Các tuyến phố thương mại là nét đặc thù của TP. Hồ Chí Minh, có sức hút
rất cao nên cần được trân trọng và gìn giữ. Việc sửa chữa, nâng cấp là cần thiết
nhưng cần xác định rõ đặc thù khu vực để không phá vỡ nó.
Bảo tồn và tôn tạo các công trình có giá trị kiến trúc, lịch sử cao. Chú
trọng cải tạo những không gian xung quanh sao cho kiến trúc hài hòa với nhau,
tạo thành những khu vực mang đặc trưng riêng.
Việc xây dựng những công trình hiện đại trên các tuyến phố trung tâm là
cần thiết, nhưng kiến trúc công trình cần lưu ý không được phá vỡ đặc trưng
chung của tuyến phố. Đôi khi cần thiết phải mô phỏng, lặp lại những nét kiến
trúc sẵn có của công trình cũ.
Từng tuyến phố thương mại tại một khu vực trung tâm đa phần đều có
đặc trưng riêng khá khác biệt nhau nên chưa tạo thành một thể thống nhất. Cần
xác định đặc thù quan trọng nhất của khu vực, xác định tuyến phố kiểu mẫu và
nhân rộng mô hình kiểu mẫu này trên cả khu vực.
21 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc trưng và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan cho các dạng tuyến phố thương mại - Dịch vụ điển hình tại khu trung tâm cũ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN CHO CÁC DẠNG TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ ĐIỂN
HÌNH TẠI KHU TRUNG TÂM CŨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS.KTS. Nguyễn Thị Bích Ngọc*
TÓM TẮT
Nội dung chính tham luận là dựa trên các khảo sát và phân tích, xác
định đặc điểm hình thành và xu hướng phát triển không gian cảnh quan của
một số tuyến phố thương mại chính ở 3 quận trung tâm thành phố (quận 1,
quận 3, quận 5). Các phân tích và kết luận dựa trên những số liệu điều tra thực
tế dựa trên cảm quan của các cư dân đô thị TP. Hồ Chí Minh nên có sự chính
xác và mang tính thực tiễn cao.
Để xác định đặc trưng các tuyến phố thương mại-dịch vụ điển hình TP.
Hồ Chí Minh một cách khoa học và khách quan, người viết sử dụng phương
pháp phân tích gọi là “lý luận số lượng hóa”. Quá trình nghiên cứu và phân
tích đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các giáo sư thuộc trường đại
học Showa(Tokyo-Nhật Bản).
Kết quả phân tích giải quyết được các vấn đề sau:
- Xác định đặc trưng các nhóm tuyến phố thương mại-dịch vụ điển hình
tại các trung tâm cũ TP. Hồ Chí Minh, và dự báo xu hướng phát triển cho từng
nhóm
- Bằng việc xác định các yếu tố tác động cơ bản, đưa ra định hướng
phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của các nhóm tuyến phố điển hình
này trong tương lai.
- Định hướng phát triển không gian cảnh quan đô thị TP. Hồ Chí Minh
dựa trên đặc thù kiến trúc, văn hóa và lối sống người dân
I. VAI TRÒ CỦA CÁC TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ
KHU TRUNG TÂM CŨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với cư dân thành phố Hồ Chí Minh, những ngôi chợ và những tuyến
phố buôn bán trải khắp thành phố gắn bó cùng đời sống, cùng cuộc mưu sinh
đã bao đời nay. Cũng chính vì thế mà kỷ niệm thành phố 300 năm, hình ảnh
Chợ Bến Thành cũng từng được đưa vào danh sách những công trình được lựa
chọn làm biểu tượng cho thành phố.
* Khoa Quy Hoạch – Đại học Kiến trúc TP.HCM
8
Từ tên gọi “Bến Nghé” xưa đã cho thấy Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí
Minh gắn liền cùng hình ảnh trên bến dưới thuyền và hình thành, phát triển nhờ
hoạt động thương mại. Các khu phố chợ xưa kia thường gắn liền với cảng sông
như Chợ Bến Thành, Chợ Thị Nghèvà là những đầu mối giao thương quan
trọng. Sau nhiều năm tháng, các khu phố chợ phát triển ngày càng lớn, kết hợp
cùng các công trình thương mại hiện đại mới mọc lên, kéo dài thành các tuyến
phố thương mại – dịch vụ, tạo nên bức tranh sinh động và nhiều màu sắc cho
thành phố. Nghĩ đến TP. Hồ Chí Minh, đôi khi người ta nghĩ đến một khu
“Chợ” lớn, bởi các không gian thương mại – dịch vụ ở khắp mọi nơi, trên hầu
hết mọi tuyến đường trọng yếu của thành phố.
Tiếc thay, sự phát triển này đến nay hầu hết đều không đồng bộ và thiếu
tính định hướng. Có thể nêu ra một ví dụ như phương án cải tạo Chợ Bến
Thành và không gian xung quanh, đến nay đã trải qua nhiều cuộc thi vẫn chưa
tìm được giải pháp tối ưu. Điều này cho thấy, chúng ta thiếu các nghiên cứu
mang tính định hướng, tạo tiền đề cho các giải pháp kiến tạo không gian đô thị
loại này.
Nghiên cứu về tuyến phố thương mại – dịch vụ TP. Hồ Chí Minh không
chỉ nhằm tìm ra định hướng về thẩm mỹ cho không gian kiến trúc đô thị mà
còn tạo tiền đề cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thúc đẩy phát
triển kinh tế và cải thiện môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
trong tương lai.
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÁC TUYẾN PHỐ THƯƠNG
MẠI-DỊCH VỤ KHU TRUNG TÂM CŨ TP. HỒ CHÍ MINH
Giai đoạn trước 1858
Kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định vào năm 1698 thì thành
phố Sài Gòn bắt đầu được khai sinh. Thời kỳ trước 1858 (trước Pháp thuộc),
chợ là hình thức thương mại chủ yếu tại các điểm dân cư nông thôn và thành
thị. Chợ thường hình thành dọc bên sông, gắn liền với các cảng sông, là nơi
giao thương giữa đất liền với các thuyền buôn nước ngoài. Tại khu trung tâm
TP. Hồ Chí Minh hiện nay (lúc ấy gọi là Gia Định-Bến Nghé) có chợ Bến
Thành, có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí chợ
nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (lúc ấy gọi
là thành Quy hay thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và
quân nhân vào thành, vì vậy mới gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng được gọi
là chợ Bến Thành. Bên cạnh đó còn có khu Chợ Lớn (lúc ấy gọi là Sài Gòn),
được người Hoa lập ra từ năm 1778. Khi ấy, Gia Định và Chợ Lớn là hai điểm
9
dân cư tách biệt nhau và mọi hoạt động giao thương buôn bán của hai nơi này
chỉ tập trung xung quanh 2 khu chợ kể trên. Có thể nói, sự phát triển đô thị Sài
Gòn để trở thành “Hòn ngọc Viễn Đông” gắn liền với các hoạt động giao
thương ngay từ ban đầu.
Dần dần, bên cạnh loại hình thương mại truyền thống Chợ, hình thành
nên loại hình thương mại thứ hai là Phố Chợ. Loại hình này càng về sau càng
rất phát triển, và cũng bám bọc theo sông ngòi, kênh rạch để tiện giao thương
bằng đường thủy. Ở giai đoạn này ghi nhận được sự gắn kết mật thiết giữa
mạng lưới kênh rạch của đô thị với mạng lưới tuyến phố thương mại, một đặc
điểm gần như đã bị xoá mất hiện nay.
Cho Lon
5 3
Sai Gon
1
Bản đồ trung tâm Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)-1815
Giai đoạn 1859 –1955
Năm 1884, Pháp đã thống trị toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Khi đó Sài
Gòn, Chợ Lớn đều có vị trí lợi thế phát triển kinh tế, là cảng biển và là trung
tâm kinh tế khu vực. Đầu thế kỷ XX ngoài đô thị kinh đô, đô thị kinh tế, các đô
thị hành chính các tỉnh lỵ cũng đã được hình thành tạo nên một hệ thống đô thị
Việt Nam rõ nét. Trong tất cả các đô thị Việt Nam thời kỳ này, hệ thống chợ
bắt đầu được xây dựng với quy mô lớn, kiên cố và trở thành các trung tâm
thương mại giao dịch quan trọng
10
Nhờ vị trí lợi thế sông nước và có cảng cập được các tàu lớn nên Sài
Gòn dễ dàng giao lưu thông thương với các tàu buôn nước ngoài, đặc biệt là
Trung Quốc và Nhật Bản. Lúc này phố chợ Bến Nghé, đặc biệt là Sài Gòn đã
rất sầm uất mà Finlayson đã mô tả là “to bằng cả kinh đô nước Xiêm” (tức
Băng Cốc) và “việc bố trí đường phố thì hơn nhiều thành thị phương Tây”.
Cuối thế kỷ XIX, ở Sài Gòn có 62 ty thợ thuộc đủ loại nghề có sự quản lý của
nhà nước. Cũng như 36 phố phường Hà Nội, các hình thức thương mại truyền
thống chợ và phố chợ đã hình thành và phát triển tại Sài Gòn. Cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX, hàng loạt chợ Đa Còm tại khu vực như chợ Bến Thành,
chợ Điều, chợ Khiển, chợ Sỏi, chợ Cây, chợ Quán, chợ Nguyễn Thúc, chợ Lò
Rèn, chợ Bình An hoạt động suốt ngày đêm.
11
Giai ñoaïn 1956 - 1975
Tại Miền Nam sau 1954, là thời kỳ chế độ thực dân mới của Mỹ. Trong
thời gian 1954-1961, một số khu công nghiệp đã dần được hình thành tại Biên
Hòa và Thủ Đức, đánh dấu một thời kỳ mới của kinh tế Sài Gòn không chỉ còn
là thương mại giao dịch. Mặt khác, vào năm 1956, một đạo luật ban hành chủ
yếu đánh vào sự độc quyền thương mại của nguời Hoa tại khu vực Chợ lớn và
người Pháp tại khu vực Sài Gòn. Từ đây, người Việt sống tại Sài Gòn -Chợ
Lớn đã chiếm lĩnh dần lĩnh vực kinh doanh thương mại trong toàn đô thị. Tuy tỉ
lệ dân số đô thị đột ngột tăng từ 10% lên 30% tại miền Nam, nhưng tính chất
của các đô thị chủ yếu là quân sự -hành chính và dịch vụ, mà trong đó TMDV
nhằm mục đích phục vụ chiến tranh chứ không phục vụ cho kinh tế đô thị cũng
như phục vụ cho nhu cầu của cư dân đô thị.
12
Giai đoạn 1975 đến nay.
Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Đất nước phải trải qua
một thời gian dài (hơn 10 năm) để hàn gắn viết thương chiến tranh và nhất là
điều chỉnh hai hệ thống đô thị có cấu trúc khác nhau (Bắc và Nam). Hầu như
không có sự biến động nhiều về tổ chức TTTMDV đô thị trong thời gian này
tại miền Bắc, do đã trải qua phát triển gần 20 năm nền kinh tế tập trung bao cấp.
Tại miền Nam, qua quá trình hình thành và phát triển cho đến trước năm 1975,
Sài Gòn luôn là trung tâm giao lưu hàng hóa khu vực kể cả đối ngoại với đa
thành phần kinh tế. Đây là điều kiện quan trọng của nền kinh tế hàng hóa phát
triển của TP. Hồ Chí Minh. Thời kỳ sau 1975 đến 1986, có thể coi là “giai đoạn
độc quyền của thương mại quốc doanh” trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Lưu
thông hàng hóa trong khu vực hoàn toàn bị cấm (ngăn sông cấm chợ)[32]. Sự
sa sút kinh tế kéo theo sự thu hẹp kinh doanh dẫn đến tình trạng không phát
triển của hệ thống TTTMDV đô thị, rất nhiều công trình xuống cấp, nhiều khu
phố thị ngưng hoạt động.
Thời kỳ từ 1986 đến nay là giai đoạn “mở cửa”, thời kỳ kinh tế thị
trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
13
Sai Gon
Các điểm thương mại-dịch vụ tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay
14
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN CHO CÁC TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ KHU
TRUNG TÂM CŨ TP. HỒ CHÍ MINH
Trước đây, trong thời đại công nghiệp, người ta chú trọng nhiều đến tính
thích dụng của không gian đô thị, nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho dân cư
đô thị ngày càng trở nên đông đúc một cách nhanh chóng do quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa. Vì vậy, các giá trị không gian thẩm mỹ đặc trưng cho
đô thị chưa được quan tâm đúng mức.
TP. Hồ Chí Minh bước sang Thế kỷ 21 có nhiều thay đổi, hòa vào
những thay đổi chung của thế giới. Các đô thị hiện nay cạnh tranh nhau không
chỉ ở tính hiện đại mà còn nhờ nét hấp dẫn và bản sắc của mình. Trong cuộc
cạnh tranh toàn cầu này, đô thị nào càng năng động, hấp dẫn và sáng tạo, đô thị
đó sẽ càng lôi cuốn nhiều nhân lực trình độ cao tới trao đổi mua bán thứ thông
tin-hàng hóa, nhờ thế có nhiều cơ hội hơn trong việc giành lấy thị phần làm ăn
của thế giới. Trong Thời đại mới, tính thẩm mỹ và đặc thù của không gian
thương mại - dịch vụ đô thị trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Điều này cũng
góp phần tạo nên tính đặc trưng cho đô thị, đồng thời tạo ra chất keo gắn kết
con người với đô thị.
Trong thời gian phát triển xây dựng nhộn nhịp vừa qua, chính quyền TP.
Hồ Chí Minh chưa có sự chú ý đúng mức cho tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị, ngoại trừ việc chỉnh trang một số không gian công viên mảng
xanh đã có sẵn và đưa thêm vào các không gian này một số hoạt động đô thị
mới mẻ.
Muốn cạnh tranh được với các đô thị lớn trong khu vực trong bối cảnh
toàn cầu hóa để hấp dẫn được những nguồn vốn đầu tư quy mô lớn và có chiều
sâu, TP. Hồ Chí Minh cần tìm cách phát triển giá trị không gian đặc trưng của
mình. Trong khi đó, không gian đặc trưng đô thị phần nhiều nằm trong không
gian thương mại –dịch vụ của Thành phố, một thành phố hình thành và phát
triển nhờ vào phần lớn hoạt động thương mại, vừa mang nét độc đáo truyền
thống của Đông Á, vừa mang nét hiện đại của phương Tây.
Theo bản quy hoạch Sài Gòn của Coffyn lập năm 1862, bên cạnh các
không gian công cộng khác thì các khu thương mại dịch vụ cũng được xác định
như các tâm điểm cho sự phát triển không gian đô thị. Tâm điểm của các khu
thương mại dịch vụ thời bấy giờ thường là các khu phố chợ mang đậm hình
thức sinh hoạt truyền thống Á Đông, hòa trộn cùng nét kiến trúc Phương Tây
như: Chợ Bến Thành, Chợ Tân Định
15
Qua hơn 100 năm sử dụng, các không gian quy hoạch thời Pháp đã dần
dần bị cư dân người Việt biến đổi và sử dụng lại theo lối sống riêng của mình.
Ở các đô thị Đông Á và tại TP. Hồ Chí Minh mọi cư dân đều tham gia trong
việc hình thành nên không gian cảnh quan đô thị: xây dựng cơi nới, lấn chiếm,
phát triển buôn bán nhỏ dọc hai bên đường, kiến trúc lộn xộn không theo
phong cách rõ ràng v.v.
Hiện nay, với quyết tâm phát triển bộ mặt khu trung tâm đô thị, UBND
Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều cuộc thi nhằm thực hiện mục tiêu
này, như cuộc thi quốc tế Thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu TP. Hồ Chí
Minh tháng 11/2007, hay các buổi tọa đàm về Tổ chức cảnh quan khu đô thị
mới Thủ Thiêm theo hướng phù hợp bản sắc khu đô thị cũ TP. Hồ Chí
Minh.v.v... Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các cuộc thi và tọa đàm này
chưa phủ rộng cho toàn bộ các quận nội thành, trong khi không gian đô thị tại
các khu vực này đa phần không hoàn chỉnh, không thể đáp ứng cho nhu cầu
phát triển đô thị. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của cuộc thi nói trên mang
tính dàn trải và đồng thời liên quan nhiều lĩnh vực quan trọng của quy hoạch và
quản lý đô thị.
III. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG VỀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CỦA CÁC TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ ĐIỂN HÌNH TẠI
KHU TRUNG TÂM CŨ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Khảo sát đặc trưng cơ bản các dạng tuyến phố thương mại-dịch
vụ điển hình Tp.HCM
a. Đặc trưng các tuyến phố thương mại người Hoa khu trung tâm quận
5 - Khu “chợ” lớn của TP. Hồ Chí Minh
Đây là một trong hai khu vực trung tâm hình thành lâu đời nhất thành
phố vào nửa sau thế kỷ 18. Khu trung tâm quận 5 còn có tên gọi là Chợ Lớn,
được các thương nhân người Hoa lập từ năm 1778, có vị trí gần sông để tiện
việc giao thương bằng đường thủy. Trong những năm gần đây, trung tâm quận
5 tiếp tục phát triển thành khu TMDV sầm uất. Hoạt động thương mại diễn ra ở
khắp mọi nơi, khu trung tâm ngày càng mở rộng, khiến cho việc xác định khu
vực trung tâm trở nên rất khó khăn. Hầu hết các thương nhân Trung Hoa lớn
nhỏ đều định cư ở đây. Hình thức kinh doanh phổ biến nhất ở đây là các cửa
hàng dọc theo tuyến phố. Các cửa hàng trên cùng 1 tuyến phố thường bán các
mặt hàng giống nhau. Tại các tuyến phố này có đầy đủ mặt hàng như trong chợ
hay một TTTM thực thụ, từ quần áo, giày dép, giường tủ cho đến mọi đồ dùng
gia đình.
16
Hầu hết các tuyến phố thương mại tại quận 5 là những con đường hẹp,
khá mất vệ sinh, nhưng do các sản phẩm rẻ và đa dạng nên tình hình kinh
doanh khá tốt. Điều đặc biệt là các siêu thị và TTTM tại khu vực trung tâm
quận 5 lại khá vắng vẻ và hoạt động không hiệu quả lắm, có lẽ vì các tuyến phố
thương mại - dịch vụ kể trên đã “hút” phần lớn khách hàng. Hầu hết khách
hàng là cư dân của quận 5 và thương nhân đến đây mua sỉ rồi đem bán lại nơi
khác với giá cao hơn
Hầu hết các nhà ở đây đều có dạng hình ống (3m,4mx15m,20m). Tầng 1
dành để buôn bán, các tầng trên để ở. Điều thú vị là hầu hết các nhà ở đây đều
có cửa sau thông với nhau, để tiện hỗ trợ nhau trong việc cung cấp hàng hoá
cho khách. Đây cũng là nét đặc trưng thể hiện tính đoàn kết, “buôn có hội, bán
có phường” của người Hoa.
Tuy tình hình hoạt động thương mại của các tuyến phố ở đây khá tốt
nhưng tình trạng mất vệ sinh, ách tắc giao thông, sự xuống cấp của cảnh quan
đô thị là khá nghiêm trọng.
17
5
* Các tuyến phốđ lựa chọn khảo sát tại Quận 5
b. Đặc trưng các tuyến phố thương mại cao cấp ảnh hưởng phong cách
Pháp-Mỹ khu trung tâm quận 1
Hầu hết các tuyến phố thương mại - dịch vụ ở đây đều mang tính cao
cấp, sang trọng hơn hẳn các khu vực trung tâm quận khác. Đối tượng phục vụ
chủ yếu là khác du lịch và những người có thu nhập khá trở lên. Khác với quận
5, các cửa hàng tại đây mang tính chất độc quyền và loại hình hàng hoá phục
vụ cho nhu cầu ăn mặc, giải trí, nghệ thuật là chính, như: quần áo giầy dép,
tranh ảnh, sách, mỹ phẩm, đồ thêu. Các mặt hàng độc quyền đều tập trung ở
đây như: Miss Ao dai, phở 24. Các cửa hàng phần lớn được đặt ở tầng trệt các
ngôi nhà phố, sảnh hay bên hông khách sạn Vỉa hè rộng thoáng cho người đi
bộ, có cây xanh, đèn chiếu sáng và lát gạch khá sạch sẽ.
Tuy nhiên, ở đây vẫn có những khu vực mang tính “bình dân” hơn như
Chợ Bến Thành, Chợ Cũ
18
12
1
* Các tuyến phố đã lựa chọn khảo sát tại Quận 1
c. Đặc trưng các tuyến phố thương mại cho giới trẻ khu trung tâm quận
3
Từ sau chính sách Đổi Mới vào năm 1986, khu trung tâm quận 3 từ một
khu dân cư cao cấp thời Pháp, Mỹ dần trở thành một trung tâm mua sắm và giải
trí cho giới trẻ. Vô số các cửa hàng, quán ăn, quán cafe mọc lên trên những
tuyến đường vốn yên tĩnh và rợp bóng cây xanh.
Bên cạnh một số khu vẫn giữ được sự yên tĩnh và trang nghiêm vốn có,
nhiều tuyến đường đã trở nên nhộp nhịp và sống động, trẻ trung hơn. Giới trẻ
rất thích lui tới mua sắm nơi đây vì hàng hoá đa dạng, thời trang, giá cả phù
19
hợp. Ngoài ra, nơi đây còn hấp dẫn bởi các quán ăn bình dân, các quán cafe
kiêm cơm văn phòng sạch sẽ, thoáng mát.
Trước đây, ùn tắc giao thông rất hiếm xảy ra ở đây. Gần đây, cùng với
sự phát triển nhộn nhịp của khu vực, việc ùn tắc đã xảy ra thường xuyên trên
một số tuyến đường như: Hai Bà Trưng, Võ Thị sáu, Điện Biên Phủ, Nguyễn
Thị Minh Khai
3
* Các tuyến phố đã lựa chọn khảo sát tại Quận 3
2. Phân tích đặc trưng các tuyến phố thương mại-dịch vụ điển hình
TP. Hồ Chí Minh dựa trên lý luận số lượng hóa
Từ trước đến nay vấn đề cảnh quan TP. Hồ Chí Minh đã được đưa ra
phân tích khá nhiều. Tuy nhiên, đa phần là theo đánh giá chủ quan của người
viết. Ít có những khảo sát và phân tích khoa học dựa trên cảm nhận thực tế của
cư dân đô thị, từ đó nhằm đưa ra những nhận định, dự báo và định hướng mang
tính khch quan.
Để xác định đặc trưng các tuyến phố thương mại-dịch vụ điển hình TP.
Hồ Chí Minh một cách khách quan, khoa học, người viết sử dụng phương pháp
phân tích dựa trên lý luận số lượng hóa. Phương pháp này được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của các giáo sư thuộc Đại học Showa (Tokyo-Nhật Bản), nhằm
20
xác định đặc trưng cảnh quan thông qua cảm nhận tâm lý của cư dân đô thị.
Phương pháp được tiến hành như sau:
- Dùng phiếu khảo sát trên 100 cư dân TP. Hồ Chí Minh thuộc nhiều
thành phần. Các câu hỏi tập trung vào cảm nhận cá nhân về sự đẹp-xấu, sáng
sủa-tối tăm, cởi mở-khép kín của 30 tuyến phố điển hình tại các quận 1,3,5.
Các bậc đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5
- Kết quả khảo sát được đem xử lý bằng exel để đưa ra các biểu đồ đánh
giá mức độ cảm nhận
- Dựa trên các biểu đồ đánh giá để phân tích tính đặc thù không gian,
các yếu tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển không gian cảnh quan các tuyến
phố đã khảo sát
21
* Kết quả cảm nhận chung về cảnh quan TP. Hồ Chí Minh
* Kết quả phân tích khảo sát cảm nhận cảnh quan tổng hợp của 3 quận 1,3,5
3の地域の心理尺度
4.5
4
3.5
3 1区の中心地域
3区の中心地域
2.5
5区の中心地域
2
平均値
1.5
1
0.5
0
れい 静か 高級 魅力 好き
き 明るい 開放的近代的お洒落 涼しい
行きたい
年配者向き
22
* Kết quả phân tích khảo sát cảm nhận cảnh quan của 30 tuyến phố của 3
quận 1,3,5
全体の心理尺度 I-1 BEN THANH 市場
I-2 PHAM NGU LAO通り
4.5 I-3 LE CONG KIEU 通り
I-4 LE LOI 通り
4 I-5 NGUYEN HUE 通り
I-6 TON DUC THANG 通り
I-7 THI SACH 通り
3.5 I-8 DONG KHOI 通り
I-9 SAI GON SQUARE
3 I-10 N.K.KHOI NGHIA 通り
I-11 LE THANH TON 通り
2.5 I-12 NGUYEN TRAI 通り
III-1 HO CON RUA
III-2 PASTEUR 通り
2 III-3 HAI BA TRUNG 通り
Ⅲ-4 VO THI SAU 通り
1.5 III-5 PHAM NGOC THACH 通り
III-6 NGUYEN DINH CHIEU 通り
III-7 NGO THOI NHIEM 通り
1 III-8 HOXUAN HUONG 通り
III-9 SU THIEN CHIEU 通り
0.5 V-1CHO LON 郵便局
V-2 H.T.LAN ONG 1 通り
0 V-3 PHO AN CHO LON
V-4 CHAU VAN LIEM 通り
V-5 THUAN KIEU PLAZA
い い V-6 H.T.LAN ONG 2 通り
好き V-7 PHUNG HUNG 通り
静か 高級 魅力 V-8 TRAN HUNG DAO 通り
きれい明るい 開放的近代的お洒落 涼し V-9 BINH TAY 市場
行きた 最大値
年配者向き 平均値
最小値
* Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cảnh quan
Từ các biểu đồ phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá tốt
hay xấu, thích hay không đối với cảnh quan các tuyến phố lần lượt là các yếu tố
sau(xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến giảm dần):
ĐẸP CỞI MỞ TRÁNG LỆ, SÁNG SỦA CAO CẤP, TRUYỀN
THỐNG, TRẺ TRUNG HIỆN ĐẠI
23
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
** Kết quả phân nhóm 30 khu vực điều tra: 7 nhóm
HÌNH AÛNH 30 KHU VÖÏC ÑIEÀU TRA
暗い・年配者向き・伝統的 きれい・開放的・お洒落・高級
5.0000 4.0000
4.0000
3.0000
3.0000 きれい・
暗い・ 2.0000
2.0000 年配者 開放的・
1.0000 向き・伝 1.0000 お洒落・
0.0000 統的 高級
0.0000
12345
-1.0000 12345
-2.0000 -1.0000
特殊
(静か、賑やか)
1.5000
1.0000
0.5000
0.0000 特殊
-0.5000 12345
-1.0000
-1.5000
24
第Ⅱ軸
暗い、年配者向き、伝統的
1.4
V-2
1.2
ⅣBグループ
1
V-7
0.8
V-1 0.6
V-9
V-8 0.4
V-3
III-9 ⅣAグループ
V-6 0.2
Ⅲグループ III-4
I-7 Ⅱ グループ I-1
III-7 0B 第Ⅰ軸
普通 Ⅰ グループ
III-8 V-4 I-12 B
I-3 III-1 I-5 きれい
-1 -0.5-0.2 0 0.5 1I-8 ⅠAグループ 1.5 2
I-2 III-3
III-6 I-6 I-9 開放的
I-4
I-11 III-5 ⅡAグループ V-5 お洒落
-0.4 高級
III-2 I-10
-0.6
やや明るい、やや若者向き、やや近代的
Ⅰグループ Ⅱグループ Ⅲグループ Ⅳグループ
ⅠA ⅠB ⅡA ⅡB Ⅲ ⅣA ⅣB
正統的繁華街 近代的再開発繁華街 若者好みよそ行き 若者好み日常的 日常的商業点在住宅街 市場的賑わい繁華街 伝統的専門点街
グループ 繁華街 繁華街
Ⅰ‐2、Ⅰ‐3、Ⅰ‐10、
Ⅰ‐4、Ⅰ‐5、Ⅰ‐8Ⅰ‐9、Ⅴ‐5Ⅰ‐1、Ⅰ‐6、Ⅲ‐1、Ⅲ‐5Ⅰ‐11、Ⅰ‐12、Ⅲ‐2、 Ⅰ‐7、Ⅲ‐4、Ⅲ‐7、Ⅲ‐8Ⅴ‐3、Ⅴ‐6Ⅴ‐1、Ⅴ‐2、Ⅴ‐7、
Ⅲ‐3、Ⅲ‐6、Ⅴ‐4Ⅲ‐9Ⅴ‐8,Ⅴ‐9
イメージ
きれ い、開放的 ややきれい ややきれい やや明るい 普通 やや開放的 やや年配者向き
お洒落、高級 やや開放的 やや開放的 やや開放的 伝統的
明るい、若者向き お洒落、高級、明るい やや明るい やや若者向き 賑やか
伝統的、近代的 若者向き、近代的 賑やか
形成 フランス建 築 、計画 新しい建築、計画 フランス建築、計画 市場の周辺の庶民街 昔の住宅街 中華街 中華街
要素 新しい建築、計画 アメリカ建築、計画 新しい建物 改造された建物 改造された建物 古い建物、古い商店街
道、歩道が広い 道が広い 道、歩道が広い 歩道が広い 安いレストラン、 道がやや広い 商店街、専門店
特徴 広場、街路樹、木、池 専門店、デパート 広場、木、池、歩道 商店街、専門店 高級な住宅 商店街、専門店 人が多い
文化財、商店街 レストラン、クラブ レストラン フェッソンショップシンプルレストラン、
デパート、新しいビル 新しく、高いビル コーヒーショップ 人が多い 人が多い
きれ い きれ い きれ い きれ い きれ い きれ い
心理 行きた きれ い 4 4 4 4
4 6 4 行きたい 明るい 行きたい 明るい 行きたい 明るい 行きたい 明るい
行きたい 明るい 明るい 行きたい 明るい 3 3 3
い 4 3
好き 静か 好き 静か 好き 2 静か 好き 2 静か 好き 2 静か 好き 2 静か
2 好き 静か
尺度 2 2 1 1 1
1 魅力 0 開放的
魅力 0 開放的 魅力 0 開放的 魅力 0 開放的 魅力 0 開放的 魅力 0 開放的
評価 魅力 0 開放的
涼しい 近代的 涼しい 近代的
涼しい 近代的 涼しい 近代的 涼しい 近代的 涼しい 近代的
涼しい 近代的
高級 お洒落 高級 お洒落 高級 お洒落
高級 お洒落 高級 お洒落 高級 お洒落
年配者 高級 お洒落 年配者向き
年配者 年配者向 年配者向き
向き 年配者向 年配者向
向き き
き き
全体 好き やや好き やや好き やや好き 好きではない やや好き 普通
評価 行きたい 行きたい やや行きたい
魅力的 魅力的
年齢 どの対象にも 若年層ー女に 若年層ー男 若者がよく来る街 どの対象にも
と性 別 人気がある 人気がある に人気がある 人気がない
の評価 (近代的に魅力がある)
* Kết quả phân tích định hướng tính đặc thù khu vực
Từ các biểu đồ phân nhóm, có thể thấy được rằng các nhóm đứng gần
nhau trên biểu đồ (có nhiều yếu tố tương đồng) sẽ có khả năng chuyển hóa lên
25
(hay xuống) để trở thành nhóm gần mình dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, qua phân
tích các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận tốt xấu đối với cảnh quan, cho
thấy rằng nhờ vào việc điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng này (tính truyền thống-
hiện đại, cởi mở- khép kín) theo chiều hướng nào trong tương lai sẽ quyết định
đến việc làm cho 1 nhóm có thể chuyển hóa lên nhóm trên (tích cực) hay xuống
nhóm dưới (tiêu cực).
Từ các kết quả này, khi định hướng phát triển ta sẽ khuyến khích lựa
chọn các yếu tố tác động nào thúc đẩy được sự chuyển hóa lên nhóm trên.
第Ⅱ軸
暗い、年配者向き、伝統的
2.0000
ⅣBグループ
(伝統的専門店街) 正統的繁華街
1.5000
ⅠAグループ
伝統的専門店街 (正統的中心地域)
1.0000
店舗の点在する落ち着いた住宅街
0.5000
Ⅲグループ
(日常的商業点在住宅街) ⅠBグループ
普通 0.0000 第I軸
(近代的再開発地域)
-1.5000ⅣAグループ -1.0000 -0.5000 0.0000 0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 きれい
(市場的賑わい商店街)
-0.5000 開放的
ⅡBグループ お洒落
市場的賑わい繁華街 (若者好み日常的商店街) オープンスペース 建てづまり
-1.0000 高級
ⅡAグループ再開発繁華街 再開発繁華街
若者好み日常的繁華街 (保存再生地域)
-1.5000
若者好みよそ行き繁華街
-2.0000
やや明るい、やや若者向き、やや近代的
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
CHO CÁC DẠNG TUYẾN PHỐ THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ ĐIỂN HÌNH
TẠI KHU TRUNG TÂM CŨ
1. Định hướng xây dựng tính đặc thù cảnh quan cho từng khu vực
Biểu đồ phân nhóm cho thấy các nhóm tuyến phố điển hình có đặc trưng
khác nhau khá rõ rệt, thậm chí có thể đối nghịch, nhưng vẫn có thể đạt được mức
độ yêu thích gần bằng nhau (vd: nhóm có tính truyền thống hay hiện đại đều có
mức độ yêu thích gần bằng nhau). Khảo sát thực tế cho thấy đối tượng lui tới các
khu vực này có thể rất khác khau về độ tuổi, thành phần (khu vực có tính hiện
đại phần đông là giới trẻ, khu vực có tính truyền thống phần động là người lớn
tuổi). Điều đó cho thấy cần xây dựng các khu vực mang đặc thù riêng biệt để
đáp ứng nhu cầu của các thành phần khác nhau trong xã hội và góp phần hình
thành nên bản sắc đô thị.
26
Như tại thành phố các thành phố lớn Nhật Bản như Tokyo, Osaka có
thể thấy phần đông các khu đều mang đặc trưng rất khác nhau (Ginza: Khu mua
sắm cao cấp, Daikanyama: Khu mua sắm của giới trẻ
a. Định hướng phát triển cảnh quan tuyến phố thương mại-dịch vụ
khu trung tâm quận 1
- Các tuyến phố thương mại-dịch vụ quận 1 có đầy đủ các yếu tố mà đa
phần cư dân đô thị TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao như: Đẹp, Cởi mở, Cao cấp,
Tính hiện đại pha lẫn truyền thốngCó thể xem như là khu vực được yêu thích
nhất. Vì vậy các yếu tố này cần được giữ gìn và nên định hướng đây là nơi cần
tập trung tạo cảnh quan cao cấp, sang trọng, đẹp.
- Mật độ hiện nay được đánh giá ở mức trung bình, trong khi mức độ yêu
thích được đánh giá cao nhất. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu gia tăng của số người
lui tới trong tương lai mà ko làm ảnh hưởng đến mật độ, cần thiết có sự mở rộng
hơn nữa các khu mua sắm và vui chơi giải trí.
- Kết quả khảo sát và đánh giá cho thấy tính đặc thù của tuyến đường
được quyết định dựa trên tính đặc thù của các công trình kiến trúc lâu đời hoặc
có tính truyền thống. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ các công trình này là hết sức
cần thiết để giữ gìn nét đặc trưng cho tuyến phố.
b. Định hướng phát triển cảnh quan tuyến phố thương mại-dịch vụ
khu trung tâm quận 3
- Các tuyến phố thương mại-dịch vụ quận 3 cũng có các yếu tố mà đa
phần cư dân đô thị TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao nhưng thứ tự cao thấp có sự
khác biệt so với quận 1 như: Đẹp, Sáng sủa, Cởi mởTính hiện đại cao hơn
quận 1. Khảo sát thực tế cho thấy phần đông người đến đây là giới trẻ. Mức độ
yêu thích được đánh giá cũng khá cao, cho thấy đây là các đặc trưng cần được
giữ gìn và nên định hướng đây là nơi cần tập trung tạo cảnh quan sáng sủa, cởi
mở, phù hợp giới trẻ.
- Mức độ đánh giá yêu thích của các tuyến phố ở quận 3 có sự khác biệt
khá lớn giữa các tuyến phố. Các tuyến phố nhếch nhác, không gian không có
nhiều đặc trưng (Sư Thiện Chiếu, Hồ Xuân Hương) được đánh giá không cao.
Vì vậy, cần có sự nâng cấp cảnh quan tại các tuyến đường này theo những yếu tố
mà giới trẻ yêu thích.
- Không gian kiến trúc nơi đây có đặc thù là bao gồm khá nhiều khu biệt
thự và trường học, nhiều cây xanh tạo bóng mát. Cần tạo thêm nhiều chỗ vui
chơi giải trí cho học sinh, sinh viên, đưa nơi đây thành “vương quốc” dành cho
giới trẻ.
27
c. Định hướng phát triển cảnh quan tuyến phố thương mại-dịch vụ
khu trung tâm quận 5
- Mật độ người rất cao đi kèm với đánh giá về sức hấp dẫn nơi này là khá
cao, cho thấy việc duy trì mật độ cao nơi đây là cần thiết.
- Đánh giá cảnh quan đẹp nơi đây nhìn chung không cao, nhưng có 1 vài
khu vực có tính truyền thống như “Phố ăn Chợ Lớn” được đánh giá khá cao. Các
khu hiện đại như “Thuận Kiều Plaza” được đánh giá không cao. Điều này cho
thấy các tuyến phố mua sắm, ẩm thực mang tính truyền thống là phù hợp với
không gian chung và tập quán cư dân nơi đây.
2. Định hướng phát triển không gian cảnh quan đô thị TP. Hồ Chí
Minh dựa trên đặc thù kiến trúc, văn hóa và lối sống người dân
Các tuyến phố thương mại là nét đặc thù của TP. Hồ Chí Minh, có sức hút
rất cao nên cần được trân trọng và gìn giữ. Việc sửa chữa, nâng cấp là cần thiết
nhưng cần xác định rõ đặc thù khu vực để không phá vỡ nó.
Bảo tồn và tôn tạo các công trình có giá trị kiến trúc, lịch sử cao. Chú
trọng cải tạo những không gian xung quanh sao cho kiến trúc hài hòa với nhau,
tạo thành những khu vực mang đặc trưng riêng.
Việc xây dựng những công trình hiện đại trên các tuyến phố trung tâm là
cần thiết, nhưng kiến trúc công trình cần lưu ý không được phá vỡ đặc trưng
chung của tuyến phố. Đôi khi cần thiết phải mô phỏng, lặp lại những nét kiến
trúc sẵn có của công trình cũ.
Từng tuyến phố thương mại tại một khu vực trung tâm đa phần đều có
đặc trưng riêng khá khác biệt nhau nên chưa tạo thành một thể thống nhất. Cần
xác định đặc thù quan trọng nhất của khu vực, xác định tuyến phố kiểu mẫu và
nhân rộng mô hình kiểu mẫu này trên cả khu vực.
Việc xây dựng các khu phố thương mại nối tiếp, liên tục nhau có thể làm
phá vỡ ranh giới, khiến các đặc trưng riêng khu vực bị trộn lẫn vào nhau. Việc
xác định ranh giới, tên gọi, tính chất khu vực cần rõ ràng, chính xác, cụ thể từ
ban đầu.
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_trung_va_dinh_huong_phat_trien_kien_truc_canh_quan_cho_c.pdf