Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI

Chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp gắn với rất nhiều sự kiện lớn trong suốt thế kỷ XX và đã trở thành mối đe doạ khủng khiếp đối với loài người trong thế kỷ XXI. Có thể nói, sau các cuộc chiến tranh, không có hình thức bạo lực chính trị nào gây ra những tác hại nghiêm trọng như vậy. Cuộc chiến chống khủng bố là điều tất yếu phải diễn ra. Tuy nhiên, chống khủng bố bằng cách nào và ra sao vẫn sẽ là vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới. Sau sự kiện 11/9, Mỹ trở thành nước đi đầu trong cuộc chiến tranh chống lại thứ chủ nghĩa đáng sợ đang đe doạ phá huỷ nền an ninh nhân loại này. Với những nỗ lực của mình, Mỹ đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó đáng kể nhất chính là đã thiết lập được một Liên minh toàn cầu chống khủng bố rộng lớn. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu kêu gọi hợp tác toàn thế giới chống khủng bố, các nhà cầm quyền Washington đã tạo ra sự bất bình đẳng trong Liên minh. Người Mỹ đã quá đề cao vai trò của mình và dường như mục đích cuối cùng của Liên minh đó chỉ là vì lợi ích của nước Mỹ chứ không phải vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Các cuộc chiến mà Mỹ gây ra trên đất Afghanistan và Iraq thực sự đã không giúp giải quyết được vấn đề trong cuộc chiến chống khủng bố, mà ngược lại đã để lại hậu quả tai hại cho hai nước này và cho chính bản thân người Mỹ. Qua đó đã chứng minh người Mỹ đang bất lực trước chủ nghĩa khủng bố. Chính sách nước lớn của các nhà cầm quyền Hoa Kỳ đã làm cho hình ảnh Mỹ ngày càng xấu đi trong mắt nhân dân toàn thế giới. Từ việc đơn phương phát động chiến tranh Iraq, không được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc đến việc người Mỹ tăng cường sự có mặt của mình ở khắp nơi trên thế giới làm cho phải đặt câu hỏi: “Thực chất của cuộc chiến chống khủng bố kiểu Mỹ là gì?”. Hành động lấy chiến tranh để trấn áp bạo lực có phải là một biện pháp tốt? Người Mỹ luôn tự cho mình cái quyền áp đặt nhân quyền lên các nước khác nhưng thực tế lại cho thấy: chính Mỹ là nước đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng nhất. Qua diễn biến của cuộc chiến chống khủng bố như ngày nay, dường như, Mỹ đã tìm được một “cái cớ” lý tưởng để có thể can dự sâu hơn vào các nước khác trên thế giới. Một khi một quốc gia nào đó bị Mỹ xem là có căn cứ của quân khủng bố thì nền an ninh của nước đó sẽ khó có thể đảm bảo. Trong bối cảnh những nhận thức về chủ nghĩa khủng bố đang còn nhiều bất đồng, từ khái niệm cho đến nguồn gốc hay phân loại đều chưa đưa ra được ý kiến thống nhất thì người Mỹ đã và đang tự cho mình “quyền phán quyết”. “Khủng bố hay không khủng bố” thường là do Mỹ quyết định. Và dĩ nhiên, những gì gây nguy hại cho nước Mỹ thì là khủng bố còn những gì mang đến lợi ích cho Mỹ thì không thể coi là khủng bố. Chính sách hai mặt đó của Mỹ đã khiến cho cả thế giới lo ngại và “dè chừng”. Vì vậy, các mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó. Và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động tỏ ra không mấy hiệu quả. Người Mỹ ngày nay vẫn hoàn toàn bị động trước khủng bố và có thể trở thành đối tượng bị tấn công bất cứ lúc nào. Vẫn là một cường quốc đứng đầu thế giới, nếu người Mỹ chịu bỏ bớt những “tính toán riêng” của mình để thực sự dồn hết mọi quyết tâm cho cuộc chiến chắc kết quả sẽ khác hơn. Và dường như người Mỹ cũng đã ý thức được điều đó, cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Mỹ diễn ra quyết liệt đã cho thấy: vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai là một yếu tố quyết định sự thắng lợi cho các ứng viên. Sau 8 năm dưới sự điều hành của G.W.Bush nước Mỹ gặp phải 3 khó khăn lớn yêu cầu Obama phải giải quyết nếu mong muốn tình hình khả quan hơn: Đó là sự chia rẻ đảng phái ở trong nước và sự bất mãn của người dân. Qua cuộc chiến tranh Iraq, đa số những người tự do tin rằng đó chỉ là một hành động đáp trả làm trầm trọng thêm vấn đề và có quá nhiều thiệt hại đã đến với người Mỹ, nhân dân Mỹ mong muốn một cuộc rút quân êm đẹp cho những con em của mình ra khỏi vũng lầy Iraq. Trong khi phe bảo thủ vẫn cho đó là một cuộc chiến cần thiết và cần phải kéo dài hơn nữa. Thứ hai là sự bất đồng giữa Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới về cách thức ứng phó với vấn đề Trung Đông và Hồi giáo cực đoan. Muốn thay đổi được tình thế này buộc Mỹ phải xem xét lại chính sách đối ngoại và các tham vọng của mình. Cuối cùng, người Mỹ phải coi lại cuộc chiến chống khủng bố và những nguồn lực sử dụng trong cuộc chiến này. Bởi lẽ Mỹ không phải là một siêu cường tuyệt đối có khả năng đảm nhận mọi công việc của thế giới như là một “cảnh sát quốc tế”. Tiềm lực kinh tế của Mỹ thì không gì có thể chối cãi nhưng lực lượng Mỹ thì có hạn. Quân đội Mỹ đang dàng trải quá mức và Bộ an ninh nội địa đang trong tình trạng hỗn độn. Đó là chưa kể, nhiều người Mỹ đang mất lòng tin vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành và không sẵn sàng hy sinh vì các nguồn lợi to lớn của đất nước cho cuộc chiến này. Từ thực tế đất nước cùng với áp lực đến từ tình hình thế giới, sự trỗi dậy thần kì của Trung Quốc và sự gia tăng sức mạnh của Nga, cuộc chiến chống khủng bố của hai nước này đang có những chuyển biến tốt đẹp buộc người Mỹ sẽ phải điều chỉnh lại chính sách của mình. Và nhân loại đang chờ xem “phiên bản mới” trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ dưới thời Obama là gì?

doc44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch giải phóng người dân Iraq” kéo dài đã 7 năm và thậm chí đã hoàn thành việc rút quân trước thời hạn. Trong số đó việc Mỹ đang muốn tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan được coi là lý do khá rõ rệt. Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh ngày 30/8/2010, khi nói về việc rút quân khỏi Iraq, Tổng thống Barack Obama tuyên bố: “Sau hơn 7 năm triển khai quân tại Iraq, Mỹ sẽ chấm dứt sứ mạng chiến đấu và tiến một bước quan trọng tới việc kết thúc cuộc chiến một cách có trách nhiệm”. Trong khi đó, Cơ quan kiểm toán Mỹ cũng vừa công bố các số liệu cho thấy khi rút khỏi Iraq, Mỹ để lại hàng trăm dự án chưa hoàn thành hoặc không được thực hiện, chưa kể nhiều dự án đã hoàn tất nhưng hoạt động không hiệu quả.... Việc quyết tâm rút khỏi cuộc chiến Iraq mang lại cho Chính quyền của Tổng thống Barack Obama những điều kiện “cần” trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2010 tới. Nó sẽ ghi thêm những điểm quan trọng cho các ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bởi chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, Mỹ sẽ chỉ còn lưu lại chiến trường này chưa đầy 50.000 quân so với khoảng 144.000 binh sĩ hồi tháng 1/2009 và lúc cao điểm nhất năm 2007 thì lên tới 170.000 quân. Theo thống kê, Mỹ đã chi khoảng 1.000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq và nếu tiếp tục thì Washington sẽ không thể kham nổi bởi chiến trường Afghanistan đang ngốn một khoản ngân sách lớn, trong khi Mỹ vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Nhưng theo một tính toán khác thì hết năm tài khóa 2010, Mỹ mới chi 751 tỷ USD cho cuộc chiến Iraq và đã có 4.415 binh sĩ Mỹ (tính tới ngày 18/8/2010) thiệt mạng và 31.882 người khác bị thương. Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ vừa mới thông báo thâm hụt ngân sách liên bang sẽ lên tới 1.340 tỷ USD trong năm tài khoá 2010 (kết thúc vào ngày 30-9), tương đương 9,1% GDP. Mỹ đang cần tăng quân cho cuộc chiến ở Afghanistan đến hồi gay cấn mà thực lực nền kinh tế Mỹ đang chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sẽ thật là khó khăn nếu Mỹ vẫn cứ “căng ra” cho cả hai cuộc chiến “hao người, tốn của” vào thời điểm này. Thêm vào đó, theo thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau hơn 7 năm phát động cuộc chiến tại Iraq, khoảng 4.400 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này. Và những ngày gần đây lại nghi nhận những vụ tấn công khủng bố gây nhiều thương vong vẫn liên tục diễn ra. Những thực tế đó khiến cử tri Mỹ càng không thể chấp nhận việc kéo dài thêm cuộc chiến tại Iraq. Kết quả điều tra của Hãng tin AP vừa công bố cho thấy một thực tế khá rõ, đa số người dân Mỹ ủng hộ quyết định rút quân khỏi Iraq của Tổng thống Barack Obama, nhưng tỷ lệ phản đối đối với cuộc chiến kéo dài 7 năm (2003-2010) cũng tương đương. Trong khi 68% số người được hỏi ủng hộ thì 65% người dân Mỹ phản đối cuộc chiến này với nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đáng nói là kết quả này được đưa ra 10 tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ khiến cho cuộc rút quân khỏi Iraq càng được dư luận quan tâm. Với tất cả những gì diễn ra liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, liên hệ với tình hình thực tế Iraq khó có thể nói rằng, cuộc chiến của Mỹ đã kết thúc thực sự và càng không ai dám khẳng định, kết thúc cuộc chiến Iraq, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Obama dần định hình. Vài nét về chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9: Những hoạt động ngoại giao tiêu biểu của Mỹ sau sự kiện 11/9: Trước và trong khi chiến dịch trả đũa diễn ra Mỹ đã xúc tiến các hoạt động ngoại giao cụ thể: - Trong quan hệ với Liên hiệp quốc (LHQ): nhằm xoá đi ấn tượng về những hành động phớt lờ, vai trò của LHQ trước đó và tranh thủ sự ủng hộ của LHQ đối với chiến dịch chống khủng bố của Mỹ, Mỹ đã nhanh chóng đóng ngay phần niên liễu của năm 2001 là 580 triệu USD hầu như ở bất cứ diễn đàn đa phương nào như APEC (Thượng Hải tháng 10/2001), WTO (Quata tháng 11/2001). Mỹ cũng đều vận động tích cực để đưa vấn đề ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và chương trình nghị sự. - Trong quan hệ với Nga và Trung Quốc: từ chỉ phê phán Nga trong vấn đề Tresmia và Trung Quốc đàn áp nhân quyền ở Tây Tạng. Nay Mỹ thừa nhận hành động của Nga ở Tresmia là cuộc chiến chống các phần tử khủng bố trao đổi thông tin liên quan đến khủng bố với Trung Quốc. - Trong quan hệ với Ấn độ và Pakistan, Mỹ đã nhanh chóng tuyên bố xoá bỏ cấm vận đối với hai nước này, lệnh cấm mà Mỹ đã áp đặt khi hai nước tiến hành thử vũ khí hạt nhân (1998), việc này đồng nghĩa với sự thừa nhận quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của hai nước. Đồng thời Mỹ hứa sẽ giúp Pakistan trả hết khoản nợ nước ngoài gần 30 tỷ USD. - Đối với khu vực Trung Đông, từ chỗ có thái độ tiêu cực đối với tiến trình hoà bình Palextine, Israel, dẫn tới tình hình khu vực luôn nóng bỏng nay chuyển sang chiều hướng tích cực hơn như gây áp lực buộc Thủ tướng Israel A Shason cho phép ngoại trưởng S. Peres gặp và thảo luận các thoả thuận định chiến với chủ tịch Y Arafat thừa nhận việc thành lập nhà nước Palextine độc lập. Đây là cách để Mỹ lôi kéo các nước A’rập tham gia vào liên minh chống khủng bố bởi đa số các nước A’rập đã đặt điều kiện với Mỹ là họ chỉ tham gia chiến dịch của Mỹ chừng nào Mỹ thực sự cam kết lỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. - Đối với một số nước như Sudan, Syric, Cuba, Bybia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên ,… Mỹ đã tỏ thái độ mềm mỏng hơn như đồng ý nới nỏng hoặc từng bước bãi bỏ cấm vận, xem xét viêc đưa một số nước khỏi danh sách các quốc gia bị Mỹ coi là khủng bố hoặc chứa chấp khủng bố, cao hơn là đề nghị các nước này hợp tác chống khủng bố. Bên cạnh đó đồng USD được tung ra với lời hứa giúp đỡ kinh tế cho những nước nghèo trong liên minh chống khủng bố. Như vậy, xuyên suốt những động thái ngoại giao của Mỹ đó là ý đồ tranh thủ mọi cơ hội để tìm kiếm sự ủng hộ toàn cầu cho chiến dịch chống khủng bố do Mỹ phát động. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9: Sau vụ khủng bố ngày 11/9, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã thể hiện rõ nét. Có thể thấy là chính sách đối ngoại của G. W. Bush đang chuyển dịch theo chiều hướng từ “chủ nghĩa hành động đơn phương” sang “chủ nghĩa hợp tác quốc tế” theo sự phân tích của các nhà nghiên cứu Quốc tế thì thời gian mà G. W. Bush mô tả ngày 11/9 đã bị chia rẽ giữa tốt và xấu, một bản đồ đen và trắng trong đó mỗi quốc gia phải lựa chọn màu sắc cho mình. Phát biểu trước quốc hội ngày 20/9, ông Bush đã nói rằng: “Mọi quốc gia, mọi khu vực đang đứng trước một quyết định, hay đứng về phía chúng ta hay đứng về phía bọn khủng bố”. Đó là cốt lõi chính sách đối ngoại mới của Mỹ, họ gọi đây là học thuyết Bush và xếp chiến lược này ngang hàng với “học thuyết Truman” mà học thuyết Truman đưa ra ngay sau thế chiến 2 nhằm kêu gọi một cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản. Như vậy theo họ một hình mẫu mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã được mô tả. Một nguyên tắc chỉ đạo mà dựa vào đó các vấn đề khác sẽ được xem xét và hành động trong thời gian ông G. W. Bush cầm quyền. Trật tự thế giới hiện nay đang được vận hành dưới tác động của cái trục là “chống khủng bố ” với cung cách tập hợp lực lượng đã có nhiều thay đổi. Trong cuộc chơi này Mỹ đang là người cầm lái chính và cả thế giới đều đang chăm chú theo dõi xem siêu cường này sẽ đẩy bánh lái “chống khủng bố ” đi xa đến đâu. Trong thời gian từ khi lên cầm quyền (20/1/2001) đến trước khi nước Mỹ bị tấn công khủng bố, G.W.Bush đã thực hiện một số hành động đơn phương trong chính sách đối ngoại khiến ngay cả những đồng minh thân cận của Mỹ cũng lên tiếng lo ngại. Tuyên bố đơn phương rút khỏi nghị định thư Kyoto về giảm khí thải “gây hiệu ứng nhà kính” trì hoãn không phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) ngăn cản thực thi công ước cấm vũ khí sinh học, đơn phương rút khỏi hiệp ước không tên lửa đạn đạo (ABM) 1972 để rảnh tay triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) bên cạnh đó Mỹ đã cùng Ixrael ngang nhiên bỏ diễn đàn hội nghị của Liên hiệp quốc diễn ra đầu tháng 9/2001 tại Purban (Nam Phi) về chống nạn phân biệt chủng tộc chủ nhĩa bài ngoại, phủ quyết nghị quyết của Liên hiệp quốc về vấn đề Trung Đông… Chính sự ngạo mạn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã gây ra nhiều bất bình từ phía các nước đồng minh và các đối thủ, làm trầm trọng thêm các xung đột vốn tiềm ẩn và luôn chờ cơ hội để bùng phát. Ông Vladimir Lukin, Phó chủ tịch Duma quốc gia Nga đã phê phán “chính sách đối ngoại của Mỹ đã và đang được đặc trưng bởi mức độ tự tin quá cao, thái độ tự mãn và sự say sưa với quyền năng của mình sau thời Bin Clinton”. "TTXVN" số 109 ngày 15/5/2002 có viết "theo báo chí Hồng Kông, sự kiện ngày 11/9 Mỹ đã chuyển hướng từ chính sách ngoại giao sang "ngoại giao thời chiến". Theo đó, Mỹ chú trọng lợi ích hợp tác tạm thời trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Phương châm ngoại giao của Mỹ hiện nay là lấy chống khủng bố làm tiền đề, trong đó Mỹ sẽ căn cứ vào mục tiêu chống khủng bố cụ thể để tìm kiếm đồng minh có giá trị. Khi một nhiệm vụ nào đó hoàn thành, liên minh đó lập tức được giải tán, sau đó lại kết liên minh mới trên cơ sở xác định mục tiêu chống khủng bố mới. Với phương châm nói trên, Mỹ bất chấp mọi hành động của các nước khác trong cuộc chiến mà Mỹ cho là chống khủng bố Trong chính sách ngoại giao thời chiến hiện nay các nhà quân sự Mỹ có vai trò quan trọng hơn các nhà chính trị. Tất nhiên điều này có một thực tế là khi quốc gia lâm chiến thì mọi chính sách ngoại giao phải phục vụ cho mục đích quân sự. Chính quyền Bush hiện nay đang co lại trong các tổ chức quốc tế vì Bush cho rằng thông qua các liên minh đa quốc gia tạm thời để tìm được mục tiêu chính trị là có lợi cho Mỹ. Cụ thể liên minh chống Afghanistan của Mỹ không cần thiết phải tồn tại trong liên minh chống Irắc sắp tới. Nếu Mỹ tấn công Triều tiên thì họ sẽ lập lại một liên minh mới khác. Bush cho rằng liên minh lỏng lẻo có tính đàn hồi này có hiệu quả trong giải quyết công việc quốc tế. Chính vì vậy Mỹ đã chấp nhận mọi sự phản đối của thế giới trong bất kỳ công việc nào, đặc biệt là trong việc liệt một số quốc gia vào “trục ma quỷ” và vạch kế hoạch tấn công họ. Sự thay đổi của phương châm chính sách ngoại giao của mỹ đã làm cho chính sách đối với châu Á của Mỹ cũng thay đổi. Dư luận cho rằng, hiện nay có hai đặc điểm nổi bật trong chính sách ngoại giao của Mỹ: sử dụng vũ lực quá rõ rệt như đánh Afghanixtan và công khai tuyên bố tấn công Irắc. Đặc điểm thứ 2 là lấy chống khủng bố làm nhiệm vụ hàng đầu, không quan tâm đến bất kỳ việc nào khác trên thế giới. Tuy nhiên chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn không thay đổi bởi Bush không muốn bất kỳ rắc rối nào ảnh hưởng tới cuộc chiến chống khủng bố để qua đó củng cố vị trí “sen đầm quốc tế” của Mỹ. Mỹ muốn duy trì quan hệ bình ổn, không phức tạp với Trung quốc, không muốn gây sóng gió hoặc tốn quá nhiều công sức vào quan hệ Mỹ – Trung. Với chính sách ngoại giao thời chiến, Bush đã thay đổi phương châm tránh thương vong của Bill Clinton trước đây. Tư duy ngoại giao của Mỹ xuất phát từ một giả thuyết khác, tấn công là một biện pháp tốt nhất để phòng ngự, theo đó Mỹ giả thuyết rằng Mỹ bị tập kích, vì vậy phải tiêu diệt những mối đe doạ tập kích trước khi chúng gây ra trên nước Mỹ. Ngoài ba nước mà Mỹ cho rằng nằm trong trục ma quỷ, còn có thể có loại thứ 2 hoặc thứ 3 trong mục tiêu tấn công của Mỹ. Mỹ cũng đã thay đổi thứ tự ưu tiên về hình thái ý thức. Hơn 10 năm trước đây nguyên tắc chỉ đạo lựa chọn đồng minh và chính sách ngoại giao của Mỹ là các vấn đề dân chủ, thị trường tự do và duy trì hoà bình. Nhưng hiện nay nguyên tắc chỉ đạo là xem xét quốc gia nào đó có ủng hộ Mỹ chống khủng bố hay không, tình trạng nhân quyền có tính hợp pháp của Chính phủ quốc gia nào đó không còn quan trọng đối với Mỹ, Pakistan là một ví dụ điển hình. Cũng theo TTXVN - tờ “Jeune Afrique” số ra mới đây viết thời gian gần đây Mỹ đang gấp rút chuẩn bị khả năng tấn công ở Irắc nhằm thủ tiêu chính quyền của Tổng thống Saddam. Hussein, bên cạnh các hoạt động ngoại giao vây quanh chuyến đi 11 nước Trung Đông của phó Tổng thống Dik. Cheney tháng 3, chuyến đi Trung Đông của ngoại trưởng Cpowell tháng 4 và sắp tới là chuyến đi Nga, châu Âu của Tổng thống Bush nhằm thuyết phục các nước đồng minh A’rập và phương Tây. Tại Lầu năm góc, các nhà chiến lược Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn giữa những kịch bản quân sự để thanh toán chế độ Hussein, kêu gọi các phe đồng minh tập hợp để cùng Mỹ chống khủng bố. Theo TTXVN (Wasingtơn 6/5/2001) đưa tin: Dưới tựa đề “Danh sách khủng bố của liên minh châu Âu (EU) tạo nên những sự tương đồng và bất đồng. Ngày 2/5, EU đã đưa thêm 18 cá nhân vào tổ chức vào danh sách các nhóm khủng bố” Hai bổ xung quan trọng nhất mà nhóm “tổ chức Majahideen. E. Khalg (MKO)” một nhóm phiến quân người Iran hậu thuẫn và “Đảng công nhân người cuốc” (PKK) có cơ sở tại Thổ Nhĩ Kỹ. Với công việc là 2 tổ chức trên là các nhóm khủng bố châu Âu sẽ tăng cường quan hệ với Têttêran và Aneara có thể kết hợp danh sách khủng bố của mình với danh sách của bộ ngoại giao Mỹ. Mỹ và châu Âu là những đồng minh thân cận trong cuộc chiến chống khủng bố. Hai bên đã mở rộng các lỗ lực hợp tác tình báo, hợp tác tìm kiếm các hệ thống tài chính của nhóm phiến quân và bắt giữ những kẻ tình nghi khủng bố, tuy nhiên, trong khi Wasingtơn tìm cách hăm doạ hoặc ép buộc các nước đỡ đầu khủng bố trên các vấn đề chính trị và an ninh thì châu Âu lại có vẻ không muốn giúp đỡ Mỹ. Điều đó chứng tỏ rằng thành công trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ cầm đầu ít nhất một phần sẽ phụ thuộc vào phần hợp tác tiếp tục ở châu Âu. Các vấn đề gây chia rẽ giữa Wasingtơn và Brucxen có thể tác động lớn tới cuộc chiến này. Danh sách mới được châu Âu đưa ra góp phần củng cố hai nhà nước Trung đông là Thổ Nhĩ Kỹ và Iran, bởi vì nó có nghĩa là MKO và PKK sẽ không được hoạt động gây quỹ tại châu Âu. Đưa hai tổ chức này vào danh sách khủng bố sẽ giúp giảm bớt đáng kể các nguồn lợi của chúng và làm giảm sự ủng hộ và cảm thông của công chúng đối với hai tổ chức trên. Tiến trình châu Âu loại bỏ các phần tử ly khai của Thổ Nhĩ Kỹ và Iran được thúc đẩy bởi các lợi ích chính trị trong quan hệ giữa châu Âu với các nước có liên quan, loại bỏ PKK được coi là một phần thưởng cho Ancara vì đóng góp của ban lãnh đạo nước này vào phá bỏ gìn giữ hoà bình tại Afghanistan. Là một đồng minh hồi giáo của Mỹ và châu Âu, là các quốc gia hồi giáo duy nhất thuộc NATO, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong bất cứ lỗ lực hoà bình nào cũng có ý nghĩa sống còn trong việc khuyến khích các quốc gia Hồi giáo. Brucxen sẽ đứng về phía Ancara chống lại vấn đề người cuốc đòi độc lập, một thắng lợi then chốt cho cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại phiến quân người Cuốc li khai. Quyết định đưa MKO vào danh sách nhóm khủng bố cũng là một bước đi chính trị. Diễn biến này sẽ gây thêm sức ép đối với Irắc, nước hậu thuẫn cho lực lượng trên và Châu Âu sẽ nhận được sự biết ơn của Têhêran. Trong những năm gần đây EU đã mở rộng các quan hệ song phương với Iran và các công ty Châu Âu đầu tư lớn trong lĩnh vực dầu khí tại nước này. Tuy nhiên, kiểu quan hệ này sẽ gây bất đồng giữa Bruexen và Wasingtơn, ví dụ như trong khi EU xây dựng các quan hệ gần gũi hơn vớ Iran và mở rộng các quan hệ song phương và kinh tế với Xyri, Wasinhtơn lại đưa cả hai nước này vào danh sách các nước đối đầu cho khủng bố. Mỹ và Châu Âu không hoàn toàn thống nhất với nhau về các đối tượng được coi là khủng bố. Mỹ và nhà nước đỡ đầu cho khủng bố. Ngay lúc này, chia sẻ tin tức tình báo và hợp tác giữa Wasingtơn với các nước Châu Âu có thể tập trung vào các tổ chức và nhân vật cụ thể. Tuy nhiên, bất đồng giữa hai bên về các nước như Iran và Xyri có thể gây trở ngại cho quan hệ hai bên trong tương lai. Có thể thấy rằng, sự kiện 11/9 đã khiến Mỹ phải xem xét một cách nghiêm túc chính sách đối ngoại của mình. Cuộc chiến lâu dài chống khủng bố đã “mở mắt” cho nước Mỹ về một thực tế rằng mặc dù rất siêu cường về kinh tế, quân sự Mỹ không thể đơn phương giải quyết được các thách thức an ninh xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều nước và tổ chức quốc tế, nhận thức được sự cần thiết phải tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ của các nước sẽ buộc cầm quyền G. W. Bush từ bỏ một số động thái theo chủ nghĩa đơn phương, đặt lợi ích quốc gia hẹp hòi lên trên hết. Cầm quyền G. W. Bush sẽ phải xem xét lại thái độ và sự cam kết của mình đối với các nước và các tổ chức quốc tế. Động thái điều chỉnh dễ nhận thấy nhất là Mỹ đã chuyển mục tiêu đối ngoại từ thúc đẩy, mở rộng dân chủ và kinh tế thị trường sang ưu tiên số một là chống khủng bố. Trên thực tế, ngày 7/10/2001 Mỹ đã bắt đầu tiến hành chiến dịch trả đũa quân sự với Afghanistan và xúc tiến các hành động ngoại giao. Một thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ nữa là: Mỹ có xu hướng điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với các nước được coi là “đối thủ tiềm năng” như Nga và Trung Quốc và một số nước hồi giáo nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước này trong cuộc chiến chống khủng bố. Chính sách của Mỹ đối với Nam Á có nhiều bước chuyển quan trọng. Ngày 22/9/2001, ông Bush đã tuyên bố huỷ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ấn độ và Pakistan. Chính sách của Mỹ đối với Indonexia, Malaixia, những nước có đông dân theo đạo hồi cũng có những dấu hiệu cải thiện. Quan hệ của Mỹ với các đồng minh NATO và các đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc…) vốn đã được cầm quyền Bush chú trọng hơn so với Clinton sẽ được củng cố thêm một bước. Trong chừng mực nào đó, giữa các nước đồng minh và Mỹ có cùng sự nhận thức về mối đe doạ chung và đây là chất keo kết dính mới đối với các liên minh an ninh song phương và đa phương của Mỹ. Chúng ta có thể nhận ra rằng chưa bao giờ nhiệm vụ chống khủng bố lại đè nặng lên vai Mỹ như lần này. Thách thức đối với Mỹ lúc này là làm sao để duy trì liên minh chống khủng bố rộng lớn nhưng lỏng lẻo này. Do tính sống còn của cuộc đấu tranh trên trận tuyến mới, Mỹ buộc phải đứng ở vị trí đi đầu trong việc tập hợp lực lượng. Nói thì đơn giản, nhưng khi thực hiện được mục tiêu chống khủng bố, trong khi vẫn duy trì tốt, quan hệ tốt với các nước A’rập và dần xoá bỏ tình cảm chống Mỹ ở họ. Với những thay đổi trong chính sách đối ngoại đã mở ra cơ hội về một thời kỳ hợp tác mới giữa Mỹ và các nước lớn nhỏ trên thế giới trong nhiều vấn đề. Tuy nhiên trong câu trả lời vẫn còn ở phía trước và chỉ có thời gian mới trả lời chính xác rằng Mỹ sẽ chiến đấu và chiến thắng như thế nào trong cuộc chiến chống khủng bố. Theo thông tấn xã Việt Nam (Pari 26/11) trong bài trách nhiệm của nước Mỹ của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, ông đã phân tích tình hình thế giới sau sự kiện 11/9 và trách nhiệm của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Chúng ta vừa đi vào một trận chiến thực sự để định nghĩa cho những gì sẽ là trách nhiệm của chúng ta trong thế kỷ 21. Binlađen và Taliban là một định nghĩa. Mỹ và tất cả các quốc gia đứng bên cạnh Mỹ là một định nghĩa khác để xác định quan điểm của mình , chúng ta cần đặt chủ nghĩa khủng bố trong bối cảnh hiện nay và làm tất cả những gì mà quyền lực của chúng ta cho phép để không những đề phòng khủng bố mà còn ngăn chặn mọi điều kiện thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố phát triển. Ông cũng khẳng định để thanh toán chủ nghĩa khủng bố, chúng ta cần cố gắng loại trừ dần mọi hang ổ và mầm mống nảy sinh nó trong tương lai. Chúng ta không nên kết tội nước Mỹ đã gây ra tình trạng này mà phải biết xác định kẻ thù, biết được mối đe doạ và hoạt động để bảo vệ lợi ích và giá trị của nước Mỹ. Tại nhiều nước, bọn khủng bố rất dễ dàng lôi kéo thanh niên vào cuộc chỉ vì họ không nhìn thấy tương lai nào khác. Nước Mỹ cần loại trừ đói nghèo trên thế giới và tạo điều kiện các nước nghèo tự làm chủ tương lai và kinh tế. Chúng ta phải giúp họ bớt gánh nặng nợ lần và biệt cách phát triển kinh tế. Nước Mỹ cần tiếp tục khuyến khích các quốc gia mở rộng dân chủ. Mọi chế độ thiếu vắng dân chủ trên thế giới bao giờ cũng là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố phát triển. Khi con người không có điều kiện tự làm chủ trách nhiệm của mình trước xã hội thì họ chỉ biết hành động theo sự giật dây của người khác. Chúng ta phải thuyết phục để họ hiểu rằng loại trừ nạn khủng bố là lợi ích của chính họ – một quốc gia ổn định không nhất thiết phải hoà giải. Trong khuôn khổ nghị viện để tìm cách đưa đất nước đi lên, cuối cùng chúng ta cần chứng tỏ để toàn thế giới biết rằng nước Mỹ không phải là kể thù của bất cứ tôn giáo hay dân tộc nào. Lần trước Mỹ đã phải sử dụng đến sức mạnh cũng chỉ để bảo vệ người hồi giáo nghèo khổ ở Boxnia và Côxôvô, Palestin chúng ta bảo vệ quan điểm công nhận nhà nước độc lập có chủ quyền và có một đối tác kinh tế Ixrael. Nước Mỹ không làm kẻ thù của người nghèo, của dân hồi giáo ở Trung đông và của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Binladen và đồng minh của y coi Mỹ là một nước yếu, ích kỷ, thực dụng vì không tôn thờ một tôn giáo nào, chúng ta sẽ cho chúng biết rằng chúng đã nhầm trên mọi phương diện. Sau vụ khủng bố ngày 11/9 nhân dân Mỹ đã thể hiện sự đoàn kết không bao giờ hết. Điều này chứng tỏ chúng ta biết cần làm việc ở thời điểm nào. Tôi đặc biệt đánh giá cao hoạt động của Tổng thống G.W.Bush khi đi thăm các nhà thờ hồi giáo và gặp một số nhóm chức sắc trong giới đạo hồi ở Mỹ. Tổng thống G. W. Bush cũng đã kêu gọi người Mỹ ra tay giúp đỡ những nạn nhân vô tội ở Afghanistan. Cuối cùng ông đã khẳng định bài học cho chúng ta trong thế kỷ tới là hãy đừng từ chối người khác thực hiện điều mà chính chúng ta cũng mong muốn. Nước Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ vĩnh cửu của mình trước thế giới làm mở rộng mọi cơ hội cho các dân tộc khác thực hiện tự do dân chủ theo chiều sâu thắt chặt mối liên hệ với cộng đồng quốc tế để xác định một thế giới tốt đẹp hơn trong hoà bình và thịnh vượng. Thái độ các nước đối với chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11/9: Thái độ của nhiều nước đối với cuộc chiến khủng bố do Mỹ khởi xướng rất khác nhau. Chỉ 4 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11/9, Thủ tướng Anh Jony Blair đã tuyên bố sát cánh cùng Mỹ chiến đấu chống khủng bố. Những đồng minh thân cận xưa nay của Mỹ như NATO, Nhật bản, Australia thì sẵn sàng ủng hộ và tham chiến bên cạnh Mỹ một cách vô điều kiện. Các nước A’rập tuy lên tiếng ủng hộ Mỹ chống khủng bố nhưng đều phản đối hành động dùng vũ lực quân sự đối với Afghanistan. Về phía Nga, trong cuộc điện đàm giữa Nguyên thủ hai nước Mỹ – Nga ngày 22/9. Khi Tổng thống Bush đề nghị Nga hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Tổng thống Nga Putin đáp lại rằng: Nga cũng tăng chống khủng bố và cam kết sẽ hợp tác với Mỹ trong phạm vi có thể. Ngay ngày hôm sau ông Putin đã gọi điện tới Nguyên thủ 5 nước Trung Á yêu cầu hợp tác chống khủng bố. Việc Nga cho phép các máy bay quân sự của Mỹ bay trên vùng trời các nước thuộc Liên Xô cũ được coi là một bước khởi đầu của một bước chuyển biến tích cực trên chính trường quốc tế. Đây thực tế là một sự hợp tác quân sự, bằng việc phối hợp với Mỹ sau vụ khủng bố. Nga đã thực hiện một cuộc cách mạng ngoại giao mà không làm mất đi uy tín của mình. Hợp tác với Mỹ, Phương Tây sẽ ngừng chỉ trích các hành động của Nga, chừng trị các lực lượng ly khai ở Tresnia, Nga có thêm thế để đàm phán với Mỹ về cắt giảm vũ khí hạt nhân, trong đó các vấn đề ABM, và NMD hoặc chí ít cũng làm chậm kế hoạch mở rộng NATO sang phía Đông, Nga đồng thời ngăn chặn nguy cơ tăng cường ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây tại Trung Á. Việc Nga vẫn quyết định ký hiệp định Hợp tác kỹ thuật với Iran vừa qua cho thấy Nga kiên trì bảo vệ lợi ích, chiến lược của mình tại khu vực dù Mỹ và phương Tây không muốn. Trong thời gian tới, Nga sẽ không đi chệch ra khỏi quỹ đạo này, giữa Mỹ và Nga vẫn còn những đối lập nhất là trong vấn đề phòng thủ tên lửa. Đây là lẽ đương nhiên, như một viên chức ngoại giao Nga đã nói không thể có sự nhất trí hoàn toàn về lợi ích giữa những người bạn. Việc chấp nhận sự khác nhau sẽ làm cho quan hệ tốt thêm. Về phía Trung Quốc, đây là lần đầu tiên kể từ chiến tranh vùng Vịnh, Trung Quốc ủng hộ hành động quân sự của Mỹ một cách rõ ràng và mạnh mẽ, đặc biệt là hành động quân sự của Mỹ ở một nước trung gian thứ ba. Điều phối viên Bộ Ngoại giao Mỹ về chống khủng bố, Franeis Toyler sau cuộc hội đàm với Trung Quốc hồi đầu tháng 12/2001 đã nói rằng ông rất hài lòng về việc hai nước Mỹ – Trung coi khủng bố là mối đe doạ và coi hợp tác lẫn nhau là lợi ích chung của mỗi nước. Có thể nói Trung Quốc muốn làm tăng hơn nữa sự hiện diện của mình trên trường quốc tế. Sau khi vai trò này được nâng lên bởi việc đăng cai thế vận hội Olimpic Bắc Kinh 2008 và gia nhập WTO. Trung quốc mong muốn tập hợp lực lượng của Mỹ để cải thiện vị thế của mình trong quan hệ với Mỹ và phương Tây cũng như ổn định tình hình tại các điểm nóng nhạy cảm trong nước (Tây tạng, Tân Cương, Đài Loan…). Hiện tại những vấn đề vướng mắc trong quan hệ Mỹ – Trung chỉ đang tạm lắng xuống. Trong thời gian tới quan hệ phối hợp Mỹ – Trung dựa trên cơ sở chống khủng bố sẽ tiếp tục biến đổi dựa trên những biến đổi của quan hệ phối hợp bộ ba Mỹ - Trung - Nga Tóm lại, nếu không có cam kết tích cực của Nga và Trung Quốc thì có lẽ Mỹ sẽ không thể giành được sự ủng hộ lớn đến như vậy trong việc đáp lại thách thức khủng bố. Thậm chí sự tan băng trong quan hệ Mỹ – Iran cũng thể hiện rất rõ. NATO với vai trò thứ yếu của mình trong giai đoạn đầu của cuộc chiến cũng đã xác định lại vai trò của mình đã đặt mục tiêu chống khủng bố đứng đầu danh sách các mối ưu tiên. Với sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng thế giới cuộc chiến chống khủng bố diễn ra đầu tiên ở Afghanistan đã được thể hiện tương đối tốt. Mục tiêu đầu tiên là đánh đổ Taliban đã được hoàn thành dễ hơn điều mà người ta chờ đợi ban đầu. Thế nhưng những thách thức vẫn đang chờ ông Bush ở phía trước. Bush sẽ hành động như thế nào sau khi giải quyết ở mức độ vẫn còn bấp bênh, tình hình ở Afghanistan, điều này vẫn còn là một ẩn số. Chương III: Kết quả ban đầu của cuộc chiến chống khủng bố Cuộc chiến chống khủng bố mất định hướng và gây sự chia rẽ: Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố đầu tiên ngay sau sự kiện 11/9 ở Afghanistan nhằm tiêu diệt Al-Qaeda và lật đổ chế độ hà khắc Taliban. Khi đó, Washington nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế. Ngay cả Pakistan - vốn là nước bảo trợ cho Taliban – cũng đứng về phía Mỹ. Quyền lực của cựu Tổng thống Bush nhờ vậy tăng lên rất mạnh, và tỷ lệ ủng hộ ông ở Mỹ có lúc lên tới 86%. Nhưng cục diện bắt đầu thay đổi khi chính quyền cựu tổng thống Bush tiếp đó đưa ra chính sách tấn công phủ đầu để phòng ngừa và chuyển hướng sang Iraq. Sự chia rẽ xuất hiện ngay trong các nước đồng minh của Mỹ. Người ta không hỏi băn khoăn: Cuộc chiến chống khủng bố thực ra đang đi về đâu? Khi xung đột phe phái ở Iraq ngày càng tồi tệ, những vụ bê bối về cách đối xử với tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib và vịnh Guantanamo (Cuba) càng khiến cho hình ảnh nước Mỹ xấu đi nhiều, nhất là tại các nước có đông dân chúng theo đạo Hồi. Al-Qaeda đã khai thác điều này để khoét sâu vào sự căm ghét đối với Mỹ và các nước đồng minh, khi miêu tả đây là cuộc chiến không phải nhằm vào khủng bố mà vào Hồi giáo. Vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) năm 2002 tại các hộp đêm có đông người phương Tây lui tới cho thấy ảnh hưởng lan rộng của tư tưởng cực đoan. Al-Qaeda đã trở thành một siêu mạng lưới, với chân rết vươn tới Đông Nam Á mà đại diện là nhóm Jemaah Islamiah. Tiếp đó, vụ đánh bom vào các đoàn tàu ở Madrid năm 2004, khiến 191 người thiệt mạng. Không như các vụ tấn công trước đó, những thủ phạm trong vụ này không có kẻ nào từng gặp các thành viên trong mạng lưới của Osama bin Laden. Các cuộc điều tra trong hai năm qua cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Al-Qaeda đóng bất kỳ một vai trò nào hay thậm chí biết về công tác chuẩn bị. Còn trong vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London năm 2005, tất cả bốn kẻ đánh bom tự sát đều là người Anh. Một mối lo mới đã xuất hiện: Khủng bố giờ đây không chỉ còn là đại diện của Al-Qaeda mà có thể chỉ là những người có cuộc sống bình thường, những thanh niên mới lớn ở phương Tây bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan. Al-Qaeda đã mất đi nhiều lãnh đạo chủ chốt. Nhưng cách thức hoạt động của nó đã thay đổi. Các vụ tấn công giờ đây không còn cần đến bộ não chỉ huy hoạch định. Al-Qaeda đã trở thành đại diện cho một thứ trào lưu, lấy jihad (thánh chiến) làm tôn chỉ. Chính quyền cựu tổng thống Bush có thể lập luận rằng họ đã thành công đối với chính sách an ninh của mình, khi không có vụ tấn công lớn trên đất Mỹ kể từ khi sau vụ 11/9. Cũng phải nói thêm, từ năm 2001 đến 2006, ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng 39%. Nhưng trong khi Washington thành công trong việc bảo vệ người dân của mình, thì con số người thiệt mạng ở các nước vì khủng bố lại rất cao. Theo nghiên cứu của tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ, tính từ 12/9/2001 đến 31/12/2005, đã có 18.944 người trên thế giới chết vì những hành động khủng bố. Trong số này, chỉ có 8 người thiệt mạng trên đất Mỹ. Số lính Mỹ thiệt mạng ở Iraq sắp vượt qua số người chết trong vụ 11/9. Những bằng chứng cho thấy chính phủ có thể đã dựa vào những thông tin sai lệch khi quyết định tiến hành chiến tranh, càng khiến cho ông Bush gặp khó khăn.   Ngoài Iraq, Washington cũng chưa giải quyết hiệu quả một vấn đề nữa, thường được dùng làm cớ cho phong trào jihad của khủng bố: xung đột Israel – Palestine. Điều đáng lo ngại là người Hồi giáo tại nhiều nước phải gánh chịu nhiều thành kiến mới sau các vụ tấn công. Chừng nào những ngờ vực, hận thù và thành kiến còn tồn tại, thì khủng bố sẽ vẫn còn đất sống. Với nỗi đau phải hứng chịu thảm kịch 11/9, nước Mỹ giành được quyền phát động và dẫn dắt trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Nhưng quyền luôn phải đi kèm với trách nhiệm, Washington phải đảm bảo dẫn dắt một cuộc chiến chống khủng bố hướng tới mục tiêu chung là mang lại hoà bình, ổn định cho toàn thế giới. Nhiều quốc gia ủng hộ Mỹ trong nỗ lực đó và cũng nhiều quốc gia phải hứng chịu những vụ tấn công đẫm máu vì nêu cao ngọn cờ chống khủng bố, như Indonesia, Ấn Độ, và một số nước châu Âu… Lực lượng quân sự phương Tây đã có mặt ở khắp Trung Đông, ở Afghanistan và ở Iraq. Tuy nhiên, Al-Qaeda vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn và dân chúng các nước phương Tây vẫn không thoát khỏi nỗi lo khủng bố. Không những thế, những kẻ ủng hộ cho Al-Qaeda không chỉ có mặt tại New York và Washington mà còn cả ở Bali, Madrid, London, Mumbai , Istanbul và nhiều nơi khác. Công bằng mà nói, chính sách của Mỹ đã đạt được khá nhiều thắng lợi. Cuộc chiến nhanh chóng ở Afghanistan sau sự kiện 11/9 (mà giờ đây lại bùng phát trở lại ở miền Nam nước này) đã làm lung lay lực lượng Taliban và đuổi nhóm khủng bố Al-Qaeda ra khỏi sào huyệt của chúng. Mạng lưới Al-Qaeda cũng đã mất khá nhiều lực lượng, Bin Laden phải sống ẩn dật và bị truy đuổi gắt gao. Tuy nhiên, từ thời điểm hiện tại nhìn lại, cuộc chiến chống khủng bố “công khai và rất được ủng hộ” do cựu Tổng thống G.Bush phát động dường như đang dần mất định hướng và gây ra sự chia rẽ. Bóng ma của chủ nghĩa khủng bố vẫn đeo đẳng người dân Mỹ, đặc biệt khi mới đây, đích thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Michael Mullen đưa ra một tuyên bố gây “sốc” rằng “Al Qaeda vẫn thừa khả năng tấn công nước Mỹ”. Người dân Mỹ bất bình đặt câu hỏi vậy trong 8 năm qua, Chính phủ của họ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và tính mạng của con em họ vào một cuộc chiến chống khủng bố, phải chăng là “vô nghĩa”?  Trên bình diện quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành đang trở nên “mù mờ” và mất định hướng. Khi muốn đưa quân đến bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ, không hiểu là “thực chất” hay “núp bóng”, Washington  đều giải thích là để “chống khủng bố”. Tình hình hỗn loạn hiện nay tại Afghanistan cũng cho thấy quốc gia Nam Á này- chiến trường chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ- chẳng thu được gì ngoài bất ổn, chia rẽ và thương vong. Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan có các tác dụng ngược. Người dân địa phương ngày càng xem các lực lượng nước ngoài như kẻ chiếm đóng. Mỗi cuộc không kích phe nổi dậy làm thường dân thiệt mạng, càng làm người dân Afghanistan căm ghét quân đội nước ngoài. Đến nay, Mỹ vẫn chưa bắt được Osama Bin Laden. Những vụ ném bom “nhầm” làm hàng trăm dân thường chết oan liên tục xảy ra tại Afghanistan. Rồi những bí mật “rùng mình” về cách thức CIA đối xử với những người bị Mỹ coi là nghi can khủng bố... Tất cả cho thấy có tình trạng “lạm dụng quyền lực” để “làm bừa” trong công tác chống khủng bố dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Bush. Không cho phép tình trạng này tiếp diễn vừa là yêu cầu, trách nhiệm cấp bách vừa là thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng nếu hy vọng Mỹ sớm đưa ra một chiến lược chống khủng bố hiệu quả, khi mà chính quyền của ông Obama vẫn loanh quanh với kế hoạch tăng thêm quân hay phân vân việc có hay không đối thoại với Taliban, tìm cách thuyết phục những thành phần ôn hoà trong lực lượng này quay lưng với chủ nghĩa khủng bố. Bóng đen của cuộc chiến ở Iraq đang bao trùm lên chính sách của Mỹ và lên quan điểm của cả thế giới về cuộc chiến chống khủng bố. Và vấn đề còn nằm ở chỗ nhiều chính phủ và người dân không coi cuộc chiến tại Iraq là một phần trong chính sách đáp trả lại bọn khủng bố. Ngược lại, họ coi đó là một phần nguyên nhân gây ra khủng bố và điều đó làm tăng khoảng cách giữa họ và chính sách của Mỹ. Chủ nghĩa khủng bố của Al-Qaeda không sinh ra từ cuộc xâm lược Iraq. Vụ khủng bố 11/9 diễn ra trước cuộc chiến này và mới đây, các đoàn tàu hoả của Đức vẫn bị tấn công dù Đức phản đối cuộc xâm lược này tại Iraq. Tuy nhiên, một số nhà bình luận quốc tế cho rằng, những gì diễn ra tại Iraq lại là nhân tố chính khiến cho cuộc chiến chống khủng bố do cựu Tổng thống Bush khởi xướng ngày càng mất định hướng. Washington tuyên bố cuộc chiến ở Iraq sẽ giành được thắng lợi và bọn khủng bố sẽ thất bại còn những người phản đối cho rằng cuộc chiến đó là cả một sự sai lầm trầm trọng. Trong một cuộc thăm dò gần đây, của kênh CNN, có tới 67% số người Mỹ được hỏi cho rằng Chính phủ sẽ không bao giờ bắt được trùm khủng bố al-Qaeda. Nhiều người khác khẳng định họ luôn lo lắng về chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và sẵn sàng tâm lý đón nhận một cuộc tấn công khủng bố ngay trong lòng nước Mỹ. Bên cạnh đó, các tranh cãi chính trị và pháp lý vẫn làm trì hoãn tiến trình xét xử 5 đối tượng chính bị cáo buộc tổ chức vụ khủng bố. Câu hỏi rằng liệu 5 nghi phạm này nên bị truy tố trước tòa án dân sự Mỹ hoặc tòa án quân sự tại căn cứ hải quân Mỹ ở vịnh Guantanamo (Cuba) vẫn chưa được giải quyết. Sự chậm trễ này bị nhiều người Mỹ và phe dân chủ đối lập ở Quốc hội Mỹ xem là “nỗi ô nhục quốc gia”.Như vậy sau gần một thập kỷ chống khủng bố, người dân Mỹ ngày càng mất lòng tin vào Chính phủ cũng như những nỗ lực của Washington trong việc cải thiện hình ảnh nước Mỹ trước thế giới Hồi giáo. Những nguy cơ khủng bố mới: 10 năm đã trôi qua, nước Mỹ vẫn chìm sâu trong nỗi ám ảnh khủng bố, còn cuộc chiến chống khủng bố thì chưa có hồi kết. Cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ triển khai 10 năm qua không làm giảm thiểu mối lo ngại của người dân Mỹ về các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ mà còn làm cho các hình thức khủng bố diễn ra ngày càng tinh vi, khó lường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đầu tiên là các mối lo về sự tấn công của vũ khí sinh học Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng dự đoán trước những gì sẽ diễn ra trong 5 năm tới, những kẻ khủng bố sẽ cố gắng để thực hiện các cuộc tấn công vũ khí sinh học có sức tàn phá hàng loạt. Các quan chức tình báo còn đề cập đến sự khả thi trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm đến hàng ngàn công dân Mỹ, lấn át cả hệ thống chăm sóc y tế hiện tại của nhà nước Mỹ. Sự lây lan của các căn bệnh truyền nhiễm có tác hại vô cùng khốc liệt đến sự sụt giảm kinh tế do hầu hết người lao động đang trong tình trạng bệnh tật và chết dần. CIA cũng đưa ra quan điểm rằng các tác nhân vũ khí sinh học có thể bị các nhóm khủng bố đánh cắp từ các phòng thí nghiệm hay các khu nuôi cấy khác, mà nguy hiểm nhất trong số các mối đe dọa đó là vi khuẩn bệnh than. Các tên khủng bố cũng sẽ luôn tìm cách lẩn tránh hàng rào an ninh của Chính phủ Mỹ dựng ra và len lỏi vào sâu trong nội địa Mỹ để tiến hành thực hiện các kế hoạch tấn công khủng bố. Muốn lọt qua hàng rào an ninh một cách trót lọt, bọn chúng tìm đủ mọi cách để có mặt trên đất Mỹ và chờ cơ hội để ra tay. Theo dự báo của CIA ngày càng nhiều hơn số lượng người Iraq có ý muốn di dân đến Mỹ, cũng như những người tị nạn từ các quốc gia như Somalia và Sudan là những nơi đang nổ ra các xung đột chính trị dai dẳng cũng sẽ tìm mọi cách đặt chân đến Mỹ. Ước đoán sẽ có khoảng 12.000 người tị nạn từ châu Phi đặt chân đến Mỹ theo con đường phạm pháp. Kịch bản tương tự cũng sẽ được áp dụng với cư dân các quốc gia Afghanistan, Bangladesh và Pakistan. Mối lo ngại tiếp theo là ngày càng nhiều tổ chức cực đoan ở Mỹ CIA cũng đưa ra những lời dự báo về một thế hệ những phần tử Hồi giáo cực đoan trong lãnh thổ Mỹ sẽ gia tăng thêm số lượng trong vòng 5 năm tới, mà cách chiêu mộ những phần tử này không gì nhanh và kín đáo hơn bằng con đường tuyển dụng qua Internet. CIA cũng tiên đoán trước về cái gọi là “Một làn sóng những tên khủng bố Hồi giáo trẻ, có cá tính, đang háo hức tiến hành các hành vi tội ác”. Mỹ cũng đã có trong tay những minh chứng sống động nhất về những tên khủng bố hình thành ngay trong lòng xã hội Mỹ. Có nguồn tin tình báo cho hay rằng, các thành viên của Hezbollah hoạt động trên đất Mỹ thông qua các khoản ngân quỹ được hình thành từ ngay chính các dự án mang tính chất từ thiện cũng như các hoạt động kiếm tiền do phạm tội mà có, như hoạt động rửa tiền, buôn lậu và buôn lậu ma túy, các hành vi lừa lọc và tống tiền. Thêm vào đó, các tên khủng bố công nghệ cao cũng sẽ gia tăng thêm quân số và mối đe dọa trong vòng 5 năm tới, chúng sẽ tấn công quyết liệt vào các cơ sở dữ liệu của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào một cách tinh vi và hậu quả chắc sẽ khốc liệt hơn nhiều. Mạng Internet rất có lợi cho mọi người, nhưng sẽ là thứ công cụ đắc lực cho các tên khủng bố. Một loại hình mới mà rất có thể những kể khủng bố nghĩ đến là khủng bố tin học Hiện tại, các tên khủng bố Hồi giáo bao gồm cả Al-Qaeda, đang lên kế hoạch tấn công thế giới văn minh bằng chính phương tiện cấu thành nên sự văn minh: mạng Internet, nhưng năng lực của chúng hiện vẫn còn rất giới hạn. Theo nguồn tin tình báo, Al-Qaeda đang lên kế hoạch sử dụng Internet để đánh sập các hệ thống cung cấp điện - nước tại các thành phố lớn ở Mỹ. Mặc dù bản thân thực lực của tổ chức khủng bố này không thể nào đảm đương tốt một việc lớn lao như thế, nhưng bù lại chúng rất dư giả tiền bạc, đủ để cho Al-Qaeda thuê các hacker lão luyện tiến hành phá hoại các điểm mà chúng cung cấp thông tin. Và Chính phủ Mỹ tin rằng rất có thể trong vòng từ 3 đến 5 năm tới, Al-Qaeda có thể trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng Internet để tấn công toàn diện vào nền kinh tế của nước Mỹ. Chuyên gia chống chủ nghĩa khủng bố, Frank Cilluffo thuộc Viện Nghiên cứu chính sách An ninh Mỹ tại Đại học George Washington, tiết lộ rằng: “Lực lượng Al-Qaeda không những muốn nện những cú đánh trời giáng vào việc tàn phá bất kỳ chướng ngại vật nào mà chúng cho là rào cản trước mắt, mà còn gây áp lực khuếch trương thanh thế của chúng đối với các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, Al-Qaeda cũng tiếp tục tin tưởng vào mạng Internet trong việc phát tán các thông điệp của mình”. CIA cũng dự báo rằng các tên khủng bố trong nội địa Mỹ còn tạo thêm chiến thuật sử dụng súc vật và môi trường trong việc gây nên các vụ nổ hỏa hoạn, tác động đến các đợt tấn công khủng bố trên quy mô lớn Kết luận: Chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng xã hội hết sức phức tạp gắn với rất nhiều sự kiện lớn trong suốt thế kỷ XX và đã trở thành mối đe doạ khủng khiếp đối với loài người trong thế kỷ XXI. Có thể nói, sau các cuộc chiến tranh, không có hình thức bạo lực chính trị nào gây ra những tác hại nghiêm trọng như vậy. Cuộc chiến chống khủng bố là điều tất yếu phải diễn ra. Tuy nhiên, chống khủng bố bằng cách nào và ra sao vẫn sẽ là vấn đề còn gây ra nhiều tranh cãi giữa các nước trên thế giới. Sau sự kiện 11/9, Mỹ trở thành nước đi đầu trong cuộc chiến tranh chống lại thứ chủ nghĩa đáng sợ đang đe doạ phá huỷ nền an ninh nhân loại này. Với những nỗ lực của mình, Mỹ đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó đáng kể nhất chính là đã thiết lập được một Liên minh toàn cầu chống khủng bố rộng lớn. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu kêu gọi hợp tác toàn thế giới chống khủng bố, các nhà cầm quyền Washington đã tạo ra sự bất bình đẳng trong Liên minh. Người Mỹ đã quá đề cao vai trò của mình và dường như mục đích cuối cùng của Liên minh đó chỉ là vì lợi ích của nước Mỹ chứ không phải vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Các cuộc chiến mà Mỹ gây ra trên đất Afghanistan và Iraq thực sự đã không giúp giải quyết được vấn đề trong cuộc chiến chống khủng bố, mà ngược lại đã để lại hậu quả tai hại cho hai nước này và cho chính bản thân người Mỹ. Qua đó đã chứng minh người Mỹ đang bất lực trước chủ nghĩa khủng bố. Chính sách nước lớn của các nhà cầm quyền Hoa Kỳ đã làm cho hình ảnh Mỹ ngày càng xấu đi trong mắt nhân dân toàn thế giới. Từ việc đơn phương phát động chiến tranh Iraq, không được sự chấp thuận của Liên Hợp Quốc đến việc người Mỹ tăng cường sự có mặt của mình ở khắp nơi trên thế giới làm cho phải đặt câu hỏi: “Thực chất của cuộc chiến chống khủng bố kiểu Mỹ là gì?”. Hành động lấy chiến tranh để trấn áp bạo lực có phải là một biện pháp tốt? Người Mỹ luôn tự cho mình cái quyền áp đặt nhân quyền lên các nước khác nhưng thực tế lại cho thấy: chính Mỹ là nước đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng nhất. Qua diễn biến của cuộc chiến chống khủng bố như ngày nay, dường như, Mỹ đã tìm được một “cái cớ” lý tưởng để có thể can dự sâu hơn vào các nước khác trên thế giới. Một khi một quốc gia nào đó bị Mỹ xem là có căn cứ của quân khủng bố thì nền an ninh của nước đó sẽ khó có thể đảm bảo. Trong bối cảnh những nhận thức về chủ nghĩa khủng bố đang còn nhiều bất đồng, từ khái niệm cho đến nguồn gốc hay phân loại… đều chưa đưa ra được ý kiến thống nhất thì người Mỹ đã và đang tự cho mình “quyền phán quyết”. “Khủng bố hay không khủng bố” thường là do Mỹ quyết định. Và dĩ nhiên, những gì gây nguy hại cho nước Mỹ thì là khủng bố còn những gì mang đến lợi ích cho Mỹ thì không thể coi là khủng bố. Chính sách hai mặt đó của Mỹ đã khiến cho cả thế giới lo ngại và “dè chừng”. Vì vậy, các mối quan hệ đồng minh với Mỹ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó. Và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động tỏ ra không mấy hiệu quả. Người Mỹ ngày nay vẫn hoàn toàn bị động trước khủng bố và có thể trở thành đối tượng bị tấn công bất cứ lúc nào. Vẫn là một cường quốc đứng đầu thế giới, nếu người Mỹ chịu bỏ bớt những “tính toán riêng” của mình để thực sự dồn hết mọi quyết tâm cho cuộc chiến chắc kết quả sẽ khác hơn. Và dường như người Mỹ cũng đã ý thức được điều đó, cuộc chạy đua vào chức Tổng thống Mỹ diễn ra quyết liệt đã cho thấy: vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố trong tương lai là một yếu tố quyết định sự thắng lợi cho các ứng viên. Sau 8 năm dưới sự điều hành của G.W.Bush nước Mỹ gặp phải 3 khó khăn lớn yêu cầu Obama phải giải quyết nếu mong muốn tình hình khả quan hơn: Đó là sự chia rẻ đảng phái ở trong nước và sự bất mãn của người dân. Qua cuộc chiến tranh Iraq, đa số những người tự do tin rằng đó chỉ là một hành động đáp trả làm trầm trọng thêm vấn đề và có quá nhiều thiệt hại đã đến với người Mỹ, nhân dân Mỹ mong muốn một cuộc rút quân êm đẹp cho những con em của mình ra khỏi vũng lầy Iraq. Trong khi phe bảo thủ vẫn cho đó là một cuộc chiến cần thiết và cần phải kéo dài hơn nữa. Thứ hai là sự bất đồng giữa Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới về cách thức ứng phó với vấn đề Trung Đông và Hồi giáo cực đoan. Muốn thay đổi được tình thế này buộc Mỹ phải xem xét lại chính sách đối ngoại và các tham vọng của mình. Cuối cùng, người Mỹ phải coi lại cuộc chiến chống khủng bố và những nguồn lực sử dụng trong cuộc chiến này. Bởi lẽ Mỹ không phải là một siêu cường tuyệt đối có khả năng đảm nhận mọi công việc của thế giới như là một “cảnh sát quốc tế”. Tiềm lực kinh tế của Mỹ thì không gì có thể chối cãi nhưng lực lượng Mỹ thì có hạn. Quân đội Mỹ đang dàng trải quá mức và Bộ an ninh nội địa đang trong tình trạng hỗn độn. Đó là chưa kể, nhiều người Mỹ đang mất lòng tin vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành và không sẵn sàng hy sinh vì các nguồn lợi to lớn của đất nước cho cuộc chiến này. Từ thực tế đất nước cùng với áp lực đến từ tình hình thế giới, sự trỗi dậy thần kì của Trung Quốc và sự gia tăng sức mạnh của Nga, cuộc chiến chống khủng bố của hai nước này đang có những chuyển biến tốt đẹp buộc người Mỹ sẽ phải điều chỉnh lại chính sách của mình. Và nhân loại đang chờ xem “phiên bản mới” trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ dưới thời Obama là gì? Trải qua gần 10 năm của cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, nhân loại đã đạt được một số kết quả khả quan như đã ngăn chặn thành công nhiều âm mưu khủng bố, bắt giữ và tiến hành xét xử nhiều đối tượng khủng bố đã gây ra các vụ đánh bom đẫm máu hay các phần tử cực đoan bị tình nghi. Cuộc chiến chống khủng bố ở Nga, Trung Quốc và Đông Nam Á đang có những diễn biến tốt… Quan trọng hơn, đó là việc thế giới đã thống nhất về một chiến lược chống khủng bố toàn cầu. Ý tưởng này đã được cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đưa ra tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng LHQ ngày 2/5/2006, nhằm tăng cường sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế trong việc đối phó với nguy cơ này thông qua nhiều biện pháp hợp tác. Đến tháng 9/2006, Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua chiến lược chống khủng bố toàn cầu tăng cường các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố. Nghị quyết nêu rõ rằng, bất kỳ biện pháp nào thực hiện để ngăn chặn và chống chủ nghĩa khủng bố, cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là luật nhân quyền, luật tị nạn và luật nhân đạo quốc tế. Nghị quyết cũng kêu gọi các nước hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống khủng bố do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Đây là lần đầu tiên tất cả 192 nước thành viên Liên Hợp Quốc đạt được thoả thuận về một phương pháp chiến lược chung để ngăn chặn hoạt động khủng bố. Hy vọng rằng, với sự đồng lòng của toàn thế giới, nhân loại sẽ có thể kết thúc cục diện bị động trước nạn khủng bố như ngày nay, từ đó tiến tới ngăn chặn và tiêu diệt tận gốc thứ chủ nghĩa đáng sợ này. Cuộc chiến chống khủng bố là một vấn đề lớn của lịch sử nhân loại đầu thế kỷ XXI, dưới tác động của cuộc chiến, các mối quan hệ quốc tế diễn ra theo 2 hướng chính: Hoặc là hợp tác cùng nhau chống khủng bố hoặc là trở thành đối thủ của nhau trong cuộc chiến này. Tình thế đó làm cho các diễn biến trên thế giới diễn ra hết sức khó lường. Các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen, hoà bình hay chiến tranh chỉ cách biệt trong gang tấc. Quan hệ các nước lớn lúc hoà dịu khi căng thẳng làm cho người ta rất khó nắm bắt được những gì sẽ xãy ra tiếp theo. Ngoài quyết tâm chống khủng bố mỗi nước đều mang theo những tính toán riêng cho lợi ích quốc gia của mình. Dĩ nhiên, mỗi người, mỗi chính phủ phải luôn là đại diện và hành động cho lợi ích dân tộc mình, nhưng đừng vì lợi ích đó mà giẫm đạp lên quyền lợi của các dân tộc khác. Nếu như mỗi nước biết đặt lợi ích riêng hoà cùng với lợi ích chung của toàn thể nhân loại thì các vấn đề mang tính toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Cuộc tấn công ngày 11/9 là một đòn mạnh dáng vào nước Mỹ, đây có thể coi là thách thức không chỉ đối với nước Mỹ mà còn đối với toàn cầu trước chủ nghĩa khủng bố. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng bố này là do chính sách đối ngoại và chủ nghĩa bá quyền của Mỹ đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước Hồi giáo, Iraq, Iran....Lâu nay, Mỹ vẫn thường phô trương vị trí bá chủ của mình, cuộc tấn công này đã làm uy tín của Mỹ bị hạ thấp về kinh tế và vai trò bá chủ toàn cầu, nước mỹ không còn là mảnh đất "bất khả xâm phạm" buộc Mỹ phải có những điều chỉnh chính sách an ninh và chính đối đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Với chính sách ngoại giao thời chiến mới này Mỹ đã thay đổi ưu tiên về hình thức, quân sự đóng một vai trò quan trọng, vì vậy Mỹ đã từ chối ký bất kỳ hiệp định quốc tế nào hạn chế đến hoạt động của Mỹ. Đồng thời cục diện quan hệ giữa các cường quốc với Mỹ cũng thay đổi sang "chủ nghĩa hiện thực " trong nền kinh tế quốc gia và lợi ích dân tộc được đề cao hơn bao giờ hết. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách – giáo trình: 1. Lại Văn Toàn, Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu – vấn đề và cách tiếp cận, sách tham khảo, NXB Khoa học xã hội, 2004. 2. Vũ Hải, Hoàng Hưng, Hoàng Vũ…,Cuộc đời trùm khủng bố Osama Bin Laden – những điều bí ẩn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. 3. Nguyễn Anh Thái (CB), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 1995, quyển A, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998. 4. Khủng bố và chống khủng bố, tập 1: Thảm kịch nước Mỹ, NXB Lao động, Hà Nội, 2001. 5. Khủng bố và chống khủng bố, tập 2: Cuộc chiến tranh mới , NXB Lao động, Hà Nội, 2001. 6. Khủng bố và chống khủng bố, tập 3: Cuộc chiến không giới hạn, NXB Lao động, Hà Nội, 2003. 7. Nguyễn Văn Thanh (CB), Về chủ nghĩa khủng bố, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. 8. Đỗ Thanh Bình, Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX – một cách tiếp cận. 9. Nguyễn Anh Thái, Vũ Ngọc Anh, Đặng Thanh Toán, Lịch sử quan hệ quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mỹ La Tinh, NXB Giáo dục, 1998. 10. Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong chiến tranh lạnh (1949-1991), tài liệu nội bộ khoa Lịch sử trường ĐHSP TPHCM, 2005. 11. Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Hạnh, Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao Động, Hà Nội, 2003. 12. Nguyễn Văn Lập, Trật tự thế giới sau ngày 11/9, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003. 13. Trần Nhu, Toàn cầu hoá hôm nay và thế giới thứ ba, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2001. 14. Nguyễn Văn Dân, Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. 15. Vũ Đăng Hinh, Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. 16. Đoàn Tử Diễn, Cuộc chiến không cân sức, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2001. 17. Ngô Phương Bá, Nguyễn Hồng Vân, Thế giới những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCuộc chiến chống khủng bố của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI.doc