Dân chủ là gì? Làm sao để thực hành dân chủ
Để thực hành dân chủ đòi hỏi phải:
- Có đủ những văn bản luật phù hợp với thực tiễn và được lòng dân. Nhưng văn bản luật nào cũng đều là luật thực định, nghĩa là do giai cấp cầm quyền định ra thông qua cơ quan đại diện của dân soạn thảo và ban bố. Vậy thực hành dân chủ, mấu chốt là ở vấn đề bầu cử và ứng cử. “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” [2]. Nhìn vào luật bầu cử và ứng cử, quy trình thực hiện, cách thức tiến hành và thái độ của dân chúng, người ta sẽ nhận ra chất lượng của điểm xuất phát, cái cơ bản nhất của chế độ dân chủ ở mỗi nước.
- Tổ chức bộ máy nhà nước thực thi luật pháp là công cụ đảm bảo thực hành dân chủ. Hồ Chí Minh đã khẳng định bộ máy nhà nước phải gọn nhẹ, trong sạch, đủ năng lực và bản lĩnh để chấp hành pháp luật. Con người trong bộ máy nhà nước phải được lựa chọn theo những tiêu chí cụ thể và công khai, phải có uy tín trong dân chúng, có năng lực và liêm, chính. Những người được Quốc hội cử ra thành lập Chính phủ mới, theo Hồ Chí Minh, phải tuyên thệ về tư cách của bản thân và tư cách, .
1 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5105 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân chủ là gì? Làm sao để thực hành dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để thực hành dân chủ đòi hỏi phải:- Có đủ những văn bản luật phù hợp với thực tiễn và được lòng dân. Nhưng văn bản luật nào cũng đều là luật thực định, nghĩa là do giai cấp cầm quyền định ra thông qua cơ quan đại diện của dân soạn thảo và ban bố. Vậy thực hành dân chủ, mấu chốt là ở vấn đề bầu cử và ứng cử. “Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử… hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” [2]. Nhìn vào luật bầu cử và ứng cử, quy trình thực hiện, cách thức tiến hành và thái độ của dân chúng, người ta sẽ nhận ra chất lượng của điểm xuất phát, cái cơ bản nhất của chế độ dân chủ ở mỗi nước.- Tổ chức bộ máy nhà nước thực thi luật pháp là công cụ đảm bảo thực hành dân chủ. Hồ Chí Minh đã khẳng định bộ máy nhà nước phải gọn nhẹ, trong sạch, đủ năng lực và bản lĩnh để chấp hành pháp luật. Con người trong bộ máy nhà nước phải được lựa chọn theo những tiêu chí cụ thể và công khai, phải có uy tín trong dân chúng, có năng lực và liêm, chính. Những người được Quốc hội cử ra thành lập Chính phủ mới, theo Hồ Chí Minh, phải tuyên thệ về tư cách của bản thân và tư cách từng thành viên Chính phủ. Tại phiên họp ngày 31-10-1946, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá I, sau khi được Quốc hội nhất trí giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới, Hồ Chí Minh đã tuyên bố như sau: “Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái… Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết... Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc” [3].- Phải có chính sách dùng người đúng, tạo cơ hội như nhau cho bất cứ ai, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, sang hèn, giàu nghèo... hễ là công dân Việt Nam đều có thể thi tuyển vào cơ quan nhà nước, được giao những nhiệm vụ tương xứng với tài năng và đức độ của họ. Người được tuyển lựa làm cán bộ, công chức phải cam kết trung thành với nhà nước và dân tộc Việt Nam, phải hoàn thành công vụ, không tham nhũng, lãng phí của công, không xách nhiễu dân; được thăng tiến, đãi ngộ về vật chất xứng đáng nhưng cũng sẽ bị trừng phạt, thậm chí truy tố trước toà án nếu có lỗi. Một xã hội thật sự dân chủ và pháp quyền khi cơ quan nhà nước tận tụy phục vụ dân, làm việc cho dân và làm tốt. Nhà nước ấy phải có đội ngũ công chức, viên chức là công bộc của dân, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, tự hào với nghề nghiệp và biết xấu hổ khi không làm tròn chức nghiệp bị dư luận phê phán. Cán bộ, công chức, viên chức, phải thường xuyên được giáo dục tư tưởng, tự phê bình và phê bình, phải chịu sự giám sát của dân, đồng thời phải bị xử phạt nghiêm minh theo luật. Tuyệt đối không có bất kỳ ai dù ở cương vị nào, người trong Đảng hay ngoài Đảng được sống ngoài vòng pháp luật theo kiểu “xử nội bộ”, thiếu công minh, thiên vị, có tội “nhưng không bị trừng phạt xứng đáng” [4].- Có Hiến pháp và pháp luật đúng và đủ, có cơ quan công quyền trong sạch, vững mạnh, có đội ngũ công chức, viên chức mẫn cán, đồng thời phải có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ quan tư pháp phải thực sự “Dĩ công vi thượng”, không bị áp lực từ bất cứ ai, cơ quan nào. “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp” (Điều 69, Hiến pháp 1946). Hồ Chủ tịch đã từng dạy tư pháp phải “Phụng công thủ pháp” là chìa khoá để bảo vệ những nguyên tắc dân chủ của chế độ ta. Do đó tư pháp phải công minh, công tâm, khoan dung và đại lượng, không được “lạm dụng hình phạt”[5].- Giáo dục pháp luật và nâng cao văn hoá dân chủ cho tất cả mọi người. Nâng cao dân trí và quan trí để “nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói”[6] trở thành hiện thực và tất cả các cơ quan nhà nước phải tôn trọng các quyền dân chủ ấy của công dân. Dân có hiểu biết về pháp luật, biết hành xử theo pháp luật thì đó là cơ sở để nhà nước thực thi đúng pháp luật. Hồ Chí Minh đã từng nói “quan tham vì dân dại”[7]. Thực hành dân chủ sẽ chống lại có hiệu quả chủ nghĩa cá nhân, “tệ quan tham lại nhũng” và các tệ nạn khác.Ngày nay, dưới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới, nhìn lại một thời đã qua và những gì là sự nỗ lực để đi tới, chúng ta càng thấy những giá trị cao cả, đích thực trong Tư tưởng Hồ Chí Minh khi khẳng định “thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dân chủ là gì Làm sao để thực hành dân chủ!.docx