Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn. Riêng đối với trẻ em có hòan cảnh khó khăn, một trong những đối tượng này phải kể đến đó là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bóc lột sức lao động và trẻ em đường phố.
Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số phần nhiều những trẻ em có đời sống trong hòan cảnh phần lớn đều có hòan cảnh gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người mẹ chưa chu toàn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sóc ,bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội.
Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm.
Phần 1.Cơ sở lí luận 4
1.1 Đặt vấn đề 4
1.2. Các khái niệm công cụ 5
1.2.1. Trẻ em 5
1.2.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 5
1.2.3. Trẻ em lao động sớm 5
1.3 Các lý thuyết áp dụng 6
1.4 Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ
em nói chung 7
1.5 Thực trạng 7
1.6 Những vấn đề mà trẻ gặp phải 10
1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lao động sớm 12
1.7.1. Tâm lí 12
1.7.2. Sinh lí 12
1.8 Nhu cầu của trẻ lao động sớm 13
1.9 Nguyên nhân của trẻ lao động sớm 15
1.10 Giải pháp 17
1.10.1 Giải pháp theo hướng an sinh xã hội 17
1.10.2 Công tác xã hội 18
Phần 2. trường hợp cụ thể 19
2.1 Tiếp cận thân chủ 19
2.2 Xác định vấn đề của thân chủ 19.
2.3 thu thập thông tin 19
2.4 Chẩn đoán 20
2.5 Kế hoạch trị liệu 20
2.6 Trị liệu 21
2.7 Lượng giá 21
2.8 Một số kĩ năng sử dụng 21
Phần 3 . Kết luận 22
Tài liệu gồm 25 trang
TA
25 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14152 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Phần 1.Cơ sở lí luận 4
1.1 Đặt vấn đề 4
1.2. Các khái niệm công cụ 5
1.2.1. Trẻ em 5
1.2.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 5
1.2.3. Trẻ em lao động sớm 5
1.3 Các lý thuyết áp dụng 6
1.4 Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ
em nói chung 7
1.5 Thực trạng 7
1.6 Những vấn đề mà trẻ gặp phải 10
1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lao động sớm 12
1.7.1. Tâm lí 12
1.7.2. Sinh lí 12
Nhu cầu của trẻ lao động sớm 13
Nguyên nhân của trẻ lao động sớm 15
1.10 Giải pháp 17
1.10.1 Giải pháp theo hướng an sinh xã hội 17
1.10.2 Công tác xã hội 18
Phần 2. trường hợp cụ thể 19
2.1 Tiếp cận thân chủ 19
2.2 Xác định vấn đề của thân chủ 19.
2.3 thu thập thông tin 19
2.4 Chẩn đoán 20
2.5 Kế hoạch trị liệu 20
2.6 Trị liệu 21
2.7 Lượng giá 21
2.8 Một số kĩ năng sử dụng 21
Phần 3 . Kết luận 22
Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm
Phần 1. Cơ sở lí luận
1.1 đặt vấn đề
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có thể sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế-xã hội, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều những khó khăn và thách thức nẩy sinh từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế xã hội như phân tầng xã hội, quá trình đô thị hóa không đồng bộ, môi trường bị xuống cấp, thất nghiệp, người già neo đơn, tệ nạn ma túy, trẻ em có hòan cảnh khó khăn. Riêng đối với trẻ em có hòan cảnh khó khăn, một trong những đối tượng này phải kể đến đó là trẻ em lao động sớm, bao gồm cả trẻ bị bóc lột sức lao động và trẻ em đường phố.
Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số…phần nhiều những trẻ em có đời sống trong hòan cảnh phần lớn đều có hòan cảnh gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người mẹ chưa chu toàn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì lao động trẻ em đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thưc giúp đỡ khác nhau .Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do vậy việc quan tâm chăm sóc ,bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội.
Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn đề của trẻ lao động sớm.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Trẻ em.
Theo công ước quốc tế: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Theo định nghĩa sinh học: “ Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuôi trưởng thành”.
Nhìn theo góc độ xã hội học: Trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình, đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người.
1.2.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo điều 40 chương IV Luật bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em “Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bao gồm: Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bở rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải nặng nhọc nguy hiểm; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật”.
1.2.3. Trẻ em lao động sớm.
Là trẻ làm việc trong độ tuổi còn đi học, các em có thể được trả công hay không trả công, làm việc bên trong và bên ngoài gia đình, trẻ có thể làm các công việc nhẹ đến nặng nhọc. (Trích: An sinh xã hội và các vấn đề xã hội. Chủ biên: Nguyễn Thị Oanh, 1997, T36)
Theo nhóm chúng tôi: Trẻ em lao động sớm là những trẻ phải lao động bằng chính sức lao động của mình để tự nuôi sống bản thân và gia đình, là những trẻ không có cơ hội phát triển bình thường và lành mạnh, không được an toàn, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.
1.3 Các lý thuyết áp dụng.
ó Lý thuyết hệ thống: Trong phạm vi của môn học này chúng tôi đã sử dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành CTXH với trẻ em lao động sớm. Theo đó mỗi cá nhân phải gắn với một hệ thống nhất định, trẻ em là một cá nhân phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường trực tiếp của các em.
Theo thuyết này con người có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống như:
+ Các hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người đưa thư hay đồng nghiệp.
+ Các hệ thông chính thức: các nhóm cộng đồng các tổ chức công đoàn.
+ Các hệ thống xã hội: như trường học, bệnh viện, cơ quan.
→ Vậy nhiệm vụ của công tác xã hội theo thuyết này là: Tạo dựng mối liên hệ mới giữa cá nhân, nhóm và các hệ thống hỗ trợ; giúp họ điều chỉnh các hành vi, thực hiện sự tương tác mới với các hệ thống nguồn lực khác; giúp điều chỉnh hoặc phát triển các hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội sao cho phù hợp và giúp thân chủ tiếp cận được với các chính sách đó. Áp dụng lý thuyết để biết được các thành tố tác động và nguyên nhân dẫn đến trẻ lao động sớm. Từ đó cán sự xã hội có thể tác động lên các hệ thống như gia đình, trường học, tổ chức xã hội để giảm tình trạng trẻ em lao động sớm
ó Trong bất kì một lĩnh vực của CTXH chúng ta có thể kết hợp nhiều lý thuyết vào để thực hành hoặc giải quyết trường hợp. Bên cạnh lý thuyết hệ thống chúng tôi có thể áp dụng lý thuyết nhận thức và hành vi, tâm lí học trong quá trình làm việc với trẻ.
1.4 Vai trò của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với trẻ em nói chung.
+ Nhận biết được các nhu cầu của trẻ đứng trên quan điểm phát triển để từ đó giải quyết các vấn đề của trẻ.
+ Hiểu biết khá sâu rộng về sự hiểu biết, nhận thức và thế giới nội tâm của trẻ đối với vấn đề đang gặp phải.
+ Là người có thể giúp các em chia sẻ những khó khăn, mong muốn của trẻ:
Người nhân viên xã hội nên trang bị cho mình những kỹ năng về sinh hoạt cộng đồng, biết tổ chức những cuộc vui chơi giã ngoại cho các em, giúp các em khoay khoả một phần nào của cuộc sống. Tạo sự thân mật gần gũi với các em như người thân, biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tôn trọng những ý kiến của các em để các em biết rằng các em vẫn còn có người để chia sẽ, xã hội còn có những tấm lòng quan tâm đến các em.
+ Là cầu nối giúp các em tiếp cận được với những nguồn lực xung quanh như gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội…
1.5 Thực trạng
Trên thế giới hiện có khoảng 218 triệu trẻ em phải lao động, trong đó có khoảng 126 triệu trẻ em phải lao động trong điều kiện nguy hiểm, 8.5 triệu trẻ em phải làm việc như nô lệ( theo báo cáo của tổ chức Save the Chirlden).
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, đến cuối tháng 6/2009 ở Việt Nam có đến 3 triệu trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn,ở Việt Nam trẻ em lang thang lao sống tập trung phần lớn ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam có khoảng 10.000 trẻ làm những công việc nặng nhọc, môi trường làm việc độc hại và trên 10.000 trẻ em phải lang thang kiếm sống bằng đủ các nghề như bán hàng dong, bán vé số, nhặt ve chai, đánh giày…Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết HN có 314 trẻ em lao động sớm (229 nữ, 85 nam) ở 9/14 quận, huyện. Các em (từ 6 – 16 tuổi) tham gia những công việc: giúp việc gia đình, tham gia sản xuất, phụ việc trong các nhà hàng, bán hàng rong… Nhiều gia đình sẵn sàng bắt con phải đi kiếm tiền, không cần biết các em phải chịu những thiệt thòi gì, chỉ quan tâm đến số tiền hàng tháng trẻ mang lại.Theo báo điện tử ĐCSVN- Khảo sát tình trạng trẻ em từ 6-16 tuổi phải lao động sớm, lao đông nặng nhọc của UBND TP Hà Nội cho thấy, sốtrẻ phải lao động sớm trong độ tuổi 15, 16 (67,8%), ở độ tuổi 14 (17,9%), ở độ tuổi 12 (3,4%). Trong đó, có cả trẻ em đi theo gia đình từ quê lên thành phố kiếm sống. Các em phải đi làm thuê kiếm tiền đưa về gia đình. Hơn nữa, bản thân bố mẹ các em nhận thức về quyền lợi của trẻ em rất mơ hồ, họ cho rằng mình nghèo nên bắt con cái đi ăn xin, đánh giày, nhặt rác, phục vụ hàng ăn là điều hiển nhiên. Mặc dù Sở LĐTB&XH đã cố gắng thuyết phục họ cam kết phải để các em nghỉ làm và đến các lớp học linh hoạt tại các quận, huyện nhằm bảo đảm quyền lợi cho trẻ nhưng cũng chỉ có chừng 60-70% số trẻ được đi học. Nhiều phụ huynh hứa hẹn sẽ không bắt trẻ đi làm, nhưng thực tế sau khi đến các lớp học vào buổi sáng, buổi chiều các em vẫn phải lao động kiếm tiền. Nhiều chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực trẻ em cho biết, trẻ em không biết được quyền lợi mà lẽ ra chúng phải được hưởng theo luật pháp. Ngay cả bố mẹ chúng cũng không quan tâm hay nói đúng hơn là họ không hề biết nên đã vô tình vi phạm Luật Lao động khi bắt con cái phải làm việc quá sớm.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng45% trẻ em có thu nhập trên 20.000đồng/ngày, gần 10% có thu nhập cao hơn mức này; 40% trẻ lao động còn lại có thu nhập 6.000 - 10.000 đồng/ngày. Mặc dù có mức thu nhập rất “khiêm tốn” nhưng các em lại phải lao động rất cực nhọc, có tới gần 50% các em phải làm việc tới 10- 12giờ/ngày, nhiều em phải làm việc cả ngày thứ bảy,chủ nhật đấy là chưa kể nhiều em phải làm việc, kiếm sống vào ban đêm bằng nghề: nhặt giác, làm việc trong các xưởng sản xuất tư nhân, lò mổ gia xúc .Tuy vất vả như vậy nhưng so với lao động ở quê thì mức thu nhập đó vẫn còn khá. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều trẻ em bỏ học lên thành phố kiếm sống. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới an ninh trật tự của thành phố mà nó còn dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma tuý Theo đó, nguy cơ trẻ em lao động sớm phải đối diện với các tệ nạn xã hội là khó tránh khỏi. Nhiều em khi được hỏi đều trả lời không hiểu biết gì về ma tuý, HIV. Nhiều em thường xuyên bị lạm dụng tình dục, đặc biệt số này hầu hết tập trung vào các em lao động trên đường phố hoặc làm ở cơ sở tư nhân; hay giúp việc gia đình. Đối với trẻ làm việc tại các cơ sở tư nhân, rất ít trẻ được chủ đối xử tốt. Đáng xấu hổ khi hiện nay, một bộ phận cha mẹ trẻ ở các vùng nông thôn mặc dù điều kiện kinh tế gia đình không phải quá túng thiếu nhưng họ vẫn bắt con cái nghỉ học, lên thành phố kiếm sống, chủ yếu là ăn xin . Nhiều trẻ ăn xin hiện vẫn sống với cha mẹ hoặc người thân (PV – cả nhà lên thành phố ăn xin, thuê nhà ở). Nhiều bậc cha mẹ khi được hỏi cho rằng ăn xin trên thành phố còn nhàn hạ và dễ kiếm tiền hơn là lao động ở quê ,không phải đầu tư mà thu nhập cao.Chính từ suy nghĩ này mà ngày càng có nhiều trẻ em lên thành phố kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Nhiều trẻ trong số này không muốn được đi học, học nghề hoặc một công việc nào đó thay vì đi ăn xin. Trẻ thường làm việc không có ngày nghỉ,cơ hội vui chơi giải hầu như không có. (Theo hanoimoi.com.vn)
1.6 Những vấn đề mà trẻ gặp phải
Trẻ lao động sớm không được đảm bảo công việc phù hợp với lứa tuổi, điều kiện lao động độc hại, thời gian lao động kéo dài, đồng lương thấp. Vì phải làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, dễ bị lợi dụng, lừa gạt vào các hoạt động mại dâm, mua bán qua biên giới… Dễ bị chấn thương do dụng cụ lao động; Không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe xứng đáng; Không được vui chơi giải trí,ăn uống thiếu thốn, trình độ văn hóa thấp; Khi phải tham gia lao động sớm thì các em không còn thời gian và sức lực để giành cho việc học vậy nên một tất yếu là bỏ học đi kiếm sống ; Thiếu thốn tình cảm gia đình, không có giấy tờ tùy thân, thường xuyên đau ốm, không có chỗ ở ổn định:
- Các em khi tham gia lao động sớm thì các em có thể phải va chạm với cuộc sống đầy phức tạp,các em sẽ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu của xã hội. Với độ tuổi và kiến thức của các em không đủ để tránh khỏi việc không bị mắc phải. Ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, trộm cắp, đâm thuê chém mướn…đang ngày càng dẫn sâu vào cuộc sống của trẻ lao động sớm. Tất cả trẻ lao động sớm có thể là đối tượng tấn công của bất kì một loại tệ nạn nào. Một thực tế cho thấy đó là hiện tượng trẻ em vi phạm pháp luật là rất cao, mà tập trung chủ yếu ở trẻ em lang thang. Ban ngày đi làm tối về thì tụ tập ở các bến xe, quán nét, các tụ điểm đen và muốn khẳng định mình, các em đã bị cuốn vào các trò vô bổ và các lối sống không lành mạnh, điều đó đã làm hỏng nhân cách của những đứa trẻ mới lớn..
- Do cuộc sống quá khó khăn nên khi đang ở tuổi chơi các em đã phải đi kiếm sống. Bên cạnh việc bị dính vào các tệ bạn xã hội thì một mặt trái nữa đó là: Các em bị đối xử thậm tệ,tra tấn và bóc lột sức lao động. Một thực tế hiện nay cho thấy là số lượng trẻ bị bạo hành rất lớn. Các em vì kiếm sống nên đã chịu đựng để cho chủ bóc lột sức lao động mà không hề có một sự phản kháng nào. Qua phương tiện thông tin đại chúng chúng ta biết được rằng các em vừa bị bóc lột vừa bị tra tấn dã man, cũng chỉ vì muốn kiếm sống.
Tuổi của các em là tuổi đi học tuổi vui chơi, nhưng các em phải bươn chải khắp thành phố để kiếm sống, phải làm việc trong môi trường độc hại như: hóa chất, khí thải công nghiệp, bụi bẩn, rác thải…và nặng nhọc như: bốc vác, thồ hàng, kéo xe, phụ hồ…Sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể bị nhiễm bệnh: ung thư, cột sống, viêm phổi, đường ruột…Cộng thêm vào đó là các em sống trong các khu nhà không đảm bảo:nhà ổ chuột, gầm cầu, công viên, vệ đường…
- Trẻ gặp khó khăn về giấy tờ tùy thân cũng được xem là những khó khăn chính. Trẻ theo gia đình lên thành phố kiếm sống và phải sống cuộc sống tạm bợ, nghèo khổ nhiều gia đình có các em lao động sớm đã không nghĩ tới việc thu xếp cho các em có giấy tờ tùy thân. Khi không có giấy tờ tùy thân trẻ đã gặp phải một số rắc rối. Đi xin việc yêu cầu phải có giấy tờ tùy thân, nhưng khi không có giấy tờ tùy thân thì đồng nghĩa với việc không xin được việc làm. Không có giấy tờ tùy thân thì khi muốn đi học nghề cũng gặp khó khăn không ít.
1.7 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lao động sớm
1.7.1. Tâm lí
Trẻ em ở giai đoạn này có đầy đủ những đặc điểm tâm lí phát triển của lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách sống, cụ thể là sự nhận thức cố hữu sau này. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống đã không tạo môi trường thuận lợi để các em có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Trẻ lao động sớm có những điểm sau:
- Trẻ khó diễn tả cảm xúc bằng lời: Có thể bị choáng ngộp bởi chính tâm trạng của mình và muốn đè nén những tâm trạng đó hoặc trẻ chưa bao giờ được khuyến khích tự nói về mình hoặc không có đủ lời để diễn tả tâm trạng
- Hung hăng và phá phách: Do đặc trưng của một số nghề, để tự bảo vệ cho mình hoặc vì không thể diễn tả tâm trạng bằng lời nói nên trẻ có thể đánh đập người khác khi chúng cảm thấy căng thẳng, tức giận hoặc sợ hãi
- Hoài nghi, thiếu tin tưởng: Trẻ lao động sớm có đủ lí do để ngờ vực, vì chúng va chạm với môi trường lao động khắc nghiệt bên ngoai khi còn quá sớm, có thể chúng đã bị dụ dỗ, lừa gạt nên luôn phải đề phòng, cách tốt nhất là không nên tin tưởng ai
- Giận dữ và luôn có ác cảm: Một số trẻ tức giận người lớn vì bị bạc đãi, các em cứ đinh ninh sẽ bị phê bình hoặc trừng phạt
- Mặc cảm tội lỗi và tự trách mình: Trẻ hổ thẹn vì những điều xảy ra đã đến với mình như bị cưỡng dâm, bị làm nhục hoặc các em tự trách mình vì đã không tự bảo vệ được
- Không nói thật: Vì trẻ ước mơ có một hoàn cảnh khác, tránh né những đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng lấy lòng người lớn, cố ý nói dối đẻ tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để gây sự chú ý với người nghe
Từ những đặc điểm trên cho thấy vì phải bươn trải kiếm sống mà các em đang bị mất đi sự trong sáng vốn có của lứa tuổi và nhường chỗ cho những lo toan hoặc sự tức giận, sợ hãi. Bản thân các em cũng đều mong muốn có được cuộc sống bình thường, tốt đẹp hơn.( vnsocialwork.net)
1.7.2. Sinh lí
- Trí tuệ, nhận thức: Do hoạt động kiếm sống nên trẻ lao động sớm có nhận thức nhanh hơn trẻ bình thường, các em đã sớm phải đối diện với các tình huống phức tạp ở ngoài xã hội nên trí tuệ phát triển hơn
- Thể chất: Thường là nhỏ, còi do chế độ ăn uống không đầy đủ và hợp lí và do điều kiện làm việc khắc nghiệt
Nhu cầu của trẻ lao động sớm
Nhu cầu đầu tiên cần thiết nhất cho sự sổng của con người đó là nhu cầu vật chất, các em cũng không hề được đáp ứng: Thực tế cho thấy trẻ lao động sớm thường có cuộc sống tạm bợ trong các lều dựng tạm, hay sống ở các khu nhà ổ chuột, nơi mà dịch bệnh rất dễ phát triển. Vì cuộc sống khó khăn nên các em không có một chỗ ở đàng hoàng, mà chỉ là cái lán để ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc. Vậy nên mong muốn có một chỗ ỏ đàng hoàng là mong muốn chính đáng của trẻ. Sống trong những khu nhà dột nát như vậy sẽ làm cho cơ thể trẻ bị ảnh hưởng do bẩn thỉu và ẩm thấp.
Mong muốn được hỗ trợ về mặt tình cảm, yêu thương được xem là một trong những mong muốn chính.. Một bộ phận trẻ lao động sớm do cảm thấy trong gia đình không yêu thương đúng mực, như việc trọng nam khinh nữ, hay bố mẹ không quan tâm tới con cái, trẻ thấy bị tổn thương nghiêm trọng, yêu thương là tình cảm mà trẻ lao động sớm thiếu. Các em khát khao được yêu thương, được an ủi, được chia sẻ, khao khát một mái ấm gia đình mà ở đó các em có thể thể hiện đầy đủ các quyền của trẻ em. Do bố mẹ ly hôn, do bạo lực gia đình, do không có sự quan tâm là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ đến với lao động sớm. Vậy nên trẻ mới cần được yêu thương, được chăm sóc, được sống trong gia đình có bố và có mẹ. Một ước mơ rất giản dị và trong sang, nó nói lên được tình trạng thiếu tình thương của một bộ phận trẻ lao động sớm. Yêu thương là một hành động tác động lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Và khi được yêu thương thì trẻ sẽ không có những biểu hiện tiêu cực như: muốn bỏ nhà đi, chán nản.
Nhu cầu về học tập, vui chơi, giải trí đối với các em cũng chưa được đáp ứng. Các em bỏ học chủ yếu là đi kiếm sống do gia đình khó khăn về mặt kinh tế và một bộ phận là chán học do vừa phải đi học vừa phải đi làm. Các em bỏ học là do hoàn cảnh gia đình không cho phép, nên mong muốn được đến trường, được vui chơi là mong muốn thiết thực nhất của trẻ. Một trong những mong muốn của các em là mong muốn được hỗ trợ học nghề. Các em mong muốn được đi học nghề để có thể tìm được việc làm với thu nhập ổn định để có thể nuôi sống được bản thân và phụ giúp gia đình điều này phản ảnh được một thực tế là các em vẫn muốn có một nghề ổn định để có cơ hội phát triển.
Nhu cầu được tôn trọng: trẻ lao động sớm cũng mong muốn nhận được sụ tôn trọng từ người lớn, bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên trên thực tế trẻ lao động sớm vẫn bị đối xử hà khắc. khinh miệt từ mọi người xung quanh, làm cho trẻ mất tự tin và trở nên hung hăng hơn.
Đó là những nhu cầu cơ bản và thiết thực của các em, nhu cầu mà đáng ra đứa trẻ nào cũng phải được hưởng mà các em lại không hề được đáp ứng, đó chính là nhiệm vụ của người làm công tác xã hội cần phải làm. Để làm được điều đó, người làm công tác xã hội phải nhận biết được những nguyên nhân gây nên vấn đề của trẻ để tìm cách giải quyết phù hợp.
Nguyên nhân làm trẻ lao động sớm
Có hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ phải ra đường phố, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, buộc các em phải tham gia lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Kinh tế là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến tình trạng trẻ ra đường phố . Như vậy vấn đề nghèo khổ được xem là nguyên nhân chính. Các em chủ yếu theo bố mẹ lên thành phố để kiếm sống, gia đình quá khó khăn nên buộc các em phải tham gia lao động sớm để phụ giúp kinh tế cùng với gia đình.
Trẻ em lao động sớm đóng góp được khá nhiều về mặt kinh tế cho gia đình, thậm chí có em còn là thu nhập chính của cả nhà. Với độ tuổi của các em là độ tuổi cắp sách đến trường, nhưng cuộc sống nghèo khổ đã buộc các em phải vắt kiệt sức lao động của mình để hòng có được miếng ăn qua ngày. Người ta cho rằng nhà nghèo bố mẹ không đủ sức nuôi thì phải tự đi kiếm sống, từ việc lao động sớm đã dẫn đến những hậu quả của vấn đề lao động sớm ở trẻ em. Hầu hết các trẻ tham gia lao động sớm đều ở trong tình trạng thất học, bỏ học. Vậy thử đặt ra vấn đề là: Khi tiếp xúc với môi trường hỗn tạp của xã hội thì trẻ sẽ như thế nào? Đó là câu hỏi mà các cơ quan cần được quan tâm, kể cả phía các cá nhân và các tổ chức có liên quan.
Từ việc hoàn cảnh gia đình khó nhăn buộc trẻ phải lao động sớm để kiếm sống đã kéo theo hàng loạt các vấn đề bất cập. Bên cạnh đó một phần không nhỏ các bậc cha mẹ của trẻ lao động sớm cho rằng: “trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ là của xã hội và cộng đồng”. Bởi những suy nghĩ hạn chế như vậy nên vấn đề bỏ học, nghỉ học để đi kiếm sống là vấn đề đa và đang tồn tại.
Ngoài kinh tế gia đình khó khăn là nguyên nhân cao nhất thì sự thiếu quan tâm của gia đình đến trẻ là nguyên nhân thứ hai có số tỷ lệ phần trăm cao chiếm 30,3% trong tổng số các nguyên nhân đã đẩy trẻ đến với cuộc sống đường phố và lao động sớm. Như vậy sự thiếu quan tâm trong gia đình lại là vấn đề đẩy trẻ đến tình trạng phải lao động sớm? Trẻ em là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển mạnh về mặt thể xác cũng như tâm sinh lý, đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương và cần được yêu thương chăm sóc. Điều đó đồng nghĩa với việc khi không được bố mẹ hay các thành viên trong gia đình dành sự quan tâm chăm sóc thì trẻ dễ bị chán nản và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Gia đình đối với trẻ là rất quan trọng, theo nghiên cứu của bác sỹ Nguyễn Hữu Cầu ( Đặc điểm tâm lý của trẻ em côi cút ở Quảng Ninh) cho thấy là” Trong sự phát triển nhân cách của trẻ, yếu tố tình cảm vô cùng quan trọng…sự thiếu hụt tình cảm sẽ dẫn tới sự phát triển lệch lạc nhân cách…”
. Điều đó cho thấy rõ một điều rằng nếu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ phía gia đình thì trẻ rất dễ bị hư hỏng và dẫn tới suy nghĩ là bỏ nhà đi kiếm sống. Khi ra xã hội với tâm trạng chán nản như vậy thì trẻ rất dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu và sẵn sang làm việc gì miễn là có tiền. Do tình trạng không nhận được từ gia đình sự quan tâm đầy đủ nên tỷ lệ trẻ ra ngoài xã hội kiếm sống khá cao, kéo theo hậu quả đó là các tệ nạn xã hội nảy sinh: ma túy, mại dâm, móc túi, đánh nhau…Các em ra khỏi nhà đi kiếm sống do cảm thấy bị ngột ngạt và chán nản về mặt tinh thần nghiêm trọng nên muốn ra ngoài để tìm cảm giác thoải mái và tự do. Liệu khi ra ngoài xã hội các em có thể sống tốt trong khi không có kiến thức đầy đủ về xã hội. Các trường hợp này đang là đối tượng để các tệ nạn xã hội tấn công.
Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác như do gia đình tan vỡ làm cho con cái bị hoang mang và lo sợ, điều đó dẫn đến tình trạng muốn thoát ra khỏi gia đình để tự do vì do bố mẹ không sống với nhau nữa. Trong giai đoạn này trẻ thường có suy nghĩ là bố mẹ bỏ nhau thì mình đi “ bụi” cho họ biết. Vậy là các em buộc phải lao động sớm để có tiền sống qua ngày, để tự lập. Có nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn và trẻ không biết sống với ai, đành chấp nhận làm trẻ đường phố, lao động để kiếm sống. Vậy nên gia đình tan vỡ đã tạo một sức ép hết sức nặng nề với trẻ và việc bỏ gia đình đi kiếm sống là hệ quả tất yếu. Liệu trẻ có đủ khả năng để chống chọi lại với những văn hóa phẩm độc hại, những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu đang rình rập xung quanh cuộc sống của trẻ.
Bên cạnh những nguyên nhân chính như vừa đề cập ở trên, còn có hàng loạt các nguyên nhân khác tác động không nhỏ đến việc trẻ em phải lao động sóm. Do cha mẹ mất sớm trẻ phải tự bươn chải kiếm sống để nuôi thân, do ý thích muốn tự khẳng định mình, do bị đánh đập đối xử tàn tệ, bạn bè rủ rê lôi kéo… Khi bị dính vào một số những nguyên nhân này thì nguy cơ trẻ chọn việc ra đường kiếm sống là rất cao.
1.10. Giải pháp:
10.1 Giải pháp theo hướng an sinh xã hội.
- Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội: trẻ em lao động sớm cũng là một đối tượng được hệ thống an sinh xã hội rất quan tâm và trợ giúp. Tuy nhiên những trẻ em lao động sớm thường có những hoàn cảnh khó khăn, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ của an sinh xã hội vì vậy cần xây dựng các chính sách mới nhằm mục đích cho nhóm trẻ lao động sớm có thể được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa chăm sóc trẻ em bằng cách:đa số các em phải lao động sớm đều xuất phát từ nguyên nhân hoàn cảnh gia đình khó khăn vì vậy cần nâng cao đời sống cho gia đình trẻ em lao động sớm, điều đó được thực hiện bằng việc có những chính sách hỗ trợ vốn cho những gia đình nghèo cũng như dạy cho họ làm kinh tế, như vậy mới mong giảm bớt được số trẻ em phải lao động sớm.
- trú trọng hơn nữa tới vấn đề nâng cao dân trí, nhận thức của người dân: hiện nay cũng có nhiều người đã nhận thức được vấn đề trẻ em lao động sớm gây nhiều ảnh hưởng xấu và nhiều khi cũng rất nguy hiểm đối với trẻ em.Tuy nhiên nhiều người có thể do hoàn cảnh quá khó khăn hoặc vì muốn kiếm được nhiều tiền vẫn bắt con, em mình phải lao động sớm. thông qua đài, báo…qua các cuộc họp thôn,phường…phổ biến cho người dân hiểu rõ hơn về quyền trẻ em, những nhu cầu cần thiết của trẻ để gia đình, xã hội có sự quan tâm phù hợp hơn.
- Tăng cường công tác nghiên cứu về lao động trẻ em để có thể biết sâu xa để có những hiểu biết cụ thể hơn về nguyên nhân, thực trạng, nhu cầu…của trẻ em lao động sớm từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp như: Đối với trẻ em lang thang không gia đình cần tập hợp các em trong các nhà tình thương,trung tâm dạy nghề…đối với các em có gia đình tạo điều kiện đẻ các em về với gia đình, đối với trẻ em thành phố tạo điều kiện để các em có thể học tập, học nghề, mô hình tốt nhất là vừa học vừa làm.
10.2. Công tác xã hội.
- Nhân viên công tác xã hội cần phối hợp cùng các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, gia đình để các bậc cha mẹ và toàn thể cộng đồng hiểu được vai trò, nhu cầu chưa được đáp ứng, những nguy hiểm, thiệt thòi mà trẻ em lao động sớm phải chịu.
- Cần đưa các chính sách và pháp luật về bảo vệ trẻ em vào đời sống, nhân viên công tác xã hội chính là những người thực hiện tuyên truyền để những chính sách và pháp luật đó dến được với người dân, giúp họ hiểu rõ hơn và đày đủ hơn về các chính sách và các luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Tìm hiểu thực trạng trẻ em lao động sớm để từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể đưa ra những giải pháp giúp đỡ trẻ em lao động sớm. Mỗi một nhóm trẻ lao động sớm như trẻ không có gia đình, trẻ miền núi, trẻ lang thang…đều có những đặc điểm khác nhau vì vậy phải nghiên cưu, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng trẻ em lao động sớm để áp dụng những giải pháp phù hợp với từng đối tượng.
- Hiện nay rất nhiều trẻ em phải lao động trong những môi trường độc hại, làm việc mà không có những thiết bị bảo vệ cần thiết vì vậy cần có những chính sách đưa các em ra khỏi các môi trường độc hại đó, đưa các em vào những trung tâm lao động phù hợp.
- Nhân viên công tác xã hội phối hợp với các tổ chức phát triển cộng đồng đưa ra các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho trẻ lao động sớm thông qua các chính sách,dịch vụ xã hội như việc tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ…
Phần II. Trường hợp cụ thể: Sử dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân vào giải quyết vấn đề
2.1. Tiếp cận thân chủ.
Trong vai trò là một nhân viên công tác xã hội chúng tôi đã phải tiếp cận với thân chủ bằng cách đóng giả là một người mua hàng và cũng đã thu thập được một số thông tin về thân chủ bước đầu như sau: thân chủ tên là Ngọc, hiện nay em 7 tuổi, hiện đang sống cùng mẹ và em nhỏ. Hiện nay em không đi học và hàng ngày bán kẹo rong tại hồ Văn Quán – Hà Đông.
2.2 Xác định vấn đề của thân chủ.
Vấn đề của em Ngọc ở đây là không được đi học mạc dù em còn rất nhỏ đang trong độ tuổi đi học nhưng nay em đã phải đi làm để kiếm tiền về giúp mẹ và gia đình. Hầu hết thời gian của em là đi bán kẹo rong và không có thời gian và điều kiện được hưởng sự vui chơi, giao lưu học tập như bạn bè cùng trang lứa.
Vấn đề tâm lý Ngọc tỏ ra nhút nhát sợ hãi không muốn nói về cuộc sống hoàn cảnh của mình
2.3.Thu thập thông tin.
Ngọc có một hoàn cảnh khá khó khăn: bố mất sớm, gia đình nghèo, mẹ chỉ làm công việc thu mua phế liệu nên thu nhập rất ít ỏi. chính vì hoàn cảnh quá khó khăn mà Ngọc không được đi học và phải đi bán kẹo rong mặc dù em mới có 7 tuổi.
Em có những ước mơ đối với nhiều đứa trẻ khác đố có thể là những điều rất bình thường nhưng đối với Ngọc thì đó là những ước mơ lớn lao và tưởng chừng như rất xa vời: em ước mong mình sẽ được đi học, được vui chơi. Mỗi lần đi bán kẹo ngang qua các khu vui chơi và trường học ở gần đó em đều đứng lại một lúc lâu để xem các bạn cùng trang lứa được học tập, vui chơi. Em cũng mong muốn mình cũng đượ như các bạn.
Qua khoảng thời gian tiếp xúc, trò truyện với Ngọc chúng tôi đã xác định được một số nguồn lực của thân chủ như sau:
Chúng tôi nhận thấy Ngọc là một người thông minh, nhanh nhẹn và mặc dù phải sống trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng em là người có ước mơ, không chán nản.
Về phía gia đình em thì em được hưởng sự yêu thương của mẹ,mẹ Ngọc rất mong muốn cho em được đi học nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên mới buộc lòng cho Ngọc đi bán kẹo để kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình.
Đảng và nhà nước cũng đã có nhiều chính sách quan tâm, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và phải lao động sớm như chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh nghèo, có những suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó…
2.4. Chẩn đoán.
Thân chủ có những điểm mạnh như: thông minh, nhanh nhẹn, mong muốn được đi học,muốn có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên thân chủ còn có một số mặt ảnh hưởng tới quá trình thực hiện tiến trình giúp đỡ ( công tác xã hội cá nhân ) do thân chủ còn quá nhỏ nên chưa ý thức được đầy đủ vấn đề mình đang gặp phải, việc hợp tác còn khó khăn như thu thập thông tin về bản thân,gia đình.
Hoàn cảnh của ngọc có một số điểm thuận lợi như vẫn được sống cùng mẹ và em, được hưởng sự yêu thương từ người mẹ. tuy nhiên hoàn cảnh của em cũng có nhiều khó khăn như bố mất sớm, gia đình nghèo không đủ tiền đi học, chỗ ở không ổn định.
Em buồn vì không được đi học như các bạn, mệt mỏi vì ngày nào cũng phải đi bán kẹo rong tới tận khuya, tuy nhên em lại cũng vui vì mình đã giúp mẹ kiếm được một số tiền tuy ít nhưng cũng góp phần nào trang trải cho cuộc sống hiện tại của ba mẹ con.
Nhu cầu, mong muốn của em là sẽ được đi học, được vui chơi và có một chỗ ở ổn định.
2.5. Kế hoạch trị liệu.
Phối hợp, tác động với chính quyền địa phương nơi thân chủ đang sống làm sổ hộ nghèo để có thêm những trợ giúp XH.
Cùng với mẹ thân chủ tìm mô hình kinh tế mới bền vững như mở cửa hàng may… cải thiện cuộc sống, thoát nghèo.
Tác động tới trường tiểu học ở địa phương nhằm tạo điều kiện cho thân chủ được tới trường học
Trị liệu.
Hướng dẫn mẹ thân chủ làm sổ hộ nghèo để được hưởng chính sách ưu tiên: miễn giảm học phí cho thân chủ, vay vốn lãi suất thấp…
Tư vấn cho mẹ thân chủ vay vốn để mở cửa hàng may nhằm phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo.
Liên hệ trường học để Ngọc có cơ hội học tập.
Lượng giá.
Đây là kế hoạch rất cần thiết để đảm bảo cho các Ngọc có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên để hoạch thực hiện thành công thì rất cần có sự phối hợp của các cấp, ngành, tổ chức trong xã hội tạo điều kiện cơ hội để em có cuộc sống như những trể bình thường khác.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch luôn luôn có sự giám sát để điều chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu.
Một số kĩ năng sử dụng
Kĩ năng quan sát
Để thấy được những hành vi, thái độ của thân chủ, từ đó có những đánh giá chính xác hơn về hoàn cảnh, tâm trạng của thân chủ, để từ đó có những phương pháp tiếp cận giúp đỡ hợp lí.
Kĩ năng lắng nghe
Im lặng để thu nhận những thông tin từ thân chủ, lắng nghe giúp nhân viên công tác xã hội đi vào được nội tâm của thân chủ, hiểu họ được trong quan điểm của họ.
Kĩ năng đặt câu hỏi
Kĩ năng này được dùng kết hợp thưỡng xuyên với hai kĩ năng trên để thu thập thông tin. Trong khi lắng nghe, nhân viên công tác xã hội phải sử dụng một số câu hỏi để nhắc lại cho thân chủ xem mình đã hiểu đúng vấn đề của thân chủ hay chưa. Dùng câu hỏi để biết được cảm xúc, mong muốn của thân chủ, tìm cách để có thể đáp ứng nhu cầu đó. Câu hỏi được sử dụng nhiều là câu hỏi mở, nhân viên công tác xã hội đặt hỏi để thân chủ trả lời theo những suy nghĩ, hiểu biết của bản thân, lượng thông tin thu được sẽ nhiều hơn. Trong khi hỏi, nhân viên công tác xã hội phải tôn trọng trật tự logic của câu chuyện, cảm xúc, nhận thức hiện tại của thân chủ.
Kĩ năng thấu cảm
Đây là một kĩ năng rất quan trọng trong công tác xã hội, đòi hỏi phải vận dụng tốt cả những kĩ năng bên trên. Thấu cảm là hiểu được những suy nghĩ, mong muốn của thân chủ, hiểu được vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, thấy được những khó khăn mà thân chủ đang phải trải qua để tìm cách giúp đỡ cho phù hợp với tiềm năng của thân chủ.
Ngoài những kĩ năng trên nhân viên công tác xã hội cũng phải cần:
Tạo thuận lơi cho việc bộc lộ cảm nghĩ:
Tạo thuận lợi để thân chủ bộc lộ cảm nghĩ là một kĩ thuật đối với nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội phải tự coi mình là “một tấm màn trắng” để thân chủ bộc lộ mọi cảm xúc của mình. Thái độ chấp nhận của nhân viên xã làm cho thân chủ dễ dàng đưa ra những cảm nghĩ của họ. Đối với những cảm xúc như giận dữ, tội lỗi, buồn rầu, thất vọng sẽ tiêu hao đáng kể năng lực tinh thần. Vì vậy, điều cần thiết cho thân chủ- người mang gánh nặng tinh thần là phải tự làm cho mình nhẹ gánh. Nhân viên xã hội với thái độ lắng nghe chu đáo, đặt những câu hỏi thích hợp và kiềm chế những lời phê phán sẽ tạo thuận lợi cho thân chủ bộc lộ cảm xúc của mình
Giúp thân chủ làm thủ tục giấy tờ
Nhân viên xã hội còn phải có trách nhiệm làm những công việc liên quan đến các thủ tục như viết đơn xin trợ cấp tài chính, điền nội dung vào các tờ đơn theo quy định…giúp thân chủ. Xã hội còn không ít những thân chủ không biết chữ, không hiểu những thông tin yêu cầu. Nhân viên xã hội cần giải thích nôi dung, làm rõ các chất vấn, gợi ra thông tin và cuối cùng là điền thông tin vào giấy giúp thân chủ, như trường hợp trên là giúp mẹ của thân chủ làm sổ vay vốn dành cho hộ nghèo, làm thủ tục cho thân chủ có thể đi học.
Phần III. Kết luận
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, nhưng hiện nay còn nhiều em phải chịu thiệt thòi, phải tự bươn trải kiếm sống. Để giảm và tiến tới xóa bỏ tình trạng trẻ em lao động sớm cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, có các chính sách thiết thực và trực tiếp để trẻ em được học tập phát triển đúng như lứa tuổi của mình.
Tài liệu tham khảo:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xã hội với trẻ em lao động sớm.doc