Học ngoại ng ữ trước tiên phải học kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, nhưng để giao tiếp thuận lợi
thì không phải chỉ cần kĩ năng ngôn ngữmà còn phải có kĩ năng về tri thức lịch sử, văn hoá, phong
tục.
Văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc đều thuộc về văn hoá phương Đông. Do đó, xưng
hô, chào hỏi, phong tục, tập quán đến cảphương thức tư duy đều có những điểm gần gũi. Văn hoá, lịch
sử Trung Quốc và Việt Nam có những mối liên hệ phong phú, tất nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau
rất tinh tế. Nói chung, những qui định vềl ễ nghi, phong tục, cách ứng xử của người Trung Quốc ngày
nay vẫn còn phức tạp hơn Việt Nam. Điều này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc học tiếng
Việt của sinh viên Trung Quốc.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5207 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ và của văn hóa Việt, Trung ảnh hưởng tới việc sử dụng, tiếp thu tiếng việt trong quá trình học tập của sinh viên Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA NGÔN
NGỮ VÀ CỦA VĂN HÓA VIỆT, TRUNG ẢNH HƯỞNG
TỚI VIỆC SỬ DỤNG, TIẾP THU TIẾNG VIỆT TRONG
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC
THE LANGUAGE AND CULTURAL SIMILARITIES AND DIFFERENCES
AFFECTING THE ACQUISITION AND USE OF VIETNAMESE OF CHINESE
STUDENTS
NGUYỄN NGỌC CHINH – NGUYỄN HOÀNG THÂN
Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Việt Nam - Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông. Hai nước có nhiều đặc điểm tương đồng và dị biệt
về ngôn ngữ và văn hóa do sự giao lưu tiếp xúc từ lâu đời. Nghiên cứu đặc điểm này là một yêu cầu
cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề so sánh, đối chiếu ngôn ngữ hiện nay. Đặc biệt là càng
có ý nghĩa đối với giảng dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc và giảng dạy tiếng Hán cho người Việt
Nam. Mục đích của bài viết này là nhằm nghiên cứu đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ và
văn hóa Việt Trung và ảnh hưởng của nó tới việc sử dụng, tiếp thu tiếng Việt trong quá trình học tập
của LHS Trung Quốc.
ABSTRACT
As two neighbouring countries, Vietnam and China share the similarities and differences in language
and culture due to the long-term contact. Therefore, a study of these characteristics is necessary for the
comparison and contrast of the languages. It is even more important for the teaching of Vietnamese to
the Chinese and the Chinese to Vietnamese. The purpose of this articles is to investigate the
similarities and differences of the Vietnamese-Chinese languages and cultures as well as their impact
on the acquisition and use of Vietnamese by the Chinese students.
1. Đặt vấn đề
Với sự hội nhập toàn cầu hoá, đất nước Việt Nam cũng như tiếng Việt ngày càng được nhiều
người trên nhiều quốc gia biết đến, trong đó có sinh viên nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
(CHDCND) Trung Hoa. Du lịch Việt Nam và học tiếng Việt là một nhu cầu đối với người dân Trung
Quốc nói chung, đối với sinh viên Trung Quốc nói riêng. Trong những năm gần đây, số học sinh các
trường thuộc CHDCND Trung Hoa đến Việt Nam học tập tại các trường đại học ở Việt Nam cũng như
giao lưu, trao đổi văn hoá ngày càng nhiều. Làm thế nào để giúp người dạy cũng như người học tiếng
Việt tốt hơn luôn là câu hỏi đặt ra cho các giáo viên người Việt: phương pháp giảng dạy, sách vở, giáo
trình, điều kiện học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học, ... Có rất nhiều vấn đề trong việc giảng
dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc cần bàn luận. Tuy nhiên, bài viết dưới đây chỉ đề cập tới một
số đặc trưng của ngôn ngữ và văn hoá Việt, Trung có ảnh hướng đến việc sử dụng, tiếp thu tiếng Việt
trong quá trình học tập tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.
2. Đặc điểm tương đồng và dị biệt của ngôn ngữ và của văn hoá Việt, Trung ảnh hưởng tới việc
sử dụng, tiếp thu tiếng Việt trong quá trình học tập của sinh viên Trung Quốc
2.1. Đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hán
Tiếng Trung Quốc và tiếng Việt có những điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ. Bởi vì cả
hai nước đều là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và đa văn tự. Nếu như ở Trung Quốc có 56 dân tộc,
81 loại hình ngôn ngữ và 31 loại văn tự, thì ở Việt Nam có đến 54 dân tộc, khoảng trên 60 ngôn ngữ và
26 loại văn tự. Như trên, chúng ta có thể thấy rằng tiếng Hán và tiếng Việt đều là những ngôn ngữ đa
phương ngôn.
2.1.1. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ âm
Ngữ âm tiếng Hán và ngữ âm tiếng Việt có những nét tương đồng như sau:
2.1.1.1. Âm tiết tính rất rõ
Ngữ âm tiếng Hán, tiếng Việt có một điểm tương đồng rất dễ thấy, đó là: giới hạn các âm tiết
dứt khoát, “âm tiết tính rất rõ”. Trong vốn từ vựng cơ bản của Hán ngữ và Việt ngữ, số từ đơn âm tiết
chiếm tỉ lệ cao; đương nhiên số âm tiết ấy được phát âm tách hẳn các âm tiết khác.
Ví dụ:
Tiếng Hán Tiếng Việt
家 jiā nhà
門 mén cửa
去 qù đi
坐 zuò ngồi
吃 chī ăn
Trong những từ song âm tiết, đa âm tiết, ranh giới giữa các âm tiết cũng rất rõ, khả năng tách
các âm tiết rất lớn.
Tiếng Hán Tiếng Việt
文 学 wén xué văn học
方 向 fāng xiàng phương hướng
虽 然 sūi rán tuy nhiên
主 义 社 会 zhǔyì shè huì chủ nghĩa xã hội
2.1.1.2. Nhạc tính phong phú
Ngữ âm Hán ngữ và Việt ngữ đều có thanh điệu cao thấp; thanh điệu cũng là yếu tố tạo ra ý
nghĩa từ vựng, có ngữ điệu trầm bổng, nhanh chậm.
Tiếng Hán Tiếng Việt
lāng, láng, lǎng, làng, lang lang, làng, láng, lảng, lãng, lạng
Từ Hán, Việt phần lớn là song âm tiết (chẵn) và đơn âm tiết (lẻ) nên dễ tạo sự cân đối nhịp
nhàng, hài hoà trong ngôn ngữ nói và viết, văn vần cả văn xuôi.
Tiếng Hán Tiếng Việt
谋 事 在 人 成 事 在 天 mưu sự tại nhân thành sự tại thiên
Số âm tiết do nguyên âm ghép cấu tạo nên tương đối nhiều, cũng làm cho ngữ âm Hán, Việt
biến hoá phong phú, uyển chuyển.
Tiếng Hán Tiếng Việt
小 xiǎo tiểu
仙 xiān tiên
宣 xuān tuyên
向 xiàng hướng
2.1.1.3. Nguyên âm chiếm ưu thế
Trong một âm tiết, có thể không có phụ âm, nhưng không thể không có nguyên âm, một âm
tiết có thể do một nguyên âm đơn hoặc một nguyên âm ghép cấu thành.
2.1.1.4. Không có phụ âm ghép
Hán ngữ và Việt ngữ hiện đại không có phụ âm ghép, trừ một số từ ngữ ngoại lai dịch âm từ
ngôn ngữ Ấn Âu…
2.1.1.5. Âm tiết và hình vị hầu hết là trùng nhau
Tiếng Hán Tiếng Việt
文 wén, 学 xué, 文 学 wén xué văn, học, văn học
人 rén, 类 lèi, 人 类 rén lèi nhân, loại, nhân loại
Trong các từ trên, các âm tiết “wén”, “xué”, “rén”, “lèi” cũng chính là các hình vị.
2.1.1.6. Thành phần cấu trúc âm tiết
Âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Hán do 5 thành phần cấu tạo nên: thuỷ âm-giới âm-chính
âm-chung âm-thanh điệu
Chính âm Thuỷ âm Giới âm
Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi Chung âm Thanh điệu
Ví dụ:
Tiếng Hán Tiếng Việt
良 liáng lương
说 明 shuō míng thuyết minh
Sáu điểm trên đây chủ yếu nói về điểm tương đồng của 2 ngôn ngữ Hán và Việt. Dưới đây
trình bày về những điểm tương dị.
2.1.1.7. Khả năng kết hợp giữa các thành phần của âm tiết:
Số lượng âm tiết có thể có (số âm tiết khả năng) của Việt ngữ vượt xa Hán ngữ. Việt ngữ có
trên 18000 âm tiết, Hán ngữ chỉ có 4000 âm tiết. Số lượng âm tiết thực có của Việt ngữ là khoảng trên
5000 âm tiết, của Hán ngữ là khoảng 1400 âm tiết. Như vậy về mặt số lượng, ngữ âm tiếng Việt có
tiềm năng phong phú hơn tiếng Hán nhiều.
2.1.1.8. Về thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh vị: thanh không dấu (thanh bằng), thanh huyền, thanh ngã, thanh hỏi,
thanh sắc, thanh nặng. Tiếng Hán có 4 thanh vị và 1 khinh thanh: thanh 1 (âm bình), thanh 2 (dương
bình), thanh 3 (thượng thanh), thanh 4 (khứ thanh). Như vậy người Việt Nam học Hán ngữ không bỡ
ngỡ với thanh điệu, và nói chung tiếp nhận không khó khăn lắm; nhưng ngược lại người Trung Quốc
học Việt ngữ sẽ thấy khó khăn hơn, dễ nhầm lẫn dấu thanh.
2.1.1.9. Về phụ âm đầu và phụ âm cuối
Việt ngữ có 23 âm vị phụ âm đầu. Hán ngữ có 21 âm vị phụ âm đầu. Về số lượng khác biệt
không lớn, nhưng về tính chất thì khác nhau rất xa. Một số phụ âm đầu của Hán ngữ không có âm
tương tự trong tiếng Việt: b, k, h.
Số phụ âm gốc lưỡi trong tiếng Việt nhiều hơn tiếng Hán; ngược lại số phụ âm đầu lưỡi tắc
sát của Hán ngữ lại rất nhiều. Vì vậy, sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt sẽ khó phát âm chính xác
một số phụ âm gốc lưỡi: c, kh, ng, gh, v.v.. Đặc biệt là phụ âm “đ”, sinh viên Trung Quốc phát âm
thành “t”.
Phụ âm cuối trong Việt ngữ phong phú hơn hẳn Hán ngữ. Việt ngữ có các phụ âm cuối: -c,
-m, -n, -p, -t, -nh, -ng, -ngh. Hán ngữ chỉ có: -n, -ng. Đó là một điểm khó khăn cho người Trung Quốc
học ngữ âm Việt.
“er hoá” là một hiện tượng độc đáo của ngữ âm Hán ngữ hiện đại, đặc biệt sử dụng phổ biến
trong phương ngữ phương bắc. Âm tiết “er hoá” là trước khi kết thúc phát âm người ta thêm một động
tác uốn lưỡi lên ngạc trên. Đây là một điểm khác biệt rất lớn giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
2.1.1.10. Về nguyên âm
Hệ thống nguyên âm Việt ngữ phong phú hơn Hán ngữ, do đó người Trung Quốc trong quá
trình học tiếng Việt cảm thấy khó khăn khi học nguyên âm tiếng Việt. Đặc biệt trong tiếng Hán có một
số nguyên âm mà trong tiếng Việt không có âm tương tự. Ví dụ: (nǚ女 - nữ: con gái), (qù 去 - khứ:
đi)
2.1.1.11. Quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm Hán và ngược lại.
* Chuyển dấu thanh:
Âm Hán Việt Âm Hán
An (không dấu) Ān (thanh 1) 安
Hoà (thanh huyền) Hé (Thanh 2) 和
Thái (thanh sắc) Tài (thanh 4) 太
Cổ (thanh hỏi) Gǔ(thanh 3) 古
Mãi (thanh ngã) Mǎi (thanh 3) 买
Cộng (thanh nặng) Gòng(thanh 4) 共
Khi học tiếng Việt sinh viên Trung Quốc thường nhầm các dấu thanh, đặc biệt thường lẫn lộn
thanh hỏi và thanh nặng trong khi nói và nhầm lẫn thanh huyền và thanh sắc (do nhầm lẫn dấu thanh
tiếng Việt với dấu thanh Trung Quốc); cần chú ý áp dụng qui tắc trên để hướng dẫn cho sinh viên Trung
Quốc. Cố nhiên, do sự biến đổi của hệ ngữ âm Hán ngữ mà các qui tắc trên đây không còn đúng cho
mọi trường hợp ngoại lệ, và có nhiều trường hợp Hán ngữ có nhiều thanh, Việt ngữ chỉ có một thanh.
* Chuyển phụ âm đầu, phụ âm cuối
Âm Hán Việt Âm Hán
đ-: đả, đông, đáp d-: dǎ, dōng, dá打 东 答
b-: bao, biến, binh b-: bāo, biàn, bīng包 变 兵
-m, -n: ám, tam, lan, tán -n: àn, sān, lán, sàn 暗 三 兰 散
-ng, -nh: lương, hưởng, linh, tính -ing: liáng, xiǎng, líng, xìng良 享 灵 性
* Chuyển nguyên âm:
Phần nguyên âm trong âm tiết của Hán ngữ và Việt Nam cũng có những nét tương đồng. Nếu
chú ý tìm hiểu thì cũng giúp cho người học phát triển năng lực phán đoán khi nghe một chuỗi âm thanh
trong lúc nói năng giao tiếp.
Âm Hán Việt Âm Hán
a: a, hán, hàn, án a: ā, hàn, hán, àn 阿 汉 寒 按
ô: ô, đô, độc, cổ, độ u: wū, dū, gǔ, dù 烏 都 独 古 度
oan: oan, loan, khoan uan: wān, luán, khuān 冤 鸾 宽
iêu: tiểu, biểu, diệu, tiêu iao: xiǎo, biǎo, miào, xiāo 小 表 妙 宵
2.1.2. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt văn tự
Văn tự Hán và văn tự Việt hiện đại được cấu tạo theo hai nguyên tắc cơ bản khác nhau. Văn
tự Trung Quốc là một thứ văn tự “đồ hoạ”, tượng hình biểu ý, văn tự Việt Nam là văn tự theo lối phiên
âm latinh. Ở phương diện này mối quan hệ tương đồng gần như không có. Song sinh viên Trung Quốc
cũng đã quen với hệ thống chữ latinh cho nên tiếp xúc với hệ thống văn tự Việt Nam tương đối dễ dàng,
chỉ có người Việt Nam làm quen với chữ Hán mới là một việc hết sức khó khăn.
2.1.3. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt từ vựng
Từ vựng tiếng Hán phong phú. Giới hạn từ loại không xác định, hiện tượng chuyển hoá từ
loại tương đối phổ biến. Mỗi loại có quá nhiều nghĩa, có khi còn có nhiều cách đọc, ngược lại một “con
chữ” tiếng Việt chỉ có một âm đọc duy nhất. Sự tương đồng về mặt từ loại giữa hai ngôn ngữ ở đây là
một từ có thể có nhiều nghĩa, có sự chuyển dụng linh hoạt; còn sự dị biệt đó là từ vựng tiếng Hán
phong phú hơn từ vựng tiếng Việt, một “con chữ” có nhiều cách đọc khác nhau. Do vậy, trong quá trình
học tập tiếng Việt, sinh viên Trung Quốc sẽ quen với sự đa nghĩa và đa từ loại của từ, nhưng đồng thời
cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác chuyển dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt và ngược lại.
2.1.4. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt ngữ pháp
Ngữ tố tiếng Hán và ngữ tố tiếng Việt hầu hết là đơn âm, các ngữ tố kết hợp với nhau tạo
thành từ hợp thành (ghép), hoặc ngữ cố định. Phương thức cấu tạo từ của tiếng Hán và tiếng Việt căn
bản giống nhau.
2.1.4.1. Tính chất ngữ tố
- Ngữ tố thực (tự do và nửa tự do)
Tiếng Hán Tiếng Việt
天, 地, 人, 書, 白, 说 trời, đất, người, sách, trắng, nói,
山 (水), 研 (究), 偉 (大) sơn (thuỷ), nghiên (cứu), vĩ (đại)
- Ngữ tố hư (tự do và không tự do)
Tiếng Hán Tiếng Việt
的, 了, 是, 不, 啊 của, rồi, vâng, không, ạ
老, 她, 子 lão, ả, con
2.1.4.2. Phương thức cấu tạo từ
- Từ đơn thuần (đơn âm, song âm, đa âm)
Tiếng Hán Tiếng Việt
人, 山, 學, 是, 高, 紅, 的 người, núi, học, là, cao, đỏ, của
伶 俐, 芭 黎, 西 班 牙 lanh lợi, Paris, Tây Ban Nha
- Từ hợp thành (ghép). Về cơ bản, hai ngôn ngữ đều có sự giống nhau về phương phức cấu
tạo. Tuy nhiên vẫn có sự tiểu dị đó là, trong tiếng Việt, yếu tố chính của từ đặt ở trước, yếu tố phụ đặt ở
sau và tiếng Hán thì ngược lại. Ngoài ra, từ Hán Việt có phương thức cấu tạo của Hán ngữ (vật lý học,
sử học, tác giả, v.v..) đồng thời cũng có phương thức cấu tạo của Việt ngữ (Thần Nông, Nữ Oa) (xem ví
dụ trong sách tiếng Việt để bổ sung).
- Hán ngữ và Việt ngữ đều là ngôn ngữ phân tích tính, thiếu các tiêu chí rõ ràng xác định từ
loại và không có sự biến hoá từ hình. Cho nên về từ pháp và cú pháp có nhiều điểm tương đồng. Hán
ngữ và Việt ngữ cũng có những cách phân loại từ gần giống nhau: Hư từ, thực từ và các loại từ cụ thể.
Vai trò của hư từ, thực từ của Hán ngữ và Việt ngữ căn bản giống nhau, không có biến hình, biến thái.
Vị trí của từ trong câu quyết định chức năng ngữ pháp của nó. Ranh giới giữa các từ loại không rõ
ràng.
- Đoản ngữ và câu
Phương thức cấu tạo đoản ngữ và câu trong Hán ngữ và Việt ngữ cũng có nhiều điểm tương
đồng. Hán ngữ và Việt ngữ đều dựa vào trật tự từ và hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Điểm dị biệt ở
đây là trong cấu trúc danh ngữ, thành phần định ngữ đứng trước ở tiếng Hán và đứng sau ở tiếng Việt.
Trạng ngữ trong tiếng Hán luôn đứng trước vị ngữ, còn trong tiếng Việt thì trạng ngữ có thể đứng tự do
ở nhiều vị trí khác nhau.
2.1.5. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt tu từ
Các thủ pháp tu từ của Hán ngữ và Việt ngữ có nhiều điểm tương đồng, các thủ pháp tu từ
thường dùng của hai ngôn ngữ này như khoa trương, so sánh, đối ngẫu…
2.2. Đặc điểm tương đồng và dị biệt về mặt văn hoá của hai quốc gia Việt Nam và Trung
Quốc
Học ngoại ngữ trước tiên phải học kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, nhưng để giao tiếp thuận lợi
thì không phải chỉ cần kĩ năng ngôn ngữ mà còn phải có kĩ năng về tri thức lịch sử, văn hoá, phong
tục..
Văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc đều thuộc về văn hoá phương Đông. Do đó, xưng
hô, chào hỏi, phong tục, tập quán đến cả phương thức tư duy đều có những điểm gần gũi. Văn hoá, lịch
sử Trung Quốc và Việt Nam có những mối liên hệ phong phú, tất nhiên cũng có nhiều điểm khác nhau
rất tinh tế. Nói chung, những qui định về lễ nghi, phong tục, cách ứng xử của người Trung Quốc ngày
nay vẫn còn phức tạp hơn Việt Nam. Điều này cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc học tiếng
Việt của sinh viên Trung Quốc.
Nhìn chung, tiếng Việt và tiếng Hán là các ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn
lập. Chúng có những đặc điểm giống nhau cơ bản là: Từ không có biến đổi hình thái, trật tự từ và hư từ
có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp. Sinh viên Trung quốc khi học tiếng Việt có
lợi thế hơn hẳn sinh viên các nước khác (chẳng hạn sinh viên Nga, Đức, Anh, Mỹ…) chính nhờ trong
tiềm thức tư duy đã có sẵn những kiểu cấu trúc lời nói được coi là hiện tượng đồng hình giữa ngôn ngữ
bản địa và ngôn ngữ đích. Đây là cơ sở giúp sinh viên Trung Quốc nắm được tiếng Việt khá nhanh
trong các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết. Tuy nhiên, chính lợi thế này tạo ra những điểm yếu không dễ
khắc phục. Ví dụ, khi rèn luyện kĩ năng viết, sinh viên thường mắc các loại lỗi kiểu vượt tuyến hoặc
giao thoa theo cách nhìn của lý thuyết phân tích lỗi. Dưới đây là một số dẫn chứng và phân tích cụ thể
về sự ảnh hưởng của mối tương đồng dị biệt của ngôn ngữ và của văn hoá của hai quốc gia Việt -
Trung đến quá trình học tập tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc1.
Ví dụ 1: Văn học dân gian giáo dục cho chúng ta rất nhiều đạo lý làm người.
Ví dụ 2: Bây giờ giáo dục Trung Quốc đã được cải biến rất nhiều.
Ví dụ 3: Anh Quang có lẽ đi chợ bán thịt chó rồi, bạn nếu muốn tìm anh ấy thì đi chợ đi.
Kiểu lỗi về trật tự từ thường gặp ở sinh viên Trung Quốc chủ yếu là do lỗi giao thoa kết hợp
với lỗi vượt tuyến. Loại lỗi này xảy ra do sinh viên mượn những tri thức trật tự từ của tiếng mẹ đẻ để
cấu tạo lại ở ngôn ngữ đích (tiếng Việt) những thông báo có nội dung tương tự; hoặc lặp lại một số mô
hình đã học về trật tự từ để áp dụng cho những câu nội dung mới. Muốn khắc phục loại lỗi này, người
dạy cần phân tích cho học sinh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa tiếng Việt và tiếng
Trung Quốc.
Ở ví dụ 1, sinh viên dùng sai kết hợp: tính từ + danh từ. Cụ thể là cụm từ “đạo lý làm người”
không thể kết hợp trực tiếp với “rất nhiều” mà phải kết hợp gián tiếp qua một danh từ có vai trò làm
yếu tố chính của ngữ như “bài học”, “tấm gương”,… Câu trên phải được diễn đạt như sau:
Văn học dân gian giáo dục cho chúng ta rất nhiều bài học về đạo lý làm người.
Ở ví dụ 2, người viết chưa phân biệt được trong trường hợp nào thì danh từ làm chủ ngữ phải
có loại từ đi kèm, còn trường hợp nào thì không cần có loại từ. Từ một khung mô hình câu có sẵn
thường được rèn luyện khi nó là: D (chủ ngữ) + Đ/T (vị ngữ) (Người Trung Quốc nấu ăn rất ngon, sinh
viên Trung Quốc rất thích đọc sách…), người học đã lắp ghép các từ để tạo thành câu mới dựa trên các
tri thức được trang bị về ngôn ngữ đích. Kết quả là câu ở ví dụ 2 trở thành câu sai do cụm từ “giáo dục
Trung Quốc” là cụm từ có tính mơ hồ, không rõ nghĩa. Nguyên nhân tạo nên tính mơ hồ trong trường
hợp này chính là sự tương tác về nghĩa của hai từ “giáo dục” và “Trung Quốc” khi kết hợp với nhau:
“Giáo dục” có thể được hiểu là danh từ, quan hệ giữa “giáo dục” và “Trung Quốc” sẽ là quan hệ sở
thuộc. Còn khi được hiểu là động từ thì quan hệ này sẽ trở thành quan hệ chi phối (giáo dục ai? giáo
dục cái gì cho ai?). Để khắc phục loại lỗi này, cần phải có thao tác làm rõ mối quan hệ của sự kết hợp
ấy, nghĩa là cần bổ sung các từ cần thiết vào vị trí trước hoặc sau từ “giáo dục” để danh hoá nó. Có thể
làm như sau:
Ví dụ 2a: Bây giờ, nền giáo dục Trung Quốc đã được cải biến rất nhiều.
Ví dụ 2b: Bây giờ, giáo dục ở Trung Quốc đã được cải biến rất nhiều.
Trường hợp mắc lỗi như ở ví dụ 3 là trường hợp ảnh hưởng rất rõ của ngôn ngữ nói.
Như trên đã phân tích, ngôn ngữ nói do có đặc điểm là được sự hỗ trợ của các hành vi phi
ngôn ngữ nên ít có tính nghiêm ngặt. Trong khi giao tiếp, người nói có thể sử dụng không đúng trật tự
kết hợp các yếu tố nhưng người nghe vẫn có thể tiếp nhận nội dung thông báo mà người nói muốn
truyền đạt một cách dễ dàng. Ngược lại, trong ngôn ngữ viết, do không có sự hỗ trợ của những hành vi
này, các yếu tố ngôn ngữ phải được sử dụng chính xác cả ý nghĩa lẫn trật tự kết hợp mới có thể đảm
bảo được hoạt động giao tiếp bình thường. Kiểu lỗi như ở ví dụ 3 chính là hệ quả trực tiếp của việc dạy
nghe-nói, trong đó người học chưa chú trọng đến sự khác biệt cơ bản giữa các phong cách chức năng.
Nhìn một cách xa hơn thì các cách diễn đạt theo lối khẩu ngữ như vừa đề cập lại bắt nguồn từ kiểu lỗi
giao thoa, một kiểu lỗi thường gặp đối với người học ngoại ngữ. Chúng ta so sánh các ví dụ sau:
Ví dụ 4: Nếu rồi thì tôi đến.
Ví dụ 5: Hễ tôi nói là nó khóc.
Ví dụ 6: Hễ tôi nói thì nó khóc.
Trong tiếng Việt khi cấu tạo các loại câu ghép trên thì các từ cặp nối bao giờ cũng xuất hiện
1 Trong phần này có tham khảo tài liệu của Hữu Đạt (Khoa Ngôn ngữ học, ĐHQGHN)
ở trước mỗi vế. Trong tiếng Trung Quốc thì khác hẳn. Các cặp nối lại xuất hiện sau khi thành phần C
của các nòng cốt C-V. Để hình dung sự khác nhau này, ta có thể sơ đồ hoá các kiểu câu đó như sau:
Tiếng Việt: Nếu C1-V1 thì C2-V2
Tiếng Trung Quốc: C1 nếu - V1 C2 thì V2
Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những hiện tượng mắc lỗi như ở ví dụ 3.
Ví dụ 7: Nhiều khi chính là những việc nho nhỏ có thể xúc động tới lòng của con người.
Đặc điểm của loại lỗi này là: Về cơ bản người viết chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó
(ví dụ các từ trừu tượng, từ đa nghĩa…) hoặc chỉ hiểu một vài nét nghĩa của từ nhưng chưa có khả năng
vận dụng nó trong các hoàn cảnh khác nhau. Lỗi ở câu trên là do LHS chưa phân biệt được nghĩa của
các từ: xúc động, tác động. Đặc biệt LHS chưa có khả năng phân biệt trường hợp “xúc động” là động
từ với “xúc động” là danh từ. Khi là động từ, “xúc động” có chức năng là vị ngữ, nhưng chỉ kết hợp
được với chủ ngữ là danh từ chỉ người (chỉ kết hợp với chủ ngữ là danh từ chỉ động vật hay sự vật
trong trường hợp dùng theo cách nhân hoá). Do đó loại câu này muốn chữa có thể có hai cách:
a. Thay từ “xúc động” bằng từ “tác động”.
b. Giữ nguyên từ này và thêm động từ vị ngữ vào trước nó.
Khi đó sẽ có các câu như sau:
Ví dụ 7a: Nhiều khi chính những việc nho nhỏ có thể tác động tới lòng người.
Ví dụ 7b: Nhiều khi chính những việc nho nhỏ có thể gây xúc động tới lòng người.
Ví dụ 8: Chùa Thiên Mụ không đẹp hơn ( ) gì cả.
Kiểu lỗi trên là một trong những kiểu lỗi phổ biến mà LHS Trung Quốc mắc phải khi đặt câu
với từ cho sẵn hoặc làm bài luận ngắn theo thể thức tự do. Nguyên nhân chính của loại lỗi này là do
LHS chưa nắm được những mô hình cấu trúc của các loại câu thường dùng như: câu có từ chỉ hướng
vận động, câu so sánh, câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. Đối với ví dụ trên, cần tăng cường rèn luyện
cho LHS nắm vững mô hình câu so sánh:
A không đẹp hơn B gì cả/chút nào cả.
Nói tóm lại, việc học tiếng Việt đối với sinh viên Trung Quốc về cơ bản là có nhiều thuận lợi
do:
- Tiếng Việt và tiếng Hán là những ngôn ngữ thuộc cùng một nhóm loại hình. Vì vậy, việc
nắm bắt các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt đối với sinh viên Trung Quốc,
không gặp những khó khăn như sinh viên thuộc các ngôn ngữ khác…
- Tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc lâu đời. Việt Nam và Trung Quốc có sự giao lưu và
tiếp biến văn hoá từ rất sớm và kéo dài liên tục. Vì vậy trong vốn từ vựng, thành ngữ, tục ngữ cũng có
nhiều hiện tượng tương đồng. Đó là một điểm thuận lợi cho sinh viên nắm bắt nghĩa và nghĩa các thành
ngữ một cách nhanh chóng.
Ngoài những điểm tương đồng diễn ra trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, giữa tiếng
Việt và tiếng Trung Quốc còn có một số điểm khác biệt rất đáng lưu ý. Đồng thời cũng có những sự
khác biệt về mặt văn hoá.
Tất cả những điểm tương đồng và dị biệt đó đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học
tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.
3. Kết luận
Giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ và văn hoá.
Những điểm tương đồng dị biệt này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập tiếng Việt của sinh viên
Trung Quốc. Điểm tương đồng một mặt nó giúp sinh viên tiếp thu nhanh chóng tiếng Việt, đồng thời
mặt khác cũng làm cho sinh viên dễ mắc một số lỗi giao thoa ngôn ngữ dẫn đến sử dụng tiếng Việt
chưa đúng. Điểm dị biệt lại gây trở ngại cho việc học tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc. Do vậy,
trong quá trình dạy-học, người dạy cần tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững điểm tương đồng và dị biệt về
ngôn ngữ và văn hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc để có thể nâng cao hiệu quả dạy-học tiếng Việt
cho sinh viên Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các bài kiểm tra của sinh viên Trung Quốc năm 2005-2006 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Đà Nẵng.
[2] Các lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên nước ngoài, Nguyễn Văn Lai, Ngôn ngữ số
4 năm 1974.
[3] Các yếu tố phi ngôn ngữ và việc dạy-học ngoại ngữ, Kiều Thị Thu Hương, Ngôn ngữ, số
9/2001.
[4] Dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ, PGS.TS. Mai Ngọc Chừ, Ngôn ngữ số 5/2002.
[5] Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (1996), Ngữ pháp tiếng Việt T1, T2-NXB Giáo
dục - HN.
[6] Lỗi loại từ trong tiếng Việt của ngưòi nước ngoài, Nguyễn Thiện Nam, Electronic Journal of
Foreign Languages Teaching, 2004, Vol. 1, No. 1, pp.81-88.
[7] Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐH Quốc gia HN.
[8] Nói Tiếng Việt (Giáo trình dành cho LHS Trung Quốc), PGS.TS. Nguyễn Phong Nam (chủ
biên), ThS. Cao Thị Thanh Bình, ThS. Nguyễn Đăng Châu, TS. Nguyễn Ngọc Chinh, TS. Phan
Văn Hoà, ThS. Nguyễn Thị Như Sanh, ThS. Vũ Thị Thịnh, ThS. Phạm Văn Tường, Trường
ĐHSP - Đại học Đà Nẵng, 2005.
[9] Thủ pháp dạy cho sinh viên nước ngoài cách đặt câu hỏi có từ để hỏi trong tiếng Việt, Cao Thị
Thu, Ngôn ngữ số 8/2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_chinh_than_4132.pdf