Văn học nghệ thuật dù ở thời đại nào cũng có cái đẹp “thuần tuý”. Cái đẹp của văn học nghệ thuật bao giờ cũng mang theo dưới những lớp chữ, lớp màu, dưới những lớp hoà âm. những biểu hiện của ý thức, tư tưởng, những yêu cầu về văn hoá và mỹ học của một giai cấp, một tầng lớp nhất định hoặc của đông đảo quần chúng trong một thời kỳ nhất định.
114 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng không đại diện cho cái ác mà chỉ đại diện cho thiên kiến xã hội mà thôi. Vậy thì cái chết của Julie cuối tác phẩm phải hiểu thế nào đây? Ai gây nên cái chết của Julie? Nàng bị cảm vì nhảy xuống nước cứu con, cái đó đã đành rồi. Nhưng nếu không có cái tai họa bất ngờ ấy thì Julie vẫn không sống được vì sống mà phải kìm nén tình cảm giữa một bên là chồng, một bên là người yêu. Rousseau canh cánh bên lòng không biết độc giả có hiểu cái điều tâm huyết mà ông muốn nhờ văn chương đem đến cho đời hay không? Chính chế độ phong kiến với quan niệm hủ bại và những kẻ nặng đầu óc đẳng cấp như nam tước D’Étanges là thủ phạm vùi dập hạnh phúc, tình yêu chân chính của Julie và Saint-Preux. Phải giả phóng cho con người! Đó là điều Rousseau muốn gửi gắm.
II. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
II.1. Khắc họa tính cách nhân vật qua việc để nhân vật bộc lộ chính mình
Tâm lý nhân vật là yếu tố tạo nên sức sống nhân vật trong tác phẩm, nó tạo nên những phẩm chất về tâm hồn, là yếu tố gắn liền với tính cách của nhân vật. Quá trình tâm lý nảy sinh trong con người hoàn toàn không phải là hiện tượng bí ẩn, không giải thích được mà nó là phản ứng của con người khi lấy những kinh nghiệm, đạo đức, cảm xúc... làm tiền đề trước tình huống của cuộc sống. Tâm lý nhân vật trong tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ đề, tư tưởng của tác giả, đồng thời tâm lý nhân vật cũng góp phần thể hiện sâu sắc hơn quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả.
Đối với tiểu thuyết thường, tâm lý nhân vật được bộc lộ thông qua tài quan sát một cách tỉ mỉ của nhà văn. Để bộc lộ cảm xúc thật của nhân vật, nhà văn sử dụng lối độc thoại nội tâm. Tiểu thuyết bằng thư lại khác, nó có nhiều nét đặc sắc hơn. Ở đây khi nhân vật viết thư không phải nhân vật đang độc thoại mà là đối thoại ngầm. Thư từ là nơi để người ta bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thành, sâu sắc nhất. Nhân vật tự mình đi sâu vào ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn mình để cảm xúc và viết ra thư.
Julie hay nàng Héloise mới được viết dưới dạng những bức thư trao đổi nên tác giả không tham dự vào việc xây dựng tính cách nhân vật mà để cho nhân vật tự nói lên tiếng lòng của mình rồi viết ra thư, truyền cảm xúc đến cho người khác (người nhận thư). Rousseau say sưa trong quá trình sáng tạo và phân tích tâm lý nhân vật. Mỗi bức thư là một cuộc đối thoại triền miên của dòng tình cảm giữa hai người yêu nhau hoặc hai người thân. Mỗi người đều nói với người khác về mình. Họ nói trong im lặng và được trả lời cũng trong im lặng, qua thư.
Đó là một sân khấu sôi động, không công diễn. Mỗi nhân vật nói năng, hành động, ứng xử, giãi bày trước mặt công chúng, độc giả và cả tác giả nữa. Rất ít chỗ cho lời bình luận của tác giả trong thể loại này. Tuy nhiên, trong cách xây dựng nhân vật, nhà văn đã đi sâu vào những ngóc ngách mới của trái tim từ trước đến nay ít ai chú ý tới và tạo nên sự sùng bái tình cảm trong nghệ thuật. Khi nhà văn đọc những bức thư này tức là nhà văn đã đi sâu vào trái tim nhân vật, truyền cho người đọc những rung cảm sâu kín nhất. Julie cũng như Saint-Preux trước hết sống bằng trái tim của mình, những hành động của họ đều tuân theo những thôi thúc của con tim. Họ không phải là một người nhợt nhạt, khô khan, không máu nóng, chỉ biết cúi đầu phục tùng những nguyên tắc đạo lý phong kiến ngày xưa. Trái lại, họ sống sôi nổi với tình cảm của họ, họ yêu nhau tha thiết trên cơ sở tình cảm. Tất cả những cung bậc tình cảm, những buồn, vui, thương, nhớ, lo lắng, bồn chồn đều được nhân vật bộc lộ hết qua những trang thư. Lần đầu tiên gặp Julie, Saint-Preux đã cảm mến nàng với vẻ xúc động khó tả: “Vẻ kiều diễm của cô đã làm choáng ngợp mắt tôi, song nó không bao giờ khiến lòng tôi đi sai đường lạc lối” [25, 27]. Chàng thổ lộ với Julie: “Anh không phải là một tên quyến rũ hà tiện như em gọi anh trong lúc tuyệt vọng, nhưng là một người giản dị và đa cảm, dễ bày ra những gì mình cảm thấy và không cảm thấy điều gì mình xấu hổ” [25, 41], và Saint-Preux yêu đến mãnh liệt, sẵn sàng làm tất cả cho người mình yêu. “Không có lệnh nào mà tôi không ký nhận, trừ cái lệnh không được yêu cô nữa; và tôi có thể vâng lời đến cả điều đó, nếu tôi có thể làm được” [25, 31]. Khi yêu, con người ta không tránh khỏi rơi vào tâm trạng lo lắng, hồi hộp. Saint-Preux lo sợ không biết lúc nào đó Julie quên mình hay không. “Julie, có thể là cô quên tôi chăng? Chà! Đó là nỗi lo sợ ghê gớm nhất của tôi” [25, 77]. Có thể nói Rousseau đã xây dựng Saint-Preux là một con người có đời sống nội tâm sâu sắc. Nhân vật Saint-Preux luôn huy động sức mạnh nội tâm của tình cảm và lý trí tạo nên sự vận động không ngừng của những chuỗi tâm trạng.
Đối với Julie, cô yêu Saint-Preux và nhận thấy mỗi ngày một khăng khít với anh hơn, nhưng cách thể hiện của cô có vẻ kín đáo và khiêm tốn hơn, bởi quan điểm của cô là “Khiêm tốn và đoan chính là quý báu đối với tôi” [25, 36]. Cô cũng yêu, cũng nhớ như Saint-Preux nhưng cô phải nén tình cảm của mình trước người cha đầu óc đặc sệt những thành kiến cổ hủ.
Julie yêu Saint-Preux trên cơ sở đạo đức tự nhiên. Khi kề vai sát cánh dưới vòm cây trong vườn hoa nở, khi xa cách nhau thương nhớ, viết thư tình gửi gió đem đi, khi hẹn hò nhau giữa cảnh thiên nhiên thơ mộng. Họ không cần biết đến cơn giông tố phũ phàng của cuộc đời sắp sửa kéo đến tàn phá hạnh phúc của họ.
Xa Saint-Preux, hình ảnh chàng luôn ngự trị trong trái tim của Julie. Tâm hồn cô ngập tràn hình bóng của Saint-Preux, nhìn đâu cũng thấy Saint-Preux. “Tôi hoài công muốn dứt bỏ cái hình ảnh yêu dấu ấy, tôi cảm thấy nó ăn sâu vào đấy quá rồi, tôi xé tim mình mà không gỡ được nó ra, và những cố gắng của tôi để xoá đi một ký ức êm đềm như vậy chỉ thêm khắc nó vào đấy sâu hơn” [25, 321 - 322]. Sau khi Julie lấy chồng, tình cảm của cô không bị mất đi. Cô “vẫn yêu anh trìu mến như bao giờ” [26, 69]. Nhưng tình yêu của cô bị “nghĩa vụ” nén xuống, không có điều kiện bộc lộ như trước. Tuy nhiên, nó vẫn âm ỉ và làm cho cuộc sống của cô trở nên khô héo. Còn Saint-Preux sau bao năm xa cách, gặp lại người tình, bây giờ là vợ một người đàn ông khác, bên cạnh là những đứa con ngoan ngoãn, anh “cảm thấy lòng tan nát khổ đau và lâng lâng vui sướng” [26, 59]. Tuy vậy, trong lòng anh, Julie vẫn mãi mãi là Julie của anh như thuở nào. “Cho đến bây giờ tôi vẫn luôn luôn nhớ lại Julie như trước kia rạng rỡ những vẻ kiều diễm của tuổi xuân đầu” [26, 59]. Những ngày sống với vợ chồng Wolmar, Saint-Preux luôn nhớ lại những kỉ niệm đã có với nàng, những buổi cùng nàng dạo chơi, những rung động thầm kín của buổi ban đầu... Vì tình yêu đối với Julie và nỗi lo sợ mất nàng khiến Saint-Preux mơ thấy cảnh tượng khủng khiếp. Chiếc khăn trùm đã cất bỏ đi đời sống của Julie mãi mãi. Và giấc mơ đó như như một điềm báo báo trước một kết cục đau thương. Julie thực sự ra đi mãi mãi nhưng thực tế cô không bao giờ chết trong trái tim Saint-Preux . Thời gian và không gian, những thăng trầm của cuộc sống không thể dập tắt được ngọn lửa tình yêu - một mối tình nồng nàn từ trái tim. Đến khi lìa bỏ cõi đời, họ vẫn ấp ủ mối tình đầu. “Cái đạo đức đã chia lìa chúng ta trên cõi thế sẽ kết hợp chúng ta tại chốn vĩnh hằng. Em chết trong sự chờ đợi êm ái ấy...” [26, 474].
II.2. Khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua cái nhìn khách quan của nhân vật khác
II.2.1. Ngoại hình nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác
Trong các tác phẩm văn học từ cổ chí kim, khi xây dựng nhân vật hầu hết các nhà văn đều khắc hoạ nhân vật qua ngoại hình. Dù ít hay nhiều, điểm xuyết một vài nét hay miêu tả tỉ mỉ cũng đều thực hiện ý đồ khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật. Bởi từ ngoại hình người ta có thể biết được tính cách và số phận của con người.
Trong Julie hay nàng Héloise mới, tác giả không tham gia vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật mà chủ yếu để cho các nhân vật nhận xét về nhau. Ngoại hình nhân vật ở đây ít được đặc tả qua đường nét, hình dáng mà chủ yếu được đặc tả qua tâm trạng của nhân vật. Ngoại hình nhân vật thay đổi tuỳ thuộc vào sự thay đổi của tâm trạng.
Julie và Saint-Preux là hai nhân vật trung tâm nên được đặc tả qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Mỗi người đều có một cách nhìn nhận riêng. Julie là con gái một nhà quý tộc, lớn lên trong sung sướng. Cô đang ở tuổi đẹp nhất - tuổi mười tám. Claire - cô em họ Julie nhìn cô với ánh mắt thán phục và đầy tự hào về sắc đẹp và sự duyên dáng của chị “Em còn thấy mình đẹp vì sắc đẹp của chị, khả ái vì những yêu kiều của chị, điểm tô vì những tài năng của chị” [25, 243]. Đối với người tình Saint-Preux, Julie được nhìn qua lăng kính của người đang yêu. Người ta nói “Vẻ đẹp không phải ở đôi má hồng của người phụ nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình”. Vì thế, trong mắt của Saint-Preux, Julie lúc nào cũng đẹp, lúc đang là người yêu của anh hay lúc Julie đã có chồng, con. “Nàng thực sự đẹp và rạng rỡ hơn bao giờ hết...” [26, 62]. Sự thay đổi tâm trạng từng ngày, từng giờ, từng khoảnh khắc của Julie đều được Saint-Preux cảm nhận hết. Tâm trạng Julie biến đổi rất rõ từ khi nhận được lá thư tỏ tình của người thầy dạy mình. Từ thái độ vui tươi, hồn nhiên, bỗng “mắt cô trở nên u buồn, lơ đãng, cắm xuống đất... sắc hồng hào của cô phai nhạt, một vẻ xanh xao xa lạ phủ lên má cô...” [25, 33]. Và tâm trạng đó biến mất khi cô nhận lời yêu Saint-Preux. “Những thẫn thờ của cô đã biến mất; chẳng còn lại chuyện chán chường rầu rĩ nữa; mọi vẻ duyên dáng đều trở lại vị trí của nó” [25, 48]. Vẻ rầu rĩ, u buồn ở Julie chứng tỏ cô là một con người đa cảm và yêu Saint-Preux tha thiết. Có thể nói, mọi sự thay đổi trên khuôn mặt Saint-Preux không tránh khỏi cặp mắt của Saint-Preux. Anh luôn dõi theo từng bước đi của Julie, chia sẻ với cô những niềm vui nỗi buồn, giúp cô đứng vững trước cuộc đời.
Xuất thân từ tầng lớp bình dân, Saint-Preux đã tận dụng vốn tri thức mà mình có để bươn chải với cuộc sống và trau dồi thêm kiến thức cho mình. Saint-Preux hiện lên qua con mắt của tôn ông Édouard là một chàng thanh niên khoẻ mạnh “Ông ta trẻ, cao lớn, đẹp trai, vạm vỡ, khéo léo” [25, 195]. Với một sức khoẻ và vốn hiểu biết như vậy, Saint-Preux được Julie chọn và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tình yêu của họ phải vượt qua một thử thách ác nghiệt: Saint-Preux phải ra đi. Sau sáu năm trở về, “dáng đi của anh vững vàng hơn, tư thế phóng khoáng hơn, phong thái ngang tàng hơn: anh đã đem từ các chiến dịch của mình về một vẻ hùng dũng nào đó nó càng thích hợp với anh hơn” [26, 70]. Còn nước da thì “đen như da người Morơ; và hơn nữa lại bị rỗ hoa rất rõ” [26, 70]. Những nét ngoại hình đó càng chứng tỏ một con người từng trải ở Saint-Preux. Cuộc sống đầy biến động không thể đánh gục một con người đầy nghị lực như anh.
Trong tác phẩm, hình tượng ông Wolmar là nhân vật được khắc hoạ rõ nét nhất về cả ngoại hình, tuổi tác lẫn tính cách. “Ông Wolmar tuổi đã cao, và mặc dù giàu có và là người danh gia vọng tộc, ông đã chẳng tìm được vợ xứng đáng với ông” [26, 340]. Và ông gặp Julie, cô đã mang đến cho ông xúc động đầu tiên, duy nhất trong đời. Vì thế khi trở trhành chồng Julie, ông sống với tất cả tình thương và trách nhiệm với vợ. Là một người vợ chung thuỷ, Julie nói với bạn trai về chồng mình bằng một giọng đầy kính trọng. “Ông Wolmar gần năm mươi tuổi... Diện mạo ông cao nhã và hân hoan, tiếp xúc với ông giản dị và cởi mở, điệu bộ ông chính trực nhiều hơn vồn vã, ông nói ít và rộng ý nghĩa, nhưng không ra vẻ cầu kỳ cách ngôn” [26, 375].
Có thể nói, mặc dù tác giả không tham gia vào việc miêu tả ngoại hình nhưng người đọc vẫn thấy ngoại hình nhân vật hiện rõ từ những chi tiết lớn đến những chi tiết nhỏ nhất qua cái nhìn của các nhân vật với nhau.
II.2.2. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác
Nhân vật trong tiểu thuyết thông thường được đánh giá qua lời của tác giả hoặc người đọc tự rút ra thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Julie hay nàng Héloise là một tiểu thuyết bằng thư vì thế tính cách nhân vật được phát biểu trực tiếp qua một số nhân vật khác. Mỗi người có một cảm tình riêng đối với những người khác, và qua những lời lẽ mà họ dành cho người thân của mình thể hiện tình cảm yêu ghét rõ ràng. Nam tước D’Étanges kể với ông Wolmar về con gái mình với tất cả tình yêu thương và niềm tự hào “Nó không phải là không có tài đức, nó có trái tim dễ cảm và lòng yêu bổn phận khiến nó yêu tất cả những gì thuộc về bổn phận” [26, 152]. Cái “bổn phận” mà ông D’Étanges nói ở đây sau này được Saint-Preux khẳng định “...Làm mẹ cũng như nàng làm vợ, cũng như nàng làm bạn, cũng như nàng làm con gái, và nàng cũng đã làm người yêu như vậy” [26, 143]. Trong cương vị nào, cô cũng thể hiện là “một người đàn bà vô song” [26, 143].
Xuất thân từ tầng lớp quý tộc nhưng cô không bao giờ tự kiêu về nguồn gốc xuất thân của mình, mà cô luôn sống gần gũi hoà đồng với tất cả mọi người. Có lần cô từ bỏ cơ hội hẹn hò với Saint-Preux để giúp đỡ Clôt Anet và Frăngsông, tác thành cho họ nên vợ nên chồng. Khi sống sung sướng bên chồng, nguồn vui lớn nhất đối với cô là làm từ thiện. Saint-Preux đã nói với tôn ông Édouard rằng: “Nàng không có cái tính từ thiện lười nhác của người giàu đem tiền ra mua lấy cái quyền gạt bỏ những lời cầu xin của những người khốn khổ, và trước một ân huệ van nài bao giờ cũng chỉ biết của bố thí” [26, 203].
Như vậy, đối với tất cả mọi người Julie luôn là một người phụ nữ tốt bụng, yêu thương con người, đặc biệt là những người nghèo khổ.
Saint-Preux thì lại khác, anh được nhìn dưới con mắt của hai thế hệ đối lập nhau nên có nhiều điểm mâu thuẫn trong cách nhìn của từng người. Với tất cả niềm kính trọng và thán phục của một người học trò đối với thầy, Saint-Preux hiện lên dưới con mắt của Julie “không phải là một người có giá trị, cậu ấy là một người có đạo đức” [25, 43]. Là một người thuộc tầng lớp bình dân nhưng lại học rộng biết nhiều, sống với lòng say mê tri thức, rất đúng với lời nhận xét của tông ông Édouard: “Do thiên bẩm ông ta đã có tất cả những thiên tư không tuỳ thuộc vào mọi người, và ông đã thêm vào đó những tài năng tuỳ thuộc ở ông... ông có giáo dục, ý thức, phong nhã, dũng cảm, trí thức trau dồi, tâm hồn lành mạnh” [25, 195]. Còn dưới con mắt của một kẻ kiêu căng về nguồn gốc xuất thân của mình, cho mình là người cao quý, D’Étanges coi khinh Saint-Preux - một con người thuộc đẳng cấp thứ ba.Ông gọi anh là một kẻ “cha căng chú kiết”, “sống bằng của bố thí của người khác”, một kẻ “giả bộ văn hoa, một tên nói láo” [25, 201]. Sự đối lập trong cách nhìn nhận của ông D’Étanges với tông ông Édouard và Julie là do nguồn gốc xuất thân của Saint-Preux. Giả sử Saint-Preux cũng thuộc giai cấp quý tộc thì cách nhìn của D’Étanges đã khác. Đằng này anh thuộc vào đẳng cấp thứ ba, mà đối với D’Étanges, một người thuộc vào nấc thang cuối cùng của xã hội thì một tên quý tộc như ông ta có quyền xổ những lời thóa mạ vào họ. Chi tiết này tác giả muốn tố cáo xã hội với sự phân biệt đẳng cấp, giàu nghèo, sang hèn gây biết bao đau khổ cho những người bình dân.
Tôn ông Édouard được đánh giá qua Saint-Preux là một người “nóng tính và sôi nổi” nhưng có “một tâm hồn cao cả và hào hiệp” [25, 189]. Claire luôn là chỗ dựa vững chắc cho Julie, đối với Julie và Saint-Preux , cô là “mẫu mực duy nhất và hoàn hảo nhất về tình bạn” [25, 262]. D’Étanges là người mang nặng tư tưởng lỗi thời, không gì có thể lay chuyển được. Ông Wolmar là một người tốt bụng và rộng lượng. Ông là một nhà quý phái đã sa sút, trầm lặng, chín chắn, vô thần, có vẻ lạnh lùng nhưng cách cư xứ với người khác không có gì đáng chê trách mà còn tỏ rõ một tâm hồn cao thượng.
Cách miêu tả diện mạo và tính cách nhân vật qua cái nhìn của nhân vật khác như vậy đã thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong cách nắm bắt con người của Rousseau, tạo tính khách quan trong cách nhìn nhận của độc giả.
III. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
III.1. Hình tượng người trần thuật
Julie hay nàng Héloise mới không có sự tham gia của tác giả vào câu chuyện. Tác giả chỉ là người đứng ngoài, chịu trách nhiệm sưu tầm và thu thập những bức thư của nhân vật mà thôi. Nhân vật kể chuyện xưng tôi. Tôi kể về tôi, tôi nghe, tôi thấy, tôi cảm xúc, suy nghĩ,... Những câu chuyện đều được bộc lộ ra từ đáy lòng. Tất cả những người kể chuyện trong tác phẩm đều có quan hệ với nhau. Đó có thể là quan hệ yêu đương, quan hệ bạn bè, quan hệ cha con, vợ chồng, hay quan hệ chủ tớ. Mỗi người kể chuyện mình và kể chuyện một người thứ ba cho người thân của mình nghe để được đồng cảm, chia sẻ. Với cái tôi tự kể về mình, kể về người khác theo quan điểm của chính mình đã giúp cho các nhân vật tự do bộc lộ nhận xét, đánh giá cảm xúc, suy nghĩ của mình. Trong các bức thư mà các nhân vật viết cho nhau, họ kể với nhau đủ mọi thứ chuyện: chuyện tình yêu, chuyện gia đình, chuyện kẻ hầu người hạ, chuyện chính trị xã hội, tôn giáo,... Trong tác phẩm Saint-Preux là người kể chuyện nhiều nhất. Chuyện của anh xoay quanh chuyện tình yêu đối với Julie với những xa cách, nhớ nhung, sầu muộn, tha thiết, cuồng nhiệt, hy vọng rồi thất vọng. Anh còn kể chuyện thiên nhiên, chuyện sinh hoạt trong gia đình ông Wolmar với người ăn người làm vui vẻ, tối tối quây quần bên nhau. Chuyện của những người khác đều xoay quanh việc gỡ rối cho câu chuyện tình yêu giữa Julie và Saint-Preux.
Để cho nhân vật tự kể, tác giả là người đứng ngoài nhưng qua việc xây dựng người kể chuyện xưng tôi, tác giả gửi gắm nhiều thông điệp, đó là ca ngợi tình yêu tự nhiên của con người và tố cáo xã hội chà đạp lên quyền tự do yêu đương.
III.2. Điểm nhìn trần thuật
Sơ đồ sự dịch chuyển các điểm nhìn
Phần thứ nhất
Thứ tự các thư
Ngôi thứ nhất
(Người gửi)
Ngôi thứ hai (Người nhận)
Ngôi thứ ba
(Người được nói tới)
Thư I
Saint-Preux
Julie
Thư II
Saint-Preux
Julie
Thư III
Saint-Preux
Julie
Thư IV
Julie
Saint-Preux
Thư V
Saint-Preux
Julie
Thư VI
Julie
Claire
Saint-Preux
Thư VII
Claire
Julie
U Sayô
Thư VIII
Saint-Preux
Julie
Thư IX
Julie
Saint-Preux
Thư X
Saint-Preux
Julie
Thư XI
Julie
Saint-Preux
Thư XII
Saint-Preux
Julie
Claire
Thư XIII
Julie
Saint-Preux
Ông bà D’Étanges
Thư XIV
Saint-Preux
Julie
Thư XV
Julie
Saint-Preux
Thư XVI
Saint-Preux
Julie
Thư XVII
Julie
Saint-Preux
Thư XVIII
Saint-Preux
Julie
Thư XIX
Saint-Preux
Julie
Thư XX
Julie
Saint-Preux
Ông D’Étanges
Thư XXI
Saint-Preux
Julie
Thư XXII
Julie
Saint-Preux
Ông bà D’Étanges, Ông Wolmar
Thư XXIII
Saint-Preux
Julie
Thư XXIV
Julie
Saint-Preux
Thư XXV
Julie
Saint-Preux
Thư XXVI
Saint-Preux
Julie
Thư XXVII
Claire
Saint-Preux
Julie
Thư XXVIII
Julie
Claire
Ông bà D’Étanges
Thư XXIX
Julie
Claire
Saint-Preux
Thư XXX
Claire
Julie
Thư XXXI
Saint-Preux
Julie
Mẹ Julie
Thư XXXII
Julie
Saint-Preux
Ông D’Étanges
Thư XXXIII
Julie
Saint-Preux
Claire
Thư XXXIV
Saint-Preux
Julie
Thư XXXV
Julie
Saint-Preux
Claire
Thư XXXVI
Julie
Saint-Preux
Claire, ông bà D’Étanges
Thư XXXVII
Julie
Saint-Preux
Ông bà D’Étanges
Thư XXXVIII
Saint-Preux
Julie
THư XXXIX
Julie
Saint-Preux
Clôt Anet, Frăngsông
Thư XL
Frăngsông
Julie
Clôt Anet
Thư XLI
Julie
Frăngsông
Thư XLII
Saint-Preux
Julie
Thư XLIII
Saint-Preux
Julie
Viên đại uý của Clôt Anet
Thư XLIV
Julie
Saint-Preux
Édouard, bà D’Étanges
Thư XLV
Saint-Preux
Julie
Édouard
Thư XLVI
Julie
Saint-Preux
Frăngsông, Édouard
Thư XLVII
Saint-Preux
Julie
Édouard
Thư XLVIII
Saint-Preux
Julie
Thư XLIX
Julie
Saint-Preux
Édouard
Thư L
Julie
Saint-Preux
Thư LI
Saint-Preux
Julie
Thư LII
Julie
Saint-Preux
Thư LIII
Julie
Saint-Preux
Frăngsông
Thư LIV
Saint-Preux
Julie
Thư LV
Saint-Preux
Julie
Thư LVI
Claire
Julie
Saint-Preux, Édouard
Thư LVII
Julie
Saint-Preux
Édouard
Thư LVIII
Julie
Édouard
Saint-Preux
Thư LIX
Đoocbơ
Julie
Édouard
Thư LX
Saint-Preux
Julie
Édouard
Thư LXI
Julie
Saint-Preux
Édouard
Thư LXII
Claire
Julie
Édouard, ông D’Étanges
Thư LXIII
Julie
Claire
Ông D’Étanges
Thư LXIV
Claire
Đoocbơ
Saint-Preux
Thư LXV
Claire
Julie
Đoocbơ, Édouard
Phần thứ hai
Thư I
Saint-Preux
Julie
Thư II
Édouard
Claire
Saint-Preux
Thư III
Édouard
Julie
Saint-Preux
Thư IV
Julie
Claire
Édouard
Thư V
Claire
Julie
Thư VI
Julie
Édouard
Thư VII
Julie
Saint-Preux
Thư VIII
Claire
Saint-Preux
Julie
Thư IX
Édouard
Julie
Saint-Preux
Thư X
Saint-Preux
Claire
Édouard
Thư XI
Julie
Saint-Preux
Ông D’Étanges
Thư XII
Saint-Preux
Julie
Thư XIII
Saint-Preux
Julie
Édouard
Thư XIV đến thư XXV (tóm tắt)
Thư XXVI
Saint-Preux
Julie
Thư XXVII
Julie
Saint-Preux
Thư XXVIII
Julie
Saint-Preux
Bà D’Étanges
Phần thứ ba
Thư I
Claire
Saint-Preux
Bà D’Étanges, Julie
Thư II
Saint-Preux
Bà D’Étanges
Julie
Thư III
Saint-Preux
Claire
Julie
Thư IV
Claire
Saint-Preux
Bà D’Étanges
Thư V
Julie
Saint-Preux
Bà D’Étanges
Thư VI
Saint-Preux
Claire
Bà D’Étanges, Julie
Thư VII
Claire
Saint-Preux
Bà D’Étanges
Thư VIII
Édouard
Saint-Preux
Thư IX
Saint-Preux
Édouard
Thư X
Ông D’Étanges
Saint-Preux
Thư XI
Saint-Preux
Ông D’Étanges
Thư XII
Julie
Saint-Preux
Thư XIII
Julie
Claire
Saint-Preux
Thư XIV
Claire
Julie
Saint-Preux, Édouard
Thư XV
Julie
Saint-Preux
Ông D’Étanges
Thư XVI
Saint-Preux
Julie
Édouard
Thư XVII
Claire
Saint-Preux
Julie
Thư XVIII
Julie
Saint-Preux
Ông D’Étanges, ông Wolmar
Thư XIX
Saint-Preux
Julie
Thư XX
Julie
Saint-Preux
Wolmar, Claire
Thư XXI
Saint-Preux
Édouard
Thư XXII
Édouard
Saint-Preux
Thư XXIII
Édouard
Saint-Preux
Thư XXIV
Saint-Preux
Édouard
Thư XXV
Édouard
Saint-Preux
Thư XXVI
Saint-Preux
Claire
Julie
Phần thứ tư
Thư I
Julie
Claire
Thư II
Claire
Julie
Thư III
Saint-Preux
Claire
Julie
Thư IV
Ông Wolmar
Saint-Preux
Julie
Thư V
Claire
Saint-Preux
Ông bà Wolmar
Thư VI
Saint-Preux
Édouard
Ông bà Wolmar
Thư VII
Bà Wolmar
Claire
Saint-Preux
Thư VIII
Claire
Julie
Saint-Preux
Thư IX
Claire
Julie
Saint-Preux
Thư X
Saint-Preux
Édouard
Ông bà Wolmar
Thư XI
Saint-Preux
Édouard
Ông bà Wolmar
Thư XII
Julie
Claire
Ông Wolmar,Saint-Preux
Thư XIII
Claire
Julie
Saint-Preux
Thư XIV
Ông Wolmar
Claire
Saint-Preux
Thư XV
Saint-Preux
Édouard
Julie
Thư XVI
Julie
Ông Wolmar
Thư XVII
Saint-Preux
Édouard
Julie
Phần thứ năm
Thư I
Édouard
Saint-Preux
Thư II
Saint-Preux
Édouard
Ông bà Wolmar
Thư III
Saint-Preux
Édouard
Ông bà Wolmar
Thư IV
Édouard
Saint-Preux
Bà Wolmar
Thư V
Saint-Preux
Édouard
Ông Wolmar, Julie
Thư VI
Saint-Preux
Édouard
Claire, ông bà Wolmar
Thư VII
Saint-Preux
Édouard
Ông Wolmar, ông D’Étanges
Thư VIII
Saint-Preux
Ông Wolmar
Édouard
Thư IX
Saint-Preux
Claire
Édouard
Thư X
Claire
Saint-Preux
Thư XI
Ông Wolmar
Saint-Preux
Thư XII
Saint-Preux
Ông Wolmar
Édouard
Thư XIII
Julie
Claire
Saint-Preux
Thư XIV
Hăngriet
Claire
Phần thứ sáu
Thư I
Claire
Julie
Thư II
Claire
Julie
Saint-Preux
Thư III
Édouard
Wolmar
Saint-Preux
Thư IV
Wolmar
Édouard
Saint-Preux
Thư V
Claire
Julie
Thư VI
Julie
Saint-Preux
Claire
Thư VII
Saint-Preux
Julie
Claire
Thư VIII
Julie
Saint-Preux
Thư IX
Frăngsông
Saint-Preux
Julie
Thư X
Claire + Wolmar
Saint-Preux
Julie
Thư XI
Wolmar
Saint-Preux
Julie, Claire, Clôt Anet
Thư XII
Julie
Saint-Preux
Claire
Thư XIII
Claire
Saint-Preux
Ông Wolmar, Édouard
Trong tiểu thuyết bằng thư đa thanh, mỗi nhân vật đều trở thành “chủ thể” trong một lúc nào đấy, khi người đó viết thư xưng tôi. Đến một lúc khác, vai chủ thể chuyển sang nhân vật khác là người viết thư cho anh ta. Khi nhận được thư, anh ở vào vị trí ngôi thứ hai. Và anh cũng có thể ở vị trí ngôi thứ ba khi hai người khác viết thư cho nhau và kể về anh. Julie hay nàng Héloise mới là tác phẩm tiêu biểu nhất cho dạng tiểu thuyết đa điểm nhìn. Mỗi nhân vật trong tác phẩm là một điểm nhìn, có thể có điểm nhìn phân thân của nhân vật. Ngoài ra còn có điểm nhìn ngầm của tác giả qua vài dòng chú thích. Ví dụ khi dẫn đoạn thư Saint-Preux viết cho Julie kể về nỗi xúc động khi nhận bức thư của Julie từ tay tôn ông Édouard “thế rồi ông trao lại cho anh một bức thư mà anh lấy làm ngạc nhiên thấy nó được viết do một bàn tay xưa nay chưa từng viết cho một người đàn ông nào khác ngoài anh ra” [25, 189], tác giả chen ngay vào suy nghĩ của mình “Tôi nghĩ phải trừ cha cô ta ra” [25, 189]. Còn nhiều chú thích khác nữa thể hiện cách nhìn của tác giả về nhiều mặt của xã hội.
Nét đặc biệt trong tự sự đa điểm nhìn của Rousseau là sự hoán đổi liên tục các điểm nhìn. Saint-Preux, Julie hay các nhân vật khác đều là người kể chuyện xưng tôi trong thư của mỗi người. Họ có thể lúc này ở ngôi thứ nhất nhưng lúc kia lại ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba. Hai chủ thể viết thư cho nhau độc lập trong cách suy nghĩ của họ, nhưng có vai trò ngang nhau, với số lượng thư từ gần như tương đương, chẳng có điểm nhìn nào là điểm nhìn ưu đãi. Khi đọc Julie hay nàng Héloise mới, thư này sang thư khác chúng ta phải chuyển dịch liên tiếp điểm nhìn của chúng ta theo điểm nhìn của nhân vật.
Khác với Nỗi đau chàng Werthers, Nỗi đau chàng Werthers là một tiểu thuyết bằng thư đơn thanh nên chỉ có một điểm nhìn duy nhất. Người ta chỉ thấy thư của Werthers gửi cho Vinhem chứ không hề thấy sự hồi âm từ Vinhem. Werthers say sưa kể chuyện mình, say sưa kể về nàng Lotte. Ở đây không có điểm nhìn của Vinhem nhưng người đọc nghĩ rằng chắc phải có điểm nhìn ngầm của anh, bởi Werthers gửi thư cho bạn chắc chắn Vinhem có gửi lại, chỉ có điều tác giả không trích thư của anh vào đây mà thôi. Đó là ý đồ nghệ thuật của tác giả để xây dựng một tiểu thuyết bằng thư đơn thanh.
Thế kỷ XX xuất hiện nhiều tác phẩm được viết bằng thư nhưng cách tân hơn. Mỗi truyện chỉ có một bức thư như Bức thư của một người đàn bà không quen của Stefan Zweig (Văn học Áo), Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Yban (Văn học Việt Nam ). Bức thư của một người đàn bà không quen có nhiều điểm mới lạ. Tác phẩm chỉ gồm một bức thư nhưng không chỉ có một điểm nhìn của người viết thư mà còn có điểm nhìn của chàng trai hai lăm tuổi, điểm nhìn của tác giả. Đó là sự kế thừa và phát triển hình thức tiểu thuyết bằng thư thế kỷ XVIII.
Trong Julie hay nàng Héloise mới, sự xen kẽ các điểm nhìn từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác khiến các sự kiện, các nhân vật được kể từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau trở nên chân thực, đa dạng và sinh động hơn. Cùng một nhân vật nhưng ở điểm nhìn khác nhau sẽ có cách đánh giá và thái độ khác nhau. Ví dụ đều nói về Saint-Preux nhưng những người bạn thì nói về anh với vẻ khâm phục, quý mến, vì thế Saint-Preux hiện lên là một con người hiểu biết, có đạo đức. Còn ông D’Étanges thì nói về anh như một kẻ bỏ đi, một tên giả bộ văn hoa quyến rũ con gái ông.
Julie hay nàng Héloise mới còn có điểm nhìn bên ngoài (từ một người khác) và điểm nhìn bên trong (nhân vật tự bộc lộ). Mỗi người “đọc tâm hồn” người khác không giống nhau. Saint-Preux nhìn Julie bằng cặp mắt của một người đang yêu nên Julie lúc nào cũng đẹp, cũng rạng rỡ kể cả lúc mặt cô bị rỗ hoa. D’Étanges nhìn Saint-Preux bằng cặp mắt của thiên kiến xã hội nên chỉ thấy ở anh gia sư có học thức này những điểm xấu mà thôi.
Trong tác phẩm có khi điểm nhìn được tách ra, nhân vật tự nhìn lại mình. Đó là khi Julie trao thân cho Saint-Preux. Ta thấy lúc này trong cô như tồn tại hai con người đang đấu tranh với nhau, đó là con người của tình yêu và con người bổn phận. Cô yêu và sẵn sàng trao thân cho Saint-Preux nhưng lại sợ cha mẹ phiền lòng về đứa con gái hư hỏng. Bị cuốn vào đam mê nhưng hình ảnh cha mẹ luôn hiện lên trong tâm trí cô khiến cô đau khổ, tuyệt vọng.
Sử dụng hình thức kể chuyện dạng thư, điểm nhìn được dịch chuyển không ngừng trên trục thời gian. Khi người xưng tôi kể chuyện mình thì cũng đã có khoảng cách thời gian, bởi có sự chênh lệch giữa thời gian xảy ra câu chuyện và thời gian viết thư, còn có thời gian để thư đó đến tay người nhận nữa. Vì thế, hiện tại của người gửi trở thành quá khứ của người nhận, có thể là quá khứ gần, cũng có thể là quá khứ xa. Khi Julie và Saint-Preux xa nhau, họ vẫn thư từ cho nhau nhưng rất khó khăn bởi khoảng cách địa lý giữa họ và quan trọng là họ không được trao thư trực tiếp đến tay người nhận mà qua người này, người khác nên khoảng cách thời gian để họ nhận được thư là rất lớn.
Như vậy, việc tổ chức điểm nhìn đa dạng trong Julie hay nàng Héloise mới đã góp phần tạo nên tính đa nghĩa cho tác phẩm. Mượn điểm nhìn của nhân vật, tác giả có điều kiện bộc lộ cái nhìn về chính trị, văn hoá, xã hội,.. một cách toàn diện hơn.
IV. Ngôn ngữ và giọng điệu trong Julie hay nàng Héloise mới
IV.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
Ngôn ngữ là một trong những phương tiện cơ bản giúp nhà văn thể hiện tính cách của nhân vật. Lý luận văn học chia ngôn ngữ thành hai lớp: Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện (trần thuật). Ngôn ngữ nhân vật là lờ nói của nhân vật, là “một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật” [30, 183]. Còn ngôn ngữ người trần thuật là “phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả” [33, 184].
IV.1.1. Ngôn ngữ nhân vật
Trong Julie hay nàng Héloise mới ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện là một, tức là nhân vật cũng đóng vai là người kể chuyện qua thư. Các nhân vật nói năng, ứng xử, giãi bày với nhau qua thư. Trong truyện, Saint-Preux và Julie là những người nói nhiều nhất và cũng là những người nhận thư nhiều nhất. Trong một tác phẩm đa đề tài như Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau dùng rất nhiều trường ngôn ngữ, đó là trường ngôn ngữ chính trị, đạo đức, tôn giáo... Nhưng trường ngôn ngữ thống lĩnh trong các bức thư là trường ngôn ngữ tình yêu. Cốt truyện chính của Julie hay nàng Héloise mới là câu chuyện tình yêu bị cấm đoán trong xã hội phong kiến nên trong tác phẩm những từ thuộc lĩnh vực tình yêu được lặp lại nhiều lần. Lúc thì ông dùng động từ “yêu” lúc lại là “người yêu”, hay động từ yêu ở thế bị động “được yêu” hay tính ngữ “yêu”. Còn danh từ tình yêu đi riêng lẻ hay đi chung với tình từ sở hữu “tình yêu của tôi” có thể xuất hiện nhiều lần trong một bức thư. Những đại từ thuộc ngôi thứ ba số ít như “anh ấy”, “cô ấy”, “ông ấy”, “bà ấy” được nhắc lại nhiều lần khi nhân vật viết thư kể chuyện về họ. Cùng với trường ngôn ngữ tình yêu, những động từ, danh từ đối nhau như hi vọng - thất vọng, chết - sống và vô số những lời than thở, những tiếng thở dài, những tiếng kêu rên rỉ nỉ non... của những người bình thường vẫn nói khi yêu. Đó là ngôn ngữ của trái tim khiến cho tác phẩm vừa vui vừa buồn vừa có cả tiếng cười lẫn tiếng khóc. Các nhân vật khi viết thư bày tỏ cảm xúc thường sử dụng những từ cảm thán và nhiều dấu chấm câu. Những từ cảm thán như “Ôi!”, “Chà!”, “Hừ!”,... xuất hiện nhiều lần trong một bức thư và đi kèm nó là dấu chấm than. Cách dùng ngôn từ như vậy làm cho những trang thư đượm chất tình cảm, phù hợp với tâm tư của người đọc, nhất là người đang yêu nên người đọc dễ bị xúc động lây.
IV.1.2. Ngôn ngữ của tác giả
Trong Julie hay nàng Héloise mới, tác giả không tham gia vào cốt truyện mà chỉ tham gia vào kết cấu. Tác giả là người đứng ngoài câu chuyện theo dõi từng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, đôi khi chen lời bình luận của mình vào một vài dòng chú thích. Gần hai trăm chú thích thể hiện những ý kiến của tác giả về nhiều mặt: Khi thì nói về giá trị của đồng tiền (Thư XVII, Phần 1), khi thì giải thích một loài chim (Thư XVII, Phần 4), có khi để đánh giá một hạng người (Thư V, Phần 5), có lúc lại báo trước một sự việc xảy ra ở phần sau (Thư II, Phần 2). Có thể xem phần chú thích ở đây mang chức năng của người dẫn truyện, hoặc là một dạng của người kể chuyện. Ngoài ra, phần chú thích ở đây còn mang tính chất phẩm bình, đồng tình hoặc phản đối... Rousseau không bỏ qua cơ hội này để đưa ra những ý kiến của mình về chính trị, xã hội, tôn giáo... nó có chức năng như sự điều chỉnh lượng thông tin về phía người nhận, hoặc chỉ đơn giản là nhận xét có tính chủ quan của người “thu thập” các bức thư này, vì nhà văn giả định rằng ông chỉ là người “thu thập và xuất bản” số thư từ ấy mà thôi.
IV.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới
Cùng với các trường ngôn ngữ, giọng điệu cũng là một phương thức độc đáo để tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc đời. Bởi “giọng và giọng điệu là một bộ phận của phong cách, góp phần tạo nên phong cách cho mỗi tác phẩm, tác giả” [4, 21]. Giọng điệu về cơ bản bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn đối với con người và những hiện tượng được miêu tả. Trong một tác phẩm văn học thường có giọng điệu chủ yếu và những giọng điệu khác. Giọng điệu chủ yếu tạo thành âm hưởng chung, vang dội, bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Chính giọng điệu đó quyết định nhiều khâu, nhiều yếu tố trong việc xây dựng tác phẩm kể cả phương thức xây dựng nhân vật. Nhà nghiên cứu Khapchenko cũng đã khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của một thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó” [19, 218].
“Giọng điệu cũng chịu sự chi phối của điểm nhìn nhưng lại góp phần thể hiện điểm nhìn” [4, 21]. Vì vậy sự đa dạng về điểm nhìn sẽ dẫn đến sự đa dạng về giọng điệu. Rousseau viết Julie hay nàng Héloise mới với một dàn hợp xướng nhiều giọng khác nhau mang vẻ riêng biệt của từng tính cách, thái độ, thậm chí cử chỉ, vóc dáng, gương mặt của nhân vật. Phần về ngoại hình do các vai khác nhau nói về nhau. Tâm lý nhân vật cũng qua ngôn ngữ mà đoán được. Giọng điệu chủ đạo của tác phẩm là giọng điệu trữ tình. Việc sử dụng cái tôi tự kể là cơ sở cho cái tôi trữ tình. “Saint-Preux than trách, ân hận, hi vọng rồi lại thất vọng nhưng chân thực và chung tình. Julie dịu dàng, đằm thắm nhưng sâu sắc, đôi khi đáo để rất phụ nữ. Tôn ông Édouard mạnh mẽ, khúc chiết, sắc sảo. Claire vui vẻ, hồn nhiên, tình cảm và quên mình. Ông De Wolmar rộng lượng, bao dung nhưng không thiếu cơ trí...” [36, 185]. Tất cả được đánh giá bằng một giọng trữ tình đằm thắm. Có thể nói Julie hay nàng Héloise mới đem lại cho văn học Pháp yếu tố tình cảm chứa chan xưa nay chưa hề biết đến” [38, 376]. Rousseau có tâm hồn đa cảm ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Ông kể lại trong Những điều bộc lộ: “Tôi cảm xúc trước khi suy nghĩ: Đó là số phận chung của người đời. Nhưng tôi cảm thấy điều đó rõ hơn ai hết...Tôi chưa có một ý niệm gì về các sự vật, nhưng mọi tình cảm thì tôi đều biết cả. Tôi chưa nhận thức được gì nhưng tôi đã cảm thấy hết”. Tâm hồn đa cảm theo với ngày tháng lớn lên cùng nhà văn. Trong Emille, ông viết: “Người sống nhiếu nhất không phải là người nhiều tuổi nhất mà là người cảm xúc nhiều nhất trước cuộc đời”. Ở một đoạn khác, ông lại viết: “Chúng ta vĩ đại vì những tình cảm của chúng ta”. Tư tưởng ấy bộc lộ đầy đủ nhất trong Julie hay nàng Héloise mới. Đúng như nhà văn đã viết trong lời tựa tác phẩm tái bản lần thứ hai, những thư từ tập hợp trong tiểu thuyết này là của “vài ba nam nữ thanh niên giản dị, đa cảm, nói chuyện với nhau về những nỗi niềm tâm sự của mình” [25, 23], trong các thư từ ấy, “không có sự duyên dáng, lưu loát, không có sự hùng biện mà chỉ có tình cảm, tình cảm thấm dần vào tim, và cuối cùng, tình cảm một mình nó không thay thế cho tất cả những thứ khác” [38, 377]. Rousseau không chỉ mô tả, mà có thể nói ông sống với tình cảm của nhân vật. Vì vậy tiểu thuyết có sức truyền cảm mạnh mẽ, giữa tác giả và nhân vật, giữa nhân vật và độc giả hình thành một mối đồng cảm sâu sắc. Giọng điệu trữ tình đó làm nền tảng cho các giọng điệu khác, đó là giọng điệu trần thuật, giọng điệu miêu tả và giọng điệu triết lý với nhiều trang bình luận ngoại đề không phải nhân danh nhà văn mà gắn với nhân vật, với tư cách nhân vật.
Một giọng điệu hầu như có mặt ở tất cả các trang thư, đó là giọng điệu triết lý. Như chúng ta đã biết, Rousseau là nhà văn, ông còn là một triết gia nổi tiếng của thế ký Ánh sáng. Những tác phẩm như Luận về sự bất bình đẳng, Khế ước xã hội,... mang đậm chất triết lý. Ngay cả tiểu thuyết tình cảm Julie hay nàng Héloise mới vẫn bị chi phối bởi con người triết học trong ông. Thế kỷ XVIII, triết lý trở thành vấn đề thời thượng. Trình độ trí tuệ của con người được đánh giá bằng thước đo triết lý. Nhà văn kiểu mới phải đồng thời là một triết gia hoặc mang tính chất triết gia. Voltaire viết ở lời đề tặng vở kịch Alzire (1736) như sau: “Chúng ta ở vào thời kỳ... mà một nhà thơ phải là triết gia”. Trong Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau đã phát biểu quan niệm của mình về mọi lĩnh vực, đó là triết lý về tình yêu: “Tình yêu dục vọng không thể bỏ qua được sự chiếm hữu, và chiếm hữu rồi thì tắt. Tình yêu thực sự không thể bỏ qua được trái tim và bền lâu cùng với những quan hệ đã khiến nó nảy nở” [25, 338], triết lý về cuộc đời: “Một trái tim thẳng thắn là cái khí quan đều tiên của chân lý, người nào đã không cảm thấy gì thì không biết học gì hết, anh ta chỉ trôi nổi từ những lầm lẫn này sang lầm lẫn khác” [25, 189], bao trùm lên trên hết là triết lý về “con người tự nhiên”. Điều này thể hiện ở tình yêu tự nhiên, đạo đức tự nhiên của Julie và Saint-Preux . Nó còn thể hiện ở niềm vui sống và làm việc giữa thiên nhiên. “Con người tự nhiên” sống trong lòng thiên nhiên, với lương tâm trong sạch và hạnh phúc bình dị, trên cơ sở những nhu cầu vật chất tối thiểu đảm bảo sinh hoạt hàng ngày, nó trái với hạnh phúc giàu sang dựa trên tiện nghi vật chất đầy đủ mà những “con người xã hội” phải trả giá bằng chính những đau khổ, bất hạnh của họ khi bon chen trong xã hội. Còn lương tâm trong sạch là cứu cánh, là lẽ sống của “con người tự nhiên”. Rousseau coi trọng đời sống nội tâm, yếu tố tình cảm và những xúc động của những trái tim con người. Ông tin rằng những điều đó khiến con người sống tốt hơn, giản dị và hạnh phúc hơn.
Khi vạch ranh giới dứt khoát giữa “con người tự nhiên” và “con người xã hội”, Rousseau vấp phải những mâu thuẫn không thể điều hòa được ngay trong chính bản thân mình và thể hiện cả trong tác phẩm. Rousseau thường ra vào nơi quyền quý, được hưởng sự bảo trợ của các bà quý tộc nhưng ông lại rất ghét các Salon với lũ người huênh hoang, giả dối, kiểu cách. Ông là một triết gia thấu hiểu cõi đời và lòng người, muốn quay về với thiên nhiên, hướng vào ánh sáng bên trong của lương tâm, tin vào linh hồn bất tử. Nhưng ông cũng lại là người dấn thân triệt để, phê phán nền quân chủ, sự bất bình đẳng và bao nỗi bất công khác. Trong Julie hay nàng Héloise mới, ông đưa ra nhiều bức tranh tuyệt đẹp về cảnh hồ, cảnh đêm trăng, cảnh núi non, những con đường,... Rousseau ca ngợi cuộc sống nơi thôn dã với những con người thật thà, chất phác, bình dị, tốt bụng. Tuy nhiên, ông lại ca ngợi cảnh sống giàu sang của gia đình ông De Wolmar bởi ông muốn những người giàu có giúp nông dân để những người dân cày đỡ nghèo khổ.
Mặc dù có những mâu thuẫn kể trên, Rousseau trước sau vẫn hướng theo triết lý về “con người tự nhiên”. Triết lý này như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của ông.
Với những trang mở rộng xa đề mang tính triết lý, Rousseau có dịp ca ngợi những vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những con người vùng Valais thượng. Ông cũng có dịp tố cáo sự xấu xa, đồi bại của xã hội Pháp thời bấy giờ. Có người nhận xét chí lý rằng: “Julie hay nàng Héloise mới giống như một tổng thể những tư tưởng, tình cảm và mơ mộng của Rousseau. Trong tư tưởng ấy có bóng dáng của Khế ước xã hội, Thư gửi D’Alembert, Emile hay về giáo dục” [36, 59].
Khác với tính chất hùng hồn trong các tác phẩm luận văn, ở tiểu thuyết này, chúng ta gặp lối văn trau chuốt, giàu nhịp điệu, say sưa như lời thơ. Nói như Romain Rotland, “Rousseau trước tiên hát lên trong lòng mình những đoạn, những câu, rồi sau đó mới chuyển thành từ” [38, 378].
* Tiểu kết
Về kiểu nhân vật: Tác phẩm gồm hai tuyến nhân vật đối lập nhau đại diện cho hai tư tưởng cũ và mới. Lề thói xã hội với những định kiến phân biệt đẳng cấp đã tạo nên bi kịch tình yêu của thế hệ trẻ. Nó là rào cản vô hình đóng kín con người trong nỗi tuyệt vọng.
Về phương thức xây dựng nhân vật: Tác giả đi sâu khám phá thế giới nội tâm đầy bí ẩn thông qua việc để nhân vật tự bộc lộ chính mình. Phần về ngoại hình cũng do các nhân vật tự nói về nhau tạo sự khách quan trong việc đánh giá nhân vật của nhà văn.
Về nghệ thuật trần thuật: Sử dụng hình tượng người kể chuyện xưng tôi, đồng thời là nhân vật trong tác phẩm dễ lôi cuốn người đọc tin vào những gì mà nhân vật nói ra. Julie hay nàng Héloise mới tiêu biểu cho dạng tiểu thuyết đa điểm nhìn. Tác giả chăm chú vào nghệ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật để miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật.
Về ngôn ngữ và giọng điệu: Với sự đa dạng của các trường ngôn ngữ, trong đó nổi bật lên là trường ngôn ngữ tình yêu làm cho tác phẩm đậm chất tình cảm. Giọng điệu vừa trữ tình, vừa triết lý thay đổi liên tục qua các trang thư tạo sự thu hút đặc biệt đối với người đọc.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Văn học Pháp thế kỷ XVIII là biểu hiện của sự cố gắng liên tục đổi mới và sáng tạo về hình thức thể loại. Đối với tiểu thuyết, ngoài loại tiểu thuyết kể chuyện mánh khoé bất lương của Le Sage, tiểu thuyết đen của Sade, tiểu thuyết hiện thực của Diderot thì loại tiểu thuyết tình cảm bằng thư từ cũng là loại tiểu thuyết thịnh hành lúc bấy giờ. Với Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau trở thành ngọn cờ đầu của trào lưu chủ nghĩa tình cảm, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong triết học và văn học ở Pháp nửa sau thế kỷ XVIII.
2. Rousseau là một hiện tượng khá đặc biệt trong văn học Pháp thế kỷ Ánh sáng. Tác gia này dường như là cả một khối mâu thuẫn lớn. Ông là nhà triết học bất hoà với giới triết học trong Thế kỷ Triết học. Ông nêu lên một cách gay gắt những tác hại của khoa học và nghệ thuật nhưng bản thân ông lại đi vào sự nghiệp văn chương. Ông đem đối lập “con người tự nhiên” với “con người xã hội”, lý tưởng hoá thời kỳ xa xưa khi con người còn sống theo tự nhiên, “chịu yên phận trong những túp lều thô sơ... dùng gai hay xương cá để may quần áo bằng da súc vật” nhưng chính ông lại nổi tiếng về một cuốn sách nêu lên những nguyên tắc cơ bản của một xã hội mới.
Nhưng đằng sau vẻ mâu thuẫn bề ngoài là sự thống nhất nội tại trong tư tưởng cũng như trong sáng tác của ông. Đó là nhà triết học và là nhà văn “luôn luôn phủ nhận bất kỳ một sự thoả hiệp nào, dù là bề ngoài với những chính quyền đã thiết lập” [17, 423]. Một nhân vật “sẽ tồn tại trong lịch sử như là người tiên khu vĩ đại của bão táp, người mở đầu cho những thời đại mới” (Romain Rolland).
3. Với Julie hay nàng Héloise mới, Rousseau đã góp thêm 1 tiếng nói vào việc đấu tranh xã hội. Tác phẩm có giá trị xã hội sâu sắc. Tình yêu tự nhiên của Julie và Saint-Preux bị đặt dưới sự thống trị của lễ giáo phong kiến. Chính sự bất công phi lý của xã hội phong kiến đã vùi dập hạnh phúc lứa đôi, chà đạp lên quyền tự do yêu đương của thế hệ trẻ. Tình yêu của Julie và Saint-Preux xứng đáng là bài ca về tình yêu bất tử. Những trang thư là tiếng lòng nức nở, tiếng kêu của nỗi đau không dứt của một kiếp người không được tự do, ở đây là tự do yêu đương, tự do chọn vợ chọn chồng, cũng là quyền sống đương nhiên của con người.
4. Với một đề tài quen thuộc, Rousseau đã sáng tạo ra một lối viết mới. Cách viết truyện bằng những bức thư gửi người thân là cách diễn đạt mang tính nội tâm sâu sắc, nhưng lại rất lôi cuốn người đọc, đồng thời nó mang tính khách quan khiến người ta rất tin vào những gì mà tác giả đã trình bày và coi đó là hiện thực của cuộc đời, của đời thường xã hội chứ không phải hư cấu, “bịa đặt” của tác giả, tạo sự đồng cảm sâu sắc của độc giả. Sáng tác của ông thể hiện sự cách tân về nhiều phương diện: từ kết cấu cốt truyện, phương thức xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật đến nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Với lối kết cấu đa tuyến được xây dựng trong một bố cục chắc chắn, rõ ràng gồm hai phần, hai giai đoạn trong cuộc đời Julie giống như hai triền núi “triền của tình yêu và triền của đạo đức, gặp nhau ở đỉnh là lá thư XVIII, Phần 3, thư của Julie gửi Saint-Preux trong đó quá khứ được phục hồi lại theo hướng một chương trình tương lai” [38, 372]. Về không gian nghệ thuật, từ không gian rộng là không gian thiên nhiên, không gian cuộc sống đời thường ở Paris cho đến không gian hẹp ở trong căn phòng Julie hay ở căn nhà ván chật chội cũng đều được Rousseau miêu tả tỉ mỉ qua những trang thư. Về thời gian nghệ thuật, Rousseau chủ yếu thể hiện mảng thời gian tâm tưởng, thời gian nhuốm màu tâm trạng của các nhân vật. Cũng giống như các nhà văn khác, khi xây dựng nhân vật, Rousseau cũng lấy nghệ thuật phân tích tâm lý làm phương thức thể hiện con người nhưng có điều Rousseau cách tân hơn, đó là khắc hoạ tính cách nhân vật qua việc để cho nhân vật tự nói lên tiếng lòng của mình, tác giả không liên quan đến việc nhận xét, đánh giá nhân vật. Phần về ngoại hình cũng do các nhân vật nhìn nhận, đánh giá với nhau, tác giả không trực tiếp miêu tả ngoại hình nhân vật. Bên cạnh nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, Rousseau còn sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu như những phương thức hữu hiệu giúp nhà văn khám phá, phân tích, tìm hiểu con người. Ngôn ngữ nhân vật giàu tình cảm. Giọng điệu mang tính đa thanh, vừa trần thuật vừa miêu tả, vừa trữ tình vừa triết lý. Đó là triết lý về tình yêu, về con người và cuộc đời. Mỗi bức thư như những đối thoại ngầm với người nhận thư. Với sự cách tân như vậy, Rousseau đã góp phần sáng tạo ra một loại tiểu thuyết bằng thư mới, đó là tiểu thuyết bằng thư đa thanh.
5. Văn học nghệ thuật dù ở thời đại nào cũng có cái đẹp “thuần tuý”. Cái đẹp của văn học nghệ thuật bao giờ cũng mang theo dưới những lớp chữ, lớp màu, dưới những lớp hoà âm... những biểu hiện của ý thức, tư tưởng, những yêu cầu về văn hoá và mỹ học của một giai cấp, một tầng lớp nhất định hoặc của đông đảo quần chúng trong một thời kỳ nhất định. Nghiên cứu thi pháp của một tiểu thuyết bằng thư là công việc khởi đầu dò tìm giống như đi vào một khu rừng rậm chưa ai vạch đường chỉ lối, vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Huy Bắc (1999), Phê bình lí luận văn học Anh Mỹ (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học số 9, Trang 66 - 73.
4. Lê Huy Bắc (2005), Diện mạo văn xuôi hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. M. Bakhtin (1986), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
6. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Điệp (1996), M. Bakhtin và lí thuyết về giọng điệu đa thanh trong tiểu thuyết, Tạp chí Văn học nước ngoài số 1, Trang 212 - 216.
8. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
9. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí Văn học số 2, Trang 17 - 19.
10. Đặng Anh Đào (2001), Văn học phương Tây, Nxb Giáo Dục Hà Nội.
11. Hà Minh Đức (1975), Cơ sở lí luận văn học (Tập 2), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.
12. Nguyễn Văn Hạnh (1999), Lí luận văn học - Vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Hà (2006), Thi pháp tiểu thuyết Lev Tolstoi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Chuyên đề: Một số vấn đề thi pháp thơ Đường và tiểu thuyết Minh - Thanh, Đại học sư phạm Huế.
15. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
16. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới.
17. Đỗ Đức Hiểu (1963), Lịch sử Văn học phương Tây (Tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Đào Huy Hiệp (1998), Những yếu tố thời gian qua Rousseau, Flaubert, M. Proust, Tạp chí Văn học số 10, Trang 73 - 78.
19. KhrapChenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
20. D. X. Likhachốp (1989), Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí văn học số 3, Trang 60.
21. Vĩnh Lộc và ... (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
22. Phương Lựu (2001), Lí luận, phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Đinh Lựu (2004), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Cao Kim Lan (2005), Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện, Nghiên cứu văn học số 6, Trang 68 - 84.
25. Hướng Minh (1981), Julie hay nàng Héloise mới (Tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội.
26. Hướng Minh (1981), Julie hay nàng Héloise mới (Tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội.
27. Hữu Ngọc (1990), Từ điển tác phẩm văn học nước ngoài, Nxb Đà Nẵng.
28. Phạm Phú Phong (1997), Thi pháp và thi pháp truyện ngắn, Nxb Thuận Hoá, Huế.
29. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
30. G.N. Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu Văn học (T1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31. Trần Đình Sử (2002), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Trần Đình Sử (2003), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Huế.
33. Trần Đình Sử và... (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXb Đại học quốc gia, Hà Nội.
34. Phạm Văn Sỹ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.
35. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại - Những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội.
36. Phùng Văn Tửu (1991), Lịch sử văn học Pháp (Tập 3), Nhà xuất bản Ngoại văn, Hà Nội.
37. Phùng Văn Tửu (1978), J.J. Rousseau, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
38. Phùng Văn Tửu (1984), Văn học phương Tây thế kỷ XVIII, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.
39. Phùng Văn Tửu (2004), Giáo trình tư liệu tham khảo văn học phương Tây, Nxb Đà Nẵng.
40. Đào Thản (1994), Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học số 2 , Trang 13 - 16.
41. Phong Tuyết (1994), Vấn đề văn bản nghệ thuật và tiểu thuyết tình Julie của J.J. Rousseau, Tạp chí Văn học số 6, Trang 41 - 43.
42. Phong Tuyết (1994), Quan điểm thẩm mĩ của J.J. Rousseau về tình yêu - hạnh phúc gia đình trong Julie hay nàng Héloise mới, Tạp chí Văn học số 4, Trang 43 - 45.
43. Hoàng Trinh (1971), Phương Tây văn học và con người, Nxb Khoa học xã hội.
44. Web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc trưng của tiểu thuyết Julie hay nàng Héloise mới của J.J. Rousseau.docx