Đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính

Các điều khoản ràng buộc được thiết kế để giảm rủi ro đạo đức bằng cách ngăn không cho người đi vay tham gia vào các hoạt động không mong muốn hay tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro. Các điều khoản bắt buộc có thể khuyến khích người vay tham gia vào một số hoạt động người cho vay mong muốn làm cho khả năng chi trả khoản tiền vay trở nên lớn hơn. Các điều khoản cam kết khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì tài sản thế chấp trong tình trạng tốt và bảo đảm luôn n ằm trong quyền sở hữu của người đi vay. Yêu cầu các công ty đi vay cung cấp thông tin hoạt động của công ty thường xuyên để người cho vay dễ dàng kiểm soát công ty và giảm thiểu rủi ro đạo đức.

pdf17 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 6965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cơ bản của cấu trúc tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -LUẬT KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Sinh viên: Lớp : Hồ Chí Minh, 12-2015 MỞ ĐẦU Hệ thống tài chính là cấu trúc phức hợp và hoạt động trong tất cả mọi nền kinh tế trên thế giới bao gồm các tổ chức định chế tài khác nhau: ngân hàng, công ty vảo hiểm, quỹ tương hỗ, thị trường cổ phiếu và trái phiếu – tất cả đặt dưới sự điều hành chặt chẽ của chính phủ và liên quan mật thiết đế ngân sách nhà nước cùng các thành phần chức năng của nó. Hệ thống tài chính khởi nguồn cho hàng ngàn tỷ đồng đô la vốn trên thế giới dịch chuyển từ người tiết kiệm này sang người có cơ hội đầu tư có hiệu quả. Để hiểu được hoạt động của cấu trúc tài chính, chúng ta có tám vấn đề cơ bản cần giải quyết: 1. Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp. 2. Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. 3. Tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn tài chính trực tiếp. 4. Các nguồn tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại, là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. 5. Hệ thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế. 6. Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán để huy động vốn. 7. Thế chấp tài sản là đặc điểm phổ biến của các hợp đồng vay nợ đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp. 8. Các hợp đồng nợ có đặc trưng bao gồm những điều khoản có tính pháp lý đặc biệt là phức tạp nhằm điều chỉnh người vay. Đề hiểu rõ nguyên nhân của các vấn đề nêu trên là một điều không phải ai cũng có thể. Qua bài báo cáo này nhóm tôi sẽ phân tích cụ thể từng vấn đề giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hệ thống tài chính. Vấn Đề 1: cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp Về phía doanh nghiệp: − Chi phí sử dụng vốn của cổ phiếu cao. Vì cổ phiếu phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nghĩa là cổ tức được trả bằng lợi nhuận sau thuế. − Chi phí phát hành cổ phiếu cao và không được tính vào chi phí của doanh nghiệp trong sổ sách kế toán. − Sức ép phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các doanh nghiệpchưa mặn mà với việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. − Khi phát hành cổ phiếu thì phải chia sẻ quyền lực cho các cổ đông, hạn chế quyền quyết định của chủ doanh nghiệp. Về phía nhà đầu tư: − Doanh nghiệp không dễ dàng huy động được vốn từ cổ phiếu vì còn tồn tại nhiều rủi ro trong việc đầu tư cổ phiếu khiến các nhà đầu tư e ngại: − Đối với các nhà đầu tư cá nhân vốn ít, chi phí giao dịch trên mỗi đồng vốn trở thành nhiều, triệt tiêu lợi ích kiếm được, vì vậy cổ phiếu hay chứng khoánkhông phải là lựa chọn đầu tư tối ưu đối với họ. − Rủi ro thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch: − Những hạn chế trong việc công bố thông tin và quản lý công bố thông tin như: Công bố thông tin chậm, thông tin không đầy đủ và rõ ràng, thông tin không trung thực nhằm trục lợi cá nhân, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không an toàn trong giao dịch. • Trong quá trình hoạt động, các cổ đông cũng không thể nắm rõ toàn bộ tình hình công ty cũng như tác động của các quyết định của ban giám đốc tới hoạt động của công ty. Rõ ràng điều này là hiện tượng của thông tin không đối xứnggiữa một bên là cổ đông và một bên là Ban giám đốc1. • Việc mua cổ phiếu quỹ ảnh hường lớn đến giá cổ phiếu và quyết định đầu tư. Pháp luật cũng đã quy định doanh nghiệp phải công bố thông tin khi mua cổ phiếu quỹ nhưng việc thông bố thông tin này cũng còn chậm chạp, dẫn đến việc các nhà đầu tư chịu thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch. • Thông tin bất cân xứng còn xảy ra đối với các nhà đầu tư khi: 1 số nhà đầu tư có thể nhằm trục lợi cá nhân mà có những hành vi sai trái như mua 1 lúc nhiều cổ phiếu để nâng giá lên sau đó bán đi để kiếm lời. Điều này ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư không nắm được thông tin và tình hình về giá trị thực của cổ phiếu họ nắm giữ. Ngoài ra, các kỹ xảo khác của doanh nghiệp để tạo hình ảnh tài chính tốt cho doanh nghiệp như: đảo nợ, bán tài sản, làm giả số sách, công bố thông tin không trung thực,... Dẫn đến việc lựa chọn nghịch của ngườiđầu tư cổ phiếu và thiệt hại vốn của các cổ đông do không nắm được tình hình hoạt động thực của doanh nghiệp. • Những thông tin mà các nhà đầu tư cá nhân có được từ những lời tư vấn hay thông tin trên báo chí có thể là những thông tin dẫn dắt đầu tư theo ý muốn của 1 số tổ chức. • Rủi ro đạo đức • Việc ra quyết định của nó sẽ thật rủi ro nếu như Ban giám đốc hành động không đứng trên lợi ích của cổ đông. • Khi đầu tư vào cổ phiếu là chia sẽ rủi ro với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động thua lỗ thì các cổ đông - những chủ sở hữu doanh nghiệp phải chấp nhận mất tiền chứ không được yêu cầu doanh nghiệp giải thể để chi trả vốn đầutư như các trái chủ . • Nếu các nhà quản lý doanh nghiệp muốn giữ lại tiền trong công ty, họ sẽ dùng lợi nhuận sau thuế để mua cổ phiếu quỹ, việc làm đó khiến cổ tức giảm. Nguồn: ban-cua-cau-truc-tai-chinh-imf.htm?page=4 Ví dụ: Theo kết quả điều tra của UBCKNN, các doanh nghiệp đều mong muốn có một phương thức huy động vốn mới để cải thiện tình hình tài chính và đáp ứng được các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa xác định được rõ phương án kinh doanh cũng như nhu cầu vốn ngắn hạn vẫn là yêu cầu chủ yếu. Do đó việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn chưa phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi có nhu cầu huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Điều này càng chứng tỏ doanh nghiệp huy động nguồn vốn dưới hình thức này còn rất hạn chế do các doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trên thị trường, chưa thu hút được đông đảo các nhà đầu tư. Hơn nữa, sức ép phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc huy động vốn trên TTCK. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng, lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng và các nguồn vốn khác chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Được biết, kết quả điều tra về nguồn vốn huy động hiện nay của doanh nghiệp, điều đáng lưu ý là trong tất cả số doanh nghiệp được hỏi không có doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu và liên quan với nước ngoài. 60,9% số doanh nghiệp được hỏi hiện huy động vốn cho sản xuất và kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu chiếm 54,8% số doanh nghiệp được điều tra, chủ yếu là các công ty cổ phần Nhà nước. Ngoài ra, có 38,3% số doanh nghiệp có huy động vốn qua vay từ công nhân viên. 38,3% số doanh nghiệp huy động từ các nguồn khác như mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác... Số doanh nghiệp huy động vốn qua nguồn ngân sách Nhà nước trong tổng số doanh nghiệp điều tra có 62 doanh nghiệp, chiếm 25% và điều này chứng tỏ rằng Nhà nước vẫn là một nguồn tài trợ quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Vấn đề 2: Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh tài trợ vốn chủ yếu để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp. - Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ. - Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm gặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị thế cạnh tranh bất lợi. - Việc phát hành chứng khoán nợ (trái phiếu) nhìn chung vẫn chưa dễ dàng, vì nếu xem xét kỹ sẽ thấy hầu như chỉ các công ty lớn, có vốn nhà nước, hay công ty cổ phần có vốn điều lệ lớn, hoặc các ngân hàng mới cổ phần hóa mới phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Điều này cho thấy, nhà đầu tư cũng chỉ cẩn trọng xem xét mua cổ phiếu của các doanh nghiệp họ tin tưởng và nhiều công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, chứ không phát hành ra công chúng, như vậy khó có thể khẳng định là doanh nghiệp dễ dàng tìm được nguồn vốn qua kênh này. Vì những hạn chế nêu trên nên việc phát hành chứng khoán chủ yếu chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp lớn. Vậy, có thể thấy, chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh huy động vốn chủ yếu để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ 1: “Theo ông Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN (EVN), năm 2004, cả nước sẽ khởi công 10 công trình nguồn điện lớn và một số công trình đường dây truyền tải với tổng vốn đầu tư lên đến 1,55 tỷ USD. EVN sẽ giải quyết khó khăn này bằng việc vay các ngân hàng trong và ngoài nước.” ”.Hôm qua, EVN đã tiến hành ký kết 7 hợp đồng tín dụng và biên bản thỏa thuận cung cấp tài chính cho các dự án thủy điện với tổng giá trị gần 11.000 tỷ đồng. Đối tác cho vay trong nước là 4 ngân hàng quốc doanh (tổng số tiền 5.780 tỷ đồng), đối tác nước ngoài là CitiGroup, BNP Paribas và ABN Amro (tổng trị giá 320 triệu USD). EVN sẽ sử dụng toàn bộ số tiền này cân đối cho các dự án thủy điện Quảng Trị, A Vương, Pleikrong, Buôn Kướp, Bản Lả, và Tuyên Quang. “ Nguồn: : ban-cua-cau-truc-tai-chinh-imf.htm EVN/10833915/87/ Vấn Đề 3: Tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn tài chính trực tiếp. Bằng việc đặt một lãi suất cao hơn cho các món cho vay so với món lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay hay người tiết kiệm, những tổ chức trung gian tài chính (như ngân hàng) thu được lợi nhuận. Như vậy, do hoạt động trong quá trình tài chính gián tiếp, được gọi là trung gian tài chính, những tổ chức trung gian tài chính có thể làm lợi cho phần lớn những người có món tiết kiệm nhỏ bằng việc đem lại cho họ tiền lãi cao và có thể giúp những người vay các món tiền nhỏ, nay có thể vay các món tiền lớn cũng hưởng lợi bởi vì quá trình trung gian tài chính nghĩa là có được nhiều vốn hơn cho người vay trong thị trường tài chính. Không có trung gian tài chính, thị trường tài chính không thể có được lợi ích trọn vẹn. Lý do vì sao những tổ chức trung gian tài chính là cần thiết để có được lợi ích đầy đủ của thị trường tài chính là ở chỗ: có những chi phí thông tin và chi phí giao dịch lớn trong nền kinh tế. Để những người cho vay nhận ra được những người muốn vay và để những người đi vay nhận ra được những người muốn cho vay là vấn đề đòi hỏi chi phí đắt tiền. Khi một người cho vay tìm ra được một người muốn vay, ông ta có thêm một khó khăn là phải chi phí thì giờ và tiền cho một cuộc kiểm tra tín nhiệm để biết được liệu người vay có thể hoàn trả vốn của ông ta không. Ngoài các chi phí thông tin này, quá trình thực tế cho vay hoặc mua một chứng khoán cần đến các chi phí giao dịch; trong trường hợp cho vay vốn, phải viết ra một hợp đồng vay thích hợp, còn trong trường hợp mua một chứng khoán, phải thanh toán cho người môi giới. Để xem vì sao các chi phí này đòi hỏi những tổ chức trung gian tài chính đóng một vai trò thiết yếu trong việc dẫn nguồn vốn từ người cho vay/người tiết kiệm đến người vay/người chi tiêu, chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ. Với tài chính trực tiếp, người vay và người cho vay luôn giao dịch trực tiếp với nhau, điều này có mặt tốt. Đối với một công ty quen biết, ví dụ công ty điện thoại – điện báo Mỹ ( AT&T), công ty này dễ bán trái phiếu trong một thị trường mở cho các công ty hoặc cá nhân khác bởi vì ai cũng biết rằng AT&T là một công ty vững chắc. Nhưng điều gì xảy ra khi người thợ mộc cần vay để mua một công cụ làm tăng năng suất ? Anh ta sẽ không thể bán trái phiếu vì không người nào biết anh ta là ai và liệu anh ta có là một kẻ bội tín hay không ? Như thế, trong một thế giới chỉ có tài chính trực tiếp, anh ta không thể vay tiền được. Ngược lại những người có những món tiết kiệm nhỏ lo ngại khi mua các chứng khoán bởi vì phải chi phí tốn kém để tập hợp thông tin cho việc mua loại nào thì tốt nhất. Chi phí giao dịch của việc mua chứng khoán cũng có thể rất cao đối với những người tiết kiệm có ít tiền vì chi phí giao dịch (trước hết là cho người môi giới) cho mỗi một cổ phần sẽ tỉ lệ nghịch với tổng số được mua. Do vậy, chỉ khi bạn có một món tiền vốn lớn để mua một số lượng lớn chứng khoán bạn mới có thể thu lợi do giảm được chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch của việc cho một cá nhân vay còn lớn hơn nữa: ít người trong chúng ta có đủ kiến thức luật pháp để viết ra được một hợp đồng vay tiền chắc chắn, và thuê một luật sư để làm điều này thì rất tốn kém. Điều này khiến những người cho vay ít không có lợi gì. Như thế, nhiều người có vốn tiết kiệm nhỏ và những người vay những món nhỏ bị hạn chế ở tài chính trực tiếp, sẽ bị gạt ra ngoài thị trường này và sẽ không có khả năng chia sẻ những lợi ích lớn mà sự hiện hữu của các thị trường tài chính mang lại. Vấn đề 4: Các nguồn tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại, là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. Các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại là nguồn tài trợ vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp chủ yếu là do các nguyên nhân: 1. Cổ phiếu không phải là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho doanh nghiệp do sức ép phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc huy động vốn trên TTCK 2. Việc phát hành chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải là kênh chủ yếu để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp do thị trường chứng khoán chưa thật sự khẳng định được vai trò của một kênh huy động vốn chủ lực trong nền kinh tế hiện nay vì nhiều lí do khác nhau. 3. Việc mang nhiều chức năng cũng như sự linh hoạt về lãi suất của các trung gian tài chính(các ngân hàng thương mại) đã giúp cho nó đã khẳng định được vai trò của mình là một kênh huy động vốn được các doanh nghiệp tin tưởng: a/ Chức năng tạo vốn: Các trung gian tài chính tập trung huy động nguồn lực bằng nhiều hình thức khác nhau để thực hiện mục đích đầu tư hoặc cho vay.Phương thức tạo vốn : tự nguyện thông qua cơ chế lãi suất hoặc theo thể thức bắt buộc thông qua cơ chế điều hành của chính phủ.Với chức năng tạo vốn trung gian tài chính mang lại lợi ích cho chính mình và những người tiết kiệm. b/ Chức năng cung ứng vốn: Quỹ tiền tệ tập trung được các trung gian tài chính cho vay hoặc cung ứng cho người có nhu cầu sử dụng vốn: cho chính phủ vay bù đắp thiếu hụt ngân sách, đầu tư cho các công trình quốc gia, cho các doanh nghiệp vay để mở rộng sx , cho các cá nhân vay, cho các tổ chức vay để thực hiện mục đích của họ...Với chức năng này các trung gian tài chính đáp ứng chính xác, đầy đủ, kịp thời nhu cầu tài trợ về vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp. 4. Các trung gian tài chính đem lại lợi ích trọn vẹn cho doanh nghiệp cũng như bản thân các trung gian tài chính. Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức trung gian đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu giữa người có vốn và người cần vốn.Do cạnh tranh, đan xen và đa năng hóa hoạt động các trung gian tài chính thường xuyên thay đổi lãi suất 1 cách hợp lý làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất.Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro. Để hiểu thêm về tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của các trung gian tài chính trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp thì chúng ta hãy cùng xem xét những ví dụ hoặc số liệu thức tế sau: Việc nghiên cứu của các nước phát triển chủ yếu gồm Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Ý, Đức và Pháp, cho thấy rằng khi những nhà kinh doanh đi tìm vốn để tài trợ cho những hoạt động của mình, họ thường có được những vốn này nhờ ở các tổ chức trung gian tài chính. Không có gì ngạc nhiên, Mỹ và Canada, vốn có những thị trường chứng khoán phát triển nhất trên thế giới, sử dụng các thị trường này một cách mạnh mẽ nhất trong việc cấp vốn cho các công ty. Tuy nhiên ỏ Mỹ, vốn mà các công ty vay từ những tổ chức trung gian tài chính hầu như gấp hai lần so với vốn nhận từ thị trường chứng khoán. Những nước ít sử dụng thị trường chứng khoán nhất là các nước Đức và Nhật. Ở hai nước này, vốn vay từ những tổ chức trung gian tài chính hầu như gấp 10 lần so với nhận từ thị trường chứng khoán. Ở Nhật Bản, với điều lệ sửa đổi cho thị trường chứng khoán trong những năm gần đây, vốn mà các công ty vay từ những tổ chức trung gian tài chính đã giảm tương đối so với vốn nhận từ thị trường chứng khoán. Được biết, kết quả điều tra về nguồn vốn huy động hiện nay của doanh nghiệp, điều đáng lưu ý là trong tất cả số doanh nghiệp được hỏi không có doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu và liên quan với nước ngoài. 60,9% số doanh nghiệp được hỏi hiện huy động vốn cho sản xuất và kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong khi đó, số doanh nghiệp có huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu chiếm 54,8% số doanh nghiệp được điều tra, chủ yếu là các công ty cổ phần Nhà nước. Ngoài ra, có 38,3% số doanh nghiệp có huy động vốn qua vay từ công nhân viên. 38,3% số doanh nghiệp huy động từ các nguồn khác như mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác... Số doanh nghiệp huy động vốn qua nguồn ngân sách Nhà nước trong tổng số doanh nghiệp điều tra có 62 doanh nghiệp, chiếm 25% và điều này chứng tỏ rằng Nhà nước vẫn là một nguồn tài trợ quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Vấn Đề 5: Hệ thống tài chính là một lĩnh vực được điều tiết nhiều nhất trong nền kinh tế. Với tầm quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế hệ thống tài chính có những chức năng quan trọng sau đây : Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư : Chênh lệch thông tin trong thị trường tài chính có nghĩa rằng các nhà đầu tư có khả năng là các đối tượng của vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức mà chúng ta đã bàn đến ở trên và điều này cản trở thị trường tài chính hoạt động hiệu quả . Các công ty nhiều rủi ro và những kẻ lừa đảo là những người muốn bán chứng khoán của mình cho những nhà đầu tư ngây thơ . Những hậu quả của việc lựa chọn nghịch sẽ làm cho các nhà đầu tư khác ngần ngại không muốn tiếp cận hay tham gia vào thị trường tài chính nữa . Hơn thế ,một nhà đầu tư khi đã mua chứng khoán thì những nhà phát hành chứng khoán và người đi vay lại càng có động lực tham gia vào các hoạt động kinh doanh rủi ro bởi vì họ có thêm người chia sẻ rủi ro. Vấn đề đạo đức cũng làm cho các nhà đầu tư không muốn tham gia vào thị trường tài chính . Các chính sách điều hành của chính phủ có thể giảm thiểu vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bằng cách tăng cường cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư . Đảm bảo sự lành mạnh trong sạch của hệ thống tài chính : Trong thị trường tài chính cũng phát sinh những hoạt động không lành mạnh nhằm trục lợi cho bản thân, gây hai cho các chủ thể kinh tế khác và làm mất tính trong sạch của hệ thống tài chính . Chênh lệch thông tin cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền hàng loạt các tổ chức trung gian tài chính và còn được gọi là hoảng loạn tài chính . Và hậu quả tất yếu của hoảng loạn tài chính là gây thiệt hại nặng nề đến công chúng và cho tổng thể nền kinh tế . Để bảo vệ công chúng và nền kinh tế khổ lâm vào tình trạng hoảng loạn tài chính , chính phủ luôn thực hiện các biện pháp giám sát và điều tiết hệ thống tài chính , tăng cường tính trong sạch để đảm bảo hoạt động huy động và sử dụng vốn . Cải thiện và kiểm soát chính sách tiền tệ : Các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung của tiền trong nền kinh tế ( và từ đó tác động lên nhiều lĩnh vực khác ) . Phần lớn các chính sách điều hành các trung gian tài chính đều nhằm mục tiêu hoàn thiện kiểm soát lượng cung tiền tệ . Một trong những chính sách điều hành này là yêu cầu dự trữ bắt buộc đòi hỏi các trung gian tài chính phải đảm bảo duy trì một khoản bắt buộc trong ngân hàng trung ương . dự trữ bắt buộc tạo điều kiên cho ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát chặt chẽ lượng cung tiền tệ trong nền kinh tế . Các chính sách bảo hiểm tài khoản cũng có thể thực hiện song song với các yêu cầu dự trữ bắt buộc và tạo cho người cho vay lòng tin vào các hệ thống tài chính và hạn chế khả năng các ngân hàng bị sụp đỏ hoàng loạt , từ đó có thể ngăn cản được sự biến động không kiểm soát được của lượng cung tiền tệ . Ví dụ: Thông tư 36/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/2/2015 đưa ra các chuẩn mực mới chặt chẽ hơn, từng bước hạn chế sự chi phối, thao túng, lợi ích nhóm thông qua sở hữu chéo; giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn cần được thực hiện đúng lộ trình và triệt để. Thông qua vai trò của Nhà nước, điều tiết khắc phục những khuyết tật của thị trường theo hướng tạo môi trường lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động theo luật, không tạo ra những rủi ro cho ngân hàng bằng cơ chế chính sách hay các mệnh lệnh hành chính; sử dụng cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm cho các ngân hàng tham gia thị trường tuân thủ “luật chơi” đã quy định. Đây là nền tảng rất quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định và hội nhập hiệu quả. 6. Chỉ những công ty lớn, nổi tiếng mới dễ dàng tiếp cận thị trường chứng khoán để huy động vốn Ai cũng biết thị trường tài chính rất đa dạng, phức tạp do đó các công ty càng lớn thì có uy tín càng cao dẫn đễn rủi ro ít nên hấp dẫ các nhà đầu tư, nguồn vốn dễ dành huy động. Với lợi thế có khả năng sử dụng vố hiệu quả hơn, có các dự án kinh doanh lớn, có tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư. Với tư cách là một công ty lớn thì sức cạnh tranh của công ty là rất ổn. cổ phiếu của công ty này thường rấy ổn định có giá trên thị trường cổ phiếu. Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp. Với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư cho các công ty doanh nghiệp, các tôt chức kinh tế và chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Đối với các công ty, không phải như thế nào cũng có thể tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn một cách dễ dàng. Với tính chất phức tạp của nó các nhà đầu tư luôn bị hấp dẫn bởi các chứng khoán của các công ty lớn. Vì: - Các công ty càng lớn sẽ có uy tín càng cao dẫn đến rủi ro ít nên hấp dẫn các nhà đầu tư. - Cổ phiếu của các công ty lớn thường có lợi nhuận ổn định và được giá trên thị trường. - Là một công ty lớn thì có nhiều dự án kinh doanh lớn, có tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư. - Công ty lớn sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn khi đầu tư. - Với danh tiếng và uy tín của mình các công ty lớn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Công ty lớn thường có người điều hành giỏi nổi tiếng với các chính sách tạo ra lợi nhuận nhiều. - Công ty lớn sẽ được nhiều người biết đến trên thị trường, có nghĩa là công ty có nhiều thông tin trên thị trường thì các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá chất lượng của công ty và xác định công ty tốt hay xấu. Tránh được lựa chọn nghịch khi đầu tư vào các công ty lớn. - Đặc biệt, các nhà đầu tư nghĩ rằng, các công ty nổi tiếng, được nhiều người biết đến là những công ty “too big to fail”, vì vậy rất khó đổ vỡ. Nếu có đổ vỡ thì cũng đã có chính phủ đứng ra giải cứu. Nên các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dan trong hoạt động đầu tư. - Các thông tin được công khai thường xuyên ở các công ty lớn. các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận và nắm bắt thông tin công ty, tránh rủi ro bất cân xứng dẫn đến lựa chọn nghịch. - Điều kiện phát hành chứng khoán ở Việt Nam chỉ thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn: + Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; + Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất. + Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. + Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. + Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành. + Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. + Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành. VD: Hàng loạt công ty lớn trong nước như Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sóc Sơn, Công ty cổ phần sản xuất xuất khẩu Inox Kim Vĩ, Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và thu hút khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hôm qua (6/5), Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sóc Sơn (mã chứng khoán: DPS) đã chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), với tổng khối lượng niêm yết đạt hơn 16 triệu cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị niêm yết đạt 160,8 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Như vậy, với việc niêm yết này, DPS đã là cổ phiếu thứ 372 trên HNX. Theo dõi hoạt động giao dịch cổ phiếu DPS trong ngày đầu tiên niêm yết, hoạt động diễn ra khá sôi động. Chỉ riêng 90 phút đầu tiên giao dịch, với mức giá tham chiếu là 11.600 đồng/cổ phiếu, đã có hơn 14,4 nghìn cổ phiếu DPS được giao dịch thành công với mức giá trần 15.000 đồng, dư mua trần 1,7 triệu cổ phiếu. Nguồn tham khảo - Sotay_ttck_ATPvietnam.com_2007 - diem-co-ban-cua-cau-truc-tai-chinh-imf.htm - Sách các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Nguyễn Văn Luân) - nghiep-nhon-nhip-len-san-132764.html - https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E 1%BB%9Dng_ch%E1%BB%A9ng_kho%C3%A1n Vấn Đề 7: Thế chấp tài sản là đặc điểm phổ biến của các hợp đồng vay nợ đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp.  Các vấn đè phát sinh khi của người cho vay nợ : + Tiềm ẩn rủi ro đạo đức và thông tin bất cân xứng. + Khả năng hoàn trả các khoản vay của người đi vay. + Phải chú ý đến vốn chủ sở hữu của người đi vay , nếu vốn chủ sở hữu càng lớn thì hệ quả của việc lựa chọn nghịch sẽ kém quan trọng hơn.  Những ưu điểm nổi bật khiến thế chấp tài sản là một đặc điểm phổ biến của các hợp đồng cho vay : + Sẽ giảm bớt hậu quả của lựa chọn nghịch bởi nó làm giảm bớt thiệt hại của người cho vay trong trường hợp người đi vay phá sản. + Trong trường hợp người đi vay phá sản trên khoản vay, người cho vay có thể bán khoản vay thế chấp đi và bù đắp thiệt hại. + Thế chấp tài sản trong hợp đồng vay nợ giúp cho người cho vay không phải giám sát thường xuyên hoạt động của các cá nhân hay doanh nghiệp từ đó giảm chi phí tiền bạc cũng như thời gian. + Khi đi vay với khoản vay có thế chấp tài sản của chính mình thì người đi vay sẽ ý thức hơn trong việc sử dụng khoản vay sao cho hợp lý và oan toàn. + Người đi vay cũng sẵn sàng thế chấp tài sản để dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn cũng như có thể được ưu đãi hơn về lãi suất. Người cho vay sẵn sàng cho vay nếu có thế chấp bởi vì nó giảm được rủi ro cho họ : học có khả năng thu lại khoản cho vay và có lãi suất . Sự hiện diện của lựa chọn nghịch trong thị trường tín dụng đã giải thích tại sao thế chấp là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng cho vay. Ví dụ : Ông Nguyễn Thanh An có căn nhà ba tầng đứng tên ông, vì ông An đang rất cần một khoản tiền tương đối lớn nhưng ông lại không có và không có khả năng xoay sở nên ông đã thế chấp căn nhà này cho Ngân hàng để ông có tiền. Việc ông thế chấp căn nhà này bằng cách ông sẽ chuyển giấy tờ đứng tên ông (sổ đỏ) cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng nếu ông An không có khả năng thanh toán khoản tiền mà ông đã vay tại ngân hàng trong một khoảng thời gian đã được quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát mãi tài sản đó. Vấn Đề 8: Các hợp đồng nợ có đặc trưng bao gồm những điều khoản có tính pháp lý đặc biệt là phức tạp nhằm điều chỉnh người vay. Các điều khoản ràng buộc được thiết kế để giảm rủi ro đạo đức bằng cách ngăn không cho người đi vay tham gia vào các hoạt động không mong muốn hay tham gia vào các dự án đầu tư rủi ro. Các điều khoản cam kết nhằm bảo đảm quyền và nghi ̃vu ̣hơp̣ pháp của các bên tham gia. Các hơp̣ đồng chính là các bằng chứng pháp lý của các bên tham gia nên các điều khoản phải đấy đủ, do đó các văn bản này thường rất phức tap̣. Các điều khoản bắt buộc có thể khuyến khích người vay tham gia vào một số hoạt động người cho vay mong muốn làm cho khả năng chi trả khoản tiền vay trở nên lớn hơn. Các điều khoản cam kết khuyến khích người đi vay bảo vệ duy trì tài sản thế chấp trong tình trạng tốt và bảo đảm luôn nằm trong quyền sở hữu của người đi vay. Yêu cầu các công ty đi vay cung cấp thông tin hoạt động của công ty thường xuyên để người cho vay dễ dàng kiểm soát công ty và giảm thiểu rủi ro đạo đức. Ví du:̣ Môṭ phần cấu trúc của môṭ hơp̣ đồng cho vay điển hình với các điều khoản phức tap̣ Nguồn tham khảo: truc-tai-chinh-imf.htm?page=4 https://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/18/c%E1%BA%A1nh-tranh-khong- lanh-m%E1%BA%A1nh-trong-linh-v%E1%BB%B1c-ngan-hang-nhin- t%E1%BB%AB-goc-d%E1%BB%99-phap-ly/ post582571.html bidv

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftttc_3928.pdf
Luận văn liên quan