CPU làm việc như thế nào - Phần 3

Fetch Unit sẽ tải những lệnh từ bộ nhớ . Đầu tiên nó sẽ tìm những lệnh mà CPU yêu cầu bên trong Cache chỉ dẫn ( lệnh ) L1 , nếu không có nó sẽ tới bộ nhớ Cache L2 . Nếu lệnh cũng không có nó sẽ tải trực tiếp từ bộ nhớ của hệ thống RAM . Khi chúng ta bất máy tính tất cả bộ nhớ Cache hoàn toàn rỗng , khi hệ thống bắt đầu tải chương trình hệ thống , CPU sẽ bắt đầu xử lí những lệnh đầu tiên được tải từ ổ cứng và phần điều khiển cache bắt đầu tải vào bộ nhớ Cache , và quá trình làm việc bắt đầu . Sau khi Fetch Unit lấy những lệnh được CPU yêu cầu để xử lí , nó sẽ gửi chúng tới Decode Unit ( phần giải mã ) . Decode Unit sẽ tính ra những lệnh thông thường để làm . Nó làm bằng một chương trình trong bộ nhớ ROM tồn tại bên trong CPU gọi là Microcode . Mỗi một lệnh để cho CPU hiểu được đặt trong microcode . Microcode sẽ "dạy" cho CPU phải làm những gì . Nó như là hướng dẫn từng bước một cho mọi lệnh . Nếu lệnh được tải , ví dụ , a+b , microcode sẽ nói cho Decode Unit rằng nó cần hai tham số a và b . Decode Unit sẽ yêu cầu Fetch Unit lấy dữ liệu ở trong hai ô nhớ mà giá trị bên trong là a và b . Sau đó Decode Unit sẽ "dịch" lệnh này và lấy tất cả dữ liệu yêu cầu để thực hiện lệnh . Nó sẽ lấy dữ liệu một cách từng bước một để tới phần thực hiện lệnh ( Execute Unit ) và cho biết lệnh đó thực hiện như thế nào .

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu CPU làm việc như thế nào - Phần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CPU làm việc như thế nào ( phần 3 ) [10/07/2006 03:06] (Phần 2) (Phần 3) Quá trình phân nhánh Như đã đề cập phần trước , một vấn đề chính của CPU là có quá nhiều Cache "miss" , bởi vì Fetch Unit phải truy cập trực tiếp tới bộ nhớ hệ thống RAM chậm , như vậy sẽ làm hệ thống chậm đi . Thông thường sử dụng bộ nhớ Cache để tránh vấn đề trên  , nhưng có một tình huống hay xảy ra ở đó phần điều khiển Cache sẽ bị "miss" : bị phân nhánh . Nếu trong khoảng giữa của chương trình có lệnh gọi là JMP ( lệnh Jump hoặc Go to ) gửi chương trình tới một vị trí hoàn toàn khác . trong tình huống này không thể tải ở trong bộ nhớ Cache L2 , nó làm cho Fetch Unit phải truy cập trực tiếp vào bộ nhớ hệ thống RAM . Trong lệnh để giải quyết tình huống này , phần điều khiển Cache của CPU phân tích khối bộ nhớ mà nó tải về để tìm xem lệnh JMP nằm ở đâu và nó sẽ tải khối bộ nhớ đó vào trong Cache L2 trước khi CPU yêu cầu lệnh những JMP .này . Hình dưới đây mô tả tình huống rẽ nhánh không điều kiện Đây là vấn đề dễ giải quyết , còn một vấn đề là kh ichương trình rẽ nhánh có điều kiện , có nghĩa là chương trình sẽ chạy tuỳ thuộc vào điều kiện có hay không biết trước . Lấy ví dụ : nếu a=b chạy tới địa chỉ 2 . Chúng ta sẽ xem hình dưới đây: Trong tình huống trên dễ xảy ra tình trạng Cache "miss" bởi vì giá trị a , b chưa biết trước mà phần điều khiển Cache chỉ tìm được lệnh JMP . Giải pháp như sau : phần điều khiển Cache sẽ tải cả hai điều kiện vào trong bộ nhớ Cache . Sau cùng khi CPU xử lí lệnh rẽ nhánh nó sẽ đơn giản huỷ bỏ một điều kiện không được chọn tới . Đó là tốt nhất để tải bộ nhớ Cache còn hơn là truy cập trực tiếp dữ liệu bên trong bộ nhớ hệ thống RAM . Quá trình xử lí các lệnh Fetch Unit sẽ tải những lệnh từ bộ nhớ . Đầu tiên nó sẽ tìm những lệnh mà CPU yêu cầu bên trong Cache chỉ dẫn ( lệnh ) L1 , nếu không có nó sẽ tới bộ nhớ Cache L2 . Nếu lệnh cũng không có nó sẽ tải trực tiếp từ bộ nhớ của hệ thống RAM . Khi chúng ta bất máy tính tất cả bộ nhớ Cache hoàn toàn rỗng  , khi hệ thống bắt đầu tải chương trình hệ thống , CPU sẽ bắt đầu xử lí những lệnh đầu tiên được tải từ ổ cứng và phần điều khiển cache bắt đầu tải vào bộ nhớ Cache , và quá trình làm việc bắt đầu . Sau khi Fetch Unit lấy những lệnh được CPU yêu cầu để xử lí , nó sẽ gửi chúng tới Decode Unit ( phần giải mã ) . Decode Unit sẽ tính ra những lệnh thông thường để làm . Nó làm bằng một chương trình trong bộ nhớ ROM tồn tại bên trong CPU gọi là Microcode . Mỗi một lệnh để cho CPU hiểu được đặt trong microcode . Microcode sẽ "dạy" cho CPU phải làm những gì . Nó như là hướng dẫn từng bước một cho mọi lệnh . Nếu lệnh được tải , ví dụ  , a+b , microcode sẽ nói cho Decode Unit rằng nó cần hai tham số a và b . Decode Unit sẽ yêu cầu Fetch Unit lấy dữ liệu ở trong hai ô nhớ mà giá trị bên trong là a và b  . Sau đó Decode Unit sẽ "dịch" lệnh này và lấy tất cả dữ liệu yêu cầu để thực hiện lệnh . Nó sẽ lấy dữ liệu một cách từng bước một để tới phần thực hiện lệnh ( Execute Unit ) và cho biết lệnh đó thực hiện như thế nào . Execute Unit cuối cùng sẽ thực hiện lệnh đó . Trong nhiều kiểu CPU chúng ta sẽ thấy có một vài Execute Unit làm việc song song với nhau . Điều này sẽ làm tăng hiệu suất của quá trình xử lí lệnh . Ví dụ : một CPU có sáu Excute Unit có thể thực hiện sáu lệnh song song với nhau , do đó về mặt lí thuyết nó có thể đạt được như là sáu bộ vi xử lí bên trong một Execute Unit . Cấu trúc như vậy gọi là cấu trúc Superscalar . Thông thường CPU không có vài Execute Unit riêng biệt , chúng có Execute Unit chuyên để thực hiện một loại lệnh nào đó . Ví dụ là FPU , Float Point Unit, được sử dụng để thực hiện những phép toán phức tạp . Bình thường giữa Decode Unit và Execute Unit có một phần gọi là Dispatch ( hoặc Schedule Unit ) để gửi lệnh tới đúng Execute Unit mà nó cần , có nghĩa là nếu lệnh là phép toán nó sẽ được gửi tới FPU nếu không phải nó sẽ gửi tới Execute Unit chung . Những Execute Unit chung đó gọi là ALU, Arithmetic and Logic Unit . Cuối cùng khi quá trình xử lí kết thúc , kếy quả được gửi tới Cache dữ liệu L1 . Kết quả này có thể dược gửi quay trở lại bộ nhớ hệ thống RAM hoặc gửi tới một chỗ khác , ví dụ như card màn hình . Nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào lệnh tiếp theo mà trong quá trình xử lí tiếp diễn ( lệnh tiếp theo có thể là " in kết quả ra màn hình "). Một đặc điểm cần quan tâm khác mà tất cả bộ vi xử lí có một thời gian dài gọi là "pipeline" , khả năng có vài lệnh khác nhau ở những tầng ( stage ) khác nhau của CPU trong cùng một thời gian . Sau khi Fetch Unit gửi lệnh tới Decode Unit , nó sẽ tạm nghỉ không làm gì có phải không ? Do đó nó sẽ phải làm gì để thay thế thời gian không làm gì , có yêu cầu Fetch Unit lấy lệnh tiếp theo không ? . Khi lệnh đầu tiên tới Execute Unit , Fetch Unit có thể gửi lệnh tiếp theo tới Decode Unit và tiếp tục lấy tiếp lệnh thứ ba , cứ như thế . Trong kiểu CPU có 11 stage ( stage là tên khác của mỗi thành phần - unit - bên trong CPU ) , có sẽ có thể có 11 lệnh bên trong liên tục trong cùng một lúc . Trên thực tế tất cả kiểu CPU đều có cấu trúc Superscalar , có nhiều lệnh thực hiện liên tục bên trong CPU . Như trên đã nói CPU có Pipeline 11-stage , thì một lệnh để thực hiện đầy đủ sẽ phải qua 11 phần ( unit) . Số tầng càng cao thì thời gian trễ để thực hiện một lệnh đầy đủ càng lớn . Có một vài mẹo nhỏ được sử dụng trong một vài kiểu CPU để tăng hiệu suất . Chúng ta sẽ giải thích hai trong số chúng đó là  Out-Of-Order execution (OOO) và thực hiện suy đoán Speculative Execution.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCPU 1.doc
  • rar16256_Đồ án và cc bài thi trắ_.rar
  • rar2727891 n m7841ng my tnh.rar
  • docCache L3.doc
  • pdfchuong-4-cpu-pdf-7363.pdf
  • docCPU 3.doc
  • docCPU.doc