Đặc điểm chế độ thành bang Aten

Về các chức quan người La Mã cũng có sựđổi mới. Kẻ thống trị tối cao tại cộng hòa La Mã là quan chấp chính gồm 2 người do đại hội nhân dân bầu ra với nhiệm kì một năm. Ngoài ra còn có các chức quan như quan thị chính, quan giám sát , quan tài chính Viện nguyên lão có một vịtrí đặc biệt trong cơ quan quyền lực quốc gia. Đây là cơ quan trưng cầu ý kiến và nắm đại quyền quốc gia. Sau đó, để kiềm chê bớt quyền lực của Viện nguyên lão , người La Mã đã thành lập ra “hội nghị bình dân”để đại diện cho nhân dân. Như vậy , ở trong chế độ cộng hòa đã xuất hiện thêm những chức quan để có thể kiề m chế quyền lực của nhau. Đó chính là điểm mới mà tại thành bang Aten chưa có được.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3409 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chế độ thành bang Aten, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ------------------------------- BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM Đặc điểm chế độ thành bang Aten I.Chế độ thành bang. Thế kỉ VIII-VII TCN nhà nước của người Hi-lạp đã ra đời.Quốc gia – thành thị của người Hi-lạp xuất hiện trong lòng xã hội thị tộc.Trong thời đại Hô-me, các bộ lạc hoặc sống biệt lập, hoặc sống liên kết với các bộ lạc khác có quan hệ họ hàng với mình, xây đắp thành lũy tự vệ chung .Sau khi xây xong, thành trì phát triển thành trung tâm nhà nước chiếm hữu nô lệ. Trung tâm đó không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình ra vùng ngoại ô , dần kết hợp với vùng nông thôn phụ cận để hình thành mọt quốc gia- thành thị hay thành bang (polis). Chế độ thành bang là một dạng tổ chức quản lý phổ biến, là một thể thống nhất về chính trị, kinh tế,văn hóa sinh ra từ xã hội sớm nhất của nhân loại-công xã nguyên thủy. Nhưng những tổ chức thành bang thường có thời gian tồn tại ngắn ngủi và nhanh chóng hướng đến một tổ chức quốc gia quá độ có tính thống nhất với quy mô lớn hơn.Tuy nhiên các thành bang Hy Lạp lại tồn tại và không ngừng phát triển trong một khoảng thời gian dài. Aristote khi nghiên cứu chính trị thành bang đã phải khảo sát qua hơn 150 thành bang và kết luận rằng:”bất luận trong loại thành bang nào,quyền lực cao nhất của nó vẫn được ủy thác vào tập thể công dân, tập thể công dân thực ra chính là chế độ thành bang”. Aten là mẫu mực cho kiểu thành bang này. II.Chế độ thành bang Aten. II.1. Hoàn cảnh ra đời 1.Điều kiện địa lý đặc biệt. Aten là quốc gia thành thị xuất hiện trên vùng bán đảo attich thuộc trung Hy Lạp, gần Địa Trung Hải. Đó là một vùng đồng bằng hẹp,đất đai không phì nhiêu, nhiều đồi núi, khi hậu khô hạn. Thiên nhiên không thuân lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng ở đây lại có nhiều mỏ khoáng sản quý, ngoài ra dựa vào thế gần biển mà có thể trực tiếp thông thương với bên ngoài nhằm duy trì và phát triển kinh tế.Đây chính là điều kiện vật chất tất yếu cho sự tồn tại lâu dài của thành bang. 2. Điều kiện kinh tế xã hội. Do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp, nhiều thành thị ra đời ở Hi Lạp và Tiểu Á. Aten là một thành bang gồm 4 bộ lạc chung sống với nhau trên vùng đồng bằng Attic. - Ban đầu nhà nước Aten cũng được tổ chức theo chính thể Cộng hoà Quý tộc Chủ nô, quyền lực tập trung vào tay giai cấp quý tộc thị tộc (quý tộc ruộng đất). - Khi kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế công thương nghiệp dần dần chiếm vai trò chủ đạo thì thế lực của quý tộc chủ nô công thương cũng dần phát triển theo. Quan hệ sản xuất hàng hóa đã phát triển trên cơ sở chiếm hữu nô lệ, nhưng phát triển một cách đặc biệt nhanh chóng, do đó đánh đổ từng bước quyền thống trị của giai cấp quí tộc. Họ liên kết với nông dân tự do đấu tranh với giai cấp quý tộc thị tộc để nắm quyền lực chính trị. - Giai cấp quý tộc thị tộc buộc phải nhượng bộ, chấp nhận một vài đại diện của quý tộc công thương được đứng trong hàng ngũ quan lại. Thông qua cải cách xã hội, các vị quan chấp chính này dần dần chuyển nền cộng hòa quý tộc chủ nô thành nền cộng hoà dân chủ chủ nô. - Thêm vào đó, những thiên tài trí tuệ của HiLạp thời kì này như Solo, Pericles…đã dủng cảm cải cách đổi mới, đóng vai trò quan trọng , thể hiện rõ tính tích cực của cá nhân trong lịch sử.  Với những đặc điểm trên, Hy Lạp không thể giống như các quốc gia phương Đông: chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển bằng cách nô lệ hóa cả dân tộc tự do, tập trung quyền vào một người; Hy Lạp trái lại theo hướng chống hình thức độc đoán.Đây chính là cơ sở ra đời cho hình thức và nội dung quản lý của một khuynh hướng khác so với phương đông. II.2 Đặc điểm của chế độ thành bang Aten Chế độ thành bang Aten đã trải qua hàng loạt các cuộc cải cách:cải cách Xôlông, clixten,Pericles…Các cuộc cải cách được tóm lược như sau: Cải cách của Xôlông: Năm 594 TCN, Xôlông, một đại biểu của tầng lớp quý tộc công thương nghiệp được bầu vào chức quan chấp chính. Trong thời gian đương nhiệm, ông thựa hiện cải cách mang lại dân chủ cho rộng rãi dân chúng, xoá bỏ đặc quyền của quý tộc thị tộc: Bãi bỏ nợ nần cho dân chúng, nhổ hết các thể cầm cố ruộng đất, trả ruộng đất cho nông dân tự do, cấm việc biến dân tự do thành nô lệ vì nợ. Điều này làm cho lực lượng của dân tự do đông hơn và củng cố được địa vị của mình, do đó, sau này dân tự do là lực lượng ủng hộ cho quý tộc mới thực hiện các cuộc cải cách sau này. Thành lập Hội đồng 400 người. Mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc đẳng cấp 1,2,3 tham gia vào hội đồng này. Hội đồng này có quyền tư vấn cho Quan chấp chính, soạn thảo những nghị quyết trước khi đưa ra bàn bạc, quyết định tại Hội nghị công dân; giải quyết các công việc thường ngày khi Hội nghị công dân không họp. Căn cứ theo tài sản, Xôlông chia dân cư thành 4 đẳng cấp. Người dân được hưởng quyền chính trị tương ứng với đẳng cấp của mình (xoá bỏ đặc quyền của quý tộc thị tộc): Đẳng cấp 1: gồm những người có thu nhập hàng năm từ 500 mêđim thóc trở lên (1 mêđim = 52,5 lít). Đẳng cấp này được hưởng đầy đủ quyền chính trị, được ứng cử vào các chức quan cao cấp (quan chấp chính, thành viên hội đồng trưởng lão…)và có nghĩa vụ cung cấp tiền của cho nhà nước để xây dựng các hạm đội, các công trình công cộng,… Đẳng cấp 2: thu nhập hàng năm từ 300 đến 500 mêđim thóc Đẳng cấp 3: thu nhập hàng năm từ 200 đến 300 mêđim thóc. Đẳng cấp 2 và 3 được quyền ứng cử vào hội đồng 400 người. Đẳng cấp 4: có ít hoặc không có ruộng đất, đẳng cấp này chỉ được quyền tham gia vào hội nghị công dân, không được quyền tham gia vào các cơ quan khác Thành lập toà án công dân. Tại toà án này, mọi công dân đếu được quyền bào chữa và kháng án. Cải cách của clixten: Bỏ 4 bộ lạc cũ và chia dân cư theo 3 khu vực. Mỗi khu vực chia thành 10 phân khu, và cứ 3 phân khu hợp lại thành một liên khu. Như vậy, ở aten lúc bấy giờ có tất cả là 10 liên khu. Vì 4 bộ lạc trước kia không còn nữa , do đó hội đồng 400 người cũng bị huỷ bỏ theo. Thay vào đó, clixten thành lập hội đồng 500 người. Mỗi một liên khu sẽ cử 50 người tham gia, không kể thuộc đẳng cấp nào. Thành lập Hội đồng 10 tướng lĩnh Để bảo vệ nền Cộng hoà Dân chủ và chống lại âm mưu thiết lập nền độc tài nên Clixten cón đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò. Theo đó, nếu ai bị ghi tên trên hơn 6000 vỏ sò, tức bị hơn 6000 ý kiến cho là có âm mưu thiết lập nền độc tài thì sẽ bị trục xuất ra khỏi Hy Lạp trong vòng 10 năm. Bên cạnh đó, ông còn khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ chế độ dân chủ bằng cách khen thưởng hoặc sẽ giải phóng thân phận cho nô lệ thành kiều dân hoặc từ kiều dân được công nhận là công dân Aten. Cải cách của Pêriclet: Trả lương cho những người tham gia vào cơ quan nhà nước. Điều này tạo điều kiện cho dân nghèo có thể tham gia quản lý nhà nước. Thay chế độ bầu bằng chế độ bóc thăm để chọn ra nhân viên nhà nước. Nhìn một cách tổng thể ở góc độ khoa học quản lý chúng ta có thể nhận thấy các cuộc cải cách trên đề cập đến những vấn đề sau của hoạt động quản lý xã hội: 1.Xây dựng tổ chức(bộ máy nhà nước) 2.Quyền hạn và trách nhiệm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. 3.Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý 4.Phương pháp quản lý Trải qua các cuộc cải cách mô hình quản lý của Aten ngày càng hoàn thiện.Cơ cấu tổ chức của Aten cơ bản như sau: *Hội nghị công dân: + Thành viên: toàn thể công dân nam người Aten (có cha và mẹ đều là người aten) từ 18 tuổi trở lên. + Hoạt động và quyền hạn: Cứ 10 ngày họp 1 lần. Trong buổi họp, các công dân có quyền tự do bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, bầu những chức quan cao cấp, giám sát các cơ quan khác thông qua các đạo luật, ban hoặc tước quyền công dân… *Hội đồng 500 người: + Chia thành 10 ủy ban. Một ủy ban gồm 50 người của một liên khu, hoạt động trong thời gian 1/10 năm tức 36 đến 39 ngày. Tên của các thành viên của ủy ban này được lập thành một danh sách và theo danh sách đó, mọi người theo thứ tự của bản danh sách đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ủy ban một ngày. + Quyền hạn, nhiệm vụ: Thi hành những quyết nghị của hội nghị công dân Giải quyết những vấn đề quan trọng giữa hai kỳ họp của hội nghị công dân. Giám sát công việc của các viên chức nhà nước Quản lý tài chính Thảo luận những vấn đề quan trọng trước khi trình ra quyết định tại hội nghị công dân. *Hội đồng 10 tướng lĩnh: + Thành viên của hội đồng này không được cấp lương và được bầu ra tại hội nghị công dân bằng cách biểu quyết giơ tay. + Quyền hạn, nhiệm vụ: thống lĩnh quân đội, chịu sự giám sát của hội nghị công dân. *Toà bồi thẩm: + Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất. + Mọi công dân nam từ 30 tuổi trở lên được quyền ứng cử để trở thành thẩm phán. Hội nghị công dân sẽ bầu ra các thẩm phán bằng cách bỏ phiếu.  Thông qua bộ máy nhà nước Aten,ta có thể thấy đặc điểm nổi bật của chế độ thành bang Aten là: chế độ thành bang Aten quản lý theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào đại hội công dân, nghĩa là dành cho toàn thể công dân Aten quyền dân chủ.Hay nói cách khác Thành bang Aten được quản lý theo phương pháp dân chủ( dù rằng tính dân chủ ở đây chưa thật triệt để).Cách thức quản lý này khác hẳn so với các nhà nước phương Đông thời kì đó. Đặc điểm bao trùm này được cụ thể hóa như sau: 1. Công dân thành bang : phá vỡ sự ngăn cách giữa quý tộc và bình dân, mọi người đều có thân phận công dân, nhưng tùy theo tài sản nhiều hay ít mà phân chia đẳng cấp , quyền lợi. 2. Chế độ bầu cử : phá vỡ ràng buộc của quan hệ huyết thống, căn cứ theo tổ chức, khu vực mà chọn. 3. Đại hội công dân:thể hiện sự tham gia quản lý nhà nước của công dân. 4. Nghị viện :thành viên nghị viện được bầu cử thông qua tuyển cử ở khu vực. 5. Tòa án công dân: đây chính là cơ quan tư pháp đảm bảo quyền lợi cho người dân. 6. Quan chức hành chính: lập một chức quan chấp chính để quản lí nhân sự.Chức này qua tuyển cử, nhưng không được liên tục qua hai nhiệm kì, chịu sự giám sát của. Đại hội công dân và nghị viện .Ngoài ra đặt chức tướng quân để quản lí quân sự, có thể tái nhiệm. 7. Viên chức hành chính : mọi công dân đều có tư cách tham gia, có thể dùng cách thức bốc thăm. 8. Phụ cấp tham chính: Tất cả những người tham gia việc công và hoạt động chính trị trong thành bang đều được hưởng lương hoặc tiền phụ cấp.Quan chức thi hành công vụ được tiền ăn uống, công dân tham gia Đại hội được nhận tiền tham gia hội nghị.Ý nghĩa quan trọng của biện pháp này là khích lệ người đân , nhất là những dân chúng bần cùng tham gia vào chính trị. III. Nhận xét, đánh giá chung về chế độ thành bang Aten. III.1. Hạn chế của chế độ dân chủ thành bang Aten Bên cạnh những điểm mới, điểm tiến bộ về tính dân chủ , chế độ dân chủ thành bang Aten cũng có những hạn chế nhất định: - Thứ nhất, quyền lợi của công dân không phổ biến. Trong nội bộ thành bang, chỉ một bộ phận có quyền công dân , không có phụ nữ ,không có người ngoài thành bang. Như vậy, trong cái dân chủ thì đã có một nửa bộ phận đã không phỉa là công dân. Còn đại đa số nô lệ bị coi là công cụ biết nói và không có một chút liên quan nào đến chính trị. - Thứ hai, chế độ dân chủ của Aten cũng không mang đầy đủ nghĩa của từ này. Theo số lượng của cải mà người ta phân chia thành các đẳng cấp khác nhau, càng nhiều của cải thì quyền lợi chính trị càng lớn. Điều đó đã khiến quyền lãnh đạo thực chất của thành bang chỉ nằm trong tay một số ít người giàu có , như vậy là đi ngược lại với bản chất của sự dân chủ. Ngoài ra, trong thể chế cũng có sơ hở, tướng quân có thể tái nhiệm cử , nhưng không cấp lương khiến cho những công dân nghèo khó rất khó trở thành tướng quân .Mà tướng quân là người nắm đại quyền về quân sự cũng tức là nắm thực quyền về chính trị dẫn đến thao túng quyền lực. - Thứ ba, dân chủ chỉ thi hành trong nội bộ thành bang , còn trong quan hệ chính trị ngoài thành bang thì dân chủ lại không được đề cập gì đến. Để đối phó với Sparte , Aten đã liên hợp các thành bang lại thành lập một “ Liên minh De-la”, tự phong mình thành đàn anh hống hách chuyên quyền , tàn bạo. - Cuối cùng , ngay trong nội bộ thành bang cũng chứa đựng mâu thuẫn gay gắt giữa dân chủ và tự do. Thành bang quy định có thể thi hành luật trục xuất với bất cứ công dân nào , tên người mắc tội bị ghi trên mảnh sứ khi Đại hội công dân bỏ phiếu , nếu đa số người đồng ý thì công dân này có thể bị đày sang thành bang khác, thậm chí bị xử tử. III.2. So sánh thành bang Aten với thành bang Xpac ( Một thành bang tiêu biểu của Hi lạp cổ đại bên cạnh thành bang Aten ) Ở Xpác, toàn bộ các thiết chế đều do tầng lớp quý tộc chủ nô nắm giữ, thiếu tính dân chủ thực sự. Hội nghị công dân không được tham gia thảo luận các vân đề trọng đại của nhà nước, chỉ có quyền biểu quyết.Tính chất dân chủ hạn chế, chỉ bao gồm dân tự do, nam giới 30 tuổi trở lên trong khi đó thì ở Aten người được tham gia vào hội nghị công dân từ 18 tuổi. Ở Xpác hầu như không có sự phân chia quyền lực cho tầng lớp quý tộc mới hoặc tầng lớp bình dân Tóm lại, Xpác “ là dinh lũy của thế lực bảo thủ, và phản động về chính trị, kìm hãm xu hướng dân chủ chủ của các thành bang Hi lạp, là nơi tập kết, điểm cư trú chính trị của các chính khách Aten chủ trương duy trì nền chính trị bảo thủ,kẻ thù của nền dân chủ Aten”1 III.3. So sánh với chế độ cộng hòa La Mã. Tồn tại sau chế độ dân chủ của thành bang Aten, khoảng thế kỉ thứ 5TCN, trên bán đảo nước Ý , đối diện bên kia bờ biển , người La Mã đã thiết lập cho mình một thành bang riêng. Về phương diện chế độ thành bang, người La Mã là học trò của người Hi Lạp , thi hành chế chính trị tương tự như thành bang Hi Lạp. Nếu như ở thành bang Aten là chế độ dân chủ thì ở La Mã thi hành chế độ cộng hòa và đã đạt được những tiến bộ hơn so với chế độ dân chủ của thành bang Aten, và đã hình thành một hệ thống chế độ dân chủ cộng hòa độc đáo , trở thành mẫu mực cho quản lý chính trị ở châu âu và toàn thế giới. Trong chế độ cộng hòa,việc tham dự chính trị của đa số bình dân,việc được nhận quyền công dân của những người ngoài thành bang đến những chế định chính thức của pháp luật…,người La Mã lại vượt xa hơn hẳn người Aten. Nếu như ở thành bang Aten, dân chủ chỉ áp dụng đối với những người được coi là công dân của thành bang thì người La Mã đã áp dụng chính sách công dân tiến bộ đối với những thành bang khác. Với những thành bang phụ thuộc, người Aten chỉ trưng thu cống vật mà không đem lại đãi ngộ về quyền công dân. Còn người La Mã căn cứ theo thời gian quy thuận dài hay ngắn ma ban cho cư dân thành bang khác toàn 1 Lch s th gii c đi _ NXB giáo dc Vit Nam, tr.170. bộ hay một phần quyền công dân,tức quyền công dân La Mã hay quyền công dân Latinh. Về chế độ quản lý quốc gia , theo cách nhìn thời đó, có 3 loại hình thức chính phủ : vương chế, quý tộc và dân chủ. Loại thứ nhất có đặc trưng là tính huyết thống, loại thứ 2 là trí tuệ,loại thứ 3 là tự do. Bên cạnh đó, người La Mã đã chế định và công bố bộ pháp điển thành văn đầu tiên trong lịch sử châu âu : “Luật 12 trụ đồng” và “Luật vạn dân”. Về các chức quan người La Mã cũng có sự đổi mới. Kẻ thống trị tối cao tại cộng hòa La Mã là quan chấp chính gồm 2 người do đại hội nhân dân bầu ra với nhiệm kì một năm. Ngoài ra còn có các chức quan như quan thị chính, quan giám sát , quan tài chính … Viện nguyên lão có một vị trí đặc biệt trong cơ quan quyền lực quốc gia. Đây là cơ quan trưng cầu ý kiến và nắm đại quyền quốc gia. Sau đó, để kiềm chê bớt quyền lực của Viện nguyên lão , người La Mã đã thành lập ra “hội nghị bình dân”để đại diện cho nhân dân. Như vậy , ở trong chế độ cộng hòa đã xuất hiện thêm những chức quan để có thể kiềm chế quyền lực của nhau. Đó chính là điểm mới mà tại thành bang Aten chưa có được. E.Tổng kết Chế độ chính trị dân chủ thành bang Aten là đại diện tiêu biểu cho chế độ thành bang. Nó dã xây dựng được một chế độ tổ chức thành bang đặc sắc duy nhất trong lịch sử quản lý nhân loại- lấy thành bang làm trung tâm , lấy xã hội công dân để liên kết, tuân thủ những phép tắc trong quốc gia , thực hiện chế độ chính trị dân chủ. Tính chất dân chủ của nó đặt cơ sở cho nền văn minh Hy La cổ đại và cho toàn bộ nền văn minh Châu Âu thời kỳ cận hiện đại sau này. Mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định song những tinh hoa trong quản lý của chế độ dân chủ thành bang Aten vẫn còn ý nghĩ đến tận ngày nay và mang lại cho chúng ta những bài học bổ ích về nghệ thuật quản lý.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfn5_thanh_bang_a_ten_6518.pdf
Luận văn liên quan