Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật
MỤC LỤCI.Đặt vấn đề: 1
II.Nội dung: 1
1.Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật: 1
2.Đánh giá về chế độ thừa kế giữa vợ và chồng trong Bộ quốc triều hình luật: 2
-Ưu điểm: 2
-Hạn chế: 4
III.Kết luận: 4
LỜI NÓI ĐẦU
Xuyên suốt quá trình phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam, các nhà làm luật phong kiến đã dựng nên rất nhiều bộ luật nổi tiếng như Quốc triều hình luật, Hoàng việt luật lệ .Các bộ luật thời kỳ này đã có những nét đặc trưng, tiến bộ, thể hiện được trình độ lập pháp của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam. Đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật; ở đó ta thấy được nhiều nét tiếp thu pháp luật Trung Hoa, kế thừa pháp luật các triều đại trước, đồng thời có nhiều nét sáng tạo, đặc biệt là các quy định trong luật dân sự, thể hiện nhiều nét truyền thống, đạo lý của dân tộc. Chế độ “thừa kế hương hỏa” trong Quốc triều hình luật là một ví dụ cụ thể, phần nào chứng minh cho trình độ lập pháp, khả năng trù liệu của các nhà làm luật và phản ánh truyền thống, đạo lý của ông cha.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em xin chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá về chế độ thừ kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật”. Do đây là một đề tài lớn, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu nhưng vì kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4983 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm
I.Đặt vấn đề:
Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) được ban hành dưới thời Lê Thánh Tông năm 1483, trên cơ sở sưu tập tất cả các điều luật, các văn bản pháp luật đã ban bố và thi hành trong các đời vua trước, được sửa chữa, bổ sung và quy định lại cho hoàn chỉnh.Bộ luật gồm 722 điều, chia thành 12 chương, 6 quyển. Về nội dung, ngoài những quy định chung, bộ luật đã dành từng chương để quy định các vấn đề cụ thể thuộc nhiều ngành luật (theo cách phân loại hiện nay) như: hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng.Quốc triều hình luật là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật việt nam,được ban hành trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền,đặc biệt là luật thừa kế đã trở thành một chế định nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của pháp luật triều Lê.Trong đó chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng có nhiều điểm mới so với các bộ luật trước và sự tiến bộ chưa hề tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác.
II.Nội dung:
1.Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật:
Trong quy định của bộ luật Hồng Đức thì việc phân chia thừa kế tài sản tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con.Pháp luật quy định cụ thể ở điều 374,375,376.Tài sản vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn:tài sản của chồng thừa kế từ gia đình chồng,tài sản của vợ thừa kế từ gia đình vợ,tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân.Khi gia đình tồn tại tất cả tài sản được coi là của chung.
a.Nếu vợ chồng không có con mà một người chết trước thì nảy sinh quan hệ thừa kế như sau(điều 375)
+Chồng chết trước
-Ruộng đất do nhà chồng cho được chia làm hai phần bằng nhau.Một nửa thuộc về người ăn thừa tự bên họ chồng để giữ việc tế tự,nửa kia người vợ hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng(nghĩa là không được bán),đến kkhi người vợ chết hoặc đi tái giá thì phần điền sản này thuộc về người thừa tự.Nếu cha mẹ vẫn còn sống thì thuộc về cha mẹ cả.
-Đối với tài sản do hai người tạo ra (Tần tảo điền sản) được chia làm hai phần bằng nhau.Vợ được nhận một nửa làm của riêng(vì thực chất đây là phần công sức của người vợ)nửa của người chồng chết được chia làm ba phần cho vợ hai phần để hưởng suốt đời nhưng không dùng làm của riêng và khi người vợ chết hay tái giá thì hai phần này đẻ lại cho người tế tự của chồng,cho người thờ tự của chồng một phần còn lại để giữ việc tế tự.
+ Vợ chết trước:
Việc phân chia tài sản vẫn tương tự như trên chỉ khác là chồng đi lấy vợ khác vẫn chiếm dụng một đời.Như vậy trong quan niệm của các nhà làm luật tài sản của vợ chồng có hai người được hưởng thừa kế là vợ(hoặc chồng còn đang sống),cha mẹ chồng hoặc người thừa tự bên nhà chồng
b.Trường hợp vợ chồng có con một người chết trước một người chết sau thì nảy sinh quan hệ thừa kế như trên nhưng khác ở chỗ điều 376 dành cho người chồng nhiều quyền lợi hơn điều 375:Nếu cha mẹ vợ còn sống thì cha mẹ được một nửa,chồng được một nửa(nhưng không được bán).Nếu cha mẹ vợ chết thì chồng được hưởng 2/3(toàn quyền sở hữu),người thừa tự được hưởng 1/3
c.Trường hợp vợ chồng có con,một người chết trước người kia lấy kẻ khác,không có con ở lần hôn nhân này thì người được hưởng thừa kế gồm con riêng của chồng(hoặc con riêng của vợ),người vợ sau hoặc người chồng sau.
Để bảo tồn tài sản cho con cái sau này thừa kế,nhà làm luật đã cấm người vợ khi đi tái giá và người chồng sau khi lấy vợ khac bán ruộng đất trong gia đình của lần hôn nhân trước(theo điều 377).
2.Đánh giá về chế độ thừa kế giữa vợ và chồng trong Bộ quốc triều hình luật:
-Ưu điểm:
Trong những điều luật về thừa kế thì bộ Quốc triều hình luật có rất nhiều điều mới mà các bộ luật thời nhà Đường cũng như các bộ luật Trung Hoa không đề cập.
Quốc triều hình luật phân biệt diện thừa kế tương đối hẹp,chủ yếu là những người có quan hệ gần như trực tiếp với người để lại di sản. Các nhà làm luật đã quy định rõ ràng cụ thể về chế độ thừa kế.
Các trường hợp nảy sinh quan hệ thừa kế và phương thức chia tài sản thừa kế.Trong điều luật các nhà làm luật đã tiên liệu khá nhiều tình huống để đảm bảo quyền lợi của cá nhân được tôn trọng và được bảo vệ bằng pháp luật,đặc biệt là quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm và chú trọng hơn.Trong những người thuộc diện thừa kế này, Quốc triều Hình luật không phân biệt các hàng thừa kế nhưng có phân biệt trong từng trường hợp cụ thể như các trường hợp chồng(vợ)chết mà chưa có con,chồng(vợ)chết mà đã có con.
Ở đây đã có ý niệm phân biệt nguồn gốc các loại tài sản của vợ chồng.(phu điền sản,thê điền sản,phu gia điền sản,và thê gia điền sản)Quốc triều hình luật không nhắc tới động sản, chỉ đề cập tới điền sản, theo Vũ Văn Mẫu: "Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" (điều 258-259) đã không gạt hẳn các động sản ra ngoài thừa kế. "Đến như nhà cửa chỉ có thể chia làm hai, người sống được một phần làm chỗ ở, người chết được một phần làm nơi tế lễ". "Còn đến của nổi, phải để cung vào việc tế tự và theo lệ dân trả nợ miệng, còn thừa bao nhiêu cũng chia cho vợ con". "Của nổi" ở đây được hiểu là vàng, bạc, lụa, vải, thóc lúa, giường chiếu, đồ sứ, mâm thau... Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra. Nên khi phân chia thừa kế người phụ nữ trong thời Lê đã thừa nhận quyền tài sản của người phụ nữ.Đây là điều mà không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác.
Khác hẳn luật Trung Hoa và luật Gia Long, Luật Hồng Đức cho vợ chồng hoàn toàn bình đẳng về hôn sản.Bằng cách quy định rằng khi một người phối ngẫu chết thì người phối ngẫu còn sống bất luận là vợ hay chồng có quyền thu hồi đầy đủ quyền sở hữu về toàn bộ bất động sản phát xuất từ gia đình bố mẹ mình, về phân nửa bất động sản do hai vợ chồng tạo mãi trong thời kỳ giá thú và về phân nửa động sản còn lại sau khi đã trả lãi những món nợ. Ngoài ra người vợ còn có quyền ứng dụng thu lợi trên phần di sản của chồng đã qua đời. Lúc hai người còn sống, vợ và chồng đều bình quyền trong việc quản trị tài sản. Vì vậy trong mọi giấy tờ chuyển nhượng thường có câu: ‘mỗ ... cùng với vợ mỗ ...' và phía dưới là phần chữ ký hay điểm chỉ của cà hai vợ chồng. Vì có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với chồng, nên người đàn bà dưới thời Hậu Lê giữ vai trò kinh tế quan trọng trong xã hội. Luật Hồng Đức tiến bộ hơn luật Âu châu và Hoa Kỳ ít ra là trên 400 năm.
Nếu như trong Hoàng Việt Luật Lệ chủ yếu thừa kế tài sản mới chỉ được qui định một cách gián tiếp ở các điều 82, 83 và ở diện và hàng thừa kế thì chủ yếu là con trai với phần thừa kế bằng nhau “khi phân chia gia tài, điền sản thì không cần biết là thê, thiếp, nô tì mà chỉ chia đều cho số con”. Ở đây người vợ “thê, thiếp” không được thừa kế, còn con nuôi hoặc con rể được cha mẹ yêu quí thì có thể “châm chước cho tài sản”. Ở hàng thừa kế thứ hai là các thân thuộc trong gia tộc. Trong điều luật thừa kế ở Hoàng Việt Luật Lệ này qui định rất hạn chế quyền thừa kế của con gái, chỉ trong trường hợp gia đình tuyệt tự thì con gái mới được hưởng quyền thừa kế, tuy nhiên tuỳ từng phong tục tập quán của từng địa phương hoặc sự thoả thuận trong nội bộ gia đình.Thì Quốc triều hình luật lại có một số điều dự liệu trường hợp thừa kế không có di chúc trong các điều từ 374 đến 388. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các điều luật khác nhau. Trong tất cả các điều luật đó cho thấy trong trường hợp người chồng chết trước thì phần của người vợ bao giờ cũng nhiều hơn các con, kể cả đối với con trưởng nam, đồng thời để bảo tồn tài sản cho con cái sau này thừa kế, nhà làm luật đã cấm người vợ khi đi tái giá hoặc người chồng sau khi vợ chết và đi lấy vợ khác được bán ruộng đất trong gia đình của lần hôn nhân trước mà số tài sản của vợ (chồng) được thừa kế chỉ được hưởng một đời mình, khi chết đi sẽ phải trả lại phần ruộng mà mình được hưởng từ người chồng (vợ) đó để lại cho các con của chồng (vợ) trước hoặc cho người thừa tự làm đất hương hoả.
Điểm tiến bộ nhất trong luật Hồng Đức là nó cho thấy vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới. Qua quy định của bộ luật Hồng Đức, có thể thấy người phụ nữ ít nhiều vẫn có một số quyền về sở hữu tài sản. Theo điều 374, 375 của Bộ luật Hồng Đức khi chồng chết trước, người phụ nữ vẫn được công nhận quyền sở hữu đối với tài sản riêng (của hồi môn) và được hưởng một phần giá trị tài sản do hai vợ chồng gây dựng…
-Hạn chế:
Tuy nhiên, nhà lập pháp cũng chưa thể có một trình độ lập pháp mang tính khoa học.
Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ luật Hồng Đức vẫn thể hiện rất rõ bản chất giai cấp của nó,thể hiện đẳng cấp xã hội và tính gia trưởng phong kiến,quyền lợi của nam giới trong gia đình ít nhiều vẫn được đề cao hơn.Như nếu người vợ chết mà người chồng đi lấy vợ khác thì không phải trả lại tại sản mà họ được thừa kế từ người vợ trước,còn nếu người chồng chết ma người vợ tái giá họ vẫn phải trả lại tài sản cho gia đình chồng.Tính thứ bậc và phân cấp cũng thể hiện rất rõ:người vợ trước được hưởng nhiều hơn người vợ sau. Thậm chí trong một số trường hợp người vợ sau tuy có được hưởng thừa kế thì cũng chỉ được hưởng "bằng phần của các con thôi, phần của vợ sau chỉ để nuôi dưỡng một đời mình không được nhận làm của riêng" (Điều 374). Trong hàng các con thì cũng cần phân biệt giữa con vợ trước và con vợ sau.
III.Kết luận:
Qua chế định về thừa kế cho ta thấy sự tiến bộ và tính nhân văn trong quốc triều hình luật.Pháp luật mặc dù đề cao vai trò của người đàn ông hơn nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trong vấn đề tài sản và thừa kế. Người vợ có quyền quản lý tài sản sau khi chồng chết, con gái cũng được hưởng trong gia đình thừa kế như con trai. Nghiên cứu quốc triều hình luật, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiếu công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Những giá trị tích cực và tốt đẹp đã, đang và sẽ tiếp tục được tham khảo và phát huy trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội dân chủ và phát triển tiến bộ.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật.DOC