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 04 tháng 06 năm 2009
2 QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm:
a) Trẻ em nhiễm HIV.
b) Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV:
- Trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS;
- Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV;
- Trẻ em sử dụng ma túy;
- Trẻ em bị xâm hại tình dục;
- Trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy;
- Trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người;
- Trẻ em lang thang;
- Trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác;
- Trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Tầm nhìn đến năm 2020:
- Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Giai đoạn 2011 - 2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn cùng với bố, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân trực hệ hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS.
3. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
a) Mục tiêu 1: tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ tiêu đến năm 2010: ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính sách xã hội theo quy định hiện hành.
b) Mục tiêu 2: hình thành các dịch vụ cần thiết có chất lượng cao và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ tiêu đến năm 2010:
- 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp;
- 100% phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới sáu tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV; 100% trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV ngay sau khi chào đời;
- 50% cơ sở chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho người lớn nhiễm HIV có lồng ghép các dịch vụ nhi khoa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV;
- Ít nhất 30% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý - xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; tiếp nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non;
- 50% cơ sở giáo dục có bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV;
- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng;
- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hỗ trợ để thực hiện các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV.
c) Mục tiêu 3: cải thiện cơ chế cung cấp thông tin, giáo dục, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ tiêu đến năm 2010:
- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở chăm sóc và điều trị trẻ em nhiễm HIV được cung cấp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em.
- 50% tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- 50% cán bộ quản lý trẻ em nhiễm HIV tại cộng đồng, nhóm tự lực, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đủ mười ba tuổi trở lên, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở dịch vụ xã hội và tổ chức xã hội được cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn, về chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
d) Mục tiêu 4: tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ tiêu đến năm 2010:
- Ít nhất 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động - thương binh và xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan;
- Ít nhất 50% phụ huynh, học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục được cung cấp thông tin về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kiến thức cơ bản về quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.
đ) Mục tiêu 5: cải thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Chỉ tiêu đến năm 2010: Hoàn thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
4. Các hoạt động chủ yếu:
a) Nghiên cứu, rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Rà soát để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
- Rà soát, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; về hoạt động của các nhóm tự lực những người nhiễm HIV.
- Xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV; hướng dẫn lồng ghép trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV với người lớn nhiễm HIV tại các cấp; quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
b) Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Tăng cường thực hiện các dịch vụ hiện có về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị, tư vấn về HIV/AIDS cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cung cấp, hỗ trợ và nhân rộng các dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc tâm lý - xã hội; về chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; về tư vấn và xét nghiệm HIV; về hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất; về nhận và chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Cung cấp, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện các quy trình chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV, quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc, điều trị trẻ em nhiễm HIV ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
- Cung cấp kiến thức về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế ở các trường học, trung tâm dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội.
c) Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Cung cấp thông tin, kiến thức cho người làm công tác quản lý trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, ưu tiên người làm việc trực tiếp với trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV.
- Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
d) Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:
- Xây dựng tài liệu nâng cao kiến thức cho đối tượng có liên quan về sự lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Nội dung tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải được lồng ghép các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Xây dựng tài liệu giáo dục ngoại khóa về phòng, chống HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản, tiến tới hoàn thiện để lồng ghép vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Tạo điều kiện cho người bị nhiễm HIV tham gia một số hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em do ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:
- Hoàn thiện các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
5. Các giải pháp thực hiện:
a) Giải pháp về xã hội:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV; hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV.
- Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
- Nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách, thông tin về dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
b) Giải pháp về kỹ thuật:
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, bổ sung các dịch vụ chưa có và dịch vụ chất lượng cao về phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Xây dựng, hướng dẫn và nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội về nhận biết và đánh giá nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cung cấp trang thiết bị thiết yếu cho các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, truyền thông, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cho người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
c) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý:
- Nâng cao năng lực chuyên môn của những người cung cấp dịch vụ xã hội trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
d) Giải pháp về huy động nguồn lực:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động đến năm 2010: được huy động từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác); được lồng ghép trong Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010; được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương có liên quan và các địa phương theo quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; điều phối, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch hành động; bảo đảm các dịch vụ về phúc lợi xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2010; xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2011 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2010.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch hành động với các hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và kiểm tra các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động.
4. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nội dung về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; lồng ghép việc thực hiện các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Kế hoạch hành động đến năm 2010 với việc thực hiện Dự án phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nội dung về giáo dục có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của Kế hoạch hành động.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động tại địa phương; tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2009.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Trương Vĩnh Trọng
3 Đại dịch HIV/AIDS đã tác động và đe doạ đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và đang từng bước lan ra các nhóm dân cư trong cộng đồng, trong đó trẻ em là đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất, bị cướp đi những quyền mà lẽ ra các em phải được hưởng, các em không có điều kiện học tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể với các bạn bè cùng lứa tuổi; bị mất đi cơ hội được tham gia bàn bạc, tiếp thu và quyết định các vấn đề liên quan đến cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết hoặc đề xuất những mong muốn và những vấn đề liên quan đến tương lai của chính mình.
Thực trạng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở Việt Nam Hàng năm, nước ta có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai là 0,39% - 0,42%. Như vậy, ước tính mỗi năm có hàng ngàn phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Theo các kết quả nghiên cứu, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con tại Việt Nam vào khoảng 30% - 40% (nếu người mẹ đã nhiễm HIV không được điều trị ARV), như vậy ước tính số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV hàng năm có khoảng 400 - 600 em. Dự báo đến năm 2010, nước ta có khoảng 350.970 người nhiễm HIV, trung bình mỗi năm có thêm khoảng từ 20.000 đến 30.000 trường hợp nhiễm mới(05). Như vậy, tình hình trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đặc biệt là tỷ lệ trẻ nhiễm HIV bị bỏ rơi, bị mồ côi sẽ vẫn tiếp tục tăng trong những năm tới. Bảng dưới đây thể hiện các thông số về số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV (nguồn dữ liệu cập nhật đến tháng 12/2007). Nhóm dễ bị tổn thương Số lượng Nguồn Số ước tính trẻ em nhiễm HIV 3.818 (từ 2.536– 6.110) UNAIDS (12/2007) Số ước tính TE bị ảnh hưởng (không gồm trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV) 283.667 Bộ LĐTBXH, 2003 Trẻ mồ côi - Cả hai cha mẹ - Mồ côi mẹ - Mồ côi cha 143.000 25% 43% 34% Bộ LĐTBXH, 2007 1.276.000 Tổng cục thống kê, 2007 Trẻ mồ côi do HIV 68.874(từ 36.695 -138.570) UNAIDS (12/2007) Trẻ đường phố 16.000 Bộ LĐTBXH, 2007 Trẻ sử dụng ma túy 4.640-12.200 Bộ LĐTBXH, Báo cáo Bảo trợ xã hội thường niên, 2004 Trẻ tham gia vào hoạt động mua bán dâm 15.000-20.000 WCO, 2006 Trẻ sống trong các trung tâm bảo trợ 14,575 Bộ LĐTBXH, 2007 Trẻ bị buôn bán 7.000 Bộ LĐTBXH/Hunter, 2003 Trẻ nhập cư hoặc di cư tự do (tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) 300.140 Tổng cục thống kê, 2004 Các thách thức và khuyến nghị Một là, cần nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ sẵn có Luật pháp Việt Nam cung cấp một cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương, kể cả những trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ trong số này và những người chăm sóc không được hưởng lợi từ những điều khoản đó và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục và dạy nghề, chăm sóc y tế, chăm sóc và điều trị HIV miễn phí và các khoản trợ cấp xã hội. Việc thiếu tính bảo mật và sự sợ hãi vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử đã cản trở nhiều đối tượng hưởng lợi giấu không thông báo về bệnh trạng HIV của mình, trong khi đây lại chính là cơ sở để họ có thể tiếp cận với các dịch vụ. Kế hoạch tổng thể về sức khoẻ sinh sản vị thành niên đã đưa ra những cách tiếp cận mới về dịch vụ sức khoẻ sinh sản thân thiện với các em trên phạm vi rộng, tuy nhiên hạn chế về nguồn lực làm cản trở nỗ lực này. Các dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV thân thiện với trẻ vị thành niên lưu động đang được thí điểm tại một số tỉnh, thành phố, nếu mô hình này thành công thì cần được áp dụng trên quy mô rộng hơn trên toàn quốc. Điều cần phải chú ý là đảm bảo tính bảo mật của kết quả xét nghiệm và đây cũng chính là rào cản chính trong việc thúc đẩy trẻ vị thành niên và thanh niên đi xét nghiệm HIV. Hai là, tạo ra các dịch vụ xã hội hiện chưa sẵn có Nếu các rào cản tiếp cận dịch vụ được giải quyết thì Việt Nam có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và những người chăm sóc. Tuy nhiên, có một số ít các dịch vụ thiết yếu đối với sức khoẻ của trẻ thì hoặc là chưa có hoặc cần phải được xem xét lại và áp dụng trên diện rộng. Các hỗ trợ tâm lý chuyên sâu cho trẻ em và trẻ vị thành niên chỉ mới được thực hiện trên quy mô rất nhỏ. Các can thiệp cần có thêm sự chỉ đạo, các tiêu chí tối thiểu và áp dụng trên quy mô rộng. Ba là, giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử là một yếu tố chính dẫn đến thành công Trên thế giới, sự kỳ thị và phân biệt đối xử là rào cản lớn nhất đối với nỗ lực phòng chống và giảm thiểu ảnh hưởng của HIV/AIDS trong xã hội. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV ở Việt Nam phổ biến ở cả cộng đồng và từ những người cung cấp dịch vụ.
Kết nối để chat trên blog hoặc bất kỳ trang web cá nhân nào! Yahoo! cho phép bạn có thể chat ngay với Pingbox. Thử xem!
thuchanhCTXHvoitreem.doc128K
Nhu cầu xã hội: được hòa nhập cùng xã hội
Khẳng định mình mìnhbản thân
Hình 1 Theo thang nhu cầu của Maslov
II. Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đình .
CTXH với trẻ em bị bạo lực gia đình có thể mở rộng các dịch vụ nhằm cung cấp một số giải pháp có tình toàn diện nhằm cung cấp các dịch vụ về y tế, tinh thần cho trẻ bị ngược đãi trong các vụ bạo lực gia đình.
Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đình cũng cần thực hiện đồng thời những phương pháp công tác xã hội không chỉ với trẻ bị bạo lực mà còn cả đối với gia đình và cộng đồng nhằm thực hiện đầy đủ chức năng của công tác xã hội đó là : chữa trị, phục hồi và phòng ngừa.
Công tác xã hội với cá nhân trẻ bị bạo lực gia đình:
Dựa trên đặc điểm về tâm sinh lý cũng như đặc điểm của bạo lực gia đối với trẻ em thì công tác xã hội với đối tượng trẻ em bị bạo lực mà lại là chính những người thân trong gia đình mình là người gây ra bạo lực là một việc hết sức cần thiết và cần sự tác động từ nhiều khía cạnh như tâm lý, thể chất và cả về mặt xã hội.
Do hiện tượng trẻ bị bạo hành thường phải một thời gian dài mới được phát hiện và xử lý và tình trạng này xảy ra có thể là thường xuyên nên các em đã phải chịu sự ảnh hưởng về thể chất và tâm lý thời gian dài trước khi bị xử lý và phát hiện.
Nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) có thể tiếp cận và tiến hành công tác xã hội với trẻ bị bạo lực theo phương pháp công tác xã hội cá nhân và đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu của trẻ nhằm mục đích trị liệu những tổn thương cả về thể chất, tinh thần cũng như phục hồi năng lực của trẻ bị mất đi do hậu quả của bạo lực để lại, ngăn chặn những hậu quả tiêu cực đối với trẻ.
Về mặt thể chất, trẻ bị bạo lực thường có rất nhiều tổn thương trên cơ thể, NVCTXH có thể liên hệ với những trung tâm ý tế gần nhất để chăm sóc sức khỏe, điều trị vết thương cho trẻ, đảm bảo cho trẻ chỗ ở an toàn để hồi phục cả về sức khỏe thể chất và tâm lý.
Vể mặt tâm lý - xã hội, trẻ bị bạo lực gia đình có nhu cầu an toàn rất cao không chỉ về chăm sóc sức khỏe, nơi ở mà đó còn là an toàn về tình cảm, nhu cầu của trẻ về tình thương cũng rất lớn. Trẻ bị bạo lực gia đình cũng có một hậu quả là trẻ thường nhút nhát khi tiếp xúc với những người bên ngoài, khả năng hòa nhập xã hội có phần hạn chế. Tổn thương về tinh thần của các em cũng là điều đáng chú ý, trẻ bị bạo lực lại là do chính những người thân trong gia đình nên nhiều khi khái niệm niềm tin đối với những người xung quanh đã thay đổi, trẻ luôn có sự lo lắng, sợ hãi cho sự an toàn của mình. Trẻ cần có một điểm tựa, một niềm tin. Chính vì thế, song song với việc phục hồi về mặt thể chất thì NV CTXH giúp trẻ phục hồi tâm lý. NV CTXH có thể sử dụng các phương pháp tư vấn, tham vấn tâm lý cho trẻ, có thể là đối mặt với sự sợ hãi, giúp trẻ nói ra sự lo lắng. Đồng thời, NV CTXH có thể liên hệ với những người thân, những địa chỉ ( có thể là trung tâm bảo trợ xã hội) có thể yêu thương và chăm sóc trẻ, đảm bảo sự an toàn cả về vật chất và tâm lý, tình yêu thương dành cho trẻ. Ngoài ra, có thể giúp trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ cho chính bản thân mình : nói chuyện với ai đó mà bạn nghĩ rằng có thể giúp đỡ mình.
Như vậy, đối với trẻ bị bạo lực gia đình, NV CTXH cần có những tiến trình công tác xã hội phù hợp, quan tâm, chăm sóc về sức khỏe và tư vấn, tham vấn tâm lý. Chẳng hạn tôi có thể nêu điển hình vềtrường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục cần :
Được quan tâm, chú ý đến tình cảm, những nỗi lo lắng và những vấn đề mà các em quan tâm.
Đảm bảo rằng những gì đã xảy ra không phải do lỗi của các em.
Đảm bảo rằng nói ra những chuyện tình dục không sao cả và những chuyện đó sẽ đươc giữ bí mật.
Được hỗ trợ trong quá trình điều trị sức khỏe, luật pháp, tư vấn và những hỗ trợ tiếp theo.
Cần được bảo vệ.
Công tác xã hội với gia đình trẻ bị bạo lực.
Việc thực hiện tốt và đầy đủ các chức năng của gia đình – đặc biệt là chức năng giáo dục, văn hóa và chức năng tình cảm là những chức năng mà những năm gần đây đang không được quan tâm đúng mức và là điều kiện để có hạnh phúc gia đình là điều rất quan trọng. Chính vì thế, CTXH cũng cần can thiệp với cả gia đình trẻ.
Trước tiên, NV CTXH có thể tiến hành trị liệu đối với mối quan hệ cha mẹ - con cái.
NV CTXH tập trung vào những cha mẹ có hành vi lạm dụng, ngược đãi hoặc bỏ mặc con cái. Gíup cho cha mẹ có cách ứng xử đối với con cái khi chúng có hành vi không đúng đắn hoặc sai lệch nhằm hạn chế hành vi bạo lực đối với trẻ.
Đối với cha mẹ có con là nạn nhân bị bạo lực bởi một thành viên khác trong gia đình thì cha mẹ có thể thông báo với cơ quan chức năng để giúp trẻ thoát khỏ tình trạng bạo lực cũng như có những biện pháp phù hợp.
Công tác xã hội với hệ thống lớn hơn.
Nâng cao vai trò của nhà trường :
NV CTXH có thể cùng nhà trường tổ chức các chương trình phòng ngừa dựa vào nhà trường , phổ biến rộng khắp vì nhà trường có thể tiếp cận nhiều với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên, giúp cho giảm bớt sự hiểu không đúng về bạo lực gia đình, đưa ra những thông tin và lựa chọn tích cực cho giải pháp xung đột và phát triển mối quan hệ tốt đẹp. Cần có chương trình dạy cho nhân viên của trường để họ có thể can thiệp đúng cách khi học sinh rơi vào hoàn cảnh bạo lực gia đình.
Truyền thông thay đổi hành vi trong cộng đồng.
Việc truyền thông, thay đổi nhận thức về bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng rất quan trọng trong việc phòng ngừa các hành vi bạo lực. Đó là việc tuyên truyền, tư vấn, giáo dục để chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất của BLGĐ và việc phòng chống BLGĐ. Để can thiệp và phòng chống tình trạng bạo lực, thay đổi nhận thức trong cộng đồng về vấn đề này được đặt lên hàng đầu, bởi lẽ có người cho rằng “ thương cho roi cho vọt” và việc đánh con là quyền của họ.
NV CTXH cùng với chính quyền địa phương giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình vào các bài tuyên truyền, tư vấn và giáo dục cộng đồng, vào nội dung sinh hoạt tại các tổ dân phố và các hoạt động cộng đồng khác. Sự thay đổi nhận thức ở mỗi cá nhân, gia đình là tiền đề cho việc thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của họ. Nó cũng đồng thời là tiền đề cho việc thực hiện thành công các giải pháp khác.
Thành lập dịch vụ công tác xã hội như trung tâm tư vấn và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình với các đặc điểm sau :
Tư vấn cho nạn nhân về các ảnh hưởng đến vấn đề của cuộc sống của trẻ e hoặc giới thiệu các em với nhân viên tư vấn phụ nữ hoặc các tổ chức tư vấn thjk hợp.
Hướng dẫn về y tế, tâm lý hoặc các vấn đề khác để giúp trẻ phục hồi về tinh thần và thể chất.
Cung cấp các biện pháp bảo vệ tạm thời cho trẻ em và cả các thành viên khác trong gia đình khi có thành viên bị bạo lực.
Cung cấp thông tin, tư vấn và thông tin cho các tổ chức liên quan cùng với các hình thức trợ giúp khác liên quan đến Luật chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, công ước về quyền trẻ em…
Cung cấp thông tin, tư vấn hợp tác, liên kết với các tổ chức liên quan cũng như hình thức trợ giúp khác liên quan đến các cơ sở mà nạn nhân có thể sống và được bảo vệ.
Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn :
Để các dịch vụ CTXH hoạt động có hiệu quả thì rất cần đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn ( nhân viên CTXH, trị liệu tâm lý…) để có thể làm tốt các nhiệm vụ nói trên. Trong quá trình đào tạo chuyên môn cần chú ý trang bị kiến thức đẻ họ làm tốt công tác chống lại bạo lực gồm một số vấn đề sau :
Kiến thức chung về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Những quyền lợi hợp pháp của nạn nhân.
Những dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân
Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc giải quyết ( bắt giữ người gây bạo lực, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân..)
Như vậy, công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đình thì nhân viên công tác xã hội phải rất chú trọng đến nhu cầu cũng như những đặc điểm, tính chất về đặc điểm loại bạo lực này, đặc biệt là tâm lý. Qúa trình công tác xã hội bao gồm hỗ trợ, trị liệu, phục hồi và phòng ngừa cần được tiến hành không chỉ đối với trẻ bị bạo lực mà cần có sự tác động tới các hệ thống xung quanh trẻ như gia đình, nhà trường và cả cộng đồng với nhiều hoạt động
KẾT LUẬN
Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. BLGĐ diễn ra với những hình thức muôn màu muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người lớn đối với người nhỏ hơn hay ngược lại… Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.
Điều này đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình, đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng này.
Trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình là đối tượng chịu nhiều hậu quả nặng nề về thể chất và tâm lý và ảnh hưởng đến cả nhân cách sau này là một đối tượng yếu thế đáng quan tâm và cần sự giúp đỡ rất nhiều từ phía công tác xã hội. Với chức năng chữa trị, phục hồi, ngăn ngừa và dự báo với các hoạt động tác động lên chính các em bị bạo lực cũng như hệ thống gia đình, nhà trường, cộng đồng xung quanh các em công tác xã hội sẽ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho trẻ em bị bạo lực gia đình nói riêng và nạn nhân bị bạo lực gia đình nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị Quốc gia, 2000
Luật Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, NXB Chính trị Quốc gia, 2006
Nguyễn Hữu Minh, Gia đình -nguồn hỗ trợ tình cảm cho thanh niên và vị thành niên, Tạp chí xã hội học, số 3/2006
Đặng Cảnh Khanh, Gia đình, trẻ em và sự kế thừa những giá trị truyền thống, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2003
Lê Thị Qúy, Nỗi đau thời đại, NXB Phụ nữ, 1996
Hoàng Bá Thịnh, Biến đổi chức năng gia đình và vấn đề giáo dục trẻ em hiện nay, Tạp chí Gia đình và trẻ em, số 1 tháng 10/2006.
Hoàng Bá Thịnh, Những hành vi bạo lực gia đình – con cái sẽ học theo bố mẹ, Tạp chí Gia đình và xã hội số 5 ngày 9/01/2007
Lê Ngọc Lan – Trần Đình Long, Hành hạ trẻ em, NXB Thế giới, 2005
Trang website
Thương cho roi cho vọt” hay là bạo hành trẻ? 30/11/2010 | 12:18:00
(
Bạo hành trẻ em trong gia đình: SOS ,Thứ Bảy, 15.11.2008 | 09:01 (
Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp ,Đăng bởi VNSW vào October 15, 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội với trẻ em bị bạo lực gia đinh.doc