PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH (ARTEXPORT NAM ĐỊNH) I. TỔNG QUAN VỀ ARTEXPORT NAM ĐỊNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Thành lập từ những năm miền Bắc vừa được giải phóng, đất nước ta bắt đầu bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại nền kinh tế.
Ra đời tháng 4 năm 1966 với tên gọi xí nghiệp Dệt Đũi Nam Định, sau đổi thành xí nghiệp thảm len đay xuất khẩu tỉnh Nam Định vào năm 1973. Giai đoạn 1961-1975 cũng là giai đoạn củng cố và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại theo mô hình XHCN, thực hiện cơ chế quản lý tập trung cao độ.
Từ năm 1973-1993 xí nghiệp với vai trò là một doanh nghiệp quốc doanh đã thực hiện nhiệm vụ của mình là phân phối hàng hóa theo địa lý và định lượng. Chế độ hạch toán kinh doanh mang tính chất hình thức, song đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu của chính sách kinh tế nước ta thời kỳ này.
Đến tháng 4 năm 1993 thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định đổi tên xí nghiệp thành công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định. Xuất phát từ một xí nghiệp sản xuất đay cói thuần túy, công ty đã nghiên cứu thị trường cung cầu trong nước, quốc tế và quyết định khai thác ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Một mặt do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng này vốn đầu tư ít mà lợi nhuận cao. Mặt khác trong thời kỳ thập niên 70-80 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Bước sang thập niên 90, sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Nhờ đó liên tục hai năm 1999-2000, nhóm hàng này được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH (ARTEXPORT NAM ĐỊNH)
I. TỔNG QUAN VỀ ARTEXPORT NAM ĐỊNH
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Thành lập từ những năm miền Bắc vừa được giải phóng, đất nước ta bắt đầu bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục lại nền kinh tế.
Ra đời tháng 4 năm 1966 với tên gọi xí nghiệp Dệt Đũi Nam Định, sau đổi thành xí nghiệp thảm len đay xuất khẩu tỉnh Nam Định vào năm 1973. Giai đoạn 1961-1975 cũng là giai đoạn củng cố và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại theo mô hình XHCN, thực hiện cơ chế quản lý tập trung cao độ.
Từ năm 1973-1993 xí nghiệp với vai trò là một doanh nghiệp quốc doanh đã thực hiện nhiệm vụ của mình là phân phối hàng hóa theo địa lý và định lượng. Chế độ hạch toán kinh doanh mang tính chất hình thức, song đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu của chính sách kinh tế nước ta thời kỳ này.
Đến tháng 4 năm 1993 thực hiện quyết định của UBND tỉnh Nam Định đổi tên xí nghiệp thành công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định. Xuất phát từ một xí nghiệp sản xuất đay cói thuần túy, công ty đã nghiên cứu thị trường cung cầu trong nước, quốc tế và quyết định khai thác ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Một mặt do đặc điểm sản xuất kinh doanh mặt hàng này vốn đầu tư ít mà lợi nhuận cao. Mặt khác trong thời kỳ thập niên 70-80 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Bước sang thập niên 90, sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Nhờ đó liên tục hai năm 1999-2000, nhóm hàng này được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất.
Để hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, ngày 1-1-2000 thực hiện quết định số 2/95 UBND tỉnh Nam Định chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tỉnh Nam Định thành công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam Định (Artexport Nam Định). Với số vốn điều lệ 1,1 tỷ đồng, 100% vốn điều lệ là của các cán bộ Đảng viên, công nhân viên đóng góp.
2. Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động
2.1. Mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát của Cty trong những năm tới là “Đến năm 2010 Cty Cổ Phần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định phải thực sự phát triển lớn mạnh, với trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực cũng như trên thế giới”.
2.2. Lĩnh vực hoạt động.
Công ty Cổ phần XNK thủ công Mỹ Nghệ tỉnh Nam Định hoạt động chủ yếu là:
- Tổ chức sản xuất các mặt hàng thảm len và áo len xuất khẩu.
- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây- tre đan xuất khẩu.
- Tổ chức sản xuất, gia công các mặt hàng nông sản như: Dưa bao tử dầm giấm, ớt dầm giấm, cà chua đóng lọ...
- Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của bộ Thương mại và nhà nước.
3. Cơ cấu tổ chức.
3.1. Sự ra đời của công ty cổ phần
Sản xuất càng phát triển trình độ kỹ thuật càng cao, phát minh sáng chế mới càng nhiều thì cuộc cạnh tranh trên thương trường càng khốc liệt, sự rủi ro trong kinh doanh càng lớn và số doanh nghiệp bị phá sản càng nhiều. Nếu một công ty do nhiều người cùng tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ, có nhiều nguồn thông tin sẽ hạn chế được rủi ro. Vì những lý do trên, công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh được nhiều người tín nhiệm nhất và nó đã trở thành phổ biến ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường.
Từ ngày 15/04/1991, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật công ty, để “Thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và tài nguyên của đất nước, tạo thêm việc làm, bảo hộ lợi ích hợp pháp của người góp vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đối với các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế cổ phần”.
3.2. Bộ máy lãnh đạo
Hội đồng quản trị: Là cơ quan thường trực của đại hội cổ đông, do đại hội cổ đông bầu ra và được đại hội cổ đông uỷ quyền cho quản lý toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh doanh của công ty trong pham vi chức năng quyền hạn của mình, những vấn đề ngoài chức năng và quyền hạn phải trình đại hội cổ đông quyết định, hội đồng quản trị không điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, nên được tổ chức gọn nhẹ, bao gồm những người có trình độ chuyên môn cao và trình độ quản lý giỏi.
Hội đồng quản trị của ARTEXPORT Nam Định gồm có năm uỷ viên. Số uỷ viên này do đại hội công nhân viên chức của công ty bầu ra.
Nhiệm vụ của hội đồng quản trị:
- Hội đồng quản trị thay mặt đại hội cổ đông đóng vai trò người chủ trong việc quản trị công ty, với chức năng nhiệm vụ chính là: chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của đại hội cổ đông để trình đại hội cổ đông quyết định. Ngoài ra, hội đồng quản trị còn được đại hội cổ đông giao cho chấp hành một số nhiệm vụ và quyền hạn như:
+ Duyệt các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty do giám đốc điều hành xây dựng và đệ trình.
+ Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của công ty...
Giám đốc điều hành của công ty: Ông Bùi Quang Cảnh
Nhiệm vụ và quyền hạn chính là:
- Trình chủ tịch hội đồng quản trị và đại hội cổ đông những phương hướng nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch hàng năm của công ty.
- Trực tiếp và toàn quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tự quyết định những biện pháp giải quyết những vụ, việc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịch hội đồng quản trị về các quyết định đó.
- Báo cáo đều đặn hàng tháng, quý, năm kết quả kinh doanh của công ty với chủ tịch hội đồng quản trị.
- Quyết định việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bộ máy điều hành của công ty, bổ nhiệm, bãi miễn, trả lương, thưởng cho các nhân viên dưới quyền, từ phó giám đốc đến người lao động trong công ty.
Lạng Sơn
Sơ đồ bộ máy quản lý của Artexport Nam Định
Các chi nhánh
Hội đồng quản trị
TP HCM
Ban giám đốc
Vũng Tàu
Phòng kinh doanh
Phòng quản lý
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kinh doanh 2
Phòng kinh doanh 1
Các phòng gồm: Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, tiền lương.
Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc, quản lý các chứng từ, hồ sơ về tài chính.
Phòng kế hoạch thị trường: chịu trách nhiệm khai thác tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, hoàn thiện các chứng từ xuất nhập khẩu.
Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh 1: chuyên sản xuất các mặt hàng thảm len, quần áo, mũ len, các mặt hàng thêu ren xuất khẩu.
Phòng kinh doanh 2: kinh doanh các mặt hàng mây tre đan, hàng gỗ mỹ nghệ, đay cói và các mặt hàng nông sản.
b/ Các chi nhánh: chi nhánh Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Các chi nhánh này có nhiệm vụ bán và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như thảm len, hàng mây tre đan, sơn mài và nông sản.
c/ Các phân xưởng: Phân xưởng sản xuất thảm len, quần áo len.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC MẶT CỦA DOANH NGHIỆP
1. Về mặt nhân sự.
Tổng số công nhân viên của công ty
Trình độ
Số lượng
Thạc sỹ
1
Cử nhân kinh tế
10
Kỹ sư
3
Trung cấp chuyên nghiệp
36
Lao động kỹ thuật
80
Lao động khác
16
Tổng số
146
Các phòng ban trong công ty nguồn nhân lực chủ yếu là cử nhân kinh tế, họ là những người được lựa chọn rất kỹ qua những vòng phỏng vấn khắc nghiệt, hầu hết họ là những người trẻ năng động phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
Các phòng kinh doanh áp dụng chế độ tuyển người theo năng lực chuyên môn, bằng cấp không được đặt lên hàng đầu. Chế độ đãi ngộ và lương bổng họ được hưởng theo năng lực.
Các phân xưởng sản xuất tuyển dụng lao động trong tỉnh, hầu hết họ đều là những người có tay nghề kỹ thuật cao và có tâm huyết với nghề. Người lao động được tạo dựng một môi trường làm việc thuận lợi, tinh thần tập thể được đặt lên hàng đầu.
2. Về trang thiết bị:
Là công ty đi tiên phong trong việc cổ phần hoá vì thế công ty được nhà nước ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các chính sách đãi ngộ được ưu tiên. Máy móc sản xuất được nhà nước bán với giá rẻ mà chất lượng tương đối, máy móc thiết bị sản xuất được đầu tư đổi mới qua từng năm. Trong một vài năm vừa cổ phần lợi nhuận thu được sau mỗi năm các cổ đông đã đồng ý để lại đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị. Chính vì thế lợi nhuận hàng năm tăng đều đều.
Năm 2004 Công ty vừa nhập khẩu một số máy dệt len của Châu Âu để phục vụ cho việc sản xuất thảm. Mặt hàng thảm len là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Ngoài ra một số máy se sợi, quay len cũng được đầu tư đổi mới liên tục.
Việc sản xuất của công ty không làm ảnh nhiều đến môi trường xung quanh do máy móc dệt len không gây ra ô nhiễm nhiều mà có chăng chỉ là tiếng ồn nhỏ, nhưng việc đó cũng đã được công ty khắc phục triệt để.
Sản xuất ra nhiều nhưng công tác phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được như ý muốn, hàng tồn kho hàng năm tương đối lớn đó cũng chính là vấn đề còn tồn tại trong công ty hiện nay.
3. Quản lý giá thành và tài chính
Công ty táp dụng chính sách giá cạnh tranh cho hàng bán buôn theo phương thức đơn đặt hàng của nước ngoài nhằm tăng thị phần thị trường. Chính sách giá thấp để khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm, chính sách giá cao nhằm lợi dụng quan hệ giá cả - chất lượng để gây ảnh hưởng đến cảm nhận khách hàng về chất lượng hàng hoá.
Mặt hàng nông sản khi phân phối vào thị trường nội địa có hai mức giá:Bán buôn, bán lẻ.
STT
Tên sản phẩm
Quy cách
Đơn vị tính
Giá bán đại lý (đ)
Giá bán lẻ (đ)
1
Ớt vàng
198g*40
Lọ
4,600
4,800
2
Ớt chỉ thiên
198g*40
Lọ
4,600
4,800
3
Ớt đỏ dầm dấm
380g*20
Lọ
5,000
5,300
4
Măng dầm dấm
540g*12
Lọ
6,600
6,900
5
Măng dầm ớt
540g*12
Lọ
6,600
6,900
6
Cà muối
540g*12
Lọ
6,200
6,500
7
Dưa bao tử dầm ớt
540g*12
Lọ
5,700
6,000
8
Tương ớt đóng chai
250ml
Lọ
3,900
4,200
9
Hành dầm dấm
540g*12
Lọ
7,100
7,500
4. Định mức kinh tế kỹ thuật
Định mức về nguyên vật liệu: Tác dụng là tránh được việc sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Công ty thường nhập khẩu nguyên liệu theo lô nhỏ vì đặc thù của việc sản xuất len là không thể để len tồn kho quá lâu tránh hao hụt và ẩm mốc.
Định mức về thời gian hoàn thành một sản phẩm: Dựa vào định mức này các cán bộ quản lý có thể dự báo khoảng thời gian hoàn thành khối lượng công việc cụ thể và từ đó có kế hoạch điều chỉnh nhân sự cần thiết.
5. Quản lý vốn.
Số vốn ban đầu của công ty khi mới cổ phần là 1,1 tỷ đồng, đa số số vốn này đều là vốn góp của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, đặt thêm máy móc công ty tăng nguồn vốn bằng cách huy động cổ đông đóng góp thông qua việc phát hành cổ phiếu mới và vay vốn ngân hàng, các tổ chức, cá nhân ngoài công ty.
Công ty còn phát hành trái phiếu để vay vốn. Mỗi tờ trái phiếu là một bản cam kết của công ty, cam đoan sẽ trả lại số tiền ghi trên trái phiếu vào một thời hạn nhất định và cam kết trả lãi suất hàng năm kể từ ngay phát hành trái phiếu đến ngày trái phiếu được trả hết. Vì thế với số vốn điều lệ chỉ là 1,1 tỷ đồng nhưng doanh thu hàng năm của công ty để đạt trên 20 tỷ đồng.
III. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của ARTEXPORT Nam Định
1. Về sản phẩm
Artexport Nam Định vừa là một doanh nghiệp sản xuất vừa là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng tổng hợp.
a. Đặc điểm về các mặt hàng sản xuất của Cty.
Cty sản xuất áo len, thảm len – cói - đay, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ.
Theo các hình thức:
- Quần áo len: Nhập nguyên liệu từ Cty CP len Hà Đông, Vĩnh Thịnh, Bình Lợi và len Trung Quốc (nhập khẩu sợi acrylic) về để dệt quần áo len.
- Thảm len, đay, cói: Cty thu mua nguyên liệu từ các vùng nguyên liệu lân cận và có uy tín ở khu vực phía Bắc: Cói Ninh Bình, đay Hưng Yên... Sau đó tự sản xuất tại xưởng hoặc đặt hàng thuê dân làm sản phẩm.
Do phương thức bán hàng và chào hàng, đơn đặt hàng nên toàn bộ mẫu mã, tiêu chuẩn về chất lượng đều làm theo tờ rơi gửi cùng đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Các khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển phía doanh nghiệp đều tự lo (không tham gia vào thị trường quốc tế theo phương thức gia công quốc tế mà xuất khẩu trực tiếp) nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ của đơn hàng.
Nông sản công ty nhập lọ thủy tinh, nắp lọ của Trung Quốc để đóng hộp các mặt hàng rau quả chế biến, sản phẩm nông sản hầu hết được sản xuất tại chi nhánh Lạng Sơn vì gần vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ chính (Trung Quốc).
b. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh của công ty.
Hàng thủ công mỹ nghệ gồm có gỗ mỹ nghệ, hàng thêu ren, mây tre cói, thảm đay. Là mặt hàng thuộc làng nghề truyền thống được làm bằng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân độc đáo và tinh xảo, mang đậm dấu ấn cá nhân và bản sắc dân tộc, đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới nói chung và trong nước nói riêng.
Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này: Barotex, Artexport, Công ty mây tre nứa lá TP HCM... Bên cạnh đó là các làng nghề thủ công truyền thống như: Hà Tây (tranh thêu), Bắc Ninh (gỗ mỹ nghệ), Ninh Bình (cói)... Sự tồn tại của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhỏ đã gây ra cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau làm giảm khả năng xuất khẩu của mặt hàng này. Còn cơ hội cho thị trường trong nước là rất nhỏ bé, có sự cạnh tranh khốc liệt. Vì vậy, Artexport Nam Định đã tập trung khai thác thị trường quốc tế và chủ yếu là các nước Đông Âu.
Nhận thấy tình hình cung trong nước về các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh là rất phức tạp. Cạnh tranh trong nước trở nên quá gay gắt do nhu cầu nội địa quá nhỏ bé và khách hàng nội địa khó tính, khó chinh phục. Khi đó việc vươn ra thị trường quốc tế có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Phát triển thị trường xuất khẩu sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các cơ hội hấp dẫn trên thị trường.
Thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu công ty đã có được thị trường chính tại Nga, Ukraine, Nhật, Đức, Ba Lan, Trung Quốc. Trong đó, Nga, Nhật là 2 khách hàng truyền thống mà công ty có thế mạnh về kinh nghiệm hiểu biết đặc tính thị trường và sẵn có khách hàng.
Hiện tại công ty dự kiến sẽ xuất khẩu sản phẩm quần áo len, thảm len của mình sang thị trường Mỹ, đây là thị trường lớn với sức tiêu thụ mạnh. Công ty sẽ xâm nhập thị trường này với chiến lược giá cả tương đối và chất lượng đạt yêu cầu khắt khe của thị trường rất khó tính.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2002 và năm 2003
Đơn vị tính: Tr.đ
CHỈ TIÊU
NĂM 2002
NĂM 2003
2003 SO VỚI 2002
Số tuyệt đối
tỷ lệ(%)
Nhập khẩu
3.618.550
4.139.000
520.450
114,38
Thép
2.456.000
3.210.000
754000
130,7
Đá sẻ
1.162.550
929.000
-233.550
79,91
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Hoạt động xuất khẩu năm 2002 và năm 2003
Đơn vị tính: Tr.đ
STT
MẶT HÀNG XUẤT KHẨU
NĂM 2002
NĂM 2003
2003 SO VỚI 2002
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Hàng thảm len
1.918
3.505
1.587
182,7
2
Mây tre mỹ nghệ, cói
811,603
1.639
827,397
202
3
Nông sản
1.877
1032
- 845
55
4
Quần áo len
4.956
8.242
3.286
166,3
5
Thêu ren
0,518
0,194
- 324
37,45
6
Cao su
17.686
1.422
- 16.264
8,04
7
Thép
3.618
0
0
0
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Đầu tiên, khi mới tham gia vào thương mại quốc tế công ty đã gia nhập thị trường nước ngoài theo phương pháp thụ động. Nghĩa là xuất khẩu chỉ hạn chế trong việc thỏa mãn các đơn đặt hàng từ phía nước ngoài hoặc gián tiếp lựa chọn thị trường thông qua việc thay đổi các đại lý xuất khẩu. Khi đã có kinh nghiệm công ty đã đổi sang phương thức chủ động thông qua việc đem sản phẩm đi dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tại những thị trường mà công ty đã nghiên cứu và xét thấy có cơ hội cho mình.
Về phương thức: Xuất khẩu trực tiếp bằng cách sử dụng đại diện thương mại quốc tế. Công ty không thực hiện gia công quốc tế vì phương thức này thường bị nước ngoài ép giá gia công rất thấp mặc dù có ưu điểm là được phía nước ngoài bao tiêu sản phẩm. Việc sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng cho khách hàng nước ngoài theo đơn đặt hàng đã khai thác tối đa khả năng của công ty trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và điều phối các nguồn lực đầu vào.
Khi nhập khẩu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như nhập khẩu len, nhập khẩu lọ, nắp lọ, để đóng dưa chuột xuất khẩu từ Trung Quốc, công ty được treo thuế nghĩa là thuế nhập khẩu công ty chỉ phải nộp, nếu sau 275 ngày hàng xuất khẩu dùng nguyên liệu này vẫn chưa xuất khẩu được. Nếu nhập khẩu để kinh doanh thì công ty phải chịu thuế nhập khẩu, sau một thời gian (1 tháng) mới phải nộp.
2. Công tác Marketing của doanh nghiệp.
Cty đang tiến hành các chương trình quảng cáo định kỳ trong thời gian ngắn nhằm mục đích làm cho các công ty thương mại quốc tế biết đến nhiều hơn. Phương tiện truyền thông là tạp chí báo ngành kinh tế, báo ngành thủ công mỹ nghệ và trên một số tờ báo chuyên ngành của nước ngoài.
Dưới sự hỗ trợ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, công ty sẽ xây dựng trang web của riêng minh để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của công ty, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giao dịch với khách hàng quốc tế.
Hiện nay trong nước, quốc tế, công ty đều đưa các sản phẩm của mình tham dự hội chợ thương mại quốc tế (EXPO), sử dụng các của hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty còn gửi cataloge tới các đối tác nước ngoài, khách hàng tiềm năng qua bưu điện.
Thời gian tới công ty đặt văn phòng đại diện tại Đức, lập trang web cho giao dịch, tham gia hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ ở Mỹ vào tháng 1/2006.
Nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, tổ chức thực hiện tốt các dịch vụ trước, trong và sau khi bán: chuyển đến khách hàng thông tin mới nhất về giá bán, chỉ tiêu chất lượng. Thực hiện dự trữ, bảo quản, vận chuyển nhanh chóng kịp thời, an toàn...
STT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
Số tuyệt đối
Số tuyệt đối
% so năm trước
Số tuyệt đối
% so năm trước
1
Giá trị tổng sản lượng (giá trị sx công nghiệp)
Theo giá CĐ Tr.đ
1200
3230
269
4750
147
2
Doanh thu tiêu thụ (tổng doanh thu, doanh số)
Theo giá hiện hành Tr.đ
30.724
17.042
55,5
27.838
163
3
Tổng số công nhân viên
Người
128
148
116
156
105
4
Tổng số vốn KD
a. Vốn cố định
b. vốn lưu động
Tr.đ
NT
NT
10.736
1.100
9.636
11.745
933
10.812
109
85
112
15.316
796
14.520
130
85
34
5
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
72,59
84,36
116
75,74
89
6
Nộp ngân sách
Tr.đ
0
0
0
0
0
7
Tiền lương (thu nhập) bình quân của 1 CNV
Tr.đ/
tháng
0,7
0,75
1,7
0,8
107
8
Năng suất lao động 1 CNV
Tr.đ
9,375
21,82
233
30,44
14
9
Lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ
%
0,0024
0,005
208
0,0027
0,54
10
Lợi nhuận/vốn kinh doanh
%
0,0068
0,0072
106
0,005
69,4
11
Vòng quay vốn lưu động
Số vòng
3,19
1,58
50
1,92
122
12
Mối quan hệ giữa tốc độ tăng WvàV
Chỉ số
13,39
29,09
217
38,05
131
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH
Biểu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của công ty 2002-2004
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy một số điểm sau
Giá trị tổng sản lượng, tổng số công nhân viên, tổng vốn kinh doanh đều tăng đáng kể điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Máy móc thiết bị được đầu tư đổi mới hơn, số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
Tổng doanh thu có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm, điều đó là do phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng.
Năm 2006 là năm thứ 6 công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần. Ban đầu tổng vốn kinh doanh còn nhỏ, đã tăng dần qua các năm nhưng vốn cố định lại giảm dần. Sở dĩ như vậy là trong khoảng thời gian gần đây công ty thâm nhập vào kinh doanh nhiều mặt hàng mới với số vốn lớn và khả năng quản lý vốn cố định tăng lên đáng kể.
dĩ như vậy là trong những năm gần đây công ty thâm nhập vào kinh doanh nhiều mặt hàng mới với số vốn lớn ___________Thu nhập bình quân và năng suất lao động đều tăng. Năm 2002 thu nhập là 0,7 tr.đ năm 2004 là 0,8 tr.đ, các chỉ số đó cho thấy khâu tổ chức đã tốt hơn tính quan liêu phần nào đã được loại bỏ. Máy móc hiện đại hơn và tay nghề của công nhân được nâng cao hơn.
Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 mặc dù doanh thu lớn nhưng chỉ số này lại nhỏ hơn các năm 2003 và 2004.
Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 chỉ số này là 0,007, năm 2003 là 0,0072 và năm 2004 là 0,005. Các chỉ số này khá thấp điều đó cho thấy việc
sử dụng vốn kinh doanh là chưa có hiệu quả, nó còn thể hiện ở chỉ số vòng quay vốn lưu động. Trong các năm 2003, 2004 chỉ số này là lần lượt là 1,58 và 1,92.
IV. Tình hình thị trường hiện nay của công ty
1. Môi trường kinh doanh của công ty.
Khách hàng của công ty phần lớn là các công ty thương mại bán buôn, bán lẻ ở nước ngoài. Công ty sản xuất để xuất khẩu là chính, một phần nhỏ sản phẩm sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và các tỉnh lân cận ở khu vực phía Bắc.
Các thị trường chính ở nước ngoài của công ty là: Thị trường Nga, Ukraine, Đức, Nhật, BaLan, Hungari. Trong đó thị trường Nga, Nhật là thị trường truyền thống mà công ty có thế mạnh và kinh nghiệm, hiểu biết đặc tính thị trường và có sẵn khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp trong nước cùng kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao và các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Đặc biệt trong điều kiện Trung Quốc gia nhập WTO thì đây vừa là bạn hàng, nhà cung cấp cho công ty, vừa là đối thủ lớn của công ty trên trường quốc tế.
Các nhà cung cấp cho công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Với sản phẩm từ cói, tre mây, công ty thu mua nguyên liệu của dân về sản xuất hoặc thuê dân làm sản phẩm. Với sản phẩm thảm len, công ty mua nguyên liệu của nhà máy len Mùa Đông, nhà máy len Bình Lợi,... Công ty nhập khẩu sợi Acrylic của Trung Quốc để dệt quần áo len. Ngoài ra công ty còn nhập lọ thủy tinh và nắp lọ của Trung Quốc để đóng dưa chuột bao tử.
Từ việc phân tích một số yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của công ty đã cho thấy thực trạng thị trường đầu vào, đầu ra, thị trường các đối thủ cạnh tranh của công ty.
Vậy công tác phát triển thị trường của công ty được tiến hành ra sao?
2. Thực trạng thị trường của Artexport Nam Định
Artexport Nam Định là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng tương đối năng động. Ngay sau khi thay đổi lại hình thức hoạt động năm 2000, công ty đã thành lập phòng kế hoạch – thị trường với mục đích đây sẽ là nơi thực hiện chức năng quản trị Marketing cho công ty. Ngay từ khâu vào, các nhân viên được tuyển chọn là những người có trình độ học vấn, kỹ thuật nghiệp vụ tốt. Họ là những người trẻ, linh hoạt và sáng tạo trong công việc, mặc dù kinh phí dành cho công tác thị trường còn eo hẹp (chỉ chiếm 14% tổng chi phí kinh doanh) và đặc thù của phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng (đối với xuất khẩu) nhưng hoạt động của phòng cũng đã đem lại hiệu quả tương đối trong công tác tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty.
Công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường đã cho phép công ty mở rộng phạm vi thị trường cả về mặt địa lý lẫn đối tượng khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Về khách hàng, hiện nay công ty có cả khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài. Họ là các doanh nghiệp tư nhân hay tổ chức thương mại, các công ty đa quốc gia, mà chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc của công ty nhập khẩu các sản phẩm của Artexport là người Việt Nam hoặc người nước sở tại mà công ty đặt quan hệ hợp tác làm ăn buôn bán.
Một số khách hàng nội địa truyền thống của Artexport Nam Định
Tên khách hàng/ doanh nghiệp
Mặt hàng
Số tiền (VNĐ)
CTY CP Phượng Thành
Gối mây
90.000.000
Barotex
Dưa muối, Ơt dầm dấm
95.037.500
HTX Minh Tân
Hạt dưa
3.640.000
Một số đối tác nước ngoài truyền thống:
Tên khách hàng/ doanh nghiệp
Mặt hàng
Số tiền (USD)
ASG – PLCo, LD (Poslan)
Nông sản (Cà dầm dấm...)
19.967
Antoan SP2.0.0
Nông sản (Rau cải xanh giống Nhật)
49.967
Intertechic LTD (Ukraine)
Thảm len, gốm, mây tre, thảm cói
19.949
ZAOH And M Co. LTD (Russia)
Dưa bao tử dầm dấm
4.997
(Số liệu phòng Kế hoạch – Thị trường năm 2004)
Công ty đã xác định hướng đi cho mình trong công tác khai thác tối đa tiềm năng thị trường và tận dụng cơ hội thị trường. Đó là:
- Thâm nhập sâu vào đoạn thị trường truyền thống bằng cách thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng
- Xác định đoạn thị trường mới bằng cách thuyết phục đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh và khách hàng chưa bao giờ sử dụng sản phẩm cùng loại của công ty.
Công ty đánh giá mức tăng trưởng và độ hấp dẫn của đoạn thị trường mà công ty đang khai thác bằng cách thường xuyên thu thập các số liệu về doanh thu, sự thay đổi doanh thu, mức lãi, tỷ lệ thay đổi của mức lãi là công việc rất cần thiết. Là một doanh nghiệp nhỏ công ty tiếp cận với đoạn thị trường có quy mô nhỏ nhưng phải đảm bảo có mức tăng trưởng cao, ít đối thủ cạnh tranh nhất và phù hợp với khả năng của công ty.
V. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
1. Thuận lợi.
a. Về mặt hàng.
Trong quá trình kinh doanh, trước những khó khăn vấp phải Cty đã tự tìm ra mặt hàng xuất khẩu, và lựa chọn một số mặt hàng chủ lực đó là: thảm len, hàng nông sản và hàng mỹ nghệ xuất khẩu... Cty còn từng bước đa dạng hoá mặt hàng, tìm kiếm mặt hàng mới, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt nâng cao chất lượng hàng hoá.
b. Về cơ cấu thị trường.
Hiện nay Cty đã có một số thị trường truyền thống như các nước ASEAN, Đông Âu, Nam á... Cty một mặt duy trì thị trường truyền thống kể trên kết hợp với đó là tìm kiếm thị trường mới.
c. Một số thuận lợi khác.
Đầu tiên đó là nỗ lực của toàn bộ lực lượng cán bộ công nhân của Cty đã tích cực tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn hàng thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng, từng bước phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu thị trường để tìm ra thị trường thích hợp.
Sự năng động và sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo, biết củng cố lại bộ máy, có chế độ thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích người lao động, để họ tìm kiếm khách hàng, khả năng nhạy cảm, dự đoán và biết chớp cơ hội trong kinh doanh.
Đặc biệt một số mặt hàng Cty đang kinh doanh có nhiều làng nghề truyền thống tạo điều kiện tốt cho công tác thu mua hàng hoá.
Thêm vào đó Cty được Nhà nước đặc biệt quan tâm và khuyến khích phát triển về nhiều mặt như được vay vốn với tỷ lệ lãi suất thấp, được miễn giảm thuế trong những năm đầu mới cổ phần.
2. Khó khăn.
Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ở Đông Âu. Qua phân tích cơ cấu thị trường và hiệu quả kinh doanh thị trường truyền thống giảm mạnh tỷ trọng của thị trường Đông Âu. Sức mua của thị trường này giảm đáng kể, đa số hợp đồng với thị trường này đều là những hợp đồng nhỏ hiệu quả kinh tế thấp.
Sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nên dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn, việc cạnh tranh không chỉ trong nước mà cạnh tranh giữa nước này với nước khác khối này với khối khác làm cho thị phần của công ty ngày càng bị thu hẹp.
Về phía công ty những khó khăn do cơ chế cũ để lại vẫn tác động tương đối nặng nề, số vốn tồn đọng thuộc hàng tồn kho, công nợ không thu được vẫn còn nhiều, về lao động, số lượng cán bộ công nhân viên cao hơn nhiều so với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nhiều người năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, một số người còn ỷ lại trông chờ vào sự bao cấp của cơ quan Nhà nước thêm vào đó bộ máy quản lý và cán bộ của công ty quá đông do cơ chế cũ để lại.
Kỹ thuật công nghệ còn yếu một số sản phẩm làm ra chưa đáp ứng thị trường hiện tại, không cạnh tranh được với các đối thủ về chất lượng, mẫu mã, giá cả...
Đặc biệt khó khăn nhất trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.Về thị trường Châu á- Thái Bình Dương, hiện nay Nhật là khách hàng tiềm năng của công ty song công ty còn thiếu thông tin về thị trường Nhật, không nắm bắt hết nhu cầu khách hàng, thị hiếu tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật. Ngoài ra thị trường Châu Phi và Mỹ cũng là những thị trường đầy tiềm năng nhưng công ty chưa hướng tới được.
PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH
I. Định hướng phát triển.
1. Chiều hướng phát triển mới.
Khả năng, nguồn lực của công ty: Nguồn lực tài chính eo hẹp, công nghệ sản xuất và khâu marketing không được đầu tư thỏa đáng, sản phẩm chính của công ty không có sức cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Nhưng trên địa bàn tỉnh Nam Định, Atexport là công ty duy nhất, tồn tại lâu năm nhất, kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản chế biến. Do đó nhận được sự quan tâm từ phía chính quyền tỉnh về vốn đầu tư, thuế, cơ hội tiếp cận thị trường, khả năng phát triển, ít bị cạnh tranh...
Nhiệm vụ của công ty hiện nay là làm sao hướng vào mở rộng quy mô thị trường trong nước. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng chính sách giá thấp với mặt hàng nông sản để thu hút khách hàng trong nước làm quen với sản phẩm, thử sử dụng sản phẩm và dần được ưa thích tại thị trường miền Bắc. Sử dụng chính sách giá cao với hàng thủ công mỹ nghệ vì tâm lý tiêu dùng trong nước là đồng nhất giá cả với chất lượng, đặc biệt là với mặt hàng này.
Tuy nhiên có được chỗ đứng ở thị trường trong nước, thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh khác như Barotex, Licola, công ty mây tre lá TPHCM thì công ty đang tìm cách thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, tìm ra công dụng bổ xung cho sản phẩm của mình.
Với khách hàng nước ngoài, công ty xác định đoạn thị trường sẽ chọn là khách hàng có mức thu nhập trung bình và tương đối dễ dãi trong tiêu dùng. Chiến lược lâu dài là chinh phục tầng lớp dân cư có thu nhập cao ưa thích sản phẩm đẹp, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống trong hiện tại cũng sẽ tạo ra cơ hội cho công ty ra nhập thị trường mới do uy tín mà công ty có được.
2. Chiến lược mở rộng phạm vi kinh doanh
a. Trong nước
Ngay từ những năm đầu hoạt động, công ty đã hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, thị trường trong nước hầu như là các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ hoặc cửa hàng kinh doanh trong khu vực tỉnh. Và lúc này sản phẩm mà công ty bán cho thị trường trong nước là đay cói còn ở dạng thô. Nói chung giai đoạn đầu thị trường trong nước của công ty hầu như không có vị trí và chỗ đứng.
Đến năm 1996 khi công ty bắt đầu khai thác, nghiên cứu chế biến mặt hàng nông sản như: Dưa chuột muối, hành muối, ớt tiêu dầm dấm với hình thức sản xuất là mua nguyên liệu từ các vùng trồng hoa mầu lân cận trong tỉnh. Mặt hàng của công ty mới dần được xuất hiện ở thị trường phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Ban đầu khi mới thử nghiệm đưa đơn đặt hàng nông sản muối vào thị trường trong nước giá cả của mặt hàng là cao so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp lâu năm khác. Chính vì lẽ đó mà doanh số bán rất thấp, thị trường còn thả nổi. Sau đó công ty quyết định thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng bằng chiến lược giá rẻ trong một thời gian, mức doanh thu hòa vốn, có lúc còn bị lỗ. Nhưng kết quả thu được là khách hàng trong nước đã làm quen và yêu thích mặt hàng nông sản của công ty.
Nhận thấy nhu cầu nội địa về mặt hàng gỗ mỹ nghệ là rất lớn nhưng tình hình cung mặt hàng này lại cũng có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng, mẫu mã. Sau khi xem xét thị trường, phân đoạn thị trường theo tiêu thức tâm lý, phong cách sống, công ty nhận thấy còn có một kẽ hở là tầng lớp những người có mức thu nhập trung bình mong muốn được sử dụng mặt hàng có mẫu mã đẹp, giá rẻ, chất lượng không đòi hỏi cao. Và bắt đầu khai thác thị trường trong nước các năm gần đây và các năm tới.
Ưu điểm của việc kinh doanh trong phạm vi nội địa là ưu thế về vị trí địa lý, đơn giản trong vận chuyển, đơn hàng, nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu trong nước dễ dàng nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục
Khó khăn: Có nhiều doanh nghiệp có tên tuổi lâu năm là đối thủ lớn của công ty. Thị hiếu tiêu dùng trong nước là sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.
b.Kinh doanh quốc tế
Trước năm 90, khách hàng nước ngoài của công ty là Nga, Ukraine, Hungari, Séc, BaLan... là những nước mà công ty có quan hệ từ khi còn là một doanh nghiệp nhà nước được bao cấp. Sản xuất ra, được phía bạn hàng bao tiêu sản phẩm. Quan hệ buôn bán có được là nhờ quan hệ chính trị giữa nước ta và nước bạn.
Khi nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, có sự điều tiết của nhà nước, công ty lúc này mới thực sự phải tìm ra các chuyển đổi. Bắt đầu từ mục tiêu, chiến lược kinh doanh cho đến việc thay đổi lại cơ cấu bộ máy quản lý, cung cách làm việc. Công ty đã áp dụng Marketing quốc tế vào việc phát triển thị trường xuất khẩu.
Bắt đầu từ việc thu thập các thông tin thứ cấp từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, giấy mời về dự hội chợ triển lãm gửi về từ văn phòng đại diện thương mại quốc tế. Công ty đã xác định được tiềm năng thị trường của một vài khu vực trọng điểm, dự báo nhu cầu về các mặt hàng công ty đang sản xuất và kinh doanh trong vài năm tới đây.Kết quả cho thấy:
Ngoài ra thị trường Châu Phi, công ty đang tiến hành xâm nhập vào thị trường này trong năm 2005. Lục địa này tuy kém phát triển nhưng dân số lại đông, chia thành nhiều tầng lớp. Đây là thị trường không chỉ mới với công ty mà còn mới với nhiều công ty ở các nước khác nữa.Vì thế nếu tham gia vào thị trường này cơ hội sẽ đươc chia đều cho các công ty nhỏ, và cho Artexport Nam Định.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA ARTEXPORT NAM ĐỊNH.
1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện.
Nghiên cứu thị trường là chức năng của phòng kế hoạch thị trường, để đáp ứng nhu cầu bức thiết của công ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc để ra phương án sản xuất kinh doanh, phòng kế hoạch thị trường cần xác định cho mình một nhiệm vụ cụ thể đó là:
Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tránh tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính xác để đưa ra các quyết định đúng về thị trường.
Phối hợp với ban lãnh đạo của công ty cũng như phối hợp với từng phòng kinh doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức sản xuất. Do đặc điểm mặt hàng của công ty phụ thuộc vào sở thích, thẩm mỹ và truyền thống dân tộc, do đó khi nghiên cứu thị trường cần chú ý các vấn đề:
+ Tính dân tộc: Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, sở thích thị hiếu khác nhau, do vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm có kiểu dáng, mầu sắc, chất liệu, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
+ Các yếu tố về kinh tế: Các chính sách thuế XNK, chính sách kinh tế của nhà nước, đơn cử tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/05/1999 Việt Nam được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc (MFN), các sản phẩm của công ty như mây tre đan, gôm sứ và gỗ mỹ nghệ thuế xuất khẩu từ 0 – 3%, do vậy đây là thị trường tốt để công ty tiến hành ký kết hợp đồng.
+ Yếu tố tâm lý tiêu dùng: Xã hội, truyền thống cũng quyết định thị hiếu của khách hàng.
2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
Đa dạng hoá chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, tổ chức quản lý sản xuất và bảo quản hàng hoá do vậy công ty cần:
- Chú trọng các khâu kỹ thuật sản xuất, sử dụng công nghệ chất lượng cao.
- Kiểm tra chất lượng từ khâu đầu đến khâu cuối trước khi xuất hàng.
- Đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên, nâng cao tay nghề.
Đa dạng hoá sản phẩm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cần đầu tư vào việc cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và phong phú của thị trường để cạnh tranh với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan công ty cần:
- Đa dạng hoá giá cả sản phẩm, áp dụng với từng khách hàng, từng thị trường đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
- Đa dạng hoá theo chất lượng sản phẩm (mẫu mã, kích thước sản phẩm...)
- Đa dạng hoá mầu sắc (sản phẩm cần phong phú và hợp với bản sắc dân tộc của từng đối tượng khách hàng).
- Đa dạng hoá mẫu mã.
Để xây dựng chính sách giá cả hợp lý gắn liền sản phẩm với thị trường, xây dựng chính sách giá riêng biệt hay dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm, có chính sách giảm giá hay khuyến mại phù hợp cho khách hàng truyền thống hay khách hàng mua số lượng lớn. Việc quyết định giá căn cứ vào từng thời kỳ, từng mùa vụ.
3. Tổ chức sản xuất hiệu quả để mở rộng thị trường.
Do còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom, hàng hoá không đồng nhất, nhiều khi có sự sai khác, Công ty đã chủ trương tăng cường tổ chức sản xuất, kết hợp sản xuất với xuất khẩu, công việc này tuy giúp cho công ty những thuận lợi.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu công ty nắm được thông tin về thị hiếu và thói quên tiêu dùng của họ từ đó có cơ sở sản xuất hợp lý.
- Tạo được nguồn hàng xuất khẩu với chất lượng ổn định, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Chủ động về mặt hàng, do trực tiếp sản xuất một số mặt hàng nên công ty chủ động được về số lượng, giá cả, chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Việc hình thành xưởng sản xuất đã giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống, góp phần phát triển xã hội, tuy nhiên việc hình thành cơ sở sản xuất cân xem xét, tính toán xây dựng kế hoạch một cách chi tiết và khoa học sao cho có hiệu quả nhất dựa trên các yếu tố như: Vị trí địa lý, khả năng cung ứng (trong đó cả cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất...) các xưởng sản xuất ngoài việc tổ chức sản xuất cung ứng hàng xuất khẩu cho công ty còn phải đảm nhiệm các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến công nghệ, kỹ thuật sản xuất các mặt hàng, tạo ra nhiều mẫu mã mới, tổ chức đóng gói giao hàng.
4. Thiết lập các quan hệ đầu vào.
- Chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng xuất khẩu sang thị trường các nước.
- Cần tạo điều kiện giúp đỡ các cơ sở sản xuất về vốn, cơ sở vật chất hay mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu, đặc biệt là máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng hay đưa cán bộ chuyên gia vào quản lý sản xuất kinh doanh.
- Đứng ra bao tiêu sản phẩm cho họ và có cơ chế giá thu mua hợp lý vừa đảm bảo cho cơ sở sản xuất vừa đảm bảo lợi nhuận cho công ty.
5. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ.
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, xúc tiến bán hàng ở trong nước để xây dựng hình ảnh của công ty.
- Xây dựng kế hoạch tham gia hội chợ, triển lãm, đó là các hội chợ trong nước như EXPRO, hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng công nghiệp Quốc tế, triển lãm Quốc tế để giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng.
- Với thị trường nước ngoài công ty có thể tham gia vào các phái đoàn thương mại đi thăm các nước, nhân dịp đó khảo sát và nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, qua đó giao dịch trực tiếp với khách hàng ngoài ra có thể sủ dụng một số hình thức quảng cáo như gửi biếu quà, tặng băng video, tờ rơi quảng cáo... giới thiệu các mẫu hàng cho khách hàng giúp cho khách hàng biết đến công ty.
6. Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý.
Hiện nay, các công ty rất thiều thông tin về các quy định của Nhà nước có liên quan đến công việc kinh doanh, công ty ARTEXPORT Nam Định cũng nằm trong đó. Do đó trong thời gian tới công ty đã ban hành và sẽ tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các quy chế sau:
* Công tác cán bộ:
- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, lập quy hoạch đào tạo cán bộ cho các năm tới nhằm phục vụ phát triển cho công ty, bổ xung thêm lực lượng cán bộ, chuyên viên giỏi giúp lãnh đạo của công ty mở rộng thị trường phát triển sản xuất kinh doanh.
- Củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể trong công ty và các chi nhánh văn phòng trực thuộc.
- Bổ xung và hoàn thiện thoả ước mới lao động tập thể, thực hiện hợp đồng lao động trong nội bộ công ty và hoàn thiện việc lập sổ bảo hiểm xã hội.
- Tạo bầu không khí làm việc trong công ty, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ công ty, đảm bảo công ăn việc làm, chăm lo đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
* Công tác hành chính quản trị.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các tài sản và phương tiện làm việc của công ty, thực hành an toàn tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các phương tiện dùng chung như ô tô con, máy fax, email, công tác bằng máy bay, tiết kiệm trong việc sử dụng điện thoại và phục vụ sinh hoạt điện nước... bảo đảm trật tự, vệ sinh an toàn trong cơ quan.
* Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường trong thời gian tới.
* Để đạt được mục tiêu và phương hướng nêu ra công ty đề nghị Bộ Thương Mại và Nhà nước giúp đỡ một số mặt sau
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.
Để có thể phát triển thị trường, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện pháp đã nêu trên, đề nghị Nhà nước cho sửa đổi và bổ sung một số chính sách biện pháp phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ.
1. Tăng mức ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước bằng hoặc cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay tuy vị trí của đầu tư trong nước đã được nâng cao nhưng vẫn còn một số lĩnh vực mà doanh nghịêp trong nước chưa được đối sử bằng hoặc cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực tiễn này chưa phù hợp “ vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng ”
- Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh đều thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay vốn với lãi suất cao để tổ chức sản xuất – kinh doanh (mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). Do vậy để khuyến khích để khai thác cơ sở sản xuất kinh doanh có hợp đồng xuất khẩu đạt mức 20.000USD trở lên, đề nghị chính phủ cho hưởng các ưu đãi về vốn kinh doanh.
+ Được ngân hàng ưu tiên cho vay đủ vốn sản xuất kinh doanh theo hợp đồng đã ký.
+ Sau khi thực hiện hợp đồng, được quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà Nước hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu theo hỗ trợ lãi suất quy định tại Nghị Định 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 tức là hỗ trợ 50% lãi suất trên vốn thực tế đã vay tại ngân hàng
Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề
Với nghệ nhân:
Nghệ nhân thợ cả có vai trò quan trọng với nghề và làng nghề. Nhà Nước cần có chính sách đối với nghệ nhân, giúp đỡ hỗ trợ, khuyến khích họ phát triển sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu truyền dậy nghề cho con cháu, đào tạo nghề cho lao động sản xuất nếu có chính sách đối sử với nghệ nhân, thợ giỏi được thực hiện tốt là một đảm bảo duy trì và phát triển đội ngũ thợ lành nghề trong các làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc.
Với làng nghề:
Trong quá trình phát triển, những làng nghề có điều kiện và cơ hội phát triển nhanh đều gặp một số khó khăn như thiếu vốn hoạt động, cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường và hiện nay có nơi ván đề cơ sở hạ tầng và môi trường đặt ra rất gay gắt, bức xúc, như làng gốm Bát Tràng, Làng giấy.
Để các làng nghề duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ làng nghề như:
- Phổ biến, hướng dẫn cho các nhà sản xuất kinh doanh trong làng nghề đăng ký hoạt động theo đúng pháp luật, hiểu biết các chính sách và các thủ tục đã quy định để được hưởng cái chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có hoặc sẽ được Nhà Nước ban hành.
- Mặt khác làng nghề với tư cách là một đơn vị hành chính, một đơn vị tổ chức làm ăn có tính phường hội, cũng cần được sự hỗ trợ của Nhà Nước để xử lý một số vấn đề như cơ sở hạ tầng, môi trường, đối với toàn bộ làng nghề.
- Từ đó đề nghị chính phủ cho thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông bến bãi, đường dây tải điện …) dự án xử lý các vấn đề về môi trường tại khu vực làng nghề.
- Đề nghị nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn để phát triển mặt hàng nông sản, nên đưa một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Có hệ thống ngân hàng phù hợp để bà con nông dân được hỗ trợ về vốn. Đưa một số cán bộ có kinh nghiệm trong trồng trọt xuống hướng dẫn cho bà con áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
3. Hỗ trợ giảm nhẹ cước phí vận chuyển, lệ phí tại cảng, khẩu
Hàng thủ công mỹ nghệ có đặc điểm là cồng kềnh, giá trị không cao như mây, tre đan nên cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi, cụ thể như sau:
- Hàng thủ công mỹ nghệ chuyển từ nơi sản xuất đến các cảng khẩu để giao hàng xuất khẩu, trên tất cả các loại phương tiện vận chuyển đều được giảm 30 hoặc 50% cước vận chuyển theo biểu giá cước hiện hành chủ phương tiện vận chuyển được phép tăng giá cước vận chuyển các loại hàng hoá khác để bù lại hoặc được Nhà Nước hỗ trợ thông qua việc công nhận giảm thu trong hạch toán thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp hàng năm.
- Ví dụ: Để buôn bán với Nga, nhất định phải có luồng tàu biển hợp lý, với cước phí vận tải ở mức chấp nhận được. Đây là việc hết sức khó khăn, bởi hàng không nhiều thì không có luồng tàu hợp lý, nhưng nếu không có luồng tàu hợp lý thì kim ngạch sẽ không thể cao. Do vậy, đề nghị chính phủ sẽ trợ cấp một phần cước phí cho các doanh nghiệp, những tàu chạy tuyến Nga sẽ được miễn mọi khoản thu của Nhà Nước như chi phí cập cầu, phí hoa tiêu, thuế vốn thận chí hoàn thuế nhiên liêu (nếu có) … để giảm các chi phí giảm 50% (theo biểu giá hiện hành) tất cả các chi phí hoặc lệ phí tại cảng, khẩu có liên quan đến việc giao hàng thủ công mỹ nghệ cho tất cả các thị trường.
- Giảm 50% (theo biểu giá hiện hành) tiền cước phí, bưu phí gửi hàng mẫu là hàng thủ công mỹ nghệ cho khách hàng nước ngoài hoặc gửi mẫu hàng tham dự hội trợ – triễn lãm nước ngoài.
Một số vấn đề quản lý Nhà Nước
Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho xuất khẩu, trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái đã tăng lên, gây bất lợi cho xuất khẩu… hy vọng rằng trong thời gian tới chính sách tỷ giá hối đoái của ta sẽ linh hoạt hơn, góp phần đưa đồng Việt Nam về giá trị thực của nó.
- Điền hình của sự bất ổn định trọng chính sách thuế là thuế xuất nhập khẩu, khung thuế rộng, quyền hạn thay đổi luôn, sự thay đổi nhiều đến nỗi cho đến nay vẫn không ai biết hết một biểu thuế hoàn chỉnh và chính xác, trừ các chuyên viên làm việc tại cơ quan thuế và nhân viên tại cục thuế. Việc đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp còn gặp phải các lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức nhiều khi ảnh hưởng đến kinh doanh. Do vậy rất mong được Nhà Nước có biện pháp khắc phục tình trạng này tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp
Đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời nhanh chóng và chính xác thực hiện tốt các quy định báo cáo thống kê giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà Nước về thương mại các cơ quan quản lý cung cấp thông tin, tư vấn nghiệp vụ về hàng hoá, thị trường cho các doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ tỉnh nam định.doc