Đại cương thi pháp học

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Truyện Kiều có vị trí rất quan trọng trj trong nền văn học Viêt Nam. Nó đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ, sự thăng hoa của thiên tài lên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học đích thực, biến truyện Nôm thành một thể loại nghệ sĩ. Trong số các nhà văn trung đại Việt Nam có lẽ Nguyễn Du xứng đáng nhất với danh hiệu nghệ sĩ. Phạm Thế Ngũ trong Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tiên biên (1969) khi nhận định “Thành công lớn nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có lẽ phải là ở văn chương” nhưng ông đã không muốn nhắc lại những kì diệu của Nguyễn Du trong các phép chung về hành văn, tả cảnh, tả tình, đối thoại, thuật sự mà các ông Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh và các giáo sư giảng bài vẫn làm. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn như Chu Mạnh Trinh, Xuân Diệu, Hoài Thanh, đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu Truyện Kiều và xem đó như là sự nghiệp của đời mình . Về nội dung xã hội, Hoài Thanh là người đầu tiên nêu vấn đề quyền sống của của con người trong Truyện Kiều. Về mặt nghệ thuật, theo ông: “Cái chính của nghệ thuật Nguyễn Du là ở chỗ nhào nặn lại, sáng tạo ra cả một thế giới có thật”. Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử là một trong những cuốn sách rất hiếm hoi ở Việt Nam đã tiếp cận kiệt tác của Nguyễn Du từ góc độ thi pháp học hiện đại. Theo hướng tiếp cận này, trước chuyên luận của Trần Đình Sử, ta chỉ có thể tìm thêm cuốn sách ra đời cách đây đã hai mươi năm của Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Những chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều là chương mở đầu cho chuyên luận của Trần Đình Sử. Công trình nghiên cứu được khép lại bằng chương: Sức sống của Trtuyện Kiều. Bố cục ấy ngầm khẳng định Truyện Kiều là một hệ thống mở, trong đó, cái bản thể của nghệ thuật không ngừng vận động và lớn lên cùng thời gian. Đúng như lời khẳng định cuối sách của Trần Đình Sử: Truyện Kiều nói mãi không cùng. Kiệt tác của Nguyễn Du mãi mãi là sự thách đố đầy hấp dẫn của các thế hệ độc giả cùng những cách đọc khác nhau. NỘI DUNG . 3 Chương I. Nhân vật trong văn học và chức năng của nó trong tác phẩm . 1.1. Khái niệm “nhân vật văn học” . 1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm. 1.3. Truyên Kiều là mẫu mực của nghệ thuật và trữ tình bằng thơ lục bát. Chương II. Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4393 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương thi pháp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện Kiều là một kiệt tác vô song được sáng tạo trên cơ sở cốt truyện và nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác gia Trung Quốc sống ở thế kỉ XV. Từ một tác phẩm xuôi, chữ Hán, viết theo kiểu tiểu thuyết chuyển hồi từ một câu chuyện bình tường, nghĩ đã bằng cảm hứng của mình, cảm hứng về xã hội con người Việt Nam. Biến tác phẩm ấy thành một “thiên cổ hùng thư”. Ban đầu ông đặt tên cho nó là “ Đoạn Trường Tân Thanh”. Sau này người ta hay gọi là Truyện Kiều. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tình yêu lứa đôi tự do, hồn nhiên, trong sáng mà nhất mực thủy chung. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng về công lý dân chủ cho con người giữa mottj xã hội bất công tù túng đầy ức chế tàn bạo. Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Truyện Kiều là tuyên ngôn về quyền sống con người, với những khát vọng về tình yêu công lý tự do. Truyện Kiều cũng là bản cáo trạng bằng thơ lên án xã hội phong kiến mục nát xấu xa tàn bạo đã chà đạp lên nhân cách con người, dập tắt ước mơ đẹp đẽ của con người. Chính giá trị nhân đạo này trở thành kiệt tác nghìn đời. Một trong những thành công của Truyện Kiều chính là sự độc đáo và sắc sảo của bút pháp miêu tả nhân vật. Có thể nói, Nguyễn Du đã khiến nhân vật của mình từ trang văn mà bước ra cuộc đời. Ông đã xây dựng những hình tượng rất sống động, rất chân thực. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành bộ phận không thể tách rời trong đời sống tâm hồn người Việt Nam nói chung và văn học nói riêng. Nhiều người Việt Nam thuộc lòng Truyện Kiều. Người ta “kể Kiều”, “tập Kiều”, “đố Kiều”, “lẩy Kiều”. Đã có vô số những công trình nghiên cứu dành cho kiệt tác của Nguyễn Du. Không ít người xem việc nghiên cứu Truyện Kiều là sự nghiệp đời mình. Cho nên, ngày nay, muốn góp thêm một tiếng nói mới vào khoa “Kiều học” tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về Truyện Kiều về đề tài: “Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Truyện Kiều có vị trí rất quan trọng trj trong nền văn học Viêt Nam. Nó đánh dấu sự xuất hiện của thi ca nghệ sĩ, sự thăng hoa của thiên tài lên chủ nghĩa giáo huấn, biến văn học trung đại trở thành văn học nghệ thuật, biến tiếng Việt thành tiếng Việt văn học đích thực, biến truyện Nôm thành một thể loại nghệ sĩ. Trong số các nhà văn trung đại Việt Nam có lẽ Nguyễn Du xứng đáng nhất với danh hiệu nghệ sĩ. Phạm Thế Ngũ trong Lịch sử văn học Việt Nam giản ước tiên biên (1969) khi nhận định “Thành công lớn nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều có lẽ phải là ở văn chương” nhưng ông đã không muốn nhắc lại những kì diệu của Nguyễn Du trong các phép chung về hành văn, tả cảnh, tả tình, đối thoại, thuật sự mà các ông Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh và các giáo sư giảng bài vẫn làm. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn như Chu Mạnh Trinh, Xuân Diệu, Hoài Thanh,…đã đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu Truyện Kiều và xem đó như là sự nghiệp của đời mình . Về nội dung xã hội, Hoài Thanh là người đầu tiên nêu vấn đề quyền sống của của con người trong Truyện Kiều. Về mặt nghệ thuật, theo ông: “Cái chính của nghệ thuật Nguyễn Du là ở chỗ nhào nặn lại, sáng tạo ra cả một thế giới có thật”. Thi pháp Truyện Kiều của Trần Đình Sử là một trong những cuốn sách rất hiếm hoi ở Việt Nam đã tiếp cận kiệt tác của Nguyễn Du từ góc độ thi pháp học hiện đại. Theo hướng tiếp cận này, trước chuyên luận của Trần Đình Sử, ta chỉ có thể tìm thêm cuốn sách ra đời cách đây đã hai mươi năm của Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều.  Những chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều là chương mở đầu cho chuyên luận của Trần Đình Sử. Công trình nghiên cứu được khép lại bằng chương: Sức sống của Trtuyện Kiều. Bố cục ấy ngầm khẳng định Truyện Kiều là một hệ thống mở, trong đó, cái bản thể của nghệ thuật không ngừng vận động và lớn lên cùng thời gian. Đúng như lời khẳng định cuối sách của Trần Đình Sử: Truyện Kiều nói mãi không cùng. Kiệt tác của Nguyễn Du mãi mãi là sự thách đố đầy hấp dẫn của các thế hệ độc giả cùng những cách đọc khác nhau. NỘI DUNG Chương I. Nhân vật trong văn học và chức năng của nó trong tác phẩm 1.1. Khái niệm “nhân vật văn học” . Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm. 1.2. Chức năng của nhân vật văn học trong tác phẩm. Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Betông Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả". 1.3. Truyên Kiều là mẫu mực của nghệ thuật và trữ tình bằng thơ lục bát. Nguyễn Du có biệt tài trần thuật và giới thiệu nhân vật một cách chính xác, cụ thể, gãy gọn, làm cho người đọc hiểu được ngay tình huống và tính cách, tâm trạng, tâm trạng nhân vật. Chỉ bằng vài câu thơ, ông đã dựng nên được một phong cách mang hồn người. Nguyễn Du chủ yếu trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật, làm cho sự việc cảnh vật hiện lên trong cảm xúc và lời thơ như bộc lộ trực trực tiếp bằng tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Truyện Kiều đã vượt lên sự kể chuyện giản đơn để trở thành tiểu thuyết bằng thơ. Với Nguyễn Du, thể thơ lục bát đã thoát khỏi hình thức mộc mạc, dân dã để trở thành một hình thức trang nhã, cổ điển. Có thể nói Nguyễn Du đã cải tạo lại truyện để tạo thành một môi trường trữ tình lớn, bất kể ai đọc đến những lời cảu người kể chuyện và của nhân vật đều không thể dửng dưng trước số phận nhân vật. Lời trần thuật là lời mang chất thơ, sử dụng linh hoạt các thi liệu truyền thống. Lời trần thuật H hòa vào lời nhân vật, tạo thành lời nửa trực tiếp, tạo ấn tượng nghệ thuật sâu sắc hơn là lời tự bạch của nhân vật: người đọc thâm nhập vào tâm hồn nhân vật bằng sự chỉ dẫn của người kể chuyện. Chương II. Thi pháp nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhìn chung Nguyễn Du đã xây dựng hình tượng nhân vật của mình theo phương pháp truyền thống : chia nhân vật thành 2 tuyến chính diện và phản diện . Nhân vật chính diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng . Còn nhân vật phản diện lại được khắc họa theo lối tả thực . Mỗi người đều đạt tới sự điển hình hóa cao độ . Vì thế nhiều nhân vật trong Truyện Kiều đã bước ra từ trong trang sách để sống với cuộc đời thực , trở thành chuẩn mực để người ta đánh giá con người . 2.1 Hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Thế giới nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du vốn đã được mổ xẻ suốt gần hai thế kỷ nay, bằng đủ các công cụ phẫu tích sẵn có của nhân gian. Đơn giản thì người ta nhìn thấy ở đó sự đối lập giữa người tốt và kẻ xấu. Phức tạp hơn, thì ở đó là mối quan hệ giai cấp giữa đại phong kiến – phong kiến chuyển hoá thành tư sản – nông dân có tinh thần cách mạng! Và ở một phía khác, lại là sự nhùng nhằng giữa những mẫu người thuộc khuôn khổ đạo đức Nho giáo với những mẫu người phi Nho, phản Nho. Một số học giả như Đào Duy Anh, Hoài Thanh…đã tìm tòi cái mới từ nội dung. Nguyễn Lộc đã tổng kết và phát huy các tư tưởng đó: “Có thể nói Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại nhà thơ đang sống, trong đó Nguyễn Du muốn nêu bật sự đối lập gay gắt giữu quyền sống của con người, nhất là của người phụ nữ với sự áp bức của chế độ phong kiến suy tàn. Có thể nói, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả chừng mực nào có tính chiến đấu chống phong kiến là nền tảng vững chắc cho tác phẩm vĩ đại này”. Con người trong Truyện Kiều không chỉ đề cao tài, mà còn đề cao chữ tâm, tấm lòng. Tấm long là nguyên tắc cao nhất mà mọi người phải nể nang, tôn trọng. Các nhân vật như chỉ đem tấm long ra mà đối cãi với nhau. Thúy Kiều và Kim Trọng đã hẳn là nêu cao tấm lòng trong quan hệ với nhau. Họ như trừu tượng cái “tôi” đi để đối diện với nhau như những tấm lòng, tự xưng và xưng nhau là “lòng”: “Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang” “Trách lòng hờ hững với lòng” “Lấy lòng gọi chút sang dây cho lòng” Kiều với Đạm Tiên cũng thế: “Đã lòng hiển hiện cho xem, Tạ lòng nàng lại nối them vài lời”… Kiều tự tử là để tạ tấm lòng của Từ Hải, xin trời nước chứng giám: “Tấm lòng phó mạc trên trời núi sông”… Những kẻ không có lòng hoặc lòng hờ hững, nông cạn hay độc ác cũng đều nêu cao chữ lòng. Bởi thế nếu không thế thì chúng không thể tra trộn vào thế giới của Nguyễn Du, thế giới đề cao tấm lòng. Tú Bà: “Phải điều lòng lai dối lòng mà chơi !” Sở Khanh: “Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng !” Thúc Sinh: “Lòng đây lòng đấy chưa tường hay sao ?” Bạc Hạnh: “Trước sân lòng đã giải lòng” Hoạn Thư: “Đêm ngày lòng những giận lòng” “Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra”. Như vậy là giống như tài, lòng (chữ tâm) cũng là một nguyên tắc ứng xử có tính phổ quát trong truyện. Điều sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du là biến nhân vật chính từ con người đạo lý thành con người tâm lý. Nguyễn Du thường khắc họa hình tượng nhân vật trong những tương phản tâm lý với các nhân vật khác, lại tập trung tái hiện nhân vật qua những cơn say sưa, đắc ý, liều lĩnh, lo âu. Đó chính là lúc con người thường vô ý để lộ chân tướng. Rõ rang Nguyễn Du đã có quan niệm về cá tính con người một cách rõ rệt. Nguyễn Du nhìn thấu gan ruột từng nhân vật của mình, nắm bắt trúng hồn vía của chúng và có khả năng miêu tả truyền thần. 2.2. Thủ pháp xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vât trong tác phẩm văn học. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã chia nhân vật của mình thành hai tuyến: Tuyến chính diện tả theo bút pháp ước lệ. Tuyển phản diện tả theo bút pháp hiện thực. Tuy vẫn tuân theo bút pháp truyền thống nhưng Truyện Kiều xây dựng nhân vật hơn cả người thật. Mỗi nhân vật đều có tính cách, số phận riêng, đời sống tâm lý riêng. Chủ nghĩa hiện thực là sự tái hiện hiện thực trong những hình thức của bản thân đời sống. Nhân vật hiện thực là những nhân vật có tính điển cách điển hình mà ta có thể tìm thấy ở đâu đó trong cuộc sống và ngôn ngữ của các nhân vật đó cũng là ngôn ngữ của đời sống hiện thực. Đó là hệ thống các nhân vật phản diện. Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung và tiêu biểu nhất. 2.2.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động Nguyễn Du chỉ vẽ bằng một vài nét mà người nào ra người ấy. Vẻ bề ngoài và bên trong phù hợp khít khao, làm cho tính cách nhân vật nổi bật. Mã Giám Sinh là con buôn vô lại, được Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp hiện thực đến trần trụi: Quá niên tạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Tú Bà là một mụ chủ nanh ác: Thoắt trông nhờn nhợn làm sao Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao Sở Khanh là một tên lưu manh trâng tráo, Hoạn Thư là một phụ nữ quý tộc nham hiểm, lợi hại, Hồ Tôn Hiến là một tên quan xảo trá, độc ác…Đó là bút pháp hiện thực gần như là đặc tả khiến cho người đọc có thể hình dung, thậm chính là như hiện ra trước mắt. Tuyến nhân vật phản diện được Nguyễn Du miêu tả hiện thực trần trụi. Tuyến nhân vật chính diện lại được xây dựng theo hướng lí tưởng hóa, xây dựng bằng bút pháp ước lệ cổ điển. Đó là nhân vật như Từ Hải Vai năm tấc rộng than mười thước cao Hay Kim Trọng: Họ Kim tên Trọng vốn nhà tram anh. Nền phú hậu bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tót vời, Vào trong phong nhã r ngoài hào hoa. Tả Thúy Vân: Vân xem trong trạng khác vời Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Và đặc biệt là Thúy Kiều: Kiều càng sàc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Bên cạnh đó, để xây dựng thành thành công nhân vật trong truyện thì Nguyễn Du cũng rất thành công trong việc miêu tả nhân vật qua hành động. Chẳng hạn như với hành-động "thoăn-thoắt gót sen, xăm xăm băng lối vườn khuya, xắn tay mở khóa động đào, rẽ mây" rỡ rào sang nhà Kim Trọng mà tự tình, ngâm thơ uống rượu, cắt tóc thề bồi, quả là một tình yêu sôi nổi đam-mê. Kiều đúng là hành-động theo tiếng gọi tự-nhiên của con tim. 2.2.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả độc thoại nội tâm Không có nhân vật nào Nguyễn Du đi vào đời sống nội tâm bằng Thúy Kiều. Kiều bâng khuâng khi tình mới đến. Kiều rạo rực lòng xuân đêm trăng thanh minh, Kiều e lệ ngập ngừng khi nhận lời gắn bó với chàng Kim, Kiều sôi nổi, hôn nhiên khi đến tự tình cùng người yêu, Kiều đưt ruột đảm nhận trách nhiệm bán mình chuộc cha, Kiều đau như ai dần ai xé khi phải dứt tình trao duyên lại cho em, Kiều lo sợ khi nghĩ cho cuộc đời mình, tương lai mình khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích…Và bao nỗi đau dứt ruột khác mà Kiều phải chịu đựng và trải qua suốt 15 năm đoạn trường ê chề khổ hận. Nguyễn Du đều miêu tả cặn kẽ, thấu đáo, khiến người đọc như trông thấy Thúy Kiều trước mắt, như thấy trái tim mình cùng đập một nhịp với con người xấu số này, càng đâu khổ, giận hờn, mong ước… Trong Truyện Kiều, rất nhiều lần Kiều đánh đàn nhưng không lần nào giống lần nào. Nguyễn Du đã dùng tiếng đàn để bộc lộ nội tâm nhân vật. Tiếng đàn trong buổi thề nguyện, đính ước với Kim Trọng : So dần dây vũ dây văn Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương… Trông như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới xa nữa vời. Tiếng đàn khi tẩy trần ở nhà Hoạn Thư: Bốn dây như khóc như than Khiến người trên tiệc phải tan nát lòng Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm Khi đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe, nàng đang ở trạng thái vừa mất chồng lại phải đánh đàn hầu rượu cho kẻ đã giết chồng mình: Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay Vẻ ngâm vườn thú nào tày Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe trong buổi đoàn viên: Phím đàn dìu dặt tay nghiêng Khói trầm cao thấp tiếng thuyền ngân xa Khúc đâu đầm ấm dương hòa … Trông sao châu ngọc duyền quyên Ăn sao giọt ngọc Lam –Điền mới Đông! Như vậy, nội tâm nhân vật được tái hiện qua hình ảnh, cử chỉ, hành động hết sức nhuần nhuyễn. Chỉ riêng ở đoạn đầu truyện, ta thấy Nguyễn Du đã sử dụng cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân như một nguyên liệu nhào nặn, truyền cho nó một cái nhìn mới nhằm bộc lộ nội tâm nhân vật. 2.2.3. Cấu trúc các nhân vật Truyện Kiều có hai loại người: Đậm và Nhạt. Một cách hoàn toàn chủ quan, nhân vật Đậm là nhân vật được khắc hoạ có vóc có vạc; từ hình hài diện mạo đến tính cách, hành động và số phận của họ đều là những đường nét nổi bật lên trên nền hoàn cảnh chung bình thường, và bởi thế mà họ tạo nên ấn tượng đặc biệt. Còn nhân vật Nhạt thì ngược lại, họ dễ bị chìm đi, bị tan ra trong những đường nét nhạt nhòa, phôi pha của những tính cách nhạt nhẽo và những số phận bình thường đến tầm thường. Nguyễn-Du cấu-trúc các nhân-vật để dựng lại một sân khấu với toàn-thể bức tranh xã-hội có đủ mọi giai-tầng với đủ mọi hạng người đặc-trưng. - Ðại-diện cho giới cầm quyền cai-trị thì trên có quan tổng đốc đại-thần Hồ Tôn-Hiến, dưới có quan huyện Lâm-Truy "mặt sắt đen sì", hạ-tầng thì có những sai nha "đầy nhà vang tiếng ruồi xanh" trong vụ tai-biến Vương-gia, những viên thư-lại ở chốn công-đường như viên lại già họ Ðô bên cạnh một tên "thổ-quan" trông coi sắc dân thiểu-số. - Giới thượng-lưu quý-tộc thì có mẹ con nhà quan Lại-bộ họ Hoạn. - Xã-hội đen thì có những lầu xanh của hai mụ chủ chứa họ Tú, họ Bạc, với những tay sai: vô học cũng có như Bạc Hạnh, mà trí thức cũng có như Mã giám-sinh và Sở-Khanh. Trong đám dân cùng nô-lệ, kẻ nhẫn-tâm cũng có như bọn Khuyển, Ưng gia nhân nhà họ Hoạn; người có lòng cũng có: như ả Mã-kiều đồng cảnh-ngộ đã vì cảm-thông mà bảo-lãnh Kiều khỏi bị đánh đòn tiếp-tục và thổ-lộ cho nàng biết hết những quỷ-thuật của mụ Tú; và như Mụ quản-gia nhà Hoạn-bà đã thương tình dặn nàng biết trước phải đề-phòng chuyện sẽ gặp Thúc-sinh cùng với Hoạn-Thư; sau cùng như lũ hoa-nô nhà Hoạn-Thư được sai đến hầu-hạ mà canh chừng Kiều nơi am Chiêu-Ẩn. - Tôn-giáo thì có bà vãi Giác-Duyên, sư Tam-Hợp, có Ðạm-Tiên thuộc thế-giới vô hình nói thay cho Nguyễn Du về tư-tưởng Tự-Do và Ðịnh-Mệnh. - Và cuối cùng là giới trung-lưu thấp cổ bé miệng sống trong cảnh trên đe dưới búa, quan trên trông xuống thì nhòm ngó tài sản, xã-hội đen nhìn vào thì tự-do bắt nạt hiếp-đáp. - Thảng-hoặc thấy có bóng người dân lành thì đó là những kẻ vô danh bàng-quan đến nhà Tú-bà coi Kiều tự-sát cho thoả lòng hiếu-kỳ, hoặc chỉ biết chép miệng ngấm-nguýt chê tên Sở-Khanh là "bất nghĩa vô lương", hoặc là người dân vô danh ở Hàng-Châu kể cho Kim trọng biết tin-tức về Kiều. Ðủ mọi hạng người, nhân-vật nào rõ ra nhân-vật ấy. Truyện Kiều đã được xây dựng sao cho nhân vật tự cảm thấy cái than đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình. KẾT LUẬN Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Nó không chỉ là kiệt tác về giá trị nội dung của tác phẩm mà còn là kiệt tác xuất sắc về nghệ thuật. Tác phẩm trước hết đã đổi mới cái nhìn nghệ thuật về con người, chứ không giản đơn đổi thay vài nét về tính cách nhân vật, tức là có một quan niệm mới về con người làm nền tảng cho sự miêu tả. Bằng cách đổi mới tư tưởng, đổi thay trọng tâm miêu tả nhân vật, đổi mới điểm nhìn trần thuật Nguyễn Du đã sáng tạo lại Truyện Kiều, biến một tiểu thuyết tài tử giai nhân thành một tiểu thuyết thuyết tâm lý, đưa người kể chuyện mới, tổng hợp các thống văn học Việt Nam và Trung Quốc, truyền thống tự sự và nhất là trữ tình, để tạo ra một kiệt tác vô song trong văn học Việt Nam và văn học thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Sử. Thi pháp Truyện Kiều. Nxb Giáo dục. 2. Trần Đình Sử . Giáo trình Dẫn luận thi pháp ngôn ngữ học.Nxb Giáo dục. 3. Trần Đình Sử. Mấy vấn đè thi pháp văn học trung đại Việt nam. Nxb Giáo dục. 1999. 4. Đào Duy Anh. Khảo luận về “ Truyện Thuý Kiều”. Nxb Văn hoá. Hà Nội. 1958. 5. Phan Ngọc. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội. 1975. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐại cương thi pháp học.doc
Luận văn liên quan