LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con sông Hoàng Hà đã trở thành biểu tượng “cái nôi” của nền văn minh Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Vì thế cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sử và những đóng góp về sự sáng tạo của những thế hệ người dân Trung Quốc, nhân dân nước này đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời trong đó phải kể đến những thành tựu nghệ thuật về kiến trúc. Đó là một nền văn minh có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với các nước lân cận trong đó có Việt Nam chúng ta mà còn ảnh hưởng đến các nền văn minh khác trên thế giới như Ấn Độ, Ả Rập Vì vậy, việc tìm hiểu những công trình kiến trúc nổi bật của nền văn minh Trung Quốc không chỉ giúp ta hiểu hơn về những giá trị to lớn mà còn đưa chúng ta bước vào thế giới của sự sáng tạo không ngừng của người dân Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng em xin chọn đề tài cho bài tập nhóm của mình như sau: “ Đặc điểm và những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc của Trung Quốc cổ trung đại.”
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16227 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm và những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc của Trung Quốc cổ trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con sông Hoàng Hà đã trở thành biểu tượng “cái nôi” của nền văn minh Trung Quốc. Đây cũng là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Vì thế cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sử và những đóng góp về sự sáng tạo của những thế hệ người dân Trung Quốc, nhân dân nước này đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời trong đó phải kể đến những thành tựu nghệ thuật về kiến trúc. Đó là một nền văn minh có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với các nước lân cận trong đó có Việt Nam chúng ta mà còn ảnh hưởng đến các nền văn minh khác trên thế giới như Ấn Độ, Ả Rập…Vì vậy, việc tìm hiểu những công trình kiến trúc nổi bật của nền văn minh Trung Quốc không chỉ giúp ta hiểu hơn về những giá trị to lớn mà còn đưa chúng ta bước vào thế giới của sự sáng tạo không ngừng của người dân Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng em xin chọn đề tài cho bài tập nhóm của mình như sau: “ Đặc điểm và những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc của Trung Quốc cổ trung đại.”
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong bài làm không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy cô đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
NỘI DUNG
I. Khái quát nền văn minh Trung Quốc cổ trung đại nói chung và những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc của Trung Quốc cổ trung đại nói riêng
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập cổ đại tự tạo ra chữ viết riêng. Trong suốt quá trình phát triển của mình, nền văn minh Ấn Độ đã có rất nhiều thành tựu quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền văn minh khác như thành tựu về chữ viết, về văn học, sử học, khoa học tự nhiên, tôn giáo... Đây cũng là nơi ra đời của Tứ đại phát minh về kĩ thuật (bao gồm: giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, kim chỉ nam) có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt là những thành tựu về nghệ thuật. Nghệ thuật của Trung Quốc rất phong phú và đặc sắc bao gồm nhiều mặt,trong đó nổi bật nhất là ngành kiến trúc. Đây là một bộ phận của nền văn hoá Trung Hoa phát triển từ rất sớm và rất độc đáo, bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng ngự…
II. Đặc điểm của kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại
Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại chủ yếu được cấu thành từ gỗ và đá kết cấu “tứ hợp diện”. Tác phẩm điêu khắc được gia công trên bức tường, trần nhà của loại hình kiến trúc đó.
Như đã nói ở trên, kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc, bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng ngự… Những kiến trúc cổ đại này sinh ra và lớn lên trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ II TCN đến giữa thế kỷ XIX) đã hình thành một hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và trình độ công nghệ cao hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại là một hệ thống nghệ thuật độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong cách rõ rệt nhất trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật, Triều Tiên và Việt Nam, sau thế kỷ XVII, còn ảnh hưởng tới kiến trúc Châu Âu. Trung Quốc đất đai rộng lớn, nhiều dân tộc, người TQ ngày xưa căn cứ điều kiện tự nhiên, địa lý khác nhau, sáng tạo ra kiến trúc cổ đại với phương thức kết cấu khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau. Tại lưu vực sông Hoàng Hà ở miền Bắc, người ta dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để chống lại giá lạnh và gió tuyết; còn ở miền Nam, vật liệu kiến trúc còn bao gồm tre và lau sậy, để tránh ẩm ướt và tăng cường lưu thông không khí, ở một số nơi còn dựng nhà sàn.
Về mặt kiến trúc thì nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình xây dựng (nhà, vườn, lầu các, đền chùa cho đến miếu mộ,…) phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất: sự hiện diện của bất kỳ ao hồ, khe suối nào đó; kiểu dáng và số lượng của các loài thảo mộc đã được nghiên cứu rồi sau đó mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với tự nhiên.
III. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của Trung Quốc cổ trung đại
Khi nói đến những thành tựu kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại, ta có thể kể đến một số công trình kiến trúc tiêu biểu sau:
Thứ nhất, là Vạn lý trường thành. Vạn Lý Trường Thành (chữ Hán giản thể: 万里长城; phồn thể: 萬里長城; Bính âm: Wànlĭ Chángchéng; có nghĩa là "Thành dài vạn lý") là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu.
“Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” (Không đến Trường Thành không phải là anh hùng) là câu nói cửa miệng của người Trung Quốc. Vạn lý Trường Thành (tức Trường Thành) là công trình kiến trúc vĩ đại nhất, là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc, và là niềm tự hào của dân tộc này. Vạn Lý Trường Thành như một con rồng dài 6.700 km trải dài từ Đông sang Tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non (có nơi cao hơn 1.000 mét) và là chứng nhân về lịch sử, văn hóa, sự phát triển trong suốt 2.400 năm lịch sử của Trung Quốc.
Vẻ đẹp có một không hai của Vạn Lý Trường Thành, công trình phòng thủ nổi tiếng thế giới được xây dựng trải qua nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Vạn Lý Trường Thành có 4 phần cơ bản, đó là: tường thành, cửa ải, tháp canh và phong hỏa đài. Trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 trước Công nguyên và 200 trước Công nguyên, nằm ở phía Bắc, xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích
Thành tựu thứ hai, phải kể đến là Tử Cấm Thành - thành trong thành - là trung tâm Bắc Kinh với mái nhà ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và tường vây ngăn màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài, khiến dân chúng không thể đến gần. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh nhất hiện còn trên thế giới. Tử Cấm Thành hình vuông, bố cục lấy tuyến giữa chính Nam, chính Bắc đối xứng, chung quanh là con sông hộ thành rộng và tường cao 9 mét. Trong thành bố trí một cách đối xứng cung điện, cửa, viện, sông nhỏ và đình viên. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc, bao gồm thái hậu, hậu phi và các hoạn quan, cung nữ.
Cửa chính Ngọ môn ở mặt Nam là nơi hoàng đế kiểm duyệt quân đội. Qua khỏi Ngọ môn là một đại viện, kim thủy hà xuyên ngang, trên sông có năm cầu đá cẩm thạch, đạo diện cho ngũ đức.
Sau năm 1949, Tử Cấm Thành được đổi làm Viện bảo tàng Cố Cung. Đây là hoàng cung của chế độ phong kiến trung Quốc suốt 500 năm. Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc rộng lớn, bày biện sang trọng, Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Hàng năm, Cố Cung này có đến 10 triệu lượt khách tham quan. Năm 1987, UNESCO tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một điểm đến không thể bỏ qua đối với bất kì ai đặt chân đến đất nước nay.
Thành tựu thứ ba, phải kể đến đó là quần thể kiến trúc Thiên Đàn. Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời (chữ Hán giản thể: 天坛, chính thể: 天壇, latin hóa: Tiāntán); tiếng Mãn Châu: Abkai mukdehun) là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:
Viên Khâu Đàm (圜丘坛 - gò đất), bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời;
Hoàng Khung Vũ (皇穹宇 - ), là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.
Điện Kỳ Niên (祈年殿), tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.
IV. Đánh giá chung
Nhìn chung, các công trình kiến trúc này mang đậm nét văn hóa Trung Hoa tạo nên những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi nhận các bước phát triển của văn minh Trung Quốc khẳng định sức sáng tạo của con người và đã làm phong phú thêm kho tàng kiến trúc văn hoá nhân loại. Những công trình kiến trúc này đã trở thành niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng, chúng có sức sống lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
V. Ảnh hưởng của kiến Trung Quốc cổ trung đại đến nền văn hóa Việt Nam
Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại có ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam qua sự giao lưu với văn hóa Trung Quốc , là đất nước có vị trí gần kề Trung Quốc, hơn nữa lại trải qua gần nghìn năm dưới chế độ đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Vì vậy, nghệ thuật kiến trúc của Trung Quốc, điêu khắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Trung Quốc. Ta có thể kể đến một số loại hình kiến trúc như: kiến trúc cung đình (Cố đô Huế) , kiến trúc thành cổ (Thành Thăng Long – Hà Nội), thành Huế, Cổng Ngọ Môn, kiến trúc Nho giáo ( Văn Miếu Quốc Tử giám). Cũng như kiến trúc Trung Quốc, kiến trúc cổ truyền Việt Nam sử dụng kết cấu khung gỗ, ngoài ra còn kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch đá, ngói, đất, rơm, tre…
KẾT LUẬN
Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử của nền văn minh Trung Quốc và những thành tựu kiến trúc đã đạt được ta thấy kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại đã có giá trị khích lệ, cổ vũ cho các nền văn minh khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đi tìm hiểu về những thành tựu kiến trúc này ta càng thấy rõ hơn sự sáng tạo về nghệ thuật đã đạt tới đỉnh cao của người dân Trung Quốc. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng,chúngcó sức sống lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh Thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002
Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002
Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002
Lương Ninh, Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003
Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Nxb. VHTT, Hà Nội, 2002
Amalnach – những nền văn minh thế giới, Nxb. VHTT, Hà Nội, 1999
Các website: sinhvienluat.vn
tailieu.vn
vietbao.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm và những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực kiến trúc của Trung Quốc cổ trung đại (9đ).doc