Đề tài: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
Luận văn dài 60 trang
Chương 1:
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER
VÀ CHỦ CHƯƠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER
1.1. LÝ LUẬN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO:
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc:
1.1.2. Quan điểm của Đảng về vai trò và tầm quan trọng của công tác
xóa đói giảm nghèo:
1.2. TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ
1.2.1. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội đồng bào Khmer Nam Bộ:
1.1.2. Nguyên nhân nghèo trong đồng bào Khmer Nam Bộ:
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO VÙNG ĐỒNG BÀO KHMER:
1.3.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xóa đói giảm
nghèo đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL):
1.3.2. Định hướng hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
cộng đồng dân tộc Khmer ở ĐBSCL:
1.3.3. Các giải pháp về xóa đói giảm nghèo đồng bào Khmer ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL):
Chương 2:
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SÓC TRĂNG VÀ TÌNH HÌNH ĐỜI SỐNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG:
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Sóc Trăng:
2.1.2. Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội đồng bào Khmer ở Sóc Trăng
hiện nay:
2.1.3. Nguyên nhân nghèo trong đồng bào Khmer ở Sóc Trăng:
2.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐỒNG
BÀO KHMER Ở SÓC TRĂNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY: - 35 -
2.2.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo vùng
đồng bào Khmer của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sóc Trăng:
2.2.2. Kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở
Sóc Trăng từ 1992 đến nay:
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG:
2.3.1 Những thuận lợi:
2.3.2. Một số mặt còn hạn chế:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc khmer ở sóc trăng từ năm 1992 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất hàng hoá chưa nhiều. Việc cân đối thu chi của nhiều
hộ dân tộc Khmer chưa được quan tâm đúng mức. Đa số hộ dân tộc Khmer chỉ có
nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản; nhưng lại
phải chi rất nhiều thứ. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta và nhất là
đối với hộ dân tộc Khmer sản xuất không lời hoặc có lời nhưng rất ít, ảnh hưởng lớn
đến thu nhập trong gia đình. Trước đây nhiều hộ độc canh cây lúa; hiện nay tuy có
xen canh, tăng vụ, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhưng diện tích đất
không nhiều, năng suất chưa vượt mức bình quân chung; chi phí sản cao, lời ít.
Trong khi đó, đông bào phải chi phí nhiều cho việc ăn, ở, học hành cho con cái, trị
bệnh, đóng các loại phí, đóng thuế (3 năm trở lại đây được niễm thuế nông nghiệp),
tham gia lễ hội, đóng góp cho cộng đồng xây dựng chùa chiền… đưa đến tình trạng
ăn trước trả sau, vay nặng lãi, bán sản phẩm nông sản non. Khi có biến cố trong gia
đình chỉ còn biết cầm cố, sang bán đất.
Thứ tư: Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thấp kém, nhà cửa tạm bợ nhiều. Chi
phí đi lại, xây sủa nhà cửa hàng năm khá tốn kém. Việc giao lưu hàng hoá khó
khăn, sản phẩm làm ra nhiều nơi bị ép giá, trong khi hàng tiêu thụ phục vụ sinh hoạt
hàng ngày nhiều nơi lại chịu giá cao.
Ngoài ra còn do thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, thất mùa, địa bàn
sản xuất khó khăn khắc nghiệt. Một số nơi còn do đông con, bệnh tật, già cả neo
đơn, thiếu lực lượng lao động chính… Một bộ phận nhỏ đồng bào Khmer, nhất là số
hộ nghèo, dân trí thấp còn tư tưởng cầu an, thoã mãn với cuộc sống hiện tại, thiếu ý
thức vươn lên, thiếu chủ động trong kế hoạch làm ăn của gia đình. - 34 -
Theo kết quả điều tra 1/10/2001 về xác định nguyên nhân nghèo của các hộ
Khmer nghèo như sau.
Nguyên nhân nghèo Tỷ lệ (%)
Thiếu vốn sản xuất 79,86
Không đất sản xuất 11,27
Lao động già yếu 1,72
Thiếu việc làm 1,91
Thiếu kinh nghiệm sản xuất 0,2
Đông người 0,64
Tai nạn, rủi ro 0,11
Nguyên nhân khác 0,03
Nguồn – [16; Tr7]
Như vậy vấn đề thiếu vốn là nguyên nhân chủ yếu gây nghèo (79,86%), tuy
nhiên nếu hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để tạo việc làm, nâng cao nguồn thu nhập
kinh tế hộ gia đình người Khmer nếu không cầm tay chỉ việc và theo dõi, kiểm tra
thì có thể xảy ra tình trạng do quá nghèo nên nhiều hộ sử dụng vốn vay không đúng
mục đích, dẫn đến không có khả năng trả nợ, hiện tượng này đã xãy ra trong nhiều
năm nay.
Nguyên nhân quan trọng thứ 2 là vấn đề không có đất sản xuất (11,27%),
như chúng ta đã biết với trên 90% đồng bào Khmer sinh sống và làm việc tại vùng
nông thôn, nếu không có đất sản xuất thì chỉ có cách chỉ đi làm mướn nên cuộc
sống bấp bên. Số lượng lao động của người Khmer được đào tạo nghề rất thấp, do
đó rất khó tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất đòi hỏi trình độ tay nghề, từ đó cuộc
sống bấp bên.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được, trong công tác xoá đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc khmer trên địa bàn Tỉnh vẫn còn bộc lộ một số
hạn chế, cần tiếp tục tìm hiểu để từ đó đề xuất giải pháp thích hợp hơn.
2.2. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG ĐỒNG
BÀO KHMER Ở SÓC TRĂNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY: - 35 -
2.2.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo vùng
đồng bào Khmer của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Sóc Trăng:
Công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc khmer là một vấn đề xã
hội bức xúc đã được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm. Chính vì điều này mà
ngay sau khi tái lập Tỉnh (4/1992) mặc dù còn nhiều khó khăn. Song, Tỉnh Ủy và
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo cho các cấp ngành triển khai Chỉ thị
68/CT-TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vùng
đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
Thông qua công tác tổng kết 10 năm thành lập Tỉnh và 10 năm thực hiện Chỉ
thị 68/CT-TW đã cho thấy đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào khmer Sóc
Trăng đã được nâng lên rõ rệt, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ngày càng
được củng cố.
Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ VIII
(nhiệm kỳ 1992 – 1995), thông qua chỉ tiêu cụ thể từ nay đến cuối năm 1995 tổ
chức triển khai thực hiện Chỉ thị 68/CT-TW công tác xóa đói giảm nghèo trong
đồng bào Khmer. Trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường không chờ ỷ lại
vào sự giúp đở bên ngoài, nắm vững việc phát triển kinh tế Tỉnh, xây dưng đội ngũ
cán bộ Đảng ở từng địa phương để chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo
vùng đồng bào dân tộc trong Tỉnh.
Từ các chủ trương chính sách dân tộc, tôn giáo cùa Đảng và Nhà nước như:
Nghị quyết Hôị nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Chỉ thị 68
của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng khóa VI và các Quyết định của Chính phủ như:
31, 32, 33, 112, 134, 135… nhằm thực hiện chương trình phát triển vùng đồng bào
dân tộc. Riêng Sóc Trăng Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05 năm 2002 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer và
công tác tôn giáo.
Tỉnh ủy đã sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết 05, đồng thời xây dựng
phương hướng nhiệm vụ mục tiêu và các giải pháp về công tác vùng đồng bào dân
dân tộc Khmer và công tác tôn giáo giai đoạn 2006 - 2010; trong đó, chính sách dân
tộc phấn đấu đến năm 2010, 90% số hộ Khmer có điện sinh hoạt, 85% hộ có nước - 36 -
sinh hoạt hợp vệ sinh, 70% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tỷ lệ phát
triển dân số trong đồng bào Khmer đạt 1,65%.
Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về
chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo có đời sống khó khăn”, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Ðể giúp đồng bào nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, tỉnh Sóc
Trăng đã ban hành đề án về chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, đất ở, kết hợp
đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo giai đoạn
2007 - 2010, với tổng kinh phí thực hiện 545.109 triệu đồng, nhằm từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống.
Theo đề án, từ nay đến năm 2010, có 6.510 hộ được cấp đất sản xuất, đất ở;
16.126 hộ chuyển đổi nghề và được giải quyết việc làm; 28.034 lao động được đào
tạo, học nghề; 1.792 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
được trợ cấp bình quân 1 triệu đồng/năm.
Ngày 02/10/2002 Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành Quyết định
1358/QĐ.HC.02, về việc xây dựng nhà tình thương khắc phục nhà ở tạm, nhà tre lá
không có nhà ở cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở, hộ Khmer nghèo.
Ban hành Thông tư số 01/2007/TT.BNN của Bộ Nông nghiệp về việc hướng
dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát
triển trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc cho các huyện, xã, thuộc chương trình
135/TTg.
Quyết định 289/QĐ – TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ đối với
đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận
nghèo và ngư dân, nhất là đối với đồng bào Khmer.
Bên cạnh các văn bản chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào
Khmer Tỉnh, Đảng bộ vả Chính quyền sóc Trăng đã trực tiếp triển khai thực hiện
các Quyết định Trung ương về xóa đói giảm nghèo như: Quyết định số
139/2002/QĐ-TT ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ chăm sóc sức khỏe
đồng bào nghèo khó khăn, năm 2008 Tỉnh đã cấp phát 305.033 thẻ bào hiểm Y tế - 37 -
cho người nghèo trong đó có đồng bào Khmer nghèo của Tỉnh. Quyết định 134/QĐ-
TTg xây dựng nhà cho các hộ nghèo trong Tỉnh và hộ Khmer nghèo.
Tích cực triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính
phủ trong các Chương trình 134, Chương trình 135, Quyết định 289/QĐ – TTg ngày
18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình
thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, nhất là đối với đồng bào
Khmer nghèo.
2.2.2. Kết quả công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer ở
Sóc Trăng từ 1992 đến nay:
Sau ngày tái lập Tỉnh (tháng 4/1992) để nâng cao đời sống vùng đồng bào
dân tộc Khmer, Ban lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã có những việc làm cụ thể như: cấp
đất, cấp vốn, chăm lo sức khỏe,… cho đồng bào dân tộc nghèo còn nhiều khó khăn
về kinh tế xã hội đã mang lại những thành tựu đáng kể về kinh tế xã hội, được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, các ủy chính quyền trong Tỉnh đã chỉ đạo đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho bà con phát triển nâng cao mức
sống. Nhiều chương trình, dự án phục vụ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, các cấp
nghành thực hiện và đồng bào Khmer Sóc Trăng tham gia tích cực. Năm 1998 có
13.938 hộ Khmer khá, giàu (chiếm tỷ lệ 21,6%); 29,239 hộ trung bình (chiếm
45,3%), nhiều hộ Khmer có cơ sờ xay xát lúa gạo, lò xấy lúa chất lượng cao. Đến
năm 1999, Tỉnh đã cơ bản giúp gần 2000 hộ Khmer thoát nghèo trong tổng số 7.329
hộ.
Qua các chương trình kinh tế, các chính sách hỗ trợ từ năm 2002 đến cuối
tháng 6 năm 2004 toàn Tỉnh đã xây dựng và bàn giao 4.923 căn nhà tình thương
cho đồng bào Khmer nghèo, đến năm 2005 số lượng nhà tình thương Tỉnh đã xây
dưng bàn giao cho hộ Khmer nghèo lên đến 11.120 căn với kinh phí thực hiện trên
55 tỷ đồng. Tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất đời sống, thực hiện trợ giá
trợ cước cho đồng bao Khmer với kinh phí thực hiện trên 30 tỷ đồng, phối hợp lồng
ghép các chương trình atì trợ của các nước khác, tổ chức phi chính phủ và ngân
sách của Tỉnh đầu tư hàng năm hàng chục tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn
hóa trong vùng đồng bào Khmer. - 38 -
Trong 5 năm (2001 – 2005), các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Tỉnh đã
phát vay 514 tỷ đồng, trong đó ngân hàng chính sách phát vay 34 tỷ cho đồng bào
Khmer. Từ kết quả thực hiện các chương trình, dự án và chính sách xóa đói giảm
nghèo nêu trên, tính đến nay toàn Tỉnh có 100% xã vùng đồng bào Khmer có đường
xa môtô liền xã, 93/105 xã phường, thị trấn có đường ôtô, 100% xã phường, thị trấn
có trạm y tế và trường trung học cơ sở ; 74,75% hộ có điện sử dụng 66,265 hộ
khmer sử dụng nước sạch.
Toàn tỉnh có 7.300 hộ khmer thoát nghèo năm 2001, góp phần giảm tỷ lệ
hộ nghèo chung của Tỉnh từ 42,92% xuống còn khoảng 28% năm 3003, và năm
2005 còn 25%, năm 2007 là 20%, đến năm 2008 giảm thêm 4.643 hộ Khmer nghèo
giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của Sóc Trăng còn 17,05%.
Tóm lại các thành tựu trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm
nghèo trong đồng bào Khmer từ năm 1992 đến nay của Tỉnh đã có những bước phát
triển theo hướng tích cực mang lại hiệu quả tốt, đã tạo điều kiện giảm nghèo cải
thiện đời sống trong đồng bào Khmer cụ thể trên các lĩnh vực sau:
2.2.2.1. Về phát triển sản xuất:
* Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp gắn với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm:
Chính sách khuyến nông, khuyến lâm: trung bình mỗi năm ngân sách Tỉnh
và Trung ương đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến ngư từ 1,3 đến 1,5 tỷ
đồng. Đặc biệt từ năm 1999-2003 ngân sách Nhà nước cũng tăng cường đầu tư cho
công tác này với mức đầu tư 2,6 tỷ đồng/năm (Riêng ngân sách Tỉnh đầu tư bình
quân 2,1 tỷ đồng/năm). Riêng dự án khuyến nông, khuyến ngư dành riêng cho các
hộ nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn được triển khai từ năm 1999 đến nay, qua
4 năm đầu tư đã có 3.163 hộ nghèo ( trong đó 65% nông dân là người khmer) được
tập huấn, tham gia hội thảo, đi tham quan và có 448 hộ được chương trình hỗ trợ
cây giống, con giống, vật tư để trồng trọt, chăn nuôi [16].
Thông qua nguồn vốn chương trình 135, tổng vốn đầu tư các xã vùng đồng
bào dân tộc khmer trên 284 tỷ (Tỉnh được trung ương hỗ trợ 136 tỷ đồng), đã triển
khai xây dựng các công trình trên các lĩnh vực giao thông thủy lợi, điện, trường học, - 39 -
trạm y tế … các huyện đã triển khai được 9 mô hình sản xuất tại các xã 135 như mô
hình chăn nuôi bò, mô hình chuyên canh màu , mô hình chuyển đổi giống cấy trái
đặc sản… bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao so với sản xuất lúa truyền thống
trước đây.
Từ 1999 - 2002, tại các xã vùng sâu, vùng dân tộc đã thực hiện 05 dự án
Nông Lâm Nghiệp và 02 dự án Nông lâm Nghiệp- Thuỷ sản và gần 20 dự án nuôi
trồng thuỷ sản thuộc chương trình 773 ( nay là chương trình nuôi trồng thuỷ sản
xuất khẩu), đồng thời tiến hành di dời được 881 hộ dân với 3.912 nhân khẩu, trong
đó lao động là 2.259 người vào vùng dự án. Về cơ bản các hộ dân đến vùng kinh tế
mới được cải thiện đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần.
Năm 2008 thực hiện thông tư số 01/2007/TT.BNN của Bộ Nông Nghiệp về
việc hướng dẫn thực hiện phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao
trình độ sản xuất đồng bào dân tộc cho các huyện, xã thuộc chương trình 135, đã
phối hợp tổ chức tập huấn 705 lớp kỷ thuật với 17.625 người tham dự, đồng thời cử
cán bộ kỷ thật hổ trợ nông dân, xây dựng 37 mô hình (trồng nấm rơm, nuôi heo,
nuôi cá, nuôi trùng quế) có 1.502 hộ tham gia có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập
cho hộ nghèo.
Tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn 1992 – 2001 là 11,11%
,giai đoạn 2001- 2003 là 9,37%. Thu nhập đầu người từ 137 USD năm 1992 tăng
lên 328 USD năm 2001 và 384 USD năm 2003. Sản lượng lúa năm 1992 là 826.837
tấn, đến năm 2001 là 1.525.771 tấn và năm 2003 ước lượng 1.612.000 tấn, chế biến
tôm đông từ 599 tấn năm 1992 tăng lên 20.919 tấn năm 2002. Tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng năm đều tăng: từ 25,317 triệu USD (năm 1992) lên 239,556 triệu USD
năm 2002. Giá trị sản lượng công nghiệp và tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch
vụ hàng năm đều tăng với tốc độ khá. Tổng nguồn vốn đã được đầu tư trên địa bàn
tỉnh sóc trăng trong thời gian qua như sau: giai đoạn 1992 - 1995 là 784.691 triệu
đồng, giai đoạn 1996-2000 là 3.970.003 triệu đồng, giai đoạn 1992-2003 là
8.644.512 triệu đồng [16].
* Chính sách trợ giá trợ cước - 40 -
Chính sách hộ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: với hình thức hỗ trợ
cho không với tổng khinh phí 2,7 tỷ đồng (bình quân 900 triệu đông/năm), đã có
1.250 hộ khmer được hưởng lợi từ nguồn vốn này.
Hàng năm, các hộ nghèo thuộc các xã khu vực 3 và khu vừc 2 được Trung
ương hỗ trợ kinh phí trợ giá, trợ cước để mua giống cây con phát triển sản xuất và
được muối iốt không mất tiền. Tổng kinh phí Trung ương đã hổ trợ cho tỉnh (2000-
2007) là 213.669 triệu đồng, trong đó hỗ trợ giá muối Iốt là 3.511 triệu đồng cho
trên 80.000 lượt hộ sử dụng muối Iốt, bình quân mỗi hộ được 5 kg.
Hổ trợ thuốc chữa bệnh 4 tỉ 208 triệu đồng cho trên 131.000 lượt người
nghèo : giấy viết học sinh 4 tỉ 362 triệu đồng cho trên 71.500 lượt học sinh nghèo :
hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi la 9 tỉ 588 cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Qua 8 năm triển khai đã có triên 4.500 hộ thoát nghèo từ chính sách trợ giá trợ
cước.
* Về chính sách tín dụng:
Hàng năm ngân hàng chính sách- xã hội (trước đây là ngân hàng người
nghèo) giải quyết cho vay các hộ nghèo, hộ chính sách để phát triển sản xuất với
tổng kinh phí phát vay từ 80-100 tỷ đồng, tuy nhiên, với số vốn cho vay như hiện
nay cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vay vốn của người dân.
Năm 2008 Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phát vay cho 17.889 lươt hộ
nghèo vay tín dụng ưu đãi với số tiền phát vay 157.754 tỷ đông vốn vay để đầu tư
sản xuất, mua con giống, thức ăn chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
2.2.2.2. Về đầu tư kết cấu hạ tầng :
* Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng:
Tổng vốn đầu tư phát triển từ năm 1992-2001 trên địa bàn tỉnh sóc trăng là
5.534 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư vào khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
48,19% tổng vốn đầu tư, đã làm được trên 400 km đê sông đê biển để ngăn mặn
ngăn lũ, hàng ngàn kênh mương thuỷ lợi được làm và nạo vét đã góp phần tăng vụ,
tăng năng suất cây trồng, đồng thời cải tạo được gần 20.000 ha đất hoang [14].
Về giao thông: Trong 10 năm 1992 - 2001 đã đầu tư gần 350 tỷ đồng cho
giao thông, đến nay cơ bản đã thi công xong các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện, - 41 -
từ tỉnh xuống các vùng trọng điểm kinh tế từ đó đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ
cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Đối với giao thông nông thôn đã được cải thiện đáng kể so với những năm
đầu tách tỉnh, tính đến nay đã có 85.105 xã có hướng ô tô đi đến trung tâm xã, đặc
biệt từ năm 1999 - 2003 chương trình 135 đã đầu tư cho 52 xã đặc biệt trên 70%
tổng mức vốn. Giao thông liền xã liền ấp được nối liền, đã góp phần tích cực làm
tăng tỷ lệ huy động trẻ em đến trường, hạn chế tư thương ép giá, giảm chi phí sản
xuất trong nông nghiệp, đời sống văn hoá tinh thần vùng nông thôn từng bước được
cải thiện đáng kể.
Về điện: Năm 1992, toàn tỉnh mới có chỉ 31/98 xã, phường có điện lưới
quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện là 10,05%. Đến năm 1999, lưới điện quốc gia phủ
được 98/98 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; số hộ sử dụng điện đạt 40,12%.
Ước đến cuối năm 2003, có 105/105 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia;
trong thời gian qua đã xây dựng được gần 2000 km lưới điện hạ thế đưa số hộ sử
dụng điện lên 166.592 hộ, đạt tỷ lệ 68,54% tổng số hộ. Chỉ tính trong 3 năm (từ
1999-2002, không kể vốn thuộc Chương trình 135, tỉnh đã đầu tư 65.047 triệu đồng
cho phát triển mạng lưới điện, trong đó: vồn ngân sách là 54.487 triệu đồng, vốn
huy động trong dân là 1.962 triệu đồng, vốn ODA là 8.598 triệu đồng. năm 2005 có
54.610 hộ Khmer sử dung điện chiếm 72% so với tổng số hộ Khmer.
Về cấp nước sinh hoạt: Tổng số vốn đầu tư cho các công trình cấp nước sinh
hoạt từ năm 1992 đến 2003 là 156.323 triệu (trong đó ngân sách tỉnh21.646 triệu,
ngân sách Trung ương 4.884 triệu, các tổ chức quốc tế 48.857 triệu, nhân dân đầu tư
80.936 triệu). Tỷ lệ hộ dân sử dụng nứơc sạch tính đến cuối năm 2003 là 61,65%,
trong đó khu vực nông thôn đạt tỷ lệ 64,49%. So với năm 1998, tỷ lệ này là 28,91%,
trong đó khu vực nông thôn là 20,17% (hộ khmer chỉ chiếm 17,18%). Trong số 52
xã có đông đồng bào Khmer thì có 11 xã có số hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt
hợp vệ sinh đạt tỷ lệ bình quân dưới 50% và 28 xã có số hộ sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh đạt tỷ lệ bình quân trên 70% [16].
Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thuộc Chương
trình 135. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135: - 42 -
- TX Sóc Trăng: Xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK ) phường 5, Phường 10.
- Huyện Mỹ Xuyên: Xã ÐBKK: Viên An, Viên Bình, Tài Văn, Thạnh Thới
An, Ðại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Quới.
- Huyện Long Phú: Xã ÐBKK: Liêu Tú, Ðại Ân 2, Long Phú, Tân Hưng,
Trường Khánh, Trung Bình.
- Huyện Kế Sách: Xã ÐBKK: Kế Thành, An Mỹ, Thới An Hội, Trinh Phú.
- Huyện Thạnh Trị: Xã ÐBKK: Châu Hưng, Thạnh Trị, Thạnh Tân, Vĩnh
Quới, Tuân Tức, Lâm Tân, Lâm Kiết, Tân Long, Mỹ Quới.
- Huyện Vĩnh Châu: Xã ÐBKK: Lai Hoà, Vĩnh Tân, Vĩnh Châu, Lạc Hoà,
Vĩnh Hải, Hoà Ðông, Khánh Hoà, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Phước.
- Huyện Mỹ Tú: Xã ÐBKK: Phú Tân, Phú Mỹ, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Thiện
Mỹ, Hồ Ðăk Kiện, Thuận Hoà, An Ninh, Phú Tâm.
Qua 9 năm triển khai thực hiện chương trình 135 (1999 - 2007), tổng kinh
phí đã được đầu tư (1999-2007) là 388.628 triều đồng, trong đó vốn Trung ương là
252.690 triệu đồng, chiếm 65,02% tổng vốn đầu tư, vốn tài trợ của Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam là 30.000 triệu đồng, chiếm 7,72% tổng vốn đầu tư, bình quân
mỗi xã 135 được đầu tư 4,6 tỷ đồng cụ thể đã triển khai được các công trình sau:
Xây dựng 429 công trình giao thông với tổng chiều dài gần 600 km, 22 cầu
giao thông, 46 công trình thủy lợi, 21 công trình trường học, 13 công trình nước
sinh hoạt, 46 công trình điện, 5 công trình trụ sở xã, 6 công trình chợ, 8 trạm y tế xã,
3 nhà văn hóa xã, xây dựng 9 mô hình tổ hợp tác sản xuất. Song song đó, dự án đào
tạo hàng năm cũng được triển khai rộng khắp cho các xã 135, đối tượng là đội ngũ
cán bộ trực tiếp quản lý chương trình. Đặc biệt, trong 2 năm qua, nguồn kinh phí
đào tạo 135 đã được một số địa phương sử dụng để dạy nhề và giới thiệu việc làm
cho thanh niên là người dân tộc [12].
Chương trình đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng làm thay
đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề cho bước phát
triển trong vùng đồng bào dân tộc. Chương trình đã xây dựng 11 trung tâm cụm xã
và gần 600 công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, hệ thống điện,
trường học, kênh mương, nước sinh hoạt, trạm y tế, chợ…Đã có thêm 20 xã có - 43 -
đường ô tô đến trung tâm xã, tỷ lệ đường giao giao thông cơ giới đến trung tâm xã
đạt 78,09% tăng 32,25% so với năm chưa triển khai chương trình. Đến nay đã có
100% xã có lưới điện quốc gia và có khỏang trên 60% hộ đồng bào dân tộc được
dùng điện. Những kết quả trên đã góp phần thúc đẩy nhanh công tác xóa đói giảm
nghèo ở các xã vùng đồng bào dân tộc. làm thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán
sản xuất của một bà con Khmer. Nhiều mô hình sản xuất, làm ăn có hiệu quả, năng
suất cao, công tác khuyến nông, khuyến ngư, kết hợp với việc hỗ trợ giống cây
trồng vật nuôi có giá trị, chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất đã giúp
nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao.
Qua 9 năm triển khai thực hiện chương trình 135 đến nay đã có 11 xã hoàn
thành mục tiêu của chương trình đề ra.
2.2.2.3 Về hỗ trợ, nâng cao đời sống đối với đồng bào Khmer nghèo:
*Tình hình triển khai thực hiện chương trình 134:
Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến
độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương trình
134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt
chương trình này là 134/2004/QĐ-TTg.
Thực hiện Chương trìmh 134 tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành lập đề án với nhu
cầu 28.869 hộ cần hỗ trợ nhà ở 6.150 hộ cần hỗ trợ đất ở và nhà ở, 26.181 hộ cần
hỗ trợ nước sinh hoạt. Qua 3 năm thực hiện trung ương hỗ trợ 130 tỷ đã triển khai
xây dựng 21.989 căn họ Khmer nghèo bức nhà ở với với tổng kinh phí 126,34 tỉ
đồng, đạt 97,18% so với đề án , trong đó có 3 huyện và thành phố hoàn thành dứt
điểm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc trong năm 2007: có 4.028 hộ Khmer được đáp
ứng nhu cầu nước sinh hoạt, với kinh phí 3,46 tỷ đồng. Chính sách đã mang lại hiệu
quả về kinh tế - xã hội rất lớn. Trước hết, tạo đựơc an cư lạc nghiệp cho đồng bào
dân tộc nghèo, để vươn lên thoát nghèo, góp phần tăng cường niềm tin của đồng
bào dâm tộc đối với Đảng và Nhà nước. - 44 -
* Chính sách hỗ trợ người nghèo - Chính sách di dân, tái định cư, kinh tế
mới:
Chương trình di dân phát triển vùng kinh tế mới cũng đã góp phần ổn định
dân cư, xoá đói giảm nghèo. Tính từ năm 1992 đến nay đã tổ chức khai hoang đưa
vào sản xuất 10.555 ha đất, di dân 2.799 hộ, (trong đó khoảng 80% là hộ khmer),
với 7.317 lao động, mỗi hộ được cấp từ 100 - 200 met ông làm đất thổ cư và 0,7- 2
ha đất sản xuất, đồng thời được hỗ trợ kinh phí để làm nhà, được đầu tư các công
trình phúc lợi như: trường học, trạm xá, giếng nước sạch…
Từ 1999-2002, tại các xã vùng sâu, vùng đân tộc đã thực hiện 05 dự án
Nông Lâm Nghiệp và 02 dự án Nông lâm Nghiệp- Thuỷ sản và gần 20 dự án nuôi
trồng thuỷ sản thuộc chươngtrình 773 ( nay là chương trình nuôi trồng thuỷ sản xuất
khẩu), đồng thời tiến hành di dời được 881 hộ dân với 3.912 nhân khẩu, trong đó
lao động là 2.259 người vào vùng dự án. Về cơ bản các hộ dân đến vùng kinh tế
mới được cải thiện đáng kể về đời sống vật chất và tinh thần.
* Chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn:
Tổng kinh phí trung ương hỗ trợ từ năm 2000 - 2006 là 5,4 tỉ đồng (900 triệu
đồng trong một năm). Đã hổ trợ kịp thời cho trên 3000 hộ bà con dân tộc nghèo quá
khó khăn như thiếu lương thực, nhà có người ốm đau và trên 2500 hộ bà con dân
tộc được hỗ trợ về giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ mua sắm công cụ lao động, một
số hộ thiếu đất sản xuất thì được hổ trợ vốn đề mua bán.
2.2.2.4. Về phát triển giáo dục nâng cao trình độ học vấn đối với đồng
bào Khmer:
Nâng cao dân trí: đối với học sinh là con em người dân tộc Khmer được ưu
tiên xem xét vào học các trường dân tộc nội trú; miễn các khoảng đống góp xây
dựng trường học, học phí,...và hàng năm được Bộ giáo dục và Đào tạo xét học cử
tuyển bình quân từ 20 - 25 em vào các trường Đại học, Cao đẳng. Học sinh là người
dân tộc hàng năm được cấp giấy viết từ nguồn vốn chương trình 135 hoặc vốn trợ
giá cước. Các em học sinh thuộc xã đặc biệt khó khăn và thuộc diện hộ nghèo khi
đầu vào các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp thì được miễn giảm học phí. - 45 -
Hiện nạy, ở tất cả các xã, phường có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống
đều có trường tiểu học và trung học cơ sở; có 87,42% học sinh tiểu học và có
56,32% học sinh trung học cơ sở là người dân tộc khmer được học tiếng nói và chữ
viết dân tộc khmer.
Chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc trong các năm qua tỉnh Sóc
Trăng được trung ương phân bố chỉ tiêu cử tuyển được 137 em vào các trường Đại
học và Cao đẳng, ngoài ra năm 2002 có 105 em được cử tuyển vào các trường trung
học chuyên nghiệp. Từ năm 2002 đến 2006 thực hiện chế độ tuyển cử , tỉnh đã đưa
699 học sinh đi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp, trong đó đại học 172 em, cao đẳng 79 em , trung học chuyên nghiệp 198 em
, đào tạo nguồn 250 em . Nhìn chung trong thời gian qua , tỉnh thực hiện tốt chính
sách tuyển cử đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hầu hết các em khi ra trường có
như cầu làm việc tại địa phương đều được xem xét ưu tiên [13].
Chính sách đối với hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú: Hiện tỉnh có 6
trường dân tộc nội trú trong đó có một trường THPT Dân tộc nội trú cấp tỉnh và 4
trường THCS dân tộc nội trú cấp huyện. Tổng số học sinh dân tộc nội trú hiện nay
là 1584 em chiếm 2,3% tổng số học sinh con em dân tộc. Qua số liệu trên cho thấy
tỉ lệ học sinh dân tộc nội trú so với số học sinh dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh còn
thấp. Các chính sách, chế độ đối với giáo viên học sinh trong trường dân tộc nội trú
đều đựơc thực hiện theo quy định của nhà nước, ngoài ra tỉnh còn có những chính
sách về việc hổ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nguồn nhân lực với mức hổ trợ kinh
phí 2 triệu đồng/năm học.
Chính sách đối với nhà giáo: cán bộ quản lý giáo dục công tác tại các trường
chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn: Hiện tại, đối với
giáo viên dạy tại các xã thuộc Chương trình 135 được trợ cấp hàng tháng bằng 70%,
phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy tiếng dân tộc bằng 50% lương chính. Do đó, nếu một
giáo viên là người dân tộc khmer dạy tại các xã thuộc Chương trình 135, được
hưởng đủ các khoảng phụ cấp thì phần trợ cấp ngoài lương là 190% lương chính. - 46 -
Riêng học sinh tại các xã thuộc Chương trình 135 được hưởng các khoảng hỗ
trợ được quy định theo những hướng dẫn Trung ương như được cấp tập, sách, miễn
các khoảng đống góp,…
2.2.2.5. Về đào tạo ngành nghề gỉai quyết việc làm lao động khmer:
Mặc dù mới được tập trung triển khai, song hoạt động dạy nghề cho thanh
niên dân tộc ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu được
một số kết quả bước đầu đáng khích lệ. Trong năm 2006, có trên 2.000 thanh niên
nam nữ Khmer được đào tạo nghề. Đến nay, có hàng ngàn lao động được giải quyết
việc làm tại các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động là người dân tộc. Trong đó,
có nhiều thanh niên được đào tạo nghề, phát huy tác dụng tốt.
Trường dạy nghề có toàn Tỉnh và trong trường dạy nghề có khóa dạy nghề
cho con em đân tộc. Song công tác dạy nghề cho thanh niên dân tộc còn một số khó
khăn như: nhận thức học nghề của người dân tộc còn thấp, chưa có giáo trình dạy
nghề cho thanh niên dân tộc, đội ngũ giáo viên dạy nghề và cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy nghề còn thiếu và yếu.
Thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm: Công
tác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm luôn đựợc quan tâm, đặc biệt đối với vùng
đồng bào dân tốc Khmer, giai đoạn 2001 - 2007 tổng kinh phí đầu tư cho công tác
trên 640 tỉ đồng. Năm 2007 xuất khẩu lao động được 245 lao động và giải quyết
việc làm 15.125 lao động là người Khmer, góp phần giảm tỉ lệ hộ Khmer nghèo từ
47,10% năm 2005 xuống còn 28,48% năm 2008.
2.2.2.6. Về phát triển Y tế:
Mạng lưới y tế tại vùng có đông đồng bào dân tộc tiếp tục được củng cố, cơ
sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường đầu tư, nâng cấp; đội ngũ y bác sĩ
được bổ sung về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2007, 100% trạm, xã có
đồng bào dân tộc sinh sống đã có trạm y tế và có bác sĩ, nữ hộ sinh phục vụ. Về đội
ngũ y bác sĩ là người dân tộc, toàn tỉnh có 131 y bác sĩ là người dân tộc (tuyến xã
28, tuyến huyện 81, tuyến tỉnh 22)
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng
chống dịch bệnh trong vùng đồng bào Khmer luôn được ngăn chặn khống chế kịp - 47 -
thời như: dịch sốt xuất huyết , sởi , sốt rét … công tác chăm sóc sức khỏe toàn Tỉnh
đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 329.495 người, trong đó trị bệnh miến phí cho 181.761
lượt người Khmer nghèo với kinh phí trên 6 tỉ đồng.
Chính sách miễn giảm viện phí đối với đông bào các dân tộc tại cơ sở khám
chữa bệnh của Nhà nước: hiện Tỉnh đã triển khai mau thẻ bảo hiểm y tế không
mệnh giá cho người nghèo, mổi thành viên trong gia đình được cấp miễn phí một
thẻ bảo hiểm y tế, trừ các cháu từ 5 tuổi trở lại được sử dụng thẻ chung với người
nuôi dưỡng, Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám và điều trị ở tất cả các tuyến y tế
Nhà nước không mất tiền, mức hỗ trợ không giới hạn.
Hiện nay, có 39/52 trạm y tế tại các xã thuộc Chương trình 135 của tỉnh có
bác sĩ phục vụ.
Tóm lại: Từ năm 1992 đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã huy động nhiều nguồn
lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả
các chương trình mục tiêu quốc gia, quan tâm công tác chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho nông dân, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc
Khmer. Quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã
hội, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn…
từ đó đã thu được những kết quả đáng khả quan trong công tác xoá đói giảm nghèo
trong thời gian qua, cụ thể. Năm 2008 tổng số hộ thoát nghèo là 9.623 hộ nghèo
trong đó có 4.643 hộ Khmer, bên cạnh đó, các điều kiện về sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt, đi lại, học tập, chữa bệnh của người dân được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể là huyện Long Phú, đồng bào Khmer ở Long Phú chiếm khá đông
trên 13.000 người chiếm 33% dân số toàn huyện, có 8/15 xã thuộc diện đặc biệt khó
khăn (hưởng Chương trình 135). Trong 5 năm (2001- 2005) qua, tận dung nguồn
vốn chương trình 135 Long Phú đã triễn khai xây dựng 39 công trình cơ sở hạ tầng
nông thôn, trong đó có 23 công trình đường giao thông nông thôn kết hợp làm thủy
lợi tạo nguồn, 12 cây cầu bê tông thay cầu khỉ, hai công trình điện thắp sáng, xây
dựng chợ nông thôn, cấp phát hơn 30 tấn muối iốt… Các công trình này được triển
khai chủ yếu ở các xã đông đồng bào dân tộc khner thuộc Chương trình 135. Nhằm
giúp đồng bào Khmer cải thiện đời sống huyện đã kết hợp với trung tâm khuyến - 48 -
nông Tỉnh tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỷ thuật, sử dung giống lúa mới
đạt hiệu quả kinh tế cao… Năm 2006 huyện đã triển khai xây dựng được 500 căn
nhà tình thương, miễn giảm học phí, cấp học bổng, phát tập vở cho con em đồng
bào dân tộc Khmer. Đến nay toàn huyện Long Phú có 32 ấp, 46 khu dân cư có đông
đồng bào Khmer sinh sống đạt tiêu chuẩn văn hóa, hiện huyện có 60% hộ Khmer sử
dụng lưới điện quốc gia, 63% hộ có giếng nước sạch sử dụng, 55% hộ có phương
tiện nghe nhìn các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer có đường ôtô đến trung tâm
xã, hệ thống đường giao thông liền ấp được xây dựng khang trang, 100% xã có tram
y tế, có 13 chùa dạy tiếng Khmer, có 2 trường vùng dân tộc được xây dựng thành
trường chuẩn quốc gia, số hộ Khmer huyện giảm còn 27% hộ khá giàu chiếm hơn
11%, nhiều ngành nghề truyền thống phát triển, thương mại dịch vụ nông thôn vùng
đồng bào dân tộc có nhiều khởi sắc.
Bên cạnh sự phát triển của Long Phú, huyện Vĩnh Châu cũng đang trên
đường đổi mới. Vĩnh Châu là huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống chiếm
52,27% dân số (với 78.800 nhân khẩu). Toàn huyện có 9/10 xã đặc biệt khó khăn
được hưởng Chương trinh 135, 134 của Chính phủ. Thời gian qua sau bảy năm thực
hiện Chương trình 135 và hai năm thực hiện Chương trình 134, đời sống vật chất
tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện nâng cao. Thực hiện chính sách trợ
giá trợ cước những năm gần đây Vĩnh Châu được phân bố kinh ohí 3,6 tỷ đồng, hổ
trợ hai mặc hàng là muối iốt và giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế. Trong đó
có dự án hỗ trợ giống củ hành tím, tôm sú giống… góp phần nâng co trình độ kinh
nghiệm sản xuấ đời sống cho 1.783 hộ Khmer nghèo. Trong hai năm (2004 – 2005)
bằng nhiều ngồn vốn, Vĩnh Châu đuầ tư hơn 9,4 tỷ đồng xây dựng 1.754 căn nhà
cho hộ Khmer nghèo đang bức xúc về nhà ở. Năm 2006 từ nguồn vốn Chương trình
134, huyện hỗ trợ xây dựng 1.100 căn nhà tình thương với tổng kinh phí 8,48 tỷ
đồng, mỗi căn trị giá 7,7 triệu đồng trong đó vớn tự có của bà con là 1,88 tỷ đồng.
từ những dự án đầu tư cụ thề thiết thực, đời sống tinh thần của bà con Khmer Vĩnh
Châu ngày càng được cải thiện hiện nay toàn huyện có gần 5.000 nông dân Khmer
đạt danh hiệu “sản xuất kinh doanh giỏi” có trên 65% hộ có điện lưới quốc gia sử
dụng, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã, số hộ nghèo giảm còn 28%, có gần - 49 -
80% hộ Khmer được công nhận “gia đình văn hóa” đời sống bà con ngày càng được
nâng cao hơn.
Bên cạnh các kết quả đạt được vẫn còn một bộ phần đồng bào Khmer chưa
thoát nghèo do trong qua trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo còn một số
hạn chế và khó khăn.
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở SÓC TRĂNG:
2.3.1 Những thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, các ngành
chức năng tích cực triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dung dân tộc,
nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triể vùng. Bên cạnh đó các dự án, sản xuất, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản trong vùng dân tộc từng bước phát huy hiệu quả; giá cả một số
mặt hàng nông sản, giá lúa, tôm sú tương đối hợp lý, góp phần thu nhập cho gia
đình, nên đời sống đồng bào Khmer được ổn định.
Các ngành chức năng có liên quan tích cực phối hợp triển khai, đẩy mạnh
tiến độ xây dựng, các chương trình,dự án theo Quyết định 135 của Thủ Tướng chính
phủ, vốn trợ giá, trợ cước… Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, giải
quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, công
tác xóa đói giảm nghèo được nhiều kết quả tốt, đời sống vật chất của đồng bào được
cải thiện, số hộ trung bình và khá ngày tăng lên, hộ nghèo giảm xuống.
Cấp ủy và chính quyền địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt các chính
sách xã hội đối với đồng bào Khmer nghèo như: Cất nhà tình nghĩa, tình thương,
nhà chương trình 134, nhà đại đoàn kết, cấp sổ bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa
bệnh đã cũng cố được lòng tin vững chắc của đồng bào, quý vị sư Khmer đối với
Đảng và nhà nước.
Các ngành chức năng có liên quan thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư
nguyện vọng của đồng bào, quý vị sư Khmer và báo cáo Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân
Dân Tỉnh có biện pháp giải quyết kịp thời góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội vùng dân tộc. - 50 -
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy
Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng liên quan
với các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu
quốc gia, địa phương được đầu tư ở vùng dân tộc, đã mang lại kết quả hết sức thiết
thực.
Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc ngày
càng được tăng cường và củng cố, từng bước đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền địa phương về công tác dân tộc; thường xuyên nắm tâm tư nguyện
vọng của đồng bào, sư sãi Khmer và phản ánh kịp thời, nhằm có biện pháp tháo gở
những vấn đề bức xúc mới nảy sinh ở vùng dân tộc.
2.3.2. Một số mặt còn hạn chế:
* Một số khó khăn:
Công tác xóa đói giảm nghèo chưa tập trung khai thác triệt để từ các nguồn
lực cho chương trình để đáp ứng với yêu cầu, những mô hình sản xuất điển hình
chưa được đánh giá một cách khách quan để kịp thời sơ tổng kết để nhân rộng.
Việc đôn đốc các địa phương báo cáo phương án thực hiện trợ giá, trợ cước
còn chậm so với yêu cầu, việc phối hợp kiểm tra, giám sát triển khai kinh phí trợ
giá, trợ cước giữa các ngành chức năng đôi lúc chưa thường xuyên, chặt chẽ; việc
bình chọn công khai ra dân ở một số nơi chỉ căn cứ vào tiêu chí hộ nghèo, nên còn
xảy ra trường hợp một số hộ nghèo đặc biệt khó khăn bức xúc chưa hỗ trợ kịp thời.
Khó khăn đáng quan tâm nhất việc thực hiện Quyết định 135 của Thủ tướng
chính phủ đối với đồng bào Khmer thiếu vốn, thiếu đất, không đất sản xuất (do Tỉnh
không còn quỹ đất). Mặt khác do trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn chậm, một số hộ chưa có ý thức tiết kiệm, tình
trạng đi vay nặng lãi còn xảy ra… Nên đời sống một bộ phận người Khmer nghèo
còn khó khăn.
Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước nhất là Chỉ thị số 68/BBT của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, Nghị Quyết
05 của Tỉnh ủy chưa sâu rộng. Công tác tào đạo cán bộ người dân tộc Khmer chưa
đáp ứng kịp thời với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. - 51 -
* Những mặt còn tồn tại:
Nguyên nhân tồn tại là do việc phối hợp giữa một số Sở, ban ngành liên
quan, chính quyền địa phương từng lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ trong việc triển khai,
thực hiện các chương trình, dự án; chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát và chưa
tổng kết, kịp thời để rút kinh nghiệm; một số địa phương chưa xác định được mô
hình sản xuất điển hình để nhân rộng, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, công tác xóa đói
giảm nghèo chuyển biến chậm. Đồng bào Khmer hầu hết sống bằng nghề nông, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, một bộ phận vẫn còn tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự hỗ
trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa có ý chí tự vươn lên thoát nghèo, mặt khác do
sản xuất thường gặp rủi ro, từng lúc giá cả một số mặt hang nông sản không ổn
định, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, thiếu việc làm, thiếu vốn phải vay bên ngoài
với lãi xuất cao để sản xuất; dẫn đến tình trạng tái nghèo và đời sống con gặp nhiều
khó khăn.
Các cấp các ngành có quan tâm nhưng chứa đúng mức. Bên cạnh đó nhận
thức về công tác xoá đói giảm nghèo trong Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo ở các
cấp còn chưa được sâu rộng, đặc biệt là đối với Ban chỉ đạo cấp xã. Cán bộ làm
công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua là kiêm nhiệm do đó chưa toàn tâm
toàn sức cho công tác này. Đối với các hộ nghèo vẫn tồn tại suy nghĩ trông chờ vào
nhà nước, chưa cố gắng để tự lực vươn lên.
Bộ máy làm công tác hiện nay chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ,
thiếu đội ngủ có năng lực và nhiệt tình. Đồng thời gặp lúng túng trong việc tìm ra
nguyên nhân và giải pháp thich hợp. Chưa có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm
công tác xoá đói giảm nghèo.
Việc triển khai các chương trình dự án lồng ghép với mục tiêu xoá đói giảm
nghèo từng lúc thiếu tập trung, thiếu đông bộ; các chính sách hỗ trợ người nghèo về
giáo dục, y tế, trợ giá trợ cước… chưa thống nhất về thủ tục gây khó khăn phiền hà
cho dân..
Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng chậm và chưa vững chắc vẫn còn ở mức cao
so với các tỉnh trong khu vực. Sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp chính quyền - 52 -
trong công tác xoá đói giảm nghèo còn chưa đồng bộ, thiếu sự kiểm soát giám sát,
báo cáo vì vậy hiệu quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế.
Các điều kiện thiết yếu như nhà ở, điên, nước sạch, vệ sinh môi trường chưa
đảm bảo. Hạ tầng nông thôn tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp nhu cầu, giao
thông nông thôn còn nhiều bất cập, nhiều xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã,
đường xá còn nhỏ và kém chất lượng chủ yếu phục vụ đi lại, mạng lưới trường lớp
còn phân tán, thiếu trầm trọng trường mẫu giáo và nhà trẻ, tỷ lệ các trường đạt
chuẩn quốc gia đạt rất thấp, các huyện chưa có trung tâm dạy nghề, các phòng khám
đa khoa, trạm y tế xã thiếu trang thiết bị khám và điều trị, các xã có chợ còn chiếm
tỷ lệ thấp, mạng lưới điện, cấp nước chư phủ tới các khu dân cư vùng nông thôn
sâu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua phần trình bài trên, tác giả đã tập trung làm rỏ thực trạng về đời sống kinh
tế xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc
Trăng, trong đó có đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác xóa đói
giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer thời gian qua của Tỉnh. Qua đó cúng
thấy được đời sống kinh tế xã hội vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng đã có nhiều tiến
triển. Thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm
nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những kết quả
đáng phấn khởi đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và ổn định.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả thuận lợi, đời sống kinh tế - 53 -
đồng bào dân tộc phát triển, mặt bằng dân trí được nâng lên. Tất cả các xã, phường
có đông đồng bào Khmer điều có bác sĩ và cán bộ y tế người khmer. Chương trình
hành động tuy còn một số khó khăn khi thực hiện, nhưng những việc làm cụ thể lại
giàu tính nhân văn sẽ giúp cho đồng bào Khmer Sóc trăng ngày càng no ấm, văn
minh hơn.
Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Vùng đồng bào
Khmer nhìn chung kinh tế phát triển còn chậm, nhiều nơi còn lúng túng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Một số hộ hiện thiếu đất
sản xuất, thiếu vốn, khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật hạn chế, tỷ lệ hộ đói nghèo
còn cao so với bình quân chung của Tỉnh. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác xóa đói
giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc Khmer, trong những năm
trước mắt tập trung giúp đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn, giải quyết ngay tình
trạng thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng
cụ sinh hoạt trong gia đình, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn, trên cơ sở chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu
quốc gia như: Chương trình 134, chương trình trợ giá trợ cước, chương trình vốn hỗ
trợ đặc biệt khó khăn và các nguồn vốn khác… Đồng thời coi trọng và làm tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng cho đồng
bào Khmer.
Để tiếp tục giúp đở đồng bào Khmer xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu,
xây dựng cuộc sống văn minh. Đề nghị Trung ương tiếp tục xem xét và hỗ trợ cho
Tỉnh triển khai Đề án điện khí hóa cho đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2008-
2010, nhằm tạo điều kiện cho đồng bào Khmer đến năm 2010 đạt trên 90% số hộ có
điện sinh hoạt; góp phần chuyển giao khoa học kỹ thuật, làm thay đổi tập quán sản
xuất của một số đồng bào Khmer để phát triển sản xuất đem lại hiệu quả cao giúp
cho các hộ vươn lên thoát nghèo.
Về giáo dục và nâng cao dân trí trong đồng bào Khmer rất mongTrung
ương có chủ trương cho phép nâng cấp các trường Trung học cơ sở Dân tộc nội trú
huyện thành trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú và có chính sách đào tạo,
hướng nghiệp việc làm cho các em học sinh tốt nghiệp ra trường, để có nguồn lao - 54 -
động có tay nghề đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động hiện nay và giải quyết
việc làm cho đối tượng lao động đang dư thừa tại địa phương.
Đồng bào Khmer trình độ tay nghề còn thấp đề nghị cho phép Tỉnh thành
lập riêng trương dạy nghề cho cán bộ và đồng bào dân tộc, đồng thời được hưởng
đầy đủ các chế độ như trường Dân tộc Nội trú tỉnh, với quy mô 1000 học viên,
nhằm giúp cho con em đồng bào Khmer nghèo được đào tạo nghề ra trường có việc
làm ổn định góp phần nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo.
Đề tiếp tục phát triển nâng cao chất luợng cuộc sống xóa đói giàm nghèo trong
đồng bào Trung ương xem xét cho Tỉnh tiếp tục được ưu tiên tham gia các dự án
ODA và có sự hỗ trợ vốn đối ứng cho địa phương đối với một số dự án lớn, vượt
quá khả năng cân đối của địa phương nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo đặc biệt
là đối với đồng bào Khmer. Tiếp tục đầu tư Chương trình trung tâm cụm xã đến
năm 2010 để tỉnh hoàn chỉnh các hạng mục công trình dang dỡ và 5 trung tâm cụm
xã chưa được đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc tốt hơn
nửa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chínhtrị Quốc gia Hà Nội. Năm 2002. Tập 4.
2. Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb Chínhtrị Quốc gia Hà Nội. Năm 1995. Tập 5.
3. Nguyễn Bá Học. Những định hướng chiến lược của chương trình mục tiêu
Quốc gia về giảm nghèo giai đoan 2006 – 2010. Nxb Lao động – Xã hội. Năm
2004.
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ VIII. Nhiệm kỳ
1992-1995.
5. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX. Nhiệm kỳ
1996 – 2000.
6. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ X. Nhiệm kỳ - 55 -
2001 – 2005.
7. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XI. Nhiệm kỳ
2005 – 2010.
8. Nghị quyết 05_NQ/TW ngày 5/4/2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Sóc Trăng đối vớicông tác dân tộc vùng đồng bào dân tộc Khmer.
9. Nghị Quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XI. Nhiệm kỳ
2005 – 2010.
10. Báo cáo tổng kết 5 năm (2001- 2005) Thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2006 – 2010. UBND
Tỉnh Sóc Trăng số 18/BC-UBT.
11. Báo cáo Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo và Chương
trình 135/TTg Giai đoạn II (2006- 2007), tỉnh Sóc Trăng. UBND Tỉnh Sóc Trăng
Số 53/BC-UBND.
12. Báo cáo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2007 Và phương hướng, nhiệm
vụ công tác năm 2008. UBND Tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân Tộc tỉnh Sóc Trăng.
13 Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2008 Và phương hướng, nhiệm vụ
công tác năm 2009. UBND Tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân Tộc tỉnh Sóc Trăng.
14. Báo cáo hội thảo công tác xóa đòi giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
Khmer. Ngày 02/12/2008. Do sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng và dự án CDEEP
phối hợp tổ chức.
15. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm
2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Sóc
Trăng.
16. Báo cáo Tham luận công tác xóa đòi giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
Khmer tỉnh Sóc Trăng thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. UBND tỉnh Sóc Trăng,
sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng.
17. Thống kê kết quả điều tra xác định hộ nghèo năm 2005. Ban chỉ đạo điều
tra xác định hộ nghèo tỉnh Sóc Trăng.
18. Đề tài nghiên cứu. Phân tích đánh giá thực trạng nghèo đói và các giải
pháp xoá đói giảm nghèo cho tỉnh Sóc Trăng.. Ths. Nguyễn Việt Thảo - 56 -
19. Kết quả công tác xoá đói giảm nghèo và những giải pháp cho giai đoạn
2006 - 2010 ở vùng đồng bào dân tộc. TS. Đàm Hữu Đắc. Thứ trưởng Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội.
20. Tìm hiểu đời sống đồng bào Khmer ĐBSCL trong quá trình xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc. Phạm Văn Búa. Đại học Cần Thơ.
21. Tham luận hội thảo về “Chính sách đối với người Khmer của Nhà nước”.
Sơn Phước Hoan Vụ trưởng Vụ địa phương III thuộc ủy Ban Dân tộc.
22. Giải pháp xóa đói giảm nghèo đồng bào Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 282/2006.
23. Nguyễn Xuân Châu. Công tác xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào Khmer
Nam Bộ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí lý luân Uỷ Ban Dân Tộc.
Giấy phép số 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày
18/10/2004.
24. Bài viết tổng hợp về Nghèo. Tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Nam.
25. Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân. Nguyễn Thị Ngọc Cầm.
Tạp chí Đảng Cộng Sản Việt Na.
26. Một số thông tin khác từ trang web: Google.com.vn.
PHỤ LỤC
- 57 -
Hệ thống thủy lợi góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào Khmer
Đường nông thôn bê tông hoá ở Mỹ Xuyên
- 58 -
Dưa hấu của bà con Khmer trồng ở Mỹ Tú được hỗ trợ từ nguồn vốn 135
Một cơ sở nuôi Tôm sú ỏ Vĩnh Châu Sóc trăng
Bảng phụ lục xoá đói giảm nghèo
Hộ nghèo các huyện, thị trong tỉnh ( Tính đến 31/12/2004)
Đơn vị
Số hộ trên địa
bàn
Số hộ nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo(%) - 59 -
Nguồn – [17]
Số liệu Hộ thoát nghèo và xây dựng nhà tình thương năm 2004
Tổng số
T. đó
Khmer
Tổng
số
T. đó
Khmer
Tổng
số
T. đó
Khmer
Toàn tỉnh
245.194 74.718 43.029 20.456 17,55 27,38
1. Thị xã Sóc Trăng
245.199
4
74.718 43.029 20.456 17.55 27.38
2. Huyện Mỹ Xuyên 23.273 5.813 643 407 2.91 7.00
3. Huyện Mỹ Tú 40.091 14.308 8.717 4.468 21.74 24.46
4. Huyện Thạnh Trị 16.347 5.272 3.056 1.405 18.69 26.65
5.Huyện Ngã Năm 14.951 1.050 1.887 312 13.91 29.71
6. Huyên Kế Sách 33.170 3.369 6.220 845 18.75 25.08
7. Huyện Vĩnh Châu 28.361 16.183 7.510 5.475 26.49 3.83
8. Huyện Long Phú 36.127 12.740 6.010 3.508 16.63 27.53
9. Huyện Cù Lao
Dung
12.526 746 2322 311 14.69 41.68
Năm 2004 Hộ nghèo
cuối năm
2003
Hộ thoát nghèo XD nhà tình thương Đơn vị
Tổng số Tổng số T. đó Tổng số T. đó - 60 -
Nguồn – [17]
Khmer Khmer
Toàn tỉnh
55.637 12.608 1.910 7.306 3.506
1. Thị xã Sóc Trăng 1.683 1.005 564 500 383
2. Huyện Mỹ Xuyên 8.070 1.706 515 1.249 593
3. Huyện Mỹ Tú 11.290 2016 - 1.378 781
4. Huyện Thạnh Trị 3.822 1.069 - 650 435
5.Huyện Ngã Năm 2.831 1.003 82 400 28
6. Huyên Kế Sách 7.817 1.597 234 750 223
7. Huyện Vĩnh Châu 9.489 1.979 - 1.100 678
8. Huyện Long Phú 7.331 1.312 515 839 350
9. Huyện Cù Lao
Dung
2.752 912 - 440 35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc khmer ở sóc trăng từ năm 1992 đến nay.doc