Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật

Trẻ em là tương lai của đất nước , là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển của kinh tế - xã hội thì cùng với những mặt tốt của nó thì kéo theo là các tệ nạn nảy sinh, sự suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả trẻ em. Đặc biệt là tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng ngày càng mạnh và tính chất ngày càng phức tạp. Với thực trạng này đặt ra vấn đề cho toàn xã hội nói chung và nhân viên công tác xã hội nói riêng. Trước tình hình đó thì chúng ta cần phải làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật? Đối với những đối tượng trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em để tái hòa nhập cộng đồng ? Trước vấn đề đó chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu hiện trạng trẻ em vi phạm pháp luật và tìm hiểu được một số nguyên nhân đẫn đến tình trạng trẻ vi phạm pháp luật. Qua bài tập nhóm này chúng tôi đã nhận ra nhiều vấn đề về trẻ vi phạm pháp luật, từ đó đã đưa ra nhiều phương pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ vi phạm pháp luật. Trẻ em là mầm non của đất nước vì vậy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để tạo dựng một xã hội vững mạnh. Cũng chính vì lý do này chúng tôi đã quyết định tiến hành các phương pháp công tác xã hội với trẻ vi phạm pháp luật nhằm phục hồi nhân cách cho họ để họ trở lại cuộc sống thường ngày và trở thành những người có ích cho xã hội. I. Lí do chọn đề tài II. Lí luận chung. 1. Định nghĩa trẻ em. 2. Định nghĩa hành vi phạm pháp 3. Định nghĩa trẻ em vi phạm pháp luật 4. Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật III. Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay. 1. Đặc điểm của trẻ em vi phạm pháp luật 2. Nguyên nhân 3. Hậu quả. 4. Thái độ của xã hội với trẻ phạm pháp 5. Các dich vụ xã hội 6. Biện pháp 7. Phương pháp công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật 7.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 7.2. Các kĩ năng tiêp xúc với trẻ 7.3. Các bước công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật 7.3.1. Xác định nhu cầu của trẻ 7.3.2. Công tác xã hội với cá nhân IV Ứng dụng tình huống cụ thể. V. Kết luận. Tài liệu này gồm 25 trang

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 19757 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật BỐ CỤC TRÌNH BÀY TT Đề mục Trang 1 Lí do chọn đề tài Lí luận chung. Định nghĩa trẻ em. Định nghĩa hành vi phạm pháp Định nghĩa trẻ em vi phạm pháp luật Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay. Đặc điểm của trẻ em vi phạm pháp luật Nguyên nhân Hậu quả. Thái độ của xã hội với trẻ phạm pháp Các dich vụ xã hội Biện pháp Phương pháp công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật 6.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 6.2. Các kĩ năng tiêp xúc với trẻ 6.3. Các bước công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật 6.3.1. Xác định nhu cầu của trẻ 6.3.2. Công tác xã hội với cá nhân 4 Ứng dụng tình huống cụ thể. 5 Kết luận. Nội dung bài báo cáo. I: Đặt vấn đề : Trẻ em là tương lai của đất nước , là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển của kinh tế - xã hội thì cùng với những mặt tốt của nó thì kéo theo là các tệ nạn nảy sinh, sự suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả trẻ em. Đặc biệt là tình hình trẻ em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng ngày càng mạnh và tính chất ngày càng phức tạp. Với thực trạng này đặt ra vấn đề cho toàn xã hội nói chung và nhân viên công tác xã hội nói riêng. Trước tình hình đó thì chúng ta cần phải làm gì để đẩy lùi tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật? Đối với những đối tượng trẻ em đã vi phạm pháp luật thì chúng ta nên làm gì để giáo dục các em để tái hòa nhập cộng đồng ? Trước vấn đề đó chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu hiện trạng trẻ em vi phạm pháp luật và tìm hiểu được một số nguyên nhân đẫn đến tình trạng trẻ vi phạm pháp luật. Qua bài tập nhóm này chúng tôi đã nhận ra nhiều vấn đề về trẻ vi phạm pháp luật, từ đó đã đưa ra nhiều phương pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ vi phạm pháp luật. Trẻ em là mầm non của đất nước vì vậy chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa để tạo dựng một xã hội vững mạnh. Cũng chính vì lý do này chúng tôi đã quyết định tiến hành các phương pháp công tác xã hội với trẻ vi phạm pháp luật nhằm phục hồi nhân cách cho họ để họ trở lại cuộc sống thường ngày và trở thành những người có ích cho xã hội. II. Các khái niệm công cụ 1. Định nghĩa trẻ em. Có nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em: Theo góc độ xã hội học: trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình. Đây là giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quy định của vật chất hình thành nhân cách mỗi con người. Theo góc độ tâm lí học: Trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lí, nhân cách con người. Theo hiệp ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm. ( Như vậy theo các góc độ trên thì các trẻ em được hiểu là giai đoạn mà con người hình thành các đặc điểm tâm sinh lý, do đó ở giai đoạn này con người có nhiều thay đổi dẫn đến việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Do đó chúng ta cần phải chú ý đến sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn này. 2. Định nghĩa hành vi phạm pháp. Theo lý luận chung về pháp luật: hành vi phạm pháp  nói chung là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội. Hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội, đối với trẻ em thì ở lứa tuổi từ 1-12 tuổi thì ở lứa tuổi này ít gây ra các vi phạm pháp luật. Từ độ tuổi từ 13- 18 tuổi là giai đoạn mà trẻ em gây ra nhiều vụ vi phạm pháp luật nhất. Vì vậy ở giai đoạn lứa tuổi này chúng ta phải hết sức lưu ý. 3. Định nghĩa trẻ em vi phạm pháp luật Là những hành vi hành động của trẻ em làm trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Những hành vi hành động này có tác động có hại cho xã hội và con người.(từ điển xã hội học _ G.Endruweit và G. Trommsdorff_nhà xuất bản thế giới) Vậy những hành vi hành động đó của trẻ em không chỉ có tác hại cho xã hội mà còn có tác hại mạnh mẽ đối với chính bản thân của người gây ra các hành động đó.Với độ tuồi còn ít do đó các em chưa ý thức được hậu quả của mình làm cho các em ngày càng sa lầy vào các tệ nạn xã hội. 4. Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật.  Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng những kĩ năng chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn để trẻ lấy lại được niềm tin vào cuộc sống… và được phát triển cả về thể chất và tinh thần. Công tác xã hội với trẻ phạm pháp là ngành trợ giúp những đối tượng trẻ đã có hành vi phạm pháp ở các mức độ khác nhau có thể chấn chỉnh hành vi của mình, hoà nhập với cộng đồng và phát triển bình thường. Các mục đích chính của CTXH với trẻ có hành vi phạm pháp: Tăng cường làm rõ động cơ của các em phạm pháp, Cho phép các em giải toả tâm trạng, Giúp cung cấp thông tin, Giúp trẻ em tuổi vị thành niên đề ra các quyết định, xác định tình thế, Giúp các em thay đổi môi trường, Giúp trẻ em tuổi vị thành niên nhận biết các kiểu hành vi, tận dụng lời khuyên. III. Tình hình trẻ vi phạm pháp luật hiện nay. Ở nước ta hiện nay, tình hình trẻ vi phạm pháp luật đã và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, nhất là đối với những trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật tập trung ở lứa tuổi 14-18. Phần lớn những đối tượng phạm tội không có tiền án, tiền sự, đang cắp sách đến trường nhưng hành vi phạm tội lại hết sức dã man, tàn bạo. Đáng chú ý là thanh, thiếu nhi phạm các tội như cướp của, giết người, cưỡng đoạt tài sản công dân, hiếp dâm, cưỡng dâm, sử dụng và mua bán trái phép chất ma tuý ngày càng nhiều. Thực trạng trên đây đang là mối lo của toàn xã hội và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái. Chỉ tính trong sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5746 vụ vi phạm pháp luật với hơn 9000 em là trẻ vị thành niên (tăng 20% vụ so với năm 2007), chiếm khoảng 80% số vụ vi phạm hình sự. Đây là một con số rất lớn. Trong đó tội danh trộm cắp chiếm đoạt tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11% và giết người chiếm 1,4%. Trong số này, tỉ lệ trẻ từ 16 – 18 tuổi chiếm tới 60%, từ 14 - dưới 16 chiếm 32% và dưới 14 tuổi là 8%. Tội phạm trẻ em xảy ra tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn, đặc biệt là các thành phố lớn (chiếm 70%), số xảy ra ở nông thôn chiếm 24%, vùng giáp danh nông thôn thành thị chiếm 5.3%, ở miền núi chiếm 0.6%. Đây thực sự là một con số đáng báo động cho toàn xã hội. ( Nguồn tin từ báo An Ninh Nhân Dân số ra ngày 14/9/2009 của tổng cục điều tra tội phạm cấp.). 1. Đặc điểm của trẻ em phạm pháp Phần lớn trẻ em phạm tội là những em đã có một số quá trình hư hỏng, từ học yếu, học kém, đến trốn học, bỏ giờ học và vi phạm kỷ luật của nhà trường rồi bỏ học, chơi bời lêu lổng, tụ tập thành từng nhóm tiêu cực và phạm tội. Có thể khẳng định rằng, đó là những đối tượng có trình độ văn hoá thấp ( 97% đang học dở lớp 6 trở xuống, trong đó có 5.4 % hoàn toàn không biết đọc, biết viết ). Những trẻ em phạm tội sớm nhiễm các thói quen xấu, trong đó 85.4% đã nghiện thuốc lá, thuốc lào, 33% thích uống rượu, bia, 1.55% nghiện ma tuý, 58.6% thích xem các loại phim trưởng, kiếm hiệp kích động bạo lực, 20% thích xem phim kích động tình dục. Trong nhà trường trẻ em phạm tội hầu như có những biểu hiện không tham gia vào sinh hoạt đoàn, hội hoặc nếu có tham gia thì rất miễn cưỡng. Trong quá trình phạm tội, trẻ có thể chỉ phạm tội với vai trò tham gia, đồng phạm. Trong khi đó thì các loại tội phạm như xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người… Trẻ em thường giữ vai trò chủ động, nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức. Những năm gần đây tình trạng trẻ em phạm tội có sử dụng bạo lực phát triển mạnh. Như là những hành vi cướp, giết, hiếp dân, đánh người gây thương tích đang ngày càng phổ biến với tính chất nghiêm trọng. Trẻ em thường thực hiện hành vi phạm tội một cách cơ hội, ít có dự mưu, tổ chức chặt chẽ từ trước. Tội phạm trẻ em thường tập chung vào các ngày lễ, tết, dịp nghỉ hè, các ngày chủ nhật, tối thứ bảy… 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ vi phạm pháp luật Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em vi phạm pháp luật: 2.1. Thứ nhất ta phải nói tới yếu tố đời sống tinh thần của trẻ: Đây được coi là yếu tố chủ yếu và phổ biến nhất. Các nghiên cứu cho thấy ở tuổi vị thành niên là thời điểm trẻ có sự biến đổi tâm sinh lí để trở thành người lớn do đó tinh thần hay bị xúc cảm mạnh, sự thay đổi thất thường dẫn đến kết quả là không kiềm chế được bản thân, không làm chủ được lý chí. Các em thường có tâm lý muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng Internet và ngoài xã hội. Chính sự vận động tâm lí không được khoẻ mạnh đã chiếm một phần lớn các yếu tố khác nhau dẫn trẻ đến con đường vi phạm pháp luật Mặt khác, ở góc độ gia đình, xã hội, môi trường giáo dục yếu kém cũng làm cho trẻ phạm pháp. 2.2 Yếu tố gia đình Chưa thành công trong việc giáo dục con cái là nỗi khổ tâm day dứt đối với các bậc cha mẹ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay cha mẹ nào cũng đặt niềm tin và hy vọng và sự thành đạt của con cái “con hơn cha là nhà có phúc”. Tâm lý đó thôi thúc cha mẹ, dù phải thắt lưng buộc bụng cũng phải cố gắng cho con đền trường, học hành đến nơi đến chốn. Nhưng trong thực tế thì trẻ hư trẻ lang thang và vi phạm pháp luật lại xuất phát nhiều từ các gia đình quá chiều chuộng con cái. Trong các nguyên nhân của gia đình tác động làm cho trẻ phạm pháp thì được biểu hiện trên các mặt sau: 2.2.1 Cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục con cái Trong trường hợp này thường xuất phát từ các gia đình neo đơn hoặc cha mẹ thường xuyên vắng nhà, những gia đình chỉ lo tính toán kinh tế, thiếu trách nhiệm đối với con cái, khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường, những gia đình bố mẹ ly hôn vv…Kết quả là bố mẹ không theo giỏi từng hoạt động của con cái ở nhà cũng như ở trường và ở ngoài xã hội, từ đó tạo cho trẻ tâm lý sao nhãng học tập, lưu ban kéo dài tạo ra tâm lý chán nản đua đòi và bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. 2.2.2 Cha mẹ, gia đình là những gương xấu cho con cái noi theo Một số gia đình vì mục đích kiếm tiền đã lao vào các trò mua gian bán lận, làm ăn phi pháp chứa chấp cờ bạc, mại dâm …Trong trường hợp đó, một mặt vì mất lòng tin một mặt vì thiếu kính trọng cha mẹ, một mặ nữa là phải thưỡng xuyên tiếp xúc với các công việc của gia đình tạo cho trẻ thói quen phạm pháp và dần dần vi phạm pháp luật. 2.2.3 Không khí đạo đức trong gia đình không thuận lợi Trong gia đình luôn không có sự hòa thuận cư xử trong gia đình cũng thiếu kính trên nhường dưới, trong gia đình luôn xảy ra mâu thuẩn không khí gia đình luôn nặng nề là cho tâm lý trẻ chán nản và tham gia vào các tệ nạn xã hội. Vì chúng không có tấm gương noi theo, đặc biệt là trong gia đình bố mẹ ly hôn thì số lượng của trẻ phạm pháp lại càng nhiều. 2.2.4 Cha mẹ không thống nhất phương pháp giáo dục con cái Cha mẹ bao giờ cũng thương con, lo lắng cho tương lai của con. Nhưng do trình độ nhận thức và tính cách mỗi người có cách cư xử khác nhau. Người này tỏ thái độ quở trách, trừng phạt con thì người kia lại tỏ thái độ bênh vực con cái vv…Trong trường hợp như vậy cha mẹ sẽ bị mất dần quyền uy, trẻ không nghe lời chống đối. Khi mà trong gia dinhd bố mẹ mất quyền uy thì trẻ sẽ hành động theo ý thích của mình và sa vào các tệ nạn của xã hội 2.2.5 Cha mẹ chưa nắm được phương pháp giáo dục con cái Sự quá nghiêm khắc hay quá nuông chiều của cha mẹ đối với con cái cũng làm phát sinh các hành vi xấu của trẻ. Đặc biệt trong thời đại ngày nay khi gia đình chỉ có 1-2 con thì sự nuông chiều quá mức của cha mẹ đã tạo cơ hội cho con trẻ lao vào các tệ nạn xã hội. 2.2.6 Cha mẹ chưa hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Cuộc sống đậm màu sắc tình cảm, không giấu được khi vui khi buồn khi yêu khi ghét, dễ xúc cảm dễ có ấn tượng mạnh, định kiến sâu sắc …Vì thần kinh hưng phấn chiếm ưu thế nên hành động theo ý thích không quan tâm đến kết quả đúng sai có lợi hay có hại. Mặt khác cha mẹ lại không quan tâm đến tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này nên cứ mặc cho hành động của trẻ vì vậy đã tạo cơ hội cho trẻ lao vào các tệ nạn của xã hội. Theo kết quả điều tra những năm gần đây 38,8% vị thành niên vi phạm pháp luật xuất thân từ những gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán; trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn có 52,4% là đang sống với cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng. Số còn lại là sống trong hoàn cảnh gia đình không bình thường: 12% chỉ sống với mẹ, 4% chỉ sống với bố, 3,1% sống với cha mẹ kế, 9,03% sống với người khác. Trong số vị thành niên vi phạm pháp luật có tới 17% là những trẻ lang thang, vô gia cư; 71,37% số trẻ thành niên vi phạm pháp luật trả lời không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình. Như vậy gia đình là nơi gần gủi với trẻ nhất tuy nhiên đây cũng có thể là nơi phát sinh ra các yếu tố tạo cho trẻ cơ hội tham gia vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy trong các bậc cha mẹ cần phải có thái độ ứng xử hợp lý trong gia đình để trẻ noi theo. 2.3 Những yếu tố từ nhà trường Nhà trường là nơi góp phần quan trọng trong giáo dục và rèn luyện con người. Tuy nhiên giáo dục trong nhà trường hiện nay còn đặt ra nhiều bất cập: Chỉ chú trọng tới việc dạy chữ, chạy theo thành tích với những kết quả ảo mà chưa thật sự chú ý tới việc giáo dục pháp luật, đạo đức nhân cách cho học sinh, đặc biệt là việc trang bị những kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh chưa được đầy đủ.Trong giáo dục thì có nhiều vấn đề tác động vào trẻ làm chúng không thống nhất được về mặt tư duy, cọ thể như sau: 2.3.1 Sự tác động không thống nhất giữa nhưng người giáo dục Mỗi học sinh đều chịu sự tác động của những người trong gia đình, thầy cô, bạn bè của các thành viên trong cộng đồng mà đứa trẻ giao tiếp. Trên trường học thì trẻ được trang bị các tri thức khoa học, các chuẩn mực hành vi đạo đức.Nhưng khi về nhà và ra ngoài xã hội thì lại đón nhận những giá trị khác có thể là ngược lại đối với những gì được dạy vì vậy tạo cho trẻ tâm lý hoang mang và hành động theo cảm tính và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. 2.3.2 Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục học sinh cá biệt Trong nhà trường thì thường có các học sinh cá biệt tuy nhiên sự quan tâm của các giáo viên đối với học sinh cá biệt còn rất ít, mặc cho hành động của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ ngày càng vi phạm pháp luật tham gia vào các tệ nạn xã hội. 2.3.3 Một số giáo viên không hiểu rỏ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ em la giai đoạn mà sự phát triển về thể chất lẩn tinh thần diển ra mạnh mẽ. Sự phát triển đó đã tạo nên các hiện tượng tâm lý bất thường mà khó có thể kiềm chế được.Trong cách ứng xử củng như sinh hoạt hằng ngày, vì vậy trong quá trình học tập thì nếu có sai sót và bọi giáo viên phê phán nặng nề, chê trách chế giễu, trừng phạt … sẽ làm cho trẻ có cảm giác tội lỗi và ức chế dẫn đến tình trạng sa sút học hành và tham gia vào các tệ nạn xã hội. 2.3.4 Thiếu nghiêm túc trong học hành và thi cử Trong quá trình dạy học, sợ điểm học sinh quá thấp và sợ bản thân bị thua kém giáo viên khác về trình độ dạy học nên nhiều giáo viên đã làm ngơ trong thi cử dẫn đến trẻ học chăm cũng bằng trẻ lười học tạo ra thói ỷ lại làm cho trẻ không có mục tiêu phấn đấu, thừa thòi gian rảnh thi đi chơi và bị cuốn hút vào các tệ nạn xã hội. Ngoài vòng tay gia đình thi nhà trường là nơi dạy dỗ con người thành người nhưng chính nơi đây cũng là nơi có thể tạo ra cho trẻ hư hỏng,đặc biệt là nếu nhà trường không quản lý tốt thì sẽ làm cho trẻ sa vào nhiều tệ nạn xã hội. 2.4 Yếu tố xã hội tác động làm cho trẻ vi phạm pháp luật Trẻ sống trong môi trường xã hội có rất nhiều biến đổi như hiện nay thì việc ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với con trẻ rất lớn. Cụ thể các ảnh hưởng đó như sau: 2.4.1 Thiếu sót về tổ chức đoàn đội ở địa phương Ưa thích hoạt động là một trong những đặc điểm của lứa tuổi đang phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý.các hoạt động văn nghệ thể thao, lao động ở xã hội. Tuy nhiên hiện nay các phong trào ấy ở địa phương đang rất yếu và thiếu nên đã tạo cho trẻ en không có sân chơi và tham gia vào các tệ nạn của xã hội. 2.4.2 Thiếu sót trong việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng Trong các chương trình phát thanh truyền hình đều mang nội dung giáo dục. Nhưng với trình độ nhận thức của trẻ em thì chúng tiếp thu không chọn lọc, thiếu khả năng khái quát đánh giá vì vậy các em chỉ chú ý đến các pha gây cấn rùng rợn kích động … Việc đưa lên phim ảnh, báo những chuyện bạo lực chém giết tàn nhẫn , thủ đoạn lừa gạt tinh vi, những thủ thuật trộm xe … Chính những bài học ấy đã vận dụng vào thực tế và đã thành công làm cho tính chất tội phạm trẻ em ngày càng trầm trọng và trốn tránh pháp luật ngày càng khéo léo. 2.4.3 Ảnh hưởng của các luồng văn hóa phẩm đồi trụy Bên cạch hệ thống thông tin đại chúng nhiều gia đình đã có đầu video, trò chơi điện tử …Không thiếu các băng hình bạo lực dâm ô,trụy lạc, đâm chém .. Đã được trẻ em sử dụng khi cha mẹ vắng nhà làm khuấy lên dục vọng tầm thường lãng quyên học tập lao vào các vũ trường xa hoa lãng phí. Khi không có đủ tiền để tiêu xài thì các em lao vào con đường tội lỗi. 2.4.4 Ảnh hưởng của môi trường sống không lành mạnh Ngoài thời gian ở nhà thì trẻ thường tiếp xúc ngao du với xã hội bên ngoài với đủ các loại người. Một khi các em gặp phải những kẻ xấu rủ rê thì các em sẽ bị lôi vào các tệ nạn xã hội. Khi đã sa chân vào con đường tội lỗi thì các em bị lôi vào đó mà không thoát ra được. 2.4.5 Những ảnh hưởng tiêu cực của nề kinh tế thị trường Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhiều gia đình mãi mê kiếm tiền không để ý đến con cái. Để bù lại cho sự thiếu vắng tình thương nhiều cha mẹ đã mua sắm đủ thứ cho con và cho chúng tiền mà không biết vì mục đích gì. Khi có tiền đứa trẻ tiêu xài phung phí và dẫn đến con đường nghiện ngập và khi không có đủ tiền thì lao vào con đường tội lỗi. Mặt khác cũng vì muốn nhanh chóng có tiền nên không ít trẻ em từ các vùng quê bỏ học ra thành thị tìm việc làm và sa vào các tệ nạn xã hội. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác từ xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc đưa trẻ đến con đường phạm pháp. Chính vì vậy xã hội cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa để đưa trẻ em thoát ly khỏi các tệ nạn xã hội . 3. Hậu quả. Việc trẻ phạm pháp để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân các em mà còn cho cả gia đình nhà trường và xã hội. Trước hết, đối với bản thân trẻ phạm tội, sau khi có hành vi vi phạm sẽ phải chịu nhiều hình thức xử phạt và ảnh hưởng lớn đến đạo đức, nhân cách  của trẻ, kìm hãm sự phát triển của trẻ, gây cho trẻ bị khủng hoảng tâm lí, tự ti, xa lánh bạn bè và xã hội.Mặt khác khi đã vi phạm pháp luật thì tương lai của trẻ sau này cũng bị ảnh hưởng do những tiền án hoặc tiền sự mà trẻ đã có. Còn đối với gia đình của trẻ có hành vi phạm pháp: ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, và chịu nhiều tác động của dư luận xã hội… Với xã hội: “Trẻ em là tương lai đất nước” nhưng nếu trẻ em vi phạm pháp luật thì cũng đồng nghĩa với việc đất nước sẽ mất đi một phần nguồn lực. Sẽ ảnh hưởng đến trật tự xã hội, nếp sống văn minh của xã hội. Chính vì vậy cần thiết đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng. 4. Thái độ của xã hội với trẻ phạm pháp Hầu hết những trẻ vi phạm pháp luật được phát hiện khi trẻ đã phạm tội và có sự can thiệp của pháp luật, khi đó gia đình nhà trường mới biết. Khi đó gia đình đổ lỗi cho nhà trường, nhà trường buộc tội lại gia đình còn xã hội thì coi đứa trẻ đó không được giáo dục, tỏ thái độ khinh miệt, coi thường. Họ phán xét mà không nhìn thấy nguyên nhân sâu xa bên trong. Những đứa trẻ phạm pháp này vốn đã không được gia đình nhà trường quan tâm, chỉ bảo tận tình khiến lấn sâu vào con đường tội lỗi giờ lại bị cả xã hội coi thường, khiến trẻ càng có những hành động cũng như thái độ tiêu cực, khó sửa chữa lỗi. Như vậy thái độ của xã hội với những trẻ phạm pháp là chưa tích cực, vẫn có sự miệt thị, coi thường. Như vậy vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất quan trọng không chỉ giúp trẻ nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình là sai, khơi gợi ở trẻ những năng lực tiềm tàng cũng như là những mặt hạn chế ở trẻ để từ đó đưa ra kế hoạch giáo dục, trị liệu hiệu quả nhất cho trẻ . Mà muốn làm được điều đó thì cần phải có sự kết hợp không chỉ từ phía trẻ, gia đình của trẻ mà cần cả sự giúp đỡ của toàn xã hội: đó là bạn bè, thầy cô gia đình nhà trường... 5. Các dịch vụ xã hội Hiện ở Việt Nam có nhiều dịch vụ chăm sóc cho trẻ em vi phạm pháp luật: Những mô hình Trung tâm tư vấn dịch vụ truyền thông trẻ em nhằm hỗ trợ các em vay vốn phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ học nghề... học văn hóa ổn định cuộc sống, và đã có những em đã trưởng thành trở thành công dân tốt cho gia đình và xã hội. Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển kinh tế, hỗ trợ học nghề, các trung tâm phối hợp với ngành công an tổ chức tư vấn cho phụ huynh và các em vi phạm pháp luật tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng quan tâm đời sống tinh thần của các em, hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho các em như trại hè, ngày hội tuổi thơ, diễn đàn trẻ em, đêm hội trăng rằm… từ đó nắm bắt tâm tư tình cảm, tâm lý của các em để kịp thời có biện pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp. Hình thành nên các trại giáo dưỡng, phục hồi nhân phẩm cho trẻ nhằm giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng tốt nhất sau khi có những vi phạm pháp luật. Tổ chức Cứu Trợ Trẻ em Thụy Điển hỗ trợ Quỹ hỗ trợ Pháp lý quốc gia trong việc hỗ trợ trẻ em nghèo vi phạm pháp luật ở Việt Nam được tư vấn và đại diện. Công việc này bao gồm làm việc với chính quyền và những người trợ giúp pháp lý để giúp cho trẻ em tiếp cận được các dịch vụ trợ giúp pháp lý phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cũng như nâng cao trình độ cho các luật sư và những người hỗ trợ pháp lý về kỹ năng tư vấn và đại diện cho trẻ em. (  Về pháp luật đã hình thành văn bản chính sách pháp luật quan tâm đến quyền trẻ em, ban hành luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. ( Ngày 01/9/2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã ký ban hành Chỉ thị số 1408/CT-TTg chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, đồng bộ; đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt ở cấp xã; hệ thống dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng sau khi có hành vi phạm pháp chưa được hình thành đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cha mẹ, giáo viên và công dân chưa tốt; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em của nhiều gia đình và trẻ em chưa đầy đủ; hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa đầy đủ, thiếu tin cậy. 6. Biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn xã hội Toàn thể xã hội cần kết hợp với nhau chặt chẽ từ gia đình nhà trường và xã hội đều phải phối hợp với nhau để tạo nên nếp sống lành mạnh tạo nên sự giáo dục tốt nhất và đầy đủ nhất cho trẻ. Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục, quản lý. Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học tập của con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan hệ của con em mình. Hai là, công tác phòng ngừa, ngăn chặn trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội. Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên có các hình thức sinh hoạt văn hoá trong sáng, lành mạnh, hàng năm thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho các em như trại hè, ngày hội tuổi thơ, diễn đàn trẻ em, đêm hội trăng rằm… từ đó nắm bắt tâm tư tình cảm, tâm lý của các em để kịp thời có biện pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp. Các cơ quan chức năng cần tăng cường xét xử lưu động các vụ án thanh, thiếu niên và các cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. 6. Phương pháp công tác xã hôi với trẻ em vi phạm pháp luật 6.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ em vi phạm pháp luật Sở dĩ cần phải hiểu được tâm lí của trẻ bởi đây là một thành tố quan trọng lí giải động cơ, tìm hiểu thực trạng, môi trường, nảy sinh những hành vi phạm pháp của trẻ. Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật tập trung ở lứa tuổi 14-18. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, sự thay đổi về sinh lí cũng như môi trường hoạt động có tác động không nhỏ đến trẻ. Hầu hết trẻ em ở lứa tuổi này đều có tâm lý muốn tự khẳng định mình. Sự ràng buộc quản lý của không hiệu quả của gia đình khiến, nhà trường, xã hội khiến cho các em không thể bộc lộ, thể hiện những năng lực, sở thích của mình. Không tìm được hướng đi và thực hiện những vai trò của mình. Khi không thể bộc lộ mình qua những gì mình thích, trẻ sẽ tìm cách “ gây sự chú ý”, “chơi trội”, gây sự với mọi người xung quanh và con đường nhanh nhất là hành động trái lại với những qui tắc chung của xã hội, từ đó hình thành tiền đề vi phạm pháp luật. Nhưng suy cho cùng thì đó cũng là cơ chế phòng vệ của trẻ, trẻ chỉ muốn tìm được chỗ đứng cho bản thân.  Chính sự phát triển chưa hoàn thiện trong nhân cách, sự chưa ổn định trong tâm lí, tính cách, trẻ luôn phải cố gắng hành động để thỏa mãn những nhu cầu mới của bản thân. Điều đó làm cho trẻ càng đi sâu vào những tội lỗi mới, bằng những thủ đoạn mới. Những trẻ này thường rất tinh ranh, khó giáo dục theo những biện pháp bình thường mà phải dùng các biện pháp cứng rắn. Ở lứa tuổi này, tính tự ái không lành mạnh gây cho trẻ những phản ứng phòng vệ thô sơ. Trẻ tìm cách biện hộ cho bản thân khi nghĩ rằng còn có nhiều người xấu xa hơn nó, để che giấu những hành vi sai trái của mình. Tóm lại, tâm lí của trẻ có hành vi vi phạm pháp luật khá phức tạp, đó là sự hòa quyện của tâm lí lứa tuổi, tâm lí cá nhân và những nhân tố môi trường.   6.2. Các kĩ năng khi tiếp xúc với trẻ Cần tôn trọng trẻ: Con người ai cũng có giá trị riêng của mình và trẻ em cũng vậy, dù đó là trẻ em phạm pháp. Khi tiếp xúc với trẻ ta không nên có thái độ dọa nạt vì ta là người lớn nên có thể làm gì cũng được. Không coi thường khinh rẻ trẻ, nhìn trẻ như những kẻ phạm tội cần được dạy dỗ giáo dục và sẵn sàng trừng trị trẻ. Hay áp đặt những suy nghĩ của bản thân vào trẻ. Tôn trọng trẻ là để cho trẻ tự bộc lộ bản thân, bộc lộ những suy nghĩ, cách nhìn của mình, lắng nghe mọi điều chúng kể. Chấp nhận trẻ, đặt mình trong địa vị của chúng để hiểu trẻ: Khi chấp nhận trẻ tức là không có thái độ định kiến khi tiếp xúc với trẻ. Tỏ ra chân thành và trung thực có cái nhìn tích cực về thiện chí của trẻ, không phán đoán hoặc đánh giá trẻ, rộng lượng tin vào khả năng thay đổi của trẻ. Khi đặt mình vào địa vị của trẻ ta sẽ dễ thông cảm với những nỗi đau, xao xuyến, lo lắng của trẻ cũng như là những hành vi mà trẻ đã gây ra trước đây. Luôn tỏ thái độ thân thiện cởi mở với trẻ: Không làm cho trẻ sợ hãi bởi các thái độ: lạnh lùng, có cái nhìn soi mói, tỏ ra xa lạ. Cần tiếp xúc với trẻ với thái độ nhẹ nhàng, niềm nở. Tạo ra bầu không khí thoải mái và tin cẩn. Làm cho trẻ thấy mình là người dễ gần gũi. Nói chuyện với trẻ về những gì trẻ yêu thích hoặc những lo lắng của trẻ. 6.3Các bước công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật 6.3.1. Xác định nhu cầu của trẻ Theo thang nhu cầu của A.MASLOV thì con người có 5 nhu cầu cơ bản: Nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn xã hội, nhu cầu xã hội, nhu cầu được coi trọng và nhu cầu tự khẳng định mình. Đối với trẻ em vi phạm pháp luật thì nhu cầu cơ bản của trẻ là nhu cầu được an toàn xã hội được đặt lên hàng đầu. Những trẻ này cần được sự yêu thương chăm sóc của cả cha và mẹ, cha mẹ luôn quan tâm đến trẻ không những về vật chất mà cả về tinh thần tình yêu thương. Trẻ cần có nhà ở, một ngôi nhà ấm cúng, tràn ngập tiếng cười của cha mẹ và những đứa con. Nhu cầu kế tiếp của trẻ là nhu cầu được tôn trọng, tự khẳng định mình cũng quan trọng không kém gì so với nhu cầu an toàn xã hội. Vì những đứa trẻ trong mắt người lớn thường là con nít không hiểu gì, những suy nghĩ, quan điểm của trẻ thường bị người lớn gạt đi không quan tâm. Từ đó khiến trẻ suy nghĩ là cần phải làm gì để khảng định bản thân mình, mà như trên ta đã nói ở độ tuổi này trẻ rấ muốn khẳng định minhd không muốn bị coi thường nên có thể dễ dẫn đến những hành vi sai trái. Vì vậy điều trước hết cần làm cho trẻ là đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho trẻ. Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật có thể theo hai hướng: CTXH với cá nhân hoặc CTXH với nhóm. Ở đây chúng tôi xin đi sâu phân tích công tác xã hội với cá nhân. 6.3.2. Công tác xã hội với cá nhân Ta xác định CTXH với cá nhân nhằm tìm ra những vấn đề của thân chủ, sớm giải quyết nó, giúp thân chủ hòa nhập vào cộng đồng. Bước 1: Tiếp cận thân chủ. Khi tiếp cận trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật, nhân viên công tác xã hội có thể tiếp cận theo cách trực tiếp như tìm thân chủ trong các trường giáo dưỡng, trại cải tạo…Chú ý đến tâm lí trẻ em, cần tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu để có thể can thiệp hiệu quả nhất. Bước 2: Xác định vấn đề. Sau khi tiếp cận thân chủ cần xem xét xác định vấn đề trẻ đang gặp phải, chúng ta còn phải xác định bản chất của những vấn đề được trình bày, ý nghĩa, nguyên nhân, sự bắt đầu và những nhân tố của vấn đề. Ngoài ra còn có thể hiểu thêm về mong muốn của trẻ, những việc mà trẻ sẽ làm để cải thiện tình hình của mình. Bước 3: Thu thập dữ liệu. Có thể sử dụng biện pháp chính là phỏng vấn. Với nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là trẻ. Thông tin phải là gia đình, bạn bè, hàng xóm, nhà trường. Ngoài ra còn có thể tiến hành tìm hiểu lí lịch của trẻ qua các hồ sơ. Bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng, lí giải được hành vi hiện tại của trẻ trong môi trường sống. Mục đích chủ yếu của bước này là thu thập thông tin để nhân viên công tác xã hội hiểu rõ về hoàn cảnh của thân chủ và có những thông tin chính xác phục vụ cho việc chẩn đoán ở mức tiếp theo. Bước này là quan trọng nhất đối với việc chẩn đoán đúng hay sai về thân chủ. Bước 4: Chẩn đoán vấn đề. Sau khi thu thập dữ liệu, chúng ta cần đánh giá tình trạng của thân chủ, nhu cầu của thân chủ hiện tại là gì?, mặt mạnh, yếu, nguồn lực sẵn có trong thân chủ ( học vấn, tay nghề, nghị lực…) Đồng thời phân biệt các vấn đề tồn tại, những vấn đề cơ bản, những vấn đề nào cần làm trước và chẩn đoán phát sinh trong quá trình trị liệu nhằm lập kế hoạch trị liệu cho phù hợp đối với thân chủ. Bước 5: Kế hoạch trị liệu. Kế hoạch can thiệp là sự giúp đỡ có hệ thống mà nhân viên công tác xã hội sử dụng để tác động vào thân chủ cũng như hoàn cảnh của họ để tạo ra sự thay đổi tích cực. Việc đầu tiên của kế hoạch trị liệu là đưa ra mục đích thay đổi vấn đề thân chủ gặp phải. Các mục tiêu này nó chịu ảnh hưởng của các nhân tố như: thân chủ, tình trạng khả thi của mục đích, các nguồn lực hỗ trợ. Ta cần phải chú ý một số điểm sau: Mục đích trị liệu là giúp thân chủ tự định hướng, thích nghi với xã hội và đóng góp cho xã hội, hay nói cách khác là giúp thân chủ hoà nhập với cộng đồng. Bước 6: Trị liệu. Thực hiện những mục tiêu mà trong kế hoạch trị liệu đã đề ra, cần vận dụng linh hoạt dữ liệu thu được để theo dõi quá trình trị liệu đối với trẻ, đưa các hoạt động diễn ra theo kế hoạch và huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Tuy nhiên cũng phải có những điều chỉnh phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong trong quá trình trị liệu. Bước 7: Lượng giá. Đánh giá lại toàn bộ quá trình trợ giúp từ đó thấy được những gì mình đã làm được và kết quả đạt được so với kế hoạch đề ra như thế nào, do đâu mà ta chưa đạt được kết quả như kế hoạch đặt ra. Từ đó đưa ra những định hướng trong tương lai. IV. Tình huống cụ thể A là là một học sinh lớp 9 trường trung học cơ sở dân lập Phương Đông. Là một học sinh khá. Em sinh ra trong một gia đình bố mẹ là công nhân viên chức bình thường. Bố là công nhân xí nghiệp sản xuất giầy, Mẹ là nhân viên tại một công ty nhà nước. Bố mẹ toàn đi làm cả ngày ít quan tâm đến A, chỉ biết cho A tiền để tiêu sài. Mỗi ngày A được cho 50000 – 10000 nghìn. Bố mẹ A dạo này thường xuyên cãi nhau, một ngày khoảng 1, 2 lần, có lần A thấy bố đánh mẹ. Do thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ đánh cãi nhau nên A rất hay có tâm lý chán nản, không còn hứng thú với học tập, Thường tụ tập bạn bè đi chơi game nên điểm học của em ngày càng thấp. A bắt đầu tìm thế giới ảo bằng cách chơi game và kết bạn cùng một số trẻ hư hỏng. Lúc nào chán nản thì chơi game, tập tụ, gây gổ đánh nhau. Số tiền ít ỏi của mình không đủ cho các cuộc vui chơi nên A tìm mọi cách để xin thêm tiền bố mẹ, khi thì đi học thêm, quỹ lớp, sinh nhật, sách vở…nhưng số tiền vẫn không đủ. Quá túng quẫn A đã nghe theo lời bạn bè đi trộm tiền và điện thoại. Đã nhiều lần thực hiện thành công nhưng vào một lần A và nhóm bạn tổ chức ăn cắp xe máy và đã bị bắt. Vụ việc được báo cho gia đình còn A phải vào trại giáo dưỡng 4 tháng. Trong trại giáo dưỡng A tỏ ra chán nản và có ý định tự tử. Sau khi nhận được thông tin thì ban quản lí trại giáo dưỡng đã mời chúng tôi đến can thiệp đối với thân chủ A . Sau khi xem xét trường hợp của thân chủ A, chúng tôi đã đưa ra quyết định can thiệp thân chủ A theo phương pháp tâm lí học xã hội gồm 7 bước cơ bản: Bước 1: Tiếp cận thân chủ A. Chúng tôi chủ động đến gặp A và trò chuyện với em . Phải mất một thời gian khá lâu em mới tỏ ra quan tâm tới những gì chúng tôi đang nói. Dần dần A bắt đầu chia sẻ với chúng tôi những gì A đã làm và suy nghĩ về những việc làm đó. Bước 2: Xác định vấn đề: A cảm thấy bị bỏ rơi, cha mẹ cãi nhau thường xuyên nên làm cho em vô cùng buồn bã, cảm thấy do mình mà cha mẹ thường xuyên cãi nhau nên em không muốn ở nhà, không muốn gặp mặt cha mẹ mà tìm đến các trò chơi game để tiêu khiển. Như vậy vấn đề của em là mong muốn gia đình được hòa thuận, cha mẹ yêu thương nhau và quan tâm đến mình. Bước 3: Thu thập dữ liệu: Chúng tôi đã thu thập dữ liệu qua hồ sơ của A ở trung tâm, sau đó gặp trực tiếp A để hỏi thêm một số vấn đề về tâm lí của A. Mặt khác gặp thầy cô, bạn bè, cha mẹ để tìm hiểu thông tin về em. Sau khi tìm hiểu, thu thập dữ liệu chúng tôi đã nắm được một số lí lịch cơ bản như sau: A là học sinh lớp 9 trường thcs dân lập Phương Đông, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm nay 15 tuổi, bố là Nguyễn Văn B, mẹ là Nguyễn Thị C và cả hai đang là viên chức nhà nước trong thời gian từ nhỏ đến năm lớp 8 A có biểu hiện tâm lí bình thường, ngoan hiền, sống hoà đồng. Bước vào lớp 9 A có tâm lí chán nản và bị bạn bè rủ rê chơi bời, không tập trung vào học tập. Sau khi vào trại giáo dưỡng A tỏ ra chán nản và có ý định tự tử. Mong muốn của A là được trở lại đi học và được mọi người tôn trọng, không khinh ghét. Bước 4: Chẩn đoán. Dựa vào dữ liệu đã thu thập, chúng tôi nhận định: Tại trung tâm A không tham gia vào các hoạt động, tâm lí chán nản, có ý định tự tử. Nguyên nhân là sợ mọi người khinh ghét, lo sợ khi sống trong môi trường sống sắp tới, không được xã hội chấp nhận. Bước 5: Kế hoạch trị liệu. Mục tiêu đặt ra là giúp A có suy nghĩ tích cực hơn, tham gia cải tạo tốt hơn, ổn định tâm lí cho A để A nhanh chóng hoà nhập cộng đồng và tiếp tục đi học. Trong khi tri liệu chúng tôi có áp dụng các lý thuyết cụ thể là: + Lý thuyết của Frued: Lý thuyết tự vệ phòng vệ, sở dĩ những hàng dộng sai trái đó của A là hoàn toàn do tâm lý phòng vệ. Khi đứng trước nhưng mâu thuẫn của gia đình A không giải quyết được gì giúp cho cha mẹ hòa thuận, cảm thấy cha mẹ không yêu thương mình, coi mình là gánh nặng của cha mẹ nên A đành tìm đến những cách thức giải trí như chơi game, đua xe tụ tập, thậm chí là trộm cướp tài sản khi không được bố mẹ cho tiền. Như vậy nhân viên công tác xã hội cần xác định rõ bản chất của A không xấu mà do hoàn cảnh gia đình, ý thức được vấn đề này nhân viên CTXH cần giúp thân chủ tìm lại được bản chất chân thật của con người mình. Gíup cho A hiểu hành động sai trái như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm hại bản thân mình mà thôi. + Lý thuyết hệ thống: Thông qua các hệ thống mối quan hệ của A để tìm hiểu kĩ càng cũng như thông qua đó giúp A trở lại là một học sinh giỏi một đứa con ngoan. Đó là hệ thống gia đình cha mẹ, cần thay đổi thái độ, quan tâm hơn tới A. Hệ thống nhà trường cần động viên khuyến khích A tham gia vào các hoạt động của đoàn trường, tổ chức các đôi bạn cùng tiến từ đó tìm ra người học tốt giúp A tìm lại được niềm hăng say học tập. Hệ thống xã hội, mà ở đây cụ thể là các trại giáo dưỡng cần giáo dục cho A những kĩ năng sống tốt nhất để giúp A có thể đối phố kịp thời đúng đắn với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. + Lý thuyết trị liệu hành vi, nhận thức: Do A thiếu kĩ năng sống, thiếu sự quan tâm chỉ bảo tạn tình của cha mẹ nên những nhận thức của A thường có xu hướng tiêu cực sai lầm, từ đó dẫn đến những hành vi cũng sai trái với pháp luật. Do vậy nâng cao nhận thức hành vi cho A cũng là một vấn đề thiết yếu mà nhân viên CTXH cần làm. Bước 6: Trị liệu.Chúng tôi sử dụng liệu pháp tâm lí học xã hội, tác động tâm lí là chính Giúp A giải toả tâm lí bằng cách lắng nghe và chia sẻ, kết hợp với trung tâm, bạn bè, gia đình khơi gợi niềm tin trong A. Nhận thức được A vốn là một họ có họ lực khá , ngoan ngoãn nên sẽ thông qua các hệ thống để khơi gợi lại bản chất tốt đẹp trong A. Bên cạnh đó cũng xác định A thiếu thốn tình thương sự quan tâm của cha mẹ, nên em sống khép mình, rụt rè, thiếu sự hòa đồng. Nên vai trò của nhân viên công tác xã hội là cần tác động mạnh mẽ tới hệ thống gia đình. Tuần đầu tiên nói chuyện với em, tỏ thái độ thân thiết giúp em thấy được sự tin tưởng và sẵn sàng sẻ chia từ việc học đến khi phạm tội… từ đó động viên giải toả tâm lí cho A. Tuần thứ hai đến tuần thứ ba tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho A tham gia cùng các bạn trong trung tâm, tạo tâm lí vui vẻ thoải mái để trẻ quên đi quá khứ sống với thực tại. Vận động bố mẹ, thầy cô, bạn bè đến động viên khích lệ để A cải tạo tốt hơn. Tuần thứ tư ( tuần cuối ) khẳng định lại với A về chiều hướng tiến triển của A. Để A tự nói lên suy nghĩ của mình và để A tự bộc lộ bản thân, tiềm năng vốn có của mình hay nói cách khác là khẳng định mình với các bạn. Hỏi ý kiến, mong muốn của em trong thời gian tới để có thể giúp đỡ các em một cách tốt nhất. Bước 7: Lượng giá. Thông báo cho A về sự phát triển của A về mặt tâm lí. Sau một tháng can thiệp thì A đã quên đi quá khứ, đủ nghị lực để đối mặt với thực tại, không còn cảm giác tự ti hoặc đòi tự tử nữa. Em tìm lại được con người trước kia của mình, cảm nhận được tình cảm yêu thương của cha mẹ giành cho mình, sống hòa đồng hơn với bạn bè. A đã trở lại là một con người hoàn toàn tin vào cuộc sống, có ý thức vươn lên. V. KẾT LUẬN Công tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Bởi đây là lứa tuổi dễ bị sa ngã vào các con đường xấu, lệch chuẩn. Vì vậy nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ họ vượt qua lỗi lầm, nhận ra cái sai của mình để còn kịp khắc phục, sửa chữa lầm lỗi, tiếp tục hoà nhập cộng đồng. Nhân viên CTXH cần xác định rõ những nguồn lực vốn có của thân chủ cũng như những thiếu thốn cần bổ sung khắc phục ở thân chủ để có sự điều trị hợp lý nhất. Bên cạnh đó là những hệ thống xã hội được khai thác triệt để nhất nhằm tác động vào thân chủ. Tuy nhiên không phải trẻ em vi phạm pháp luật nào cũng dễ nói chuyện và tiếp cận vì vậy đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải kiên trì và có lòng vị tha. Trẻ em là mầm non của đất nước, là thế hệ tương lai sẽ kế tục sự nghiệp của dân tộc. Chính vì vậy, Đảng, nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hãy tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn, những điều tốt đẹp, những giá trị nhân văn nuôi dưỡng thể chất, tinh thần của thế hệ tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác xã hội với trẻ em vi phạm pháp luật.doc