Công việc kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – Sản xuất thú y thủy sản Việt Tân

Bộ phận có nhu cầu lập đề nghị mua hàng, sau đó chuyển cho Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền xét duyệt đề nghị. Nếu được chấp nhận, phiếu đề nghị mua hàng sẽ được đưa đến phòng kế hoach để lựa chọn nhà cung cấp và lập đơn hàng. Phòng kế hoạch sẽ hỏi giá nhà cung cấp và đưa giá cho bộ phận có nhu cầu và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Phòng kinh doanh lập lệnh mua hàng.  Khi nhà cung cấp giao hàng, bộ phận có nhu cầu kiểm tra và xem xét dựa trên các chứng từ cần thiết. Sau đó, tiến hành nhập kho. Nếu công ty chưa thanh toán tiền hàng ngay cho nhà cung cấp thì bộ phận kế toán phải ghi sổ theo dõi nợ. Nếu công ty thanh toán tiền thì tiến hành như quy trình chi tiền như kế toán tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng.

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công việc kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – Sản xuất thú y thủy sản Việt Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng và số lượng hàng nhập kho. Nếu hàng đủ tiêu chuẩn tiến hành nhập kho, nếu không trả hàng cho nhà cung cấp. Nhân viên mua hàng yêu cầu kế toán lập phiếu nhập kho. Kế toán đối chiếu chứng từ và tiến hành lập phiếu nhập kho. Căn cứ phiếu nhập, thủ kho nhận hàng và ghi sổ theo dõi. Đồng thời kế toán ghi sổ kế toán vật tư để đối chiếu số liệu. Quy trình xuất kho Bộ phận có nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất giấy đề nghị sản xuất và xuất kho bao gồm chứng từ hợp lý kèm theo trình thủ trưởng xét duyệt. Kế toán lập phiếu xuất theo lệnh thủ trưởng. Thủ kho căn cứ phiếu xuất, xuất hàng và ghi thẻ kho để theo dõi. Đồng thời, kế toán ghi sổ kế toán vật tư 2.6.5. Nghiệp vụ minh họa Ngày 01/09/2011, theo phiếu chi số 01C/09, thanh toán cho Cty TNHH Ruby tiền mua 25kg nguyên liệu Oxytetracycline phục vụ cho sản xuất căn cứ vào HĐ 5856, số tiền 7.750.001đ (chưa bao gồm thuế VAT 5%). (Phụ lục 1.1.1) Nợ TK 1521: 7.380.953 Nợ TK 1331: 369.048 Có TK 111: 7.750.001 Ngày 05/09/2011, căn cứ vào tờ khai 97283, nhập kho hàng hóa trị giá 54.960USD. Tỉ giá ghi sổ là 20.628đ/USD. Phí vận chuyển 2.400USD. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%. (Phụ lục 1.4.1) Nợ TK 1561: 1.128.145.320 Nợ TK 1561: 49.507.200 Có TK 3311: 1.177.652.520 Nợ TK 1332: 58.882.626 Có TK 33312: 58.882.626 Ngày 06/09/2011, theo phiếu xuất PXK491, xuất kho bán hàng cho chị Nguyễn Thị Tâm và theo phiếu thu số 09T/09 thu tiền mặt căn cứ vào HĐ 491, số tiền 30.704.000đ (chưa gồm thuế VAT 5%). (Phụ lục 1.1.2) Nợ TK 111: 32.239.200 Có TK 5111: 30.704.000 Có TK 33311: 1.535.200 Nợ TK 632: 27.809.647 Có TK 1521: 27.809.647 2.7. Kế toán tài sản cố định 2.7.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho - Bảng phân bổ khấu hao (Phụ lục 1.7) 2.7.2. Tài khoản sử dụng Tài sản cố định hữu hình Số hiệu Tên tài khoản 211 2112 2113 Tài sản cố định hữu hình Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Hao mòn tài sản cố định Số hiệu Tên tài khoản 214 2141 Hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐ hữu hình 2.7.3. Sổ kế toán - Sổ chi tiết TK 211, 214 - Sổ cái tổng hợp TK 2112, 2113, 2141 2.7.4. Tóm tắt quy trình kế toán tài sản cố định 2.7.4.1. Lưu đồ kế toán tài sản cố định Bộ phận có nhu cầu Giám đốc, NĐUQ Bộ phận Quản lý TS Bộ phận Kế toán TSCĐ Lưu đồ 2.4 – Kế toán tài sản cố định QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tăng TSCĐ Lập yêu cầu ghi tăng TSCĐ Phê duyệt đề nghị Lập HĐ và chọn NCC Giảm TSCĐ Lập đề nghị ghi nhận giảm TSCĐ Xác nhận tình trạng chờ thanh lý Thanh lý Lập giao dịch thanh lý TSCĐ Lập PXK, PT Ghi nhận công nợ Nhập liệu Bảng kê DS TSCĐ Phê duyệt đề nghị Ghi nhận TSCĐ Lập biên bản giao nhận TSCĐ Giao trách nhiệm quản lý TSCĐ Xác nhận TS, CTừ Lập PNK, PC Ghi nhận công nợ Nhập liệu Bảng kê DS TSCĐ Trích KH Quản lý khấu hao Nhập liệu 2.7.4.2. Quy trình kế toán tài sản cố định Khi bộ phận có nhu cầu cần mua sắm hay thanh lý TSCĐ đều phải lập yêu cầu đề nghị tăng, hoặc giảm TSCĐ. Sau đó, đề nghị sẽ được giám đốc hay người được ủy quyền xét duyệt tính hợp lý của việc mua sắm hay thanh lý TSCĐ. Khi đề nghị được chấp nhận, trong các trường hợp: + Tăng TSCĐ: Bộ phận quản lý sẽ lập HĐ và chọn NCC thích hợp. Khi nhận được TSCĐ bộ phận Kế toán sẽ ghi nhận tăng TSCĐ, lập chứng từ cần thiết liên quan (PNK, PC,…) và ghi sổ kế toán. Ngoài ra, bộ phận kế toán theo dõi và quản lý việc khấu hao TSCĐ. Bộ phận quản lý TSCĐ có trách nhiệm quản lý tài sản của công ty. + Giảm TSCĐ: Bộ phận kế toán sẽ lập giao dịch thanh lý TSCĐ và các chứng từ liên quan (PXK, PT,…). Sau khi thanh lý TSCĐ, kế toán tiến hành ghi sổ và lập bảng kê DS TSCĐ. 2.7.5. Cách tính khấu hao TSCĐ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao              Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm       =  –––––––––––––––––––––––––– của tài sản cố định                          Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 2.7.6. Nghiệp vụ minh họa Trong năm không phát sinh nghiệp vụ về Tài sản cố định Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận văn phòng: Ngày 20/03/2008, Công ty mua máy in phun (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 45.714.286đ. Chi phí vận chuyển và chi phí lắp đặt, chạy thử miễn phí. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 6 năm, thời gian sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 5 năm. (Công ty áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng) Nguyên giá tài sản cố định = 45.714.286 đ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 45.714.286 : 3 năm = 9.142.857đ/năm. Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 9.142.857 : 12 tháng = 761.905đ/tháng. Ngày 31/09/2011, kế toán tiến hành trích khấu hao TSCĐ tại bộ phận văn phòng và bộ phận sản xuất Nợ TK 642: 8.641.059 Nợ TK 627: 1.970.394 Có TK 214: 10.611.453 SỔ CÁI Tháng: 09/2011 Tên tài khoản: Khấu hao Tài sản cố định – Số hiệu: 214 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK ĐƯ Số tiền Số  hiệu Ngày, Tháng Nợ Có A B C D H 1 2 ... 31/09 KH 31/09 Trích KH TSCĐ bp VP 642 - 8.641.059 31/09 KH 31/09 Trích KH TSCĐ bp SX 6271 - 1.970.394 … - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng 2.8. Kế toán các khoản vay ngắn hạn 2.8.1. Chứng từ sử dụng - Khế ước nhận nợ - Ủy nhiệm chi 2.8.2. Tài khoản sử dụng 311 Vay ngắn hạn 2.8.3. Sổ sách kế toán Sổ cái TK 311 Sổ chi tiết TK 311 2.8.4. Nghiệp vụ minh họa Ngày 07/09/2011, nhận giấy báo Nợ của Ngân hàng ACB cho khoản thanh lý tài khoản vay số 104390919 của Cty ngày 20/05/2011, số tiền 44.000EUR. Trong đó lãi vay là 18.51EUR. Tỷ giá: 29.400đ/EUR. (Phụ lục 1.2.1) Nợ TK 311: 1.293.600.000 Nợ TK 635: 544.194 Có TK 11211: 1.294.144.194 SỔ CÁI Tháng: 09/2011 Tên tài khoản: Tài sản cố định – Phương tiện vận tải, truyền dẫn Số hiệu: 311 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK ĐƯ Số tiền Số  hiệu Ngày, Tháng Nợ Có A B C D H 1 2 ... 07/09 Vay 07/09 Mua 44.000 EUR x 29.400 TT nợ vay ngày 20/05/2011 11211 1.293.600.000 - … - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng 2.9. Kế toán các khoản phải trả người bán 2.9.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Hợp đồng - Biên bản đối chiếu công nợ 2.9.2. Tài khoản sử dụng Số hiệu Tên tài khoản 331 Phải trả người bán 3311 Phải trả người bán 2.9.3. Sổ sách kế toán Sổ theo dõi chi tiết phải trả người bán Sồ cái tài khoản 3311 2.9.4. Tóm tắt quy trình kế toán các khoản phải trả người bán 2.9.4.1. Lưu đồ quy trình kế toán các khoản phải trả người bán Không đạt Bộ phận có nhu cầu Thủ trưởng Lưu đồ 2.5 – Quy trình mua hàng và các khoản phải trả người bán Phòng kế hoạch Thủ trưởng Quản lý kho Phòng kế toán Đạt Không đạt Đạt Lập đơn hàng Ghi chép NV lên phần mềm kế toán Bảng hỏi giá Phiếu nhập kho Hợp đồng Hóa đơn Đơn đặt hàng Thỏa thuận xử lý lại Ghi sổ theo dõi nợ Nhu cầu mua hàng Lập phiếu đề nghị mua hàng Xét duyệt Lập phương án lựa chọn NCC Duyệt Mua hàng Kiểm tra hàng nhập Nhập kho Chi tiền 2.9.4.2. Quy trình kế toán các khoản phải trả người bán Bộ phận có nhu cầu lập đề nghị mua hàng, sau đó chuyển cho Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền xét duyệt đề nghị. Nếu được chấp nhận, phiếu đề nghị mua hàng sẽ được đưa đến phòng kế hoach để lựa chọn nhà cung cấp và lập đơn hàng. Phòng kế hoạch sẽ hỏi giá nhà cung cấp và đưa giá cho bộ phận có nhu cầu và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Phòng kinh doanh lập lệnh mua hàng. Khi nhà cung cấp giao hàng, bộ phận có nhu cầu kiểm tra và xem xét dựa trên các chứng từ cần thiết. Sau đó, tiến hành nhập kho. Nếu công ty chưa thanh toán tiền hàng ngay cho nhà cung cấp thì bộ phận kế toán phải ghi sổ theo dõi nợ. Nếu công ty thanh toán tiền thì tiến hành như quy trình chi tiền như kế toán tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng. 2.9.5. Nghiệp vụ minh họa Ngày 05/09/2011, căn cứ vào tờ khai 97283, nhập kho hàng hóa trị giá 54.960USD. Tỉ giá ghi sổ là 20.628đ/USD. Phí vận chuyển 2.400USD. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%. (Phụ lục 1.4.1) Nợ TK 1561: 1.128.145.320 Nợ TK 1561: 49.507.200 Có TK 3311: 1.177.652.520 Nợ TK 1332: 58.882.626 Có TK 33312: 58.882.626 Ngày 07/09/2011, căn cứ vào tờ khai 97283, thanh toán tiền hàng mua ngày 05/09/2011, số tiền 57.090USD. Tỉ giá thực tế là 20.834đ/USD. Tỉ giá ghi sổ là 20.628đ/USD. Phí chuyển tiền là 287.98USD. (Phụ lục 1.2.2) Nợ TK 3311: 1.177.652.520 Nợ TK 635: 11.760.540 Nợ TK 642: 5.999.775 Có TK 11211: 1.195.412.835 Ngày 19/10/2011, căn cứ vào HĐ 3477; HĐ 3685, thanh toán tiền cho Công ty Thành Nhơn, số tiền 38.609.802.đ (Phụ lục 1.2.4) Nợ TK 3311: 38.609.802 Có TK 11211: 38.609.802 SỔ CÁI Tháng: 09/2011 Tên tài khoản: Phải trả người bán Số hiệu: 3311 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số  hiệu Ngày, Tháng Nợ Có A B C D H 1 2 ... 05/09 TK97283 05/09 Nhập hàng hóa TK 97283 (54.690USD x 20.638) 1561 - 1.128.145.320 05/09 TK97283 05/09 VC hàng hóa TK 97283 (54.690USD x 20.638) 1561 - 49.507.200 07/09 TK97283 07/09 Mua 57.090USD x 20.834 TT TK 97283 ngày 05/09 11211 1.177.652.520 … - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng 2.10. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.10.1. Hình thức trả lương và cách tính lương Hình thức trả lương: Chia làm hai kỳ I và II. Cách tính lương: Do quy mô công ty vừa và nhỏ, sản phẩm tiêu thụ có tính mùa vụ nên công ty áp dụng tính lương theo hình thức Lương tháng. Lương tháng = Lương tháng – Lương tháng/Số ngày công chuẩn x số ngày nghỉ không lương. Trong đó: – Lương tháng là con số cố định. – Số ngày công chuẩn của tháng là 26 ngày. Ví dụ: Lương cơ bản của công nhân tại Công ty là 1.500.000đ/ 1 tháng. Trong tháng, công nhân đó xin phép nghỉ 1 ngày và nửa buổi. Cuối kỳ, lương tháng của công nhân này được tính như sau: Lương tháng = 1.500.000 - 1.500.000/26 x 1.5 =1.413.500đ 2.10.2. Các khoản trích theo lương Ngoài các khoản tiền lương chính, lương phụ, tiền thưởng, công ty và CNV còn phải thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) … theo quy định của Nhà nước, cụ thể như sau : Bảo hiểm xã hội, y tế : NLĐ đóng 7.5%, NSDLĐ đóng 19% Bảo hiểm thất nghiệp : NLĐ đóng 1%, NSDLĐ đóng 1%. 2.10.3. Chứng từ sử dụng: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 1.8) - Phiếu lương 2.10.4. Tài khoản sử dụng Số hiệu Tên tài khoản 334 Phải trả công nhân viên 3383 Bảo hiểm xã hội 2.10.5. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết TK 334, 3383 - Sổ cái tổng hợp TK 334, 3383 2.10.6. Nghiệp vụ minh họa Trích lương tháng 09/2011: Nợ TK 642: 12.840.000 Nợ TK 6221: 25.588.000 Có TK 334: 38.428.000 Các khoản trích theo lương 09/2011 sau khi trừ khoản tiền lương: Trích BHTN phải nộp 09/2011 Nợ TK 642: 102.000 Nợ TK 6221: 119.000 Nợ TK 334: 221.000 Có TK 3383: 442.000 Trích BHXH, BHYT phải nộp 09/2011 Nợ TK 642: 1.938.000 Nợ TK 6221: 2.261.000 Nợ TK 334: 1.657.500 Có TK 3383: 5.856.500 SỔ CÁI Tháng: 09/2011 Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội Số hiệu: 3383 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK ĐƯ Số tiền Số  hiệu Ngày, Tháng Nợ Có A B C D H 1 2 ... 31/09 31/09 BHTN do DN phải nộp 642 - 102.000 31/09 31/09 BHTN do DN phải nộp 6221 - 119.000 31/09 31/09 BHTN do NLĐ phải nộp 334 - 221.000 31/09 31/09 BHXH do DN phải nộp 642 - 1.938.000 31/09 31/09 BHXH do DN phải nộp 6221 - 2.261.000 31/09 31/09 BHXH do NLĐ phải nộp 334 - 1.657.500 … - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng 2.11. Kế toán giá thành 2.11.1. Chứng từ sử dụng - Phiếu sản xuất kiêm lệnh xuất kho - Phiếu tính giá thành - Báo cáo XNT (Phụ lục 1.6.1) 2.11.2. Tài khoản sử dụng Số hiệu Tên tài khoản 152 Nguyên vật liệu 154 155 621 622 627 632 Chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang Thành phẩm Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí SXC Gía vốn hàng bán 2.11.3. Tóm tắt quy trình kế toán giá thành Kế toán thu thập hóa đơn đầu ra, đơn đặt hàng để tổng hợp từng loại thuốc. Căn cứ phiếu sản xuất theo loại thuốc, định mức nguyên vật liệu cho từng loại, tính tổng nguyên vật liệu cần để chế biến tổng lượng thuốc trong tháng. Dựa vào thông tin chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp đưa tất cả vào tài khoản 154 để tính giá thành. . Sau khi tính giá thành, kế toán giá thành chuyển phiếu tính giá thành đến kế toán trưởng đế ký duyệt và lưu chứng từ. 2.11.4. Tính giá thành sản phẩm Ngày 06/09/2011, theo phiếu xuất PXK491, xuất kho bán 40 chai Glutex 1lit cho Nguyễn Thị Tâm căn cứ vào HĐ 491. (Phụ lục 1.1.2) PHIẾU SẢN XUẤT KIÊM LỆNH XUẤT KHO Tên sản phẩm: GLUTEX 1lít Số lượng sản xuất: Tháng sản xuất: tháng 09 STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐVT SỐ LƯỢNG ĐỊNH MỨC YÊU CẦU GIÁ THÀNH I NGUYÊN LIỆU nt30b bkc Hyamine 3500 lit 80.00 32.00  44.772 nt30b bst1 Protectol(Glutaraldehyde) kg 20.00 8.00  14.824 CỘNG : 100.00 40.00 II BAO BÌ 1 nt30b nhan10 nhãn decal 1 lít cái 100 40.00  480 2 nt30b chai02 Chai 1lit cái 100 40.00  5.767 3 nt30b thung04 Thùng 45.5 x 36.5 x 25 cái 5 2.00  306 TỔNG CỘNG :  66.149 Cách tính các chỉ số trong phiếu sản xuất kiêm lệnh xuất kho Định mức nguyên liệu để sản xuất ra 100lít Glutex 1lit cần: Hyamine 3500 80lit Protectol 20kg Theo nhu cầu khách hàng cần 40lít Glutex 1lit, lượng nguyên liệu yêu cần được đưa vào sản xuất là: Hyamine 3500 80lit x 0.4 = 32lit Protectol 20kg x 0.4 = 8kg Cần 40 chai 1lit, 40 nhãn để tạo bao bì sản phẩm hoàn chỉnh. Quy cách 1 thùng chứa được 20 chai. Cách tính giá thành 1 sản phẩm Giá hàng xuất kho = (Trị giá hàng Tồn kho đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / (Số lượng đk + SL nhập) + Hyamine = (42.712.646 + 0)/(576,25 + 0) = 74.122đ + Protectol = (12.153.532 + 36.771.240)/(214,2+660) = 55.965đ + Nhãn decal 1lit = (175.680 + 2.400.000)/(366 + 5.000) = 480đ + Chai 1lit = (16.561.475 + 17.700.800)/(2.889 + 3.052) = 5.767đ + Thùng (45.5 x 36.5 x 25) = (359.674 + 1.830.000)/(58+300) = 6.116đ Gía thành 1 sản phẩm = Tổng nguyên liệu và bao bì tính theo yêu cầu. Trong đó: Ƶ nguyên liệu (hoặc bao bì) = Gía xuất kho x SL nguyên liệu (bao bì) yêu cầu / SL Sản phẩm được yêu cầu + Z Hyamine: 74.122đ x 32/40 = 44.772đ + Z Protectol : 55.965đ x 8/40 = 14.824đ + Z Nhãn decal 1l: 480đ x 40/40 = 480đ + Z Chai 1lit: 5.767đ x 40/40 = 5.767đ + Z Thùng 6.999đ x 2/40 = 306đ Z Glutex 1lit = 66.149đ PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Thành phẩm: Glutex 1 lít Đơn vị tính: Chai Số lượng: 40 Khoản mục chi phí CPSX DD trong tháng CPSX PS trong tháng CPDD cuối tháng Tổng Z sản phẩm Z đơn vị sản phẩm CPNVL chính 9.260.812 9.260.812 66.149 CPNC TT 322.566 322.566 2.304 CPSX chung 67.430 67.430 482 Tổng cộng - 9.650.808 - 9.650.808 68.934 Trong đó: + CPNC TT của Tổng CPNC TT Tổng Z SP       =  ––––––––––––––––––– x CPNVL chính của Glutex Glutex 1lit             Tổng CPNVL chính ® CPNC TT = 25.588.000 x 9.260.812 / 734.626.763 = 322.566 + CP SXC của Tổng CP SXC Tổng Z SP       =  ––––––––––––––––––– x CPNVL chính của Glutex Glutex 1lit             Tổng CPNVL chính ® CPSXC = 5.348.991 x 9.260.812 / 734.626.763 = 67.430 + Trong tháng, công ty sản xuất 140 chai glutex 1lit. Vậy, Z đơn vị Glutex 1lit là: ® CPNC TT = 322.566/140 = 2.304 ® CPSXC = 67.430/140 = 482 + Từ đó, Z đơn vị của 1 chai Glutex 1lit = 66.149 + 2.304 + 482 = 68.934đ Gía thành được tính tương tự cho các loại sản phẩm khác 2.11.5. Nghiệp vụ minh họa: Trong kỳ xuất kho nguyên vật liệu, hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất: Nợ TK 6211: 734.626.763 Có TK 1521: 195.004.804 Có TK 1561: 539.624.959 Trích lương nhân công sản xuất: Nợ TK 6221: 25.588.000 Có TK 334: 25.588.000 Chi phí tiền điện, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 627: 5.348.991 Có TK 111: 3.378.597 Có TK 214: 1.970.394 Cuối kỳ, 30/09/2011. Kế toán tập hợp chi phí NVL, NC, SXC và nhập kho TP. Nợ TK 154: 765.563.754 Có TK 6211: 734.626.763 Có TK 6221: 25.588.000 Có TK 6271: 5.348.991 Nợ TK 155: 765.563.754 Có TK 154: 765.563.754 Gía vốn hàng bán trong kỳ Nợ TK 632: 754.311.078 Có TK 155: 754.311.078 2.12. Kế toán các khoản doanh thu 2.12.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu thu Hóa đơn 2.12.2. Tài khoản sử dụng Số hiệu Tên tài khoản 5111 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 515 Doanh thu hoạt động tài chính 2.12.2. Nghiệp vụ minh họa Ngày 06/09/2011, căn cứ vào HĐ 491, xuất kho bán hàng cho chị Nguyễn Thị Tâm theo phiếu xuất PXK491 và thu tiền mặt theo phiếu thu số 09T/09, số tiền 30.704.000đ (chưa gồm thuế VAT 5%). (Phụ lục 1.1.2) Nợ TK 111: 32.239.200 Có TK 5111: 30.704.000 Có TK 33311: 1.535.200 Nợ TK 632: 27.809.647 Có TK 1521: 27.809.647 Ngày 07/09/2011, nhận giấy báo Nợ của Ngân hàng ACB cho khoản thanh lý tài khoản vay số 104390919 của Cty ngày 20/05/2011, số tiền 44.000EUR. Trong đó lãi vay là 18.51EUR. Tỷ giá ghi sổ: 29.400đ/EUR. Tỷ giá thực tế: 28.979đ/EUR. (Phụ lục 1.2.1) Nợ TK 311: 1.293.600.000 Nợ TK 635: 544.194 Có TK 11211: 1.294.144.194 Nợ TK 311: 18.524.000 Có TK 515: 18.524.000 Ngày 13/09/2011, căn cứ vào HĐ521, xuất kho bán hàng cho Lê Thị Kim Hồng theo PXK521, số tiền 6.711.500 (gồm VAT 5%). Khách hàng thanh toán trước tiền. (Phụ lục 1.2.3) Nợ TK 1311: 6.711.500 Có TK 5111: 6.391.900 Có TK 33311: 319.595 Nợ TK 632: 5.870.495 Có TK 1521: 5.870.495 2.13. Kế toán các khoản chi phí 2.13.1. Tài khoản sử dụng Số hiệu Tên tài khoản 641 Chi phí bán hàng 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.13.2. Quy trình thực hiện Khi có nhu cầu, bộ phận bán hàng hoặc kinh doanh gởi yêu cầu đến phòng kế toán. Kế toán lập phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi để chi trả các khoản chi phí. Thông qua sự xét duyệt, đối chiếu của kế toán trưởng và thủ trưởng, chuyển phiếu chi cho thủ quỹ hoặc Ngân hàng để thanh toán. Đồng thời, kế toán căn cứ hóa đơn làm chứng từ gốc để ghi sổ trên phần mềm. 2.13.3. Nghiệp vụ minh họa Ngày 05/09/2011, theo phiếu chi số 03C/09 , thanh toán chi phí xếp dỡ cho công ty DV Hà Thiên căn cứ vào HĐ 872, số tiền 3.080.099đ (gồm VAT10%). (Phụ lục 1.10) Nợ TK 641: 3.080.099 Có TK 111: 3.080.099 Ngày 13/09/2011, theo Phiếu chi số 17C/09, thanh toán tiền điện thoại tháng 08/2011 cho Dịch vụ viễn thông căn cứ vào HĐ 1477690; HĐ 1477691, số tiền 579.214đ. (Phụ lục 1.1.5) Nợ TK 642: 526.558 Nợ TK 1331: 55.656 Có TK 111: 579.214 2.14. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.14.1. Sơ đồ chữ T kết chuyển tài khoản 911 Cuối kỳ, kế toán tiến hành định khoản các bút toán kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh. 2.14.2. Nghiệp vụ minh họa Ngày 30/09/2011, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu – chi phí và tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Kết chuyển doanh thu: Nợ TK 5111: 1.358.899.984 Nợ TK 515: 18.826.066 Có TK 911: 1.377.726.050 Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 1.222.181.167 Có TK 6321: 754.311.078 Có TK 6322: 400.012.357 Có TK 635: 5.542.291 Có TK 641: 3.870.363 Có TK 642: 34.627.612 Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 155.544.883 Có TK 4212: 155.544.883 2.15. Lập báo cáo tài chính 2.15.1. Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 3.2) • Nguyên tắc chung để lập bảng cân đối kế toán : Trước khi lập BCĐKT, kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng họp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước khi khoá sổ, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi. Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư Nợ thì ở phần "tài sản", nếu số dư chi tiết là số dư Có thì ghi ở phần "nguồn vốn". Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư có, nhưng khi lên BCĐKT thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần "nguồn vốn", nhưng ghi theo số âm. • Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT: Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập BCĐKT sau khi đã khoá sổ: Đối với cột "đầu năm". Căn cứ số liệu cột "cuối kỳ" của BCĐKT ngày 31/12 năm trước để ghi. Cột cuối kỳ : Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu Thông qua các quan hệ cân đối trên có thể thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn từ đó mà xác định được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị. 2.15.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 3.2) • Cơ sở số liệu và phương pháp lập: - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. • Phương pháp lập: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mẫu số 02): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10): Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20): Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515 "Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí lãi vay (Mã số 23): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính". 8. Chi phí bán hàng (Mã số 24): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30): Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25 11. Thu nhập khác (Mã số 31): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Chi phí khác (Mã số 32): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40): Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 14. Tổng lợi tức trước thuế (Mã số 50): Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60): Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 18. Lãi trên cổ phiếu (Mã số 70): Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số 30 “Lãi trên cổ phiếu” 2.15.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp gián tiếp) (Phụ lục 3.2) I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế (Mã số 1): Lấy từ chỉ tiêu " Tổng lợi nhận trước thuế" (Mã số 50) trong Báo cáo Kết quả kinh doanh. Nếu chỉ tiêu là số âm (bị lỗ ) thì ghi trong ( ) 2. Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao TSCĐ (Mã số 2): Căn cứ  Bảng tính khấu hao TSCĐ, số phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế". 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn  lưu động (Mã số 8): Lấy mã 01 cộng hoặc trừ vào khỏan điều chỉnh, nếu âm thì ghi trong dấu ( ) Tăng, giảm các khoản phải thu (Mã số 9): Căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của các TK 131, 136, 138, 141, 142, 144 (phần đưa đi và nhận về liên quan đến tiền) được cộng vào chỉ tiêu có mã số 08 nếu tổng SDCK nhỏ hơn tổng SDĐK, ngược lại thì trừ ra. Nếu âm thì ghi ghi trong ( ) Tăng, giảm hàng tồn kho (Mã số 10): Căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của các TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157. Được cộng vào chỉ tiêu có mã số 08 nếu tổng SDCK nhỏ hơn tổng SDĐK.Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm nếu tổng SDCK > tổng SDĐK Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) (Mã số 11): Căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa SDCK và SDĐK của các TK 315, 331, 333, 334, 335, 336, 338. Được cộng vào chỉ tiêu có mã số 08 nếu tổng SDCK lớn hơn tổng SDĐK, được trừ vào chỉ tiêu có mã số 08 nếu tổng SDCK< tổng SDĐK.Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm nếu tổng SDCK < tổng SDĐK. Tăng, giảm chi phí trả trước (Mã số 12): Căn cứ vào tổng số chênh lệch giữa SDĐK và SDCK của các TK 142, 242. Được cộng vào mã số 12 nếu SDĐK > SDCK, ngược lại trừ ra. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20): Tổng hợp từ mã số 08 đến mã số 16, nếu âm ghi đỏ. II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ, bất động sản đầu tư và tài sản dài hạn khác (Mã số 21): Căn cứ vào tổng số tiền đã chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, tiền chi cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang đầu tư vào bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn khác trong năm báo cáo. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Mã số 30): Tổng hợp từ mã số 21 đến mã số 30, nếu âm ghi đỏ III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (Mã số 40): Tổng hợp từ mã số 31 đến mã số 36, nếu âm ghi đỏ. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (Mã số 50): Tổng hợp từ mã số 20 + mã số 30 + mã số 40, nếu âm ghi đỏ. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ (Mã số 60): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kỳ báo cáo,(Mã số 110, cột “số đầu năm” trên bảng cân đối kế toán) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mã số 70): Chỉ tiêu này bằng số “tổng cộng” các chỉ tiêu mã số 50, 60 và 61 và bằng chỉ tiêu mã số 110 trên bảng cân đối kế toán năm đó. 2.15.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục 3.2) Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được. Thuyết minh báo cáo tài chính có các tác dụng chủ yếu sau : Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định theo từng loại, từng nhóm; tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ vốn cơ cấu, khả năng thanh toán của doanh nghiệp v.v... Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp từ đó mà kiểm tra việc chấp hành các qui định, thế lệ, chế độ kế toán, phương pháp mà doanh nghiệp đăng ký áp dụng cũng như những kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp. Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính - gồm các bộ phận cấu thành sau đây : Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sx kinh doanh. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. Các kiến nghị. Cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính : Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết kỳ báo cáo. Bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo. Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước. Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính : Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên báo cáo tài chính khác, phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Đối với báo cáo quí, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải thuyết minh rõ lý do thay đổi. Về số liệu của các "cột kế hoạch" thể hiện số liệu kế hoạch kỳ báo cáo, số liệu thực hiện "cột kỳ trước" thể hiện số liệu thực hiện của kỳ ngay trước đó. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh chỉ thể hiện trên báo cáo tài chính năm. CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – SẢN XUẤT THÚ Y THỦY SẢN VIỆT TÂN Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân là Công ty thuộc loại hình kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ với bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với quy mô Công ty. Công ty đã luôn quan tâm đến chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạo nên đội ngũ cán bộ lành nghề, tin cậy, thích ứng với sự biến đổi của thị trường và có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Sau quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân, nhờ sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán đã giúp em có thêm cơ hội học hỏi và đi sâu vào nghiên cứu từ thực tế như: tìm hiểu cơ cấu tổ chức kinh doanh của công ty và cơ cấu tổ chức của phòng kế toán, nghiên cứu về trình tự hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ thực tế tại công ty. Từ đó, để em có thể cũng cố và hoàn thiện hơn kiến thức vốn có. Tuy với vốn kiến thức đã học và kinh nghiệm còn non nớt, cộng với thời gian thực tập có hạn nên sự hiểu biết của em về công ty còn hạn chế, nhưng em cũng xin có một số nhận xét như sau mong rằng sẽ góp một phần nhỏ bé vào công tác kế toán tại Công Ty. 3.1. Nhận xét: Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực trạng công tác kế toán tại công ty Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Thú Y Thủy Sản Việt Tân, em xin có một số nhận xét như sau: 3.1.1. Ưu điểm của Công ty: Về công tác tổ chức Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung để đơn giản hoá công việc kế toán và tạo điều kiện cho các thông tin kế toán được cung cấp một cách chính xác và đầy đủ, dễ dàng cho việc quản lý và điều hành công ty. Việc lập các bảng tổng hợp, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, cũng nhờ đó mà dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn giảm thiểu rủi ro sai sót trong công việc. Bên cạnh đó, nối mạng internet giúp cho các nhân viên trong công ty trao đổi thông tin trong nội bộ và bên ngoài công ty nhanh chóng và thuận tịên có điều kiện cập nhập thông tin kinh tế mới nhất nâng cao trình độ của nhân viên, từ đó công việc sẽ hiệu quả hơn. Các chứng từ được sắp xếp và lưu trữ có hệ thống giúp công việc nhập liệu, kiểm tra, đối chiếu được thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi. Chứng từ gốc về chi phí, doanh thu được kiểm tra chặt chẽ để tiến hành phân loại theo loại hình kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính. Tổ chức công tác hạch toán chặt chẽ, phân công, phân nhiệm rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong công việc, tạo sự đoàn kết và thống nhất trong nội bộ. Do đó, mọi công việc đều được hoàn thành kịp thời theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Công ty có chế độ hậu mãi với khách hàng quen cao giúp duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo thu nhập ổn định cho công ty. Bên cạnh những chính sách với khách hàng, công ty cũng có chính sách tiền thưởng, nghỉ lễ, tết, tổ chức các tua du lịch hàng năm cho công nhân viên, điều này kích thích tinh thần làm việc hăng hái, nhiệt tâm với ngành nghề, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo và năng động trong công việc của họ, tạo lập mối quan hệ thân thiện hoà đồng, là nguồn lực quan trọng giúp công ty ngày càng ổn định và phát triển. Về hình thức ghi sổ Công ty sử dụng hình thức kế toán máy vi tính với phần mềm Excel biên soạn công thức thích hợp cho kế toán, giúp cho kế toán thực hiện công việc của mình nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian công sức vừa phản ánh rõ ràng chính xác các khoản mục, nội dung cũng như chu trình sản xuất. Sổ được mở không những trên phần mềm mà còn ghi trên giấy để theo dõi chi tiết theo từng nhà cung cấp, khách hàng và từng nhân viên kinh doanh cụ thể. Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ công tác kế toán từ khâu lập chứng từ đến lập báo cáo tài chính, các số liệu được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ, định khoản rõ ràng, trung thực. Hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng phục vụ cho công tác hạch toán tương đối hoàn thiện. Các chứng từ và sổ sách kế toán được công ty thiết kế và vận dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành, có thể phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các hóa đơn, chứng từ, hầu hết phù hợp về cả số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Về đối tượng tập hợp chi sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty có nhiều loại nguyên liệu phục vụ sản xuất, việc kế toán theo dõi tình hình nhập – xuất tương đối chính xác, hợp lý, số liệu khá tin cậy nhờ vào sự phân biệt rõ ràng về từng loại nguyên liệu từ thành phần, mã hàng hóa và cập nhật, xử lý thông tin nhập – xuất nguyên liệu phát sinh một cách kịp thời, đúng lúc. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Do tính chất công việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của Công ty theo thời vụ nên việc áp dụng hình thức trả lương cho công nhân sản xuất theo thời gian là rất hợp lý, giúp cho công nhân có được mức thu nhập ổn định. Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung đơn giản hóa, không phức tạp và cuối tháng được tính trực tiếp cho sản phẩm, nhờ đó công tác tính chính xác không bị nhầm lẫn. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là sản phẩm và đánh gía sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính, tính giá thành theo phương pháp trực tiếp phù hợp với quy trình sản xuất giản đơn của công ty, giúp cho bộ phận kế toán tính toán dễ dàng. Bên cạnh đó việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng tháng đã làm giảm nhẹ bớt công tác kế toán tại công ty, đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên vì thế kế toán có thể tính toán chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác nhất, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1.2. Hạn chế của Công ty: Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, công tác kế toán tại Công ty còn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải đưa ra những biện pháp cụ thể có tính thực thi cao nhẳm khắc phục và hoàn thiện tốt hơn nữa. Do vậy, việc này sẽ giúp kế toán thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình, phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay. Về hệ thống tài khoản: Tài khoản 156 – Hàng hóa Do Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và nhập khẩu hàng hóa với chi phí mua hàng của các đợt thường chênh lệch nhau lớn, phát sinh nhiều, chi phí tập hợp khó (do chi nhiều lần, kéo dài, gồm nhiều khoản chi…) Trong trường hợp này vận dụng nguyên tắc nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nguyên tắc này yêu cầu khi tính chi phí được coi là chi phí hoạt động trong kỳ phải trên cơ sở những chi phí nào tạo nên doanh thu được hưởng trong kỳ. Khi đó kế toán sử dụng TK1562 – chi phí thu mua hàng hóa để tập hợp chi phí thu mua phát sinh đến cuối kỳ tiến hành phân bổ theo số hàng bán ra sẽ làm giá vốn hàng bán đều nhau hơn giữa các kỳ kế toán. Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Nhìn chung quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty tuân thủ đúng với chế độ quy định. Tuy nhiên, thực tế hạch toán tại Công ty vẫn chưa rõ ràng về việc áp dụng các loại tài khoản trích theo lương như BHXH (TK3383), BHYT (TK3384), BHTN (3389). Cụ thể, công ty định khoản các khoản trích theo lương như sau: Trích BHTN phải nộp 09/2011 Nợ TK 642: 128.400 Nợ TK 6221: 255.880 Nợ TK 334: 384.280 Có TK 3383: 768.560 Trích BH phải nộp 09/2011 Nợ TK 642: 2.439.600 Nợ TK 6221: 4.861.720 Nợ TK 334: 2.882.100 Có TK 3383: 10.183.420 Về cách hạch toán: Trong kế toán bán hàng, công ty chưa sử dụng các tài khoản phản ánh giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Khi phát sinh nghiệp vụ các khoản giảm trừ cho khách hàng, kế toán công ty phản ánh vào TK 641 như một chi phí bán hàng. Điều này không hợp lý với quy định hiện hành, do đó việc theo dõi và quản lý chi phí và hàng tồn kho sẽ gặp khó khăn. Thêm vào đó, nội dung kinh tế của các nghiệp vụ phản ánh sẽ không chính xác. Khối lượng hàng tồn của công ty khá lớn, đặc biệt là các khoản hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên đầu năm, kế toán không tiến hành trích lập dự phòng hàng tồn kho theo đúng nguyên tắc thận trọng của kế toán. Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty chưa sử dụng giấy đề nghị thanh toán cho những lần chi tiền tại đơn vị. Hiện tại công ty không sử dụng phiếu báo hỏng máy móc, thiết bị nên khi có nhu cầu sử dụng thiết bị thì nhân viên phân xưởng phải làm giấy đề nghị gửi lên phòng quản lý hoạt động sản xuất và nếu được sự đồng ý của phòng quản lý sản xuất sẽ xuất máy móc, thiết bị về mặt hiện vật ở nơi sử dụng cho nhân viên đó. Như vậy công ty không có căn cứ để quy trách nhiệm cho nhân viên sử dụng công cụ dụng khi mất mát hoặc hư hỏng. Điều này phần nào cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Để tránh tình trạng này, công ty nên sử dụng phiếu báo hỏng máy móc thiết bị. Công ty không sử dụng thẻ kho để theo dõi tình hình vật tư, hàng hóa trong kho nên phải lấy theo số liệu thực tế phát sinh tại kho. Một điều không kém phần quan trọng về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty là Công ty rất ít khi sử dụng Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng. Sự xác nhận này rất cần thiết trong việc theo dõi nợ các khoản phải thu quá hạn của Công ty. Việc thỏa thuận giá bán và nhận bán hàng của Công ty qua điện thoại tương đối tiết kiệm chi phí, thời gian… tuy nhiên, hai bên NCC và KH không có sự ràng buộc về các điều khoản hợp đồng cho những đơn hàng có khối lượng lớn. Do đó, khi hai bên đã đồng ý đơn hàng và giá cả nhưng khách hàng đơn phương hủy đơn hàng hay nhà cung cấp không đáp ứng đủ lượng hàng, nếu không có hợp đồng ràng buộc thì một trong hai bên sẽ gặp bất lợi lớn. Nhân viên phòng kế toán đã được phân ra chức năng riêng của mình. Tuy nhiên, do công ty sử dụng mạng nội bộ trong phòng kế toán nên việc cập nhật nghiệp vụ phát sinh còn khá nhiều cản trở, có thể gây sai sót. Ví dụ: Khi kế toán tiền mặt mở trước file Excel về báo cáo Nhập – Xuất – Tồn Kho thì kế toán kho chỉ mở file Excel đó ở dạng Read – Only. Do đó, họ có thể nhờ kế toán tiền mặt nhập số liệu, việc này đôi khi gặp sai sót do chuyên môn mỗi kế toán được yêu cầu trong công ty là khác nhau. Kế toán viên trong công ty có thể vi phạm quy tắc bất kiêm nhiệm do công ty có ít kế toán viên nên đôi lúc kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ, vì thế gian lận và sai sót xảy ra. 3.1.3. Một số kiến nghị Về hệ thống tài khoản: Tài khoản 156 – Hàng hóa Ví dụ nghiệp vụ: Ngày 05/09/2011, căn cứ vào tờ khai 97283, nhập kho hàng hóa trị giá 54.960USD. Tỉ giá ghi sổ là 20.628đ/USD. Phí vận chuyển 2.400USD. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 5%. Nợ TK 1561: 1.128.145.320 Nợ TK 1562: 49.507.200 (Chi phí vận chuyển) Có TK 3311: 1.177.652.520 Nợ TK 1332: 58.882.626 Có TK 33312: 58.882.626 Kế toán nên sử dụng TK1562 – chi phí thu mua hàng hóa để tập hợp chi phí thu mua phát sinh đến cuối kỳ tiến hành phân bổ theo số hàng bán ra. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác: Ví dụ nghiệp vụ: Các khoản trích theo lương của doanh nghiệp phải nộp tháng 09/2011 Nợ TK 642: 2.040.000 Nợ TK 6221: 2.380.000 Có TK 3383: 3.536.000 Có TK 3384: 663.000 Có TK 3389: 221.000 Các khoản trích theo lương người lao động phải nộp tháng 09/2011 Nợ TK 334: 1.878.500 Có TK 3383: 1.326.000 Có TK 3384: 331.500 Có TK 3389: 221.000 Việc tách riêng các loại Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp, Công ty nên ghi rõ các loại TK sử dụng riêng cho từng loại Bảo hiểm để dễ theo dõi trong công tác kiểm soát tính đúng đắn của việc trích lương cũng như nộp bảo hiểm cho Nhà nước. Về cách hạch toán: Các khoản giảm trừ doanh thu Công ty nên sử dụng các tài khoản phản ánh giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại khi phát sinh nghiệp vụ các khoản giảm trừ cho khách hàng. Hạch toán như sau: + Khi bán hàng: Nợ TK 632: giá vốn thành Có TK 155: thành phẩm xuất kho Nợ TK 131: phải thu khách hàng Có TK 511: doanh thu Có TK 333: Thuế gtgt đầu ra + Khi giảm giá (có giảm VAT) Nợ TK 532: trị giá hàng giảm Nợ TK 333: thuế gtgt trị giá hàng giảm Có TK 131: giảm phải thu khách hàng + Khi nhận hàng trả (có giảm VAT) Nợ TK 531: trị giá hàng trả Nợ TK 333: thuế gtgt hàng trả Có TK 131: giảm phải thu khách hàng Nợ TK 155: nhập lại kho thành phẩm hàng trả Có TK 632: giảm giá vốn hàng bán Trích lập dự phòng hàng tồn kho Khối lượng hàng tồn của công ty khá lớn, đặc biệt là các khoản hàng hóa nhập khẩu là các nguyên liệu đầu vào có giá cả không ổn định. Do đó, vào mỗi đầu niên độ, kế toán phải tiến hành trích lập dự phòng hàng tồn kho theo đúng nguyên tắc thận trọng của kế toán Vào thời điểm mở sổ, kế toán nên thực hiện việc trích lập dự phòng theo Thông tư 13/2006/TT-BTC. Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức trích lập dự phòng tính theo công thức: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán  - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Ví dụ nghiệp vụ: + Cuối năm 2011, Công ty tổng kết bảng Xuất – Nhập – Tồn hàng nhập. Gỉa sử, loại hàng nhập Aquamin 1 lít có số lượng tồn đầu kỳ tương đối lớn và trong năm số lượng xuất lại không nhiều (như bảng dưới). Loại hàng nhập này giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, do khách hàng ưa chuộng loại hàng khác có thành phần tương tự. Với điều kiện đảm bảo sau: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính ® Kế toán tiến hành lập dự phòn XUẤT - NHẬP - TỒN HÀNG NGOẠI 2011 MH TÊN HÀNG ĐVT ĐẦU KỲ NHẬP TRONG KỲ XUẤT TRONG KỲ TỒN CUỐI KỲ SLG ĐG T TIỀN SLG ĐG T TIỀN SLG ĐG T TIỀN SLG ĐG T TIỀN s1d Ampicoli kg goi 1,618.00 148,896 240,913,482 - - - 240 148,896 35,735,003 1,378 148,896 205,178,478 s2a Ampicoli fort kg goi 1,145.00 189,368 216,826,891 - - - 190 189,368 35,980,008 955 189,368 180,846,883 s11 Aquamin 1 lít goi 7,588.50 126,871 962,757,678 - - - 1,207 126,871 153,132,835 6,382 126,871 809,624,843 s11a Aquamin (can 25lít) li1t 382.00 100,842 38,521,554 - - - - - - 382 100,842 38,521,554 s20c Coccirex 250ml chai 877.00 50,049 43,892,778 - - - - - - 877 50,049 43,892,778 s21b Colmyc-E inj 100ml chai 1,954.00 68,035 132,940,390 - - - 180 68,035 12,246,300 1,774 68,035 120,694,090 s21u Colmyc-E oral 100ml chai - - - - - - - - - - - - s21e Colmyc-E oral 500ml chai 4,389.00 117,410 515,312,219 - - - 603 117,410 70,798,193 3,786 117,410 444,514,026 s21d Colmyc-E oral 1 lít chai 3,088.00 164,389 507,633,204 - - - 272 164,389 44,713,806 2,816 164,389 462,919,398 ezf Bio-Yucca 30 powder kg 3,563.83 120,977 431,141,898 3,000 123,170 369,510,281 658 121,979 80,225,865 5,906 121,979 720,426,314 y50 Yucca 50 Liquid kg 7,229.68 113,421 819,994,970 4,091 116,064 474,807,791 3,101 114,376 354,668,253 8,220 114,376 940,134,508 Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: 126.871đ Giá trị dự kiến thu hồi: 109.683đ Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn = 6.382 x (126.871 – 109.683) = 109.624.842 Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (Trích thông tư số 13/2006/TT-BTC) Do công ty chưa có khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, xử lý hạch toán: Nợ TK 632: 109.624.842 Có TK 159: 109.624.842 Về tố chức bộ máy kế toán: Công ty nên sử dụng thêm các loại phiếu báo hỏng thiết bị, máy móc; thẻ kho… theo các biểu mẫu chung của quy định hiện hành. Ví dụ: kế toán sử dụng thẻ kho theo Mẫu số S12-DN của QĐ số 15/2006/QĐ-BTC bộ tài chính ban hành. Việc áp dụng giấy đề nghị thanh toán cho các nghiệp vụ tiền mặt cũng không kém phần cần thiết cho Công ty. Điều này là một trong những thủ tục kiểm soát giúp đơn vị hạn chế bớt những gian lận, giảm bớt rủi ro. Công ty có thể áp dụng mẫu giấy đề nghị thanh toán Mẫu số 05–TT theo QĐ số 15 của bộ tài chính ban hành. Cải thiện cách đánh số chứng từ để việc kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách và chứng từ thêm rõ ràng, hoàn thiện hơn, đó cũng chính là một điều tất yếu giúp bộ máy kế toán thêm phần chặt chẽ. Ví dụ: SỔ CÁI Tháng: 09/2011 Tên tài khoản: Phải thu khách hàng – Số hiệu: 1311 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK ĐƯ Số tiền Số  hiệu Ngày, Tháng Nợ Có A B C D H 1 2 ... 12/09 131 12/09 Thu tiền hàng Lê Thị Kim Hồng_hđ521 11211 - 6.711.500 13/09 No 13/09 Thu bán hàng_hđ 00521_Lê Thị Kim Hồng 5111 6.391.900 - 13/09 No 13/09 VAT Thu bán hàng_hđ 00521_Lê Thị Kim Hồng 33311 319.595 - … - Cộng số phát sinh tháng - Số dư cuối tháng Thu tiền hàng khách hàng qua TK ngân hàng thì có thể ghi số ký hiệu chứng từ như CNH01/09 (Có NH). Tương tự cho thanh toán tiền qua TK ngân hàng, ký hiệu NNH01/09. Doanh thu bán hàng có thể đánh chứng từ theo phiếu thu hoặc phiếu xuất kho. Tùy theo công ty chọn mẫu đánh phù hợp. Hàng hóa, nguyên liệu mua vào nhập kho số hiệu chứng từ có thể là số phiếu xuất. Việc bổ sung biên bản đối chiếu công nợ sẽ phục vụ tốt hơn cho việc quản lý công nợ tại công ty. Mẫu này công ty có thể tự biên soạn sao cho phù hợp sao cho đối tác dễ dàng trong việc kiểm tra và xác nhận công nợ. Hợp đồng giữa hai bên cho những đơn hàng lớn là rất cần thiết không chỉ cho Công ty mà cả đối tượng khách hàng hay nhà cung cấp của Công ty. Công ty nên lập hợp đồng cho những đơn hàng với số lượng lớn. Vì công ty đang trên đà phát triển, các nghiệp vụ phát sinh nhiều và liên tục, công ty có thể thay thế bằng cách mua phần mềm kế toán (MISA, SSP,…) thay vì sử dụng mạng nội bộ. Về tố chức bộ máy hoạt động: Công ty nên thành lập tổ chức công đoàn, mặc dù sẽ làm tăng thêm chi phí và tăng giá thành giá thành sản phẩm, nhưng đó là quy định của nhà nước. Hơn nữa khi công đoàn cơ sở của công ty thành lập sẽ làm cho công nhân yên tâm sản xuất hơn vì họ đã có người đứng ra để đại diện cho họ về mặt quyền lợi cũng như giúp cho công nhân biết rõ thêm về trách nhiệm của mình đối với công ty. Bên cạnh đó công đoàn của công ty còn có những phong trào tạo điều kiện động viên thăm hỏi công nhân những khi cần thiết, giúp cho công nhân có tinh thần làm việc hăng hái đem lại kết quả lao đông cao. Công ty cũng nên tuyển dụng thêm công nhân mới, mở rộng mặt bằng sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất tốt hơn, nhằm đem lại lợi nhuận cao cho công ty cũng như cho toàn xã hội. Trên đây là một số nhận xét và giải pháp kiến nghị của em về công tác kế toán tại công ty TNHH TM – SX Thú Y Thủy Sản Việt Tân. Do kiến thức còn hạn hẹp nên một số ý kiến của em đưa ra có thể chưa đúng hoặc chưa sát thực tế, rất mong quý công ty cũng như thầy cô đưa ra lời nhận xét, phê bình để em sửa sai và rút kinh nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – TS. Trần Phước Tập thể tác giả Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học công nghiệp TP.HCM. Giáo trình Kế quản trị – Tập thể tác giả Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học công nghiệp TP.HCM. Một số trang web, diễn đàn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhi_2003_0946.doc
Luận văn liên quan