MỤC LỤC
A-PHẦN MỞ BÀI
1.Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
2.1. Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1. Đối với Nhà nước
2.2.2. Đối với người dân .
2.2.3. Đối với bản thân
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát .
3.2. Mục tiêu cụ thể .
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2.Khách thể nghiên cứu
4.3.Phạm vi nghiên cứu
5. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu .
5.2.Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp luận .
5.2.2.Phương pháp thu thập thông tin
5.2.2.1.Phương pháp quan sát .
5.2.2.2.Phương pháp phân tích tài liệu
5.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
5.2.2.4.Phương pháp thảo luận tổ chức cuộc họp
5.2.2.5.Phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên
5.2.2.5.Phương pháp thống kê .
B-PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .
Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Khái quát đặc điểm tình hình địa bàn Thị Trấn Tứ Hạ .
Tình hình phát triển kinh tế, những thuận lợi và khó khăn
2.2.1.Tình hình phát triển kinh tế .
2.2.1.1.Về dịch vụ
2.2.1.2.Về tiểu thủ công nghiệp
2.2.1.3.Về nông nghiệp
2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của Thị Trấn .
2.2.2.1.Những thuận lợi
2.2.2.2.Những khó khăn .
2.3. Tình hình văn hoá- xã hội
2.3.1.Về giáo dục
2.3.2.Hoạt động VHVN-TDTT
2.3.3.Về công tác y tế .
2.3.4.Công tác dân số - gia đình và trẻ em .
2.3.5.Thực hiện công tác chính sách
2.3.6.Thực hiện công tác xã hội
2.4.Công tác nội chính
2.4.1.Công tác ATCT- TTATXH
2.4.1.1.Tình hình ANCT
2.4.1.2.Tình hình TTATXH .
2.4.2.Công tác quốc phòng .
2.4.3.Công tác tư pháp hộ tịch
2.5.Những tồn tại hạn chế của Thị Trấn .
2.5.1.Về lĩnh vực kinh tế
2.5.2.Về lĩnh vực văn hoá xã hội
2.5.3.Về lĩnh vực nội chính
2.6.Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2008
2.6.1.Về kinh tế .
2.6.2.Về văn hoá xã hội .
2.6.3.Về công tác nội chính
CHƯƠNG 2- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Tổng quan chung về dịch vụ karaoke trá hình ở Việt Nam
2. Thực trạng về dịch vụ karaoke trá hình ở Thị Trấn Tứ Hạ .
2.1.Qúa trình hoạt động của các dịch vụ karaoke trá hình .
2.2.Những bức xúc của người dân xung quanh dịch vụ này
3.Nguyên nhân tồn tại của dịch vụ và lý do đưa con người đến với nó .
3.1.Nguyên nhân tồn tại
3.2.Lý do thu hút con người .
4.Các giải pháp nhằm hạn chế, xoá bỏ hoạt động của các loại hình này
4.1. Đối với Nhà Nước
4.2. Đối với chính quyền địa phương
4.3. Đối với chủ quán
4.4. Đối với người dân .
4.5. Đối với VTN/TN
CHƯƠNG 3 - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
2.Khuyến nghị .
PHỤ LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ BÀI
1.Lý do chọn đề tài.
Từ ngàn xưa cho đến nay hoạt động giải trí được xem như là món quà tinh thần trong đời sống xã hội mỗi con người chúng ta. Nó là nguồn động lực lớn đem con người đến với sự thư giãn, sảng khoái sau mỗi giờ làm việc căng thẳng, tạo dược bầu không khí gần gũi, thân thiện, thoải mái giữa mọi người với nhau, nó tạo được sự tự tin hưng phấn để có thể làm việc được tốt hơn. Đồng thời thông qua hoạt động giải trí, đó là cách thức để truyền đạt, chia sẽ kiến thức, kinh nghiêm, kĩ năng cho nhau. Đặc biệt cũng thông qua hoạt động giải trí, nó sẽ tăng cường sức khoẻ cho mọi người trong xã hội. Như vậy, hoạt động giải trí có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi con người chúng ta.
Karaoke là một loại giải trícó thể giải toả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng, những người yêu thích ca hát có thểcoi karaoke là nơi để “khoe” giọng hát hay của mình. Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng để các bạn trẻ có thể tổ chức sinh sinh nhật, những cuộc thi giọng hát hay giữa các nhóm bạn bè với nhau. Tuy nhiên, hiện nay một số ngưòi đã lợi dụng karaoke để mở các dịch vụ khác nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Karoke “ôm” hay còn gọi karaoke trá hình, đồi trụy là một trong những hình thức đó, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mỗi con người trong xã hội, đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN/TN đồng thời nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các quán karaoke mang tính chất lành mạnh.
Đến với Thị Trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Huế, tôi thật sự bất ngờ trước sức mạnh của các loại hình giải trí karaoke, đặc biệt là các quán kinh doanh karaoke “ôm”. Là một Thị Trấn sôi động và khá phát triển, đời sống con người cũng khá cao. Do đó nhu cầu về đời sống tinh thần của họ cũng rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là nhu cầu “hát” lại càng cao.Vì vậy các quán karaoke mọc lên rất nhiều. Nhìn vào bề ngoài Thị Trấn, người ta chỉ có thể thấy được bề nổi của nó chính là các quán kinh doanh karaoke. Lúc đầu, các quán này mọc lên với tính chất lành mạnh, phục vụ nhu cầu lành mạnh của con người nhưng bởi lòng tham của con người là “vô đáy”, họ biến các dịch vụ lành mạnh này thành các dịch vụ không lành mạnh nhằm kiếm thêmlợi nhuận. Mới nhìn thấy thì ai cũng tưởng đó là những quán bình thường, lành mạnh nhưng thật sự bước vào trong quán và nghe được những bức xúc của người dân cùng những lần chúng tôi quan sát được thì chúng tôi mới bang hoàng bởi đây là những quánkaraoke không lành mạnh, là những quán karaoke “ôm”, mang tính chất trá hình, đồi truỵ Những chiếc biển bên ngoài chỉ mang tính chất minnh hoạ mà thôi.
Trong những năm qua, một trong những nội dung cơ bản đã được xác định nhằm xoá bỏ triệt để các loại hình hoạt động không lành mạnh, mang tính chất trá hình, đồi truỵ để đảm bảo ổn định trật tự xã hội. Đây được xác định là một chương trình, nội dung trọng điểm và có ý nghĩa lớn đối với sự thành công của chiến lược chống các tệ nạn xã hội của quốc gia Việt Nam.
Từ việc triển khai các chươnng trình, nội dung ở trên, CA Thị Trấn kết hợp với phòng văn hoá thông tin Huyện đã tích cực xây dựng các phương án hoạt động, xử lý vi phạm đối với các dịch vụ kinh doanh không lànhv mạnh này và đã đạt được nhiều kết quả to lớn: Một sốc quán đã được xoá bỏ, nhận thức của con người về vấn đề này được nâng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số quán vẫn còn lén lut hoạt động khi không có sự kiểm soát của CA Thị Trấn và CA huyện vẫn còn sơ hở đới với một số quán, do đó đã tạo điều kiện cho các quán này lien tục hoạt động dù đã bị xử phạt nhiều lần. Đây chính là một khó khăn lớn nhất đối với CA Thị Trấn và CA huyện. Do vậy, các nhà lãnh đạo, các cấp ngành, những người làm công tác xã hội và công tác thanh niên luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp với mục tiêu: xoá bỏ triệt để các loại hình karaoke trá hình đồi truỵ trong thời đại ngày nay.
Do tình thực tiễn của vấn đề như vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp” tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ - Hương Trà - Huế.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Thuyết hành động xã hội, thuyết lựa chon hành vi, thuyết nhân loại học .
Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1. Đối với Nhà Nước
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và bổ sung những chính sách, chiến lược về các tệ nạn xã hội nói chung và các dịch vụ karaoke trá hình, đồi truỵ nói riêng.
2.2.2. Đối với người dân
Những kết quả thu thập được từ việc nghiên cứu góp phần giúp cho người dân, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên hiểu được tác hại của các loại hình dịch vụ này và làm cho họ tự điều chỉnh mình và từ bỏ với con đường đến với các loại hình giải trí không lành mạnh này.
2.2.3. Đối với bản thân
Qua đợt thực tế này, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề kinh doanh karaoke trá hình đồi truỵ - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp đã giúp cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đồng thời đây là một cơ hội tốt để tôi có thế áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã học vào thực tiễn của cuộc sống. Từ đó giúp tôi có những kinh nghiệm hơn trong những cuộc nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác sau này.
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện với một nhận thức rõ rang rằng: Cuộc sống con người đang cần được giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng. Nhưng loại hình giải trí này được nghiên cứu với một tính chất đặc biệt: Karaoke “ôm” mang tính chất trá hình đồi truỵ.
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này chính là để cho các cấp, các ngành, địa phương có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và dập tắt triệt để các loại hình giải trí không lành mạnh này đem lại cho con người sự giải trí lành mạnh một cách thoải mái, vui vẻ có ích.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và mô tả quá trình hoạt động của các quán kinh doanh không lành mạnh.
- Tìm hiểu các cách thức quản lý, các biên bản quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn.
- Xem xét hệ thống quản lý của Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ không lành mạnh này.
- Kết hợp giữa hình thức quản lý hệ thống và thực tiễn.
- Tìm hiểu các nguyên nhân tồn tại của một số quán “ôm”.
- Giảm bớt các tệ nạn xã hội.
- Quản lý tốt hơn đời sống xã hôị, trật tự an ninh của thị trấn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp lên chính quyền để chính quyền có những biện pháp phù hợp nhằm xoá bỏ triệt để các dịch vụ Karaoke trá hình đồi truỵ này.
- Dự báo những xu hướng biến đổi trong nhận thức của những người hoạt động trong các dịch vụ này.
- Tìm hiểu những bức xúc của người dân xung quanh dịch vụ này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đặc doanh Karaokê trá hình - một vấn đề nóng bỏng, thực trạng nguyên nhân và giải pháp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các cán bộ cụm cư dân ở xung quanh các dịch vụ.
4.3. Phạm vị nghiên cứu
- Không gian: Khu vực 7 - thị trấn Tứ Hạ - huyện Hương Trà – TTH
- Thời gian: Từ ngày 14 đến ngày 24/4/2008.
5. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Nhà nước đang được triển khai đối với thị trấn như thế nào?
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Công an thị trấn đối với thị trấn như thế nào?
- Công an thị trấn đã xử lý vi phạm hành chính của các dịch vụ này ra sao?
- Tại sao đã bị xử phạt nhiều lần mà các dịch vụ kinh doanh này vẫn còn hoạt động? đã có những ai đứng sau bảo kê, bao che những vụ xử lý này?
- Những bức xúc của người dân xung quanh các dịch vụ này và những mâu thuẩn giữa người dân với các dịch vụ này như thế nào?
- Thị trấn và con người ở đây đã thay đổi như thế nào khi các dịch vụ này nổi lên?
- Những người phục vụ các dịch vụ này chủ yếu đến từ đâu? Hoạt động của các dịch vụ này như thế nào? Thời gian hoạt động ra sao?
- Những biện pháp trước mắt và lâu dài của công an thị trấn, Phòng văn hoá thông tin huyện đối với các dịch vụ không lành mạnh này?
- Những dịch vụ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào? đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN?
- Những biện pháp cưỡng chế nào đã đuợc áp dụng ?
5.2.Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp luận
Báo cáo này sủ dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứư vấn đề. “Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”
“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội (chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Chính vì vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với đặc doanh karaoke trá hình, chúng ta cần phải xem xét nó trong các mối quan hệ với các quá trình xã hội khác, phải tim ra và phân tích được những nguyên nhân, nhân tố kinh tế xã hội tác động đến thực trạng đó
5.2.2.Các phương pháp thu thập thông tin
5.2.2.1.Phương pháp quan sát
Trong thời gian thực tế tại khu vực 7 - TTTứ Hạ - Hương Trà - Huế, tôi đã tiến hành quan sát quá trình hoạt động của các dịch vụ kinh doanh karaoke “ôm”, không lành mạnh này đồng thời chúng tôi cũng đã tiến hành quan sát quá trình chính quyền xử lý vi phạm của các dịch vụ này và cũng đã chứng kiến được những bức xúc của người dân xung quanh. Với việc quan sát này đã có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài nghiên cứu này.
5.2.2.2.Phương pháp phân tích tài liệu
-Đọc và phân tích những tài liệu về các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội cùng các loại hình giải trí có liên quan
-Đọc và phân tích báo cáo, biên bản xéy xử của CA TT đối với các loại hình kinh doanh karaoke không lành mạnh
-Tham khảo các quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn
-Đọc và phân tích tài liệu về việc gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke
-Đọc và phân tích báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008
-Đọc và phân tích một số bài báo tạp chícó liên quan đến karaoke trá hình nói riêng và các dịch vụ văn hoá kinh doanh không lành mạnh nói chung
Từ việc phân tích và đọc những tài liệu nói trên mà tôi đã có được những nguồn thông tin thật quý giá và hiệu quả để thực hiện đề tài nghiên cứu này
5.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Trong thời gian thực tế nghiên cứu đề tài tại khu vực 7- TT Tứ Hạ - Hương Trà -Huế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có 5 người dân, 1 thanh niên, 1 thiếu niên, 2 người khách hay đến các dịch vụ này và 1 CA Thị trấn
Qua quá trình phỏng vấn này, chúng tôi phần nào thấy được những bức xúc của người dân, sự thiếu nhận thức về vấn đề này của thanh thiếu niên và sự khó xử của CA thị trấn đối với các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh karaoke “ôm”.
5.2.2.4.Phương pháp thảo luận, tổ chức họp dân
Trong quá trình thực tế tại địa phương về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành tiếp xúc với 10 người dân trong khu vực xunng quanh các dịch vụ này. Tổ chức 1 cuộc họp dân nhằm lấy ý kiến những bức xúc của người dân vào vấn đề hoạt động của các dịch vụ karaoke “ôm”. Qua cuộc họp dân này, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đề xuất lên chính quyền địa phươngvà có điều kiện để hoàn thành báo cáo thực tế với chuyên đề này
5.2.2.5.Phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên
Phương pháp này để sắp xếp một vấn đề theo một trật tự nhất định dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được cộng đồng đưa ra và thống nhất
Thông qua quá trình họp dân, chúng tôi đã lấy được những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề này. Sau đó, chúng tôi đã phát phiếu điều tra trên đó đã ghi những bức xúc của người dân, yêu cầu họ chấm điểm cho mỗi vấn đề bức xúc.Qua đây,người dân đưa ra được vấn đề bức xúc nhất.Qua đây, chúng tôi tiếp thu được và nhờ chính quyền giải quyết. Đây là cơ sở để cho chúng tôi hoàn thành báo cáo này
5.2.2.6.Phương pháp thống kê
Để nghiên cứu vấn đề này được chính xác và có kế hoạch tốt cần phải bảo đảm công tác thông tin về vấn đề được đầy đủ và chính xác.Trong việc nghiên cứu vấn đề này, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê nhằm để kiểm tra lại lượng thông tin đã được cung cấp chính xác hay hay không? Qua đó, tôi đã tiến hành tổng kết thông tin, viết báo cáo nghiên cứu. Vì vấn đề mang tính chất nóng bỏng, do đó việc nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, trên đây là những phương pháp nghiên cứu đã được chúng tôi sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài nóng bỏng này.
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3440 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc doanh karaoke trá hình - Một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp tại khu vực 7 – thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với sự thành công của chiến lược chống các tệ nạn xã hội của quốc gia Việt Nam.
Từ việc triển khai các chươnng trình, nội dung ở trên, CA Thị Trấn kết hợp với phòng văn hoá thông tin Huyện đã tích cực xây dựng các phương án hoạt động, xử lý vi phạm đối với các dịch vụ kinh doanh không lànhv mạnh này và đã đạt được nhiều kết quả to lớn: Một sốc quán đã được xoá bỏ, nhận thức của con người về vấn đề này được nâng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số quán vẫn còn lén lut hoạt động khi không có sự kiểm soát của CA Thị Trấn và CA huyện vẫn còn sơ hở đới với một số quán, do đó đã tạo điều kiện cho các quán này lien tục hoạt động dù đã bị xử phạt nhiều lần. Đây chính là một khó khăn lớn nhất đối với CA Thị Trấn và CA huyện. Do vậy, các nhà lãnh đạo, các cấp ngành, những người làm công tác xã hội và công tác thanh niên luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp với mục tiêu: xoá bỏ triệt để các loại hình karaoke trá hình đồi truỵ trong thời đại ngày nay.
Do tình thực tiễn của vấn đề như vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp” tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ - Hương Trà - Huế.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sang tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Thuyết hành động xã hội, thuyết lựa chon hành vi, thuyết nhân loại học….
Ý nghĩa thực tiễn
2.2.1. Đối với Nhà Nước
Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh và bổ sung những chính sách, chiến lược về các tệ nạn xã hội nói chung và các dịch vụ karaoke trá hình, đồi truỵ nói riêng.
2.2.2. Đối với người dân
Những kết quả thu thập được từ việc nghiên cứu góp phần giúp cho người dân, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên hiểu được tác hại của các loại hình dịch vụ này và làm cho họ tự điều chỉnh mình và từ bỏ với con đường đến với các loại hình giải trí không lành mạnh này.
2.2.3. Đối với bản thân
Qua đợt thực tế này, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề kinh doanh karaoke trá hình đồi truỵ - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp đã giúp cho tôi nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đồng thời đây là một cơ hội tốt để tôi có thế áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã học vào thực tiễn của cuộc sống. Từ đó giúp tôi có những kinh nghiệm hơn trong những cuộc nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác sau này.
3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu này được thực hiện với một nhận thức rõ rang rằng: Cuộc sống con người đang cần được giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi căng thẳng. Nhưng loại hình giải trí này được nghiên cứu với một tính chất đặc biệt: Karaoke “ôm” mang tính chất trá hình đồi truỵ.
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này chính là để cho các cấp, các ngành, địa phương có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và dập tắt triệt để các loại hình giải trí không lành mạnh này đem lại cho con người sự giải trí lành mạnh một cách thoải mái, vui vẻ có ích.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu và mô tả quá trình hoạt động của các quán kinh doanh không lành mạnh.
- Tìm hiểu các cách thức quản lý, các biên bản quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn.
- Xem xét hệ thống quản lý của Nhà nước đối với các loại hình dịch vụ không lành mạnh này.
- Kết hợp giữa hình thức quản lý hệ thống và thực tiễn.
- Tìm hiểu các nguyên nhân tồn tại của một số quán “ôm”.
- Giảm bớt các tệ nạn xã hội.
- Quản lý tốt hơn đời sống xã hôị, trật tự an ninh của thị trấn mang lại cuộc sống ổn định cho người dân.
- Đề xuất những kiến nghị, giải pháp lên chính quyền để chính quyền có những biện pháp phù hợp nhằm xoá bỏ triệt để các dịch vụ Karaoke trá hình đồi truỵ này.
- Dự báo những xu hướng biến đổi trong nhận thức của những người hoạt động trong các dịch vụ này.
- Tìm hiểu những bức xúc của người dân xung quanh dịch vụ này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đặc doanh Karaokê trá hình - một vấn đề nóng bỏng, thực trạng nguyên nhân và giải pháp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các cán bộ cụm cư dân ở xung quanh các dịch vụ.
4.3. Phạm vị nghiên cứu
- Không gian: Khu vực 7 - thị trấn Tứ Hạ - huyện Hương Trà – TTH
- Thời gian: Từ ngày 14 đến ngày 24/4/2008.
5. Câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Nhà nước đang được triển khai đối với thị trấn như thế nào?
- Hệ thống quản lý các dịch vụ giải trí không lành mạnh của Công an thị trấn đối với thị trấn như thế nào?
- Công an thị trấn đã xử lý vi phạm hành chính của các dịch vụ này ra sao?
- Tại sao đã bị xử phạt nhiều lần mà các dịch vụ kinh doanh này vẫn còn hoạt động? đã có những ai đứng sau bảo kê, bao che những vụ xử lý này?
- Những bức xúc của người dân xung quanh các dịch vụ này và những mâu thuẩn giữa người dân với các dịch vụ này như thế nào?
- Thị trấn và con người ở đây đã thay đổi như thế nào khi các dịch vụ này nổi lên?
- Những người phục vụ các dịch vụ này chủ yếu đến từ đâu? Hoạt động của các dịch vụ này như thế nào? Thời gian hoạt động ra sao?
- Những biện pháp trước mắt và lâu dài của công an thị trấn, Phòng văn hoá thông tin huyện đối với các dịch vụ không lành mạnh này?
- Những dịch vụ này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân như thế nào? đặc biệt là đối với các lứa tuổi VTN?
- Những biện pháp cưỡng chế nào đã đuợc áp dụng ?
5.2.Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp luận
Báo cáo này sủ dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứư vấn đề. “Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”
“Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác-lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội…(chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Chính vì vậy, khi nhìn nhận và đánh giá về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với đặc doanh karaoke trá hình, chúng ta cần phải xem xét nó trong các mối quan hệ với các quá trình xã hội khác, phải tim ra và phân tích được những nguyên nhân, nhân tố kinh tế xã hội tác động đến thực trạng đó
5.2.2.Các phương pháp thu thập thông tin
5.2.2.1.Phương pháp quan sát
Trong thời gian thực tế tại khu vực 7 - TTTứ Hạ - Hương Trà - Huế, tôi đã tiến hành quan sát quá trình hoạt động của các dịch vụ kinh doanh karaoke “ôm”, không lành mạnh này đồng thời chúng tôi cũng đã tiến hành quan sát quá trình chính quyền xử lý vi phạm của các dịch vụ này và cũng đã chứng kiến được những bức xúc của người dân xung quanh. Với việc quan sát này đã có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài nghiên cứu này.
5.2.2.2.Phương pháp phân tích tài liệu
-Đọc và phân tích những tài liệu về các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội cùng các loại hình giải trí có liên quan
-Đọc và phân tích báo cáo, biên bản xéy xử của CA TT đối với các loại hình kinh doanh karaoke không lành mạnh
-Tham khảo các quyết định xử phạt hành chính của công an thị trấn
-Đọc và phân tích tài liệu về việc gia hạn giấy phép kinh doanh karaoke
-Đọc và phân tích báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2008
-Đọc và phân tích một số bài báo tạp chícó liên quan đến karaoke trá hình nói riêng và các dịch vụ văn hoá kinh doanh không lành mạnh nói chung
Từ việc phân tích và đọc những tài liệu nói trên mà tôi đã có được những nguồn thông tin thật quý giá và hiệu quả để thực hiện đề tài nghiên cứu này
5.2.2.3.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Trong thời gian thực tế nghiên cứu đề tài tại khu vực 7- TT Tứ Hạ - Hương Trà -Huế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có 5 người dân, 1 thanh niên, 1 thiếu niên, 2 người khách hay đến các dịch vụ này và 1 CA Thị trấn
Qua quá trình phỏng vấn này, chúng tôi phần nào thấy được những bức xúc của người dân, sự thiếu nhận thức về vấn đề này của thanh thiếu niên và sự khó xử của CA thị trấn đối với các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh karaoke “ôm”.
5.2.2.4.Phương pháp thảo luận, tổ chức họp dân
Trong quá trình thực tế tại địa phương về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành tiếp xúc với 10 người dân trong khu vực xunng quanh các dịch vụ này. Tổ chức 1 cuộc họp dân nhằm lấy ý kiến những bức xúc của người dân vào vấn đề hoạt động của các dịch vụ karaoke “ôm”. Qua cuộc họp dân này, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đề xuất lên chính quyền địa phươngvà có điều kiện để hoàn thành báo cáo thực tế với chuyên đề này
5.2.2.5.Phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên
Phương pháp này để sắp xếp một vấn đề theo một trật tự nhất định dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được cộng đồng đưa ra và thống nhất
Thông qua quá trình họp dân, chúng tôi đã lấy được những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề này. Sau đó, chúng tôi đã phát phiếu điều tra trên đó đã ghi những bức xúc của người dân, yêu cầu họ chấm điểm cho mỗi vấn đề bức xúc.Qua đây,người dân đưa ra được vấn đề bức xúc nhất.Qua đây, chúng tôi tiếp thu được và nhờ chính quyền giải quyết. Đây là cơ sở để cho chúng tôi hoàn thành báo cáo này
5.2.2.6.Phương pháp thống kê
Để nghiên cứu vấn đề này được chính xác và có kế hoạch tốt cần phải bảo đảm công tác thông tin về vấn đề được đầy đủ và chính xác.Trong việc nghiên cứu vấn đề này, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê nhằm để kiểm tra lại lượng thông tin đã được cung cấp chính xác hay hay không? Qua đó, tôi đã tiến hành tổng kết thông tin, viết báo cáo nghiên cứu. Vì vấn đề mang tính chất nóng bỏng, do đó việc nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, trên đây là những phương pháp nghiên cứu đã được chúng tôi sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài nóng bỏng này.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, một trong những hình thức để dẫn đến con đường tệ nạn xã hội chính là các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh. Ngày nay, các dịch vụ này nổi lên hàng đầu như: Karaoke trá hình, đồi truỵ ,hớt tóc trá hình, cà phê trá hình…Ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp các loại hình kinh doanh này. Nó chiếm ưu thế hơn hẳn so với các dịch vụ kinh doanh lành mạnh. Với thời gian có hạn, quá trình thực tế của chúng tôi chỉ tập trung vào một vấn đề quan trọng nóng bỏng: “Đặc doanh karaoke tra hình- một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”. Đây là một loại hình kinh doanh không lành mạnh, karaoke mang tính chất lợi dụng “biển bao” để kiếm thêm lợi nhuận. Đây là một trong những hình thức trá hình, đồi truỵ, đã và đang đưa đẩy thanh thiếu niên vào con đường tệ nạn xã hội, nhất là con đường mại dâm.
Hơn ai hết, những người chủ kinh doanh các dịch vụ không lành mạnh này, họ đều biết được tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng vì muốn kiếm thêm lợi nhuận nên bản chất con người của họ bị vấy bẩn, họ tự biến mình thành những ông chủ, bà chủ “tốt bụng” với mục đích đầu tiên tạo công ăn việc làm cho những thanh thiếu niên không có việc làm. Nhưng với mục đích đầu tiên đó, họ đã dần biến những thanh thiếu niên này đi vào con đường làm nghề mại dâm để kiếm thêm tiền cho họ. Những dịch vụ kinh doanh này nhìn vào bề ngoài chúng ta cứ tưởng đó là những dịch vụ bình thường lành mạnh để giải trí. Nhưng nếu tận mắt chứng kiến bên trong của quán, chúng tôi đã thật sự thấy được tính chất nghiêm trọng của vấn đề này. Đó là những quán karaoke “ôm” trá hình đồi truỵ. Bên trong, các cô gái với “quần áo ngắn hơn không thể ngắn được nữa” đang âu yếm, ôm hôn các chàng trai rất “tự nhiên”, đồng thời các băng hình đồi truỵ cũng được bật lên để khêu gợi các nhu cầu của các chàng trai. Khi các chàng trai có nhu cầu, các cô gái sẽ đáp tại một chỗ nào đó để hoạt động .Với tính chất nghiêm trọng và tràn lan của các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh này đã thu hút chúng tôi tham gia vào đề tài nghiên cứu: “Đặc doanh karaoke - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân và giải pháp”
Tại thị trấn tứ hạ, điểm thực tế của chúng tôi, các loại hình dịch vụ kinh doanh không lành mạnh này cũng rất nhiều, rất phong phú và đa dạng với các biển bao khác nhau. Nhưng dịch vụ kinh doanh karaoke “ôm” là chủ yếu. Với quá trình thực tế tai Thị trấn, chúng tôiđã phần nào quan sát được quá trình hoạt động của một số dichj vụ và thấy được tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu này qua quá trình tham khảo nhiều tài liệu đã được thu thập và quá trình chúng tôi quan sát quá trình hoạt động tại các quán. Đây chính là cơ sở để chúng tôi có được những kinh nghiệm và hoàn thành được báo cáo với tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Karaoke “ôm” trá hình, đồi truỵ không chỉ là vấn đề nóng bỏng, có tính chất nghiêm trọng không chỉ riêng đối với thị trấn mà đây là một vấn đề có tính chất hang đầu mà Đảng và Nhà Nước ta đang quan tâm và đang có những biện pháp phù hợp để xử lý.
2.Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
2.1.Khái quát đặc điểmtình hình địa bàn Thị Trấn Tứ Hạ
TT Tứ Hạ là địa bàn trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Hương Trà, cách thành phố Huế 17 km, gồm có 10 khu vực dân cư, mỗi khu vực có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau. Từ khu vực 1 đến khu vực 6, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu nhưng từ khu vực 7 đến khu vực 10, đây là những khu vực trung tâm của thị trấn, đặc biệt là khu vực 7 và khu vực 8, hoạt động kinh doanh, buôn bán và công chức nhà nước là chủ yếu. Vì vậy,dựa vào các đặc điểm riêng của từng khu vực mà chính quyền có các biện pháp phát triển phù hợp.
-TT Tứ Hạ có hơn 70 cơ quan, xí nghiệp của trung ương, tỉnh, huyện đóng trên địa bàn, đặc biệt có nhà máy xi măng LUKS việt nam, lien quan đến yếu tố người nước ngoài, diện tích đất tự nhiên là 845,4 ha
-Về dân số có 1921 hộ, hang ngày có hang trăm người qua lại làm ăn buôn bán. Có 102 hộ với 386 khẩu theo đạo phật và theo đạo thiên chúa giáo. Là địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có 2 chùa và 2 niệm phật đường.
- Về hệ thống chính trị: Đảng bộ thị trấn có 14 chi bộ trực thuộc, trong đó có: 2 chi bộ quân sự - công an, 2 chi bộ trường học và 10 chi bộ khu vực dân cư, có 222 đảng viên và 349 đảng viên đang sinh hoạt nơi cư trú trên địa bàn thị trấn. Đảng bộ thị trấn nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh (1999-2007)
-Mặt trận và các đoàn thể quần chúng
+ Mặt trận thị trấn có 10 ban công tác mặt trận 10 khu vực dân cư
+ Hội cựu chiến binh gồm có 9 chi hội với 203 hội viên
+ Hội phụ nữ gồm có 10 chi hội với 972 hội viên
+Hội nông dân gồm có 10 chi hội với 349 hội viên
+ Đoàn thanh niên gồm có 13 chi đoàn với 218 đoàn viên
2.2.Tình hình phát triển kinh tế, những thuận lợi và khó khăn của thị trấn
2.2.1.Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua tình hình kinh tế thị trấn tiếp tục phát triển, cở sở hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân Thị trấn từng bước được nâng lên.
2.2.1.1. Về dịch vụ:
Ngày càng được phát triển, mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống của nhan dân thị trấn như dịch vụ vận tải, dịch vụ nhà ở
2.2.1.2. Về tiểu thủ công nghiệp
Là địa bàn trung tâm cụm công nghiệp Hương Trà đã được hình thành, các nhà đầu tư từng bước vào đầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề dịch vụ, giải quyết việc làm cho ngườ lao động. Các ngành nghề thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển đa dạng.
2.2.1.3. Về nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp đã từng bướcchuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tổng diện tích gieo trồng hang là 306,57 ha, trong đó lúa 170,68 ha, về chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã từng bước thay đổi đưa giống lúa cấp 1 vào sản xuất đến nay đạt 95% diện tích. Tổng sản lượng lương thực có hạt được giữ vững ổn định hang năm 883 tấn. Về cây sắn: chuyển sắn công nghiệp KM94 năng suất cao chiếm 100% diện tích. Về cây lạc mới L14, L18 chiếm 52 % diện tích
2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của thị trấn
2.2.2.1. Những thuận lợi
-Đời sống của nhân dân thị trấn từng bước được ổn định, nhân dân có truyền thống cách mạng đoàn kết gắn bó xây dựng quê hương. Địa bàn thị trấn thuận lợi cho việc xây dựng và quản lý lực lượng dân quân tự vệ
- Được sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm
tạo điều kiện về tinh thần lẫn vật chất và chi phí kinh phí hoạt động cho lực lượng dân quân tự vệ
Sự phối hợp vận động của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội
BCHQS đã nổ lực trong công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền
Cán bộ chỉ huy quân sự tự giác học tập nâng cao trình về mọi mặt
Thường xuyên quan tâm củng cố và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng dân quân tự vệ
2.2.2.2.Những khó khăn
- Nền kinh tế thị trấn đang phát triển chưa mạnh, một số mặt chưa vững chắc, đời sống của một bộ phận dân cư đang còn gặp rất nhiều khó khăn, một bộ phận nhân dân chưa có việc làm ổn định
- Đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc đặt ra, ý thức tuân thủ pháp luật đang còn hạn chế
- Các thế lực luôn tìm cách chống phá ta trên mọi lĩnh vực, phá hoại công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, gây chia rẽ nội bộ nhân dân, gây hoang mang trong tư tưởng của nhân dân
2.3. Tình hình văn hoá xã hội
2.3.1. Về giáo dục
Kết thúc năm học 2007-2008, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Số lượng học sinh huy động đến lớp ngay một đông đảo. Tổ chức tặng quà, gặp mặt cho các em thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ. T ổ chức tốt các hoạt động ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
2.3.2. Hoạt động VHVN-TDTT
-Đài truyền thanh thị trấn được xây dựng và hoạt động bước đầu có hiệu quả, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và các thông tin của thị trấn được truyền tải đến nhân dân kịp thời
- Các hoạt động VHVN- TDTT được duy trì, làm tốt công tác trực quan tuyên truyền nhân dịp các ngày lễ, tết, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá TDTT ở huyện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư cải tạo khu vui chơi thanh thiếu niên đến nay đã khai trương đưa vào hoạt động, làm mới 6 cổng chào, bình xét gia đình văn hoá, gia đình đạt chuẩn văn hoá, tiến hành kiểm tra 17 điểm kinh doanh, xử lý 3 trường hợp vi phạm
2.3.3. Về công tác y tế
Thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chương trình y tế quốc gia, quốc tế, làm tốt cônng tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiếp tục thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dướ 6 tuổi, quan tâm đến công tác dự phòng, đã chủ động phòng dịch, tổ chức quán triệt vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ kinh doanh…
2.3.4. Công tác dân số, gia đình và trẻ em
Tăng cường công tác tuyên truyền lồng ghép dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ với trên 563 lượt phụ nữ tham gia, phối hợp khám bệnh 4 đợt cho 1020 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ . Tuyên truyền và vận động nhân dânthực hiện tốt pháp lệnh dân số.
2.3.5.Thực hiện công tác chính sách
Quan tâm thực hiện công tác chính sách xã hội, công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”. Hỗ trợ kinh phí tu sữa nhà cho các gia đình chính sách, tặng sổ tiết kiệm cho con thương binh vượt khó học giỏi nhân kỉ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7)
2.3.6. Thực hiện công tác xã hội
Thường xuyên theo dõi đời sống nhân dân không có trường hợp thiếu đói xảy ra. Xét trợ cấp khó khăn cho các đối tượmh chính sách xã hội trong dịp lễ, tết với tổng kinh phí 42.340.000 đồng, phân phồi hang cứu trợ lũ lụt cho nhân dân với 7 tấn gạo và 1,7 tấn mì ăn liền, áo quần may sẵn với tổng trị giá trên 100 triệu đồng…
Công tác nội chính
Công tác ANCT-TTATXH
-Tình hình hoạt động lợi dụng tôn giáo trên địa bàn để chống phá có những diễn biến phức tạp nhưng đã phối hợp kịp thời xử lý nên an ninh chính tri vẫn đựoc giữ vững
-Trong năm qua đã xảy ra 19 vụ, giản4 vụ so với năm 2006 chủ yếu là trộm cắp tài sản, đánh bạc, uống rượu gây rối trật tự công cộng và một trường hợp tự sát.
2.4.2. Công tác quốc phòng
Tiếp tục xây dựng lực lượng dân quân tự vệ , công tác phát triển lực lượng cơ động và lực lượng chiến đấu tại chổ ngày càng có chất lượng. Tổ chức học tập chính trị, giáo dục kiến thức quốc phòng.
2.4.3.Công tác tư pháp hộ tịch
Hoạt động của ban tuyên truyền giáo dục pháp luật trên thị trấn có nhiều cố gắng tích cực, làm tốt công tác tuyên truyền trên địa bàn KVDC.
Những tồn tại của thị trấn
Về lĩnh vực kinh tế
- Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hang hoá chưa phong phú, buôn bán kinh doanh còn nhỏ lẻ, quy mô dịch vụ phát triển chưa mạnh
- Thực hiện chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp chưa tập trung đúng mức nên tốc độ phát triển của dịch vụ còn hạn chế
- Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa chuyển biến tích cực nhất là trồng rau hiệu quả chưa cao
- Công tác chỉ đạo sản xuất của UBNN chưa thường xuyên
- Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng thiếu chặt chẽ, xử lí vi phạm có mặt chưa kịp thời, ý thức tự giác chấp hành việc thực hành quy hoạch và xây dựng trong nhân dân chưa nghiêm túc nên tình hình xây trái phép còn xảy ra
- Một bộ phận nhỏ cán bộ nhân dân thiếu gương mẫu
- Một số công trình thủ tục thực hiện cong chậm so với kế hoạch đã đề ra
- Tình hình thu chi ngân sách còn mất cân đối
2.5.2. Về lĩnh vực văn hoá xã hội
- Tình hình đạo đức ở một bộ phận học sinh thanh thiếu niên chưa tốt. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn xảy ra
- Quản lí các hoạt động văn hoá thiếu chặt chẽ còn xảy ra một số hiện tượng kinh doanh không lành mạnh
- Tình hình vi phạm sinh con thứ 3 còn tăng
2.5.3. Về lĩnh vực nội chính
- Sự phối hợp thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc chưa nhịp nhàng thiếu chặt chẽ, trách nhiệm giữa gia đình nhà trường và xã hội còn thiếu tích cực tro9ng việc nuôi dạy con cái nhất là số đối tượng thanh thiếu niên đang có tình trạng hư hỏng nên xảy ra trường hợp vi phạm
- Việc xử lí tình hình vi phạm của công an thị trấn một số vụ chưa kịp thời và thiếu cương quyết, hoạt động của cảnh sát khu vực còn nhiều hạn chế thiếu sâu sát
- Công tác quản lí thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ còn thiếu chặt chẽ còn chủ quan, hoạt động của tổ hoà giải chưa cao
2.6. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội năm 2008 của thị trấn
2.6.1. Về kinh tế
2.6.1.1. Về thương mại dịch vụ
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch và khai thác có hiệu quả lợi thế đại bàn trung tâm. Tạo mọi điều kiện thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư các loại hình dịch vụ kinh doanh, buôn bán trên địa bàn, mở rộng kinh doanh ở chợ. Tăng cường công tác quản lí thị trường, bình ổn giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. tiếp tục chuẩn bị mọi thủ tục đề nghị xây dựng mở rộng chợ giai đoạn 2 đảm bảo nhu cầu phát triển của nhân dân trên địa bàn.
2.6.1.2. Về tiểu thủ công nghiệp.
- Quan tâm tạo mọi điều kiện, khuyến khích các đơn vị tiểu thủ công nghiệp hiện có mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tranh thủ vốn khuyến nông để tạo điều kiện mở rộng sản xuất nghiên cứu khảo sát du nhập các ngành nghề mới. Phối hợp với các cấp các ngành đẩy mạnh tiến độ hạ tầng khu công nghiệp, điều kiện mặt bằng…
2.6.1.3 Về phát triển nông nghiệp toàn diện
- Tập trung đẩy mạnh hơn nữa chương trình trọng điểm về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế. Tiếp tục tạo điều kiện cho nhân dân trồng rau màu có giá trị kinh tế, khảo sát xây dựng các mô hình để nhân điển hình, chuyên canh một số vùng trồng ra xanh, trồng hoa, trồng cây cảnh phù hợp với địa phương để tăng sản lượng hàng hoá. phối hợp với các ban ngành cấp huyện khảo sát xây dựng khu chăn nuôi tập trung ở khu vực dân cư một để khuyến khích nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp nhằm nâng cao năng suất và bảo đảm vệ sinh môi trường.
2.6.1.4. Về quản lí chỉnh trang đô thị
- Thực hiện tốt các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt đồng thời phối hợp các ban ngành soát xét, bổ sung quy hoạch thị trấn thành trung tâm thị xã trong tương lai và tham gia quy hoạch khu công nghiệp mở rộng. Tiếp tục cũng cố quản lí đô thị bảo đảm số lượng và chất lượng đáp ứng với yêu cầu công nghiệp, tăng cường quản lí đô thị ngày càng tốt hơn.
2.6.1.5. Về tài chính ngân sách
Tiếp tục thực hiện tốt quản lí thu và chi tài chính theo luật ngân sách tăng cường khai thác và bồi dưỡng nguồn thu, thu triệt để các nguồn thu trên địa bàn nhất là mặt bằng kinh doanh lệ phí chợ.
2.6.2. Về văn hoá xã hội.
2.6.2.1. Về giáo dục
- Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục đào tạo, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. coi trọng về quy mô chất lượng và hiệu quả, huy động 100% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1. Hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng, duy trì số lượng quan tâm chất lượng. Phấn đấu cuối năm học sinh khá giỏi bậc tiểu học trên 60 , trung học cơ sở đạt 45%, quan tâm phụ đạo học sinh yếu kém. Tiếp tục có sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và trung tâm giáo dục thường xuyên
2.6.2.2 Hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao
- Đẩy mạnh các hạot động VHVN-TDTT sâu rộng trong nhân dân nhất là đối tượng thiếu niên. Đẩy nhanh xã hội hoá đa dạng các hình thức hoạt động, làm phong phú đời sống nhân dân
2.6.2.3. Công tác y tế
- Tiếp tục thực hiện các chương trình y tế quốc gia, quốc tế, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tích cực phòng chống các bệnh xã hội
2.6.2.4. Công tác dân số gia đình và trẻ em
- Tăng cường công tác tuyên truyền dân số tập trung vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai. Quan tâm hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện hoạt động vui chơi và học tập, tổ chức tặng quà trong các dịp lễ tết.
2.6.2.5. Công tác chính sách xã hội
Quan tâm chăm sóc đời sống cho các đối tượng chính sách phối hợp với các tổ chức đoàn thể, mặt trận tiếp tục làm tốt công tác “đền ơn đáp nghĩa” giải quyết các chế độ chính sách kịp thời
2.6.3. Công tác nội chính
Thường xuyên phát động phong tràoquần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tiếp tục củng cố và nâng cao trách nhiệm làm việc của công an thị trấn, cảnh sát khu vực, công an viên, đưa ban và tổ bảo vệ dân số vào hoạt động có hiệu quả.
Như vậy trên đây là một vài nét tổng quát về thị trấn Tứ Hạ mà chúng tôi đã thu thập được. Qua đây, chúng tôi thấy thị trấn đang ngày càng phát triển và ổn định từng bước đi lên, phấn đấu tương lai gần sẽ là một thị xã phát triển mạnh về mọi mặt.
CHƯƠNG 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan chung về dịch vụ karaoke trá hình ở địa phương
Thực tế ở việt nam hiện nayđang rất nhức nhối về vấn đề karaoke trá hình “ôm”, không lành mạnh, đây chỉ là một trông các dịch vụ không lành mạnh khác trong đời sống xã hội. Như chúng ta đã biết, karaoke lành mạnh là một loại hình giải trí có ích cho con người với các vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ karaoke lành mạnh này đang bị “biến tướng” trở thành những điểm nóng bỏng nhất trong các cơ quan chính quyền nhà nước và của người dân: Karaoke “ôm” trá hình, đồi truỵ. Đây là một loại hình dẫn đến con đường mại dâm gia tăng nhanh nhất. Việt Namđang phải trải qua giai đoạn tăng nhanh số lượng người nhiễm HIV/AIDS. Trên 40% các trường hợp xảy ra đối vợi vị thành niên, thanh niên. Số liệu nghiên cứu năm 2004 cho thấy 10% trường hợp lây nhiễm HIV xảy ra đối với thanh niên dưới 20 tuổi và trên 50% xảy ra đối với đối tượng từ 20 đến 29 tuổi.(Nguồn :Rũu rungtham and associates, 2004)
Liên tiếp trong nhiều ngày qua, một loạt điểm kinh doanh karaoke biến tướng bị phá vỡ, hang loạt thanh niên bị bắt quả tang sử dụng thuốc lắc, có những hành vi mại dâm tại các điểm hát karaoke… Có một số điểm ăn chơi thác loạn chuyên phục vụ khách nước ngoài, tuy nhiên khi có yêu cầu em út ra ngồi chung nhân viên ở đây đã từ chối. Hoá ra nếu không phải là những đại gia quen mặt thì khó có thể lọt vào hang ổ này. Đó cũng là lý do vì sao cái gai lâu nay thanh tra văn hoá muốn nhổ mà vẫn chưa đủ chứng cớ (Theo báo tuổi trẻ.com)
Tại một địa chỉ karaoke ôm, biểu giá một gói snack là 40.000 đồng( thực tế ở ngoài chỉ có 1.000 đồng/ gói), một chai rượu ngoại giá 1,6 triệu đồng( khi giá ngoài chỉ có 180.000 đồng /1 chai), chưa đủ các loại tiền khác mà quán thu đựoc từ kinh doanh karaoke không lành mạnh này( Theo báo tuổi trẻ. Com)
Báo thanh niên cho biết: Tại SG, tìm một địa chỉ karaoke ôm còn dễ hơn tìm một nơi há nghiêm túc, nào là Giao Hân trên đường cách mạnh tháng 8, nào là Ban Mai trên đưòng Lê Hồng Phong…Tại đây luôn có một đội ngũ đào đẹp, chịu chơi, lực lượng lên tới con số mấy chục em để khách tha hồ lụa chọn. Thậm chí nếu khách thấy em út không vui vẻ có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Đi ra các quận ven hồ khách làng chơi cũng dễ dàng tìm được những quán karaoke “ôm” để vui vẻ. Ở Bình Chánh, thậm chí có quán karaoke ôm có thâm niên hoạt động liên tục từ 6- 7 năm nay, bị các ngành chức năng kiểm tra, xử phạt cả chục lần mà vẫn tồn tại. Một cán bộ văn hoá liên ngành cho biết, quán này chỉ có giấy phép bán cà phê giải khát nhưng trong quán có tới 4-5 phong hát karaoke. Mỗi lần đoàn kiểm tra cũng chỉ xử phạt hành chính vì không có giấy phép kinh doanh hoặc tiếp viên không hợp đồng lao động
Thực ra việc phát hiện các điểm karaoke này không mấy khó khăn. Một thanh tra văn hoá cho biết, trong quá trình kiểm tra nột số cơ sở chỉ có 5 phòng hát nhưng điều đáng khả nghi như lượng tiếp viên rất đông, thậm chí có trường hợp cơ sở chỉ có 5 phòng hát nhưng hợp đồng lao động lại có tới 40-50 tiếp viên nữ. Sở KH-ĐT cấp giấy phép nhưng lại bỏ qua chi tiết đáng nghi ngờ này.Theo thống kê của sở, trong hơn 800 cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke có trên 200 cơ sở sử dụng tiếp viên nữ. Một hiện tượng nữa là nhiều quán nhỏ nhưng vẫn có lực lượng chỉnh nhạc. Lý do để những quán này cần có lực lượng chỉnh nhạc là để tạo bầu không khí, âm thanh kích động theo nhu cầu đòi hỏi của dân lắc.
Một vấn đề nữa cũng gây nhức nhối đối với cơ quan quản lí đó là hiện tượng làm ngơ, bao che của chính quyền địa phương đối với những hoạt động trá hình không lành mạnh này. Không thể nói rằng, địa phương không nắm rõ những hoạt động diễn ra trên địa bàn mình. Tuần qua, phóng viên báo đã chứng kiến một vị cán bộ phường đứng ra đòi bảo lãnh cho một tiếp viên nữ, thậm chí còn ngăn cản lực lượng kiểm tra làm nhiệm vụ. Thế nhưng khi đoàn kiểm tra yêu cầu làm giấy tờ bảo lãnh ghi rõ họ tên, chức vụ thì ông cán bộ này thoái thác, rút lui. Có trường hợp nhà hang karaoke bị kiểm tra lại chính là của một công an quận. Rồi có trường hợp khi tiến hành kiểm tra, phát hiện cán bộ địa phương đang ăn chơi trong các điểm tệ nạn này, khi được hỏi về trách nhiệm của địa phương nếu đẻ xảy ra những biến tướng trên địa bàn mình, một cán bộ quản lí văn hoá cho biết, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào buộc những cá nhân, đơn vị quản lí ở địa bàn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm này. Chính vì vậy, vấn đề nhức nhối của karaoke vẫn tồn tại bao nhiêu năm qua.
Karaoke là một loại hình sinh hoạt giải trí rất tốt nhưng vì lợi nhuận mà không ít nhà hàng, quán bar, quán karaoke đã có những hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Ranh giới mỏng manh giữa giải trí và cán dỗ đã khiến ít nhiều các cô tú, cậu tú từ đi hát phải “ bỏ cuộc chơi” khi tương lai đang rộng mở.
Dư luận TPHCM đang xôn xao về đề nghị cấm kinh doanh karaoke, nhưng dường như việc đó chỉ ảnh hưởng đến các chủ quán. Đối với các cô gái tiếp viên thì đó là chuyện dễ bởi không tiếp khách chổ này thì sang chổ khác, các cô đều có mối cả rồi, miễn là còn đẹp thì không lo đói.
Được khuyến khích là “không mặc áo lót” các cô gái karaoke khá khêu gợi và dùng ngay “vốn tự có” của mình để kích dục và mớm lờiđưa khách về bãi đáp hoặc giải quyết ngay tại chổ với giá 200-300 ngàn đồng
Thời gian qua dân chơi TPHCM không ngớt lời bàn tán trước việc tồn tại như “đinh đống cột” của một số điểm nhà hang, bia ôm, karaoke “đen”. Bởi trước đó không lâu những điểm này đã từng bị công an bắt quả tang vì hành vi mua bán dâm, nhưng đến nay vẫn tồn tại công khai hoạt động. Nổi bật trong làng “karaoke đen”, nhà hang bia ôm…ở quận Bình Thạnh, dân chơi thường nhắ đến nhà hang H.M có hang chục tiếp viên nữ váy cực ngắn, ăn mặc hở hang. Nhà hang này từng bị lực lượng công an bắt quả tang khi tiếp viên nữ đang thực hiện mua bán dâm cùng khách, chẳng riêng gì điểm karaoke ôm H.M kể trên, tại điểm bida Q.Q, từng bị coq quan chức năng đình chỉ kinh doanh hoạt động quá giờ quy định, có hang chục thanh niên nam nữ nhảy múa điên cuồng vì say thuốc lắc… Nhưng chẳng rõ lý do gì, các điểm kinh doanh sai phạm nói trên vẫn hoạt động bình thường như không có chuyện gì xảy ra.(Theo báo tuổi trẻ . com)
Karaoke là một loại hình sinh hoạt văn hoá đáp ứng một nhu cầu có thật của đại đa số người dân. Những hành vi lợi dụng loại hình này để hoạt động kinh doanh biến tướng, gây hậu quả xấu cho xã hội phải được xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Như vậy trên đây là một vài nét về karaoke trá hình của cả nước. Qua đó chúng ta thấy rằng đó là những con số báo động và nóng bỏng.
Thực trạng về dịch vụ karaoke trá hình ở thị trấn Tứ Hạ -Hương Trà - Huế
Qúa trình hoạt động của các dịch vụ karaoke trá hình ở thị trấn
Trong quá trình thực tế tại thị trấn, nhận thấy được tính chất nóng bỏng của các loại hình kinh doanh karaoke không lành mạnh này. Chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đã thu thập được những thông tin quý báu từ chính quyền và người dân địa phương
Vốn là một thị trấn khá phát triển, nhu cầu về đời sống tinh thần của con người cũng tăng lên, nhất là các dịch vụ karaoke lành mạnh. Tuy nhiên với tính chất biến tướng, các quán kinh doanh karaoke này đã liên tục hoạt động lén lút với mục đích karaoke ôm không lành mạnh nhằm kiếm thêm lợi nhuận từ đồng tiền bất chính. Đây là một vấn đề nóng bỏng tại thị trấn, qua điều tra chúng tôi đã thu thập được: cả huyện Hương Trà có đến 17 hộ kinh doanh karaoke không lành mạnh, riêng thị trấn đã có đến 12 hộ kinh doanh, trong đó có 4 hộ nổi bật, nóng bỏng nhất chư thể xoá bỏ. Hiện các hộ này đều nằm tại khu vực 7 của thị trấn và nằm trong diện kiểm tra của phòng văn hoá thông tin Huyện. Tất cả 17 trường hợp trên đều hoạt động kinh doanh karaoke không có giấy phép, giấy phép đã hết hạn và có chưa tiếp viên nữ rất đông đảo và các băng hình đồi truỵ đều đã bị xử lý nhiều lần nhưng đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt động. Sau đây là danh sách các điểm karaoke đã bị xử lý vi phạm tại thị trấn đề nghị kiểm tra xử lý
DANH SÁCH CÁC ĐIỂM KARAOKE ĐÃ BỊ XỬ LÝ VI PHẠM
TT
HỌ VÀ TÊN CHỦ QUÁN
ĐỊA ĐIỂM
LÝ DO KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG
1
Nguyễn Thị Tâm
KV7-TT Tứ Hạ
Giấy phép hết hạn, sử dụng nhiều tiếp viên nữ, đã bị xử phạt 01 lần
2
Hoàng Aí
KV7- TT Tứ Hạ
Giấy phép hết hạn, sử dụng nhiều tiếp viên nữ, đã bị xử phạt 02 lần
3
Phan Th ị R ý
KV7- TT Tứ Hạ
Gấy phép hết hạn, sử dụng tiếp viên nữ, đã bị xử phạt 2 lần
4
Hoàng Quang Sơn
KV7- TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
5
Đỗ Thị Lài
KV7- TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
6
Đoàn Thông
KV7-TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép, sử dụng nhiều tiếp viên nữ
7
Trần Thị Thái
KV9-TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giáy phép
8
Dương Thị Trinh
KV9- TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
9
Hoàng Thị Tuyến
KV7 –TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
10
Nguyễn Thị Nga
KV9- TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
11
Hoàng Thị Lương
KV3 –TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép, sử dụng nhiều tiếp viên nữ
12
Lê Thị Thu Hằng
KV2-TT Tứ Hạ
Hoạt động không có giấy phép
13
Lê Thị Liên
Giáp Tư, Hương Văn
Hoạt động không có giấy phép đã bị xử phạt 2 lần
14
Đặng Văn Thành
T.S Đông, Hương Vinh
Hoạt động không có giấy phép, đã bị xủ phạt nhiều lần
15
Nguyễn Văn Châu
Nham Biều, H. Hồ
Hoạt động không có giấy phép
16
Tôn Thất Vĩ
Bình Lợi, Bình Điền
Hoạt động không có giấy phép
17
Phạm Phong
Bình Lợi, Bình Điền
Hoạt động không có giấy phép
Vì thời gian thực tế có hạn, chúng tôi không thể tiếp cận được với tất cả các quán. Do vậy, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận được 3 quán trọng điểm của huyện tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ. Đó là các quán: Cây Xanh của bà Nguyễn Thị Tâm, Gia Bảo của Hoàng Aí và quán Lưu Khách của bà Phan Thị Rý. Đây là 3 quán đã có tiền sử hoạt động không lành mạnh và đã bị xử phạt nhiều lần. Sau đây là một vài nét về các quán mà chúng tôi thu thập được qua thực tế quan sát và qua việc cung cấp thông tin của công an thị trấn.
Thứ nhất: Quán Cây Xanh của Bà Nguyễn Thị Tâm.
Quán này nằm bên quốc lộ 1A rất thuận lợi cho việc hoạt động. Hiện tại quán này đang hoạt động lén lút vì không có giấy phép và đã bị xử phạt nhiều lần. Bị đình chỉ hoạt động vào năm 2004 do đánh chết người vì tranh giành gái, công an huyện đã thụ lý vụ án này. Từ đó đến nay, quán này vẫn âm thầm hoạt động lén lút. Năm 2007, công an huyện đã phối hợp với công an thị trấn và phòng văn hoá thông tin huyện tiến hành kiểm tra, thu được bộ dàn máy, đình chỉ hoạt động. Hiện nay, quán này vẫn lén lút hoạt động khi không có sự kiểm tra của CA.
Thứ 2: Quán Gia Bảo của Hoàng Aí
Có lẽ đây là quán hoạt động tinh vi nhất, quán này cũng nằm trên đường quốc lộ, đối diện với quán Cây Xanh. Quán này đã bị xử phạt nhiều lần vì không có giấy phép hoạt động và có “em út”, bị đình chỉ hoạt động vào năm 2004 nhưng đến nay vẫn còn hoạt động. Năm 2006, CA tiến hành kiểm tra, thu hồi dàn máy xử lý đình chỉ hoạt động, phạt 10 triệu đồng. Năm 2007, phạt 7 triệu đồng và thu hồi dàn máy. Tuy nhiên đến nay, quán này vẫn âm thầm hoạt động.
Thứ 3: Quán Lưu Khách của bà Phan Thị Rý
Quán này nằm cách đường quốc lộ 200m, nằm về phía sau khu vực dân cư sinh hoạt. Vì vị trí của quán cũng rất thuận lợi cho việc thu hút nhiều khách, quán này hoạt động từ trước đến nay đều không có giấy phép kinh doanh. Bị đình chỉ hoạt động vào năm 2004 nhưng đến nay cũng vẵn hoạt động lén lút khi không có sự kiểm tra của CA thị trấn. Năm 2007, CA thị trấn kết hợp với phòng văn hoá thông tin huyện tiến hành kiểm tr thu hồi dàn máy lập biên bản xử phạt.
Như vậy, trên đây là 3 quán trọng điểm nằm trong diện kiểm tra của huyện, quá trình hoạt động của các quán này rất tinh vi và xảo quyệt. Qua điều tra chúng tôi thấy cả 3 quán đều đã bị xử phạt nhiều lần vì không có giấy phép kinh doanh, chứa gái và các băng hình đồi truỵ, loi kéo thanh thiếu niên vào con đường tệ nạn. Chúng tôi đã tiến hành tiếp cận quán rất nhiều lần nhưng rất khó đem lại được hiệu quả. Tuy nhiên , hoạt động cao tay nhất vẫn là quán Gia Bảo của Hoàng Aí, quán này đã bị xử phạt nhiều lần vì kinh doanh karaoke không lành mạnh, bị đình chỉ hoạt động nhưng vì lợi nhuận bất chính, họ đã cao tay hơn là đã lấy miếng vải bịt kín lại chử karaoke ở biển nhưng nhìn vào thì ai cũng biết họ đang kinh doanh loại gì không lành mạnh hay lành mạnh. Với hang chử karaoke bịt kín thay vào đó là hang chử “ Bún bò- các món nhậu đặc sản”. Nhìn từ xa, ai cũng tưởng đó là những quán ăn bình dân nhưng khi vào tận trong quán thì đó không phải là một sự thật. Quán này hoạt động rất sớm, khách vào ra rất nhiều, nhưng chỉ những khách quen thì họ mới cho vào bên trong quán, do đó việc tiếp cận của chúng tôi cuãng gặp rất nhiều khó khăn.
Tại thị trấn cuộc sống con người khá phát triển, các loại hình này cuãng thu hút sự tò mò của con người, đặc biệt là của giới trẻ thanh thiếu niên. Trong quá trình thực tế ở đây, chúng tôi đã chứng kiến được quá trình hoạt động của các quán. Các quán hoạt động từ khoảng 19hoo tối đến 1- 2 sáng ngày hôm sau. Khách vào ra rất nhiều, đặc biệt là những đại gia và những thanh thiếu niên muốn thoả mãn sự tò mò. Tiếng hát và những tiếng dội của loa đài làm cho cuộc sống xung quanh của các gia đình bị đảo lộn, bị đau đớn bởi nó. Người dân ở xung quanh rấ bức xúc và đã phản ánh rất nhiều lầnlên chính quyền bởi các hoạt động quá giờ quy định nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi từ chính quyền, các quán vẫn lén lút hoạt động khi không có sự kiểm soát của chính quyền địa phương, đặc biệt là của CA huyện Hương Trà phối hợp hành động. Nhân viên phục vụ đến từ nhiều nơi như Quảng Bình, Quảng Trị….
Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhỏ với một số thanh thiếu niên và một số người dân xung quanh các dịch vụ kinh doanh này.
H: Em chưa đến tuổi vị thành niên, tại sao em lại thích vào các dịch vụ như thế này?
TL: Đầu tiên em chỉ đến hát, sau chỉ để thoã mãn sự tò mò.
( PV sâu, HH, THCS, H)
H: Em hiểu như thế nào vềh các dịch vụ kinh doanh như thế này?
TL: Em không hiểu gì cả, hỉ vì bạn rủ thì em đi cho vui thôi
(PV sâu, ĐT, THCS,H)
H: Suy nghĩ của Bác như thế nào khi các dịch vụ này hoạt động ở đây?
TL: Tôi cảm thấy cuộc sống gia đình tôi đang bị đảo lộn bởi tiếng nhạc ồn ào cả đêm, tôi bức xúc lắm.
( PV sâu, MM, H)
H: Vậy bác đã có đề nghị gì với chính quyền địa phương?
TL: Chính quyền cần xử lý nghiêm các dịch vụ này, cần có các biện pháp cứng rắn hơn
( PV sâu, TT, H)
H: Anh có thường hay lui tới những nơi như thế này không?
TL: Cũng thỉnh thoảng thôi, khi có ai đó rủ hoặc tôi đến để giải khuây
(PV sâu, HP, H)
Trên đây là một cuộc phỏng vấn nhỏ của mọi người xung quanh lien quan đến các dịch vụ này, qua đó chúng ta thấy trình độ nhận thức của các em thanh thiếu niên còn hạn chế và những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề này.
Những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề này
Để làm rõ hơn những vấn đề mang tính bức xúc của người dân xung quanh các dịch vụ này, chúng tôi đã trực tiếp mời 10 người dân trong khu phố 7 của thị trấn tổ chức một cuộc họp dân.
-Danh sách mời họp: 1. Nguyễn Thị Trông
2.Lê Thị Gái
3.Phạm Công Trình
4.Trần Thị Ut
5.Hoàng Thị Ngàn
6.Ngô Thị Dậm
7.Nguyễn Thị Liên
8.Trần Văn Minh
9.Lê Hữu Phong
10. Đàm Văn Chót
- Thời gian tổ chức cuộc họp: từ 13h30 phút- 15h50 phút ngày 19/4/2008
- Địa điểm tổ chức cuộc họp: tại nhà bà Nguyễn Thị Trông
Qua cuộc họp này chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin từ người dân. Sau quá trình thảo luận hết sức sôi nổi nói về những bức xúc của mình xung quanh các dịch vụ này được chúng tôi tổng kết lại và đưa lên phiếu điều tra phát cho tưng người dân và yêu cầu họ chấm điểm cho những bức xúc đã được đưa ra. Chúng tôi đã quy ước danh sách từ 1 đến 10 tương ứng với thứ tự từ A đến K, thang điểm từ 1 đến 10: bức xúc nhất: điểm 1, không bức xúc nhất: điểm 10.
PHIẾU ĐIỀU TRA
TT
Những bức xúc của người dân
A
B
C
D
E
G
H
I
J
K
Tổng điểm
Xếp loại
1
Gây ồn ào, ức chế sinh hoạt và làm việc
2
Mất trật tự
3
Hoạt động quá giờ quy định
4
ảnh hưởng đến gia đình
5
Phát sinh các tệ nạn xã hội
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp ma trận xếp loại ưu tiên để làm phiếu điều tra này và kết quả chúng tôi thu thập được rất có hiệu quả
TỔNG KẾT PHIẾU ĐIỀU TRA
TT
Những bức xúc của người dân
A
B
C
D
E
G
H
I
J
K
Tổng điểm
Xếp loại
1.
Gây ồn ào, ức chế đến làm việc và sinh hoạt
1
3
2
1
1
4
2
3
5
1
35
1
2.
Mất trật tự
2
1
4
3
5
2
5
3
4
2
31
3
3.
Hoạt động quá giờ quy định
4
2
1
3
5
6
9
2
5
3
40
4
4.
ảnh hưởng đến gia đình
6
4
2
1
7
3
5
8
6
7
49
5
5.
Phát sinh các tệ nạn xã hội
2
4
3
1
1
3
5
3
2
1
25
2
Như vậy qua phiếu điều tra ở trên chúng tôi thấy rằng, điểm bức xúc nhất của người dân xung quanh các dịch vụ này là gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm việc đồng thời bức xúc không kứem phần quan trọng nữa đó là đây là nơi dễ làm phát sinh ra các tệ nạn xã hội. Những bức xúc của người dân đã được đưa lên chính quyền nhiều lần nhưng đến nay các dịch vụ này vẫn thường xuyên hoạt động? một câu hỏi mà người dân cũng như chúng tôi cần một câu trả lời từ cơ quan chính quyền.
Nguyên nhân tồn tại và lý do thu hút con người đến với các dịch vụ này
Nguyên nhân tồn tại
Muốn kiếm lợi nhuận
Đây là nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất đối với việc ra đời cũng như sự tồn tại của các dịch vụ này. Vì muốn kiếm nhiều tiền, họ sẵn sang chuyển từ kinh doanh lành mạnh sang kinh doanh không lành mạnh.
Chưa đủ chứng cớ
Các dịch vụ này thường rất tinh vi, không phải ai họ cũng tiếp và “ chiều” cả, họ chỉ tiếp và “ chiều” những khách làng chơi, đại gia quen thuộc, lắm tiền. Nếu không phải là những đại gia quen thuộc thì khó có thể lọt vào được hang ổ này. Chính vì vậy mà các cơ quan thanh tra vẫn không đủ mọi chứng cớ để nhổ được các loại “ gai” như thế này
Hiện tượng làm ngơ, bao che của chính quyền địa phương
Qua quá trình thực tế chúng tôi nhận thấy một điều rất quan trọng tiếp tay cho sự tồn tại của các dịch vụ này đó là có những người đứng sau bao che, bảo kê mà những người này thường có các chức vị cao trong địa phương nên việc các dịc vụ này vẫn hoạt động là điều dễ hiểu
Các cán bộ địa phương còn quá xem nhẹ vấn đề này, đặc biệt có các cán bộ địa phương còn thường xuyên lui tới các dịch vụ này
Các cơ quan chức năng còn quá cứng nhắc trong việc quản lý các loại hình dịch vụ này, chế tài xử lý còn quá nhẹ nên các quán này chấp nhận chịu phạt và tiếp tục vi phạm
Sự nhận thức còn kém của các chủ kinh doanh các dịch vụ không lành mạnh này
Như vậy, trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất đã tạo điều kiện cho các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh này tiếp tục tồn tại và hoạt động tại khu vực của thị trấn
Lý do thu hút con người
- Thoã mãn sự tò mò, đặc biệt là các lứa tuổi vị thành niên, thanh niên
Giải trí có mục đích
Đó là những đại gia có tiền
Do nhu cầu sinh lý
Do hoàn cảnh: chán đời, thất tình…
Như vậy trên đây là những lý do cơ bản đã đưa con người đến với các dịch vụ này tại khu vực của thị trấn mà chúng tôi đã thực tế vừa qua.
Các giải pháp nhằm hạn chế sự hoạt động của các dịch vụ này
Đối với cơ quan văn hoá Nhà Nước
Cần phải có những quy định, quyết định, nghị định về việc cấm các loại hình dịch vụ kinh doanh không lành mạnh một cách khắt khe hơn
Có phương pháp quản lý đô thị tốt hơn
Đánh thuế nặng vào các dịch vụ này
Nâng cao mức xử phạt hơn nữa
Đối với chính quyền địa phương
Phải thường xuyên đôn đốc và kiểm tra xử lý vi phạm đối với các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh này
Theo dõi sát sao các hoạt động của quán
Chú ý đến việc cấp giấy phép kinh doanh hoạt động
Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm không được bao che, bảo kê cho các dịch vụ không lành mạnh này
Đối với các chủ quán kinh doanh
Hiểu biết hơn về mục đích kinh doanh không lành mạnh của minh
Chuyển sang các hoạt động kinh doanh lành mạnh, tích cực hơn
Đối với người dân
Nhận thức đúng đắn hơn về các dịch vụ tiêu cực này
Hạn chế hoặc tránh xa những dịch vụ này
Tỏ rõ những bức xúc của mình đối với các dịch vụ kinh doanh không lành mạnh này
Đối với VTN/TN
Luôn nâng cao nhận thức của mình về các dịch vụ này
Nhận thức được các hạn chế, tiêu cực của cá dịch vụ này
CHƯƠNG 3- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Qua thực tế, chúng ta thấy rằng dịch vụ karaoke cũng đáp ứng được một số nhu cầu nào đó về giải trí cho con người. Nhưng hiện nay, cơ sở kinh doanh lành mạnh thì ít, số lợi dụng cơ sở kinh doanh để làm mục đích khác thì rất nhiều. Trước đây, khi bộ văn hoá đư ra đề xuất cấm kinh doanh karaoke, những ý kiến phản bác cho rằng, ai sai xủ lý người đó, không thể cấm tràn lan. Nhưng vấn đề ở đây bắt được một ổ trá hình đang hoạt động thì vô cùng khó khăn. Và thực tế hầu như ai cũng biết, từ khi các dịch vụ này ra đời thì cái tiêu cực nhiều hơn cái tích cực. Vậy trong 2 sự lựa chọn, nếu cấm kinh doanh karaoke thì sẽ có lợi nhiều hơn, không nên coi đây là một nghề kinh doanh kiếm lời nhằm ngăn ngừa sự lợi dụng biến tướng. Nếu các câu lạc bộ, cơ quan đơn vị mở karaoke phục vụ miễn phí thì không những không cấm mà còn được hoan nghênh. Trên thế giới không phải nước nào cũng có hoạt động kinh doanh karaoke, nhiều nước chỉ có karaoke phục vụ miễn phí. Tuy nhiên do dư luận còn có ý kiến trái chiều nên trước mắt bộ văn hoá thông tin đề nghị không nên khuyến khích kinh doanh lĩnh vực này. Với những nơi đã cấp phép thì phải tăng cường công tác thanh tra quản lý, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Một điều chúng ta thấy rằng, để xoá bỏ các dịch vụ này là vô cùng khó, karaoke giống như vòi bạch tuộc chặt đứt vòi này, nó sẽ mọc chổ khác ở nơi khác.
Hiên nay các dịch vụ này rất nhiều và mang tính chất tràn lan, việ quản lý nó cũng là một điều rất khó khăn, mức độ vi phạm của các dịch vụ này cũng rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, số vụ bị bắt so với vụ vi phạm lọt lưới chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Để xảy ra tình trạng trên, ngành văn hoá thông tin cũng có phần trách nhiệm song không thể không nói đến trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ sở, lực lượng công an và một số bộ ngành có liên quan đến việc cấp giấy phép.
Khuyến nghị
Qua chuyến đi thực tế ngắn ngủi vừa qua cùng việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân đồng thời tôi cũng đưa ra được những khuyến nghị của mình về đề tài nghiên cứu tại thị trấn như sau:
Các cơ quan văn hoá thông tin cần quan tâm hơn nữa đến việc xử lý các trường hợp vi phạm như thế này
Nâng cao mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm
Có các hình thức răn đe cứng rắn hơn
Quản lý chặt chẽ hơn nữa các hình thức kinh doanh
Xử lý một cách công bằng, khách quan vô tư, không được bao che, bảo kê các trường hợp vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Như vậy, trên đây là toàn bộ báo cáo của tôi về đề tài nghiên cứu: “Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng- thực trạng – nguyên nhân và giải pháp” tại khu vực 7 - thị trấn Tứ Hạ - Hương Trà - Huế. Qua chuyến đi thực tế này, tôi đã có được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân và rút kinh nghiệm cho các báo cáo tiếp theo được hoàn thành tốt hơn.
PHỤ LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO
www. Google.com.vn
Lê Thị Kim Lan – Phát Triển Cộng Đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc doanh karaoke trá hình - một vấn đề nóng bỏng - thực trạng – nguyên nhân - giải pháp tại khu vực 7 – TT Tứ Hạ - Hương Trà - Huế.doc