Đảng lãnh đạo dân tộc

Khi một chính đảng cầm quyền thông qua và thực hiện thành công một chính sách đối nội và đối ngoại vì quyền lợi của dân tộc, chính đảng đó đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình đối với quốc gia dân tộc. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển do Đảng ta đề ra thể hiện rõ tính trách nhiệm của Đảng với dân tộc, bởi vì đường lối đó cho thấy Đảng luôn đại diện cho quyền lợi dân tộc, hành động vì quyền lợi dân tộc, và luôn gắn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, chính với tinh thần độc lập, tự chủ, Đảng ta đã nắm bắt đúng thời cơ lãnh đạo nhân dân đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Chính đường lối độc lập, tự chủ mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa hai cuộc kháng chiến đến thành công. Chính thực hiện đường lối độc lập, tự chủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước, của các tầng lớp nhân dân thế giới để giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nước. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là trong bối cảnh CNXH lâm vào thoái trào, nhờ vào đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, ta đã tăng cường được thế và lực, nâng cao vị thế quốc tế, mở rộng hợp tác với các nước để phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối đối ngoại của Đảng luôn xuất phát từ ý thức phục vụ lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên ngang tầm cao của nó được thể hiện xuyên suốt. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương Ba (6-1992), đồng chí Đỗ Mười nêu rõ: Mục tiêu “hoà bình và phát triển” trở thành “chuẩn mực trong hoạt động quốc tế” của Việt Nam, và, “những chuẩn mực này phục vụ lợi ích cao nhất của dân tộc ta hiện nay là nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng, giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập và tự do của Tổ quốc, phục vụ lợi ích cao nhất của dân tộc ta”. Trên tinh thần đó, Hội nghị Trung ương Ba đã chỉ đạo: công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích đó của dân tộc; đấy cũng là cách tốt nhất để ta thực hiện chủ nghĩa quốc tế. theo khả năng thực tế của ta và phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới, và coi lợi ích dân tộc là “cao nhất và thiêng liêng nhất”. Nghị quyết của Hội nghị nêu rõ: “tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ”. Đặc biệt, Hội nghị đã nêu rõ bốn phương châm xử lý các mối quan hệ đối ngoại, với phương châm đầu tiên là: “Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng”. Đại hội IX (2001) xác định: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Hội nghị Trung ương Tám (khoá IX, năm 2003) cũng khẳng định: “Chúng ta kiên định lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước”.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảng lãnh đạo dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Quá trình cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đồng thời đóng góp to lớn vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, và phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã minh chứng hùng hồn một thực tế: với tư cách là một chính đảng tiền phong, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn làm tròn nghĩa vụ trước dân tộc, đối với đất nước và với phong trào cách mạng thế giới, thực hiện trách nhiệm cao cả trước dân tộc và cộng đồng quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng đã và đang lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chủ động hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế của đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã tăng đáng kể: Việt Nam đang hội tụ các điều kiện để đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, vai trò và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Thành tựu của hơn 20 năm đổi mới càng chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng trên đất nước Việt Nam, và do đó tiếp tục khẳng định thực tế là: trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và bằng những thành tựu cụ thể, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn nỗ lực hết mình thực hiện nghĩa vụ trước dân tộc và giai cấp, ở trong nước và trên thế giới. Bài viết này - từ góc độ của những người làm đối ngoại - sẽ góp phần khẳng định hai quan điểm lớn. Một là, luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia trong quan hệ đối ngoại, Đảng ta đã thể hiện tính trách nhiệm của mình trước dân tộc. Và hai là, kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, Đảng ta đã thể hiện tính trách nhiệm cao trước sự nghiệp cách mạng thế giới vì các mục tiêu cao cả của nhân loại hướng tới hòa bình, phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội. 1. Tính trách nhiệm của Đảng trước dân tộc Khi một chính đảng cầm quyền thông qua và thực hiện thành công một chính sách đối nội và đối ngoại vì quyền lợi của dân tộc, chính đảng đó đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình đối với quốc gia dân tộc. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển do Đảng ta đề ra thể hiện rõ tính trách nhiệm của Đảng với dân tộc, bởi vì đường lối đó cho thấy Đảng luôn đại diện cho quyền lợi dân tộc, hành động vì quyền lợi dân tộc, và luôn gắn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, chính với tinh thần độc lập, tự chủ, Đảng ta đã nắm bắt đúng thời cơ lãnh đạo nhân dân đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công. Chính đường lối độc lập, tự chủ mà nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa hai cuộc kháng chiến đến thành công. Chính thực hiện đường lối độc lập, tự chủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước, của các tầng lớp nhân dân thế giới để giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nước. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là trong bối cảnh CNXH lâm vào thoái trào, nhờ vào đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, ta đã tăng cường được thế và lực, nâng cao vị thế quốc tế, mở rộng hợp tác với các nước để phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đường lối đối ngoại của Đảng luôn xuất phát từ ý thức phục vụ lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc, đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên ngang tầm cao của nó được thể hiện xuyên suốt. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương Ba (6-1992), đồng chí Đỗ Mười nêu rõ: Mục tiêu “hoà bình và phát triển” trở thành “chuẩn mực trong hoạt động quốc tế” của Việt Nam, và, “những chuẩn mực này phục vụ lợi ích cao nhất của dân tộc ta hiện nay là nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng, giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập và tự do của Tổ quốc, phục vụ lợi ích cao nhất của dân tộc ta”. Trên tinh thần đó, Hội nghị Trung ương Ba đã chỉ đạo: công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích đó của dân tộc; đấy cũng là cách tốt nhất để ta thực hiện chủ nghĩa quốc tế... theo khả năng thực tế của ta và phù hợp với sự chuyển biến của tình hình thế giới, và coi lợi ích dân tộc là “cao nhất và thiêng liêng nhất”. Nghị quyết của Hội nghị nêu rõ: “tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ”. Đặc biệt, Hội nghị đã nêu rõ bốn phương châm xử lý các mối quan hệ đối ngoại, với phương châm đầu tiên là: “Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng”. Đại hội IX (2001) xác định: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Hội nghị Trung ương Tám (khoá IX, năm 2003) cũng khẳng định: “Chúng ta kiên định lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước”. Văn kiện đại hội X cũng nêu rõ, Đảng ta “lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất”. Trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI, lợi ích quốc gia vẫn được nhấn mạnh. Tóm lại, bảo vệ lợi ích quốc gia đã và vẫn sẽ là trọng tâm của chính sách đối ngoại Việt Nam. Và điều đó càng khẳng định tính trách nhiệm của Đảng trước quyền lợi dân tộc. Việc thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là sự cụ thể hóa lợi ích quốc gia dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đường lối đối ngoại của Đảng đã và đang trực tiếp phục vụ mục tiêu lớn này. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói trên, Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng và triển khai chính sách đối ngoại được nêu rõ trong Đại hội Đảng lần thứ X: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực v.v... Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong thời kỳ mới, Đảng ta chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đây là bước phát triển cao hơn của đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới; là mức độ lớn hơn của việc tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng quốc tế, dùng sức mạnh quốc tế hỗ trợ cho sức mạnh dân tộc. Như vậy, về chủ trương đường lối, lợi ích quốc gia dân tộc tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, tạo nên sự liên tục và nhất quán của đường lối trong suốt 25 năm đổi mới. Cách tiếp cận và theo đuổi lợi ích này đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Chính sách đối ngoại tập trung vào thực hiện 3 mục tiêu lớn có mối quan hệ mật thiết với nhau là đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Và trên cả lĩnh vực này, sự nghiệp đối ngoại của Đảng ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Chính vì những thành tựu này, Đảng ta tiếp tục giữ vai trò là người đại diện trung thành cho lợi ích của toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới, tiếp tục thực hiện trách nhiệm lịch sử của mình như Đảng đã từng làm trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Không một lực lượng chính trị nào khác ở Việt Nam có thể hoàn thành sứ mệnh vẻ vang nhưng rất khó khăn này; và các thế lực thù địch với lý tưởng và chế độ XHCN ở Việt Nam cũng phải tìm cách chung sống và hợp tác với nhà nước CHXNCN Việt Nam. 2. Tính trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế Phấn đấu vì lợi ích quốc gia dân tộc nhưng Đảng ta không theo đuổi những mục tiêu dân tộc vị kỷ. Nghị quyết Trung ương 3 (6/1992) đã nêu rõ phương châm đối ngoại “bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân”. Các đại hội Đảng cũng nhấn mạnh: chính sách đối ngoại của Việt Nam là để phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc, nhưng Việt Nam vẫn “đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển còn là sự thể hiện trách nhiệm quốc gia của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. Tính trách nhiệm đó đã được thể hiện qua các mặt sau đây: Thứ nhất, Đảng ta luôn cố gắng đóng góp vào việc củng cố những xu hướng tích cực trong trào lưu phát triển của quan hệ quốc tế đương đại. Từ Đại hội VIII năm 1996, Đảng đã nhận định hòa bình, hợp tác để phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Nhận thức được xu thế này đã giúp Đảng ta xây dựng một chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường hợp tác quốc tế và hạn chế xung đột giữa các nước. Hợp tác quốc tế là một trào lưu được hình thành bởi các điều kiện khách quan. Tuy nhiên, trào lưu này cũng cần phải được củng cố bằng những chính sách mang dấu hiệu chủ quan của chủ thể tham gia quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam theo hướng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, do đó, góp phần làm giảm căng thẳng quốc tế, tăng các cơ hội hợp tác quốc tế, và từ đó góp phần củng cố xu thế khách quan này. Việc Việt Nam cùng với các nước khác trong cộng đồng thế giới và khu vực hợp tác giải quyết vấn đề Cam-pu-chia đã góp phần triệt tiêu một điểm nóng trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần biến Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, giúp ASEAN có thêm điều kiện để xây dựng Cộng đồng ASEAN và từ đó biến ASEAN thành hạt nhân của tiến trình hòa bình và hợp tác ở châu Á Thái Bình Dương. Việc Việt Nam tham gia Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (hai năm 2008-2009), giải quyết các vấn đề hoà bình và an ninh quốc tế, khu vực là thể hiện ở mức cao hơn trách nhiệm của Việt Nam trước các vấn đề hòa bình và hợp tác của thế giới. Việc Việt Nam chủ động và tích cực tham gia thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới còn góp phần thúc đẩy xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế. Xét về bản chất, xu thế dân chủ hóa được thể hiện thông qua (i) sự phát triển của chủ nghĩa đa phương với vai trò ngày càng lớn của các tổ chức quốc tế và khu vực, thể chế đa phương; (ii) vai trò và tiếng nói lớn hơn của các nước đang phát triển nhất là khi các nước này tập hợp nhau trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Xét từ góc độ này, Việt Nam đang thúc đẩy xu hướng dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế. Cụ thể, Việt Nam đang cùng các nước ASEAN đóng vai trò đầu tàu trong việc đẩy mạnh hợp tác khu vực và điều này tạo nên đặc điểm quan trọng của hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương: tập hợp của các nước nhỏ được các nước lớn ủng hộ đang chi phối tiến trình hợp tác khu vực. Việt Nam cũng đang cùng các nước đang phát triển khác trong phong trào Không liên kết, nhóm 77, và gần đây nhất, đại diện ASEAN trong nhóm G-20, đấu tranh cho trật tự kinh tế thế giới công bằng hơn. Kết quả tổng thể cho thấy, sự thiếu dân chủ trong quan hệ quốc tế đã dần được khắc phục được ở một mức độ nhất định. Khi các nước nhỏ ngày càng có tiếng nói và vai trò lớn hơn, các nước lớn ngày càng phải giảm mức độ đơn phương, tăng cách tiếp cận đa phương và tăng cường thỏa hiệp với các nước nhỏ, giảm bớt tính cường quyền trong quan hệ quốc tế đương đại. Nói cách khác, Việt Nam đang đóng góp vào việc xây dựng một trật tự quốc tế dân chủ hơn. Thứ hai, Việt Nam đang có đóng góp tích cực, thể hiện trách nhiệm trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội. Kinh nghiệm của Việt Nam phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo ổn định xã hội và giữ vững định hướng XHCN đang ngày càng được nhiều nước quan tâm, tìm hiểu và tán đồng. Trong bối cảnh các nền kinh tế đầu tàu chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản tự do đều bị khủng hoảng nặng nề, những thế mạnh của nền kinh tế có quản lý chặt của nhà nước đang được tham khảo kỹ. Đặc biệt, những chủ trương chính sách về xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch phát triển vùng miền, chính sách y tế, giáo dục thể hiện bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam vẫn được nhiều nước học tập. Nói cách khác, việc xây dựng CNXH ở Việt Nam (tuy còn nhiều khó khăn và trở ngại) tự nó đã có đóng góp cho cuộc đấu tranh vì tiến bộ trên thế giới. Thành công của Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ là một bằng chứng rõ ràng. Việt Nam chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền, đồng thời kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam cũng góp phần trong cuộc đấu tranh chung về tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam, trước sau như một, vẫn ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại. Như vậy, với chính sách đối ngoại ngày càng chủ động và tích cực, và với con đường phát triển đất nước đã lựa chọn, Việt Nam đang trở thành “bạn và đối tác tin cậy” và “thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trách nhiệm của Đảng trước dân tộc và trước cộng đồng quốc tế ngày càng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: nếu không hoàn thành trách nhiệm đối với dân tộc thì cũng khó có thể hoàn thành trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế và ngược lại. Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, thực hiện ước vọng ngàn đời của toàn dân tộc Việt Nam cũng là sự đóng góp thiết thực của Việt Nam vào sứ mệnh chung của cộng đồng quốc tế trong thời đại hiện nay./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐảng lãnh đạo dân tộc.doc
Luận văn liên quan