Lớp thân mềm chân bụng có số loài phong phú, tính đa dạng cao, sinh sống tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau: sông, hồ, trên cạn, bùn lầy,
Những loài thuộc thân mềm chân bụng có đặc điểm sinh thái đa dạng, giá trị kinh tế cao.
24 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5835 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm sinh học, phân loại và giá trị kinh tế của một số loài trong nhóm thân mềm chân bụng (Gastropoda), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Nông nghiệp Việt NamKHOA: THỦY SẢNBỘ MÔN: ĐỘNG VẬT HỌC THỦY SẢNGVHD: BÙI ĐẮC THUYẾTĐề tài: Đặc điểm sinh học, phân loại và giá trị kinh tế của một số loài trong nhóm thân mềm chân bụng ( Gastropoda)Thành viên nhóm 7Đặng Thị LêNgô Khánh Thùy LinhTrần Thị LoanLưu Văn Lực594190594193599190594194Nội dung:Lời mở đầuĐặc điểm sinh họcPhân loạiKết luậnTài liệu tham khảoI. Lời mở đầuLớp thân mềm chân bụng (Gastropoda) thuộc ngành thân mềm. Bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến lớn .Lớp chân bụng chiếm tới gần 80% tổng số loài của động vật Thân mềm (có khoảng 90.000 loài). Hiện nay đã biết khoảng 75.000 loài đang sống và 15.000 loài đã hoá thạch Lớp chân bụng sống trong các khu vườn, trong rừng, trong sa mạc, trên núi, trong các mương nhỏ, các con sông lớn và hồ, cửa sông, bãi bùn, bãi triều đá, dưới biển sâu...II. Đặc điểm sinh học1.Hình dáng, cấu tạo. - Lớp thân mềm chân bụng có cơ thể bao trong vỏ xoắn hình chóp hoặc phẳng, hầu hết bị mất cân xứng. -Cấu tạo chia làm ba bộ phận: Đầu( xúc tu cảm giác, mắt)- Thân( túi xoắn, phụ tạng)- Chân( khối cơ khỏe, mặt bụng). -Hệ tiêu hóa: có nhiều răng ở lưỡi gai, dạ dày quay hướng ra trước hoặc sau, tuyến nước bọt có thể tiết các chất hoà tan đá vôi hay chất độc. -Hệ tuần hoàn hở, cấu tạo các bộ phận đơn giản. -Hệ hô hấp chủ yếu hô hấp bằng mang lá đối, một số hô hấp bằng phổi. -Hệ bài tiết phần lớn có một thận thận phải suy biến. -Hệ sinh dục phần lớn chân bụng đơn tính, một số ít là lưỡng tính. 2.Sinh sản và phát triển. -Phần lớn Chân bụng đẻ trứng thành đám, chìm trong khối chất nhầy bám vàcây thủy sinh (như ốc đá, ốc Limnaea, Busycon, Aplysia v.v), một số đẻ trứng từng đám bám vào hốc đất, bùn (ốc nhồi, ốc sên). Một số khác như Littorina và Mang trước thuộc họ Viviparidae đẻ con. -Phát triển trứng phân cắt xoắn ốc, xác định, hoàn toàn và không đều. Ở phần lớn lớp chân bụng, trứng nở ra ấu trùng veliger bơi lội tự do, giai đoạn ấu trùng trochophora chỉ xảy ra trong trứng. III. Phân loại -Lớp chân bụng( Gastropoda) thuộc phân ngành vỏ liền( Conchifera) được chia làm ba phân lớp: Mang trước, mang sau và có phổi. -Phân lớp mang trước( Prosopranchia) có mang ở trước tim,ít khi gặp hai mang, xoang áo ở phía trước cơ thể, có dây thần kinh bên tạng bắt chéo, vỏ phát triển và có nắp vỏ, đơn tính, phần lớn sống ở biển một số ở nước ngọt.Được chia làm ộ chân bụng cổ(Achaeogasttropodia), Bộ chân bụng trung( Mesogastropodia) và Boojchaan bụng mới( Neogasttropodia). -Phân lớp mang sau( Opisthobranchia) cơ thể vặn xoắn không hoàn toàn vỏ tiêu giảm hoặc còn lại rất ít, hệ thần kinh lệch, xoang áo nằm ở phía bên phải cơ thể đôi khi tiêu giảm hoặc mất hẳn, tim chỉ có một tâm nhĩ, một mang nằm ở phía sau tim, đôi khi được thay thế bởi mang thứ sinh. Lưỡng tính, sống ở biển.Được chia làm ba bộ: Bộ mang kín hay mang ẩn(Tectibranchia), Bộ ốc hai mảnh vỏ(Saccoglossa), và Bộ mang trần( Nudibranchia). -Phân lớp có phổi( Pulmonata) hô hấp bằng phổi, cơ quan áo lẻ, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu. Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp vỏ.Lưỡng tính một số đẻ con, sống ở nước ngọt hoặc trên cạn. Được chia làm 2 bộ: Bộ mắt ở gốc(Basommatophora) và Bộ mắt ở đỉnh( Styllomatophora).1. Ốc hương( Babylolia areolata)a.Phân loại, phân bố. -Phân loại: Ngành: Mollusca Lớp: Gastropoda Phân lớp:Prosobranchia Bộ: Neogastropodia Họ: Businidae -Phân bố: Ốc hương phân bố ở vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một số vùng biển Trung Quốc, Nhật Bản, Xrilanca. Ở Việt Nam ốc hương phân bố trải dài từ Bắc đến Nam. Ốc hương thường sống vùi ở đáy cát cách bờ 2-3km, sâu 8-12m. b. Đặc điểm sinh học -Hình thái: ốc hương có vỏ mỏng nhưng chắc chắn, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Mặt ngoài da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiếm vân màu tím, nâu, nâu đậm, hình chữ nhật, hình thoi.Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, trên mỗi vòng xoắn của tháp vỏ chỉ có một hàng. Lỗ miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng. -Tính ăn: Giai đoạn ấu trùng phát triển trong bọc trứng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàn; giai đoạn ấu trùng bơi( veliger) ăn lọc các loại tảo đơn bào kích thước nhỏ. Nở được một tuần ăn tảo lớn. Giai đoạn biến thái là thời gian ấu trùng hoàn thiện cơ quan tiêu hóa giữa đời sống đáy và chuyển tính ăn từ thực vật sang ăn động vật. Ốc hương ăn các loại thịt, tôm, cá động vật thân mềm hai vỏ và cả ốc hương chết. -Sinh trưởng: là một quá trình lớn lên liên tục về kích thước và trọng lượng cơ thể. Ốc hương càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh. So với các loài thân mềm khác ốc hương có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. -Sinh sản: Ốc hương là loài có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Tỷ lệ đực cái là 1:1,5 Kích thước sinh sản lần đầu của ếch có chiều cao từ 40-50mm. Ốc hương có khả năng thành thục quanh năm nhất là tháng 3-10. Mỗi con ốc hương cái trung bình đẻ 50000 trứng/lần, trứng sẽ được bảo vệ trong bọc trưng, phôi phát triển trong bọc thánh ấu trùng bơi trước khi thoát khỏi bọc.c. Giá trị kinh tế -Ở Việt Nam, ốc hương được coi là đặc sản quý được ngư dân nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu. -Ốc hương được biết đến như mặt hàng thủy hải sản cao cấp, giá bán trên thị trường hiện nay không dưới 300.000đ/kg. Hiện nay giá ốc hương dao động trên thị tường nội địa Việt Nam dao động từ 120.000-220.000d/kg, giá xuất khẩu từ 10-15USD/kg. -Ốc hương là mặt hàng thương phẩm được ưa chuộng vì có nguồn lợi dinh dưỡng cao. Nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ ốc hương. Vỏ ốc hương kết hợp cùng nhiều loại vỏ sò, ốc, thành đồ mỹ nghệ có giá trị cao.Ốc hương là mặt hàng có giá trị cao về kinh tế là nguồn lợi dồi dào của biển.2. Ốc nhồi( Pila Polita)a.Phân loại, phân bố -Phân loai: Ngành: Moullusca Lớp: Gastropodia Phân lớp: Prosopranchia Bộ: Mesogastropodia -Phân bố: ốc nhồi phân bố ở các nước Lào, Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam chúng sống ở ao hồ đòng ruộng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi. Sống ở các vùng nước tù đọng nơi có bùn bã hữu cơ nhiều.b. Đặc điểm sinh học -Hình thái: Ốc nhồi là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím. Số vòng xoáy từ 5,5-6, hướng xoắn phải, các vòng xoáy hơi phồng, rãnh xoắn nông. Tháp ốc vuốt nhọn, dài, bóng, vòng xoáy cuối lớn chiếm 5/6 chiều cao vỏ, các vòng xoáy trên nhỏ, vuốt nhọn dài. Lỗ miệng vỏ hẹp, dài, chiều rộng bằng nửa chiều cao. Vành miệng sắt, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày. Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài. Nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong. Vỏ ốc có lớp canxi ở phía trong và lớp vỏ sừng màu xanh đen hay ánh vàng ở phía ngoài. -Tập tính: +Ốc nhồi có tập tính vừa sống nổi vừa sống đáy, sống bám, di chuyển chậm, phân bố không đều. +Ốc nhồi có phổ thức ăn khá đa dạng, phương thức ăn đặc biệt.Thức ăn thường là các loại động vật thủy sinh: bèo cây, rau muống, rong rêu bám ở nền đá và nhiều loài thực vật nước sống ven bờ, mép ao. Ngoài ra chúng cũng ăn các thức ăn trên cạn như lá sắn, xơ mít, một số thức ăn hữu cơ rôm rạ, cỏ mục -Cấu tạo trong: +hệ tiêu hóa: miệng gồm có hai răng kitin ở hai bên, giữa lưỡi là gai. Tiếp đó là thực quản nối hành miệng với dạ dày. Sau dạ dày là ruột uốn khúc nằm ngoằn nghèo trong khối gan-tụy, rồi đổ ra trực tràng chạy về phía trước cơ thể. Cuối cùng là hậu môn nằm ở bên phải cửa áo. +Hệ hô hấp: vừa có phổi vừa có mang +Hệ tuần hoàn: tim nằm trong bao tim ở bên trái cơ thể. Tim gồm một tâm nhĩ màu trắng nằm phía trước tâm thất. Tâm thất có thành dày, màu nâu thông với một bầu động mạch ở phía sau. +Hệ sinh dục: ốc nhồi là động vật phân tính, có thể phân biệt giới tính bằng hình dạng bên ngoài. Ở cùng lứa tuổi ốc cái lớn hơn ốc đực đỉnh vỏ thấp và không nhọn bằng ốc đực.-Sinh sản: + Ốc nhồi là loài thụ tinh trong. Ốc đực và ốc cái sẽ kết hợp trên mặt thoáng. Ốc nhồi thường đẻ trứng ở những nơi ít ánh sáng, độ ẩm cao tại các bờ đất, bụi cây thủy sinh nhô khỏi mặt nước, thường đẻ trứng vào buổi sáng hoặc ban đêm. + Cách thức đẻ trứng: trước khi đi ốc bò lên tổ tiết ra một chất keo nhầy màu trắng có tác dụng làm kết dính trứng với giá thể và các quả trứng lại thành một chùm. Ốc cái đẻ từng quả trứng một vừa di chuyển giật lùi, trúng đẻ ra được dính vào đất đá, rễ bèo. Khoảng cách đẻ giữa hai quả đầu là 3-4phuts sau đó dày hơn 1,5-2 phút. Thời gian đẻ trứng có thể kéo dài từ 8-9 giờ. Ốc nhồi vừa sinh sản vừa tăng trưởng về khối lượng vầ kích thước do đó sức sinh sản cũng tăng. Tuy nhiên, sức sinh sản của ốc nhồi tăng từ đầy mùa sinh sản đến giữa mùa sinh sản và giảm dần về cuối mùa sinh sản.c. Giá trị kinh tế -Ốc nhồi là mặt hàng thương phẩm có giá trị kinh tế cao, nguồn lợi thị trường lớn, được nhiều người ưa chuộng. -Ốc nhồi có chứa nhiều lipit, Ca, vitamin B1,2 PP, nên chúng là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng vì có thể chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. -Ngoài giá trị về dinh dưỡng, ốc nhồi còn có giá trị cao trong y học. Theo y học cổ truyền, thịt ốc nhồi có vị ngọt, tính hàn, không độc có tác dụng tiêu thũng, giải uất nhiệt. Vỏ ốc nhồi vị ngọt, tính bình, giải tâm phiền.Là mặt hàng được ưa chuộng, giàu chất dinh dưỡng có nhiều công năng trong chữa bệnh nên ốc nhồi là một nguồn có giá trị kinh tế cao, nếu đầu tư hiểu quả nguồn lợi mà ốc nhồi đem lại lợi vô cùng lớn.Bào ngưa.Phân loại, phân bố. -Tên khoa học: Haliotis -Phân loại: Ngành: Mollusca Lớp: Gastropoda Phân lớp: Prosopranchia Bộ: Archaeogastropoda -Phân bố: Bào ngư có ở các nước ven bờ Tây, Nam Thái Bình Dương. Ở trong nước, bào ngư có nhiều ở đảo Bạch Long Vĩ, Thanh Lân, Cô Tô, Hạ Mai. Sống ở khu vực có độ sâu từ 5-10m, nơi có sóng gió, đấy đá sỏi, nhiệt độ từ 20-28°C.b.Đặc điểm sinh học -Hình thái: bào ngư có vỏ hình thuyền, dài 90-100mm, mỏng nhẹ rắn chắc. Mặt ngoài vỏ sần sùi, có nhiều gờ phóng xạ hoặc đồng tâm cắt nhau. Mép vỏ có một hàng 14 lỗ hoặc ít hơn trong đó có 9 lỗ thông mặt trong và ngoài. Mặt vỏ ngoài màu xanh sẫm hoặc nâu sẫm, Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng. -Cấu tạo trong:Các cơ quan nội tạng bào ngư nằm trong vòng tròn bao quanh cơ chân. Đây là các cơ quan của hệ thống tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản. Đầu và miệng của bào ngư nằm ngay gần lỗ mở mới nhất trên vỏ bào ngư. Đường tiêu hóa cong về phía trái ra phía sau đỉnh nơi nó xoay lại và chạy dọc theo phía trái kết thúc ở hậu môn. Hậu môn bào ngư nằm ngay phía dưới lỗ mởcuối cùng và tại cuối của khe nứt trên lớp màng phía bên trái của bàò ngư. -Sinh trưởng: bào ngư sinh trưởng chậm. Năm thứ nhất sinh trưởng về kích thước, Năm thứ hai sinh trưởng về phần mềm, lớn hơn bốn tuổi là ngừng sinh trưởng. Bào ngư sinh trưởng đều, không thay đổi tỉ lệ sinh học theo thời gian, các yếu tố di truyền, thức ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bào ngư. -Sinh sản: Bào ngư chín lỗ là loài đơn tính,con cái thường có màu xanh đen, con đực có màu vàng. Sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, conđực thường phóng tinh trước sau đó con cái sẽ đẻ trứng. Bào ngư đẻ trúng vào mùa nóng và nghỉ hoạt động sinh dục vào mùa lạnh. Bào ngư thường đẻ vào lúc chiều tối hoặc rạng sáng, con cái sẽ đẻ trứng thành một lớp màu xanh lá cây nhạt. -Tính ăn: Phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Ở giai đoạn ấu trùng dựa vào nguồn dinh dưỡng từ noãn hoàng của trứng, khi kết thúc giai đoạn ấu trùng thì ăn tảo san hô hoặc lớp chất nhày trên bề mặt đá, ở giai đoạn trưởng thành thức ăn chủ yếu của chúng là các loại rong biển.Video về bào ngưc.Giá trị kinh tế -Bào ngư là loài hải sản quý có giá trị cao về kinh tế, Được coi là một trong tám món “bát trân” dành cho vua chúa thời phong kiến. -Trong thịt bào ngư có chứa nhiều đạm, chất béo, vitamin B1 B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng, vì vậy bào ngư là một món ăn vô cùng bổ dưỡng. -Thịt bào ngư có thể dùng tươi chế biến thành nhiều món ăn có giá trị cao về dinh dưỡng đồng thời bào ngư có thể phơi khô để bảo quản. -Ngoài giá trị về dinh dưỡng bào ngư còn là một vị thuốc độc đáo trong Đông Tây y. -Theo Đông y có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Ngoài ra vỏ bào ngư có chứa canxi cacbonat, magie, sắt, silic, photphat và clorua vì vậy vỏ bào ngư có thể dùng làm thuốc có vị mặn tính hàn giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, -Bào ngư chứa các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có tên là Paolin I và Paolin II. BÀo ngư là loài có giá trị kinh tế cao cần đầu tư và phát triển.IV. Kết luậnLớp thân mềm chân bụng có số loài phong phú, tính đa dạng cao, sinh sống tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau: sông, hồ, trên cạn, bùn lầy,Những loài thuộc thân mềm chân bụng có đặc điểm sinh thái đa dạng, giá trị kinh tế cao.V. Tài liệu tham khảo.Bài giảng Động vật thủy sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_ta_i_1133.ppt