Đánh giá Đề tài nghiên cứu “ online banking adoption”
Như bài nghiên cứu này thì nhận thức hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc
chấp nhận ngân hàng trực tiếp (p=0.38) so với các yếu tố ảnh hưởng khác.
Cùng với việc nhận thức sự hữu ích, việc nhận thức sự dễ sử dụng đóng một vai trò
liên quan đến vấn đề này nhưng trong nghiên cứu này thì nó ko ảnh hưởng đáng kể đến
việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến. Kết quả trái ngược với các nghiên cứu trước
Jahangir và Begum, 2008; Amin, 2007, Shih và Fang, 2004) bởi vì đối tượng khảo sát
của bài nghiên cứu này nhằm vào độ tuổi trẻ, họ có khả năng tiếp cận internet tốt.
Yếu tố chính phủ xếp vị trí quan trọng thứ 2 theo bài nghiên cứu này (p=0.276) sau
nhận thức tính hữu ích, chính phủ 1 phần tạo thêm lòng tin của người sử dụng dịch vụ
thong qua các chính sách hỗ trợ cũng nhưng luật rõ ràng về việc sử dụng ngân hàng trực
tuyến.
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá Đề tài nghiên cứu “ online banking adoption”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “ ONLINE BANKING ADOPTION”
GVHD: TS. ĐINH THÁI HOÀNG
THỰC HIỆN: NHÓM 5 ĐÊM 3 K22
1. Dương Ngọc Ánh
2. Nguyễn Thị Lệ HIền
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh
4. Đặng Thị Thùy Trang
5. Phan Thị Diệu Trâm
6. Đinh Vũ Xuyến
7. Ngô Minh Nghĩa
-----------Tháng 11/2012---------
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “ONLINE BANKING ADOPTION”
(SỰ CHẤP NHẬN NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN)
***************************
Tên đề tài: “ ONLINE BANKING ADOPTION : AN EMPITICAL
ANALYSIS ( SỰ CHẤP NHẬN NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN: MỘT PHÂN
TÍCH THỰC NGHIỆM).
Tên đề tài rõ ràng, dễ hiểu, xác định đề tài là phân tích thực nghiệm. Tuy nhiên,
nội dung tên đề tài chưa rõ ràng chưa cho thấy phạm vi nghiên cứu là ở đâu?
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Cơ sở của vấn đề nghiên cứu: rõ ràng và đầy đủ
Trình bày dễ hiểu thông qua việc thể hiện các nguồn trích dẫn tài liệu của các nghiên
cứu khác rõ ràng và đầy đủ, mang tính hệ thống. Trong đó nêu lên khái quát được các
nghiên cứu trước và sự cần thiết nghiên cứu ứng dụng này tại Việt Nam. Đây là nghiên
cứu định lượng ứng dụng nhằm lấy cơ sở số liệu cho sự chấp nhận ngân hàng trực tuyến
tại Việt Nam.
1.1 Cơ sở lý thuyết tiền đề: các nghiên cứu trước:
- Application of Decomposed Theory of Planned Behavior on Internet Banking
Adoption in Jordan, Tan and Teo, 2000
- Internet Banking Adoption Among Young Intellectuals, Wang et al.., 2003
- The use of a decomposed theory of planned behavior to study Internet banking in
Taiwan, Shih and Fang,2004
- The call of the Web ABA Banking Journal, Duclaux
- The WideSpread adoption of Virtual Banking, Liao et al..,2003
1.2. Lỗ hổng nghiên cứu: Các nghiên cứu trước đã thực hiện ở các nước phát triển và
Tây Âu. Việt Nam khác các nước trong các nghiên cứu trước là có nền kinh tế đang phát
triển trong những năm gần đây và cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử vẫn còn kém so với
các nước khác, do vậy các công trình nghiên cứu trước chưa thể áp dụng ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu “Tài liệu này nhằm khảo sát kinh nghiệm
những nhân tố tác động đến sự chấp nhận của ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam.
Để hiểu được sự hữu ích, việc dễ dàng để sử dụng, sự tin tưởng và những hỗ trợ
của chính phủ được khảo sát để xác định những nhân tố đang ảnh hưởng đến việc
hoạt động ngân hàng trực tuyến”
3. Thời gian và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Thời gian nghiên cứu: Đề tài không xác định rõ thời gian nghiên cứu.
3.2 .Phạm vi nghiên cứu: Được tiến hành tại 5 ngân hàng lớn tại Hà Nội. Lý do chọn
Hà Nội vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là nơi tập trung những ngân hàng lớn của cả
nước. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu không nêu tên 5 ngân hàng nghiên cứu.
=> Phạm vi nghiên cứu hẹp và không nói rõ mẫu nghiên cứu bao gồm 5 ngân
hàng nào tại Hà Nội.
4. Các giả thuyết nghiên cứu: hợp lý
Sử dụng mô hình TAM như mô hình cơ bản và mở rộng mô hình bằng cách thêm
những biến khác nhau mà nhà nghiên cứu cho rằng là quan trọng cho sự chấp nhận ngân
hàng trực tuyến.
- H1: Sự nhận thức tính hữu dụng có tác động tích cực lên xu hướng người VN chấp
thuận NH internet
- H2: Sự nhận thức tính dễ dùng có tác động tích cực lên xu hướng người Việt chấp
nhận NH internet
- H3: Sự hỗ trợ của Chính phủ có ảnh hưởng tích cực đến người Việt Nam trong
việc chấp nhận Ngân hàng điện tử.
- H4: Niềm tin sẽ có một tác động tích cực đến ý định chấp nhận ngân hàng điện tử
của người Việt Nam
Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở kế thừa lý thuyết khoa học cũ
(TAM) và thực nghiệm đưa ra 2 giả thuyết mới.
PHẦN 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu:
1.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu nhân quả -xác định mối liên quan nhân quả
giữa sự nhận thức tính hữu dụng, sự nhân thức tính dễ sử dụng, sự hổ trợ của chính phủ,
niềm tin đến ý định sử dụng Ngân hàng điện tử (sự chấp nhận ngân hàng điện tử)
1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp khảo sát các khách hàng giao
dịch tại 05 ngân hàng tại Hà Nội
1.3 Chọn mẫu:
- Xác định đám đông nghiên cứu: những khách hàng tại 5 ngân hàng lớn ở Hà
Nội
- Xác định kích thước mẫu: 156 mẫu
- Chọn phương pháp chọn mẫu: phương pháp phi xác suất –phương pháp phán
đoán
1.4 Chọn lọc biến:
- Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng Ngân hàng điện tử (Intention of Use)
- Biến độc lập:
Từ mô hình TAM có hai biến độc lập:
H1: Sự nhận thức tính hữu dụng (Perceived Usefulness)
H2: Sự nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)
Mở rộng mô hình TAM, thêm hai biến mới tập trung vào những nhân tố
đặc trưng đối với Việt Nam:
H3: Sự hỗ trợ của chính phủ (Government support)
H4: Niềm tin (Trust)
- Biến quan sát: 17 biến quan sát được khai thác từ 4 biến độc lập được đề cập
ở trên
1.5 Quá trình xây dựng thang đo
Những nghiên cứu trước => Bảng câu hỏi gồm 21 biến quan sát cho 5 khái niệm
nghiên cứu => 10 nhà điều hành ngân hàng nhận xét => Bảng câu hỏi cuối cùng
Constructs
Number
of items
Sources
Intention to use (IU)
(ý định sử dụng)
4
Davis (1989), Moon and Kim (2001),
Jaruwachirathanakul and Fink (2005),
Pikkarainen et al. (2004), Tan and Teo (2000)
Perceived usefulness
(PU)
(nhận thức hữu ích)
5
Davis (1989), Pikkarainen et al. (2004),
Jaruwachirathanakul and Fink (2005), Tan and
Teo (2000), Shih and Fang (2004), Jahangir
and Begum, 2008
Perceived ease of use
(PEOU)
(nhận thức dễ sử dụng)
5
Davis, 1989, Pikkarainen et al. (2004) Jahangir
and Begum (2008), Amin (2007), Shih and
Fang (2004), Eriksson et al. (2005)
Trust (T)
(niềm tin)
3
Amin (2007), Sathye (1999), Wang et al.
(2003), Pikkarainen et al. (2004),
Jaruwachirathanakul and Fink (2005), Tan and
Teo (2000), Jahangir and Begum (2008)
Government support
(I)
(Sự hỗ trợ của chính
4
Tan and Teo (2000), Jaruwachirathanakul and
Fink (2005)
phủ)
1.6 Cách thu thập dữ liệu:
Chọn 05 ngân hàng lớn tại Hà Nội, phiếu khảo sát (bảng câu hỏi) sẽ được trao
cho mỗi khách hàng thứ ba khi họ bước vào ngân hàng để khách hàng điền vào (những
khách hàng này có thể là người chấp nhận hoặc không chấp nhận ngân hàng trực tuyến).
1.7 Công cụ để thu thập dữ liệu:
Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
- 17 biến quan sát sử dụng cho 4 biến độc lập.
- Sử dụng thang đo Likert năm điểm. Mỗi câu hỏi được đo theo thang đo
Likert 05 điểm. Thang đo thể hiện mức độ hài lòng của khách hàng. Ví dụ,
"1" biểu thị một cách mạnh mẽ không đồng ý, "2" biểu thị như không đồng ý,
"3" biểu thị mức trung tính, "4" biểu thị như đồng ý và "5" biểu thị như hoàn
toàn đồng ý.
1.8 Xử lý dữ liệu:
- Phân tích đối tượng nghiên cứu: phân tích hồ sơ của những người được khảo
sát về độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ, ….
- Phân tích khái niệm nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo
- Phân tích tương quan: kiểm tra các các mối quan hệ giữa các biến số.
- Phân tích hồi quy đa biến: kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và 01
biến phụ thuộc
Mặc dù vẫn còn vài điểm chưa đề cập đến trong nghiên cứu này (thời gian nghiên
cứu không thể hiện, tại sao chọn mẫu là 156 mẫu, không thể hiện 17 biến quan sát
một cụ thể, không có bảng câu hỏi) nhưng thiết kế nghiên cứu trong đề tài này mô tả
khá rõ ràng, đầy đủ và phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
PHẦN 3: THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
1. Chọn mẫu
Đã khảo sát 156 mẫu trong đó có 103 mẫu đạt yêu cầu sử dụng
2. Phân tích đối tượng nghiên cứu: đánh giá phương pháp chọn mẫu
Nam,
50.5
Nữ, 4
9.5
21- 30
75%
Khác
25%
Độ tuổi
Độc
thân
70%
Đã
kết
hôn…
Hôn nhân
TN có
văn
bằng
21%
Thạc
sỹ
18%
Có
bằng
chuyên
môn
55%
Có
bằng
trung
học
6%
Trình độ học vấn
- Tỉ lệ mẫu đạt yêu cầu là 66% (khá cao)
Chọn mẫu theo bước nhảy là 3. Theo phương pháp phi xác suất phán đoán dẫn
tới mẫu không có tính đại diện kết quả xuất hiện toàn mẫu có độ tuổi trẻ và trình
độ học vấn cao.
3. Độ tin cậy thang đo và phân tích khái niệm nghiên cứu
Mô hình thang đo và mối quan hệ giữa các biến
Table III: Factor analysis and reliability analysis
2.1 Đo lường khái niệm nghiên cứu bằng tính SCR( scale composite reliability)
và AVE ( average variance extracted)
4 items
Theo Molina et al. ( 2007) thì SCR 0.7 và AVE 0.5
Theo kết quả phân tích dữ liệu: 5 khái niệm nghiên cứu đều có giá trị AVE >0.5 và
SCR > 0.7
Khái niệm nghiên cứu được đo lường tốt
2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha
Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70-0.80] theo sách
“Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh” của tác giả : Nguyễn Đình Thọ
Dữ liệu cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của 3 khái niệm nghiên cứu đều nằm trong
khoảng đó, 2 khái niệm nghiên cứu còn lại có hệ số Cronbach’s alpha > 0.80 nhưng
<0.95
Thang đo có độ tin cậy cao
3.Phương pháp phân tích dữ liệu
3.1 Phân tích tương quan
Table V: Correlation analysis of the independent variables and dependent
variables
Dùng phân tích tương quan Pearson kiểm tra mối quan hệ giữa các biến
- Theo Wong and Hiew (2005) Giá trị hệ số tương quan (r)
0.1 < r < 0.29: yếu
0.3 < r < 0.49: trung bình
0.5 < r < 1 : mạnh
=> các biến không có tương quan hoàn toàn với nhau
- Giá trị r < 0.8
=> không có hiện tượng đa cộng tuyến ( Theo Field ( 2005) )
- Hệ số phóng đại phương sai : VIF < 10
Dung sai : Tolerance > 0.1
Không có hiện tương đa cộng tuyến
- Dữ liệu trong Table V cho thấy giá trị phân biệt cho mỗi khái niệm nghiên cứu là một
trong năm giá trị loại của giá trị thang đo.
3.2 Phân tích hồi quy đa biến : kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và một
biến phụ thuộc
Table IV: Regresion analysis of adoption factors for online banking users on
consumer intention to use online banking
- Kích thước mẫu:
Theo Hair et al., 2005: tỷ lệ tham số ước lượng : từ 15:1 đến 20:1 đủ để đạt kích thước
mẫu có ý nghĩa
Trong nghiên cứu: tỷ lệ tham số ước lượng là 17.16:1
Kích thước mẫu đủ
- Kết quả dữ liệu trong Table IV cho đảm bảo giá trị của một thử nghiệm có ý nghĩa (
theo Hair et al., 2005)
- Hệ số xác định R2 trong mẫu: phản ánh phần biến thiên của biến phụ thuộc được giải
thích bởi biến độc lập
Theo Cohen(1990,p.1309)
1< R2 < 5.9: nhỏ
5.9 R2 13.8 : trung bình
R2 > 13.8 : mạnh
Từ Table V , R2 = 22.8% > 13.8%
Biến phụ thuộc : khuynh hướng sử dụng ngân hàng trực tuyến được giải thích
bởi 4 biến độc lập và kích cỡ tác động ( effect size) là lớn
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
F-statistic =7.225 ( p-value=0.000) ý nghĩa ở mức 1% ( p< 0.01)
Từ c) và d) => Mô hình nghiên cứu phù hợp và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa 4 biến độc lập và biến phụ thuộc
- Từ mô hình ta có:
_ Nhận thức tính hữu ích: B=0.339, p<0.01
_Niềm tin: B=0.181, p<0.05
_Sự hỗ trợ của chính phủ: B=0.240, p< 0.01
_Nhận thức tính dễ sữ dụng: B=-0.137, p>0.05
Chấp nhận giả thuyết H1, H3, H4
Bác bỏ giả thuyết H2
*NHẬN XÉT
Tất cả các giả thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa các biến được phát triển và
kiểm tra thông qua kiểm tra độ tin vậy và hồi quy đa biến. Kết quả ở từng phần ủng hộ
cho hầu hết những giả thuyết đó. Tuy nhiên giả thuyết H2 bị bác bỏ.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngân hàng trực tuyến và những nhân tố ảnh
hưởng đến việc chấp nhận của nó trên thị trường.
Như bài nghiên cứu này thì nhận thức hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc
chấp nhận ngân hàng trực tiếp (p=0.38) so với các yếu tố ảnh hưởng khác.
Cùng với việc nhận thức sự hữu ích, việc nhận thức sự dễ sử dụng đóng một vai trò
liên quan đến vấn đề này nhưng trong nghiên cứu này thì nó ko ảnh hưởng đáng kể đến
việc chấp nhận ngân hàng trực tuyến. Kết quả trái ngược với các nghiên cứu trước
Jahangir và Begum, 2008; Amin, 2007, Shih và Fang, 2004) bởi vì đối tượng khảo sát
của bài nghiên cứu này nhằm vào độ tuổi trẻ, họ có khả năng tiếp cận internet tốt.
Yếu tố chính phủ xếp vị trí quan trọng thứ 2 theo bài nghiên cứu này (p=0.276) sau
nhận thức tính hữu ích, chính phủ 1 phần tạo thêm lòng tin của người sử dụng dịch vụ
thong qua các chính sách hỗ trợ cũng nhưng luật rõ ràng về việc sử dụng ngân hàng trực
tuyến.
Yếu tố niềm tin trong an ninh và sự bảo mật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc
chấp nhận sử dụng ngân hàng trực tuyến. vì vậy ngân hàng phải có chiến lược tốt trong
tạo việc tạo sự tin tưởng ở người sử dụng.
PHẦN 5: KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU
1. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi nghiên cứu hẹp, chỉ tập trung nghiên cứu tại 05 Ngân hàng lớn tại Hà
Nội.
- Những khái niệm được chọn chưa bao trùm hết lý do có thể ảnh hưởng đến
khuynh hướng sử dụng NH trực tuyến ở Việt Nam trong tương lai
- Đối tượng nghiên cứu tương đối trẻ
- Chỉ nhìn vào mối quan hệ giữa 4 biến chấp nhận và khuynh hướng chấp nhận
Ngân hàng trực tuyến
- Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất chưa mang tính đại diện được tổng thể
của nghiên cứu. Chỉ chọn theo phương phán đoán.
2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI
- Ứng dụng mô hình nghiên cứu trong bài để thực hiên ở những nước đang
phát triển khác
- Tìm kiếm những khái niệm liên quan đến vấn đề văn hoá, ảnh hưởng đến
khuynh hướng sử dụng NH trực tuyến.
- Thực hiện trên những đối tượng nghiên cứu thuộc các nhóm tuổi khác nhau
- Kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các biến độc lập: ví dụ như nhận thức
tính dễ sử dụng tác động lên nhận thức tính hữu ích, niềm tin lên nhận thức
tính hữu ích và tính dễ sử dụng
3. GIÁ TRỊ NỘI VÀ GIÁ TRỊ NGOẠI CỦA NGHIÊN CỨU
3.1 GIÁ TRỊ NỘI
- Phương pháp nghiên cứu
- Mô hình nghiên cứu
- Phân tích nghiên cứu
- Mẫu
- Kết quả nghiên cứu
Tất cả các yếu tố trên đều có giá trị nghiên cứu và phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu => giá trị nội của bài nghiên cứu cao
3.2 GIÁ TRỊ NGOẠI
- Ứng dụng được tại các ngân hàng khác tại Hà Nội
- Không ứng dụng (chưa biết) ứng dụng được các ngân hàng ở các tỉnh khác
được hay không => giá trị ngoại thấp.
4. ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sắp xếp hợp lý
- Dễ tra cứu
- Theo vần Alphabet tên tác giả
- Tài liệu cập nhật mới
SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom5_bai_gui_1091.pdf