Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại

Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại aBối cảnh lịch sử Trung Hoa thời cổ đại chính là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ II Tr. CN mà theo cách phân kỳ lịch sử truyền thống gọi là thời Xuân thu ( 770 – 481 Tr. CN) và Chiến quốc (480 – 221 Tr. CN); cũng còn gọi là thời “Chu mạt”; về lịch sử văn hoá và tư tưởng, cũng còn được gọi là thời “Tiên Tần”. Từ giai đoạn sau nhà Tần trở đi, trải qua lịch sử trên hai nghìn năm với các triều đại lớn: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, và Thanh lag giai đoạn lịch sử phong kiến Trung Hoa; cũng còn gọi là giai đoạn trung đại của lịch sử tư tưởng Trung Hoa. Trung Hoa cổ đại là thời kỳ tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế – xã hội cũ theo truyền thống thị tộc. Đó là mô hình kinh tế “Tỉnh điền” của nhà Chu. Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của LLSX. Đó là việc sử dụng công cụ bằng sắt và dùng bò kéo xe ( một phát minh kỹ thuật nông cụ và sực kéo trong sản xuất nông nghiệp). Điều này đã toạ điều kiện thuận lợi cho việc khai khẩn đất hoang và dẫn thuỷ nhập điền trong công việc thuỷ lợi. Hàng loạt những nghề mới ra đời và phát triển nhanh chóng như luyện kim, đúc, rèn, kim loại, mộc, xây cất, thuộc da, nhuộm, gốm . Sự phát triển của các nghề này không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước. Nhưng sự phát triển đó tất yếu dẫn tới sự hình thành sở hữu tư nhân. Đồng thời sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư. Điều đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời cổ đại Trung Hoa. Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai nhà Chu. Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chính trị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương. Xu hướng chính trị của các thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu. Hệ quả xã hội của xu hướng này thật tàn khốc. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra . Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ ngũ bá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”. Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất ghê ghớm. Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con. Còn Mạnh Tử thì nhận xét: “Đánh nhau tranh thành thì giết người thây chất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng. Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề về xã hội, về triết học, đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm. Một loạt các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra 1 kế sách quản lý xã hội, tạo nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia Chư tử”. Chính trong hoàn cảnh đó đã nảy sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh. b) Đặc điểm triết học * Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức. Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệt quan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khác phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại. Từ đó làm xuất hiện nhiều học thuyết chính trị, tư tưởng, đạo đức khác nhau (bách gia chư tử, bách gia tranh minh) như Nho gia, Mặc gia và Pháp gia. Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế vẫn bàn về chính trị và đạo đức như phái Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử thời cổ đại. Học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyết của chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để lý giải những vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người. Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tập trung vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào để ổn định xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ. Tuỳ theo lập trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giải đáp khác nhau về 1 vấn đề chính trị đạo đức. Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu sắc của triết học Trung Hoa cổ đại. Chẳng hạn, vấn đề triết lý về bản tính con người. Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con người. Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyết về bản tính tự nhiên của con người. Với những quan niệm khác nhau về bản tính người như thế lại là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết khác nhau. * Về nội dung, triết học Trung Hoa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân. Một loạt triết học về con người được đề cập sâu sắc. - Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trị rường mối, chuẩn mực đạo đức. => đạo làm người - Để lại nhiều triết lý về đạo làm người, nhưng có hạn chế trong việc vượt ra thế giới để chinh phục. Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không phát triển, không cổ vũ cho phát triển sản xuất. - Để lại triết lý về học: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc Học để làm người quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất. * Về mặt hình thức, phương pháp tư duy - Triết học Trung Hoa không có sự phân biệt rạch ròi giữa CNDV và CNDT, không có đấu tranh biện chứng giữa các học thuyết triết học. Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán. Chăng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động, giữa CNDV và CNDT, giữa CN vô thần và CN hữu thần. Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”. Nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con người, “sống chết có mệnh, giàu snag tại trời”. Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần, kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỉ thần “ quỉ thần thì đáng kính, nhưng có chớ gần”.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 24925 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thế lực chính trị nhà Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư. Điều đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời cổ đại Trung Hoa. Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai nhà Chu. Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chính trị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương. Xu hướng chính trị của các thế lực mới này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu. Hệ quả xã hội của xu hướng này thật tàn khốc. Những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra . Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phạt lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó là “ ngũ bá đồ vương” sang thời Chiến quốc có “thất bá tranh hùng”. Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế, nghi lễ truyền thống nhà Chu; làm cho xã hội ở tình trạng loạn lạc, phá hoại sức sản xuất ghê ghớm. Đương thời, Khổng Tử đã than rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con. Còn Mạnh Tử thì nhận xét: “Đánh nhau tranh thành thì giết người thây chất đầy thành; đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng. Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề về xã hội, về triết học, đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm. Một loạt các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra 1 kế sách quản lý xã hội, tạo nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa. Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia Chư tử”. Chính trong hoàn cảnh đó đã nảy sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh. b) Đặc điểm triết học * Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị- đạo đức. Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bấy giờ nên triết học đã đã đặc biệt quan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý, những biện pháp nhằm khác phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị, cai trị của các triều đại. Từ đó làm xuất hiện nhiều học thuyết chính trị, tư tưởng, đạo đức khác nhau (bách gia chư tử, bách gia tranh minh) như Nho gia, Mặc gia và Pháp gia. Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế vẫn bàn về chính trị và đạo đức như phái Đạo gia của Lão Tử và Trang Tử thời cổ đại. Học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyết của chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để lý giải những vấn đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người. Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tập trung vào các vấn đề: (1) làm thế nào để thống nhất đất nước; (2) làm thế nào để ổn định xã hội và (3) các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ. Tuỳ theo lập trường chính trị khác nhau và lợi ích giai cấp khác nhau mà có cách giải đáp khác nhau về 1 vấn đề chính trị đạo đức. Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu sắc của triết học Trung Hoa cổ đại. Chẳng hạn, vấn đề triết lý về bản tính con người. Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con người. Ngược lại, Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất thiện của con người; còn Lão Tử, Trang Tử lại đưa ra luận thuyết về bản tính tự nhiên của con người. Với những quan niệm khác nhau về bản tính người như thế lại là điểm xuất phát cho một tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị quốc của các học thuyết khác nhau. * Về nội dung, triết học Trung Hoa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân. Một loạt triết học về con người được đề cập sâu sắc. - Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trị rường mối, chuẩn mực đạo đức. => đạo làm người - Để lại nhiều triết lý về đạo làm người, nhưng có hạn chế trong việc vượt ra thế giới để chinh phục. Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không phát triển, không cổ vũ cho phát triển sản xuất. - Để lại triết lý về học: nhân –nghĩa –trí –học, tu thân –trị gia –tề quốc Học để làm người quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất. * Về mặt hình thức, phương pháp tư duy - Triết học Trung Hoa không có sự phân biệt rạch ròi giữa CNDV và CNDT, không có đấu tranh biện chứng giữa các học thuyết triết học. Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán. Chăng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động, giữa CNDV và CNDT, giữa CN vô thần và CN hữu thần. Một mặt ông xem trời (thiên) là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả? Bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra”. Nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con người, “sống chết có mệnh, giàu snag tại trời”. Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần, kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỉ thần “ quỉ thần thì đáng kính, nhưng có chớ gần”. - Triết học Trung Hoa lấy trực quan, thể nghiệm, lĩnh hội làm phương pháp. Nho gia chủ trương “phản tĩnh cầu nội”, Đạo gia chăm chút “toạ vong”, Phật học có phép “ đốn ngộ”, Lý học đề xướng “trí lương tri”… Phương thức tư duy giác ngộ bằng trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái “tâm”, coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, rất ít đi sâu phân tích quá trình tác động của “tâm”. Vì vậy, trong các tác phẩm triết học của họ thường rời rạc, phần ám thị nhiều hơn, thiếu sự chứng minh chu đáo. Các triết gia Trung Quốc cổ đại đi sâu phân tích nhấn mạnh tính chỉnh thể hợp nhất của các khái niệm và phạm trù, không tìm hiểu sự khác biệt về bản chất giữa chúng, chỉ nắm chỉnh thể ở cảm nhận. Như vậy, nếu dùng quan điểm chỉnh thể để nắm sự vật thì phương thức tư duy trực giác “gặp sự vật là hiểu nội dung” tỏ ra quan trọng, còn phương thức đi từ phân tích nội hàm và ngoại diên của kháI niệm đến suy luận logic lại thừa. - Hệ thống thuật ngữ mang tính ẩn dụ, so sánh. 2) Tư tưởng Nho giáo a) Lịch sử hình thành và phát triển Người sáng lập học thuyết Nho gia là Khổng Tử (551 – 479 Tr. CN), tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh ở nước Lỗ trong một gia đính quý phái nhưng nghèo. Thời trẻ Khổng Tử nghèo hèn nên biết nhiều việc vất vả nặng nhọc. * Quá trình hình thành sự nghiệp: - Năm 19 tuổi Khổng Tử giữ chức quan nhỏ triều đình nước Lỗ, trên tay lúc nào không cầm sách. - Năm 29 tuổi bắt đầu truyền bá giải pháp nhân trị. Từ 29 – 51 tuổi ông chủ trương nhân trị nhưng không được vua nào nghe, năm 51 tuổi ông trở về nước Lỗ. - Năm 51-59 tuổi thể hiện 1 viên quan cai trị giỏi ( quan tư pháp), năm 55 tuổi làm quan nhiếp sự. - Năm 55 – 59 tuổi Khổng Tử đi truyền bá nhân trị. - Năm 69 – 73 tuổi, ông mở trường dạy học, thể hiện là người thầy giỏi với 3000 học trò, phương pháp dạy học của ông là “vi hành”. Ông được tôn vinh là “chí thánh tiên sư”, “vạn thế sư biểu”. Nho giáo với những tác phẩm kinh điển là tứ kinh (Luận Ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) và ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu). * Các giai đoạn: Trong lịch sử triết học Trung Hoa, Nho giáo được phát triển qua hai giai đoạn là Nho tiên Tần và Nho hậu Tần. Nho tiên tần ( Thế kỷ VI – III Tr. CN) chính là tư tưởng nho giáo của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Nho hậu Tần chính là Nho giáo thời phong kiến, trong đó có hai giai đoạn lịch sử quan trọng là Nho thời Hán (Hán nho) và Nho thời Tống (Tống Nho). Nho giáo giữa các giai đoạn này có những điểm khác nhau về mặt tư tưởng, điều này thể hiện ở các điểm sau: (1) Nho tiên Tần là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển trong không khí học thuật tự do tư tưởng. Do đó, nhiều tư tưởng Nho giáo mới ở trạng thái phôi thai, chưa phát triển, thậm chí chưa được luận giảI chắc chắn từ giác độ vũ trụ quan và biến dịch luận. Tính hệ thống chưa thật logic chặt chẽ như sau này. Ngược lại, giai đoạn hậu Tần, Nho giáo đã được hệ thống hoá và thường được luận giải từ giác độ vũ trũ quan và biến dịch luận. Trong giai đoạn này, đặc biệt là thời Tống, những luận điểm của thuyết Âm dương – Ngũ hành đã được sử dụng khá triệt để nhằm luận chứng cho các quan điểm của Nho giáo. (2) Nhìn chung, nho giáo cổ đại có tính nhân bản cao hơn so với Nho giáo thời trung đại. Do đó, Nho giáo thời cổ đại thường được đánh giá là có tiến bộ hơn so với Nho giáo thời trung đại. Bởi vì Nho giáo thời trung đại được các nhà nước phong kiến Trung Hoa sử dụng với tư cách là một công cụ thống trị của các triều đại. (3) Về cơ bản, Nho thời cổ đại tương đối thuần nhất, không có sự pha tạp tư tưởng giữa các học phái. Ngược lại, Nho giáo thời trung đại có xu hướng tập đại thành của nhiều tư tưởng khác nhau, được giải thích theo lập trường Nho giáo và theo mục tiêu của giai cấp phong kiến. * Vị trí của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng của Trung Quốc - Suốt Tk II Tr. CN – Tk XIX ( 21 Tk): Nho giáo giữ vai trò tư tưởng là quốc giáo. - Cuối Tk XIX - đầu Tkỷ XX: Hệ tư tưởng tư sản thay thế cho Nho giáo. - Năm 1949 – nay: hệ tư tưởng Mác – Lênin chi phối đời sống tinh thần. Trong cả 3 giai đoạn Nho giáo vẫn ảnh hưởng, ăn sâu vào đời sống tư tưởng, văn hoá. b) Tư tưởng chính trị - đạo đức. Trung tâm học thuyết chính trị của Khổng Tử là luận thiết về Nhân- Lễ- Chính danh, trong đó quan điểm về “Nhân” là rường cột của luận thuyết này. * Tư tưởng “nhân” của Nho giáo Chữ “nhân” được Khổng Tử được nhắc nhiều nhưng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu tổng quát: nhân là tính hướng thiện của con người mà nhân tố cơ bản là thương người. Ông chủ trương “nhân trị” tức trị nước bằng nhân của người cầm quyền. Chủ trương này không hợp thời lúc bấy giờ trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn, chiến tranh liên miên, song trong nhiều đời sau nó vẫn có giá trị. Ông đưa ra “đạo làm người” với việc thực hiện các chuẩn mực: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Về cơ bản đó là quan niệm triết học nhân bản, nhân văn và tiến bộ. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy ít nhiều hạn chế trong quan niệm của Khổng Tử về vấn đề này. Ông chia xã hội thành hai giai cấp là quân tử và tiểu nhân. Theo ông chỉ có quân tử mới có đức nhân còn tiểu nhân không có đức nhân trong khi đây là tầng lớp đông đảo, tầng lớp tạo ra của cải cho xã hội nhưng không được cọi trọng. * Tư tưởng “chính danh” Xã hội là một tổng thể của những quan hệ giữa người với người. Nhưng Khổng Tử đã coi trọng những quan hệ chính trị - đạo đực là những quan hệ cơ bản, đề cao vai trò những quan hệ ấy, thâu tóm những quan hệ ấy vào vào ba mối quan hệ là rường cột chủ đạo (gọi là tam cương): vua –tôi, cha-con, vợ-chồng. Từ ba mối quan hệ đó mở rộng ra việc giải quyết các mâu thuẫn quan hệ xã hội khác. Để giải quyết đúng đắn các quan hệ xã hội, mà trước hết là quan hệ “tam cương”, Khổng Tử nêu ra thuyết “chính danh”. Tư tưởng “chính danh” của Khổng Tử là một tư tưởng lớn, sau này được các nhà nho đặc biệt coi trọng. Danh là địa vị, thứ bậc của mỗi người trong xã hội. Theo ông, chính danh là làm đúng, làm tốt chức phận của mình. Muốn cho xã hội thái bình thịnh trị cần phải có kỷ cương đường lối. Kỹ cương đó là: Vua phải ra vua, quân phải ra quân. Nói năng hành động phải theo chính danh. Để thực hiện chính danh, Khổng Tử đã đề ra đường lối trị quốc là “nhân trị”. Do đó, hệ thống các phạm trù và bảng giá trị về chính trị - đạo đức được đặc biệt coi trọng là nhân, trí, dũng. Nhân là “không lo”, trí là “không lầm”, dũng là “không sợ”. Nhân tuy xếp ngang hàng nhưng lại chi phối 2 cái kia, có tính nguyên tắc. Trí, theo những giải thuyết trực tiếp là “bất hoặc” (không lầm). Trí là biết (biết nhân, biết lo đời, biết mệnh, biết đức…). Theo Khổng Tử, có đực nhân thì chẳng việc gì lo buồn, có đức trí thì chẳng bao giờ sai lầm, có đức dũng thì chẳng bao giờ kinh sợ. Ở Khổng Tử, ý niệm về trí không ra ngoài phạm vi lễ và đức. Ông không chú ý đến tri thức tự nhiên nhưng lại nối đến các vấn đề xã hội. Khổng Tử khinh thị sản xuất và tri thức sản xuất. Trí, theo ông không phải là biết nhiều tri thức tự nhiên. Khổng Tử ghét người nói năng giỏi. Trí không phải là nhiều mưu trí và tài biện luận. Học thuyết của Khổng Tử không giúp cho trí tuệ và khoa học phát triển, vì tuy trí là biết nhiều nhưng ông quy sự biết ấy vào đạo đức. Ông chống hiện tượng trí bi cực hoá mà ông gọi là đãng (biết hỗn tạp, ngoài lễ và nghĩa, ba hoa). Bằng cách này, Khổng Tử tỏ ra bảo thủ, muốn ngăn chặn những đòi hỏi sự phát triển của xã hội. Dũng, theo sự giải thuyết trực tiếp là “không sợ”, nhưng dũng không trỏ sức khoẻ thể chất. Dũng là xét mình không sai lầm thì không lo sợ gì, là quả cảm; là sức mạnh tinh thần dám làm điều nghĩa. Loại người có sức mà làm nhiều việc bậy không được gọi là dũng. Khổng Tử còn đề ra sự phòng phạm về dũng; lấy “kính” nhường “thận trọng” và học để trị, đối phó với dũng; ông cho rằng chỉ có dũng là khong có nghĩa vì sẽ gây loạn. Nhân, trí, dũng là những đức mục có liên quan đế sự vùng dậy của tầng lớp quốc dân. So với “nhân” khá trìu tượng thì “trí” và “dũng” khá cụ thể, gắn với sự phát triển của tầng lớp quốc dân thời chiến quốc. Không coi trọng tri thức sản xuất “người quân tử chỉ cần tu dưỡng đạo đức rồi bọn tiểu nhân mang đến cho mà ăn, cần gì phải cày ruộng, làm vườn”. Sự phân công lao động giữa người lao tâm và người lao lực được hoạch định rất rõ ràng: do người lao tâm dạy người lao lực làm việc để nuôi sống người lao tâm. Do vậy, mà dù đã trải qua mấy chục thế kỷ, Nho giáo vẫn không được phát triển vì nó không có tri thức khoa học. Ông chủ trương dùng chính danh khôi phục kỹ cương xã hội. Tuy nhiên ông chủ trương khôi phục danh cũ của nhà Chu vốn đã tỏ ra lạc hậu. Đây là một chủ trương thiếu tính cách mạng, có tư tưởng cải lương. Căn cứ vào danh mà có quyền và lộc: * Tư tưởng “Lễ”: Khái niệm Lễ mà Khổng Tử nói tới ở đây bao hàm một nội dung rất rộng. Đó là những quy phạm đạo đức trong ứng xử giữa con người với nhau trong cuộc sống thường nhật mà còn là toàn bộ những nghi thức nói chung; những điển chế, thiết chế hoạt động trong tổ chức xã hội. Ông cho rằng, Lễ là dường mối của một xã hội. Do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không giữ đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không giữ đúng đạo con cho nên xã hội đại loan. Do vậy, cần phải lập lại kỹ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con; tức là làm cho thiên hạ từ chỗ vô đạo ra hữu đạo thì xã hội mới yên ổn thái bình. Theo ông Lễ nhà Chu được coi là điển mẫu cần phải noi theo. Do vậy, ông chủ trương giữ lại hình thức thiết chế nhà Chu, mặt khác ông lại chủ trương cần phải đưa vào trong thiết chế ấy những nội dung mới cho phù hợp. Đây là một chủ trương cấp tiến theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Tư tưởng “Lễ” của ông có những điểm hạn chế như tính chất rườm ra, phiền tạp, danh nào lễ ấy. Tư tưởng ấy làm cho con người an bần, lạc đạo, không đấu tranh. * Tư tưởng về các giải pháp phát triển đất nước. Tư tưởng về đường lối xây dựng đất nước là chính sách thượng hiện, chính sách tiết kiệm, dân tin và giáo dục. Đây là bốn giải pháp có tính nhân loại - Chính sách thượng hiền là chính sách coi trọng người tài. Trong chế độ nô lệ, việc chọn quan chỉ hạn chế trong tôn tộc, chính sách đó gọi là “thân thân”, tuy để chọn quan giỏi cón có chính sách “minh hiền”. Hiền chủ yếu cũng là hiền hữu, có khả năng giải quyết một số vấn đề cai trị đơn giản. Quan niệm hiền tài ở Khổng Tử chưa đạt đến mức như thời đại đòi hỏi. Hiền là có năng, có nghệ nhưng phải có đức, song Khổng Tử quý hiền đức hơn năng và nghệ. Quan niệm hiền tài của ông vẫn còn cũ “ Người quân tử coi đạo là mục tiêu, nhân đức là chỗ dựa, còn nghệ chỉ là thứ để chơi”. Nghệ chỉ là bổ trợ cho sự tu dưỡng. Hiền tài ở Khổng Tử là hiền đức chứ không phải là hiền tài phú quốc cường binh. Nho giáo nói chung không đề cao tài mà đề cao đức. Nguyễn Trãi từng nói tài bao giờ cũng kém đức một vài phần. Đó chính là quan niệm thượng đức ( chuộng đức) của Nho gia đồng thời đó cũng là 1 hạn chế lớn của tư tưởng nhân đạo Nho giáo. Vì rằng nhân loại thực ra tin vào sức mình thì mới có thể tiến lên được. Mà sức của con người là trí tuệ và lao động. - Chính sách tiết kiệm: - Dân tin: Khổng Tử cho rằng, để xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị, người trị vì đât nước cần chăm lo ba việc lớn: (1) Túc thực ( sản xuất nhiều của cải vật chất), (2) túc binh ( quốc phòng hùng hậu), (3) Thành tín (giữ lòng tin của dân sao cho dân tin và dân phục). Trong đó, theo Khổng Tử, quan trọng nhất là thành tín, thứ đến là túc thực và sau cùng là túc binh (Dân vi bang bản dã). Bình ngô đại cáo - Đảng VIII: Lờy dân làm gốc. - Giáo dục: Theo Khổng Tử để có thái bình thịnh trị, cần phải coi trọng cải cách giáo dục và pháp luật. Nhưng giáo dục là cái gốc lâu bền, giáo dục sẽ tạo dựng ra những con người nhân, lễ, tín, dũng. Còn hình luật chỉ là ngọn. Dùng hình luật chỉ là tạm thời giáo huấn con người. Xuất phát từ quan niệm đó, Khổng Tử đã giành nhiều tâm huyết vào đặt nền móng cho một nền giáo dục lý tưởng của ông. Nền giáo dục, theo Khổng Tử, phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản: (1) “Đại học chi đạo”: nghĩa là học cho đến mức biến hóa được dân, đổi được phong tục tập quan của dân làm cho người gần thì khâm phục, người xa thì yêu mến. (2) “Tại minh minh đức”: chữ đức được hiểu là chân lý nhận thức, nghĩa là học đến mức hiểu được các nguyên lý của trời đất, thấu hiểu đựoc mọi chân tơ kẽ tóc. (3) “Tại thần dân”: sự học phải được xuất phát từ tình thương yêu dân, thương yêu con người mà học. Bởi vì theo Khổng Tử đạo của đạo học là đạo người, cho nên chỉ ai có tình thương yêu con người mới có thể thấu hiểu lý lẽ của sự học. (4) “Tại chi vi chi thiện”: tức là học cho đạt tới sự hoàn thiện. Muốn đạt được minh đức, sáng tỏ ngọn nguồn của tạo hó thì phải “cách vật trí chi” tức là phải tới nơi có sự vật, có sự kiện mà tìm ra ngọn nguồn của nó. Cuối cùng, mục đích của sự học cũng như mục đích của giao dục, theo Khổng Tử, là để “thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình” c) Nho giáo Việt Nam * Lịch sử: Nho giáo được truyền vào Việt Nam thế kỷ II. Người đầu tiên truyền chữ Hán vào Việt Nam là Sĩ Nhiếp. Suốt Tkỷ II – XIV: nho giáo không giữ vai trò quốc giáo mà là phật giáo, cho dù có 1000 năm Bắc thuộc. Trong đó trong thế kỷ XI chấp nhận Nho giáo trong sự đan xen. Tkỷ XV: Nho giáo như là quốc giáo Tkỷ XV – Tkỷ XIX: Nho giáo trở thành quốc giáo. Tkỷ XV là thời kỳ đỉnh cao của Nho giáo, Tkỷ XIX là thời kỳ khắc nghiệt do sự thống trị của nhà nước phong kiến suy tàn. Cuối Tkỷ XIX - đầu Tkỷ XX: Nho giáo bị đụng phả tư tưởng canh tân, tuy nhiên không đủ sức phá vỡ Nho giáo. Cũng trong giai đoạn này luồng tư tưởng trí thức Tây Âu cũng du nhập vào nước ta. Cách mạng tháng Tám – nay: hệ tư tưởng Mác – Lênin giữ vai trò chi phối. Thái độ với nho giáo ở thời kỳ đầu rất cực đoan. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở lại đây, Nho giáo được cọi trọng trở lại, đánh giá Nho giáo khách quan hơn. * Sự sáng tạo của Việt Nam trong việc tiếp thu nho giáo mang bản sắc riêng. Về chữ viết, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm chứ không phải chữ tượng hình như Trung Quốc. Trong việc xử lý quan hệ chính trị, Trung Quốc chủ trương bành trướng ra bên ngoài còn Việt Nam chủ trương giữ vững ổn định bên trọng. Sự kết hợp hài hoà, phát triển, chuẩn mực đạo đức. Mặc dù có tiếp biến Nho giáo nhưng Việt Nam lại không khác thác được những mặt tích cực của nó. Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng đã thâm nhập vào nước ta hàng ngàn năm. Nó giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống tư tương và tinh thần của nhân dân ta xưa kia và trở thành nòng cốt của hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam. Đạo nhân của Nho giáo có tác động giúp người dân duy trì và phát huy lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, tin cẩn nhau, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách, với tinh thầnh máy chảy ruột mềm, thương người như thể thương thân, chia ngọt sẽ bùi với nhau. Bên cạnh đó, trong học thuyết của Nho giáo, thuyết “ tam tòng tứ đức” mặc dù có nhiều khía cạnh lạc hậu, coi khinh vai trò của người phụ nữ, đặt phụ nữ vạo địa vị phụ thuộc nam giới, nhưng nó cũng có những tác dụng tích cực nhất định trong việc giáo dục người phụ nữ trở thành những người mẹ hiền dâu thảo, hy sinh tận tuỵ để chồng con đi làm việc vì dân vì nước. Ngoài ra, tư tưởng về giáo dục, xây dựng con người cuỉa nho giáo cũng có nhiều điểm tiến bộ mà chúngh ta cần phải phát huy. Là một học thuyết nhập thế, Nho giáo cổ vũ và khuyến khích mọi người đi sâu tìm hiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Nho giáo cũng khuyến khích mọi người rèn luyện, tu thân, nhờ đó có khả năng để làm những công việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nghĩa là xây dựng những gia đình gương mẫu, góp phần làm cho đất nước được thịnh trị, thiên hạ được thái bình. Nho giáo cũng đề ra những tiêu chuẩn đức tài để mọi người rèn luyện và phấn đấu là phải có đủ nhân, trí, dũng và nghĩa, tức là phải biết thương dân, có tài trí mưu lược và có lòng dũng cảm. Người quân tử theo Nho giáo phải liêm chính, chí công vô tư, phải biết lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người quân tử thấy việc chính nghĩa thì làm, sự giàu sang không thể làm sa đoạ, sự nghèo hèn không làm thay đổi chí hướng, không có điều gì không thể khắc phục được. Những tư tưởng này chúng ra rất cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Bên cạnh những giá trị tích cực, Nho giáo cũng có những hạn chế. Nho giáo đòi hỏi cấp dưới phải tuyệt đố tin tưởng và phục tùng ý kiến của cấp trên, con cháy phải phục tùng tuyệt đối cha ông… Tư tưởng tôn ty đẳng cấp của Nho giáo nhiều lúc làm cấp trên thì độc đoán kiêu căng, người dưới thì sợ sệt khúm núm, giết chết không khí trao đổi thẳng thắn một cách dân chủ. Nho giáo đòi hỏi mọi người phải học theo người xưa, làm sống lại lễ giáo và phong tục của người xưa. Sự mất dân chủ còn thể hiện trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cháu, thầy trò. Mặt khác, tư tưởng tôn ty đẳng cấp của Nho giáo này còn khiến người ta chỉ coi trọng người có chức vụ, chỉ đãi ngộ tốt người có chức vụ mà không chú ý đến người giỏi chuyên môn, tới sự hăng hái học tập để làm chủ khoa học kỹ thuật. 3) Pháp gia Những tư tưởng Pháp gia, có thể nói đã có từ trước Hàn Phi Tử (280-233 Tr. CN) nhưng ông được coi là người tiền bối sáng lập ra Pháp gia với tư cách là một hệ tư tưởng toàn vẹn. Những tư tưởng này đã góp phần không nhỏ vài sự nghiệp thống nhất quốc gia thời Tần Thuỷ Hoàng đế. Trung tâm học thuyết pháp gia là những tư tưởng chính trị – xã hội và đề cao phép trị quốc bằng pháp luật. Phái pháp trị của Hàn Phi Tử đựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau: * Thừa nhận tính khách quan và uy lực của những lực lượng khách quan mà ông gọi là “Lý”. Đó là cái chi phối quyết định mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. * Thừa nhận sự biến đổi cùa đời sống xã hội, cho rằng không có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó, không thể có khuôn mâu chung cho toàn xã hội. Theo Hàn Phi Tử, xã hội trải qua ba giai đoạn chính là thời thượng cổ, thời trung cổ, va thời cận cổ, trong đó mỗi thời đại đếu có cái khuôn mẫu riêng của nó. Động lực căn bản c ủa sự thay đổi xã hội đựoc ông quy về sự thay đổi của dân số và của cải xã hội. * Trong quan niệm về bản tính con người, ông cho rằng bản tính con người sinh ra vốn có những bản tính bất thiện nhưng tham lam, vị kỷ, cầu lợi, tránh hại… Trên cơ sở những luận điểm triết học cơ bản ấy, Hàn Phi Tử đã đề ra học thuyết Pháp trị. Những tư tưởng chủ thuyết Pháp trị này được thể hiện ở những nội dung lớn sau đây: * Cần thiết phải cai trị xã hội bằng pháp luật, ông phản đối phép trị quốc của Nho gia coi trọng Nhân trị và phép “vô vi tri” của phái Lão gia. * Phép trị quốc phải thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của xã hội, tức là phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của tình trạng xã hội mà đề ra phép tắc, điều luật, không nên nệ cổ, hoài cổ. * Nội dung của phép trị quốc gồm ba yếu tố tổng hợp: Pháp, thế và thuật - Pháp là những quy định, những luật lệ hiến lệ; là thể chế, chế độ chính trị – xã hội; tức nó là những tiêu chuẩn khách quan, tất đinh mà người ta có thể căn cứ vao đó luận công, tội, phải, trái, đúng, sai… Theo Hàn Phi Tử, pháp phải được xác định rõ ràng, minh bạch, khách quan. - Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của nhà cầm quyền, nó gắn liền với pháp. Có pháp mà không có thế là vô dụng, do vậy nhà cầm quyền phải có quyền tuyệt đối trong cai trị. - Thuật là phương pháp thủ thuật, cách thức, mẹo mực, nghệ thuật cai trị quốc gia. Nó bao gồm nhiều nội dung như chọn đúng người, đặt đúng việc, cách thức kiểm tra, thưởng phạt đúng công, tội … Thể chế nào cũng vậy từ xưa đến nay đều cần có các vấn đề pháp, thế và thuật để ổn định xã hội. Rõ ràng quan điểm của phái Pháp gia rất thích hợp với điều kiện thời chiến và trong bối cảnh một xã hội lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế cơ bản. 4, Kết hợp tư tưởng “pháp trị” và “ nhân trị”. Tư tưởng “nhân trị” xuất phát từ phải Nho gia mà tiêu biểu là Khổng Tử. “Nhân trị” tức trị nước bằng nhân của người cầm quyền. Theo Khổng Tử, “nhân” là yêu người và thương người; nhân là coi người như mình, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người. Đối với người làm chính trị muốn có đức nhân phải làm năm điều: (1) Kính trọng dân, (2) khoan dung độ lượng, (3) giữ lòng tin. (4) Mẫn cán, (5) đem lòng nhân áu mà lo cho dân và đối xử với dân. Đối với đấng quân vương trị vì đất nước, muốn có đức nhân cần phải: (1) Kính sự (chăm lo đến công việc), (2) Như tín (giữ lòng tin với dân), (3) tiết dụng (tiết kiệm trong tiêu dùng). Tư tưởng “pháp trị” do Hàn Phi Tử khởi xướng, tư tưởng này được thể hiện ở chỗ: cần thiết phải cai trị xã hội bằng pháp luật và phép trị quốc phải thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của xã hội. Phép trị quốc gồm ba yếu tố tổng hợp: pháp, thế và thuật. Trong đó pháp là những quy định, những luật lệ hiến lệ, là thể chế, tức nó là những tiêu chuẩn khách quan, tất định mà người ta có thể căn cứ vao đó luận công, tội, phải, trái, đúng, sai… Theo Hàn Phi Tử, pháp phải được xác định rõ ràng, minh bạch, khách quan. Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của nhà cầm quyền, nó gắn liền với pháp. Thuật là phương pháp thủ thuật, cách thức, mẹo mực, nghệ thuật cai trị quốc gia. Chủ trương “nhân trị” được đặt ra trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn, chao đảo, chiến tranh liên miên nên đã thất bại trị đã thất bại, song trong nhiều đời sau nó vẫn có giá trị. Tư tưởng “pháp trị” rất thích hợp với điều kiện thời chiến và trong bối cảnh một xã hội lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế cơ bản. Bất kể một thể chế nào cũng vậy từ xưa đến nay đều cần có các vấn đề pháp, thế và thuật để ổn định xã hội. Nhà Tần mạnh được nhờ áp dụng “pháp trị” nên đã thành công trong việc thống nhất được thiên hạ, ổn định xã hội. Tuy nhiên nhà Tần không tồn tại được lâu (chỉ 15 năm) do thiếu nhân trị. Nhà Hán đã biết kết hợp cả nhân trị và pháp trị thực hiện phương châm trong pháp ngoài nho. Điều này đã làm cho nhà Hán tồn tại được hơn 4 thế kỷ. Như vậy như một quy luật khi xã hội đã ổn định, chuyển từ pháp trị sang nhân trị. Khi nội bộ lục đục cần phải sử dụng pháp trị (các biện pháp mạnh), nhưng khi mọi việc đang yên ổn cần dùng nhân trị. Mặc dù vậy, việc sử dụng pháp trị và nhân trị là cả một nghệ thuật, đòi hỏi tào thao lược và mưu trí của người cầm quyền. Vận dụng tư tưởng pháp trị và nhân trị trong điều kiện hiện nay ở nước ta: Ví dụ: Chủ trương thu hồi đất cho việc xây dựn các khu công nghiệp, đường xá. Đây là một chủ trương đúng bắt buộc mọi người phải tuân theo, những người được giao quyền sử dụng đất phải bàn giao cho nhà nước để triển khai dự án. Đối với những hộ chống đối không chấp hành chủ trương cần sử dụng giải pháp mạnh là cưỡng chế di dời. Đây chính là áp dụng những tư tưởng “pháp trị”. Tuy nhiên, về mặt “nhân trị” là đi cùng với việc thu hồi đất của nhân dân nhà nước cần có chính sách đền bù thoả đáng không để người dân quá thiệt thòi, giá đề bù qúa thấp so với giá cả thị trường của đất đai, mặt khác phải có giải pháp tạo công ăn việc làm, bố trí nơi tái định cư ổn định đời sống của người dân. BàI 6: Lý luận hình thái kinh tế xã hội và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta 1, Sản xuất vật chất- cơ sở của đời sống xã hội Sản xuất vật chất với nghĩa chung nhất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm “biến”các dạng vật chất thành những sản phẩm cần thiết cho đời sống con người và cho xã hội. Sảnn xuất vật chất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người . Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuát vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất bản thân con người. Ba quá trình này không tách rời nhau, trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phat triển xã hội. Xét đến cùng, sản xuất vật chất quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. TrảI qua lịch sử lâu dàI chinh phục giới tự nhiên, con người ngày càng hiểu rõ sức mạnh của mình. Cùng với việc cảI biến thế giới xung quanh, con người đồng thời cảI biến chính bản thân mình và các quan hệ giữa con người với nhau giúp cho việc chinh phục tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy, con người và xã hội loàI người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất. Với nghĩa đó, Ph. ăngghen đã nói: chính lao động sáng tạo ra con người và xã hội loàI người. Sản xuất vật chất chính là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội, bởi lẽ: * Suất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng ( thức ăn, quần áo, nhà ở và các đồ dùng khác)., Muốn vậy, phảI sản xuất vật chất, bởi lẽ chính sản xuất vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao và ngược lại. * Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành các quan hệ xã hội khác như: quan hệ chính trị, pháp quyền, đạo đức. * Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, là điều kiện để phát triển đời sống tinh thần của con người và xã hội. 2, Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất a) Nội dung của quy luật * Lực lượng sản xuất Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lực lượng sản xuất. Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì “lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất”. Dưới góc độ là kết quả phát triển của thực tiễn xã hội, lực lượng sản xuát thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Về kết cấu, lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhua thành lực lượng lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết định. Bởi vì, người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, quyết định việc sáng tạo ra và sử dụng tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất được tiến hành như thế nào, trước hết tuỳ thuộc vào thể chất, vào tinh thần và trình độ của người lao động. Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động đóng vai trò quyết định. Bởi vì, trong quá trình lao động sản xuất, con người phải sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên. Trình độ phát triển của công cụ lao động quyết định trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Công cụ lao động luôn được đổi mới và phát triển, nó là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất không phải là phép cộng của các yếu tố mà là một hệ thống, trong đó chúng quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Các yếu tố của lực lượng sản xuất tồn tại trong một kiểu tổ chức, phân công lao động nhất định. * Quan hệ sản xuất là toàn bộ mối quan hệ lẫn nhau giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không theo ý muốn chủ quan của con người. Quan hệ sản xuất có ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Ba mặt trên của quan hệ sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ, ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động. * Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện mang tính biện chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản của sự vận động của đời sống xã hội – quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động và cách mạng nhát của quá trình sản xuất. Nó là nội dung của quá trình, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định. Nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này, lực lượng sản xuất (nội dung) quyết định quan hệ sản xuất (hình thức). Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có. Điều nàu đòi hỏi phảI xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. * Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình đội phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi ấy, quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (lạc hậu, lỗi thời hoặc vượt trước quá xa) sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động của quan hệ sản xuất tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản xuât; ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động; kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến công cụ lao động cũng như việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất…. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuát và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giảI quyết được mâu thuẫn này. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao. b, Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Ở nước ta trước đổi mới (1986) đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này. Điều này biểu hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất XHCN mà không tính tới trình độ của lực lượng sản xuất. Chúng ta mắc bệnh chủ quan nóng vội, duy ý chí trong cải tạo xã hội chủ nghĩa nên đã muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế “Phi xã hội chủ nghĩa” nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh. Kết quả là những thành phần kinh tế thuộc sơ hữu tư nhân bị triệt tiêu, kinh tế phát triển chậm dần, từ đầu những năm 80 của thể kỷ XX đất nướcc lâm vào khủng hoảng kinh tế sã hội trầm trọng. Từ đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi lẽ, trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều. Chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN mới phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở vật chất của CNXH. Nền kinh tế nhiều thành phần chứa đựng trong bản thân nó mâu thuẫn. Đó là khuynh hướng tự phát lên TBCN và tự giác lên CNXH. Cuộc đấu tranh vì định hướng XHCN diễn ra gay gắt. Vì vậy, phảI có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong qua trình phát triển kinh tế nhiều thành phần. => phân tích một số kết quả của công cuộc đổi mới: Kinh tế nhà nước luôn luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, nó là nhân tố mở đường cho sự phát triển của nền kinh tế và lực lượng vật chất quan trọng nhất, là công cụ để Nhà nước ta thực hiện chức năng quản lý và đIều tiết vĩ mô nền kinh tế. Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn nhất của nền kinh tế (Viễn thông, năng lượng, giao thông…) với nguồn vốn lớn (ngân sách nhà nước). Vì vậy nó có khả năng điều tiết các thành phần kinh tế khác và hướng các thành phần kinh tế khác vào phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Trong thành phần kinh tế Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước được xem là bộ phận quan trọng nhất vì chính nó đã giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vì đó là các doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế- xã hội và chấp hành pháp luật. Kết quả gần 20 năm đổi mới, đảng ta, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Trong công nghiệp đã hình thành được một số ngành kinh tế mũi nhọn như: điện, dầu khí, than, dệt may, thuỷ – hải sản mức độ tăng trưởng khá ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13.5%. Đặc biệt trong nông nghiệp đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, không những bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực triền miên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. 3, Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến truc thượng tầng (trang 284). Tài liệu ôn: 1, Tính tất yếu và giải pháp phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam ( vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuât, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất) -Tính tất yếu khách quan của nhiều thành phần Ktế Hiện nay tồn tại 3 hình thức sở hữu cơ bản là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Tương ứng với những hình thức sở hữu về TLSX thì trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam tồn tại 1 cơ cấu Ktế nhiều thành phần. Qua nhiều đại hội thì Đảng CSVN đã xác định nền Ktế nước ta tồn tại nhiều thành phần Ktế. Ở nghị quyết Đại hội IX nêu 6 thành phần: Ktế nhà nước, Ktế tập thể, Ktế cá thể tiểu chủ, Ktế TB tư nhân, Ktế TB Nứơc (liên doanh) và Ktế có vốn đầu tư nước ngoài (100%). Tính tất yếu * Do lịch sử để lại, hiện trong lịch sử 1954, Ktế nhà nước, Ktế cá thể, Ktế tư bản tư nhân (nhỏ), ® nhiều thành phần Ktế ở miền Bắc. 1975: miền Nam nhiều thành phần, tư bản tư nhân Ptr mạnh. * Do đặc điểm của Qtr hình thành và Ptr quan hệ SX mới theo định hướng XHCN phải diễn ra từ -2 ,thấp lên cao để đúng Qluật quan hệ SX phù hợp trình độ SX. * Bản thân các thành phần Ktế tư nhân có vai trò tích cực trong Qtr Ptr Ktế và XH cả nước ® góp phần tăng của cải XH, thu hút nguồn vốn tư nhân, giải quyết việc làm, đóng thuế cho nhà nước ® sự tồn tại của thành phần Ktế tư nhân là hữu ích và cần thiết. => Tồn tại nhiều thành phần là tất yếu khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan. - Giải pháp cho phát triển kinh tế nhiều thành phần: giải pháp cho cả kiến trúc thượng tầng. 2, Vai trò và giải pháp phát triển lực lượng sản xuất ở việt nam hiện nay. - Cơ sở: Nêu khái quát lực lượng sản xuất Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về lực lượng sản xuất. Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì “lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất”. Dưới góc độ là kết quả phát triển của thực tiễn xã hội, lực lượng sản xuát thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Về kết cấu, lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhua thành lực lượng lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng trong kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết định. Bởi vì, người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, quyết định việc sáng tạo ra và sử dụng tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất được tiến hành như thế nào, trước hết tuỳ thuộc vào thể chất, vào tinh thần và trình độ của người lao động. Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động đóng vai trò quyết định. Bởi vì, trong quá trình lao động sản xuất, con người phải sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên. Trình độ phát triển của công cụ lao động quyết định trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Công cụ lao động luôn được đổi mới và phát triển, nó là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất không phải là phép cộng của các yếu tố mà là một hệ thống, trong đó chúng quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Các yếu tố của lực lượng sản xuất tồn tại trong một kiểu tổ chức, phân công lao động nhất định. …….Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất - Thực trạng lực lượng sản xuất: thấp (cho ví dụ : tính chất, trình độ, đặc biệt người lao động- kỹ thuật, tay nghề, tác phong công nghiệp/ máy móc, kỹ thuật) => cần phát triển cả về lý luận và thực tiễn. - GiảI pháp cho mặt đối lập: (1) Tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần (2) ứng dụng nhanh, có hiệu quả các thành tựu khoa học-công nghệ (3)Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả điều kiện tự nhiên (4) mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập và phát triển: để tranh thủ vốn, công nghệ, trình độ quản lý. (5) Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục là quốc sách: Trong lực lượng sản xuất, con người là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên cần nâng cao con người => giáo dục: (ii) học vấn; (ii) kỹ năng nghệ nghiệp….. Kiến trúc thượng tầng: tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước 3, Lựa chọn đI lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN - Con đường cách mạng của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, mang lại những thành công mà không t/c nào khác làm được. Đảng CSVN có đường lối đúng đắn, đoàn kết được sức mạnh dân tộc, thực hiện cách mạng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Sự lựa chọn của Đảng CS đã được dân tộc Việt Nam chấp nhận, đúng nguyện vọng. - Phù hợp với xu thế thời đại, với nguyện vọng dân tộc và chính sách của Đảng CS vậy quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. *Bỏ qua: (1) Sự thống trị SX TBCN (nhưng vẫn tồn tại thành phần Ktế TBCN nhưng không thống trị và Ktế tư nhân không chuyển thành Ktế tư bản). (2) Bỏ qua chế độ chính trị tư sản (chính quyền trong tay giai cấp vô sản, Đảng CS giành chính quyền từ đế quốc và thực dân). * Không bỏ qua: (1)Trình tự Ptr của lực lượng SX mà giai cấp tư sản từng làm trong lịch sử cách mạng kỹ thuật, cách mạng KHCN hiện đại để XDg cơ sở vật chất kỹ thuật hùng mạnh cho CNXH. (2)Qtr Ptr Ktế hàng hoá, Ktế thị trường, giai cấp tư sản đã sử dụng như động lực làm giàu và Ptr XH. Ta cũng sử dụng công cụ này (Ktế thị trường ) để Ptr cơ sở CNXH. Ktế thị trường không mâu thuẫn với CNXH, Ktế thị trường không phải là sản phẩm của CNTB. Bài 9: Con người 2.1. Thực trạng về nguồn lực con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 2.1.1. Chất lượng nguồn lực con người Chất lượng nguồn lực con người là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh qua nhiều yếu tố như: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể lực. Nhìn chung cả nước trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày một nâng cao, biểu hiện rõ rệt là tỷ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng đang gia tăng trong thời gian gần đây. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, các dịch vụ xã hội đến người dân ngày một tăng hơn. Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ tiêu tổng quát đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ số này ở nước ta những năm qua được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo hàng năm của Liên hợp quốc về phát triển con người, năm 1990 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,456 xếp thứ 121/174 nước, tăng lên 0,671 vào năm 2000, xếp thứ 108, 0,682 vào năm 2001 xếp thứ 101 và 0,688 năm 2002. Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực song nhìn chung tỷ lệ qua đào tạo chuyên môn còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt trên 10%, nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động có tay nghề với trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao. Lao động chuyên môn kỹ thuật của nước ta không chỉ ít, mà cơ cấu còn bất hợp lý. Một điểm khác cần xem xét là chất lượng của nguồn nhân lực còn nhiều bất cập: không đáp ứng yêu cầu công việc; chưa được đào tạo đủ trình độ quy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu. 2.1.2. Phẩm chất con người Việt Nam Con người Việt Nam chúng ta được đánh gia là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, ... Đó là những đức tính hết sức quý báu cho sự phát triển đất nước. Mặt khác, nguồn lực con người nước ta còn có khả năng tiếp thu khoa học-kỹ thuât hiện đại và đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên khi bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần những phẩm chất khác. Đức tính cần thiết khác để cạnh tranh thắng lợi trong nền kinh tế thị toàn cầu hoá chưa rõ rệt là thế mạnh của người Việt Nam so với các dân tộc khác: đầu óc kinh doanh hiện đại, cung cách làm ăn lớn, tác phong công nghiệp, tính toán nhìn xa trông rộng, tạo báo, nhạy cảm và năng động với cái mới, thích ứng mau lẹ để xoay chuyển tình thế khi gặp khó khăn, bền bỉ và quyết tâm theo đuổi đến cùng một sự nghiệp được yêu thích. Có lẽ do quá lâu quen sống trong cảnh nghèo thiếu nên người dân ta nhiều khi dễ nhận nhục an phận, dễ bằng lòng với những thay đổi nhỏ, những suy tính cá nhân hời hợt, thiển cận theo lối con cò. Vì không cực đoan nên ít có đổ vỡ lớn, nhưng dễ bảo thủ, ít dám chấp nhận rủi ro tìm con đường mới, do đó cũng dễ lâm vào tình trạng triền miên. Không có ý thức tính toán hiệu quả, thiếu đầu óc thực tế, lại ham chuộng, kém khả năng và kinh nghiệm hợp tác, góp sức cùng nhau thực hiện một mục tiêu, một kế hoạch lớn, cho nên ít xây dựng được êkíp mạnh về một lĩnh vực nào, thường chỉ có nhiều cá nhân giỏi làm việc riêng lẻ mà không hợp lại thành những tập thể hùng mạnh, xuất sắc. Tất cả những nhược điểm nêu trên đều sẽ trở thành những lực cản không cho phép chúng ta tiến nhanh. 2.2. Quan điểm của Đảng ta về nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kể từ khi đổi mới, con người, nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (1991), Đảng ta xác định rõ: vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân. Trong “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội 1991-2000”, tư tưởng coi con người là trung tâm của sự phát triển đã được Đảng ta chính thức ghi nhận. Văn kiện viết: “ Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế-xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm… Lợi ích của mỗi người, của từng tập thể và của toàn xã hội gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp”. Từ sự nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lượng của con người thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đồng thời tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả vốn con người. 2.3. Một số giải pháp phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.3.1. Nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài Để nâng cao chất lượng và vị thế con người Việt Nam, yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao mặt bằng dân trí. Do vậy, từ giáo dục phổ thông đến đại học và sau đại học phải được ưu tiên và đầu tư thoả đáng. Đây là con đường cơ bản để nâng cao trình độ trí tuệ. Tinh thần này đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “Tiếp tục mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập, suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính qui, thực hiện “giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Đi đôi vói huy động nguồn lực trong nước, cần tích cực khai thác nguồn lực từ bên ngoài để phát huy giáo dục đào tạo nhằm nâng cao năng lực trí tuệ của nguồn lực. 2.3.2. Nâng cao đời sống vật chất - tinh thần Từng bước hiện đại hoá đất nước và nâng cao đời sống xã hội nhằm sản xuất ra con người Việt Nam toàn diện. Quan tâm tới nhu cầu và lợi ích của của con người để họ phát huy hết khả năng và công hiến nhiệt tình cho sự nghiệp phát triển đất nước. 2.3.3. Tạo môi trường về thể chế và xã hội Môi trường bao gồm toàn thể các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hoá, đạo đức, tâm lý, dư luận xã hội, văn học nghệ thuật…. Thực hiện dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội, hoàn thiện môi trường pháp luật và trật tự xã hội nhằm tạo điều kiện cho mọi người yên tâm cống hiến và hưởng thụ trong một môi trường bình đẳng có kỷ cương. Tạo môi trường – tâm lý xã hội lành mạnh, ấm cúng, hoà thuận, thân ái, an tâm, tin tưởng, tự hào, một môi trường văn hóa, một dư luận xã hội tốt là điều kiện đồng thời là động lực nuôi dưỡng và phát huy tính tích cực của con người. Kích thích những giá trị văn hoá truyền thống: tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao động, phương thức ứng xử mềm dẻo linh hoạt,…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm triết học Trung Hoa cổ – trung đại.doc
Luận văn liên quan