Đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài

MỤC LỤC BÀI LÀM 1 I. Khái quát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN). 1 1. Khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài. . 1 2. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 1 II. Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 2 1. Về hình thức đầu tư ra nước ngoài. 2 a. Đầu tư trực tiếp: 2 b. Đầu tư gián tiếp: . 3 2. Về chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 4 KẾT LUẬN. 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 6

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC BÀI LÀM Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng được quan tâm phát triển, có thể nói đây vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước thì bên cạnh việc phải tìm hiểu pháp luật, các nhà đầu tư cần phải nắm vững được đặc điểm pháp lý của hoạt động này. Xuất phát từ lý do đó, trong phạm vi bài viết này, nhóm em xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài: “Đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.” I. Khái quát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN). 1. Khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/1999/NĐ - CP thì: “Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam là việc doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này”. Với định nghĩa nêu trên chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam đã giới hạn về phạm vi chủ thể và hình thức đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước. Và hạn chế này đã được khắc phục trong Luật Đầu tư 2005, theo đó thì hoạt động đầu tư nước ngoài được hiểu là: “việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư”. Như vậy, định nghĩa này đã thay đổi khá cơ bản về phạm vi hoạt động đầu tư ra nước ngoài, từ đó kéo theo những thay đổi quan trọng về đặc điểm pháp lý của hoạt động này. 2. Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngay đầu những năm 90, khi hoạt động đầu tư ra nước ngoài bắt đầu được nhen nhóm bởi một số doanh nghiệp tiên phong, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ - CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Đến năm 2005, đứng trước tình hình mới, Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005. Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư  năm 2005, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ - CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ - CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. II. Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Dựa trên những quy định hiện hành của pháp luật đầu tư ra nước ngoài, ta có thể nhận thấy hoạt động ĐTRNN có những đặc điểm pháp lý quan trọng sau: Về hình thức đầu tư ra nước ngoài. Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của tư nhân thực hiện chủ yếu dưới dạng là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư ra nước ngoài chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư và thiết lập các dự án đầu tư tại đó đồng thời họ trực tiếp tham gia điều hành mà họ bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm của hình thức đầu tư ra nước ngoài: Hình thức đầu tư này được thực hiện bằng nguồn vốn của tư nhân do đó nhà đầu tư có toàn quyền quyết định đầu tư và tự gánh chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Cho nên, hình thức đầu tư này ít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị; Nhà đầu tư tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội được tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý…của nhà đầu tư. b. Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty của nước tiếp nhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trực tiếp đối với đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư. Hình thức đầu tư này có các đặc điểm sau: Phương thức đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư mua một số lượng cổ phần nhất định của các công ty nước ngoài đang làm ăn có hiệu quả để hưởng cổ tức. Thông lệ quốc tế là dưới 10% số cổ phần của công ty nước ngoài; Nhà đầu tư không được tham gia điều hành trực tiếp đối với công ty mà họ đã đầu tư vốn, tài sản vào đó; Nước tiếp nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư nhưng họ lại tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và biết cách chia sẻ rủi ro kinh doanh cho những nhà đầu tư nước ngoài. Hình thức đầu tư ra nước ngoài là một điểm mới của Luật Đầu tư 2005 so với Nghị định 22/1999/NĐ - CP (Điều này khác với quy định tại Nghị định 22/1999/NĐ - CP là hình thức đầu tư ra nước ngoài là hình thức đầu tư trực tiếp). Nhằm thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, Luật Đầu tư 2005 quy định các nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài không chỉ dưới hình thức trực tiếp mà cả dưới hình thức đầu tư gián tiếp nhằm mục đích thu lợi nhuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Về nguyên tắc, nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp như: Đầu tư thành lập một tổ chức kinh tế mới dưới dạng thành lập một doanh nghiệp một chủ (độc doanh) hoặc thành lập công ty (liên doanh); Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác của nước tiếp nhận đầu tư (hợp doanh); Mua cổ phần, góp vốn để trực tiếp tham gia quản lý và điều hành các doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư; Thực hiện các hoạt động sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp của nước sở tại… Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể đầu tư theo hình thức gián tiếp như đầu tư thông qua các thị trường tài chính hoặc chứng khoán để mua cổ phiếu, trái phiếu của nước doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư để hưởng cổ tức hoặc lãi suất mà không tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp….Đây là quy định khác hoàn toàn với Nghị định 22/1999/NĐ – CP (Điều 1 Nghị định 22/1999/ND-CP). Với quy định mới này, chắc chắn sẽ tạo được nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp với mục đích và chiến lược đầu tư cũng như phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư về hình thức đầu tư. Qua đó các nhà đầu tư cũng có thể chuyển đối được các hình thức đầu tư một cách linh hoạt, không bị gò bó và cứng nhắc như các quy định pháp lý trước đây. 2. Về chủ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nghị định số 22/1999/NĐ - CP và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép các nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được đầu tư ra nước ngoài (Điều 2 Nghị định 22/1999/ND-CP). Quy định này không những đã hạn chế một số lượng lớn các nhà đầu tư muốn được đầu tư ra nước ngoài mà còn tạo ra sự phân biệt đối xử không bình đẳng giữa các nhà đầu tư, các loại hình doanh nghiệp đang cùng tồn tại. Do đó, quy định này cần phải được sửa đổi để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư và qua đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Xuất phát từ thực tế đó, đến Luật Đầu tư 2005, chủ thể của quan hệ đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng cho tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư là doanh nghiệp hay nhà đầu tư không phải là doanh nghiệp, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư nước ngoài (Khoản 4 Điều 3 Luật đầu tư 2005). Tất cả các nhà đầu tư tại Việt Nam đều có quyền đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Theo Điều 2 Nghị định số 78/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2005; Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi. Ngoài hai đặc điểm chính trên, thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn có những vấn đề cần chú ý như: lĩnh vực đầu tư, điều kiện đầu tư ra nước ngoài, thủ tục đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài… KẾT LUẬN. Tóm lại, đầu tư ra nước ngoài là hoạt động không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có thể nói nó là xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư. Nhận thức được thực tế đó, trong những năm qua, Việt Nam đã sớm có chính sách khuyến khích doanh nghiệp của mình đầu tư ra nước ngoài. Bằng chứng là pháp luật về đầu tư ngày càng thông thoáng hơn kéo theo đó là đặc điểm pháp lý về hoạt động đầu tư cũng có sự thay đổi phù hợp, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư nước ngoài, mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đầu tư, NXB Công an nhân dân. 2. Luật Đầu tư 2005 3. Nghị định số 22/1999/NĐ - CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. 4. Nghị định 78/2006/NĐ - CP của Chính phủ quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. 5. Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.doc
Luận văn liên quan