Báo cáo tốt nghiệp
CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Huyện Đông Anh cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, với tốc độ đô thị hoá nhanh cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng.
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh có thể nhận thấy các công trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Đông Anh - một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta.
Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đó cũng là những lí do để em chọn đề tài: “Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng và giảp pháp”
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
4
1.1. Khái niệm
4
1.1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng
4
1.1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
4
1.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý
4
1.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
4
1.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng
5
1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
7
1.4. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cấp
huyện
8
1.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng
8
1.5.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản
9
1.5.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
9
1.6. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng đô thị
9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
12
2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Đông Anh
12
2.2. Thực trạng tình hình vi phạm trật tự trên địa bàn huyện
13
2.3. Thực trạng quản lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng và công tác
xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Ðông Anh
14
2.4. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý
trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh
17
CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ
VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
20
3.1. Công tác quy hoạch
20
3.2. UBND huyện và các phòng chuyên môn
20
3.3. Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh và cán bộ thanh tra
21
3.4. UBND các xã, thị trấn
21
3.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
22
3.6. Công tác tuyên truyền vận động
22
KẾT LUẬN
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6544 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo của Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội. Em xin cảm ơn các Thầy Cô giáo đã cho em những kiến thức quý báu và cũng đã rất tận tình giúp đỡ em trong những năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Ths. Nguyễn Xuân Thái – Khoa Nhà nước - Pháp luật – Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội, người hướng dẫn đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để em hoàn thành được tiểu luận này.
Với trình độ và nhận thức có hạn, do vậy tiểu luận còn có những thiếu sót không thể tránh khỏi, em rất mong các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý kiến để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội thành Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng đang bước vào một quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá hết sức nhanh chóng. Huyện Đông Anh cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, với tốc độ đô thị hoá nhanh cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng.
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng trong thực tế các đô thị nước ta hiện nay. Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xẩy ra ở khắp mọi nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… có thể nhận thấy các công trình vi phạm luật lệ trật tự xây dựng và phát triển đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép hay nhà trong hang cùng ngõ hẻm đua ban công lấn chiếm không gian nữa, mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các vi phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do những điều kiện, những lý do chủ quan, quy hoạch của nước ta nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng, vốn lẽ đã có nhiều bất cập và thiếu sót. Huyện Đông Anh - một trong những huyện ngoại thành của Hà Nội cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng hiện nay ở đô thị nước ta.
Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị là cấp giấy phép xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn. Nếu việc cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Đó cũng là những lí do để em chọn đề tài: “Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh. Thực trạng và giảp pháp” làm tiểu luận tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của tiểu luận là tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận chung, đánh giá thực trạng, các thành công và bất cập, từ đó đề xuất giải pháp cần thiết nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đề ra, tiểu luận tập trung giải quyết các vấn đề:
Tập hợp, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Đánh giá thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại của công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
Đề xuất một số nhóm giải pháp chung từ đó có những kiến nghị cụ thể để nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Những nội dung chủ yếu trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
Phương pháp nghiên cứu
Quán triệt các nguyên tắc duy vật biện chứng và chủ duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật…
Sử dụng đồng bộ, hài hòa, phù hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh...
9. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Chương 2. Thực trạng công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm
1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng
Quản lý trật tự xây dựng đô thị là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển bộ mặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các qui định của pháp luật về quản lý nhà nứớc mà không phải phạm tội và theo qui định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác trong hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.
1.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý
1.2.1. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
1.2.1.1. Công trình không phép
Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn. Việc xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theo quy hoạch chi tiết của huyện, xã, thị trấn xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…
1.2.1.2. Công trình sai phép
Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt, không đúng với nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp. Những loại công trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không như trong giấy phép đã duyệt. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây dựng thường lấy cớ là đã có Giấy phép xây dựng để che mắt sau đó là thực hiện hành vi xây dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.
1.2.2. Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 180 về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xét cấp phép xây dựng, sau đó nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: xây trên đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp qui hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công. Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ. Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công. Nếu không chấp hành thì công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế này.
Nghị định cũng qui định trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựng công trình. Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi công công trình khi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhà thầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý hình sự. Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trong Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2009 có nêu:
Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiện khảo sát xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực, không thực hiện giám sát khảo sát xây dựng hoặc không tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.
Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xây dựng công trình không có Giấy phép xây dựng, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng... sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng (nếu có).
Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệm thu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên... sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng.
Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm còn phải được công bố trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng và của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1.3.1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải dượcd khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
1.3.2. Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải được xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý viphạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
1.3.3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gaya thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.3.4. Cá nhân, tô chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.4. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cấp huyện
1.4.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền:
Quyết định đình chỉ thi công đối với tất cả các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn;
Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
1.4.2. Chủ tịch Ủy ban cấp quận quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các loại công trình xây dựng vi phạm pháp luật xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp quận hoặc do Sở Xây dựng cấp giấy phép sau khi công trình đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường đình chỉ thi công xây dựng công trình.
1.4.3. Chánh Thanh tra xây dựng cấp huyện được xử phạt tiền các hành vi vi phạm hành chính tương đương thẩm quyền của Trưởng Công an cấp huyện. Chánh Thanh tra xây dựng cấp quận có trách nhiệm thụ lý hồ sơ xử lý vụ vi phạm vượt thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm theo thẩm quyền. Thanh tra viên xây dựng cấp quận và cấp phường đang thi hành công vụ được xử phạt theo thẩm quyền qui định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1.5.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản
Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, cùng Tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử lý báo cáo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn và Thanh tra xây dựng quận, huyện chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản.
Cán bộ Thanh tra xây dựng quận, huyện được phân công theo dõi đảm bảo có trách nhiệm phát hiện, đôn đốc và hỗ trợ Tổ công tác của phường, xã, thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm quy định về quản lý trật tự xây dựng, trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường hợp Tổ công tác chưa lập biên bản sau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, thông báo để Chủ tịch UBND phường, thị trấn kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của Tổ công tác.
1.5.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn, sau khi nhận được hồ sơ, biên bản báo cáo đề xuất của cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm:
Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt.
1.6. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng đô thị
- Bộ Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực 01 tháng 7 năm 2004.
- Luật Thanh tra năm 2010.
- Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000
- Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002.
- Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lí quy hoạch đô thị.
- Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 về của Chính Phủ Về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 05 năm 2000 về sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lí đầu tư và xây dựng.
- Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
- Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
- Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lí công trình hạ tầng đô thị và quản lí sử dụng nhà.
- Chỉ thị số 30/1999/CT-Ttg ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch và quản lí xây dựng đô thị.
- Quyết định số 89/2007/QĐ-Ttg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Quân, Huyện và Thanh tra xây dựng Xã, Phường, Thị trấn tại Thành phố Hà nội va Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ thị số 12/1999/CT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật ngành xây dựng.
- Thông tư liên tịch số 09/TTLT-BXD-TCĐC ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Bộ xây dựng-Tổng cục Địa chính về hướng dẫn cấp phép xây dựng và Thông tư số 03/2000/TT-BXD ngày 25 tháng 5 năm 2000 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC.
- Quyết định số 79/2007/QĐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố về việc Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố.
- Quyết định số 99/2007/QĐ-UBND ngày 5 tháng 9 năm 2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc kiện toàn, củng cố tổ chức Thanh tra xây dựng Quận, Huyện và thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng Xã, Phương, Thị trấn tại Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 25/2007/QĐ-BXD ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ xây dựng về việc ban hành các mẫu văn băn; Quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra xây dựng Quận, Huyện, Xã, Phường, Thị trấn tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 2 năm 2002 của UBND Thành phố về việc Ban hành Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong qúa trình xây dựng các công trình tại Thành phố Hà Nội.
- Chỉ thị số 30/CT-UB ngày 22 tháng 8 năm 2003 của UBND Thành phố Hà nội về việc Tăng cường công tác quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 114/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2003 ban hành Quy định tạm thời về quản lí và sử dụng các khoản thu phạt vi phạm hành chính trong quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện phía bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, phía Nam giáp Sông Hồng và sông Đuống, bên kia các sông này là các quận Tây Hồ, Long Biên và các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Gia Lâm, phía Đông giáp thị xã Từ Sơn và huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Mê Linh. Nhìn tổng thế Đông Anh có địa hình cao từ Phía Bắc xuống và từ phía Tây sang tạo lên hai dạng địa hình chính. Phía Tây và phía Bắc là các vùng đất cao, xen lẫn các dải đồi. Phía Nam và phía Đông Nam là vùng đất trũng. Địa hình trên gây khó khăn cho việc canh tác, xây dựng các công trình thuỷ lợi, điều tiết nguồn nước.
Về giao thông đường bộ: huyện Đông Anh nằm trên quốc lộ 3 từ Hà Nội qua Đông Anh lên Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Một đường đi Việt Trì, Tuyên Quang lên đến cửa khẩu Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang qua quốc lộ số 2.
Về giao thông đường thuỷ: huyện Đông Anh có Sông Cà Lồ ở phía Bắc, Sông Hồng và Sông Đuống ở phía Nam.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: đất nông nghiệp 9.785 ha, Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; dân số trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 11%.
Về công nghiệp, huyện Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài ra, trên địa bàn Huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh tại các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú….
Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh được thành lập vào ngày 01 tháng 11 năm 2002 theo Quyết định 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng thành phố Hà Nội với 21 cán bộ, chuyên viên. Đến nay lực lượng Thanh tra xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh gồm 113 cán bộ, chuyên viên trong đó:
Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh gồm: 20 cán bộ, chuyên viên, thanh tra viên được bổ nhiệm 01 Chánh thanh tra, 02 Phó chánh thanh tra, 14 chuyên viên, thanh tra viên chuyên ngành xây dựng, 01 lái xe, 01 kế toán, 01 tổng hợp kiêm văn thư, lưu trữ, đánh máy kiêm thủ quỹ.
Các xã, thị trấn được tuyển dụng 94 cán bộ, chuyên viên, thanh tra viên chuyên ngành xây dựng.
Lực lượng Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được tuyển chọn theo quy định. Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh ngày càng phát triển.
2.2. Thực trạng tình hình vi phạm trật tự trên địa bàn huyện
Do Đông Anh đang có xu hướng đô thị hoá nên số vụ vi phạm có chiều hướng tăng lên, nhưng lực lượng Thanh tra xây dựng vẫn kiểm soát được các công trình xây dựng trên địa bàn. Cán bộ Thanh tra xây dựng và cán bộ quản lý trật tự xây dựng thường xuyên kiểm tra, bám sát địa bàn, phát hiện và lập biên bản xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Đến nay phần lớn các công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, phân loại mức độ vi phạm và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền. Đối với những vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp lấn chiếm đất xây dựng công trình trái phép mới phát sinh. Huyện uỷ, UBND Huyện đã chỉ đạo UBND các xã và Thanh tra xây dựng kiên quyết, xử lý triệt để theo thẩm quyền quy định.
Đối với những công trình xây dựng không phép, sai phép: Kiên quyết đình chỉ có hiệu lực, đồng thời yêu cầu chủ công trình hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Thực trạng quản lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng và công tác xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Ðông Anh
Theo Chánh thanh tra xây dựng huyện Ðông Anh cho biết, công tác quản lý phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Với địa bàn rộng (24 xã, thị trấn), lượng dân cư lớn (hơn 2,7 vạn dân) .các lực lượng tranh tra đã thường xuyên kiểm tra, bám sát địa bàn, kịp thời lập biên bản các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh. Một số xã còn kiên quyết xử lý cưỡng chế khi các hộ vi phạm không tự thực hiện. Những trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất lấn chiếm của tập thể, trên đất đã chuyển nhượng cho người khác có nhiều phức tạp, thanh tra xây dựng cũng cương quyết ra quyết định cưỡng chế. Ðối với những công trình xây dựng không phép thì lực lượng thanh tra kịp thời lập biên bản yêu cầu chủ công trình đình chỉ thi công và vận động họ đi xin cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
Trong các vụ việc do UBND các xã xử lý, đáng chú ý là do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên đã có nhiều trường hợp xin tự phá dỡ. Nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng đã được thanh tra xây dựng huyện kết hợp với chính quyền xã xử lý kịp thời. Cụ thể: UBND xã Liên Hà ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế 16 hộ lấn chiếm đất xây dựng trái phép tại các thôn Châu Phong, thôn Ðại Vỹ và thôn Giao Tác; UBND xã Nam Hồng cưỡng chế 4 hộ lấn chiếm đất công xây dựng trái phép tại thôn Tằng My... Thanh tra xây dựng huyện cũng đã tổ chức cưỡng chế 14 hộ xây dựng công trình trái phép trên đất lấn chiếm và trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác.
Cán bộ thanh tra xây dựng phối kết hợp với cán bộ phòng quản lý đô thị từ cấp huyện cho tới cấp xã phường huyện Đông Anh luôn tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trên dịa bàn, xử lý kiên quyết đối với các công trình xây dựng không phép, sai phép nhất là công trình không phép lấn chiếm đất công, đất nông nghiêp. Kết quả công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đạt được thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây:
BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PH ẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TỪ 2002-2010
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
A. Số vụ lập biên bản vi phạm:
38
167
315
447
373
391
334
301
419
626
3411
1. Sai phép
1
4
7
42
64
118
2. Không phép
35
46
49
28
45
377
562
1142
3.Trái phép
38
167
200
447
286
275
287
235
1935
4. Vi phạm khác
80
41
66
15
14
216
B. Đã xử lý
183
298
427
348
355
300
276
329
519
3035
1. TTXD huyện + UBND huyện
48
70
25
35
178
a. QĐ cưỡng chế
77
40
60
22
30
229
b. QĐ phạt tiền
8
8
9
5
5
2
2
2
41
2. UBND xã, thị trấn
106
239
357
323
320
1345
a. Cưỡng chế
148
94
106
123
152
125
138
182
1068
b. Buộc thực hiện, tự khắc phục
69
255
208
197
148
151
191
337
1556
d. Tồn tại và đang xử lý
22
22
20
25
36
34
25
90
107
381
e. Số tiền phạt hành chính (triệu đồng)
40
24.5
21.5
29
27.2
0.4
4.2
60
206.8
g. Đơn thư
2
7
10
19
C. Cấp phép xây dựng
127
118
245
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Đông Anh năm 2002 -2010)
. Qua biểu đồ trên, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm từ năm 2002 đến năm 2010, ta thấy:
- Năm 2001 tồn tại 38 vụ đang xử lý chuyển sang năm 2002.
- Tổng số công trình xây dựng đã kiểm tra: 3411 vụ.
* Trong đó:
+ Sai phép: 118 vụ.
+ Không phép: 1142 vụ.
+ Trái phép: 1935 vụ.
+ Vi phạm khác: 216 vụ.
- Hình thức xử lý: 2853 vụ.
+ Số vụ đã cưỡng chế : 1297 vụ.
+ Số vụ tự khắc phục : 1556 vụ.
+ Số vụ đang giải quyết : 107 vụ.
- Số vụ xử lý hành chính bằng hình thức phạt tiền: 41 vụ với tổng số tiền là 206.800.000 đồng được nộp vào Kho bạc Nhà nước Đông Anh.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị:
- Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực trật tự xây dựng: 19 đơn. Trong đó:
+ Đã giải quyết: 16 đơn.
+ Đang giải quyết: 03 đơn.
Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị năm 2011:
- Tổng số công trình xây dựng trên địa bàn: 1145 vụ.
- Tổng số công trình xây dựng đã kiểm tra: 573 vụ. So với cùng kỳ năm 2010 là 626 vụ giảm 53 vụ (giảm 9,15%).
- Tổng số công trình xây dựng vi phạm đã lập biên bản xử lý: 573 vụ.
Trong đó:
+ Sai phép: 30 vụ.
+ Không phép: 543 vụ.
- Hình thức xử lý:
+ Lập Biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công: 573 vụ.
+ Số vụ ra Quyết định đình chỉ thi công: 294 vụ.
+ Số vụ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: 71 vụ.
+ Số vụ ra Quyết định cưỡng chế:133 vụ.
+ Số vụ buộc tự tháo dỡ trả lại nguyên trạng : 319 vụ.
+ Số vụ tồn tại tiếp tục giải quyết : 121 vụ.
+ Tổng số tiền xử phạt: 37.000.000đ (Ba mươi bảy triệu đồng chẵn). Trong đó:
- Thanh tra xây dựng huyện ra Quyết định phạt 10.000.000đ (Mười triệu đồng chẵn).
- UBND các xã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là : 27.000.000đ (Hai mươi bảy triệu đồng chẵn).
Tóm lại, công tác thanh tra kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh được diễn ra định kỳ và đột xuất. Nhờ đó mà các kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị đảm bảo được khách quan và sát thực.
2.4. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh
Hiện nay, toàn huyện chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác cấp phép xây dựng hầu như là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Quy hoạch chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ thiếu chính xác, cũng là căn cứ không rõ ràng để cấp GPXD và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
Bản đồ chỉ giới đường đỏ không được công khai rộng rãi. Khiến người dân muốn đầu tư xây dựng nhưng phân vân không rõ khu đất mình định đầu tư có nằm trong diện quy hoạch hay không. Đây là một hạn chế về thông tin quy hoạch nữa mà cần thiết phải khắc phục.
Về những khu quy hoạc xây dựng của huyện: Đối với những khu đã quy hoạch huyện cũng có quy định về cấp phép, số tầng được xây dựng. Theo quy định tại khu 3 ha ở Thị trấn Đông Anh, phòng quản lý đô thị có quy định công trình xây dựng ở đó không được xây dựng quá 4 tầng. Tuy nhiên trên thực tế các công trình xây dựng đều vượt quá 4 tầng. Hơn nữa việc quy định chỉ được xây dựng 4 tầng theo tôi không hợp lý lắm bởi lẽ: ở những khu đất trung tâm đất đắt hơn vàng, diện tích đã nhỏ hẹp, việc quy định xây dựng số tầng hạn chế như thế cũng hạn chế khả năng kinh doanh phát triển của người dân. Hơn nữa quy định một đằng làm một nẻo làm cho các quy định của pháp luật không được nghiêm minh, dân coi thường. Vậy công trình xây dựng vượt quá số tầng cho phép thì có “cắt ngọn” không?
Về công tác kiểm tra trật tự xây dựng sau khi cấp phép: thông thường khi đã cấp phép đối với công trình do UBND huyện cấp phép có gửi một bản giấy phép xây dựng về cho lực lượng thanh tra xây dựng ở xã cấp phép quản lý kiểm tra, nhưng khi đến kiểm tra không phải thanh tra nào cũng đủ kiến thức, trình độ chuyên môn để đọc bản vẽ xem công trình xây dựng đúng giấy phép không, có sai chỗ nào không và nếu công trình xây dựng sai phép thì không phải công trình nào cũng xử lý bằng cách tháo dỡ.
Về trình tự xử lý công trình vi phạm: Theo quy định thì công trình vi phạm trật tự xây dựng vừa có thể lập biên bản xử lý vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình, ra quyết định đình chỉ, ra quyết định cưỡng chế. Song song với việc lập biên bản thì ra quyết định xử phạp vi phạm hành chính. Có nghĩa là công trình vừa phải đình chỉ thi công, có thể phải tháo dỡ vi phạm vừa bị phạt tiền. Nhưng thực tế theo dõi các báo cáo dưới xã chuyển lên tôi thấy ít xã nào áp dụng song song hai hình thức vừa tháo dỡ vừa phạt tiền. Có xã cho rằng phạt tiền thì liệu có thu được của người vi phạm không lên chỉ tiến hành lập biên bản ngừng thi công, ra quyết định đình chỉ. Xã nào xử lý nghiêm thì ra quyết định cưỡng chế phá dỡ vi phạm, xã không cương quyết thì để đấy. Thậm chí có xã có ra quyết định phạt nhưng phạt là để đấy, có xã vẫn còn áp dụng biện pháp phạt cảnh cáo (theo ND 23/2009/ND – CP ) thì biện pháp phạt cảnh cáo không còn tồn tại nhưng có xã ra quyết định phạt tiền cho tồn tại công trình (vi phạm điều cấm cấm phạt tiền cho tồn tại công trình)
Về vi phạm tồn tại chưa xử lý được: Hiện ở Đông Anh có nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng, thậm chí cả tổ, cả khu vi phạm mà không làm thế nào để xử lý được. Ví dụ khu tập thể Lương Quy, khu Chùa Gia… đối với những nơi mà nhà nhà vi phạm người người vi phạm lấn chiếm đất tập thể thì chỉ xử lý đối với những hộ gia đình nào khiếu kiện nhau. Còn đối với những hộ yên ấm thì để đó khi nào nhà nước cần đến thì sẽ tính.
Về những công trình tái vi phạm: đối với những công trình đã ra quyết định cưỡng chế, đã giải quyết xong nhưng chính quyền xã không đủ khả năng quản lý để dân ra lại xây dựng, lấn chiếm đất tập thể để làm quán bán hàng, nhà ở như ở khu bệnh viện đa khoa Đông Anh - thuộc xã Uy Nỗ huyện Đông Anh, xã Thuỵ Lâm.. đối với những vụ tái vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý nhưng trên địa bàn huyện từ khi tôi vào công tác chưa có một vụ nào.
Về quy định khi công trình khởi công xây dựng chủ công trình phải thông báo bằng văn bản trước 7 ngày cho UBND nơi công trình tiến hành xây dựng được biết. Nhưng thực tế rất ít khi chủ đầu tư làm việc này. Đây là khâu yếu kém trong công tác tuyên truyền quản lý pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ
VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
3.1. Công tác quy hoạch
Thông tin quy hoạch là vô cùng quan trọng đối với các chủ đầu tư. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình căn cứ vào thông tin này để có những quyết định đầu tư xây dựng một cách đúng đắn, và có cơ sở kỳ vọng cho hoạt động đầu tư của mình. Do đó, công khai quy hoạch là một điều rất quan trọng. Công khai bản đồ quy hoạch chi tiết tại những nơi công cộng, nơi mà có nhiều người dân quan tâm.
UBND huyện Đông Anh cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các điểm dân cư nông thôn, chỗ nào phải cấp phép xây dựng, chỗ nào miễn phép để căn cứ vào đó lực lượng thanh tra xây dựng tại xã vận dụng những quy định cụ thể để xử lý đúng pháp luật. Tránh tình trạng chỗ cần không cấp chỗ không cần lại cấp.
3.2. UBND huyện và các phòng chuyên môn
Hàng tháng, hàng quý, UBND huyện tổ chức giao ban với lãnh đạo UBND các xã, các phòng ban ngành có liên quan để đánh giá kết quả xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn, tìm ra các giải pháp để giải quyết các vụ việc còn tồn đọng.
Phòng Nội vụ nên cơ cấu lại một số vị trí thanh tra xây dựng ở các xã, đảm bảo xã nào cũng có đủ nhân sự, đủ năng lực và chuyên môn để giải quyết công việc.
Phòng Quản lý đô thị khi cấp phép xong gửi ngay cho Thanh tra xây dựng để kiểm tra giám sát việc xây dựng có đúng giấy phép không. Hiện nay phòng quản lý đô thị vẫn chưa làm tốt việc cấp cho thanh tra xây dựng bản sao giấy phép xây dựng.
3.3. Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh và cán bộ thanh tra
Củng cố nâng cao chất lượng thanh tra xây dựng huyện và thanh tra xây dựng xã, thị trấn thực hiện có hiệu quả theo Quyết định 89/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Xử lý nghiêm minh những cán bộ công chức để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn được giao quản lý.
Cán bộ thanh tra xây dựng phải thường xuyên kiểm tra các công trình xây dựng từ khi thi công phần móng, theo dõi và xử lý kịp thời các vi phạm mới phát sinh, giám sát việc khắc phục lỗi vi phạm, việc chấp hành quy định pháp luật xây dựng
-Hướng dẫn đôn đốc chủ đầu tư công trình thực hiện tốt các điều kiện về khởi công, công tác định vị công trình theo nội dung Giấy phép, công tác vệ sinh môi trường, an toàn lao động… tại công trường.
3.4. UBND các xã, thị trấn
Chỉ đạo Công an xã, thị trấn, các cơ quan điện, nước thực hiện việc cấm các phương tiện vận chuyển VLXD và thợ vào thi công công trình, cắt điện nước để bảo đảm việc thực hiện quyết định đình chỉ của UBND phường.
Quá trình thực hiện việc quản lí trật tự xây dựng đô thị phải tuyệt đối tuân thủ theo các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước. Các bước tiến hành xử lí vi phạm trật tự xây dựng, đất đai phải tuân thủ theo đúng quy trình, đảm bảo sự công minh của pháp luật và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước.
Kiên quyết cưỡng chế, dỡ bỏ đối với các vụ việc cố tình vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin của quần chúng nhân dân vào bộ máy công quyền của Nhà nước.
Trong quá trình cưỡng chế, giải phóng mặt bằng phải tạo điều kiện giúp đỡ người dân trong diện giải tỏa, đảm bảo tính mạng và tài sản của họ. Thường xuyên lắng nghe ý kiến của người dân trong quá trình giải tỏa, kịp thời giải thích, trả lời những khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện việc quản lí trật tự xây dựng đô thị và giải phóng mặt bằng phải tranh thủ triệt để sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lí cấp trên và sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể và các tổ chức có liên quan.
3.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Kiến nghị với Thành phố sớm ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác phân cấp lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch, công tác cấp phép xây dựng, công tác thẩm định dự án, công tác quản lý chất lượng công trình
Tuân thủ quy trình hệ thống chất lượng về cấp GPXD theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, triển khai dự án công nghệ thông tin trong quản lý quy hoạch xây dựng và quản lý đất đai.
Dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và điều kiện có thể cho phép, UBND Thành phố và Sở Xây dựng có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng công trình trên những thửa đất nhỏ (dưới 15m2 đã cấp giấy chứng nhận trước tháng 5/2006).
Ban hành các văn bản hướng dẫn đầy đủ các nội dung trong quản lý trật tự xây dựng dễ gây khiếu kiện trong nhân dân như công tác phá dỡ và cơ quan thẩm định phương án phá dỡ. Trình tự các bước giải quyết đền bù, lún, nứt, hư hỏng đối với các công trình liền kề khi bị ảnh hưởng và các căn cứ xác định mức độ ảnh hưởng. Đối với mức xử lý phạt trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng cần tăng cao mức xử lý theo quy mô và diện tích vi phạm. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cần có sự quy định, tăng cường uỷ quyền cho các phường quản lý, xử lý trực tiếp, tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe đối với các chủ đầu tư vi phạm.
3.6. Công tác tuyên truyền vận động
Là một huyện ngoại thành được hình thành từ làng, xã, vì thế mà người dân trước kia đã quen với việc xây dựng tùy hứng mà không cần phải xin phép xây dựng. Do đó, công tác tuyên truyền vận động thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuyên truyền cũng là hình thức khơi dậy ý thức tự giác từ phía người dân tuân thủ trật tự xây dựng. Mọi người dân đều có trách nhiệm chung giám sát các công trình. Điều này là rất cần thiết, vì quản lý cộng đồng và quản lý nhà nước kết hợp sẽ rất hiệu quả. Quản lý cộng đồng ở mọi nơi mọi lúc. Do đó, chỉ đạo các phường thường xuyên tuyên truyền, thực hiện các kế hoạch công tác quản lý quy hoạch, xây dưng, đô thị của UBND Thành phố, huyện nhằm nâng cao ý thức và tuân thủ theo các quy định công tác quản lý xây dựng của người dân.
Hình thức tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng có thể là:
+ Trên truyền hình: Qua các kênh sóng truyền hình địa phương thay vì thường xuyên phát quá nhiều các kênh quảng cáo. Vận động người dân có ý thức trong việc xin phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.
+ Trên đài phát thanh xã thị trấn: Có chương trình phát thanh một cách thường xuyên hàng tháng, quý vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc mọi người chưa ra khỏi nhà hoặc đã đi làm về để đảm bảo thông tin được truyền tới người dân có hiệu quả.
+ Thông tấn báo chí: Đây là phương tiện rất hữu ích trong suốt thời gian qua. Nhờ việc các báo thường xuyên đăng tải những trường hợp vi phạm trật tự xây dựng mà các cơ quan chức trách can thiệp kịp thời xử lý. Các báo còn cực kỳ lên án và phê bình những sai phạm bị phát giác, cũng qua kênh thông tin này mà người dân được hàng ngày biết đến và tác động bằng phương thức quản lý cộng đồng.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân trong những năm tiếp theo nhằm cải thiện bộ mặt đô thị của cả nước từng bước được thay đổi theo hướng văn minh và hiện đại, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Tuy nhiên, quản lý đô thị nói chung, nhất là quản lý trật tự xây dựng đô thị trong khu vực xây dựng nhà ở do dân tự làm còn nhiều khó khăn và tồn tại. Trước đây, do các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng chưa được hoàn chỉnh và đầy đủ dẫn đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, nhất là trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị bị buông lỏng, nhiều hành vi vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến. Tác động nhân quả này càng làm cho công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trở nên rất phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên từ sau khi luật Xây dựng, Đất đai và một số văn bản pháp luật khác có hiệu lực, từ năm 2004 đến nay, đặc biệt là sau khi có quyết định số 89/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hàng loạt các nghị định được ban hành đã phần nào giúp cho chính quyền có được công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý trật tự xây dựng tại từng đại phương nên cơ bản các vụ việc vi phạm đã giảm nhiều so với thời gian trước đây, việc xử lý các vi phạm cơ bản đã được xem xét giải quyết kịp thời, cương quyết hơn. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở những cấp cơ sở như phường xã do những hệ quả để lại của thời kỳ buông lỏng quản lý trước đây. Nhưng với sự tích cực, cố gắng học hỏi các kiến thức pháp luật chuyên sâu, thái độ làm việc công tâm, thanh tra xây dựng đã góp một phần công sức cho bộ mặt đô thị hiện đại, góp phần xây dựng thủ đô phát triển theo kịp các nước phát triển trên thế giới.
Công tác quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong những năm gần đây nhằm cải thiện bộ mặt của thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại góp phần đẩy mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa xây dựng đô thị vào nề nếp, đảm bảo công bằng trong xã hội, thiết lập trật tự xây dựng có kỷ cương là việc rất khó khăn phức tạp mà chính quyền các cấp các ngành phải chung tay góp sức thường xuyên và liên tục. Đặc biệt là Thanh tra xây dựng cấp huyện phải tập trung chỉ đạo, đôn đốc sát sao trên địa bàn mình quản lý. Trong những năm qua, huyện Đông Anh là đơn vị đã hoàn thành tốt công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên.
Qua một thời gian học tập tại lớp Trung cấp LLCT-HC K8A-10, thêm vào đó là kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, dưới sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Ths. Nguyễn Xuân Thái đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu có hạn, bài tiểu luận này không tránh khỏi được những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt khóa học vừa qua.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật xây dựng năm 2004.
Luật thanh tra năm 2010.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Quyết định số 89/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và Thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị huyện Đông Anh từ năm 2002-2011.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
4
Khái niệm
4
1.1.1. Khái niệm quản lý trật tự xây dựng
4
1.1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
4
1.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng đô thị và biện pháp xử lý
4
1.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng
4
1.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng
5
1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng
7
Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn cấp
huyện
8
1.5. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng
8
1.5.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản
9
1.5.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
9
1.6. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng đô thị
9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
12
2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Đông Anh
12
2.2. Thực trạng tình hình vi phạm trật tự trên địa bàn huyện
13
Thực trạng quản lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng và công tác
xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Ðông Anh
14
Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý
trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh
17
CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ
VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH
20
3.1. Công tác quy hoạch
20
3.2. UBND huyện và các phòng chuyên môn
20
3.3. Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh và cán bộ thanh tra
21
3.4. UBND các xã, thị trấn
21
3.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
22
3.6. Công tác tuyên truyền vận động
22
KẾT LUẬN
24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH K8A-10
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
Họ và tên học viên: Phạm Sơn Lâm
Đơn vị công tác: Phòng Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh
Chức vụ: Thanh tra viên
Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Xuân Thái
Hà Nội, tháng 02 năm 2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đông Anh Thực trạng và giải pháp.doc