Đại diện trong giao kết hợp đồng

ĐẠI DIỆN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 1. Đặt vấn đề 2 .Nguồn gốc 3. Khái niệm ,bản chất 3.1. Khái niệm 3.2. Bản chất 3.2.1.Tự do ý chí 3.2.2. Sự tin cậy 3.2.3. Sự miễn cưỡng 3.3. Sự hữu hiệu của đại diện 3.3.1.Nguời đại diện có quyền đạidiện 3.3.2. Người đại diện có ý chí đại diện 3.3.3.Người đại diện có ý chí giao kết hợp đồng 3.4. Đặc điểm của đại diện 3.4.1 .Người đại diện hành động với tư cách của người được đại diện 3.4.2. Hành động vì lợi ích của người được đại diên 3.4.3. Hành động trong phạm vi uỷ quyền 3.4.3.1.Phạm vi uỷ quyền 3.4.3.2.Xung đột lợi ích 4.Xác lập và chấm dứt đại diện trong giao kết hợp đồng 4.1.Xác lập 4.2. Chấm dứt 5. Nghĩa vụ hành động một cách cẩn trọng của người đại diên 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 7 .Kết luân

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại diện trong giao kết hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI DIỆN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG Lời cảm ơn Tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, xin cám ơn tập thể lớp k50 B một tập thể học tốt , chia sẻ , giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Xin cám ơn thầy Ngô Huy Cương người đã tạo hứng thú và niềm say mê học hỏi nghiên cứu cho chúng tôi. Phạm vi bài viết Bài viết không chủ đích làm rõ tất cả các vấn đề về đại diện mà chỉ đi sâu vào làm rõ vấn đề đại diện theo uỷ quyền. Việc giao kết, xác lập, thực hịên hợp đồng của người uỷ quyền và người đại diện. Bài viết đi vào làm rõ quan hệ đại diện trong giao kết hợp đồng thì nó sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý gì, trách nhiệm của các bên liên quan ra sao. Bài viết cũng giúp người ta hiểu được địa vị pháp lý của mình là ở đâu trong quan hệ đại diện. Bài viết không nghiên cứu vấn đề đại diện theo pháp luật: đại diên cho người chưa thành niên, đại diện theo pháp luật của một pháp nhân. 1. Đặt vấn đề 2 .Nguồn gốc 3. Khái niệm ,bản chất 3.1. Khái niệm 3.2. Bản chất 3.2.1.Tự do ý chí 3.2.2. Sự tin cậy 3.2.3. Sự miễn cưỡng 3.3. Sự hữu hiệu của đại diện 3.3.1.Nguời đại diện có quyền đạidiện 3.3.2. Người đại diện có ý chí đại diện 3.3.3.Người đại diện có ý chí giao kết hợp đồng 3.4. Đặc điểm của đại diện 3.4.1 .Người đại diện hành động với tư cách của người được đại diện 3.4.2. Hành động vì lợi ích của người được đại diên 3.4.3. Hành động trong phạm vi uỷ quyền 3.4.3.1.Phạm vi uỷ quyền 3.4.3.2.Xung đột lợi ích 4.Xác lập và chấm dứt đại diện trong giao kết hợp đồng 4.1.Xác lập 4.2. Chấm dứt 5. Nghĩa vụ hành động một cách cẩn trọng của người đại diên 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 7 .Kết luân 1. Đặt vấn đề Thử đặt ra một câu hỏi với bạn rằng:bạn đã bao giờ thay mặt cha, mẹ, bạn của bạn làm một việc như: mua một cái áo, một con gà hay một quyển sách……? Nếu bạn đã từng làm một việc tương tự như vậy tại sao bạn không tự hỏi mình là mình đã tham gia vào những quan hệ pháp lý gì? Tại sao bạn lại có thể thay mặt được cho một người khác? Khi thay mặt cho một người thi bạn được làm và không được làm những gì? Khi bạn làm trái những gì mà người khác giao cho bạn thì bạn có trách nhiệm gì không?….Tôi cam đoan rằng trong số các bạn chưa ai từng đặt ra câu hỏi cho mình như vậy. Trong một xã hội ngày càng phát triển thì người ta phải tham gia vào nhiều quan hệ hơn, phức tạp hơn, nhiều khi và rất thường xuyên trong số đó trao cho người khác quyền thay mặt mình tham gia và những quan hệ đó. Và tại sao chúng ta không tìm hiểu vấn đề này nhỉ. 2. Nguồn gốc Mỗi con người trong cuộc sống đều tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội:hôn nhân, gia đình, làng xóm, có bạn bè, quan hệ làm ăn buôn bán, tất cả các nhu cầu cần thiết của một cá nhân đều được trao đổi…Họ có thể tự mình tham gia vào những mối quan hệ đó nhưng một người khác cũng có thể thay mặt họ(vì những lý do mà người đó không tự mình tham gia được), những người thay mặt người khác là người đại diện. Trong luật La Mã, ngay cả trong những giai đoạn phát triển đã tồn tại một quy tắc mà theo đó hợp đồng phải do chính cá nhân ký kết: “ai không tham gia vào quan hệ trách nhiệm thì trách nhiệm không ảnh hưởng tới người đó”( 1) . Luật La Mã vào thời kỳ phát triển nhất chưa có việc một người đại diện cho người khác ký kết một hợp đồng( 2 ). Nhưng những mầm mống đầu tiên của khái niệm đại diện đã xuất hiên trong việc: “Những người phụ thuộc gia chủ không bao giờ có thể làm đại diện. Gia chủ có quyền hạn và trách nhiệm từ những hợp đồng do họ ký kết không phụ thuộc vào ý chí gia chủ có như thế hay không, vì điều kiện cần thiết của quyền đại diện là ý chí của người uỷ quyền và tất cả do người uỷ quyền. Trách nhiệm từ những hợp đồng này trước hết thuộc về người ký, còn gia chủ chỉ nhận một phần trách nhiệm mà thôi. Người đại diện không có quyền hạn và nghĩa vụ từ hợp đồng đã ký” 3 . Cùng với sự lớn mạnh của kinh tế giao thương thì việc đại diện trong ký kết hợp đồng đã được cho phép. Xã hội càng phát triển thì việc đại diện càng quan trọng và có ý nghĩa to lớn thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển và đại diện cũng là một thước đo đánh giá sự phát triển của một xã hội. Bởi vậy ta cùng đi làm rõ nó. 3. Khái niệm đại diện, bản chất. 3.1. Khái niệm. Trong các BLDS lớn người viết hầu như không thấy có khái niệm đại diện nhưng thông qua các quy phạm trong các điều luật về phần hợp đồng uỷ quyền ta vẫn có thể hiểu được đại diện là gì.Tại điều 389-3 BLDS Pháp:”người quản lý theo pháp luật đối với tài sản của người chưa thành niên đại diện cho người chưa thành niên trong mọi giao dịch dân sự…” hay tại điều 1984 về hợp đồng uỷ quyền “hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng trong đó một người trao cho người khác quyền thực hiên một công việc nhân danh và vì lợi ích của người uỷ quyền”(4). Ở nước bạn Thái Lan gần gũi với chúng ta cũng không tìm thấy khái niệm đại diện mà nó chỉ thể hiện qua hợp đồng uỷ quyền, BLDS Thái Lan 1995 NXBCT “hợp đồng uỷ quyền là một hợp đồng mà trong đó một người gọi là người thụ uỷ được quyền hành động cho một người khác gọi là người chủ uỷ và người đó chấp thuận làm như vậy” 5 . Unidroit trong bộ các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế “mục này điều chỉnh quyền của một người ở địa vị của một người khác trong việc làm phát sinh một hậu quả liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng” 6 . BLDS Việt Nam cấu tạo đặc biệt gồm hai phần, phần chung nêu những khái niệm và nguyên tắc cơ bản …trong đó có khái niệm đại diện. Trong BLDS 2005 của Việt Nam “ đại diên là việc một người (sau đây là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây là người được đại diện) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. (7). Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra khái niệm đại diện: Việc một người hành động ở tư cách của một người khác, vì lợi ích hợp pháp và trong sự cho phép của họ thì gọi là đại diện. Người cho phép là người được đại diện,người được phép như vậy là người đại diện. 3.2. Bản chất của đại diện. 3.2.1. Là tự do ý chí Ta đang xét việc đại diện theo uỷ quyền mà nội dung của nó là một hợp đồng. Trong hợp đồng thì yếu tố tiên quyết đó là tự do ý chí của mỗi bên trong việc giao kết hợp đồng. Bởi vậy đại diện theo uỷ quyền cũng không là ngoại lệ, đại diện đòi hỏi người đại diện phải có ý chí đại diện, tuy nhiên không phải lúc nào sự tự do ý chí tuyệt đối cũng phải được đặt nên hàng đầu mà trong người đại diện đôi khi còn hành động vì bổn phận hoặc nghĩa vụ đạo đức hoặc từ địa vị, mối quan hệ trong công việc của mình. Đại diện chỉ có thể khi mà người đại diện có ý chí đại diện, sự tự do ý chí sẽ ràng buộc người đại diên và người được đại trong hợp đồng uỷ quyền để xác lập phạm vi đại diện, sự trực tiếp thực thi hợp đồng đối với người uỷ quyền,và sự vô can của người đại diện đối với việc thực hiện hợp đồng. Sẽ là không thoả đáng và hợp đồng uỷ quyền có thể bị vô hiệu khi mà một trong hai bên không có sự tự do ý chí (có sự hà tì trong ý chí của các bên:lừa rối , nhầm lẫn, ép buộc …) tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sự không có tự do ý chí trong hợp đồng đại diện sẽ làm hợp đồng được ký kết bởi người đại diện sẽ vô hiệu. Như chúng ta đã biết một người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, cho nên khi sự tự do ý chí bị vi phạm thì sẽ không có hợp đồng uỷ quyền và cũng không phải gánh chịu hậu quả từ những gì mà người đại diện thực hiện. 3.2.2. Sự tin cậy. Người ta sẽ không giao cho một người mà mình không tin cậy thay mặt mình thực hiện những hành vi mà hậu quả của nó mang lại có thế là thiệt hại lớn về tài sản, uy tín…..Sự tin cậy là do những hành vi mà người đại diện thực hiện sẽ mang lại cho người được đại diện một sự ràng buộc rõ ràng vào những hậu quả được xác lập bởi những hành vi đó. Hành vi giao kết các hợp đồng của người đại diện trong phạm vi uỷ quyền cũng chính là hành vi mà người được đại diện xác lập, hệ quả từ việc giao kết hợp đồng hoàn toàn do người được đại diện gánh chịu bởi vậy sự tin tưởng là phần không thể thiếu khi ta nói tới đại diện trong giao kết hợp đồng. Ngược lại ta không quan niệm “sự tin cậy” là một trong các yếu tố làm lên bản chất của đại diện trong giao kết hợp đồng, chuyện gì sẽ đến khi một người trao cho người khác một thẩm quyền giao kết một hợp đồng mà liên quan tới toàn bộ sản nghiệp của anh ta khi mà anh ta không tin tưởng người mà mình trao cho thẩm quyền đại diện đó.VD: A đang đàm phán với B về việc hai bên ký kết hợp đồng mua bán ô tô. D phải đi nước ngoài công tác lên A không thể tham gia việc tiếp tục đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán với B. A có hai ngưòi thân là C và D trong đó D là kẻ nghiện hút ,hay cờ bạc, lô đề và đã nhiều lần lừa tiền của A để đi chơi bạc. Ta đặt ra câu hỏi liệu là một người bình thường A sẽ chọn ai để đưa tiền đi mua ôtô tô cho mình C hay D? 3.2.3. Đại diện còn có thể mang tính miễn cưỡng (đại diện do pháp luật quy định). Đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi…Ở đây người đại diện được pháp luật đặt vào trong mối quân hệ đại diện mà mình không có sự lựa chọn. Đây cũng là một phần bản chất của việc đại diện nhưng người viết không đi sâu về việc này vì nó lằm ngoài phạm vi của bài viết. 3.3. Sự hữu hiệu của đại diện Đại diện chỉ hữu hiệu khi mà có ba điều kiện sau: 3.3.1.Người đại diện có quyền đại diện. Người đại diện phải có thẩm quyền đại diện, thông qua một hợp đồng tức có sự thống nhất ý chí của hai bên “Khế ước uỷ nhiệm đòi hỏi một sự thoả hiệp giữa ý chí của người uỷ quyền (mandant) và người thụ uỷ (mandataire). Nói khác hai bên không những phải có sự thoả hiệp mà hơn nữa, ý chí của họ không bị hà tỳ”(  8  )  Vũ văn Mẫu trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo” quyển II nghĩa vụ và khế ước.tr 105. Người đại diên phải có đủ điều kiện để giao kết hợp đồng: đủ tuổi,có năng lực hành ví…..Bây giờ đặt ra trường hợp người đại diện không có năng lực hành vi giao kết hợp đồng thì giải pháp đặt ra là như thế nào :người viết xin có hai kiến giải sau: Nếu người đại diên không có năng lực hành vi (sự không có năng lực này có thể xảy ra trước khi có việc uỷ quyền hoặc sau khi có việc uỷ quyền cho tới khi hợp đồng được giao kết ) mà người được đại diện không biết hoặc không thể biết thì có thể yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nếu người uỷ quyền biết hoặc buộc phải biết người đại biện không có năng lực hành vi thì hợp đồng vẫn có hiệu lực với họ, người được đại diên sẽ không thể viện dẫn lý do người đại diện không có năng lực hành vi mà xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu . Điểm c điều 147 BLDS 2005 quy định về việc chấm dứt đại diện : “Trong trường hợp người được uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị toà tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”. Ta nhận xét chút ít về quy định trên khi mà người đại diện vô năng tức là quan hệ đại diện theo như luật quy định là chấm dứt thì hợp đồng mà người đại diện ký liệu có hiệu lực với người uỷ quyền không khi mà ngươi này biết hoặc buộc phải biết việc đó. Xin thưa rằng hợp đồng ở trong trường hợp này vãn có hiệu lực đối với người được đại diên. Thiết nghĩ quy định như trên không hợp lý vì những lý do như đã phân tích ở phần trên. 3.3.2. Người đại diện có ý chí đại diện. Thật khó mà có thể có việc đại diện giao kết hợp đồng khi mà người đại diện không có ý chí đại diện. Nếu coi tự do ý chí là điều tối quan trọng trong giao kết thì khi không có ý chí hoặc có nhưng không có sự gặp gỡ ý chí thì cũng không có hợp đồng được tạo lập. Đại diện trong giao kết hợp đồng thì hành vi của người đại diện có thể làm tiêu tan tài sản của người đại uỷ cho lên người đại diện phải có ý chí đại diện và thực hiện công việc trong phạm vi uỷ quyền một cách hết sức nhất, cần mẫn và trung thành nhất để mang lại lợi ích cho người đại uỷ. Người đại diện không có ý chí đại diện cho người uỷ quyền thì sẽ không có hợp đồng được giao kết giữa người uỷ quỳên và bên giao kết hợp đồng và tất nhiên khi đó người đại diện có thể giao kết hợp đồng đó với tư cách cho mình, ràng buộc mình vào hợp đồng mà không phải cho người mình đại diện. 3.3.3. Người đại diện có ý chí giao kết hợp đồng Mong muốn giao kết hợp đồng thông qua người đại diện cũng không thể thành công khi mà người đại diện không có ý chí giao kết hợp đồng. Khi người đại diện không có ý chí giao kết thì việc đại diện chẳng mang lại một kết quả nào tốt đẹp mà còn có thể làm tiêu tán sản nghiệp của người đại uỷ. Khi uỷ quyền cho một người khác thay mình giao kết một hợp đồng có nghĩa là người đại uỷ đã chấp nhận rằng buộc vào những hậu quả mà hành vi của người đại diện thực hiện trong phạm vi mình cho phép, bởi vậy khi người đại diện không có ý chí giao kết thì có nghĩa không có hợp đồng (người đại diện không mong muốn giao kết hợp đồng theo ý chí chủ quan của mình). Trong mối quan hệ đại diện trong giao kết hợp đồng tồn tại hai hợp đồng (hợp đồng uỷ quyền giữa người được đại diện và người đại diên; hợp đồng giao kết với người thứ 3 của người được đại diện thông qua hành vi giao kết của người đại diện.). Bởi vậy khi mà người đại diện không có ý chí giao kết hợp đồng thì hợp đồng giữa người thứ 3 và người được đại diên sẽ không tồn tại hoặc có thể không tiến tới giao kết được một hợp đồng như người được đại diện mong muốn giao kết. Lúc này người đại diện có thể giao kết hợp đồng đó cho chính mình mà không phải cho người đại diện. Khi việc giao kết hợp đồng không thành công do nguời đại diện không có ý chí giao kết mà người này thực hiện không đúng nghĩa vụ hành động vì lợi ích của người uỷ quyền, cố tình gây thiệt hại do việc không giao kết được hợp đồng thì người uỷ quyền có thể đòi bồi thường nhưng việc chứng minh hay đưa ra bằng chứng không phải là chuyênh dễ ràng. VD.A là một nông dân vừa qua thắng lớn trong vụ cà phê nên bàn với vợ là mua một chiếc ôtô phục vụ cho việc sản xuất vụ tới. A đang đàm phán với B về việc mua bán chiếc xe ôtô tải biển số 29 U9 9999 hai bên đã thoả thuận giá cả và 10 ngày sau ký hợp đồng. Nhưng A đột nhiên phải sang Brazil để truyền đạt kinh nhiệm sản xuất cà phê theo lời mời của hội nông dân Brazil. Trước khi đi A uỷ quyền cho C bạn thân mình tới ký hợp đòng mua bán xeôtô và việc uỷ quyền này hoàn toàn hợp pháp, đã thông báo tới B. Khi tới để ký kết C đã đề nghị một mức giá thấp hơn và viện dẫn một số lí do để B không bán chiếc xe đó nữa (vì B và C vốn có một số khúc mắc với nhau). Ta có thể thấy khi mà người đại diện không có ý chí giao kết hợp đồng thì sẽ không có hợp đồng và việc uỷ quyền cho người khác thay mặt mình giao kết hợp đồng là không đạt được kết quả như mong muốn của người uỷ quyền. Người đại diện không phải chỉ là một người đứng chung gian để chuyền mệnh lệnh của người uỷ quyền mà chính họ phải tham gia vào giao dịch, chính người đại diện là người giao kết hợp đồng. Vũ văn Mẫu trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo” quyển II nghĩa vụ và khế ước có nói: “Tuy nhiên người đại uỷ muốn chọn một người vô năng làm người đại diên, đó là quyền của họ. Trong trường hợp này, vì họ đã biết rõ sự vô năng của người đại biểu mà họ chọn, họ không bị than phiền như vậy trong trường hợp bị tổn thiệt về các sự hà tỳ cuả sự ưng thuận này.” trang 107(9) 3.4. Đặc điểm của đại điện. 3.4.1. Người đại diện hành động với danh nghĩa của người được đại diện. VD. A một chủ trang trại chăn nuôi lợn cần mua 2000 lợn con của B một chủ trang trai ở tỉnh bên để nuôi. A đã uỷ quyền cho C con trai A đến ký kết hợp đồng mua 2000 lợn con với B. C ký hợp đồng với B nhưng không phải với tư cách của chính C mà chính là A đã ký hợp đồng với B. Ta có thể nói C là thực là C mà không là chính C hay C là bóng của A. Hợp đồng không ràng buộc đối với C mà nó buộc A vào hợp đồng đó vì chính A “người giao kết” . hợp đồng uỷ quyền giao kết hợp đồng hợp đồng giao kết ——————————————————————————- 3.4.2. Hành động vì lợi ích của người đươc đại diện. Một người bình thường luôn hành động hướng tới một lợi ích cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm,bởi vậy họ không bao giờ tự gây cho mình thiệt hại. Các bên giao kết hợp đồng bao giờ cũng mong muốn một lợi ích từ đối tác hay lợi ích chính là động lực thúc đẩy các bên đi tới chỗ giao kết hợp đồng. Dĩ nhiên khi cho người khác thay mặt mình giao kết hợp đồng,họ cũng mong muôn người đại diện hành động mang lại cho mình một lợi ích,hành động vì lợi ích của mình.Một đặc điểm quan trọng là người đại diện hành động của họ phải mang lại hay vì lợi ích của người được đại diện. 3.4.3. Hành động trong phạm vi uỷ quyền. 3.4.3.1. Phạm vi uỷ quyền là gì? Tại sao người đại diện lại phải hành động trong phạm vi uỷ quyền? Nếu vượt quá thì hậu quả gì sẽ đến? - Phạm vi uỷ quyền theo người viết là tất cả những gì mà một người có thể hành động ở tư cách của một người khác trong sự cho phép của người đó (sự giới hạn xử sự của một người mà người đó không phải là chính mình trong sự cho phép của người khác) Đại diện được xác lập thông qua một hợp đồng uỷ quyền, hình thức của nó có thể là bằng văn bản hay chỉ bằng lời nói…Uỷ quyền có thể rõ ràng hoặc ngầm hiểu 10 Unidroit tr140. Phạm vi uỷ quyền càng rộng thì thẩm quyền của người đại diện càng lớn, tuỳ thuộc vào hành vi được uỷ quyền mà người đại diện có thẩm quyền rộng hay hẹp. Nếu hành vi phải thực hiện là nghĩa vụ kết quả thì người đại diện có quyền tự do hành động miễn sao mang lại kết quả như mong muốn của người được đại diện trừ trong thoả thuận có quy định khác…. Người đại diện về nguyên tắc nếu không muốn chịu trách nhiệm từ những giao dịch mà mình thay mặt người được đai diện thực hiện thì phải hành động trong phạm vi uỷ quyền . Bởi đó không phải là hành vi của người đại diện mà là hành vi của người được đại diện với người thứ 3. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp mà người đại diện chính là người phải chịu trách nhiệm. Thứ 1: đại diện không được thông báo (undisclose agency) (11) Unidroit ( tr 146) , ở đây chúng ta cần chú ý tới sự hiểu biết của người thứ 3. Đây là việc người đại diện khi giao kết hợp đồng không thông báo rõ là mình đang đại diện cho một nguời khác giao kết hợp đồng với phía bên kia. Trong trường hợp bên giao kết không biết hoặc không buộc phải biết về việc người đại diện giao kết hợp đồng cho nmình hay cho một người khác.Thì về nguyên tắc hợp đồng được giao kết bởi người đại diện và bên kia sẽ có giá trị ràng buộc trực tiếp người được đại diện vào hợp đồng. VD A một nông dân muốn mua một con bò của anh B để lấy sức kéo cho vụ mùa vì con bò của nhà anh ta bị chết trong đợt rét đậm vừa qua. A nhờ C em vợ mình đến nhà B để mua hộ vì vợ anh ta đẻ. C đến nhà B đàm phán mua con bò. Nhưng C không nói là mình mua hộ A thì hợp đồng này sẽ ràng buộc C trứ không phải là A nếu B không biết hoặc không buộc phải biết. Nếu không mua nữa thì C sẽ phải chịu trách nhiệm mà không phải A. Bởi vậy nhiều khi hợp đồng do người đại diện ký kết mà hành vi đại diện không được công bố thì hợp đồng sẽ có thể bị vô hiệu do giả tạo (một người nước ngoài không được mua nhà nhưng lại nhờ người khác đứng tên mua nhà mà người đại diên không thông báo cho bên kia biết và bên kia cũng không buộc phải biết), nhầm lẫn hoặc lừa rối. Thứ 2: đại diện được thông báo(disclose agency). Đây là trường hợp đại diện được thông báo tới bên giao kết hợp đồng hoặc việc đại diện không được thông báo nhưng bên kia biết hoặc buộc phải biết về điều đó thì hợp đồng sẽ ràng buộc người được đại diện. Việc có một thông báo rõ ràng về việc đại diện cũng như phạm vi đại diện sẽ tránh được những rắc rối về sau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông báo rõ ràng, đầy đủ về có đại diện trong giao kết là hành lang pháp lý an toàn cho người đại diện cũng như người uỷ quyền . Tuy nhiên trong một vài trường hợp người uỷ quyền không muốn tiết lộ thân phận thực sự của mình cho phía bên kia biết và yêu cầu người đại diện không làm như vậy thì khi hơp đồng được kí kết và thực hiện có phát sinh tranh chấp thì người uỷ quyền sẽ phải trực tiếp thực hiện hợp đồng và phải gánh chịu những nghĩa vụ phát sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng được ký. Lí giải cho ý kiến này xuất phát trên cơ sở tự do ý chí của một người sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với anh ta (một người chỉ có thể bị ràng buộc bởi chính ý chí của mình) khi mà người chủ uỷ không muốn công bố danh tính của mình cho phía đối tác biết là người đại diện đang giao kết hợp đồng thay cho mình thì có nghĩa là anh ta đã tự cam kết mọi hậu quả từ việc giao kết hợp đồng anh ta là người thi hành trực tiếp hợp đồng. Người đại diện lúc này sẽ vô can trong việc thực hiện hợp đồng hay không gánh chịu những hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng. Đối với bên đối tác khi mà có thiệt hại do bị vi phạm thì chỉ có thể yêu cầu người uỷ quyền thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp người uỷ quyền vượt quá phạm vi uỷ quỳên . Khi thực hiện hành vi vượt quá phạm vi uỷ quyền thì người uỷ quyền sẽ không phải chịu trách nhiệm cho những gì mà người đại diện thực hiện vượt quá sự uỷ quyền trừ phi người được uỷ quyền đồng ý sự vượt quá này hoặc có những biểu hiện chứng tỏ tiếp nhận sự ràng buộc do hành vi vượt quá thẩm quyền của người đại diện. Điều này chỉ đúng khi mà bên thứ 3 biết về việc người đại diện hành động vượt quá phạm vi uỷ quyền hoặc buộc phải biết về điều này, ngược lại khi bên thứ 3 không biết hoặc không buộc phải biết về việc đại diện vượt quá phạm vi đại diện thì người được đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những gì mà người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Lý do cho việc thực hiện những nghĩa vụ do người được uỷ quyền xác lập do vượt quá phạm vi uỷ quyền trong trường hợp này là người giao kết hợp đồng không biết và không buộc phải biết hợp đồng nội bộ (hợp đồng uỷ quyền, phạm vi đại diện..) giữa người chủ uỷ và người thụ uỷ. VD A (giám đốc) uỷ quyền cho B (phó giám ) thay mặt mình mua chiếc xe BMW 3.0 của C cho công ty. Trong hợp đồng uỷ quỳên A nói rõ là B chỉ được mua chiếc xe đó với giá cao nhất là 2000$ nhưng B đã ký hợp đồng mua chiếc xe đó với giá 5000$ và thông báo với C là mình mua hộ A, C hoàn toàn không biết B chỉ được mua xe với giá cao nhất là 2000$. Khi hợp đồng được ký kết C đến giao xe nhưng A không nhận và không chịu trả tiền. A cho rằng B đã hành động vượt quá phạm vi uỷ quyền của mình nên xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ở đây ta thấy A không nhận xe là vi phạm hợp đồng vì việc B chỉ được quyền mua chiếc xe của C với giá cao nhất 2000$ là một thoả thuận nội bộ giữa A và B mà C không biết và cũng không buộc phải biết là B hành động trong thẩm quyền hay vượt quá phạm vi uỷ quyền. Mọi kết qủa mang lại do việc B giao kết quá thẩm quyền được phép đều bắt buộc A phải gánh chịu.A chỉ có thể đòi lại chút quyền lơị của mình bằng cách yêu cầu B bồi thường những gì đã vượt quá mà gây thiệt hại cho A. Trong một ví dụ khác.A giám đốc do phải đi công tác nước ngoài nên uỷ quyền cho B một phó giám ký kết hợp đồng với một công ty Hàn Quốc. Trong giấy uỷ quyền ghi rõ B ký kết mua 10 tấn kim chi muối và 1 tấn nhân sâm của công ty phía hàn quốc. Khi tiến hành đàm phán ký kết B đã xuất trình giấy uỷ quyền cho phía bên đối tác kiểm tra. Hai bên thoả thuận mua bán 20 tấn kim chi và 1,5 tấn nhân sâm. Hợp đồng được ký và hai bên đã giao nhận hàng và tién hành thanh toán. A về nước mới vỡ lẽ là B đã mua 20tấn khim chi và 1,5 tấn nhân sâm nên xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu và yêu cầu bên công ty hàn quốc nhận lại số hàng mà B ký vượt quá thầm quyền. Trong ví dụ trên ta thấy rõ ràng B đã hành động vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình (chỉ được kí kết hợp đồng mua 10 tấn kim chi và 1 tấn nhân sâm) phía đối tác Hàn Quốc khí xem giấy uỷ quyền phải biết rõ về việc này hoặc buộc phải biết thẩm quyền kí hợp đồng mua hàng của B cho nên phần lằm ngoài phạm vi uỷ quyền mà A uỷ quyền cho B không có hiệu lực ràng buộc đối với A. 3.3.3.2. Người đại diện tự trở thành một bên trong hợp đồng hoặc đại diện cho hai người giao kết hợp đồng với nhau (Xung đột lợi ích). Trong bộ nguyên tắc Unidroit cũng điều chỉnh tương tự vấn đề này tại điều 2.2.7 “Xung đột lợi ích”: “1.Nếu việc người đại diện ký hợp đồng dẫn đến việc xung đột lợi ích giữa người được đại diện và người đại diện,mà bên thứ 3 biết hoặc đáng lẽ phải biết, người được đại diện có thể huỷ hợp đồng theo quy định tại điều3.12 và các điều từ 3.14-3.17.2. Tuy nhiên , nguời đuợc đại diện sẽ không thể huỷ hợp đồng nếu: a.người được đại diện đã đồng ý để người đại diện hành động khi có xung đột lợi ích,hoặc người được đại diện biết, đáng lẽ phải biết b.người đại diện đã nói với người đại diện về việc xung đột lợi ích mà người được đại diện không phản đối trong thời gian hợp lý”(12) Đây là quy định khá tiến bộ mà trong BLDS Việt Nam chưa điều chỉnh, nó có thể xuất hiện trong thoả thuận của các bên, hoặc người đại diện tự hành động mà người uỷ quyền biết hoặc phải biết mà không phán đối và có thêm những biểu hiện chứng tỏ là đồng ý. Theo bình luận trong bộ nguyên tắc Unidroit trang154 “trong quan hệ đại diện, người đại diện hành động vì lợi ích của người được đại diện (khi thực hiện nhiệm vụ của mình ) chứ không phải lợi ích của chính mình hay của người nào khác trong trường hợp lợi ích này xung đột với lợi ích của người được đại diện. Ví dụ.A muốn mua một chiếc xe du lịch để cả nhà có thể thoải mái đi du lịch trong mùa hè này nhưng do phải đi công tác nước ngoài đột xuất nên đã uỷ quyền cho B là cấp dưới của mình tìm mua một chiếc xe như vậy.B có một chiếc và cũng muốn bán nó để mua một chiếc mới nên đã ký hợp đồng mua bán với chính mình. Trong ví dụ trên ta thấy đã có sự xung đột lợi ích B vừa hành động với tư cách của A, hành động vì lợi ích của A khi thực hiện công việc được uỷ quyền và cũng là một bên đối ích trong hợp đồng . Giải quyết tốt được bài toán xung đột lợi ích này ta sẽ có giải pháp cho vấn đề Công ty hợp danh, hay giao dịch của người quản trị công ty với chính người đó ,với công ty khác và người quản trị có lợi ích trong đó….Ta thử tìm giải pháp trong các bộ dân luật khác xem họ điều chỉnh vấn đề này như thế nào.BLDS Thái Lan.trong điều 805 “Một người đại diện uỷ quyền không thể không có sự đồng ý của một người chủ mà tham gia vào một hành vi pháp lí với danh nghĩa của người chủ uỷ, với chính mình với danh nghĩa của mình hoặc như người uỷ quyền của một bên thứ 3, trừ phi hành vi pháp lý có nội dung duy nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ đó.”(13) BLDS Việt Nam cũng có nhắc tới một trường hợp có xung đột lợi ích tại điều 14. k5 “Người đại diện không được xác lập thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đo, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”(14). Giải pháp của nhà làm luật Việt Nam thể hiện trong một điều khoản. Tại k3 điều 69 BLDS 2005. “Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ liên quan tới tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”(15) Thiết nghĩ nhà làm luật nên phân loại và dự liệu tốt hơn các tình huống để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhất cho từng trường hợp phát sinh khi có sự xung đột lợi ích. Trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền. Khi hợp đồng đã có giải pháp cho sự xung đột lợi ích thì nhà làm luật phải tôn trọng ý chí của các bên, giả sử trong hợp đồng mà không nói rõ người đại diện có được giao kết hợp đồng trong khi có sự xung đột lợi ích nếu người đại diện đã hành động một cách hợp lý :thông báo cho người uỷ quyền biết về việc có lợi ích bị xung đột và người uỷ quyền tuy không phán đối nhưng có những biểu hiện chứng tỏ chấp nhận thì sau này cũng không thể lại ra có xung đột lợi ích khi người đại diện hành động để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. 4. Xác lập và chấm dứt việc đại diện. 4.1. Xác lập việc đại diện; Trong tường hợp xét tới cả đại diện theo pháp luật, thì việc đại diên có thể được xác lập qua một sự kiện pháp lý, hành vi pháp lý. Nhưng trong phạm vi mà người viết nghiên cứu thì chỉ xét tới hành vi pháp lý để xác lập việc đại diện đó là hợp đồng uỷ quyền. Trong hợp đồng uỷ quyền thì các bên nên xác định rõ các vấn đề chủ yếu, cơ bản của hợp đồng:1.thời gian uỷ quyền,2.công việc hay phạm vi uỷ quyền, 3.quyền nghĩa vụ của mỗi bên, 4.chi phí cho việc thực hiện… 4.2. Chấm dứt việc đại diên. Các trường hợp chấm dứt đại diện đã được nhà làm luật nêu ra, ở đây người viết chỉ muốn bình luận đôi điều về tình huống khi mà người đại diện hoặc người được đại diện chết, đột nhiên vô năng trong khi hợp đồng được giao kết thì xử lí ra sao? Có một ví dụ như sau. A uỷ quyền cho B tới đàm phán và ký kết hợp đồng về việc mua bán chiếc xe BMW 3.0 của C. Khi B và C đang đàm phán và chuẩn bị ký hợp đồng thì đột nhiên A chết do tai lạn giao thông , tình huống trên sẽ được xí lí thế nào. Ta thấy khi A chết thì hợp đồng uỷ quyền giữa A và B đương nhiên chấm dứt, nên cũng sẽ không có hợp đồng nào được giao kết giữa A và C . Ở đây khi mà A chết thì B giao kết hợp đồng mua bán xe với C sẽ chỉ có hiệu lực đối với B mà thôi. Cũng ví dụ như trên nhưng sau khi hợp đồng được ký kết B và C đang chuẩn bị giao nhận xe và tiền thì A chết. Lúc này ta lại phải căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mà xem xét việc chấm dứt đại diện có ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng hay không. Cụ thể ở đây A chết sau khi hợp đồng đã có hiệu lực nên nó bắt buộc A phải trực tiếp thực hiện, quyền nghĩa vụ của A liên quan tới việc thực hiện hợp đồng này do người thừa kế của A thực hiện. Trong trường hợp vô năng mà nhà làm luật đặt ra liệu có phù hợp và cách giải quyết đối với hậu quả của hợp đồng được giao kết là như thế nào? Ta phải phân loại trong trường hợp trên như sau: Người uỷ quyền đột nhiên vô năng trước, trong và sau khi hợp đồng được giao kết không có ảnh hưởng gì tới hiệu lực hay có thể làm chấm dứt hợp đồng mà người đại diện giao kết trong phạm vi uỷ quyền. Vậy khi người chủ uỷ vô năng theo người viết thì hợp đồng uỷ đã được giao kết không chấm dứt hiệu lực. Khi mà người đại diên đột nhiên bị vô năng liệu hợp đồng mà người này thực hiện giao kết có vô hiệu không ? Như trong phần 3.3.1 đã giải thích khá rõ ràng thiết nghĩ không cần nhắc lại. Tóm lại giải pháp mà nhà làm luật Việt Nam đưa ra trong trường hợp này là không thoả đáng và cần nghiên cứu thêm. 5. Nghĩa vụ hành động một cách cẩn trọng,tận tâm của người đại diện. Người đại diện khi thực hiện nhiệm vụ phải hành động một cách cẩn trọng, tận tâm vì lợi ích của người được đại diện. Sự cẩn trọng ở đây được hiểu là thực hiện nhiệm vụ với thái độ đúng mực nhất và từng trường hợp mà việc giải thích mới được minh thị. Người đại diện phải thực hiện công việc được giao với hết khả năng và điều kiện mà mình có để mang lại kết quả phù hợp nhất với ý chí của người được đại diện khi uỷ quyền cho người đại diện. Trong trường hợp tổng quát khi mà người đại diện đã hành động đúng chuẩn mực, hành động cẩn trọng và tận tuỵ dù kết quả không như dự kiến hay có thiệt hại xảy ra thì họ cũng dễ dàng thoát khỏi trách nhiệm. Người đại diện sẽ được thanh toán những chi phí cần thiết cho việc thực hiện công việc được giao 6. Ý nghĩa nhỏ nhoi mà người viết rút ra được khi tiến hành nghiên cứu vấn đề đại diện trong giao kết hợp đồng. - Mọi người khi tham giao vào quan hệ giao kết hợp đồng biết được giới hạn trách nhiệm của mình tới đâu, khi nào người đại diện tránh khỏi những ràng buộc vào hợp đồng, khi nào mình bị ràng buộc cũng như phải thực hiện hợp đồng trước người thứ 3… - Chế định đại diện trong giao kết hợp đồng càng phát triển thì chứng tỏ giao lưu dân sự càng phát và cũng là một xã hội thịch vượng. - Khuyến cáo những người đã, đang và sẽ giao kết hợp đồng có thể tránh khỏi những vướng mắc pháp lý không cần thiết , từ đó giảm những tranh chấp phát sanh. - Đây cũng là tìm ra những sơ hở thiếu sót trong luật thực định, đề ra giải pháp phù hợp hơn trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên. -Bài viết làm cho ai ít quan tâm nhất đến lĩnh vực pháp lí, một người bình thường nhất hiểu được địa vị của mình khi là người đại diện cho người khác giao kết một hợp đồng hay uỷ quyền cho người khác thay mặt mình giao kêt hợp đồng với người thứ 3. 7. Kết luận. Đại diện trong giao kết hợp đồng không phải là vấn đề mới nhưng những tranh chấp phát sinh ra từ nó rất nhiều và không kém phần phức tạp. Giải quyết tốt những vấn đề phát sinh là cơ sở cho quan hệ hợp đồng ngày càng đa dạng và phát triển. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị giúp cho người được đại diện, người đại diện và cả bên thứ ba biết được những tình trạng pháp lí mà mình có thể vướng phải để từ đó hành động một cách đúng đắn. Bài viết cũng kiến giải một số giải pháp mà nhà làm luật chưa điều chính , hoặc không phù hợp với thực tế.Tóm lại đại diện trong giao kết hợp đồng là một chế định phức tạp cần đàu tư nghiên cứu thêm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐại diện trong giao kết hợp đồng.doc
Luận văn liên quan