Mục lục
I Lí do chọn đề tài:
II. Lịch sử vấn đề:
III. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của khoá luận.
IV. Giới hạn vấn đề
V. Phương pháp nghiên cứu.
VI. Cấu trúc khoá luận
Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong
tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng).
I. Các kiểu lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng ):
2. Phân loại:
2.1. Phân loại theo nhân vật:
2.1.1. Song thoại:
2.1.2. Đa thoại:
2.2. Phân loại theo tính chất đối thoại:
2.2.1.Đối thoại trực tiếp:
2.2.2. Đối thoại gián tiếp:
2.2.3.Đối thoại trong độc thoại:
II. Đặc điểm tình huống đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố”( Vũ Trọng Phụng) – Tình huống giàu kịch tính:
1 Tình huống bàn luận, tranh luận:
2.Tình huống cãi lộn:
3. Tình huống tra hỏi:
4. Tình huống hiểu lầm:
lực trong việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
III. Chức năng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng :
1. Đối thoại mang tính cá thể hoá:
1.1. Cá thể hoá nhân vật chính:
1.2. Bên cạnh việc cá thể hoá và khái quát hoá, ngôn ngữ của nhân vật chính thì trong “Giông Tố”
II. Đối thoại phơi bày sự thật:
2.1. Đối thoại phơi bày sự thật về con người:
2.2. Không chỉ lộ trần sự thật, lôi ra ánh sáng góc khuất trong tâm hồn con người, lời đối thoại giữa các nhân vật còn phơi bày sự thật về xã hội.
Tính chủ quan của nhà văn trong lời đối thoại:
3.1. Lời đối thoại “lệch kênh” với bản chất, tính cách và vai xã hôị của nhân vật – thể hiện niềm căm phẫn của tác giả.
3.2.Lời đối thoại – phát ngôn trực tiếp cho tư tưởng của tác giả
ChươngII: Đặc trưng nghệ thuật của lời độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng).
I. Các kiểu lời độc thoại nội tâm
1. Tần số và tỉ lệ xuất hiện
2. Tình huống độc thoại nội tâm
3. Phân loại:
3.1. Lời độc thoại dạng thuần tuý:
3.2. Độc thoại bật lên thành tiếng:
3.3. Độc thoại dưới dạng bức thư:
3.4. Độc thoại nội tâm dưới hình thức lời nửa trực tiếp:
Chương III: Mối quan hệ giữa lời nhân vật và kiểu nhân vật
tương ứng trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng).
I. Lời đối thoại gắn với kiểu nhân vật hành động, tính cách – Nhân vật kịch:
1. Lời đối thoại thống nhất, cố định với kiểu nhân vật nguyên phiến về hành động – tính cách:
1.1. Nghị Hách với bản chất gian ác, nham hiểm và đểu giả:
1.2. Nghị Hách với bản chất dâm bạo:
1.3. Nghị Hách với bản chất cơ hội:
. Lời đối thoại thay đổi tương ứng với sự đổi thay tâm lý, tính cách của nhân vật:
2.1. Lời của Mịch:
II. Lời độc thoại nội tâm gắn với kiểu nhân vật tâm lý – tính cách:
Lời độc thoại nội tâm – kiểu nhân vật tâm lý với những biến đổi thuận chiều theo đường thẳng dốc:
Lời độc thoại nội tâm - kiểu nhân vật tâm lý gắn với quá trình tha hoá không thuận chiều, theo sơ đồ hình Sin , dần xuống dốc:
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5996 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong “Giông Tố" (Vũ Trọng Phụng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội tâm, Mịch, Long vẫn
không vươn lên tự đấu tranh như các nhân vật của Nam Cao. Tự phê
phán, rồi họ lại tìm cách biện hộ cho bản thân, tự lừa dối mình, rồi đầu
hàng, thoả hiệp với cuộc sống, chấp nhận sự tha hoá ấy. Sự đổi thay của
họ được giải thích bằng một thứ định mệnh nào đó chi phối, không thể
cưỡng lại được. Với Long “hầu như trong cuộc đời vẫn có sức mạnh
huyền bí gì đó vẫn cầm quyền cuộc đời, đến nỗi không còn ai tự chủ
được nữa. Có một tâm hồn vững chãi mấy ai có được? Mờy ai là chống
chọi nổi với hoàn cảnh?” (1, 208 – 209). Vì vậy, con người cứ mặc
nhiên phó thác mình cho định mệnh và tự huỷ hoại cuộc đời mình. Mịch
trở thành một thiếu phụ dâm đãng. Còn Long trở thành quả bóng trong
chân người khác, thành con rối để cuộcđời giật dây. Lao vào ăn chơi
trác táng và cuối cùng tự kết thúc cuộc đời mình sau cơn thác loạn.
Với những nhân vật nạn nhân tha hoá như Long, Mịch, Vũ Trọng
Phụng đã coi tâm lý con người là một đối tượng quan trọng của nhà tiểu
thuyết. Ông đã đặc biệt quan tâm theodõi diễn biến tâm lý và đi sâu
phân tích, khảo sát nó một cách có ý thức. Nhà văn đã khám phá và thể
hiện thành công những góc tối, những miền u uẩn, những giằng xé đau
đớn của nhân vật qua những lời độc thoại nội tâm...
2. Độc thoại hướng ngoại – thể hiện suy tư về thế sự, con
người:
Không chỉ nghĩ về bản thân, mỗi nhân vật “Giông Tố” còn có suy
tư, cách cảm riêng về cuộc sống. Trong “Lờy nhauvì tình”, Liêm thường
ám ảnh về dục tình và sự hư hỏng của đàn bà. Huyền trong “Làm đĩ” lại
hay băn khoăn muốn hiểu biét về sinh lý và sự thoả mãn xác thịt. ậ
“Giông Tố”, nếu Long thường nghĩ về cái tốt – xấu, lòng hận thù,
nguyên nhân tha hoá con người thì Mịch lại hay suy tư về thân phận, về
nỗi khổ của mình và về người thân.
Những vấn đề xã hội, đời thường ảnh hưởng tới cách sống, cách
nghĩ của nhân vật được Vũ Trọng Phụng chú ý quan tâm và diễn tả khá
chân thực thông qua độc thoại nội tâm. Trong tác phẩm, Long có lẽ là
người phải gánh chịu nhiều đau khổ nhất dưới tác động của hoàn cảnh.
Phải chăng vì thế mà nhà văn để nhân vật này độc thoại nhiều nhất – tự
bạch nhiều nhất suy tư biến thái trong cõi sâu thẳm lòng mình và trước
sự đổi thay của thế sự , lòng người. Trong khi Mịch thường có những
phút đau đớn tự nhìn lại để giận mình, giận đời, thì Long – con người
“giàu tình cảm, tâm hồn hay suy nghĩ triết lý” lại thường “đem từng nỗi
khổ một ra phân tích tỉ mỉ. ấy là nỗi day dứt, nghi ngờ trong đêm Long
lang thang khắp đường phố Hà Nội, mà trong tâm trí là vô số câu hỏi
không lời đáp cứ bủa vây, bám riết lấy anh: “Tại sao Mịch lại cầm của
Nghị Hách caí giấy bạc năm đồng? Tại sao Mịch lại để cho lão dụ vào
trong xe hơi? Có thật Nghị Hách hiếp không? Có phải thị Mịch chửa chỉ
vì Nghị Hách không?” (1, 142).
Dòng suy tư trĩu nặng về con người, sự đời sau những gì Long đã
chứng kiến và trải nghiệm kéo dài gần 5 trang tiểu thuyết (chương
XXIV). ậ đó, chứa đầy những băn khoăn, ngạc nhiên đến kinh hãi về sự
thay đổi của con người, khi Long nhìn thấy ông Đồ Uốn “ngồi vắt vẻo
trên xe nhà mà Tú Anh mới tậu cho Mịch.. có vẻ dương dương tự đắc,
ngạo mạn quá” (1, 206). Đây cũng là sự quan sát, phân tích, khám phá
và suy ngẫm đau đớn, khốc liệt nhất của nhân vật này trong suốt quá
trình nhận thức cuộc sống. Những câu nghi vấn, cảm thán dày đặc trong
lời độc thoại. Nhân vật vừa tự hỏi, vừa tự tìm lời giả đáp, tự truy
nguyên. Vì thế, lời văn chìm trong nỗi xót xa, chua chát: “Càng nghĩ
đến những lời nhận xét của Tú Anh, Long càng thấy đúng, Long càng
ngán ngẩm cho sự đời. Chao ôi! ông Đồ Uốn – một người xưa kia như
thế mà bây giờ như thế! Hay là tại ông đồ chưa phải hẳn người đã thấm
nhuần đạo nho? Hay tại đạo nho chỉ kết quả nên hạng người như thế?
Hay bởi lẽ mặc lòng được tiếng nhà nho, ông đồ Uốn cũng vẫn vô học
như thường? Phải đâu. ừ phải đâu mới là một thầy đồ có một dúm chữ ê
a dạy lũ trẻ ranh mà đã là có học! Vả chăng cái số thầy đồ vô học mà tự
phụ vẫn nhan nhản trong xã hội... Nừu đúng thế, Long đã nhầm, đã
nhầm một cách khốn khổ” (1, 207). Ngoài ra “những ý nghĩ ấy dắt Long
đến việc muốn giải phẫu cái tâm hồn khó hiểu của Mịch”. Sự thay đổi
của Mịch (từ một cô thôn nữ ngây thơ, hiền lành đến một thiếu phụ gian
dâm đáng sợ), Long phải ngạc nhiên một cách kinh khủng. Để rồi mỗi
khi đem cái cảnh Mịch còn là một cô gái quê lúi húi vớt bèo so với cảnh
Mịch đã là vợ lẽ một anh trọc phú, quần là áo lượt, bệ vệ ngồi trên cái
sập gụ khảm mà cất cao giọng đài các sỉ vả đầy tớ; thì Long “không biết
rằng cuộc đời có còn là cuộc đời hay không, hay là Long đã ngủ mê” (1,
207).
Ngạc nhiên, ghê sợ về sự thay đổi của con người và khi đã tìm ra
căn nguyên của sự đổi thay đó, nỗi cay đắng lại càng được nhân lên:
“Sau cùng, Long tìm ra được cái bả vật chất” (1, 208). “Long thấy ông
Đồ, Mịch và Long chỉ là bọn người đáng thương hại mà thôi” (1, 208).
Bởi “Sự trưởng giả có nhiều thứ hào quang đủ làm người ta loá mắt” (1,
209). Như vậy, qua độc thoại nội tâm hướng ngoại của Long, ta hiểu
được những suy ngĩ của anh về ông Đồ, về Mịch, về sự đời... Đó là
những suy tư đầy tính chất triết lý và mang màu sắc của chủ nghĩa bi
quan định mệnh. Có thể, tư tưởng Vũ Trọng Phụng đã gửi gắm khá
nhiều vào lời độc thoại nội tâm ấy. Ông để cho nhân vật nói lên những
trăn trở, đau đớn của mình, nói bằng giọng điệu của mình trong những
đợt suy tư không dứt.
Nhân vật của Vũ Trọng Phụng thường hay triết lý. Dường như đó
là nhu cầu để họ tự bộc lộ tính cách, suy nghĩ của mình. Những câu triết
lý hoặc được phát biểu trong những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng
nhiều khi lại qua những lời độc thoại nội tâm âm thầm mà sôi nổi.
Sau bao biến động, Mịch cũng cảm nhận về người đời, sự đời một
cách chua chát và hằn học thể hiện qua câu văn tăng cấp, tiệm tiến: “Cô
thấy mình hồng nhan bạc mệnh, thấy đời là độc ác vô cùng, thấy chị em
bạn gái trong làng là tồi tệ, thấy bố mẹ không đủ sức chống chọi” và
ngay cả “Trời phật” cũng chỉ “là những đồ thong manh” (1, 44). Vì thế,
cô oán giận mẹ, căm tức bố, khinh bỉ anh và nhất là nhớ Long.
Điểm đáng chú ý là độc thoại hướng ngoại của cặp Long – Mịch
luôn được nhà văn đặt trong trạng thái đối chiếu song song. Nội tâm
Long làm sáng tỏ nội tâm Mịch và ngược lại. Qua đó, tính cách, bản
chất con người họ phần nào được bộc lộ. Mịch nghĩ về bản thân nhưng
lúc nàocũngcó hình ảnh của Long và ngược lại, mỗi lần Long suy tư về
mình cũng là nghĩ tới Mịch (hầu như trong cả 9 lần lời độc thoại nội
tâm). ở chương V, trong nhà thương Mịch nghĩ về nỗi tủi khổ của mình
nhưng người luôn xuất hiện trong tâm trí cô lại là Long. Trước đây,
Long là niềm hy vọng sống, thì giờ đây trong hoàn cảnh hiện tại bẽ
bàng, Long lại trở thành nỗi lo sợ của Mịch. Bởi cô thấy mình không
còn xứng đáng, không đủ can đảm để gặp lại người yêu. Và khi trong
cảnh sống nội tâm tuyệt vọng, lạnh lẽo, bị Nghị Hách bỏ lửng, Long lại
là chỗ dựa tinh thần cho Mịch (chương XXII)
Bằng lời độc thoại hướng ngoại, nhân vật không chỉ trực tiếp bộ lộ
triết lý về thế sự, mà còn đặt nhân vật qua sự soi xét, đối chiếu lẫn nhau.
Vũ Trọng Phụng đã thành công khi khắc hoạ đời sống tâm lý con người
qua độc thoại nội tâm. Khi là sự hồi tưởng (diễn ra theo chiều sâu liên
tưởng hơn là suy tưởng), khi là lời nửa trực tiếp, độc thoại nội tâm đã
ném nhân vật vào lò nung của sự trăn trở, đớn đau về thế sự, cho thấy
tâm tư sâu kín trong lòng họ. Với thành phần lời nói này, Vũ Trọng
Phụng đã tiến đến một kiểu trần thuật đa thanh của tiểu thuyết hiện đại.
X. M. Pêtơrov đã từng nhận định: “Không thể là một nhà văn hiện
thực chủ nghĩa mà lại không phơi bày toàn bộ thế giới nội tâm của con
người trong quan hệ nhân quả bên trong của họ” (42, 279). Thông qua
lời độc thoại nội tâm, Vũ Trọng Phụng đã làm được điều đó. Dù chỉ là
bước đầu thăm dò phân tích tâm lý phức tạp của con người nhưng ông
cũng đã tỏ ra khá sắc sảo, sâu sắc theo một cách nhìn riêng, một lối đi
riêng. Lời độc thoại nội tâm như có một thứ ánh sáng đã soi thấu được
những uẩn khúc của lòng người.. Trong văn học hiện thực phê phán
Việt Nam, việc đi sâu phân tích tâm lý con người một cách sâu sắc trong
sự vận động hợp quy luật của nó phải trải qua một quá trình. “Giông
Tố” đánh dấu một bước trưởng thành trong quá trình đó, dù chưa phải là
bước phát triển cao nhất.
Chương III: Mối quan hệ giữa lời nhân vật và kiểu nhân vật
tương ứng trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng).
Xét lời nói nhân vật với hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết này, ta thấy
giữa chúng có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau.
I. Lời đối thoại gắn với kiểu nhân vật hành động, tính cách – Nhân vật
kịch:
Điều dễ nhận thấy trong tác phẩm, Nghị Hách – nhân vật trung tâm của tác
phẩm không hề có độc thoại nội tâm, ngay cả khi lão rơi vào hoàn cảnh
"đau đớn về tinh thần”. Nhân vật này từ đầu đến cuối xuất hiện chủ yếu qua
diện mạo, hành động, đặc biệt là qua lời đối thoại. Đối thoại gần như tuyệt
đối. Hắn dường đã mất đi khả năng suy ngẫm, trăn trở, nhận thức về bản
thân. Hỗu như nhu cầu hướng nội bị tiêu diệt – không còn độc thoại nội
tâm. Nhu cầu hướng ngoại cũng chỉ còn bị cầm tù trong những mục đích
thực dụng và vụ lợi một cách trơ trẽn. Đặc điểm tính cách nhân vật cũng
chi phối rất mạnh đến cấu trúc, đặc trưng lời đối thoại trong “Giông Tố”.
1. Lời đối thoại thống nhất, cố định với kiểu nhân vật nguyên phiến về
hành động – tính cách:
Trong suốt cuốn tiểu thuyết, Nghị Hách nói khá nhiều và rất ấn tượng.
Hoàn cảnh thay đổi nhưng tính cách và lời nói của “bậc phú gia địch quốc”
này không hề đổi khác. Dù “sắm vai” xã hội nào (người cha, người
chồng…), ở hắn vẫn chỉ một thứ ngôn ngữ của kẻ dâm bạo, độc ác, cơ hội
– ngôn ngữ của một kẻ bạo chúa.
1.1. Nghị Hách với bản chất gian ác, nham hiểm và đểu giả:
Dù biến chuyển khôn lường để phù hợp với từng đối tượng và nhằm đạt
được những mục đích khác nhau nhưng tất cả lời đối thoại của nhân vật
này(dù ngắn hay dài) đều toát lên bản chất của một kẻ gian ác, nham hiểm
và đểu giả.
Chỉ một câu hỏi “ gắt” rất ngắn “ Thế nào?” của hắn cũng đủ cho hai tài xế
phải “run lên cầm cập”, và trước lời phán điềm nhiên “ Cứ mở hết máy, tội
vạ đâu tao chịu” (khi có người đứng giữa đường giơ tay ra chắn xe) hẳn đã
làm cho không ít bạn đọc lạnh người rùng mình lo sợ. Câu nói ấy có lẽ chỉ
có thể có ở người có cái ác lạnh lùng, tàn nhẫn mang tính bạo chúa- cái ác
của người có “quả tim bằng sắt”, coi mạng người như cỏ rác và pháp luật
cũng chỉ là một thứ uy quyền nằm trong tầm tay mà thôi.
Bị dân làng Quỳnh Thôn kiện, bị báo chí và dư luận lên án, bị con trai ép
phải lấy Mịch – cô gái mà hắn đã cưỡng hiếp, phản ứng ban đầu của Nghị
Hách là thản nhiên coi chuyện đó là quá bình thường đối với một kẻ đã
hành nghề hiếp dâm đến mức cáo già. Trước lời trách móc, cằn nhằn của
Tú Anh, hắn nói như không: “Ô hay! Sao mày dở hơi thế? Thì tao mua con
bé ấy làm hầu chứ gì?” (1, ). Cách nghũ ráo hoảnh, lối thoát ra khỏi thế bí
gọn ghẽ chóng vánh và không chút phân vân, không ân hận như thế là chỉ
lưu manh mới có. Cách nghĩ đó thấm vào con người Nghị Hách, trở thành
bản chất tự nhiên của hắn. Vì thế, những lời hắn nói ra cũng thể hiện rõ bản
chất ấy. Lời cười nhạt với Long: “Tao thì tao chẳng bận tâm gì về việc ấy
cả” (1, ) càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn sự vô lương tâm không chút
lòng tự trọng và rất vô trách nhiệm của nhà tư bản “cỡ phú gia địch quốc”
này. Hắn lúc nào cũng sẵn sàng “tao – mày” với vợ con.
Đểu giả trâng tráo đến mức vô liêm sỉ khi lão sẵn sàng đổi trắng thay đen,
đổ tội vu cáo cho dân làng Quỳnh Thôn trước mặt quan xử kiện, với những
lí do rất “chính đáng”: “xe liệt máy…Giữa lúc tôi buồn thì thình lình con
bé
ấy dẫn xác đến…” (1, ).
Sự đểu giả, lật lọng, xảo trá của hắn còn được thể hiện rõ qua lời “thanh
minh” một cách thản nhiên cho tội “lường thầy, phản bạn” của mình một
cách trơ trẽn, vô sỉ. Gặp lại Khoá hiền sau 26 năm - người bạn mà trước
đây hắn đã “phản bạn, cướp vợ bạn”, hắn không hề ăn năn, hối lỗi mà lại
còn nguỵ biện cho mình: “Vâng, chẳng may bác phải tai nạn, còn trơ trọi
bác gái sống một mình, thành ra tôi đem lòng thương, từ cái thương đến cái
yêu tất không xa, xin bác hiểu chi cái chỗ hèn yếu của lòng người”.(1,243).
Như vậy, chỉ qua một vài lời đối thoại, bản chất lơu manh, đểu giả của
Nghị Hách hiện lên khá rõ.
1.2. Nghị Hách với bản chất dâm bạo:
Không chỉ độc ác, đểu giả, Nghị Hách còn là một kẻ dâm bạo. Cái dâm của
hắn cũng có nét riêng – kiểu dâm ác, khác kiểu hạ lưu của Xuân Tóc Đỏ
hay cái dâm tự nhiên của bà Phó Đoan… Bản chất này được thể hiện ngay
từ câu dỗ “ngọt” ở đầu tác phẩm: “ ấy khoan đã. Mặt con tái thế kia, khéo
không thì trúng phong rồi đó… Con im, không được cưỡng, im ngay, quan
sẽ cho tiền”(1, ). Và khi đã đạt được mục đích của mình, hắn trở về nguyên
vẹn với bản chất dâm bạo. Xin trở lại màn đối thoại của Nghị Hách với Thị
Mịch trong tối tân hôn – một màn đối thoại hết sức ấn tượng, với lối xưng
hô “mày – tao”, với cách nói ỡm ờ đểu giả đã được cá tính hoá cao độ:
-“ Thẹn à? Vẽ!
- Em ạ, thế là mày đã là vợ lẽ tao rồi!
- Trò đời cũng hay thật đấy!
- ờ lạ thật!
- Trông mày hôm nay xấu lắm!
- Thật thế, cái tối hôm ấy mày mặc cái váy nâu, chân mày đầy bùn,
mày lại đẹp. Bây giờ mày diện đặc tiểu thư như thế này mà lại không bằng
khi xưa? à thôi, phải rồi! Tại bữa ấy mày có khăn mỏ quạ!” (1, 168).
“Lấy tao làm lẽ thứ mười còn hơn làm chính thất người khác”.(1,
169).
Lối xưng hô cùng giọng điệu chớt nhả của một kẻ mua dâm đã vạch
rõ bản chất con người đê tiện. Ta càng không thể nhầm lẫn hắn với ai qua
câu chửi buông thõng “ Thế này còn nước mẹ gì nữa”(1,170), rồi cái cử chỉ
đểu cáng “ vỗ vào bụng vợ bốp một cái và tiếp liền là hành động bước
xuống cầu thang đi thẳng của hắn. Lối nói khẩu ngữ đã lố bịch hoá nhân
vật, lột trần sự vô liêm sỉ không có lòng tự trọng của hắn. Đây là những lời
lẽ hết sức đặc trưng, rất Nghị Hách. Chỉ cần nhắc lại câu nói ấy, người ta có
thể biết là chính hắn chứ không phải ai khác. Trong lúc Mịch còn đang
bàng hoàng, ngơ ngác nhìn quanh như vừa tỉnh một giấc mộng, trước sự
kiện phi thường đã xảy ra với “cuộc đời của một cô gái quê thanh bần”,
đang ngơ ngác, bỡ ngỡ, háo hức trước cảnh giàu sang choáng lộn mà từ nay
sẽ dành cho cô- cô hồi hộp chờ cùng chồng làm lễ tơ hồng thì Nghị Hách –
chú rể lại đến với cô bằng những cử chỉ, điệu bộ đặc biệt là ngôn ngữ thô
bạo, vô văn hoá. Như vậy, lời thoại của Nghị Hách được xây dựng gắn liền
với kiểu nhân vật tính cách – hành động, hay nói cách khác, tính cách nhân
vật được thể hiện sắc nét qua lời nói của chúng. Có thể nói, những lời thoại
đặt vào miệng đã đóng đinh bản chất nhân vật mà người đọc có lẽ sẽ không
thể quên. Qua những lời thoại như thế, ta thấy rõ mối quan hệ giữa ngữ
dụng học- tu từ học và phong cách học.
1.3. Nghị Hách với bản chất cơ hội:
Nham hiểm gắn liền với cơ hội trở thành bản chất khá đặc trưng ở
nhân vật này. Trong những chuyến viếng thăm giới quan lại của hai chính
phủ (quan công sứ, tổng đốc), Nghị Hách đều lái cuộc nói chuyện vào mục
đích của mình. Hắn như con cua trước miệng con ếch sau khi nhìn rõ sự
phản bội của bà Nghị. Mất Tú Anh- đứa con trai luôn là lá chắncho những
thói hư tật xấu của hắn, phải thừa nhận Long- đứa trẻ bần dân mồ côi là
con, hắn lồng lên như một con thú điên cuồng. Bị tra tấn đau đớn về tinh
thần nhưng Nghị Hách vẫn vững vàng tham gia tranh cử. Thậm chí, hắn tận
dụng bi kịch cá nhân để phát ngôn, lấy lòng quần chúng. Đó là bản chất của
một kẻ nham hiểm, cơ hội, một con thú đội lốt người. Bản chất cơ hội lưu
manh thứ thiệt, cái cốt bên trong được bao bọc bởi vỏ ngoài của một nghị
viên, nhà buôn, chủ đồn điền. ậ đây, nhân vật đã sắm vai rất giỏi. Nghị
Hách nhảy vào nghị trường trước hết là vì “năm trăm cổ phần mà mỗi ccỏ
phần là hai nghìn phật lăng”, vì vụ áp phe nước mắm Bắc kỳ và Trung kỳ,
vì “cái mề đay Bắc Đẩu” và nhiều việc lợi khác. Lão sẵn sàng bỏ tiền, gạo
để phát chẩn cho dân nghèo, mở bữa tiệc khao lớn chiêu đãi toàn bộ quan
khách quan trọng của giới thượng lưu trong xã hội. Trong buổi diễn thuyết
sau cuộc phát chẩn của Nghị Hách , bài diễn thuyết được lão đọc một cách
thống thiết, lúc lại thề thốt hùng hồn, khi nghẹn ngào, lắp bắp… cũng là
một minh chứng sinh động cho bản chất cơ hội của hắn: “Thật lòng tôi
thương xót đồng bào tôi quá,…Đẻ ra là bình dân tôi xin giữ lòng trung
thành với bình dân cho đến chết”. Chỉ bấy nhiêu “nghĩa cử” thôi, Nghị
Hách đã được giới báo chí ca ngợi, được quan công sứ gắn huy chương và
đánh giá là “bậc doanh nghiệp hiển hách ít có mà lòng nhân từ bác ái lại
đáng treo gương cho dân bảo hộ soi chung”. Vậy sau khi lão tuyên bố gả
con gái “cho hột máu rơi của giai cấp lao khổ, một đứa trẻ vô thừa nhận” –
coi đó là một “cử chỉ đặc biệt”, có giá trị biểu tượng cho sự liên kết tình
nghĩa của giới “trưởng giả” với “giai cấp hạ lưu” thì không biết địa vị của
lão trong xã hội sẽ lớn đến mức nào? Chỉ có điều, Nghị Hách đã thực hiện
“nghĩa cử hiếm có” sau khi đã biết rõ “hột máu rơi”, “đứa trẻ vô thừa nhận”
đó cũng là của chính mình. Tính cơ hội ở đây lên đến mức trâng tráo đáng
sợ. Nó không chỉ là bản chất chính trị phản động mà còn là phi đạo đức, vô
luân tới mức ghê tởm. Con quỷ Nghị Hách vốn coi mạng người chỉ là trò
tiêu khiển lại có thể nói lời thống thiết: “Thực ra lòng tôi rất chân thành mà
phát chẩn. Tôi đã đi khắp các vùng quê, tôi đã thấy nạn khủng hoảng,
những tai trời ách đất, hạn hán… tôi đã thấy những cảnh lầm than, những
cảnh ai oán, những cảnh não lòng! Tôi…tôi cũng là người, tôi không
thể…không thể…không sao…”(1, 265)
Với những lời lẽ đóng kịch làm ra chân thành thống thiết đi kèm
những giọt nước mắt cá sấu và hành động “nghẹn ngào, hậm hực, tay đưa
lên giữ cổ, không nói được nữa” (1, 265) lại càng cho thấy sự cơ hội, bịp
bợm, trâng tráo vô liêm sỉ của Nghị Hách. Và chính ở đây, ta thấy rõ tính
khúc xạ của ngôn ngữ. Lòng chân thành thương xót đồng bào thực ra xuất
phát từ ý muốn tranh cử ghế nghị trưởng mà thôi. Bởi giọt nước mắt “chân
thành” của lão không phải bắt nguồn từ lòng thương đồng bào lầm than, mà
từ chính bi kịch riêng của hắn: “Trong óc lão hiện ra cảnh tượng vợ lão loã
lồ thân thể nằm ôm thằng cung văn. Lão nghĩ đến Long là con lão, đến Tú
Anh là con riêng của vợ lão, đến câu nói ghê gớm của khoá Hiền…bất giác
nước mắt lão ở đâu ứa ra lã chã” (1, 265). Có điều, với bản chất cơ hội của
mình, hắn đã nhanh chóng biến nỗi đau thành cách để thể hiện lòng quân
tử, đạo làm người hữu ích, khiến quan khách ai cũng sụt sùi cảm động. Như
vậy, sử dụng triệt để lời đối thoại là bút pháp nghệ thuật đặc sắc của Vũ
Trọng Phụng để xây dựng hình tượng nhân vật tính cách – hành động.
Nhân vật đã được phủ lên mình những cá tính bản chất tâm lý rất riêng qua
lời đối thoại của chính mình. Với những lời nói ấy, nhân vật trở nên chân
thực, sống động và đầy cá tính trong ấn tượng của người đọc. Nghị Hách
không được Vũ Trọng Phụng dành cho độc thoại nội tâm nhưng lại được
gắn với những lời thoại sắc sảo, góc cạnh và rất ấn tượng, được cá tính hoá,
mang đậm dấu ấn tính cách, trình đọ văn hoá, tâm lý, một ngôn ngữ rất
Nghị Hách Đây hoàn toàn là dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi xây dựng
nhân vật này.
2. Lời đối thoại thay đổi tương ứng với sự đổi thay tâm lý, tính cách
của nhân vật:
Khác với ngôn ngữ nhất quán, thống nhất từ đầu đến cuối của Nghị
Hách, lời đối thoại của Long và Mịch biến đổi cùng với sự đổi thay tính
cách, số phận của họ.
2.1. Lời của Mịch:
Khi còn là một cô thôn nữ, lời ăn tiếng nói của Mịch ngây thơ, chất
phác, hiền lành. Cô trả lời Nghị Hách khi hắn hỏi mua rạ bằng những lời
thưa bẩm, lễ phép (“Bẩm quan… Con xin quan lớn… Cảm ơn quan lớn”(1,
10). Là một cô gái chưa va chạm với đời, cô đâu có thể ngờ rằng những câu
hỏi của Nghị Hách chỉ là một cách đưa đẩy để cho hắn đạt được mục đích.
Khi trở thành nạn nhân trong tủi nhục, ngôn ngữ của Mịch vẫn là thứ ngôn
ngữ bình dân, trong sáng của một cô gái 18 tuổi mộc mạc, chân chất:
-“ Anh Long ơi, tôi xin lỗi anh.
- Lạy anh, anh tha cho, tôi xấu hổ quá.
- Thưa anh, tôi không dám nhìn mặt anh nữa.
- Tôi chỉ sợ vì những sự bất hạnh của tôi mà anh đem lòng rẻ rúng
tôi. Cho nên tôi tủi thân, tôi giận đời, tôi chỉ muốn chết quách đi cho
xong”.(1,48-49).
Hoàn cảnh thay đổi, ngôn ngữ của cô cũng biến đổi theo. Lúc còn là
một cô gái quê, Mịch thường ít nói, chỉ mở miệng khi cần thiết, giọng
khiêm nhường. Nhưng khi đã trở thành một thiếu phụ giàu có thì giọng nói
lại chủ động nanh nọc, cứng cỏi, hằn học, ghê gớm… “ Hay chính anh
tham vàng phụ ngãi? Hay tại cô Tuyết đẹp hơn con bé này? Anh phụ tôi
hay tôi phụ anh? Ai biết? Thật khó mà biết nhỉ?” (1,196).
2.2. Cũng như Mịch, ngôn ngữ của Long không ổn định. Đó là ngôn
ngữ của một con người biến chất. Hoàn cảnh tác động khiến anh thay đổi,
trở thành quả bóng trong chân kẻ khác, thành con người khác. Những lời
anh nói ra cùn không giống với con người anh trước đây. Long cũng đã
từng dành cho Mịch những lời nói âu yếm, thiết tha của một thanh niên có
học: “ Có phải tại Mịch đâu mà anh lại rẻ rúng Mịch được”(1,49). “ Mịch
không nghĩ đến công cha nghĩa mẹ nữa à, Mịch không nghĩ đến người
chồng của Mịch rất yêu thương Mịch, có thể chết được nếu Mịch chết à?”
(1,48- chương Vũ Trọng Phụng)
Hoặc ở chương XIV: “Mịch, em ễnh ruột ra đấy à?” (1,130).
Những lời nói nền nã, thương yêu, lối xưng hô tình cảm dịu dàng
không còn nữa khi Long và Mịch hiểu lầm nhau. Mang trong mình ý nghĩ
bị phản bội, dối lừa, Long nói với Mịch bằng những lời sỗ sàng: “Con khốn
nạn, mày có lên ngay đây không?”.
Rơi vào bi kịch, lời lẽ của anh trở nên cục cằn, thiếu văn hoá. Khi thì
hậm hực căm tức, khi lại gay gắt dằn từng tiếng một. Mỗi câu nói sắc như
một lưỡi dao, như muốn băm bổ vào mặt người ta:
“- Thằng này phụ cô! Thằng này phụ tình mà thằng này đã mất ăn
mất ngủ lúc nào cũng bị dao đâm vào ruột, mà cô lại bình yên như thế này?
Ai phụ cô? Hở? Con khốn nạn! Đồ đĩ rạc!… Tao làm gì? Mịch, tao làm gì
mày để mày phụ tao? Nói! Nói mau! Nói!”(1,195). Hay: “Thế còn cô? Thế
sao lúc nó về hỏi thì cô vui mừng như bắt được của rồi nhận lời ngay tức
khắc! Sao thế, hở đồ chó! Đứa nào tham của thấy vàng phụ ngãi?…”
(1,195). Dường như lời của người có học có văn hoá, đạo đức, lịch lãm,
luôn biết tôn trọng người khác đã nhường chỗ cho những lời thoá mạ của
kẻ mất phương hướng.
Khi thì lại giọng giang hồ sành sỏi, thờ thẫn bất cần đời: “Yêu mê đi
chứ lại không…”(1,279), “bảo họ lên đây trô đã rồi lại xuống nhảy cho
dẻo”(1,280), “chị làm thế nào để giữ được cả mươi ông bạn tôi thì giữ…
thiếu thì gọi thêm người! Không một ông nào phải bồ côi bồ cút hiểu
chưa?”(1,284); rồi nữa “Ai tửu cứ tửu, ai sắc cứ sắc, ai yêu cứ yêu! Tuỳ
thích”(1, 284).
Như vậy, nhà văn không chỉ “khoác màu lên giọng”, đóng đinh tính
cách bằng lời nói của chính nhân vật mà còn phân định ra hai xu thế: Đối
thoại của nhân vật phản diện (Nghị Hách) thì thống nhất, ổn định và cá thể
hoá đến mức khái quát hoá thành khuôn mẫu, điển hình. Nó gắn với kiểu
nhân vật hành động – tính cách nguyên phiến. Còn những nhân vật nạn
nhân tha hoá như Long, Mịch thì ngôn ngữ không ổn định mà thay đổi
tương ứng với sự thay đổi của tính cách, số phận. Và dù thuộc kiểu nhân
vật nào, mỗi ngườ đều có khuôn mặt riêng, với lời nói rất riêng và cũng rất
thực. Nó “có thể làm cho người ta từ lời ăn tiếng nói mà thấy được người”
(Lỗ Tấn)…Bên cạnh lời đối thoại, những nạn nhân ấy còn được hoàn thiện
hơn bằng những lời độc thoại nội tâm sâu sắc.
II. Lời độc thoại nội tâm gắn với kiểu nhân vật tâm lý – tính cách:
Đứng trước một biến cố, đánh dấu sự thay đổi bước chuyển cuộc đời, bao
giờ nhân vật cũng phải suy tư, trăn trở. Long , Mịch đều là nạn nhân, bị đẩy
vào vũng bùn tha hoá. Qua lời độc thoại nội tâm, ta thấy sự chuyển biến
tâm lý giữa họ không hoàn toàn giống nhau.
1. Lời độc thoại nội tâm – kiểu nhân vật tâm lý với những biến đổi
thuận chiều theo đường thẳng dốc:
Mịch – người con gái mà ước vọng chỉ là ăn ở cho hiếu thuận đã bị quẳng
vào cơn lốc xoáy của cuộc đời đen bạc. Nhưng hoàn cảnh đã biến cô gái
quê hiền hậu, chân thật trở thành nạn nhân đáng thương của thói dâm dục
của Nghị Hách, nạn nhân của sự bần cùng hoá người nông dân trong xã hội
thực dân nửa phong kiến, nạn nhân của thứ pháp luật luôn đứng về phía
người giàu để chống lại kẻ nghèo. Vũ Trọng Phụng đã đặt nhân vật trong
sự tác động tiêu cực của nhiều mối quan hệ dằng dịt xung quanh: sự dè bỉu
của dư luận, sự sỉ vả của bố mẹ, sự nghi ngờ của người tình, sự túng quẫn
của đời sống... Tờt cả đã dồn đẩy cô đến chân tường của sự tha hóa.
Nhân vật Mịch – người gặp sự biến đầu tiên của tác phẩm đã rơi vào tình
trạng khủng hoảng tinh thần liên tục trong chuỗi ngày dài đầy biến động,
bithương. Vũ Trọng Phụng đã miêu tả diễn biến tâm lý của Mịch trong nhà
thương bằng một đoạn độc thoại nội tâm dài, cảm động và rất hay.Một
dòng chảy ngôn từ diễn tả chuỗi day dứt tâm trạng, những suy nghĩ triền
miên. Cờu trúc câu văn thay đổi tương ứng với sự chuyển đổi ý nghĩ và cấp
độ căng thẳng của nhân vật. Ban đầu, câu văn mang cấu trúc thông thường
khi Mịch mới chỉ xuất hiện ý nghĩ nhẹ nhàng về những chuyện đời thường,
về gia cảnh, về tình duyên đẹp đẽ. Nhưng khi ý nghĩ nhân vật chạm tới sự
việc đau khổ mới diễn ra, nó trở nên dồn dập, rối loạn. Cờu trúc câu văn
thông thường bị phá vỡ. Nó như bị xé rách ra, với ngữ điệu gấp gáp, chì
chiết, đầy kịch tính: Nghĩ tới người chống sắp cưới sẽ đến nội hôm nay
“Mịch bàng hoàng run sợ, kéo cái chăn trùm kín đầu. Cô nghĩ đến đêm ấy,
lúc cô ngây thơ dại dột mà bước vào để cho kẻ khốn nạn được thể khép gọn
ngay cửa xe. Cô nghĩ đến lúc cô thấy tiền, thấy nói đến số tiền năm đồng,
nên cứ để cho kẻ khốn nạn dùng lọ dầu làm cớ để sờ vào trán cô, cổ cô,
ngực cô. Rồi Mịch lại nghĩ đến lúc bị quan đốc tờ bắt lên nằm dài tô hô trên
cái bàn đá. Sự tò mò của khoa học đã vào hùa với sự dâm dục của loài
người mà đập tan nát mất cả cái ý nhị thẹn thùng kín đáo của một cô gái
quê ngây thơ. Để đến nỗi như thế, vì lẽ gì? Vì tham tiền, vì dại dột bước
chân lên ô tô. Vì ngây thơ để cho con dê già bôi dầu vào trán, vào cổ”. (1,
44).
Đó là những xót xa, tủi nhục của người con gái ngây thơ lần đầu tiên “nếm
mùi đời” thật oan nghiệt, đắng cay “vì chẳng bao giờ Mịch lại tưởng tượng
rằng lại có thể có một người bằng tuổi bố mình, lại giàu có sang trọng lại
lừa mình làm cái việc xấu hổ trong cái xe tu bin, lúc ấy có người ở đằng
trước và ngườiở đằng sau xe nữa” (1, 43). Nghĩ đến đây, lònh Mịch cuộn
trào lên nỗi đau đớn, ê chề nhục nhã của người con gái lương thiện, trong
trắng bị xúc phạm. Có thể nói, mỗi sự chuyển biến trong cảm giác, trạng
thái của Mịch đều được diễn tả qua lời độc thoại nội tâm. Từ chỗ thẹn, xấu
hổ, Mịch trrở nên “đau khổ, bàng hoàng, run sợ” không dám gặp lại người
chồng sắp cưới của mình, không còn mặt mũi nào sống trên đời trước bao
điều dị nghị của làng xóm. Cô oán thán bản thân: “Trời đất ơi! Thì ra mình
dại dột và tham lam” (1, 44). Nghĩ đến Long – người có học thức, trọng
nhân phẩm và rất mực yêu thương mình, tâm hồn Mịch như vỡ oà ra, trong
cảmgiác tái tê, nhục nhã đến ê chề. Những giọt nước mắt cứ nối tiếp nhau
ràn rụa lăn dài trên khuôn mặt ngây thơ, khờ dại. Mịch rùng mình run rẩy
lo sợ: “Nừu anh ấy hiểu cho thương cho thì chẳng nói làm gì. Nhưng anh
ấy do thế mà giảm lòng yêu hoặc lại nỡ rẻ rúng mình thì đó chẳng phải lỗi
tại mình, cái lỗi thấy tiền híp mắt lại mà ra đó ư?. Trời ơi nhục!” (1, 44).
Độc thoại nội tâm là tiếng nói thầm kín của nhân vật tự nhủ với mình.
nhưng đến một lúc nào đó, không ngăn được sự căm hờn phẫn uất mà cất
lên thành tiếng oán đời, chửi đời. Khi ấy, độc thoại nội tâm có xu hướng
đối thoại rõ rệt. Những trang hay nhất mmo tả tâm lý Mịch là những trang
Vũ TRọng Phụng để cô ngồi một mình, tự đối diện với chính mình. Khi
được đưa đến nhà thương, xung quanh toàn những người xa lạ, tác giả đã
để cho Mịch bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng trái ngược trong cõi lòng:
vừa đau đớn ê chề, tủi hổ vì sợ trong trắng trinh tiết không còn, vừa oán
hận trách móc người nhà, vừa căm tức cuộc đời độc ác – Nỗi lòng rất con
người của Mịch
Cuối cùng đỉnh điểm của sự tủi khổ đã dẫn Mịch tới việc quyết định tự tử.
Hoàn cảnh éo le đã biến tâm hồn Mịch từ chỗ trẻ trung, yêu đời, tin vào
tương lai, hạnh phúc gia đình bỗng trở nên khô cằn, mất hết niềm vui sống,
tin yêu. Tất cả trạng thái tâmlý trên của Mịch được diễn tả lồng vào những
hồi tưởng về qúa khứ – cái dẫn dắt tới hiện tại, làm tăng thêm sức nặng tâm
lý nhân vật. (đoạn này đượcđưa lên đầu đoạn – móc nối với đoạn dẫn ra sau
– hiện tại). Quá khứ tươi đẹp thức dậy chỉ càng nhân lên nỗi đau, càng làm
trớ trêu thêm cái hiện tại bẽ bàng đến phũ phàng. Mịch bắt đầu suy nghĩ về
mình, về bố mẹ và anh trai, về Long – những người thân yêu nhất, tốt nhất
đối với cô. Quá khứ vẫy gọi về những tháng ngày trôi đi thật êm đẹp:
“Mười tám tuổi đầu, cô vẫn ngây thơ, khờ dại như gái mười lăm” (1, 41).
Rồi Mịch lại nghĩ đến lúc bị hiếp thì sửng sốt hãi hùng. Tất cả đã thay đổi
không còn như xưa. Lúc này, cô lại đối diện với tâm trạng thực tại ê chề,
giằng xé bao đau đớn, chua xót, tủi nhục. Rồi lại hối hận vì sự ngây thơ, dại
dột … Tất cả cứ ào ạt tuôn trào, dâng lên, cắn, xé khiến lòng Mịch quặn
đau. Quá trình đó đã tạo thành một dòng chảy ý thức, diễn biến nội tâm hết
sức sinh động, lay động lòng người.
Đây là sự phẫn uất, hằn học mà cay đắng của Mịch trong dòng suy tư bất
tận: “Thì ra chỉ vì Mịch nghèo nên mới mắc bẫy, nên mới bị hà hiếp, nên
mới bị thua kiện, nên mới chịu oan. Chì vì nghèo! Nỗi oan thống khổ
không nói được với ai. Vậy mà người chồng là người tri kỉ độc nhất vô nhị
trong đời mình, không những đã không hiểu cho mình, lại còn đi khinh rẻ
mình nữa” (1, 156). Vỡ lẽ ra nhiều điều từ sau ngày gặp tai hoạ, cô không
còn chìm đắm trong nỗi hổ thẹn ngượng ngùng như những ngày đầu nữa.
Con người cô mới đây chỉ biết giận mình, dằn vặt mình, kết tội mình; nay
đã biết truy nguyên sự việc ở người khác. Cô trở nên hằn học, bất cần, mỗi
ngày một thêm dày dạn. Thậm chí, khi biết chắc Nghị Hách sẽ lấy mình
làm lẽ thì sự thay đổi của cô càng nhanh chóng hơn. Sự tha hoá của Mịch
diễn ra rất nhanh và nhìn chung là thuận chiều.
Đặc biệt, ởchương XXII, bằng lời độc thoại nội tâm thông qua sự hồi
tưởng, Vũ Trọng Phụng đã bóc trần nội tâm của nhân vật trong những ngày
cô bị Nghị Hách bỏ lửng trong căn nhà giàu sang. Mịch suy tư về quá khứ,
cô “oán giận mẹ, căm tức bố, khinh bỉ anh và nhất là nhớ Long” (1, 188).
Trong Mịch, những khát mong, buồn tủi, ghen hờn, những yêu thương nhớ
tiếc mỗi lúc một dâng đầy. Mọi ý nghĩ liền mạch, triền miên, tầng tầng lớp
lớp khiến nhân vật chìm trong dòng suy tưởng không dứt ra được. Câu văn
vì thế rất dài, phù hợp với việc diễn tả sự phức hợp ấy của tâm trạng.
Hàng ngày, Mịch đứng bên cửa sổ, nhìn xuống đường “trông người, chạnh
nghĩ đến niềm riêng”. Mịch nhớ đến những ngày vui bên Long, ước mong
có Long bên cạnh dù người đó đã làm Mịch khổ. Đó là những ý nghĩ “bất
thường, gan góc” để Mịch trở nên cứng cỏi, dũng cảm “lừa dối chồng cả
phần hồn lẫn phần xác… rửa thù oanh liệt cho Mịch và Long... Rồi thì sau
đấy, Mịch cũng phải ngạc nhiên rằng mình thay đổi chóng quá, rằng mình
không còn một tị gì là cô thôn nữ thuở trước nữa, vì mảnh hồn ngây thơ
trong sạch đã bị cảnh ngộ giết chết mất rồi!” (1, 192). ý nghĩ “rồi thì chết!
Chết cả đôi, ôm nhau mà chết, đem mối hận nghìn thu xuống suối vàng cho
nó tiêu tan đi, sẽ yêu nhau dưới âm cung, nhưng lúc chết thì phải trên một
giường” (1, 192). Lời độc thoại nửa trực tiếp song thanh cùng phương
hướng ấy đã gây “sốc” cho không ít độc giả. Có lẽ, trong văn xuôi Việt
Nam hiện đại, ngoài Mịch ra, chưa hẳn, chưa từng có nhân vật nào suy tư
về ái tình, dục tình mạnh mẽ, dữ dội đến vậy. Một cô Mịch cô đơn cũng là
một cô Mịch táo tợn, dâm đãng điên cuồng - Một cô Mịch phó mặc sự đời
khi đã tự tìm ra cái lẽ sống coi tất cả mọi sự là thường. Nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan cho rằng: “Cái đoạn ấy là một đoạn thật hay. Trước khi đưa ta
đến với cái việc sắp xảy ra (Mịch hiến thân cho Long), tác giả đã mở bộ óc
của Mịch cho ta trông thấy, chẳng khác nào một người thợ mở cho ta xem
các bánh xe và ống dẫn hơinước, trước khi chỉ cho ta thấy cái động cơ ở
ngoài” ( , 147). Sự đi sâu phân tích tâm lý con người một cách đa diện như
thế chưa từng thấy xuất hiện trong tiểu thuyết Ngô Tờt Tố, hay truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan
Như vậy, có thể nói số phận Mịch gắn liền với những bước chuyển tâm lý
khá đặc biệt mà mỗi sự chuyển biến ấy đều được tái hiện qua lời độc thoại
nội tâm của chính cô. Cần khẳng định sự tinh tế, sắc sảo của nhà văn trong
nghệ thuật miêu tả tiếng nói bên trong của nhân vật. Lời độc thoại nội tâm
ở đây gắn liền với kiểu nhân vật tâm lý với những khoảnh khắc diễn biến
phức tạp. Đây cũng là điều mà “Giông Tố” hơn hẳn những cuốn tiểu thuyết
ra đời trước và cùng thời với nó.
2. Lời độc thoại nội tâm - kiểu nhân vật tâm lý gắn với quá trình tha
hoá không thuận chiều, theo sơ đồ hình Sin , dần xuống dốc:
Nhân vật hào hoa, phong nhã, đa sầu đa cảm thường có cuộc đời gặp
nhiều sóng gió, bất hạnh. Kiểu nhân vật này thường thấy trong các tiểu
thuyết tâm lý tình cảm. Long trong “Giông Tố” cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Nhà văn sử dụng độc thoại nội tâm nhiều nhất ở nhân vật
Long. Hỗu như mỗi lần xuất hiện, nhân vật này đều có những suy tư,
trăn trở, những tiếng nói thầm kín bên trong nhiều khi rất dai dẳng. Điều
này cũng hợp lẽ vì với một quá khứ khổ đau, buồn tủi, lại sống giữa một
môi trường đầy những nghịch cảnh éo le, trớ trêu, một người có học vấn
và giàu tình cảm như Long không thể không nhiều suy tư, chiêm
nghiệm.
Như trên đã nói, khi đối diện với chính mình, nhân vật Vũ Trọng Phụng
rất hay hướng về quá khứ. Vì thế, tâm tư của Long ở hiện tại thường
được làm nổi bật hơn lên qua những hồi tưởng về những gì đã qua. Lời
độc thoại nội tâm đưa nhân vật trở về quá khứ. Nó liên quan tới những
điều anh đang phải trăn trở, day dứt, khổ đau. Đó có thể là những việc
mà Long đã làm nhưng rồi chính nó lại làm anh hối hận, đau đớn. Ví dụ
ở chương XII, sau khi theo lời Tú Anh điều đình với Vạn Tóc Mai,
thuyết phục được Nghị Hách lấy Mịch; nghe lời Nghị Hách thuyết phục
được bà Nghị đồng ý cho hắn lấy vợ bé; Long rơi vào tình trạng day dứt
lương tâm. Anh tự cho mình là kẻ hoá trang đeo “ba cái mặt nạ” cùng
một lúc để đóng kịch, trở thành người hùng biện, thuyết khách, làm cái
việc “ông tơ bà nguyệt”, quên đi bổn phận làm chồng tương lai của
Mịch. Long nhứ lại những ngày ở Hải Phòng, gặp Tuyết và Loan với
bao thứ “hào quang của sự trưởng giả làm Long loá mắt”, với bao “sức
cám dỗ, mơ tưởng ái tình” làm Long mê muội, để rối sau đó anh lại thấy
mình thật “đê hèn, thật bạc tình”. Đây là tâm trạng của Long trong thời
gian sống tại nhà bà Nghị dưới cảng, qua lời độc thoại của chính anh:
“Ba bốn ngày đầu, Long thấy quang cảnh ấy là khó chịu là chướng mắt.
Long cho vẻ trưởng giả của gia đình ấy là một câu nguyền rủa độc địa
và ngạo mạn hắt vào mặt cái xã hội bình dân trong đó có Long. Nhưng
sự trưởng giả tuy vậy cũng có nhiều thứ hào quang đủ làm loá mắt
người ta lắm. Dần dần Long quên khuấy tâm sự riêng đi” (1, 109)
Vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi từ lúc chào đời, lớn lên trong tình thương
bố thí của trại trẻ mồ côi, nhờ kiếm được một chân thư ký ở một trường
tư thục và có tình yêu bình dị thơ mộng với cô gái quê nhu mì, Long đã
từng xây đắp bao mộng đẹp. Khi cô gái ấy bị làm nhục, chàng chỉ còn
trái tim ứa máu kêu gào trả thù. đây là lý tưởng trả thù cho Mịch bằng ái
tình một cách tàn tệ. Câu văn dài hơi, liền mạch có độ dồn nén thông tin
lớn, diễn tả sâu sắc trạng tháim, sắc độ tình cảm phong phú phức tạp của
nhân vật“ Thoạt đầu, Long chỉ mơmàng Tuyết và Loan sẽ là hai cái đồ
chơi của mình cho đến nhị rữa hoa tàn, cho đến liễu chán hoa chê, cho
đến mưa gió tơi bời, thì là Mịch sẽ được trả thù một cách đầy đủ. Nhưng
dần dần Long lại thấy hai người ấy không đáng chịu thứ hình phạt ấy và
lại đáng yêu! Vả lại biết bao nhiêu cuộc ái ân của người đời lại không
bát đầu chỉ vì dục tình?” (1, 110 – 111).
Một dòng ý thức hỗn độn, vừa là sự nhìn nhận về mình vừa là xét đoán
về người khác. Ngay ở đó, người đọc nhận ra chân dung tính cách của
một con người dễ bị mất phương hướng, dễ đầu hàng hoàn cảnh. Độc
thoại hồi tưởng cùng những suy nghĩ của Long đã nói lên xung đột nội
tâm gay gắt của con người có ý thức về cuộc sống nhưng không làm chủ
được bản thân mình,. Tâm trạng của Long cứ thế trôi theo dòng hồi
tưởng hoà trộn vào hiện tại. Tờt cả anh gửi gắm trong bức thư gửi cho
Tú Anh. Chương XII , XIII gồm 18 trang tiểu thuyết, thì đã có 14 trang
là lời độc thoại nội tâm của Long. Có lẽ chính qua những dòng ấy, nhà
văn muốn nhấn mạnh sức tàn phá của hoàn cảnh, làm thay đổi tiểu
thuyết tất cả bản tính, tâm can con người.
Tuy nhiên trong khi miêu tả sự tha hoá, xuống dốc về nhân cách của
nhân vật này, Vũ Trọng Phụng không chỉ một lần cho thấy sự “bứt lên”,
“vượt mình” đáng khích lệ của Long. Có thể nói, đó chính là sợi dây nối
mong manh, là chiếc cầu tac giả tạo ra cho nhân vật bước bên bờ nhân
cách của con người. Những giọt nước mắt ăn năn – những giọt châu của
loài người xuất hiện trong dòng độc thoại căng thẳng, quyết liệt cũng
phần nào nói lên điều đó:
“Nước mắt Long bỗng đâu ưá ra…
Long vùng đứng dậyra đứng trước gương nhìn vào bộ mặt phụ bạc của
mình rồi tự nhủ: “Không! Ông Tú Anh là người đáng yêu, đáng nhớ ơn.
Ta không thể ỡm ờ như trước được. Nừu ta muốn báo thù thì ta cũng
phải nói thẳng ra là ta sẽ báo thù mới xứng đáng là một kẻ nam nhi. Ta
phải nói là chính ta là chồng chưa cưới của người con gái bị hiếp dâm,
và đừng ai mong ở một vụ cưỡng bức một cuộc nhân duyên ép uổng!
Thái độ của ta không được mập mờ. Hoặc ta sẽ bỏ ơn, nhớ thù, hoặc bỏ
thù, nhớ ơn. Ta cần phải nói rõ. Ta sẽ nói!!!” (1, 112 – 113). Đoạn văn
được miêu tả dưới hình thức độc thoại nửa trực tiếp đặc sắc. ở đây, hình
thức là lời miêu tả tâm lý của người trần thuật, nhưng ngữ điệu cảm xúc
thì đã chuyển sang giọng của nhân vật. Ban đầu giọng người trần thuật
là chủ yếu. Nhưng sau đó, người trần thuật lại lùi vào, giấu mình đi để
cho Long tự nói bằng giọng của mình. Lời tác giả và lời nhân vật đã hoà
nhập, xuyên thấm vào nhau. Đây là một thứ ngôn ngữ song thanh cùng
phương hướng nên khó lòng phân tách đâu là giọng tác giả, đâu là giọng
nhân vật. Nhừ vậy mà nhà văn có thể diễn tả những bi kịch cuộc đời
trùng khít với bi kịch nội tâm nhân vật
Tiếng nói âm thầm mà dữ dội ở nhân vật có lúc lại được thaythế bằng
những suy tư nhẹ nhàng của một tâm hồn, trí óc đã được thanh thản.
Độc thoại nội tâm của Long trên đường về tìm Mịch giữa đêm khuya
thanh vắng, nằm trong những trang văn trữ tình hiếm hoi của cuốn tiểu
thuyết là những suy tư như thế.(chương ).Đó là Long trong một đoạn
độc thoại nửa trực tiếp (trong đêm trăng về Quỳnh Thôn gặp Mịch).
Đêm suy tư thật dài. Long tự chất vấn lại mình. Đây là Long của những
ngày sống bần hàn mà thanh tao đầy chí khí của người quân tử trong
tình yêu với Mịch. Rồi Long băn khoăn, lựa chọn để đưa ra quýât định
cho lương tâm mình. Hoặc làm chồng của Tuyết hoặc Loan, hoặc là tình
nhân của Mịch. Giữa hai sự chọn lựa ấy, Long đã đứng về cái thế kếm
hơn về vật chất. Do vậy, Long thấy mình cao thượng, đáng kiêu: “Tuy
vậy, ta cũng là người có tâm hồn vững chãi lắm”Tuy nhiên, cảm giác
thư thái ấy ở Long không kéo dài được bao lâu. Nói đúng ra, nó đã bị
chặnđứng bởi sự thật phũ phàng do chính người yêu thú nhận: Cô có
mang với Nghị Hách và cảnh nhà túng quẫn đến nỗi cô phải đi bẻ trộm
ngô, bới trộm khoai giữa đêm khuya.
Mộng đẹp ban đầu tan vỡ, lại thêm bikịch quá đỗi kinh hoàng (qua lời
bóc trần sự thực của Hải Vân), Long đã chết lặng như từ đỉnh núi cao
rớt xuống vực thẳm. Chàng lâm vào khủng hoảng, không cắt nghĩ
nổinhững gì đang diễn ra, không đủ sức làm chủ nổi hành vi của mình.
Thế là tan vỡ hoàn toàn, Long mất hết niềm tin vào cuộc sống không
còn gì để bấu víu, hy vọng. Cuộc đời chàng chỉ còn lại sự nhơ nhớp ,
loạn luân,bẩn thỉu, “vô nghiã lý”. Long tự thấy mình thay đổi quá
nhanh. Nhưng chàng hoàn toàn bất lực bế tắc, không tìm được con
đường giải thoát và kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Long có lúc đã vươn
lên nhưng cuối cùng chàng lại phạm sai lầm và ngày càng rơi xuống vực
thẳm sa ngã. Anh chỉ còn biết chữa trị nó bằng sự tự kết liễu đời mình
sau buổi hành lạc thác loạn, và cũng là sự chấm hết cho những suy nghĩ
vật lộn trong anh: “Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá, đến nỗi không thấy
sinh thú gì nữa và có lẽ tại tôi không tìm thấy nổi cái nghĩa đời” (1,
287). Lời độc thoại và suy tư móc nối. Từ một thằng bé bị bỏ rơi, được
có công ăn việc làm và sự giúp đỡ ân tình của Tú Anh, Long cảm thấy
đời là nghĩa lý và muốn xả thân vì đời. Đến lúc tai biến đầu tiên đến với
người tình, Long mới thực sự cảm thấy cái gọi là nghĩa lí cuộc đời là
như thế nào. Rửa thù với Nghị Hách - đó là một nghĩa lí, lấy Tuyết, làm
rể Nghị Hách để trả ân Tú Anh cũng là một nghĩa lí, thông tình với
Mịch để vẹn chữ thuỷ chung cũng chẳng phải là không nghĩa lí... Thế là
hàng ngàn thứ nghĩa lí của cuộc đời cứ chồng chéo xung đột nhau để đi
đén cái nghĩa lí cuối cùng là ăn chơi trác táng và kết thúc bằng việc tự
sát...
Như vậy, có thể thấy rằng cả hai nhân vật Long và Mịch đều được miêu
tả những con người là nạn nhân của hoàn cảnh. Dù quá trình tha hoá của
họ có những điểm không giống nhau nhưng cuối cùng cả hai đều trượt
dài trên con đường xuống dốc; thì cũng đều phải kể đến sự thay đổi có
tính chất quyết định của tâm hồn, ý thức nhân vật, mà hơn ở đâu hết,độc
thoại nội tâm chính là phương tiện hữu hiệu nhất để khám phá chiều sâu
của phương diện ấy.
Quá trình tha hoá của Long xét theo từng tình tiết cụ thể có vẻ hợp lývì
sự biến đổi thành “kẻ khốn nạn” của Long không đơn giản xuôi chiều
như Mịch, mà ở Long luôn có sự giằng xé, dằn vặt, diễn ra quyết liệt.
Phạm lỗi – hối hận - rồi lại phạm. Đó là thứ hối hận chu kỳ của một kẻ
ươn hèn, yếu ớt, mong manh. Nhiều lần hối hận không dứt, không mạnh
mẽ đã chẳng nâng đỡ nhân cách, khiến Long biến đổi hành vi mà trái
lại, sau mỗi lần hối hận, long lại càng trượt dài xuống vực thẳm của sự
sa ngã..
Với trái tim nhân đạo và một tài năng sắc sảo, nhà văn bằng sự đồng
cảm sâu sắc đã thâm nhập vào đời sống nội tâm con người mà ở đây là
những số phận nhỏ bé, những con người bất hạnh. Lời độc thoại nội tâm
cho thấy những chuyển biến tâm lý khác nhau trong họ, mà nếu không
có nó, chúng ta khó có thể nhận ra.
Miêu tả tâm lý nhân vật, cụ thể là diễn biến tâm lý gắn liền với quá trình
biến đổi tính cách, các nhà văn cùng thời như Ngô Tờt Tố, Nguyễn
Công Hoan chưa thực sự có ý thức sử dụng độc thoại nội tâm như một
thủ pháp nghệ thuật. Vì thế, có thể nói, “người khai sơn phá thạch” và
đưa lời nói này lên một bước tiến mới chính là Vũ Trọng Phụng. Và cho
đến giai đoạn sau của trào lưu văn học hiện thực phê phán, Nam Cao đã
đặc biệt quan tâm, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của tiểu thuyết.
Rõ ràng, sử dụng lời độc thoại nội tâm, Vũ Trọng Phụng đã gặt hái được
những hiệu quả nghệ thuật mới mẻ và độc đáo. Nếu thiếu đi mảng độc
thoại này, chúng ta khó có thể hình dung được đời sống tâm lý của
nhiều nhân vật “Giông Tố”. Và do đó, chân dung hình tượng ấy sẽ mờ
nhạt đi rất nhiều. Mặt khác, với sợ xuất hiện của những lời độc thoại
trong tác phẩm, người đọc có cảm giác rõ rệt về dòng chảy ngôn từ –
dòng chảy tâm lý, khi song song, khi đan cài hoà quyện... Đó chính là
tiếng nói đa thanh, là hợp âm sinh động của tiểu thuyết hiện đại...
Thư mục tham khảo
A- Tác phẩm:
1. Vũ Trọng Phụng- Giông Tố, NXBVH, H, 2005.
2. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Tập 1, 2), NXBVH, H, 2000.
3. Tuyển tập Nam Cao (Tập1, 2), NXBVH, H, 1999.
4. Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (Tập 1, 2) - NXB Hội nhà văn, H,
2000.
B – Tài liệu nghiên cứu:
5. Lại Nguyên Ân- 150 thuật ngữ văn học, NXBĐHQG, 1996.
6. Lại Nguyên Ân (sưu tầm, biên soạn) – Vũ Trọng Phụng - Tài
năng và sự thật, NXBVH, H, 1997.
7. M. Bakhtin – Những vấn đề thi pháp Doxtoiepxki, NXBGD, H,
1998.
8. M. Bakhtin – Những vấn đề lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Người
dịch: Phạm Vĩnh Cư), NXB Bộ VHTT và TT, trường viết văn Nguyễn Du,
H, 1992.
9. Đỗ Hữu Châu- Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học và
các sự kiện văn học, TC Ngôn ngữ, số 2/1990.
10. Đỗ Hữu Châu- Bùi Minh Toán- Đại cương ngôn ngữ học – tập
II- NXBGD, 1993.
11. Trương Chính – Dưới mắt tôi (trích “Nhà văn Vũ Trọng Phụng
với chúng ta”, NXB Hội Nhà văn, H, 1994.
12. Trương Chính – Giông Tố – In trong Tác phẩm văn học 1930 -
1945, Tập 1, NXBKHXHNV, H, 1990.
13. Nguyễn Đình Chú – Cần nhận thức đúng thời kỳ văn học 1930 –
1945, Báo giáo viên nhân dân số 27 – 28 - 29 - 30 – 31 tháng 7/1989.
14. Đặng Anh Đào – Tính chất hiện đại trong tiểu thuyết , TCVH số
2/1994.
15. Trịnh Bá Đĩnh – Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, NXBVH, trung
tâm nghiên cứu quốc học, 2002.
16. Phan Cự Đệ- Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại- NXBGD, H, 2001.
17. Hà Minh Đức (cb) – Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng (Kỷ niệm 90 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụng ), NXBVH, H,
2003.
18. Raxun Gamzatôp- Đaghetxtan của tôi- NXB văn học, H, 1997
19. N. A. Gulaiev – Lý luận văn học, NXB ĐH và THCN, H, 1982.
20. V. Građôp – Phong cách học lý thuyết về lời nói nghệ thuật và
thi pháp, Tài liệu dịch thư viện ĐHSPHN, 1979.
21. Lê Bá Hán , Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – Từ điển thuật
ngữ văn học, NXBGD, 1991.
22. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa - Phân tích phong cách
ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ- tác giả- hình tượng),
NXBĐHSPHN, H, 2004.
23. Nguyễn Thái Hoà- Mấy vấn đề thi pháp của truyện,
NXBGD,2000.
24. Nguyễn Thái Hoà - Dẫn luận phong cách văn học- NXBGD-
1998.
25. Jakovson – Khái niệm về ngôn ngữ học, ngôn ngữ học và nguyên
lý thơ ca, Tài liệu dịch trường ĐHSP, 1986
26. Nguyễn Hoành Khung- mục “ Giông Tố”- Từ điển văn học tập I,
NXBGD, H,
27. Nguyễn Hoành Khung – “Giông Tố”, trích mục IV, chương XIV,
giáo trình VHVN 1930 -1945, NXBGD, H, 1997.
28. Khrapchenkô - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học, NXBTPM, HN, 1978.
29. Khrapchenkô - Những vấn đề lí luận và phương pháp văn học,
NXBĐHQG, HN, 1999.
30. Đinh Trọng Lạc – Phong cách học văn bản, NXBGD, H, 2002.
31. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà - Phong cách học tiếng Việt,
NXBGD, H, 2002.
32. I. U. Lotman – Cấu trúc văn bản nghệ thuật (sách dịch),
NXBĐHQG, Hn, 2004.
33. Phương Lựu (cb) – Lý luận văn học, NXBGD, H, 2002.
34. Nguyễn Đăng Mạnh- Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học-
ĐHSPHN1 xuất bản, H, 1993.
35. Nguyễn Đăng Mạnh- Đọc lại “Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng-
TCVH, số 10-2002
36. Nguyễn Đăng Mạnh – Lời giới thiệu tuyển tập Vũ Trọng Phụng
– NXBVH, H, 1996.
37. Phạm Thế Ngũ- Việt Nam văn học sử yếu giản ước tân biên, tập
3- Phần Văn học Việt Nam hiện đại 1862-1945- Quốc học tùng thư xuất
bản 1965.
38. Nguồn gốc của tiểu thuyết- Tài liệu dịch, Khoa Văn, ĐH Tổng
Hợp Hà Nội
39. Nhiều tác giả- Văn học Việt Nam 1900-1945- Tái bản lần 3-
NXBGD,1999.
40. Nhiều tác giả-- Vũ Trọng Phụng- Tác gia và tác phẩm- NXBGD,
1999.
41. Vũ Ngọc Phan - Một lố văn riêng, một ngòi bút tả chân sắc sảo,
lỗi lạc- in trong “Vũ Trọng Phụng- về tác gia và tác phẩm”, NXBGD, HN,
1985.
42. X. M. Pêtơrov – Chủ nghĩa hiện thực và phê phán – Người dịch:
Đặng Anh Đào, Nguyễn Đức Nam, Phạm Văn Trọng, NXB ĐH và THCN,
H, 1986.
43. G. N. Pospelop - Dẫn luận nghiên cứu văn học(tập II)-
NXBGD,HN,1985.
44. Trần Đăng Suyền - Cá tính sáng tạo và đặc điểm tiểu thuyết hiện
thực Vũ Trọng Phụng- TCVH, số 2- 2002.
45. Trần Đình Sử - Cấu trúc đối thoại trong truyện ngắn “Chí Phèo”
của Nam Cao-TCVH, số 3, 1971.
46. Trần Đình Sử- Giáo trình dẫn luận thi pháp học- NXBGD, H,
1998.
47. Trần Đình Sử – Một số vấn đề thi pháp hiện đại, NXBGD, HN,
2003.
48. Thanh Thảo- Vũ Trọng Phụng nghe và nhìn- Văn nghệ Quảng
Ngãi số tháng 8+9, 1998.
49. Đào Thản - Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong
văn xuôi , TCVH 2/ 1994.
50. Cù Đình Tú - Mấy cảm nghĩ ban đầu về cách phô diễn của nhà
văn Vũ Trọng Phụng- In trong Phong cách học và đặc điểm tu từ học hiện
đại- NXBGD.
51. Nguyễn Tuân - Đọc lại “Giông Tố”, In trong Báo nhân dân số
966, ngày 27/ 10/ 1956.
52. Vinogradop – Phong cách học lý thuyết về lời nói có tính chất
thơ thi học, Tư liệu dịch trường ĐHSPHN, 1974.
53. Nguyễn Như Ý – Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, NXBGD, H,
1996
C. Luận văn, luận ám:
54. Nguyễn Thị Ngọc Bích- Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Giông Tố” của Vũ Trọng Phụng- Luận án Thạc sĩ- ĐHSPHN
55. Đinh Trí Dũng- Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng-
Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn- ĐHSPHN- ĐHQGHN, 1998.
56. Nguyễn Thị Thanh Hương- Đặc điểm tình huống đối thoại trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan- Luận án Thạc sĩ, ĐHSPHN.
57. Nguyễn Văn Phượng -Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng
trong tiểu thuyết và phóng sự- Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐHSPHN.
58. Nguyễn Mạnh Quỳnh- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng- Luận án thạc sĩ, ĐHSPHN.
59. Hà Công Tài- Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
60. Nguyễn Quang Trung – Tiếng cười Vũ Trọng Phụng qua một số
tác phẩm tiêu biểu – Luận án PTS Ngữ văn, ĐHSPHN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20638COM.pdf