Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất và những biểu hiện mới của CNTB để tránh những âm mưu phá hoại của CNTB cũng như học hỏi những mặt tích cực của CNTB để hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và hơn hết là phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thấy được tính quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài: “CTNB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB và những biểu hiện mới của nó trong những năm gần đây” để làm bài tập học kỳ. Ở bài luận này do hạn chế về số lượng nên em xin đi sâu vào hai vấn đề chính là “tại sao CNTB độc quyền lại là giai đoạn phát triển cao của CNTB” và “những biểu hiện mới của CNTB độc quyền”. Tuy nhiên với hiểu biết kiến thức còn hạn chế, khả năng đào sâu nghiên cứu vấn đề còn chưa cao nên phần tìm hiểu của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô góp ý và chỉnh sửa để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16288 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu CTNB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB và những biểu hiện mới của nó trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Chủ nghĩa tư bản ra đời cách đây hơn 500 năm và có bốn lần thay đổi lớn. Vào giữa thế kỷ thứ XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tự do cạnh tranh. Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất và những biểu hiện mới của CNTB để tránh những âm mưu phá hoại của CNTB cũng như học hỏi những mặt tích cực của CNTB để hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và hơn hết là phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thấy được tính quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài: “CTNB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB và những biểu hiện mới của nó trong những năm gần đây” để làm bài tập học kỳ. Ở bài luận này do hạn chế về số lượng nên em xin đi sâu vào hai vấn đề chính là “tại sao CNTB độc quyền lại là giai đoạn phát triển cao của CNTB” và “những biểu hiện mới của CNTB độc quyền”. Tuy nhiên với hiểu biết kiến thức còn hạn chế, khả năng đào sâu nghiên cứu vấn đề còn chưa cao nên phần tìm hiểu của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô góp ý và chỉnh sửa để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!!
Sinh viên
Hoàng Quốc Việt – DS33D013
I – Những vấn đề lý luận về CNTB độc quyền
1 – CNTB độc quyền là gì?
CNTB độc quyền, thực chất là nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của CNTB về cả LLSX và QHSX để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế - chính trị TG từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cho đến nay.
CNTB độc quyền xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung lại đều là do tích tụ và tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này khi phát triển tới một mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền.
2 – Những đặc điểm kinh tế của CNTB độc quyền
Nghiên cứu CNTB độc quyền, Lênin đã khái quát năm đặc điểm lớn sau:
a. Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình thành độc quyền:
- Cạnh tranh thúc đẩy tích tụ tập trung tự bản dẫn đến tập trung sản xuất, sản xuất tập trung được biểu hiện là:
+ Số lượng công nhân trong các xí nghiệp quy mô lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động xã hội, số lượng sản phẩm sản xuất ra trong các xí nghiệp qui mô lớn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩn xã hội.
+ Sản xuất tập trung vào một số xí nghiệp quy mô lớn thì chúng có khuynh hướng liên minh thỏa thuận với nhau, dẫn đến hình thành tổ chức độc quyền.
- Quá trình hình thành của độc quyền diễn ra từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất và tái sản xuất, cụ thể:
+ Cácten là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ thấp nó quyết định về mặt hàng và giá cả.
+ Xanhdica là hình thức độc quyền trong lưu thông ở trình độ cao hơn Cácten, nó quyết định về mặt hàng , giá cả và thị phần
+ Tơ rơt là hình thức độc quyền sản xuất, nó quyết định ngành hàng, qui mô đầu tư.
+ Congsoocion là hình thức độc quyền liên ngành tái sản xuất từ cung ứng vật tư - sản xuất - tiêu thụ.
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính:
- Sự hình thành độc quyền trong ngân hàng và vai trò mới của Ngân hàng: Cùng với sự hình thành độc quyền trong công nghiệp thì trong ngân hàng cũng diễn ra cạnh tranh quyết liệt, hàng loạt ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn thôn tính, một số ngân hàng nhỏ tự nguyện sáp nhập lại thành ngân hàng lớn, một số ngân hàng lớn thì có xu hướng liên minh, thỏa thuận với nhau hình thành độc quyền trong ngân hàng.
Khi độc quyền trong ngân hàng ra đời thì ngân hàng có một vai trò mới, thể hiện: Giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp thâm nhập vào nhau thông qua chế độ tham dự bằng việc mua cổ phiếu để các công ty cử người vào HĐQT của ngân hàng, giám sát hoạt động của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng cử người vào HĐQT của các công ty.
Sự dung nhập giữa tư bản ngân hàng vàtư bản công nghiệp bằng cách trên làm xuất hiện một loại tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
- Tư bản tài chính và đại diện cho nó là bọn đầu sỏ tài chính, chúng lũng đoạn cả về kinh tế và chính trị:
+ Về kinh tế: Bằng cổ phiếu khống chế để nắm công ty mẹ, chi phối các công ty con, các chi nhánh.
+ Về xã hội: Bằng sức ép tập đoàn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
c. Xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao:
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hàng hóa, tức là đưa hàng ra nước ngoài để thực hiện giá trị.
- Trong giai đoạn độc quyền, xuất khẩu tư bản chủ yếu là tư bản hoạt động từ những nước phát triển đến những nước đang phát triển hoặc kém phát triển ở những quốc gia nhân công, nguyên liệu rẻ, hậu quả xuất khẩu tư bản là dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc, cạn kiệt tài nguyên.
d. Sự hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế và phân chia ảnh hưởng kinh tế:
Xu hướng tòan cầu hóa diễn ra cạnh tranh quyết liệt, cạnh tranh giữa các quốc gia, các tập đoàn, dẫn đến hình thành các liên minh kinh tế quốc tế rất đa dạng (liên minh về thương mại, thuế quan, sản xuất,…). Các liên minh này phân chia nhau khu vực ảnh hưởng kinh tế.
e. Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế giới:
- Do sự hoạt động của quy luật phát triển không đều trong giai đoạn độc quyền thì một nước đang phát triển có thể đuổi kịp, vượt một nước đã phát triển.
- Sự phát triển không đều về kinh tế dẫn đến không đều về quân sự, chính trị làm thay đổi tương quan lực lượng và đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến xung đột quân sự để chia lại lãnh thổ thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh thế giới (1914-1918 và 1939-1945).
3 – CNTB độc quyền nhà nước
Đây là hình thức mới của tư bản độc quyền trên cơ sở sở hữu độc quyền nhà nước tư sản, nhằm thích ứng tạm thời với sự xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất (do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ) khi mà sở hữu độc quyền tư nhân đã trở nên hạn hẹp, không còn đủ khả năng thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Xuất hiện với tư cách là mầm mống đầu tiên trong nền kinh tế Anh cuối thế kỉ 19, trong Chiến tranh thế giới I và trong cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì trầm trọng 1929 - 33. Nhưng chỉ từ sau Chiến tranh thế giới II, CNTBĐQNN mới trở thành hiện tượng phổ biến, thường xuyên và ổn định trong tất cả các nước đế quốc chủ nghĩa. Tư bản độc quyền nhà nước tạo ra ấn tượng là sở hữu chung của xã hội nhưng thực chất là sở hữu chung của giai cấp tư bản độc quyền; phục vụ lợi ích kinh doanh của tư bản độc quyền. Trên cơ sở đó, nhà nước kinh doanh những ngành kinh tế then chốt ít hiệu quả và lâu thu hồi vốn, nhất là những ngành thuộc kết cấu hạ tầng, can thiệp và tham gia vào việc quản lí quá trình tái sản xuất của tư bản xã hội bằng sự điều tiết kinh tế trong phạm vi quốc gia (dưới hình thức chương trình hoá, kế hoạch hoá kinh tế...) và trong phạm vi quốc tế (dưới hình thức liên hiệp các nhà nước đế quốc chủ nghĩa), nhằm ổn định và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế và chống khủng hoảng chu kì cũng như tham gia sâu vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội.
II – CNTB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB
Sở dĩ có thể nói CNTB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB là vì nó có những ưu điểm và sự vượt trội hơn so với những hình thái trước nó.
III – Những biểu hiện mới của CNTB độc quyền trong những năm gần đây
Những ưu điểm và hạn chế trên đây của CNTB độc quyền bắt nguồn từ những mâu thuẫn cơ bản của chính nó. Tuy nhiên, những năm gần đây, CNTB độc quyền vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước biến động và mâu thuẫn từ bên trong và bên ngoài. Những điều chỉnh đó được biểu hiện ra ngay trong năm đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền và biểu hiện ở trong chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a) Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền: sự xuất hiện ngày càng nhiều những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ví dụ công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao động, 136 chi nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới.
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các tổ chức độc quyền ngày càng được tăng cường. Cách mạng khoa học và công nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở.
Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng "phi tập trung hóa", nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v..
Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và những ngành sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung.
b) Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Thí dụ: ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh doanh, có lợi cùng hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẽ. Hoặc ngân hàng mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho thuê tài chính, như máy móc, hệ thống vi tính…. Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệng giá nhỏ được phát hành rộng rãi, khối lượng cổ phiếu tăng , nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu.
Vai trò kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng cường địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường sự khống chế và lợi dụng chính quyền nhà nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại diện hơn, hơn nữa, việc tự mình đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngày càng phổ biến.
Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Hồng Kông, Singapo...
c) Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của tư bản độc quyền nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới
Có sự tăng trưởng rất nhanh của việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt, là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân công quốc tế, việc quốc tế hoá sản xuất và việc tăng nhanh tư bản "dư thừa" trong các nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.
Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém phát triển (khoảng 70%). Nhưng từ sau những năm 70 của thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.
Từ những năm 70, của thế kỷ XX đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các công ty này cắm chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như EU, NAFTA... các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua cả lệnh cấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn họ đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng minh cho xu hướng trên. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những kim loại quý hiếm vẫn đang là "gót chân Asin" của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trong khi đó các nước đang phát triển giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỹ thuật để khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai phía.
d) Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế.
Cùng với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế lại diễn ra hiện tượng khu vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên hợp châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC)... Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh Mậu dịch tự do (FTA) hoặc các Liên minh Thuế quan (CU). FTA là khu vực trong đó các nước thành viên cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nhau. CU là liên minh trong đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiều chính phủ vì chúng có nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu.
e) Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược biên giới mềm", ra sức bành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc.
Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó là các cường quốc đế quốc.
Những cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào ápganixtan, Irắc... chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc vẫn là một đặc điểm trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản.
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của năm đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà thôi.
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện mới sau đây:
- Các hình thức của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân ngày càng trở nên đa dạng, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước trong các ngành sản xuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng, ngành kinh tế thứ ba (dịch vụ), cùng những công trình cơ sở hạ tầng xã hội mới xây dựng do nhà nước tư bản chủ nghĩa đầu tư.
- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979, trong 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa nhà nước và tư nhân, trong đó vốn nhà nước chiếm khoảng một nửa. Trong công ty dầu lửa của Mỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46%. ở Cộng hoà Liên bang Đức đã có 1.000 xí nghiệp thuộc Nhà nước và tư nhân kết hợp.
- Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoản chi này chiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân, thì đến đầu những năm 1980, khoản chi này đã chiếm hơn 30%, cá biệt có nước vượt quá 50%.
- Phương thức điều tiết của nhà nước cũng thay đổi một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn. Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn. Kịp thời điều chỉnh các mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Sự lựa chọn chính sách thực dụng. Những năm 90 cảu thế kỷ XX, bất kể là Mỹ hay châu Âu đều đã áp dụng mô hình chính sách “Con đường thứ ba”, đóng vai trò tích cực cho việc xoa dịu những mâu thuẫn của CNTB hiện nay.
- Sự điều tiết của nhà nước kết hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và tính năng động của chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân. Hạn chế sự quan liêu của nhà nước, xác định lại sự trợ cấp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa khu vực kinh tế nhà nước với quy mô lớn ở nhiều nước. Điều đó là do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh của các doanh ngiệp trong nền kinh tế quốc dân, do tình trạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ngày nay không chủ trương xóa bỏ khu vực kinh tế nhà nước mà chỉ thu hẹp, duy trì doanh nghiệp nhà nước ở mức độ thích hợp để quản lý kinh tế vĩ mô……..
IV – Kết luận
Ngày nay cả thế giới đang hướng tới một nền văn minh mới - xã hội cộng sản một cách hiện thực hơn và thực tiễn hơn. Khi nào chủ nghĩa công sản tạo ra được một năng suất lao động lớn hơn năng suất lao động của CNTB hiện nay…
- CNTB độc quyền ngày nay còn đang phát triển và có khả năng tự điều chỉnh để phát triển nhưng những mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa giải quyết.
- CNTB độc quyền hiện tại là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về vật chất và tinh thần cho xã hội chủ nghĩa của loài người.
Các Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “đối với chúng ta, chủ nghĩa công sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa công sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện tại tạo ra”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CTNB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB và những biểu hiện mới của nó trong những năm gần đây.doc