Dẫn liệu về số lượng và sự biến động số lượng của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp

- Trong thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008, số lượng cá thể của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpiiBlanford, 1929) đạt cao nhất vào tháng 4 là 126 cáthể (chiếm 19,04%, trong đó có 24 con non), và giảm dầnđến số không vào các tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 6) như vào năm 2008(biểu đồ 1). - So sánh với một số năm trước, trong hai năm gần đây số lượng Sếu bay về Tràm Chim vào mùa khô khá ổn định, cụ thể năm 2007 có 125 cá thể và năm 2008 là 126 cá thể. - Số lượng cá thể Sếu đầu đỏ có sự biến động qua nhiều năm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng của nguồn thức ăn và nơi kiếm ăn cũng như nghỉ ngơi của chúng vào mùa khô tại VQG Tràm Chim. ư Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là do chế độ thủy văn, hiện tượng xâm lấn đồng cỏ của cây mai dương, tác động của con người và thiên nhiên trong vùng. - Trong chiến lược lâu dài về quản lý và bảo tồn Đa dạng Sinh học với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ và duy trì sự phát triển của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim, Ban quản lý VQG Tràm Chim cần đặc biệt quan tâm đếncác giải pháp làm giảm dần các đe dọa và áp lực đối với VQG Tràm Chim.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dẫn liệu về số lượng và sự biến động số lượng của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏo cỏo nghiờn cứu khoa học: "Dẫn liệu về số lượng và sự biến động số lượng của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nụng, Tỉnh Đồng Thỏp" tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4a-2008 27 Dẫn liệu về số l−ợng và sự biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) ở V−ờn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Cử (a), Đỗ Thị Nh− Uyên (b) Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về sự biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) ở V−ờn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 06/2008. Kết quả đã cho thấy thời gian Sếu đầu đỏ tập trung về VQG chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4 trong năm, vào thời gian này số l−ợng của chúng đạt cao nhất là 126 cá thể (tháng 4/2008). Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã phân tích sự biến động số l−ợng của đàn Sếu từ năm 2000 đến năm 2008 và chỉ ra nguyên nhân của sự biến động này. Bài báo cũng đã nêu một số đề xuất giải pháp bảo tồn nhằm ổn định số l−ợng đàn Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim. I. Mở đầu Loài Sếu đầu đỏ đ−ợc tìm thấy lại ở VQG Tràm Chim vào năm 1986 thuộc phân loài Sếu ph−ơng đông Grus antigone sharpii Blanford, 1929; đây là một trong ba phân loài của loài Sếu đầu đỏ Grus antigone (Linnaeus,1758). Phân loài này có kích th−ớc lớn và hiện đang bị đe dọa ở Việt Nam cũng nh− trên toàn cầu ở mức sẽ nguy cấp (VU) [2, 5]. Quần thể thế giới của phân loài này hiện gặp ở VQG Tràm Chim −ớc tính có khoảng 500 - 1.000 cá thể [7]. Số l−ợng của chúng trong khu vực nói chung cũng nh− ở VQG Tràm Chim nói riêng th−ờng biến động qua các năm và đang có chiều h−ớng ngày càng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của Sếu đầu đỏ cần tiến hành các hoạt động điều tra nghiên cứu một cách th−ờng xuyên nhất là tại VQG Tràm Chim để từ đó có thể đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ, duy trì sự ổn định và phát triển về số l−ợng của chúng. ở Việt Nam, tr−ớc đây (khoảng năm 1924) đã gặp từng đôi Sếu hoặc từng nhóm ở vùng Trung Trung bộ và Nam Bộ [1]. Một số thông tin khác cho rằng trong thập niên 1950, Sếu đầu đỏ th−ờng sinh sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, cho đến ngày 5 tháng 1 năm 1986 mới chính thức quan sát đ−ợc 46 con Sếu đầu đỏ ở vùng Tam Nông [8]. Những ghi nhận trong các năm tiếp theo của thập kỷ 90 đã cho thấy Sếu đầu đỏ có ở Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), Kiên L−ơng (tỉnh Kiên Giang), VQG Lò Gò Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), VQG Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai), và một vài nơi khác trong vùng rừng khộp thuộc huyện Buôn Đôn và Ê Súp thuộc tỉnh Đắc Lắk (theo ICF). Bài viết đã trình bày các kết quả điều tra nghiên cứu về số l−ợng và sự biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ qua các năm (từ 2000 đến 2008) tại VQG Tràm Chim và nêu một số đề xuất thích hợp dựa trên các kết quả thu đ−ợc. Nhận bài ngày 01/10/2008. Sửa chữa xong 21/11/2008. N. Cử, Đ. T. N. Uyên ...và biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ..., TR. 27-34 28 II. Địa điểm, thời gian và ph−ơng pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm, thời gian Nghiên cứu thực địa đ−ợc tiến hành từ tháng 12/2007 đến hết tháng 6/2008 tại 05 địa điểm của VQG Tràm Chim, đó là: Khu A1: có diện tích 4.942,8 ha, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, có ranh giới là kênh An Bình (phía Bắc); kênh Phú Thành (phía Tây); đê bao số 4 (ở phía Đông); đê bao số 1 (ở phía Nam). Hệ thực vật đặc tr−ng gồm các loài cỏ năng (Eleocharis atropupurea, E. dulcis); lúa ma (Oryza nutifugon); cỏ ống (Panicum repens); cỏ mồm (Ischaemum indicum); đầm lầy sen, nghể (Nelumbium nelumbo) và tràm (Melaleuca cajiputi). Hệ thống kênh gồm kênh Ba Hồng, kênh M−ời Nhẹ và kênh Phú Đức. Khu A2: Tổng diện tích 1.122,7 ha. Thảm thực vật gồm cỏ năng (Eleocharis dulcis); cỏ ống (Panicum repens); cỏ mồm (Ischaemum indicum); nghể (Polygonum tomentosum); rừng tràm (Melaleuca cajiputi) và cây mai dương (Mimosa pigra) chiếm 26 ha. Khu A3: Tổng diện tích là 44,5 ha. Trong đó thực vật đặc tr−ng có cỏ năng (Eleocharis atropupurea; E. dulcis); cỏ ống (Panicum repens); mai dương dày 5,1 ha. Khu A4: Tổng diện tích 731,9 ha. Trong đó, cỏ năng (Eleocharis atropupurea; E. dulcis); cỏ ống (Panicum); rừng tràm (Melaleuca cajiputi) và mai dương là 142,2 ha. Khu A5: Với diện tích 440,5 ha, thực vật đặc tr−ng gồm đồng cỏ năng (E. atropupurea, E. dulcis); đồng cỏ ống (Panicum repens); mai dương dày (Mimosa pigra) là 91,4 ha; rừng tràm (Melaleuca cajiputi); các loại đất khác (kênh, bờ đê). Hình 1: Bản đồ VQG Tràm Chim - các điểm đếm Sếu (vị trí cờ) tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4a-2008 29 2.2. Ph−ơng pháp và t− liệu nghiên cứu - Tính số l−ợng cá thể Sếu đầu đỏ đ−ợc tiến hành theo ph−ơng pháp của Tổ chức Sếu Quốc tế (ICF) đã sử dụng, cụ thể nh− sau: Bố trí ng−ời đếm ở những vị trí đã định sẵn, là những nơi có tầm quan sát rộng. Qui định và thống nhất các giờ đếm sếu trong ngày tại tất cả các điểm đếm. Ghi nhận lại đầy đủ tất cả các kết quả đếm ở từng điểm trong cùng một thời gian. Sau đó cộng số cá thể ghi nhận đ−ợc ở tất cả các điểm trong cùng một thời điểm và lấy kết quả ở thời điểm có số cá thể ghi nhận cao nhất. - Tổng số có 17 điểm đếm đ−ợc bố trí gồm 11 điểm ở khu A1; 1 điểm ở khu A2; 1 điểm ở khu A3; 1 điểm ở khu A4 và 3 điểm ở khu A5. Mỗi điểm đếm đ−ợc bố trí 1 ng−ời. - Thời gian đếm trong ngày đ−ợc tiến hành từ 6h00’đến 8h30’, mỗi lần đếm cách nhau 10 phút. - áp dụng các ph−ơng pháp truyền thống về điều tra chim trong tự nhiên, đặc biệt là tại các vùng đất ngập n−ớc với các trang bị thông th−ờng nh− ống nhòm, máy ảnh và xuồng để đi lại quan sát trên các kênh rạch. - Tham khảo các t− liệu nghiên cứu có liên quan [4, 6, 9]. - Có sự hợp tác trong điều tra nghiên cứu với cán bộ kỹ thuật, kiểm lâm viên của VQG Tràm Chim. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Số l−ợng và biến động số l−ợng Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim - Từ năm 2007 đến năm 2008: Từ tháng 12/2007 đến 6/2008 là thời gian mùa khô ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và là lúc những con sếu đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện và ở lại Tràm Chim trong suốt thời gian này để kiếm ăn. Số l−ợng cá thể Sếu đầu đỏ ở các khu vực trong VQG tại thời điểm này đ−ợc tổng hợp ở bảng 1 d−ới đây. Bảng 1: Số l−ợng cá thể Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim từ tháng 12/2007 - 6/2008 Năm 2007 Năm 2008 Thời gian Khu vực Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 A1 2 5 0 10 12 4 0 A2 0 0 0 3 0 0 0 A3 0 0 0 0 0 0 0 A4 0 0 16 19 22 0 0 A5 5 6 41 74 92 0 0 Tổng số 7 11 57 106 126 4 0 Nh− vậy có thể thấy tại VQG Tràm Chim số l−ợng Sếu đầu đỏ bay đến tập trung chủ yếu ở khu A4 và A5, đây là nơi có nhiều bãi cỏ năng là nguồn thức ăn chủ yếu của chúng, lại có địa hình trống trải, yên tĩnh. Thời điểm Sếu đầu đỏ tập trung N. Cử, Đ. T. N. Uyên ...và biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ..., TR. 27-34 30 đông nhất để kiếm ăn lên tới 92 cá thể ở khu A5 (ngày 15/4). Ngoài ra Sếu còn di chuyển đến các khu A1 và A2 để uống n−ớc và ngủ. Khu A3 là nơi duy nhất hiện nay không có Sếu về sinh sống, nguyên nhân chủ yếu do khu vực này bị cây mai d−ơng xâm chiếm nên cỏ năng không phát triển đ−ợc. Sự biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ đ−ợc thể hiện nh− sau (biểu đồ 1). Kết quả trên đã cho thấy sự biến động số l−ợng cá thể của Sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim. Cụ thể vào tháng đầu tiên của mùa khô (12/2007) chỉ có 7 cá thể (chiếm 5,55% số cá thể ghi nhận đ−ợc ở thời điểm nhiều nhất), và số l−ợng của chúng đã tăng dần. Vào tháng 1 năm 2008, con số này đã tăng lên với con số không đáng kể là 11 cá thể. Số l−ợng cá thể Sếu về nhiều từ tháng 2 với 57 cá thể, tức là đã tăng hơn so với tháng 12 tới 50 cá thể, và vào tháng 3 là 106 cá thể. Số l−ợng của chúng đạt đỉnh cao nhất vào tháng 4 năm 2008 là 126 cá thể. Vào đầu tháng 5 số l−ợng Sếu bắt đầu giảm và chỉ còn 4 cá thể vào giữa tháng này. Từ cuối tháng 5 cho đến tháng 6 số cá thể Sếu tại đây đã trở về con số 0, điều này cho thấy vào thời gian này toàn bộ Sếu đã đi khỏi vùng kiếm ăn ở VQG Tràm Chim, các số liệu quan sát khác cũng cho thấy lúc này chúng cũng đã hoàn toàn bay khỏi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nh− vậy, Sếu đầu đỏ xuất hiện ở VQG Tràm Chim trong suốt thời gian mùa khô từ tháng 12/2007 đến cuối tháng 5/2008. Tuy nhiên, số l−ợng đàn bắt đầu tăng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2008 với số l−ợng nhiều nh ất là 126 cá thể. - Từ năm 2000 đến năm 2008: Số l−ợng và biến động số l−ợng Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim từ năm 2000 đến năm 2008 đ−ợc tổng hợp từ các điều tra nghiên cứu khác nhau [9, 10], kết quả nh− sau (bảng 2, biểu đồ 2). Biểu đồ 1: Biến động số l−ợng Sếu đầu đỏ từ tháng 0 20 40 60 80 100 120 140 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 2007 2008 Thời gian Số l−ợng 12/2007 đến tháng 6/2008 ở VQG Tràm Chim tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4a-2008 31 Bảng 2: Số l−ợng cá thể của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim từ năm 2000 đến năm 2008 Năm 2000 [9,10] 2001 [9,10] 2002 [9,10] 2003 [9,10] 2004 [9,10] 2005 [9,10] 2006 [9,10] 2007 [9,10] 2008 Số l−ợng cá thể 157 48 113 128 159 93 97 125 126 Biểu đồ 2 cho thấy số l−ợng Sếu đầu đỏ đã ghi nhận đ−ợc tại VQG Tràm Chim qua các năm từ năm 2000 đến 2008 là không ổn định. Số l−ợng Sếu về VQG Tràm Chim từ năm 2000 là 157 cá thể, nh−ng ngay năm sau đó số l−ợng của chúng lại giảm xuống mức rất thấp là 48 cá thể. Các năm tiếp theo con số này đã có xu h−ớng tăng dần trở lại, cụ thể vào năm 2002 là 113 cá thể, năm 2003 là 128 cá thể. Đến năm 2004 số l−ợng của chúng đã tăng lên tới con số 159 cá thể, đây là số cá thể cao nhất trong cả thời gian nói trên, nh−ng sau đó vào năm 2005 lại giảm xuống chỉ còn 93 cá thể và có xu h−ớng tăng lên chút ít với 97 cá thể vào năm 2006. Năm 2007, đã thể hiện sự gia tăng số l−ợng của đàn sếu, đạt con số 125 cá thể, và năm 2008 là 126 cá thể (chiếm 19,04%, trong số này có 24 con non). Số l−ợng cá thể của Sếu đầu đỏ tăng lên trong thời gian gần đây là một tín hiệu đáng mừng và cần phải có biện pháp để thu hút đàn Sếu về VQG Tràm Chim ngày càng đông với số l−ợng ổn định. 3.2. Một số nhận xét về nguyên nhân của sự biến động số l−ợng Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim - Các t− liệu nêu trên về sự hiện diện của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim tuy còn hạn chế, song đã cho thấy số l−ợng cá thể và sự biến động số l−ợng đó trong thời gian chúng xuất hiện tại đây vào mùa khô hàng năm. Biểu đồ 2: Biến động số l−ợng cá thể Sếu đầu đỏ từ năm 2000 đến năm 2008 ở VQG Tràm Chim 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thời gian Số l−ợng N. Cử, Đ. T. N. Uyên ...và biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ..., TR. 27-34 32 - Kết quả theo dõi sự di chuyển theo mùa (mùa khô và mùa m−a) của các quần thể Sếu đầu đỏ ở khu vực Đông D−ơng của Tổ chức Sếu Quốc tế (ICF) bằng việc sử dụng máy phát sóng “radiotracking” đã cho thấy Sếu đầu đỏ bay đến kiếm ăn tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, cụ thể là VQG Tràm Chim vào mùa khô là từ vùng kiếm ăn và sinh sản làm tổ của chúng tại một số nơi ở Campuchia. Cả hai quốc gia đều có khí hậu 2 mùa rõ rệt, và sự di chuyển của chúng gần nh− hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi khí hậu thời tiết hàng năm tại mỗi nơi. - Thủy văn là yếu tố quan trọng đối với sự duy trì đàn sếu ở VQG Tràm Chim. Để phòng chống cháy rừng (rừng tràm và các bãi cỏ trong đó) vào mùa khô, VQG Tràm Chim buộc phải giữ độ cao của mức n−ớc có thể trong các vùng phân bố của Sếu tại VQG Tràm Chim, từ đây nảy sinh mâu thuẫn: th−ờng xuyên duy trì tình trạng mức n−ớc ngập cao trong VQG Tràm Chim sẽ nhấn chìm các bãi cỏ năng là nguồn thức ăn chủ yếu của Sếu, điều này không chỉ làm biến mất các vùng kiếm ăn của Sếu đầu đỏ mà còn ảnh h−ởng đến cả vùng c− trú nói chung của chúng tại VQG Tràm Chim. Kết quả phân tích cho thấy, vào mùa m−a lũ ở VQG Tràm Chim cũng nh− ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, các đàn Sếu đầu đỏ đều buộc phải di chuyển ra khỏi vùng. Giống nh− một số loài chim khác, có thể nói đây là hiện t−ợng “di c− nội tại” (local migration) của Sếu đầu đỏ. - Tỷ lệ phát triển số l−ợng cá thể của Sếu đầu đỏ rất chậm, theo Jeb Barzen (1990) [3], chỉ đạt khoảng từ 7 đến 10% mỗi năm, do vậy, số l−ợng cá thể của từng quần thể cũng không thể tăng nhanh đ−ợc sau một vài năm. - Diện tích đất ngập n−ớc là nơi kiếm ăn của Sếu đầu đỏ ngày càng bị thu hẹp do các vùng đồng cỏ tại một vài nơi bị ng−ời dân địa ph−ơng lấn chiếm một cách bất hợp pháp để làm đất canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, điều cần phải quan tâm hơn là hiện nay là hầu hết diện tích trên các bờ kênh và bãi cỏ đã và đang bị cây mai d−ơng (Mimosa pigra) xâm chiếm với tình trạng báo động, rất khó để tìm đ−ợc giải pháp khắc phục một cách hiệu quả. Cụ thể là khu A2 bị cây mai d−ơng xâm chiếm mức độ dày là 26 ha (2,32%), khu A3 có 5,1 ha (11,46%), khu A4 có 142,2 ha (19,43%) và khu A5 có 91,4 ha (20,75%) [6]. - Việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ của ng−ời dân trên các vùng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng đệm của VQG Tràm Chim đã gây ảnh h−ởng bất lợi đến quần thể Sếu trong VQG Tràm Chim, ví dụ năm 1998 đã có 8 cá thể Sếu bị chết do bị nhiễm độc từ nguồn n−ớc và thức ăn trong vùng. 3.3. Đề xuất một số giải pháp liên quan - Khôi phục lại các bãi ăn, bãi nghỉ của Sếu đầu đỏ ở các khu vực A1, A2, A4, A5. - Nghiên cứu điều chỉnh mực n−ớc trong khu A1 và A2 sao cho hợp lý để quần xã cỏ năng có thể phát triển tốt, vì đây là nguồn thức ăn chủ yếu bảo đảm sự tồn tại và thu hút Sếu đầu đỏ hàng năm đến với VQG Tràm Chim và vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Củng cố và nâng cấp hệ thống đê ở các khu A3, A4, A5 để giữ độ ẩm cho đất vào mùa khô và ngăn chặn n−ớc lũ mang theo phù sa tràn vào trong mùa m−a lũ làm chết cỏ năng và phát tán hạt tạo điều kiện cho cây mai d−ơng phát triển sau đó. tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4a-2008 33 - Trồng thêm cây, chủ yếu là cây bản địa, nhất là cây tràm (Melaleuca cajiputi) để che chắn và giữ cảnh quan yên tĩnh tại các bãi kiếm ăn và nghỉ ngơi của Sếu đầu đỏ. - Nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, gia cầm vào VQG Tràm Chim để tránh hiện t−ợng gây náo động và làm nảy sinh các đe dọa đối với loài hoang dã trong đó có Sếu đầu đỏ nhất là ở dọc các bờ bao của khu A1, A2 và gần chốt Phú Hiệp ở khu A5. - Nghiêm cấm việc ng−ời dân địa ph−ơng sử dụng bã thuốc độc để thuốc chim gây nguy hại đến hoạt động quản lý bảo tồn các loài chim nói chung. - Từng b−ớc nghiên cứu giải pháp để bổ sung thêm thức ăn cho Sếu đầu đỏ vào mùa khô tại một vài nơi có điều kiện nh− khu A1 và A4, Gò Lao Vôi. - Tiếp tục nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp hiện có để từng b−ớc tiêu diệt, đẩy lùi cây mai d−ơng ra khỏi các khu đồng cỏ của VQG Tràm Chim. - Gia tăng hoạt động tuần tra và thực thi luật của lực l−ợng kiểm lâm sẽ giúp làm giảm các đe dọa và áp lực bất lợi đối với sự hiện diện của Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim. IV. Kết luận - Trong thời gian từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008, số l−ợng cá thể của Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii Blanford, 1929) đạt cao nhất vào tháng 4 là 126 cá thể (chiếm 19,04%, trong đó có 24 con non), và giảm dần đến số không vào các tháng cuối mùa khô đầu mùa m−a (tháng 6) nh− vào năm 2008 (biểu đồ 1). - So sánh với một số năm tr−ớc, trong hai năm gần đây số l−ợng Sếu bay về Tràm Chim vào mùa khô khá ổn định, cụ thể năm 2007 có 125 cá thể và năm 2008 là 126 cá thể. - Số l−ợng cá thể Sếu đầu đỏ có sự biến động qua nhiều năm do nhiều nguyên nhân, nh−ng chủ yếu là do ảnh h−ởng của nguồn thức ăn và nơi kiếm ăn cũng nh− nghỉ ngơi của chúng vào mùa khô tại VQG Tràm Chim. - Các nhân tố ảnh h−ởng chủ yếu là do chế độ thủy văn, hiện t−ợng xâm lấn đồng cỏ của cây mai d−ơng, tác động của con ng−ời và thiên nhiên trong vùng. - Trong chiến l−ợc lâu dài về quản lý và bảo tồn Đa dạng Sinh học với mục tiêu hàng đầu là bảo vệ và duy trì sự phát triển của Sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim, Ban quản lý VQG Tràm Chim cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp làm giảm dần các đe dọa và áp lực đối với VQG Tràm Chim. Tài liệu tham khảo [1] Bird Life International, Threatened birds of the World, Lynx Edocions and Bird Life International, Barcelona, 2006. [2] Bộ Khoa học và Công nghệ, Sách đỏ Việt Nam (Phần I. Động vật), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 2007, tr. 17, 185 - 186. [3] CRES, Hội thảo quốc tế về Sếu cổ trụi và đất ngập n−ớc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1990, 93 trang. N. Cử, Đ. T. N. Uyên ...và biến động số l−ợng của Sếu đầu đỏ..., TR. 27-34 34 [4] Phân viện khảo sát quy hoạch Nam Bộ, Dự án khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia đất ngập n−ớc Tràm Chim - Huyện Tam Nông - Tỉnh Đồng Tháp, Chuyên đề quản lý n−ớc, TP Hồ Chí Minh, 1998, 100 trang. [5] IUCN, 2006 IUCN Red List of Threatened species, Cambridge, UK. and Grand: IUCN, 2006. [6] V−ờn Quốc gia Tràm Chim, Báo cáo rà soát quy hoạch và các ch−ơng trình hoạt động của VQG Tràm Chim, 2008. [7] Archibald, G., Sundar, K. and Barzen, J., A review of three subspecies of sarus crane Grus antigone, Journal of Ecological Society, 2003,16: 5-15. [8] Cox, R., and Ha Dinh Duc, Survey for Kouprey in the Yok Don nature reserve, Dak Lak province, Vietnam, Kouprey Conservation Trust, 1990. [9] Nguyễn Văn Hùng, Báo cáo giới thiệu VQG Tràm Chim, Tài liệu l−u trữ ở VQG Tràm Chim, 2007. [10] Minh Lộc, Sếu đầu đỏ VQG Tràm Chim - Tam Nông - Đồng Tháp, 2007, 181 trang. SUMMARY The data of individual number of Sarus Crane (Grus antigone sarpii blanford, 1929) and its changes in Tram Chim national park, Tam Nong district, Dong Thap province This paper presented the study on the changes of individual number changes of Sarus Crane (Grus antigone sarpii, 1929) in Tram Chim national park, Tam Nong district, Dong Thap province from 12/2007 to 06/2008. The results showed that the migratory period of Sarus Crane begins February to April. The highest number of bird is 126 in April, 2008. The paper also analysed the changes of Sarus Crane from 2000 to 2008 and showed the causes to these changes. Some solutions to conservation and increasing number Sarus Crane in Tram Chim national park were recommended as well. (a) Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ VN (b) Cao học 14, chuyên ngành Động vật, Tr−ờng Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3nguyencu_donhuuyen8tr27_34_090405151713_1748.pdf
Luận văn liên quan