Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày

Tục ngữ Tày là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt, là những phát ngôn đặc biệt, là một kho tàng về tài liệu ngôn ngữ của dân tộc Tày. Kho tàng ngôn ngữ đó có thể dùng để diễn đạt từ các vấn đề cụ thể đến những vẫn đề trừu tƣợng, về thế giới khách quan và đời sống con ngƣời. Ngôn ngữ trong tục ngữ Tày là thứ ngôn ngữ sinh động mà cụ thể, giàu tính hiện thực, là sản phẩm, kết quả của quá trình lao động sản xuất, và quá trình đấu tranh xã hội của tộc ngƣời Tà y. Vì thế tục ngữ Tày có giá trị tiêu biểu cho lối sống, lối nghĩ và lối nói của dân tộc Tày. Tìm hiểu, khám phá các giá trị của tục ngữ Tày, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hoá và truyền thống của dân tộc Tày ở Việt Nam.

pdf107 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3279 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là: "Tặt tẩƣ nẳng tỉ" (Đặt đâu ngồi đó), hay "Lủc nhình lẻ khai, lủc chài lẻ rự" (Con gái thì bán, con trai thì mua). Vì thế, các bậc cha mẹ ngƣời Tày - Nùng thƣờng tìm vợ, tìm chồng cho con cái, những tiêu chí để chọn con dâu, con rể của họ cũng rất cụ thể. Nòi giống là tiêu chí đƣợc cha mẹ Tày đƣa lên hàng đầu: - Chiêm khẩu chiêm vàng, chiêm nàng chiêm mẻ (Xem lúa xem rạ, xem dâu xem mẹ) - Chiêm lủc chiêm tai, ngòi vài ngòi mẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 (Xem con xem mẹ đẻ, mua trâu tìm trâu mẹ) Với ngƣời Tày, tìm con dâu nhƣng không nhìn cô dâu mà nhìn ngƣời mẹ của cô dâu, nếu ngƣời mẹ đó có sức khoẻ tốt, hiền lành thì cô gái đó mới mạnh khoẻ, có thể sinh đẻ nhiều con cái và biết làm ruộng, ví nhƣ việc tìm mua trâu, phải xem trâu mẹ mới mua trâu con. Ngƣời Tày xƣa thƣờng cƣ trú rải rác, mỗi bản chỉ có 15 đến 20 nóc nhà, tên bản, tên làng đặt theo tên của núi đồi, sông suối. Thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, ốm đau chỉ tìm thuốc có trên núi rừng, hoặc mời thầy cũng đến cúng, tế....cho nên cuộc sống của con ngƣời không đƣợc bảo đảm nhất là việc sinh đẻ của ngƣời phụ nữ. Vì vậy, trong quan niệm của ngƣời Tày, tiêu chí về sức khoẻ và nòi giống là rất quan trọng. Nhƣng có thể thấy, ngoài yếu tố là khoa học về gen di truyền thì yếu tố giáo dục là quan trọng, nhân cách của ngƣời mẹ là hình ảnh phản chiếu rõ ràng trong việc giáo dục con cái. Tục ngữ Việt cũng nhận thức: "Con hư tại mẹ"; "Mẹ nào con nấy". Giá trị phía sau những câu tục ngữ này là bài học kinh nghiệm của các bậc cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Bên cạnh yếu tố về nòi giống, thì sự cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất là tiêu chí cần thiết, tục ngữ Tày có nhiều câu đề cập đến yếu tố này: - Đăm nà kho éc vài, sống hẩƣ đai bố rẳp (Cấy lúa (như) ách vai trâu, cho không chẳng rước) - Đăm nà nặn bặng pƣn, tỏi thâng slam pác ngần gụng rẳp (Cấy lúa thẳng như mũi tên, đòi ba trăm lạng bạc cũng đón) Ngƣời nông dân miền núi, công việc chủ yếu là làm ruộng, rẫy, việc cấy lúa thẳng hàng là biểu hiện của đức tính chăm chỉ, cái nết cần cù, yêu lao động. Đó là chuẩn mực cần thiết để làm nên giá trị của con ngƣời. Tƣơng tự, tục ngữ Tày cũng có câu: - Giá au khƣơi nòn soai vậu lản, giá au lùa oóc tổng ngòi bân (Chớ lấy rể ngủ trưa người dị nghị, chớ lấy dâu làm đồng (hay) ngắm trời) Cha mẹ Tày cũng thƣờng dạy con rằng: - Báo dạn xa mìa rạng, sao dạn khó hất lùa (Trai lười tìm vợ thừa, con gái biếng khó làm dâu) - Sao dạn công là lƣa, pya bố cƣa lẻ nẩu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 (Gái lười thì ế chồng, cá không muối thì ươn) Khi tìm con dâu, các bà mẹ thƣờng tìm ở các phiên chợ, ngày hội, hay qua lời giới thiệu của ngƣời quen, nhƣng tháng chạp là thời gian đặc biệt nhất, để họ tìm con dâu, tục ngữ Tày có câu: - Chiêm sao chiêm bƣơn lảp, chiêm báo chiêm gảp phƣa (Tìm dâu tìm tháng chạp, chọn rể xem đường bừa) Tại sao chọn con dâu lại chọn xem vào tháng chạp mà không phải là tháng khác trong năm? Bởi vì, tháng chạp ở miền núi rất lạnh, khi ra chợ các cô gái Tày thƣờng mặc nhiều áo, ngƣời Tày cho rằng, cô gái mặc nhiều áo mới, áo đẹp, áo lành lặn là ngƣời chăm chỉ thêu dệt, có nghĩa là sẽ biết lo toan, vun vén cho gia đình, có đƣợc cô gái đó về làm dâu thì cửa nhà mới êm ấm. Ngƣời Tày cũng có quan niệm giống với ngƣời Việt: "Nhìn mặt bắt hình dong", hay "Lời nói ngọt lọt đến xương", nên dáng vẻ bên ngoài và giọng nói cũng là tiêu chí họ quan tâm, tục ngữ Tày có câu: - Chiêm nàng tỉnh gẳm vả, ngòi mạ mủng moóc mƣơi (Chọn dâu nghe lời nói, xem thời tiết thì nhìn móc sương) - Vìn bố au mạy tảng, mìa bố au toọng pảng thua bông (Củi không lấy cây tảng, vợ không lấy đầu bù tóc rối) Về giọng nói, ngƣời Tày tin rằng với giọng nói nhẹ nhàng, lời nói lễ phép, cởi mở, dịu dàng, đó là cô gái nết na, có đạo đức, có giáo dục. Về dáng vẻ, thƣờng ngƣời Tày thích những cô gái "Cao nả kha mẳng" (Bắp đùi to, bắp chân mập). Đây là cách đánh giá vẻ đẹp về hình thức rất riêng của ngƣời Tày, to khoẻ song phải gọn gàng sạch sẽ. Ngƣời "Toọng pảng thua bông" (Đầu bù tóc rối) là ngƣời lƣời nhác, luộm thuộm, không biết vun vén cửa nhà, không biết chăm sóc con cái. Nhìn chung, ngƣời phụ nữ trong quan niệm truyền thống, chịu ảnh hƣởng của Nho giáo phải có đủ tam tòng, tứ đức, trong quan niệm của ngƣời Tày cũng đề cao tứ đức nhƣng với những chuẩn mực của công, dung, ngôn, hạnh rất riêng, rất cụ thể. Còn ngƣời phụ nữ ngày nay, dù không phải chịu những ràng buộc khắt khe nhƣ trƣớc đây, nhƣng sự đảm đang, quản trị vuông tròn, trong ngoài là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 cần có. Mỗi ngƣời có một vị trí, một chỗ đứng và việc làm mà không ai thay thế đƣợc. Ngƣời phụ nữ cũng vậy. 3.2.2. Quan niệm của ngƣời Tày về các mối quan hệ trong gia đình Thống kê các đơn vị tục ngữ về các mối quan hệ trong gia đình, có tất cả 249 câu, bằng 17.8 % tổng số câu tục ngữ mang tính hàm nghĩa. Trong đó, chiếm số lƣợng cao nhất là số câu nói về quan hệ vợ chồng, gồm 83 câu trong tổng số 249 câu, bằng 33.3 %; có 67 câu chiếm 26.9% nói về quan hệ cha mẹ và con, tiếp đến là anh chị em 30 câu (12.0 %), dâu rể 29 câu (11.6 %), còn lại là các mối quan hệ khác nhƣ: thông gia, nội ngoại, chú gì... (40câu, chiếm 16 %). Nhìn qua số lƣợng, có thể nhận thấy trong gia đình ngƣời Tày, quan hệ vợ chồng đƣợc quan tâm nhất, tiếp đến là quan hệ cha mẹ con, anh chị em, dâu rể. * Quan hệ vợ chồng Ngƣời Tày xƣa nhìn nhận quan hệ vợ chồng ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó họ đặc biệt quan tâm đến quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng và giữa chồng và vợ, có thể rút ra những kiểu ứng xử nhƣ sau: Vợ chồng phải biết nhƣờng nhịn nhau: - Phua khân lìa tó khân Pát khẩu giân bố nhằng (Chồng căng vợ cũng căng Bát cơm nguội không còn) - Mìa slính phua nhặn lồng sắc ỷ Phua slính lìa đẳc ỷ pây (Vợ giận, chồng nhịn đi một tí Chồng giận, vợ lẳng lặng tránh xa) Hay: - Mìa đá phua bấu dăng sắc ỷ Phua đá mìa đắc ỷ hất công (Vợ mắng chồng không nói năng gì Chồng mắng vợ lặng lẽ làm việc) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Nếu có cáu giận cũng không nên cãi nhau trƣớc những ngƣời có mặt trong gia đình. - Lùng áo tò đá lẩu phắc phầy Phua mìa tò đá chuầy khẩu sluổm (Chú bác mắng nhau, rượu cắm trên lửa Vợ chồng mắng nhau, rủ nhau vào buồng) Lúc ở nhà hay đi làm đồng: Mà rƣờn bấu đá phua, oóc nà bấu đá mẻ (Về nhà không nhiếc chồng, ra đồng không quát vợ) Phải cam chịu: - Mẻ nhình cần dạn lẩu, mì cần pậu quá cừn (Vợ được chồng nghiện rượu, có người bạn suốt đêm) Phải chung thuỷ, gắn bó trọn đời: - Phua mìa ngải tả, tồng khoả bố ngải lùm (Chồng vợ không dễ gì bỏ nhau, kết thân không dễ quên nhau) Phê phán hiện tƣợng lấy nhiều chồng, nhiều vợ: - Tối phua tối lìa là roá, tối sửa tối khoá nhẳng đây (Thay chồng thay vợ là bỏ đi, thay quần áo mới tốt) - Mẻ toỏc lẩƣ lửa chin, lai mẻ nặm làng tin tố bốc (Một vợ thừa uống rượu, nhiều vợ nước máng rửa chân không có) Giá trị, phẩm chất của ngƣời vợ đƣợc quy định bởi ngƣời chồng: - Bố mì lủc la slua, bố mì phua la sẻn (Không có con thì thua, không có chồng thì hèn) Vợ chồng gắn bó trong sự tƣơng hợp, hỗ trợ lẫn nhau cả tinh thần lẫn vật chất: - Mìa quai phua sloóc tàng lủng nả, phua quai mìa thong thả hết chin (Vợ khôn chồng ra đường rạng mặt, chồng khôn vợ thong thả làm ăn) - Phua chạn lẻ hẩƣ thai giác, mìa chạn phua nủng khát pậu khua (Chồng lười là để vợ chết đói, vợ lười chồng mặc rách người cười) Vợ chồng gắn bó tạo nên sức mạnh: - Phua mìa đồng ý căn, hất mòn răng cụng ngải (Vợ chồng đồng lòng nhau, làm việc gì cũng dễ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 - Phua mìa thủ thục căn, vắt nặm pế mì vằng nhằng bốc (Vợ chồng ăn ý nhau, tát nước biển đông còn cạn) - Phua mìa chin dú chắc tắm slung, lƣờn lảng têm cúa slổng hôn dùng (Chồng vợ biết ăn ở, con cháu vui, nhà cửa đầy) Nhìn chung, ngƣời Tày xƣa đã nhìn ra sự tất yếu của việc gắn bó vợ chồng, đã có chồng thì phải có vợ, chính sự gắn bó ấy đã làm cho cuộc sống tồn tại, cân bằng và phát triển. Để quan hệ vợ chồng gắn bó, tục ngữ Tày cũng đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng hỗ giữa hai vợ chồng, phẩm chất hành động của ngƣời này bao giờ cũng tác động sang ngƣời kia. Tục ngữ Tày hƣớng con ngƣời vào việc ứng xử giữa hai vợ chồng, trong đó sự khéo léo, nhƣờng nhịn, cam chịu, hi sinh là ở ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ. * Quan hệ giữa cha mẹ với con Số câu tục ngữ nói về quan hệ cha mẹ với con là 67 câu, chiếm 36.9% trong tổng số câu nói về quan hệ gia đình, đặt trong quan hệ hai chiều, giữa cha mẹ với con và ngƣợc lại. Đây là mối quan hệ ruột thịt gần gũi nhất trong mỗi gia đình, tục ngữ Tày cũng đề cập đến mối quan hệ này rất phong phú, đa diện: Về quan hệ giữa cha mẹ với con Để nói về nỗi cực nhọc, hi sinh của ngƣời mẹ vì con: - Và tua lủc phú mạy, đảy tua lủc đảy pẻng ngần (Mang thai con ( như mang) quan tài, được đứa con được nén bạc) Nuôi và dạy con cái là nhiệm vụ của tất cả các bậc làm cha làm mẹ, khi chúng còn nhỏ, cách nuôi con, chăm con... đều đƣợc đề cập rất chi tiết: - Pỏn lủc pỏn ám eng, peng lủc slon cằm ón (Bón con từng miếng nhỏ, thương con dạy lời nhẹ nhàng) - Tỉ răm mẻ sẩƣ, tỉ khẩƣ lủc nòn (Chỗ ướt mẹ sửa sang lại, chỗ khô để con nằm) Dạy con nên ngƣời phải dạy khi chúng còn nhỏ dại: - Phấc vài nửa ón múp, son lủc lúc nhằng eng (Vực trâu khi còn nhỏ, dạy con lúc còn thơ bé) bởi vì: - Vài quá làn nàn phấc, lủc phiêng ấc nàn son Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 (Trâu quá lứa khó vực, con ngang ngực khó dạy) Cách dạy con và yêu con của ngƣời Tày: - Điếp lủc điếp bƣởng lăng, chằng lủc chằng bƣởng nả (Yêu con yêu sau lưng, mắng con mắng trước mặt) Có lúc cũng bất công với con: - Liệng slíp tua lủc pái cha, bấu nhẳn liệng lủc ô oa (Nuôi mười đứa con phá gia, không chịu nuôi đứa con khờ dại) Nhƣng dù thế nào đi nữa thì để nuôi dạy đứa con trƣởng thành là điều rất khó nhọc: - Liệng tua lủc nàn ằn, pắt tua hân nàn đảy (Nuôi đứa con khó lắm, bắt con cáo khó được) Cha mẹ luôn là chỗ dựa cho con: - Pỏ thai lủc nẳng táng, mẻ thai lủc pây khẳp pản mƣờng (Bố chết con ngồi cửa sổ, mẹ chết con lang thang khắp bản mường) - Pỏ thai vài khát tẩn (Bố chết (như) trâu mất dây buộc) Nhìn chung công lao và vai trò quan trọng của cha mẹ với con cái đã đƣợc đúc kết trong tục ngữ của rất nhiều dân tộc với nhiều hình ảnh so sánh, ví von rất cảm động, ấn tƣợng. Tục ngữ Tày cũng có câu: - Rầƣ án đảy bâƣ mạy chang đông, rầƣ án đảy ăn công vỏ mẻ (Nào ai đếm lá cây trong rừng, nào ai đếm được công lao dưỡng dục của cha mẹ) Các câu tục ngữ trên đã phản ánh khá đầy đủ quá trình từ khi mang thai, đến lúc đẻ con, nuôi con khôn lớn và cách ứng xử với con của ngƣời Tày Về quan hệ con cái đối với cha mẹ, tục ngữ Tày đề cập chủ yếu về các hiện tƣợng đƣợc coi là "sự đời" trong xã hội, đƣợc chiêm nghiệm nhƣ một triết lí: - Vỏ mẻ điếp lủc nắc đâu gò, lủc điếp vỏ mẻ lặm vò là giá (Bố mẹ thương con chất nặng lòng, con yêu cha mẹ khuất núi là thôi) - Vỏ mẻ liệng lủc công phya đán, lủc liệng vỏ mẻ lủc án tấng vằn (Bố mẹ nuôi con công vách đá, con nuôi cha mẹ con đếm từng ngày) - Vỏ mẻ liệng slíp lủc vần gần, slíp lủc liệng vỏ mẻ bố đảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 (Cha mẹ nuôi mười con nên người, mười con nuôi cha mẹ không được) Về quan điểm này, ngƣời Việt cũng có những câu tƣơng tự: "Sự đời nước mắt chảy xuôi", hay "Một mẹ nuôi được mười con, nhưng mười con không nuôi nổi một mẹ". Sự thật trong xã hội xƣa và nay, còn có một bộ phận nhỏ con cái đối xử tệ bạc thậm chí là tàn nhẫn với ngƣời đã sinh ra chính mình. Đó chính là loại con bất hiếu. Vì thế, tục ngữ Tày khuyên: - Kính vỏ mẻ đảy kin, kính pân kình đin đảy dú (Kính bố mẹ được ăn, kính trời đất được ở) Qua khảo sát thực tế, cho thấy hầu hết các gia đình ngƣời Tày hiếm thấy hiện tƣợng con cái ngƣợc đãi, cha mẹ, nhƣng trong tục ngữ dân tộc Tày ít thấy ca ngợi về sự hiếu thảo đó, mà đa phần nói về cách ứng xử chƣa tốt giữa con cái với cha mẹ. Có lẽ tục ngữ Tày quan tâm nhiều đến việc răn dạy con ngƣời trong bổn phận làm con phải luôn hiếu thuận với cha mẹ. * Quan hệ anh chị em ruột Khảo sát các câu tục ngữ Tày, cho thấy có 30 câu nói về quan hệ anh chị em, chiếm 12.0% số câu tục ngữ thuộc đối tƣợng đang khảo sát. Về quan hệ này, tục ngữ Việt có câu: "Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Tục ngữ Tày cũng có khá nhiều câu về tình anh em máu mủ ruột rà. Anh (chị) em là quan hệ gắn bó máu thịt: - Pỉ noọng slai đƣa cắt cần tỏn (Anh em cuống rốn chia đôi) - Vỉ noọng bặng khen kha đúc nựa Phua mìa tồng bâu sửa già đang (Anh em như chân tay, xương thịt Vợ chồng như áo cởi ra) - Vỉ tem toọng, noọng tem slẩy (Anh gần bụng, em gần dạ) Cho nên phải anh em phải luôn hoà thuận, thƣơng yêu đùm bọc nhau: - Vỉ noọng tò điểp vỏ mẻ vằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Vỉ noọng tò dằng gần ké hí (Anh em yêu thương nhau bố mẹ vui Anh em lườm nguýt nhau người già lo) - Van bố quá nựa pết Siết bố quá pả nả (Ngọt không gì bằng thịt vịt Yêu thương nhau chị em gái) Ứng xử nên độ lƣợng: - Hất pỉ lí ăn hua (Làm anh chị phải cao hơn cái đầu) Đừng để vật chất chi phối: - Pỉ noọng cheng nà, mu ma chèn đúc (Anh em tranh nhau ruộng nương, chó lợn tranh dành xương) Vì: - Vỉ noọng tò tem, ngần dèn vần chút (Anh em dựa nhau, tiền bạc thành nhạt nhẽo) Qua những câu tục ngữ trên, cho thấy tục ngữ Tày đã khẳng định sự gắn bó máu thịt giữa anh em, chị em, đây là thứ tình cảm gắn bó, thiêng liêng nhất. Ngƣời Tày khuyên chúng ta, để giữ tình máu mủ, thì trong cuộc sống quan trọng nhất là phải hoà thuận, nhƣờng nhịn nhau, ứng xử nên độ lƣợng, bao dung, phải biết dựa vào nhau, đừng để vật chất chi phối, làm biến dạng quan hệ đƣợc coi là gắn bó nhất này. * Quan hệ dâu, rể với gia đình Khảo sát các câu tục ngữ Tày, cho thấy có 29 câu nói về quan hệ gia đình, chiếm 11.6% số câu tục ngữ thuộc đối tƣợng đang khảo sát. Quan hệ đƣợc nói đến nhiều hơn là quan hệ của con dâu với gia đình, nhất là với mẹ chồng, và đa phần lên án phê phán những hành vi, ứng xử chƣa tốt trong mối quan hệ này. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng với con dâu là phổ biến: - Lùa đá giả, nặm bá lồng thua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 (Con dâu mắng mẹ chồng, ( như) dội nước lã xuống đầu) - Lùa dạn lẻ giả đá vần gằm Giả dạn lùa lẩn vần toẹn (Con dâu lười mẹ chồng mắng Mẹ chồng lười con dâu kể khắp nơi) Giá trị và đức hạnh của con dâu bị chi phối bởi cách giáo dục của mẹ chồng: - Hém slổm nhoòng cƣa, lùa lƣa nhoòng giả (Mẻ chua vì muối, dâu hư vì mẹ chồng) - Mìa miảc nhoòng phua, lùa lƣa nhoòng giả (Vợ đẹp do chồng, con dâu bỏ đi là do mẹ chồng) Ngƣời con dâu không làm tròn bổn phận, bất hiếu với bố mẹ chồng thì tự mang thất đức về mình: - Lủc lùa bấu chắc ngòi cần ke, tàng slâu phẻ lủc lùa chay (Dâu con không chăm bố mẹ, tự thu thất đức về nhà) Chị dâu với em chồng: - Mác ƣớt cánh kén ta, pi pạu cạnh nộng a (Quả ớt với con mắt, chị dâu với em gái chồng) Con dâu, con rể khi về bên nhà ngoại: - Khƣơi mừa rƣờn tái lẻo khoái, lùa mừa rƣờn oóc tẻo nàn (Rể về nhà ngoại chóng trở lại, dâu về bên ngoại thường ở lâu) Ứng xử giữa bố chồng với con dâu: - Meo bố khửn gảc bểp, pú bố đá mẻ lùa (Mèo không lên gác bếp, bố chồng chớ mắng con dâu) Thực tế, theo phong tục của ngƣời Tày, quan hệ giữa bố chồng, anh hoặc em trai bên chồng với con dâu trong nhà rất nghiêm ngặt. Họ ít khi tiếp xúc trực tiếp với nhau, muốn đƣa bất cứ thứ gì đều phải đƣa gián tiếp, thậm chí trƣớc đây, ngƣời con dâu không đƣợc phép ngồi ăn cơm cùng mâm với bố chồng, điều này thể hiện vai vế, đẳng cấp trong gia đình khắc nghiệt. Ngày nay một số ít gia đình ngƣời Tày vẫn còn giữ phong tục này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Nhìn chung mối quan hệ giữa con dâu với gia đình chồng, nhất là với mẹ chồng cho đến nay vẫn là mối quan hệ khá phức tạp, chƣa điều tiết đƣợc. Tục ngữ Tày đã có cái nhìn khá cụ thể và khá công bằng về mối quan hệ này. 3.3. Biểu trƣng động vật trong tục ngữ Tày 3.3.1. Biểu trƣng trong tục ngữ Biểu trƣng (symbol: tiếng Anh) là một khái niệm quen thuộc và đƣợc sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Nó có nguồn gốc từ tiếng Latin (symbolus), có nghĩa là dấu hiệu. Ở Việt Nam, thuật ngữ này đƣợc dịch là biểu trưng hay biểu tượng. "Biểu trưng là cách lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng" (51; 378). Biểu trƣng tồn tại rộng khắp trong các nền văn hóa và đời sống tinh thần của một cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ với tƣ cách là một hệ thống tín hiệu, nên ngôn ngữ cũng là những biểu trƣng. Ngôn ngữ biểu trƣng là ngôn ngữ dùng để diễn đạt kinh nghiệm nội tại. Theo GS Đỗ Hữu Châu, nguồn gốc của ngôn ngữ chính là sự sử dụng những yếu tố, chi tiết của đời sống hiện thực vào mục đích thẩm mĩ. Khi đi vào tác phẩm, câu nói thì những yếu tố, chi tiết ấy không còn là bản thân nó nhƣ thực tại, mà trở thành một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vƣợt quá ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông thƣờng, ta gọi đó là nghĩa biểu trƣng nghệ thuật. Có thể nói, tất cả các hình ảnh tồn tại trong hiện thực khách quan hay trong tƣởng tƣợng đều có thể đƣợc dân gian dùng làm nghĩa biểu trƣng, dù trong khách quan hay qua tƣởng tƣợng thì những hình ảnh đi vào tục ngữ để trở thành tín hiệu biểu trƣng, đó là những hình ảnh quen thuộc, phổ biến, nó đã đi sâu vào tâm thức văn hóa của cả một cộng đồng. Cùng với những đặc điểm nhƣ vần, nhịp, cấu trúc sóng đôi, những hình ảnh biểu trƣng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng của tục ngữ. 3.3.2. Động vật và nghĩa biểu trƣng của động vật trong tục ngữ Tày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Thống kê và khảo sát qua 2089 câu tục ngữ dân tộc Tày, chúng tôi thấy hình ảnh động vật gồm 47 loài xuất hiện trong 458 câu, chiếm tỉ lệ 21.9 %. Dƣới đây là bảng thống kê những con vật có tần số xuất hiện khá cao trong tục ngữ Tày. Stt Tên động vật Số lƣợng câu Tỉ lệ % (so với tục ngữ có hình ảnh động vật) 1 chó 67 14.62 % 2 ngựa 56 12.2 % 3 trâu 51 11.1 % 4 gà 45 9.8 % 5 cá 29 6.3 % 6 lợn 28 6.1 % 7 khỉ 25 5.4 % 8 hổ 20 4.3 % 9 ve 18 3.9 % 10 bò 15 3.2. % Tổng số 354 77.2 % Ngoài 10 loại động vật đƣợc trình bày trong bảng thống kê, các loại hình ảnh động vật khác có tần số xuất hiện nhƣ sau: chim (12); mèo (10); rồng, vịt, ngỗng, kiến (7); quạ, chuột (5); hƣơu, ốc, (4); ếch, bọ, diều hâu, tằm, sóc, ong, cóc (3); lƣơn, ruồi, chuồn chuồn (2); ba ba, giun, phƣợng hoàng, voi, dê, cua, thiêu thân, khƣớu, nai (1). (tổng số 104 con, chiếm 22.7%) Trong đời sống thƣờng ngày thì thế giới động vật đã có mối quan hệ rất gần gũi đối với con ngƣời, vì thế chúng đã đi vào ngôn ngữ một cách tự nhiên và phong phú về mặt nội dung biểu hiện. Điều này thể hiện rõ trong tục ngữ Tày. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng đa số hình ảnh động vật trong tục ngữ Tày đều mang nghĩa biểu trƣng. Cơ chế để tạo nghĩa biểu trƣng này là dựa vào mối quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng hay tƣơng cận và mang tính quy ƣớc, ƣớc lệ để biểu hiện các hiện tƣợng khái quát, trừu tƣợng. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 về một loài vật rất quen thuộc với đời sống của ngƣời Tày, đó là loài chó và nghĩa biểu trƣng của nó trong tục ngữ dân tộc Tày. Nếu nhƣ ngƣời Việt dùng các danh từ nhƣ "khuyển", "cẩu", "cầy" để gọi con chó thì trong tiếng Tày chó đƣợc đọc và viết là "ma". Có thể thấy, chó là con vật quen thuộc, rất thân thiết và gần gũi với ngƣời Tày hơn bất cứ dân tộc nào, bởi ngƣời Tày xƣa và nay vẫn thƣờng lấy tên "i ma" (thằng chó), hoặc "ma" (chó) để gọi tên và đặt tên khai sinh cho con trai của mình. Ngƣời Tày còn có rất nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi chó, tục ngữ Tày có câu: - Ma bấu vằng bƣơn hả, mạ bấu bƣởc duổi slƣa (Chó không giao cấu vào tháng năm, ngựa không hí với hổ) Thời gian thụ thai, mang thai, đẻ con của loài vật này cũng đƣợc tục ngữ Tày đúc kết: - Mu ngà, ma thúa (Lợn vừng, chó lạc) Ở đây muốn nói đến thời gian để hình thành đến khi đẻ con của lợn bằng thời gian vụ mùa trồng vừng và thời gian mang thai đến khi đẻ con của loài chó bằng thời gian của vụ mùa trồng lạc, vì thế ngoài việc biết đƣợc thời gian mang thai và đẻ con của loài chó, còn là kinh nghiệm đoán biết thời gian trong sản xuất nông nghiệp. Theo kinh nghiệm của ngƣời Tày, tuyến nƣớc dãi của chó con hoặc chó đàn rất độc, nên họ thƣờng căn dặn con cháu rằng phải cẩn thận với loại chó này: - Ma phấu khổp độc lai, bố thai tỏ vài mầu (Chó đàn cắn rất độc, không chết cũng trọng thương) - Ma eng khổp vần khỉa (Chó con cắn rất độc) Ngƣời Tày lấy hình ảnh con chó để biểu trưng cho những sự việc thường thấy, thường gặp trong xã hội, đó là những thói hƣ, tật xấu, những sự đời trớ trêu đáng cƣời, đáng khinh. Tục ngữ Tày có câu: - Ma bấu quen nẳng tắng (Chó không quen ngồi ghế) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 là để ám chỉ những kẻ bất tài, hèn kém nhƣng nhờ cơ hội mà ngoi lên địa vị sang trọng, không xứng đáng với tài năng và phẩm hạnh của mình. Tƣơng tự, để nói những ngƣời không khiêm tốn, thiếu hiểu biết nhƣng lại thƣờng tỏ ra giỏi hơn ngƣời khác có câu: - Ma pây cón nạn (Chó đi trước nai) hay biểu trƣng cho những kẻ bị dồn vào thế bí, đƣờng cùng nên đành làm liều dù việc làm đó là sai trái: - Ma chủn rị ma khổp (Chó chạy đến chỗ cùng (sẽ) quay lại cắn Đây cũng là kinh nghiệm đối nhân xử thế của con ngƣời trong xã hội, đừng nên dồn ép con ngƣời vào chỗ cùng, không lối thoát. Để ám chỉ cho những ngƣời lắm lời, phát ngôn không có cơ sở xác đáng, chuyện không phải của mình cũng lớn tiếng tham gia, có câu: - Ma rƣờn tẩu háu rƣờn nƣa (Chó nhà dưới sủa nhà trên) - Ma háu hai bấu lình (Chó sủa trăng không tin) Đặc tính của loài chó là càng già càng khôn, vì thế nó đƣợc dùng sóng đôi với thầy Tào già để chỉ chung sự từng trải, có nhiều kinh nghiệm. ("Tào" là cấp bậc thầy cúng cao nhất, chuyên chủ trì các đám ma, đồng thời cũng làm nhiệm vụ cúng bái, cầu yên cầu phúc cho nhân dân) - Ma ké dẳng chắc ròi quang nạn, Tảo ké dẳng chắc sán tua phi (Chó già giỏi lối hươu nai, Tào già mới giỏi sai ma mãnh) Trong xã hội có lắm kẻ không nhận thức đƣợc nhƣợc điểm của mình lại đi chê bai, bới lông tìm vết ngƣời khác. Tục ngữ Tày có những câu để chỉ hiện tƣợng này: - Ma diềm mu diềm mắt, nhủt nhặt pền căn (Lợn chê chó có bọ, sồn sột như nhau) - Mu bố chê ma mắt, xỏn xắp tố vằn căn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 (Lợn chớ chê chó bọ, dồn lại xem như nhau) cũng không hiếm chuyện con ngƣời ta phải chịu tội một cách oan ức mà không thể kêu oan: - Ma lắc ni ma lì thúc (Chó ăn vụng chạy đi chó đến liếm chịu tội) đồng thời cũng là bài học cho con ngƣời cần sống có ý thức và trách nhiệm hơn đối với bản thân và với gia đình. Những hiện tƣợng mang tính quy luật của tự nhiên cũng đƣợc tục ngữ Tày đúc kết: - Ma nhan đẳm, cần chạn nòn, cáy ton bẻo (Chó lở ngứa, người lười nằm, gà thiến béo) - Lai ma cheng đuc, lai lủc cheng nồm (Nhiều chó tranh xương, nhiều con tranh bú) Ngƣời Tày thƣờng mƣợn hình ảnh con chó để nói lên những bài học đạo lí ở đời. Từ đức tính thân thiết, gắn bó của loài chó với con ngƣời, ngƣời Tày khuyên bảo, dạy dỗ đạo đức làm ngƣời cho con cháu mình: - Ma bấu tỉnh khỉ slƣa, lủc bố tỉnh vỏ tỉnh mẻ lƣa (Chó không nghe chủ hổ ăn thịt, con không nghe bố mẹ thì ế chồng) - Pỉ nọng cheng nà, mu ma cheng đúc (Anh em ruột tranh ruộng nương, chó lợn tranh giành xương) Do địa vực cƣ trú của ngƣời Tày thƣờng trên núi cao, nơi có nhiều thú dữ hiểm độc, các bản làng lại thƣờng xa nhau, cho nên ngƣời Tày xƣa và một số dân tộc thiểu số khác quen nếp sống đề cao tính cộng đồng, tình đoàn kết, muốn tồn tại, trong cuộc sống con ngƣời phải luôn dựa vào nhau, tục ngữ Tày có câu: - Ma thai mắt chày thai (Chó chết bọ cũng chết). Chó là loài vật thông minh, và có tập tính hay đùa giỡn có khi hơi qúa trớn, ngƣời Tày đã lấy tập tính này của loài chó để dạy con cháu cần cẩn trọng và đúng mực trong các mối quan hệ bởi vì: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 - Nhởn nhà ma lì pác, dủc dảc ma lì đăng (Đùa chó chó liếm môi, lôi thôi chó liếm mặt) - Loỏng ma ma khổp, loỏng đếch đếch hảy (Trêu chó chó cắn, trêu trẻ trẻ khóc) - U nì ma lì pác (Nhởn nhơ thì chó liếm mồm) Nhƣng ngƣời Tày cũng rất công bằng và khách quan khi nhìn nhận và đánh giá những sự việc xảy ra trong cuộc sống, mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Tục ngữ Tày có câu: - Mu nắn goà, ma nắm khổp (Lợn không đùa chó sao cắn) hoặc trong trƣờng hợp những ngƣời đã có gia đình riêng nhƣng ra ngoài xã hội họ có những mối quan hệ bất chính với ngƣời khác, trong trƣờng hợp này ngƣời Tày cho rằng lỗi không phải của riêng một phía mà cả đôi bên, anh có ý thì chị có tình: - Ma bấu eo, mèo tố vát (Chó không đĩ, mèo sao cào) Tục ngữ Tày cũng có nhiều câu nói về sự thông minh, trung thành và nhạy cảm của loài chó: - Ma thai bố lùm ắng (Chó chết cũng không quên cái chậu chăn nó) - Nặm xủp pia, ma xủp chủa (Nước ngửi cá, chó ngửi chủ) từ đó ngƣời Tày rút ra bài học cần phải cẩn trọng khi ứng xử giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội bởi: - Tủp nặm chêp hua pia, cọn ma chêp thâng chủa (Đánh nước đau mình cá, mắng chó đau mình chủ) Để răn dạy con ngƣời về lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng nhƣ cách cử xử sao cho khôn khéo, văn minh tục ngữ Tày có câu: - Cáy khăn nhằng tôp pích slam pày, tua ma nòn nhằng sam quay sam tảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 (Con gà khi gáy còn vỗ cánh ba lần, con chó lúc nằm còn quay ba vòng) và con ngƣời nên: - Tua cần dòm sam pày chẳng phuối (Con người cân nhắc ba lần hãy nói) Lòng trung thành của loài chó đối với chủ nhà cũng đƣợc dùng làm vế so sánh để biểu đạt tình cảm gắn bó của ngƣời chồng, ngƣời cha trong gia đình: - Ma bấu lùm lỏ, pỏ bấu lùm rƣờn (Chó không quên đường, chồng không quên gia đình) Mỗi ngƣời trong xã hội dù thân phận nghèo hèn khác nhau nhƣng đều có họ có tên, đó là quy luật của đời thƣờng mà không ai phủ nhận đƣợc. Tục ngữ Tày đã lấy hình ảnh chó để nói lên quy luật này: - Ma mì ma đăm ma đeng, cầm mì ten mì họ (Chó có con màu này con màu nọ, con người có họ có tên) Qua sự biểu trƣng về hình ảnh con chó trong tục ngữ Tày, ta thấy tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật, sự giàu đẹp của tiếng nói dân tộc. Mƣợn loài chó để nói nói về chuyện con ngƣời mà vẫn gần gũi, dễ dàng nhận ra những ẩn ý ở trong đó. Quan trọng hơn là, chúng ta phần nào hiểu đƣợc lối nói, cách nghĩ, tâm hồn, trí tuệ, của ngƣời Tày, hiểu đƣợc bản sắc văn hoá của ngƣời dân tộc Tày. Tiểu kết Đặc trƣng ngữ nghĩa của hầu hết các câu tục ngữ nói chung và tục ngữ Tày nói riêng đƣợc tạo thành dựa trên cơ chế biểu trƣng. Khai thác thấu đáo những đặc trƣng về mặt ngữ nghĩa của tục ngữ Tày là chúng ta hiểu đƣợc nét văn hoá của ngƣời Tày, bởi tục ngữ là là đơn vị có tính chất đa diện, trong tục ngữ yếu tố ngôn ngữ và yếu tố văn hoá luôn đan cài vào nhau. Ngữ nghĩa của tục ngữ Tày đề cập đến mọi mặt của đời sống của đồng bào dân tộc Tày. Những câu tục ngữ mang tính đơn nghĩa, chiếm số lƣợng ít hơn câu tục ngữ mang tính hàm nghĩa, thƣờng đúc kết những tri thức, kinh nghiệm về công việc làm ăn, lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Tày - Nùng nói chung, tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 biểu nhất là kinh nghiệm trồng lúa, kinh nghiệm dự đoán thời tiết, thời gian và một số kinh nghiệm khác có liên quan trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân. Câu tục ngữ hàm nghĩa tục ngữ Tày chiếm số lƣợng khá cao, chủ yếu dựa trên các cơ chế: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. Đây là những phƣơng thức cơ bản về mặt cấu trúc để tạo nên ngữ nghĩa của tục ngữ. Sự chuyển nghĩa của câu tục ngữ Tày thể hiện ở việc một hình ảnh có thể đƣợc sử dụng trong nhiều câu tục ngữ khác nhau, mang ý nghĩa khác nhau, ngƣợc lại sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau trong một câu tục ngữ để biểu đạt một nội dung, tƣ tƣởng hay đúc rút một kinh nghiệm nào đó. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số nội dung của tục ngữ Tày nhƣ: Các mối quan hệ trong gia đình, nghĩa biểu trƣng của động vật…trong tục ngữ Tày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 KẾT LUẬN Tục ngữ Tày là một hiện tƣợng ngôn ngữ đặc biệt, là những phát ngôn đặc biệt, là một kho tàng về tài liệu ngôn ngữ của dân tộc Tày. Kho tàng ngôn ngữ đó có thể dùng để diễn đạt từ các vấn đề cụ thể đến những vẫn đề trừu tƣợng, về thế giới khách quan và đời sống con ngƣời. Ngôn ngữ trong tục ngữ Tày là thứ ngôn ngữ sinh động mà cụ thể, giàu tính hiện thực, là sản phẩm, kết quả của quá trình lao động sản xuất, và quá trình đấu tranh xã hội của tộc ngƣời Tày. Vì thế tục ngữ Tày có giá trị tiêu biểu cho lối sống, lối nghĩ và lối nói của dân tộc Tày. Tìm hiểu, khám phá các giá trị của tục ngữ Tày, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hoá và truyền thống của dân tộc Tày ở Việt Nam. Qua quá trình khảo sát, có thể nêu lên những nhận xét có tính chất kết luận bƣớc đầu về đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của tục ngữ dân tộc Tày nhƣ sau: 1. Cấu trúc hình thức của tục ngữ dân tộc Tày bao gồm các yếu tố: Vần, nhịp, cấu trúc câu, các phƣơng thức xây dựng hình ảnh để biểu đạt nội dung của tục ngữ. Trong các yếu tố đó, vần và nhịp là hai yếu tố ngoại hình mang chức năng ngữ pháp nhƣ liên kết các phát ngôn, phân định cú pháp và ý nghĩa của phát ngôn. Vần và nhịp đƣợc coi là hai yếu tố về ngoại hình có tác dụng nhƣ một chất keo gắn kết các thành phần trong câu tục ngữ thành một khối vững chắc, tạo tính ổn định về mặt cấu trúc hình thức phù hợp với nội dung biểu đạt. Bên cạnh đó, vần và nhịp làm cho tục ngữ dễ dàng đi vào trí nhớ, vì thế dễ lƣu truyền từ đời này sang đời khác, nhất là trong điều kiện xã hội chƣa có chữ viết. Sự lƣu truyền bằng miệng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Hệ thống cấu trúc hình thức của câu của tục ngữ thƣờng không phức tạp, có thể chia thành hai loại câu cơ bản là câu đơn và câu ghép, tính chất tiêu biểu trong cấu trúc câu của câu tục ngữ là tính chất đối xứng. Tính chất này khá đa dạng và phong phú, có sự đối xứng về số lƣợng câu chữ, về số từ, về loại từ….vì thế câu tục ngữ trở nên chắc gọn, hàm súc hơn. 2. Trong cấu trúc hình thức của tục ngữ Tày, có thể nhận ra những phƣơng thức chủ yếu đƣợc sử dụng để xây dựng hình ảnh, thông qua hình ảnh để biểu đạt nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 dung, đó là ba loại cấu trúc: cấu trúc so sánh, cấu trúc ẩn dụ, cấu trúc ngoa dụ. Mỗi cấu trúc đều có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Nếu nhƣ cấu trúc so sánh của tục ngữ dân tộc Tày là sự so sánh định nghĩa, so sánh ngang bằng, hơn kém... thì hình ảnh ẩn dụ trong tục ngữ Tày lại là cả một thế giới về động vật, thực vật, đồ vật…tất cả đều trở thành hình ảnh so sánh ngầm nhằm biểu đạt thế giới khách quan và đúc kết kinh nghiệm dân gian về đời sống của con ngƣời. Với cấu trúc ngoa dụ của tục ngữ Tày, đây là cách nói quá mà không quá, vẫn gần gũi, chân thực và giản dị nhƣ bản chất của ngƣời dân tộc Tày. Ba phƣơng thức so sánh, ẩn dụ, ngoa dụ cũng là ba thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong lối nói bằng tục ngữ của dân tộc Tày. 3. Mỗi câu tục ngữ là một câu, một thông điệp, một thông báo, một quan hệ lô gíc và một quan hệ ngữ nghĩa nhất định. Sức mạnh biểu đạt của tục ngữ không bị gò ép vào khuôn khổ chật hẹp của một cấu trúc ngữ pháp thông thƣờng, vì thế, khi khai thác đặc trƣng về mặt ngữ nghĩa là chúng ta hiểu đƣợc vốn văn hoá của ngƣời Tày. Nghĩa của tục ngữ đƣợc khai thác qua nhiều tầng bậc khác nhau, có tầng nghĩa cơ sở, tầng nghĩa phái sinh, tầng nghĩa trừu tƣợng khái quát hoá. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, khuôn khổ luận văn còn hạn hẹp nên luận văn mới khuôn lại ở việc tìm hiểu nghĩa của tục ngữ Tày ở những phƣơng diện đơn giản nhất theo hai tầng nghĩa cơ sở và nghĩa phái sinh. Ở tầng nghĩa cơ sở, luận văn cũng chỉ đi vào hai chủ đề: "kinh nghiệm trong lao động và sản xuất" và "kinh nghiệm dự đoán thời tiết và thời gian" của ngƣời Tày. Ở tầng nghĩa phái sinh, luận văn cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu "kinh nghiệm chon con dâu, con rể" và "Các mối quan hệ của ngƣời Tày trong phạm vi gia đình". Bên cạnh đó, luận văn cũng đã khảo sát các câu tục ngữ có yếu tố chỉ động vật và tìm ra các nghĩa biểu trƣng của hình ảnh động vật. 4. Trong tất cả các loại hình văn hoá dân gian Tày, tục ngữ có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ nói chung, tục ngữ Tày nói riêng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm ứng xử trong cộng đồng xã hội. Từ trƣớc đến nay, tục ngữ Tày đã đƣợc sự quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 tâm chú ý của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, văn học dân tộc, tuy nhiên chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về tục ngữ dân tộc Tày ở góc độ ngôn ngữ học. Chúng tôi mong rằng, công trình nghiên cứu này, dù còn nhỏ hẹp và nhiều hạn chế, nhƣng cũng sẽ có đóng góp nhỏ bé thêm vào việc nghiên cứu tục ngữ dân tộc Tày ở khía cạnh ngôn ngữ học. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các nhà nghiên cứu ở trung ƣơng và địa phƣơng, nhƣng do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài cũng gặp không ít khó khăn. Chúng tôi đã cố gắng trình bày một số kết quả thu đƣợc trong quá trình và nghiên cứu về tục ngữ Tày. Những vấn đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô và những ngƣời quan tâm để luận văn đƣợc đầy đủ, khoa học hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 THƢ MỤC THAM KHẢO 1 Triều Ân, Từ điển thành ngữ tục ngữ Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1996. 2 Triều Ân, Tục cưới xin người Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1994. 3 Triều Ân, Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1994. 4 Lại Nguyên Ân, Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, 2004. 5 Lại Nguyên Ân, Từ điển văn học việt nam, Nxb Giáo dục, 1999. 6 Nguyễn Nhã Bản, Đặc trưng của cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ -tục ngữ trong ca dao, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2005. 7 Bộ giáo dục và đào tạo, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2001. 8 Nguyễn Cừ, Tuyển tập tục ngữ - ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, 2001. 9 Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Gd, 1999. 10 Nguyễn Đức Dân, "Ngữ nghĩa thành ngữ - tục ngữ sự vận dụng", T/c Ngôn ngữ số 3, 1986. 11 Nguyễn Đức Dân, "Vài nhận xét về cú pháp của tục ngữ", T/c Ngôn ngữ, 1989. 12 Nguyễn Đức Dân, "Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí", T/c Ngôn ngữ số 10, 2004. 13 Lê Dân, "Tục ngữ và hàm ngôn", T/c Ngôn ngữ và đời sống số 5, 2001. 14 Nguyễn Đức Dƣơng, "Cấu trúc cú pháp của các đơn vị tục ngữ", T/c Ngôn ngữ số 6, 1998. 15 Nguyễn Đức Dƣơng, " Nguyên nhân khiến giải nghĩa sai tục ngữ", T/c Ngôn ngữ số 15, 2001. 16 Chu Xuân Diên, Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 1975. 17 Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt, Nxb Đại học &Trung học chuyên nghiệp, 1975. 18 Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, 1985. 19 Nguyễn Thái Hoà, Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học Xã hội, 1997. 20 Trịnh Thị Hà, "Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ dân tộc Tày", Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2005. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 21 Dƣơng Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội, 1943. 22 HoàngVăn Hành, "Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học", T/c Ngôn ngữ, 1980. 23 Hoàng Văn Hành "Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học", T/c Ngôn ngữ số 4, năm 1980. 24 Hoàng Văn Hành, Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 2004. 25 Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2003. 26 Lê Thị Thu Hoài, "Sự ngắt nhịp trong tục ngữ Việt Nam", Ngữ học trẻ - Hội ngôn ngữ học Việt Nam, 1998. 27 Phạm Thanh Hằng, "Bàn thêm về nghĩa của tục ngữ Việt", T/c Khoa học - ĐHSP Tp Hồ Chí Minh số 13, 2008. 28 Nguyễn Thanh Hƣơng, "Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tục ngữ chứa các từ chỉ quan hệ thân tộc", T/c Ngôn ngữ số 6, 1999. 29 Nguyễn Chí Huyên (chủ biên), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía BắcViệt Nam, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2000. 30 Hoàng Ngọc La (chủ biên), Văn hoá dân gian Tày, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên, 2002. 31 Lã Văn Lô, Hà Văn Thƣ, Văn hoá Tày Nùng, Nxb Văn hoá, 1974. 32 Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt Hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội,1976. 33 Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp, Nxb Gd, 2000. 34 Nguyễn Văn Lộc, "Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt", Giáo trình cho học viên Cao học, Thái Nguyên, 2004. 35 Phạm Việt Long, Tục ngữ - Ca dao về quan hệ gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000. 36 Nguyễn Lân, Ngữ pháp Việt Nam, Hà Nội, 1956. 37 Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày - Nùng, Nxb Từ điển Bách khoa, 2005. 38 Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo, Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, 2005. 39 Nguyễn Văn Mệnh, "Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ", T/c Ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 số 2, 1973. 40 Đái Xuân Ninh, Hoạt động của từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 1978. 41 Nguyễn Văn Nở, "Đặc điểm biểu trưng của tục ngữ Việt Nam", Ngữ học trẻ, 2007. 42 Nguyễn Văn Nở, "Dấu ấn văn hoá - dân tộc qua chất liệu biểu trưng của tục ngữ người Việt", T/c Ngôn ngữ số 3, 2009. 43 Hoàng Kim Ngọc, So sánh và các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ so sánh trong ca dao - tục ngữ Việt Nam, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, 2001. 44 Nhiều tác giả, Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1997. 45 Nhiều tác giả, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Viện dân tộc học, 1992. 46 Nhiều tác giả, Tục ngữ Tày - Nùng, Nxb Việt Bắc, 1972. 47 Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 1971. 48 Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Viện KHXH Việt Nam- Viện Ngôn ngữ học,Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội, 1992. 49 Lê Chí Quế, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, 1999. 50 Hoàng Quyết, Từ điển Văn hoá cổ truyền dân tộc Tày, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1996. 51 Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hoá dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Khoa học Xã hội, 2008. 52 Lâm Tiến, Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá Dân tộc, 1995. 53 Tổng Tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam,(tập 1) Nxb Văn hoá dân tộc, 2007. 54 Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, (tập 2) Nxb Văn hoá dân tộc, 2008. 55 Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000. 56 Cù Đình Tú, "Góp ý kiến phân biệt tục ngữ với thành ngữ", T/c Ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 số 2, 1970. 57 Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb Gd, 2001. 58 Nguyễn Văn Tu, Từ và từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học &Trung học chuyên nghiệp, 1977. 59 Hà Ngọc Tân, Văn hoá ứng xử của người Tày qua tục ngữ, Luận văn thạc sĩ, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, 2007. 60 Phạm Thuận Thành, "Bàn thêm về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ", T/c Ngôn ngữ số 1+2, 2003. 61 Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN, 1977. 62 Viện Ngôn ngữ học, Ngữ pháp tiếng Tày -Nùng, Nxb Khoa học Xã hội, 1971. 63 Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Gd, 1998 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ VÀ PHÂN LOẠI TỤC NGỮ TÀY THEO CẤU TRÚC HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA I. DỰA VÀO CẤU TRÚC HÌNH THỨC Stt Phân loại Ví dụ minh hoạ 1 Có vần, nhịp (1661/ 2089, chiếm 79.5%) - Au bố hẩư, xẩư vần quây (Lấy không cho, gần thành xa) - Nẳng kin đai tôm dài củng lẹo (Ngồi ăn không đất cát cũng hết) - Khoong tốc lăng khoong tải (Của có sau là của tốt) - Lục nhình thẻo mẻ, bố ké khủng tăn (Con gái về nhà mẹ, không già cũng tồi) - Đin bố sống ngần 2 Không có vần (428/2089, chiếm 20.4%) - Co toọc bấu pền pá (Một cây không nên rừng) - Bẳng nặm bá bấu đảy têm (Ống nƣớc đổ không lấu lại đƣợc đầy) - Liệng lủc chắng chắc công vỏ mẻ (Nuôi con mới biết lòng cha mẹ) - Nặm sẻn áng hăn giài (Nƣớc nông khắc thấy cát) - Năm tả đắp bấu đảy phầy rườn (Nƣớc sông không dập đƣợc lửa nhà) - Tôm nà toa gằn (Đất ruộng nào be bờ ruộng đó) - Bươn nhỉ khuý vỏ phầy (Tháng hai thì cƣỡi gộc củi) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 3 Cấu trúc câu đơn (520/2089 chiếm 24.8%) - Vuồng táy nhằng sliểu chú phầy (Vua còn thiếu ống thổi lửa) - Nẳng tắng bấu ằng căn (Ngồi ghế không biết nhƣờng nhau) - Khả vài thai dác nựa (Mổ trâu thèm khát thịt) - Bióc dẳng oóc xa vỏt au ăn (Hoa chƣa nở đã muốn hái quả) - Mạy tủp mạy bố phó (Cây đập cây không vỡ) - Gần giỏi nhoòng rụ slư tha (Ngƣời giỏi nhờ biết chữ)... 4 Cấu trúc câu ghép (1569 / 2089, chiếm 75.1%) - Lếch bấu dủng lẻ xo Mò bấu thủ lẻ héo (Sắt không dùng thì rỗ Bò không cày thì gầy) - Xẩư quan lẻ khỏ Xẩư mỏ lẻ mièm (Gần quan thì khổ Gần nồi thì nhọ) - Loá loá tố pỏ oóc pioóc pióoc tố pỏ slây Dày dày tố pỏ lùng, pỏ áo (Xấu xấu cũng ông bố Dốt dốt cũng ông thầy Dại dại cũng ông chú, ông bác) - Kin ím bấu lao thai Nòn lai bấu lao bót Cót chụ bấu lao qué Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Sle mìa bấu lao mải (Ăn no không sợ chết Ngủ nhiều không sợ mù Ôm tình nhân không sợ què Bỏ vợ không sợ goá) 5 Cấu trúc so sánh (352/2089, chiếm 16.8%) * So sánh ngang bằng (định nghĩa) - Khẩu chăm lẻ pỏ phua Khẩu nua lẻ pỏ chụ (Gạo tẻ là ngƣời chồng Gạo nếp là ngƣời tình) (Mồm nói nhiều nhƣ con quạ đói kêu) - Mẻ nhình mác cúm luây noòng, voòng ràư dú đi (Đàn bà nhƣ quả cúm trôi lũ, nổi ở đâu đó) - Chút bặng nẻo dâu (Nhạt nhƣ nƣớc chão chuộc) - Sung vặn phuy, na vặn đán (Cao nhƣ núi đá, dày nhƣ vách đá) - Tin mừ tồng dú quây Khêm mây tồng dú xẩư (Vợ chồng nhƣ quần áo Anh em nhƣ chân tay) * So sánh thứ bậc - Slíp dủa mạy bấu tấng dưa gần (Mƣời đoạn cây không dài bằng một đời ngƣời) - Slíp ám nựa cáy ton, bấu tấng ám bon Đại Đống (Mƣời miếng thịt gà thiến, không bằng một miếng khoai môn Đại Đồng) - Ủn bố quá pỏ phầy Đây bó quá pỏ mẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 (Ấm không bằng ống lửa Lòng tốt không ai bằng bố mẹ) - Tắm bấu quá đin, sleng bấu quá bạ (Thấp không bằng đất, cao không quá trời) * So sánh khuyết từ so sánh - Khỏ mảy đảy, slảy mẹ nhình (Dóng nứa nét, ruột đàn bà) - Phi bấu chắc khỏ, mỏ bấu chắc giác (Ma không biết buồn vui, nồi không biết đói) - Pày nảy bả, pày nả quén (Lần này dại, lần sau khôn) - Mẻ nhình slam cháp slẩy ma Vỏ dài slam va slẩy bióoc (Đàn bà ba gang ruột chó Đàn ông ba sải ruột hoa) 6 Cấu trúc ẩn dụ (438/2089, chiếm 20.9%) (Có nghĩa hãy xuống nƣớc tìm chuột Có nghĩa hãy lên núi tìm tôm) - Vài bấu ái nộc kéo Nộc kéo co chắp vài Vài ni khảu đông lẹo Nộc kéo tẻo mừa đai (Trâu không thích chim sáo Sáo cố tình đậu lƣng trâu Trâu chạy vào rừng sâu... Sáo đành quay về không) 7 Cấu trúc ngoa - Thương căn hấm rày ré cọ nú Bấu thương căn hấm kỉ chăn hả nún cọ nao (Thƣơng nhau đắp bã trầu cũng ấm Không thƣơng đắp mấy chăn bông còn rét) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 dụ 180/2089,chiếm 8.6%) - Sương căn pằn khẩu coóc nhằng thư Bấu sương pằn khẩu nua nhằng sán (Yêu nhau nắm thóc còn đƣợc Không yêu cơm nếp cũng rời) - Sương căn kin khẩu các tằng ruồng Bấu sương kin nựa luồng nhằng tả (Yêu nhau ăn thóc cả bông Không yêu ăn thịt rồng cũng bỏ) II. DỰA VÀO CẤU TRÚC NGHỮ NGHĨA Stt Phân loại Ví dụ minh hoạ Đơn nghĩa (692/2089,chiếm 33.1%) 1 Kinh nghiệm dự đoán thời tiết (182/692, chiếm 46.2%) - Lồm bưởng bắc lẻ phân, lồm bưởng đông lẻ đét (Gió hƣớng bắc thì mƣa, gió hƣớng đông thì nắng) - Lẳm quạn tắm ái phân, lẳm quạn slung ái đét (Diều hâu lƣợn thấp sắp mƣa, diều hâu lƣợn cao sắp nắng) - Bươn slam phạ đăm đét, bươn pé phạ đăm phân (Tháng 3 u ám nắng, tháng 8 u ám mƣa) - Mác nhản xỏi noòng cải, mác lại xỏi loòng nây (Quản nhãn sai lũ to, quả lai sai lạnh giá) - Phạ tốc vàng, đang bấư khấư (Trời ngả vàng, mình chẳng khô) - Phân dạu giú rườn rắc và, phân vài oóc nằm bắp (Mƣa sớm thì ở nhà giặt chăn, mƣa chiều ra ruộng trồng ngô) - Lồm pảo cón bấu phân, lai đao ban phạ đét Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 (Gió thổi trƣớc không mƣa, đêm nhiều sao trời nắng) - Mác mật toi lẻ noòng, mác phoòng rọi lẻ lẹng (Mác mật sai sẽ lũ, mác phồng nhiều sẽ hạn) - Phạ đeng tàng ha vần tôốc khôốc teéc Phạ đêng tàng ha vần oóc khoóc nà phằng (Trời đỏ đằng tây mặt trời lặn ruộng chằm cũng nẻ Trời đỏ đằng đông mặt trời mọc góc ruộng cũng vồ) 2 Kinh nghiệm trồng lúa (320/692, chiếm 26.3%) - Đăm nà slèo giả chí, slí hap hấu đảy còn (Cấy lúa theo hạ chí, bốn gánh chẳng đƣợc quẩy) - Rẩy đảy bươn lẻ goà Nà đảy bươn lẻ quát (Rẫy đƣợc một tháng thì phát Ruộng đƣợc một tháng thì làm cỏ) - Nà thả chả chẳng pền Chả thả nà thắc thông rườn (Ruộng chờ mạ mới nên Mạ chờ ruộng đeo nải đến nhà ngƣời) - Bươn chiêng hăp phai lỉ Bươn nhỉ hap phai nà (Tháng giêng đắp phai lỉ Tháng hai đắp phai ruộng) - Đăm nà thâng ngoảng roọng, bâú tươn loỏng vảt nà (Cấy lúa đến con ve gọi, chẳng tính loỏng đập lúa) - Đăm nà quá hạ chí, slí tháp dằng gòn (Cấy lúa sau hạ chí, bốn gánh đƣợc một bên) - Mạy ké bố hất khíp Mạy đút bố hất thoóc (Tre già không làm cặp than Tren không ngọn khong làm lạt buộc) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 3 Một số nội dung khác (190/692, chiếm 27.4%) - Mác nhán cáng khoang Mác vàng cáng tẳng (Quả nhãn cành ngang Quả bƣởi cành ngọn) - Cáy xáng, áp xục (Gà sống, vịt chín) - Bẳn khửn bẳn chông Bẳn lồng bẳn toọng (Bắn súng lên cao nhằm vào gáy Bắn súng xuống thấp thì ngắm dƣới bụng) - Chóp tứn mạy đảy au Chóp tứn thau lẻ náo (Nấm mọc thân cây hái đƣợc Nấm mọc dây leo thì đừng) - Pỏ tưc bêt dặng từ cụng đảy Pỏ tưc khe lèo luẩy tỏi vằng (Ngƣời đi câu đứng một chỗ cũng đƣợc Ngƣời quăng chài phải theo vực mà đi) Hàm nghĩa (1397/2089, chiếm 66.8%) 4 Kinh nghiệm chọn con dâu, con rể (233/1397,chiếm - Chiêm khẩu chiêm vàng, chiêm nàng chiêm mẻ (Xem lúa xem rạ, xem nàng dâu xem mẹ đẻ) - Đăm nà kho éc vài, sống hẩư đai bố rẳp (Cấy lúa nhƣ ách trâu, cho không cũng chẳng rƣớc) - Giá au khươi nòn soai vậu lẩn Giá au lùa oóc tổng ngòi bân (Chớ lấy rể ngủ trƣa ngƣời ta dị nghị Chớ lấy dâu làm đồng hay trông trời) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 16.6%) 5 Các mối quan hệ trong gia đình (249/1397,chiếm 17.8%) Phua mìa thủ thục căn, vắt nặm pế mì vằn nhằng bốc (Vợ chồng ăn ý nhau, tát bể đông còn cạn) - Phua khâm mìa tó khân, pát khẩu giân bố nhằng (Chồng căng vợ cũng căng, bát cơm nguội không còn) - Vảng lăng ngoòng hẩư mả Vảng ná ngoòng hẩư thai (Bên ngoại mong cho khoẻ mạnh Bên nội mong cho chết đi) - Ăn toọng gặn ăn choong, dằng hất đoong chàng bản (Cái bụng bằng cái chuông mới làm thông gia cùng làng đƣợc) - Lùa đá giả, nặm bá lồng thua (Con dâu mắng mẹ chồng, nhƣ nƣớc lã dội xuống đầu) - Kính vỏ mẻ đảy kin, kính pân kinh đin đảy dú (Kính bố mẹ đƣợc ăn, kính trời đất đƣợc ở) Tục ngữ về động vật (458/2089. chiếm 21.9%) 6 Tục ngữ về hình ảnh con chó (67/ 458,chiếm 14.62%) - Ma phấu khổp lai, bố thai tỏ vài mầư (Chó đàn cắn rất độc, không chết cũng trọng thƣơng) - Ái chầu pây puôn ma, ái khỏ xa puon bẻ (Muốn giàu đi buôn chó, muốn khó đi buôn dê) - Ma bấu quen nẳng tắng (Chó không quen ngồi ghế) - Ma rườn tẩu, hẩư rườn nưa (Chó nhà dƣới sủa nhà trên) - Ma diềm mu diềm mắt, nhủt nhặt pền căn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 (Lợn chê chó có bọ, sồn sột nhƣ nhau) - Mu bố chê ma mắt, xỏn xắp tố vằn căn (Lợn chớ chê chó bọ, dồn lại xem nhƣ nhau) - Ma nhan đẳm, cần chạn nòn, cáy ton bẻo (Chó lở ngứa, ngƣời lƣời nằm, gà thiến béo) - Lai ma cheng đúc, lai lủc cheng nồm (Nhiều chó tranh xƣơng, nhiều con tranh bú) - Nhởn nhà ma lì pác, dủc dảc ma lì đăng (Đùa chó chó liếm môi, lôi thôi chó liếm mặt) - Loỏng ma ma khổp, loỏng đếch đếch hảy (Trêu chó chó cắn, trêu trẻ trẻ khóc) - Ma thai bố lùm ắng (Chó chết cũng không quên cái chậu chăn nó) - Nặm xủp pia, ma xủp chủa (Nƣớc ngửi cá, chó ngửi chủ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1.1. (2008), "Tìm hiểu quan niệm của người Tày về việc dựng vợ gả chồng cho con cái qua tục ngữ", Thông báo văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 1.2. (2008), "Hình ảnh con chó trong tục ngữ Tày", T/c Nguồn sáng dân gian, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc_230_2961.pdf
Luận văn liên quan