Đánh giá DTM Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên

MỤC LỤCTrang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2.CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7 2.1. Cơ sở tài liệu pháp lý. 7 2.2 Cơ sở tài liệu kỹ thuật. 8 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM . 10 * Phương pháp tham vấn cộng đồng. 10 * Phương pháp thống kê:. 11 * Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các quy định của TCVN:. 11 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM . 11 4.1. Cơ quan tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. 11 4.2. Tổ chức thực hiện. 12 CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 14 1.1. TÊN DỰ ÁN 14 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 14 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 14 1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 15 1.4.1. Loại hình hệ thống thoát nước. 15 1.4.2. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa. 17 1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa. 17 1.4.2.2 Phân chia lưu vực thoát nước mưa. 17 1.4.2.3. Tính toán mạng lưới nước mưa. 18 1.4.2.4. Khối lượng các hạng mục thoát nước mưa. 19 1.4.3. Xây dựng hệ thống thoát nước thải 19 1.4.3.1 Sơ đồ thoát nước thải 19 1.4.3.2. Lưu vực thoát nước thải 20 1.4.3.3. Lưu lượng nước thải 20 1.4.3.4. Các hạng mục đầu tư cho hệ thống thoát nước thải 23 1.4.4. Kế hoạch thực hiện. 30 1.4.5. Tổng mức đầu tư 31 1.4.6. Mục tiêu của dự án. 31 1.4.7. Ý nghĩa của dự án. 32 CHƯƠNG II: 33 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI 33 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 33 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất. 33 2.1.1.1.V ị trí địa lý. 33 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình. 33 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình:. 33 2.1.2. Khí tượng. 33 2.1.3. Địa chất thủy văn. 34 2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. 35 2.1.4.1. Tài nguyên nước:. 35 2.1.4.2. Tài nguyên rừng và đất rừng:. 35 2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản:. 35 2.1.5. Tài nguyên du lịch. 36 2.1.5.1. Tài nguyên du lịch lịch sử:. 36 2.1.5.2. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên:. 36 2.1.5.3. Tài nguyên du lịch văn hóa:. 36 2.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI 36 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế. 36 2.2.1.1. Thương mại – dịch vụ - du lịch:. 37 2.2.1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:. 37 2.2.1.3. Phát triển Nông – Lâm nghiệp. 37 2.2.1.4. Giao thông vận tải 38 2.2.2 Tình hình phát triển xã hội 39 2.2.2.1. Dân số. 39 2.2.2.2. Các vấn đề nghèo đói và thu nhập. 39 2.2.2.3. Y tế. 39 2.2.2.4. Giáo dục. 40 2.2.2.5 An ninh trật tự 40 2.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 41 2.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 42 2.4.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa:. 42 2.4.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải:. 43 2.5. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:. 43 2.6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 44 2.6.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án. 45 2.6.2. Hiện trạng môi trường nước mặt. 48 2.6.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm . 52 2.6.4 Hiện trạng môi trường nước thải 54 2.6.5. Hiện trạng phân tích thành phần bùn đất:. 55 KẾT LUẬN CHUNG 58 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 60 3.1. NGUỒN, ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ GÂY TÁC ĐỘNG 60 3.1.1. Nguồn gây tác động. 60 3.1.1.1. Nguồn gây tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 60 3.1.1.2. Nguồn gây tác động trong quá trình vận hành hệ thống thoát nước. 60 3.1.2. Đối tượng gây tác động. 61 3.1.3. Quy mô bị tác động của dự án:. 62 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÔNG NGHỆ LỰA CHỌN 63 3.2.1. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải 63 3.2.2. Trạm bơm nước thải 63 3.2.3. Trạm xử lý nước thải 64 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 66 3.3.1. Tác động đến môi trường không khí 73 3.3.2. Tác động đến môi trường nước. 83 3.3.3. Tác động đến môi trường đất 86 3.3.4. Tác động của chất thải rắn- CTR 88 3.3.5. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan. 91 3.3.6. Tác động đến đời sống kinh tế- xã hội 93 3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT , ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 96 CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯƠNG 99 4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU GIAI ĐOẠN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 99 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 100 4.2.1. Các biện pháp chung. 101 4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn. 102 4.2.1.1. Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm bụi 102 4.2.1.2. Kiểm soát và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí sinh ra trong thi công:. 103 4.2.1.3. Kiểm soát và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung sinh ra trong thi công: 103 4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước. 104 4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường đất. 105 4.2.5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn. 105 4.2.6. Giảm thiểu các tác động đến cảnh quan. 106 4.2.7. Giảm thiểu tác động đến giao thông và ngập lụt trong quá trình thi công. 106 4.2.8. Giảm thiểu tác động đến sức khoẻ và đời sống kinh tế- xã hội 107 4.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 108 4.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hệ thống thu gom . 108 4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực trạm xử lý nước thải 109 4.3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trường hợp hệ thống thoát nước gặp sự cố kỹ thuật 109 4.3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 110 4.3.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 112 4.3.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 113 4.3.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bùn và chất thải rắn. 113 4.3.4. Giảm các tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội 114 4.4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI. 114 4.4.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ. 114 4.4.2. Biện pháp phòng chống thiên tai 115 4.5. VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG 115 4.6. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC 115 CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 118 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 118 5.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 118 6.1.2. Giai đoạn xây dựng. 118 5.1.3. Giai đoạn vận hành. 119 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (GSMT). 121 5.3. CẤC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ 122 5.3.1. Giám sát chât lượng không khí ( CLKK) và tiếng ồn. 122 5.3.2. Giám sát chất lượng nước. 123 5.3.3. Giám sát chất lượng rác thải và bùn phát sinh. 125 CHƯƠNG VI THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 128 6.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 128 6.2. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 128 6.3. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 129 6.4. PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 129 6.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 131 6.6. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 131 6.6.1. Tổng hợp các ý kiến tham vấn cộng đồng. 131 6.6.1.1. Sự cần thiết của dự án:. 132 6.6.1.2. Về các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án :. 132 6.6.1.3. Tóm tắt kết quả các cuộc họp và phỏng vấn :. 132 6.6.2. Kết luận. 132 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135 I. KẾT LUẬN 135 II. KIẾN NGHỊ. 136 PHỤ LỤC 138 MỞ ĐẦU1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁNĐiện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong khu thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì điều này mà có khi nó còn được gọi là "lòng chảo Điện Biên". Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua, Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ : Quốc lộ 279 nối Thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nư­ớc Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang. Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đư­ờng cấp 4 miền núi. Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Điên Biên. Hiện thành phố đang là đô thị loại III đang phấn đấu là đô thị loại II trong tương lai. Theo điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố cần đáp ứng các yêu cầu phát triển là Đô thị loại II trong tương lai điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh Điện Biên Tuy nhiên các công trình về thoát nước, thu gom và xử lý nước thải hiện chưa được đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực dự án. HÖ thèng tho¸t n­íc chung hiÖn nay ®­îc x©y dùng tõ nh÷ng n¨m 1997 vµ 2000, không được nạo vét thường xuyên nên hệ thống thoát n­ước hiện không đáp ứng đ­ược khả năng tiêu thoát n­ước. Vào mùa mưa xuất hiện tình trạng ngập úng, mất vệ sinh xảy ra trên địa bàn thành phố. Hệ thống thoát nước chung, n­ước m­ưa và n­ước thải thoát chung vào cùng một mạng lưới cống, xả trực tiếp xuống sông Nậm Rốm. Do không có hệ thống tách nước thải, thu gom nước thải để xử lý, khử trùng gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng đồng thời n­ước sông Nậm Rốm đã bị ô nhiễm, gây mùi hôi thối, khó chịu cho khu vực xung quanh đặc biệt là khi không có mư­a hoặc khi không đ­ược thau rửa từ nước của các sông nhánh đổ vào. Ô nhiễm môi trường do nước thải tại thành phố Điên Biên Phủ đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, môi trường tự nhiên và ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp cảnh quan của thành phố vốn được coi là trong lành, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Trong tương lai thành phố Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại II, để tương xứng với vị trí chiến lược của mình, thành phố cần được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét và kè mới một số mương thoát nước chính của thành phố. Vì các lý do trên, Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ sẽ đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của nhân dân địa phương cùng tất các các nghành các cấp, các ngành, nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, và khu vực Tây Bắc nói chung.

doc144 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4322 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá DTM Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 6 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6 2.CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7 2.1. Cơ sở tài liệu pháp lý 7 2.2 Cơ sở tài liệu kỹ thuật 8 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 10 * Phương pháp tham vấn cộng đồng 10 * Phương pháp thống kê: 11 * Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các quy định của TCVN: 11 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 11 4.1. Cơ quan tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường 11 4.2. Tổ chức thực hiện 12 CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 14 1.1. TÊN DỰ ÁN 14 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN 14 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 14 1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 15 1.4.1. Loại hình hệ thống thoát nước 15 1.4.2. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa 17 1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa 17 1.4.2.2 Phân chia lưu vực thoát nước mưa 17 1.4.2.3. Tính toán mạng lưới nước mưa 18 1.4.2.4. Khối lượng các hạng mục thoát nước mưa 19 1.4.3. Xây dựng hệ thống thoát nước thải 19 1.4.3.1 Sơ đồ thoát nước thải 19 1.4.3.2. Lưu vực thoát nước thải 20 1.4.3.3. Lưu lượng nước thải 20 1.4.3.4. Các hạng mục đầu tư cho hệ thống thoát nước thải 23 1.4.4. Kế hoạch thực hiện 30 1.4.5. Tổng mức đầu tư 31 1.4.6. Mục tiêu của dự án 31 1.4.7. Ý nghĩa của dự án 32 CHƯƠNG II: 33 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ- Xà HỘI 33 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 33 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 33 2.1.1.1.V ị trí địa lý 33 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 33 2.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình: 33 2.1.2. Khí tượng 33 2.1.3. Địa chất thủy văn 34 2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 35 2.1.4.1. Tài nguyên nước: 35 2.1.4.2. Tài nguyên rừng và đất rừng: 35 2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản: 35 2.1.5. Tài nguyên du lịch 36 2.1.5.1. Tài nguyên du lịch lịch sử: 36 2.1.5.2. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên: 36 2.1.5.3. Tài nguyên du lịch văn hóa: 36 2.2. ĐẶC ĐIỂM Xà HỘI 36 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 36 2.2.1.1. Thương mại – dịch vụ - du lịch: 37 2.2.1.2. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 37 2.2.1.3. Phát triển Nông – Lâm nghiệp 37 2.2.1.4. Giao thông vận tải 38 2.2.2 Tình hình phát triển xã hội 39 2.2.2.1. Dân số 39 2.2.2.2. Các vấn đề nghèo đói và thu nhập 39 2.2.2.3. Y tế 39 2.2.2.4. Giáo dục 40 2.2.2.5 An ninh trật tự 40 2.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 41 2.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 42 2.4.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa: 42 2.4.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải: 43 2.5. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: 43 2.6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 44 2.6.1. Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án 45 2.6.2. Hiện trạng môi trường nước mặt 48 2.6.3 Hiện trạng môi trường nước ngầm 52 2.6.4 Hiện trạng môi trường nước thải 54 2.6.5. Hiện trạng phân tích thành phần bùn đất: 55 KẾT LUẬN CHUNG 58 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 60 3.1. NGUỒN, ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ GÂY TÁC ĐỘNG 60 3.1.1. Nguồn gây tác động 60 3.1.1.1. Nguồn gây tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 60 3.1.1.2. Nguồn gây tác động trong quá trình vận hành hệ thống thoát nước 60 3.1.2. Đối tượng gây tác động 61 3.1.3. Quy mô bị tác động của dự án: 62 3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÔNG NGHỆ LỰA CHỌN 63 3.2.1. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải 63 3.2.2. Trạm bơm nước thải 63 3.2.3. Trạm xử lý nước thải 64 3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG 66 3.3.1. Tác động đến môi trường không khí 73 3.3.2. Tác động đến môi trường nước 83 3.3.3. Tác động đến môi trường đất 86 3.3.4. Tác động của chất thải rắn- CTR 88 3.3.5. Tác động đến hệ sinh thái, cảnh quan 91 3.3.6. Tác động đến đời sống kinh tế- xã hội 93 3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT , ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 96 CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯƠNG 99 4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU GIAI ĐOẠN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 99 4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 100 4.2.1. Các biện pháp chung 101 4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 102 4.2.1.1. Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm bụi 102 4.2.1.2. Kiểm soát và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí sinh ra trong thi công: 103 4.2.1.3. Kiểm soát và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung sinh ra trong thi công: 103 4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước 104 4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường đất 105 4.2.5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 105 4.2.6. Giảm thiểu các tác động đến cảnh quan 106 4.2.7. Giảm thiểu tác động đến giao thông và ngập lụt trong quá trình thi công 106 4.2.8. Giảm thiểu tác động đến sức khoẻ và đời sống kinh tế- xã hội 107 4.3. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 108 4.3.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hệ thống thu gom 108 4.3.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khu vực trạm xử lý nước thải 109 4.3.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trường hợp hệ thống thoát nước gặp sự cố kỹ thuật 109 4.3.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 110 4.3.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 112 4.3.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất 113 4.3.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bùn và chất thải rắn 113 4.3.4. Giảm các tác động đến hệ sinh thái và kinh tế xã hội 114 4.4. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 114 4.4.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ 114 4.4.2. Biện pháp phòng chống thiên tai 115 4.5. VỆ SINH, AN TOÀN LAO ĐỘNG 115 4.6. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC 115 CHƯƠNG V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 118 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 118 5.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 118 6.1.2. Giai đoạn xây dựng 118 5.1.3. Giai đoạn vận hành 119 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG (GSMT) 121 5.3. CẤC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỤ THỂ 122 5.3.1. Giám sát chât lượng không khí ( CLKK) và tiếng ồn 122 5.3.2. Giám sát chất lượng nước 123 5.3.3. Giám sát chất lượng rác thải và bùn phát sinh 125 CHƯƠNG VI THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 128 6.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 128 6.2. MỤC TIÊU CỦA THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 128 6.3. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 129 6.4. PHƯƠNG THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 129 6.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 131 6.6. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 131 6.6.1. Tổng hợp các ý kiến tham vấn cộng đồng 131 6.6.1.1. Sự cần thiết của dự án: 132 6.6.1.2. Về các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án : 132 6.6.1.3. Tóm tắt kết quả các cuộc họp và phỏng vấn : 132 6.6.2. Kết luận 132 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135 I. KẾT LUẬN 135 II. KIẾN NGHỊ 136 PHỤ LỤC 138 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong khu thung lũng Mường Thanh với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì điều này mà có khi nó còn được gọi là "lòng chảo Điện Biên". Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua, Thành phố còn là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ : Quốc lộ 279 nối Thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nước Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang. Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đường cấp 4 miền núi. Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố thuộc khu vực miền núi phía Bắc, là trung tâm hành chính kinh tế của tỉnh Điên Biên. Hiện thành phố đang là đô thị loại III đang phấn đấu là đô thị loại II trong tương lai. Theo điều chỉnh quy hoạch chung của Thành phố cần đáp ứng các yêu cầu phát triển là Đô thị loại II trong tương lai điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh Điện Biên Tuy nhiên các công trình về thoát nước, thu gom và xử lý nước thải hiện chưa được đầu tư xây dựng gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân trong khu vực dự án. HÖ thèng tho¸t n­íc chung hiÖn nay ®­îc x©y dùng tõ nh÷ng n¨m 1997 vµ 2000, không được nạo vét thường xuyên nên hệ thống thoát nước hiện không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước. Vào mùa mưa xuất hiện tình trạng ngập úng, mất vệ sinh xảy ra trên địa bàn thành phố. Hệ thống thoát nước chung, nước mưa và nước thải thoát chung vào cùng một mạng lưới cống, xả trực tiếp xuống sông Nậm Rốm. Do không có hệ thống tách nước thải, thu gom nước thải để xử lý, khử trùng gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng đồng thời nước sông Nậm Rốm đã bị ô nhiễm, gây mùi hôi thối, khó chịu cho khu vực xung quanh đặc biệt là khi không có mưa hoặc khi không được thau rửa từ nước của các sông nhánh đổ vào. Ô nhiễm môi trường do nước thải tại thành phố Điên Biên Phủ đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, môi trường tự nhiên và ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ đẹp cảnh quan của thành phố vốn được coi là trong lành, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà vấn đề môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Trong tương lai thành phố Điện Biên Phủ được công nhận là đô thị loại II, để tương xứng với vị trí chiến lược của mình, thành phố cần được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải, cải tạo, nạo vét và kè mới một số mương thoát nước chính của thành phố. Vì các lý do trên, Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ sẽ đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của nhân dân địa phương cùng tất các các nghành các cấp, các ngành, nhằm cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, và khu vực Tây Bắc nói chung. 2.CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 2.1. Cơ sở tài liệu pháp lý - Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghị định số 80 /2006/NĐ- CP ngày 09/06/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường. - Thông tư 05/TT/BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn chi tiết hệ thống một số nội dung về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường ; - Chỉ thị số 487/TTg ngày 30/6/1996 của Thủ tướng Chính Phủ: Tăng cường quản lý Nhà nước đối với nguồn nước. - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 về thoát nước Đô thị và khu công nghiệp. - Quyết định số 13/2007/QĐ-BXD ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/CP ngày 03/06/2003 của Chính phủ về phí Bảo vệ Môi trường đối với nước thải. - Quyết định số 1751/2005/BXD- VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. - Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 20/5/1998 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố vào ngày 1/6/1998. - Quyết định số 18/2007/QDD-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Quyết định số 19/2007/QDD-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ban hành Quy chế quản lý sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên. - Nghị định số 148/NDD-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc cấp phép thăm dò khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước vào nguồn nước. - Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. - Nghị định chính phủ số 197/2004/NDD-CP ngày 03/12/2004 về việc “ Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”. 2.2 Cơ sở tài liệu kỹ thuật - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1, 2, 3 ban hành theo quyết định số 682/BXD- CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng; - Quy chuẩn Việt Nam QCVN08:2008/BTNMTvề chất lượng nước,chất lượng nước mặt; - Tiêu chuẩn ngành 20 TCN-51-84: Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình; - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772- 2000: Chất lượng nước- Nước thải sinh hoạt- giới hạn ô nhiễm cho phép; - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222: 2002: Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945- 2005: Nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn thải; - Căn cứ thông báo số 869/TTg-QHQT ngày 02/7/2007 của TT Chính Phủ về việc phê duyệt danh mục dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Phần Lan. - Báo cáo kinh tế xã hội của UBND thành phố Điện Biên Phủ và các tài liệu về dân số, tình trạng y tế, sức khoẻ trong khu vực dự án; - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên thành phố Điện Biên Phủ và khu vực nghiên cứu . - Các văn bản, tài liệu, số liệu điều tra hiện trạng mới nhất về: Cấp nước, bưu điện, điện lực và các vấn đề liên quan do địa phương cung cấp. Bảng i. Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường. STT  Loại dự án  Quy mô  Điều kiện bắt buộc   1.  Dự án khai thác nước dưới đất  Công suất khai thác từ 10.000 m3 nước/ngày đêm trở lên  Lập ĐTM     Công suất khai thác dưới 10.000 m3 nước/ngày  Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.   2.  Dự án khai thác nước mặt  Công suất khai thác từ 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên.  Lập ĐTM     Công suất khai thác dưới 50.000 m3 /ngđ  Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.   3.  Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.  Công suất thiết kế 1.000 m3 nước/ngày đêm trở lên  Lập ĐTM.     Công suất thiết kế nhỏ 1.000 m3 nước/ngày đêm.  Lập bản cam kết Bảo vệ môi trường.   Căn cứ Luật bảo vệ môi trường và Thông tư 05/TT/BTNMT về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường thì dự án Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để đánh giá một cách tổng quát những tác động của dự án tới môi trường tự nhiên và đời sống xã hội của nhân dân Thành phố, từ đó có những biện pháp giảm thiểu trong từng giai đoạn khi dự án được thực thi. 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM * Phương pháp tham vấn cộng đồng Phổ biến thông tin: Hoạt động tham vấn cộng đồng nhằm phổ biến các thông tin có liên quan đến dự án cho cộng đồng khu vực thực hiện dự án. Đặc biệt là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xây dựng và trong quá trình vận hành dự án sau này. Thu thập ý kiến của cộng đồng: Về mức độ quan tâm và sự ủng hộ của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án cũng như các phương án kỹ thuật được sử dụng. Lắng nghe ý kiến của người dân về những tác động gây ra do dự án: Tác động đến môi trường, kinh tế và những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Ghi nhận những đề xuất từ phía cộng đồng và lãnh đạo địa phương trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và lợi ích cho nhân dân khu vực thực hiện dự án và những người bị ảnh hưởng trực tiếp. * Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập tài liệu, thông tin kỹ thuật và xử lý số liệu về hiện trạng khu vực triển khai dự án. Thu thập tài liệu, thông tin và xử lý số liệu đã có về điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa chất, thuỷ văn), kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án. * Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các quy định của TCVN: Khảo sát chất lượng nước, thành phần nước của khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh; Khảo sát chất lượng không khí tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh; Khảo sát mức ồn, độ rung tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh. Khảo sát môi trường đất tại khu vực thực hiện dự án; Khảo sát hiện trạng hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh. * Phương pháp điều tra kinh tế - xã hội Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn các cấp Chính quyền, các lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện dự án. * Phương pháp so sánh Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN). 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 4.1. Cơ quan tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty Cổ phần Đầu tư, Công nghệ Môi trường và Hạ tầng Kỹ thuật Lạc Việt ( LAVIC): Người đại diện: Ông Nguyễn Phản Ánh Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Số 9 – Đường Thành, Quận Hoàn Kiếm, HN Điện thoại: (043) 8288952 Email: LAVIC@vnn.vn 4.2. Tổ chức thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ Đầu tư Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên”, được thực hiện với sự chủ trì của các cán bộ Công ty Cổ phần Đầu tư, Công nghệ Môi trường và Hạ tầng kỹ thuật Lạc Việt ( LAVIC). Trong quá trình lập Báo cáo, có sự phối hợp của các cán bộ thuộc trung tâm công nghệ xử lý môi trường Bộ Quốc phòng. Nội dung chủ yếu như sau: 1- Khảo sát, đo đạc, đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Đây là số liệu “nền” để so sánh, đánh giá tác động của dự án đến môi trường trong các quá trình: chuẩn bị thi công, quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án cũng như trong quá trình vận hành dự án sau này. 2- Phân tích, đánh giá tác động môi trường của Dự án, dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài do hoạt động của Dự án đối với môi trường vật lý (không khí, nước, đất, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước - nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật - động vật và thực vật), đối với môi trường kinh tế - xã hội (sức khoẻ cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt...) 3- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp kỹ thuật để hạn chế mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi và tìm ra phương án tối ưu, vừa hạn chế tác động có hại, vừa phát huy cao nhất các lợi ích của Dự án khi đi vào hoạt động. 4- Xây dựng chương trình kiểm soát và Quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình vận hành Dự án. Bảng ii. Danh sách cán bộ trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM STT  Họ và tên  Phần công việc  Nơi công tác   I  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ, CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT LẠC VIỆT (LAVIC)   1  Ths. Nguyễn Phản Ánh  Giám đốc dự án  LAVIC   2  Ks. Phan Hoành Sơn  Chủ nhiệm công trình  LAVIC   3  Ths. Đỗ Thị Kim Xuân  Chủ trì thực hiện – Tổng hợp báo cáo cuối cùng.  LAVIC   4  Ks. Nguyễn Công Minh  Chuyên gia môi trường nước – Đánh giá chất lượng môi trường nước  LAVIC   5  Ks. Lê Anh Tuấn  Chuyên gia môi trường không khí – Đánh giá chất lượng môi trường không khí  LAVIC   6  Ks. Đoàn Mạnh Hùng  Chuyên gia phân tích công nghệ cấp nước – Đánh giá công nghệ cấp nước  LAVIC   7  Ks. Đào Như Ý  Chuyên gia chất thải rắn – Đánh giá hiện trạng chất thải rắn  LAVIC   8  Ks. Đào Trang Nhung  Kỹ sư cấp thoát nước – Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp thoát nước  LAVIC   9  Cn. Nguyễn Tiến Dũng  Cử nhân môi trường – Tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội  LAVIC   10  Ths. Lê Viết Thành  Chuyên gia phân tích công nghệ thoát nước – Phân tích, đánh giá công nghệ xử lý nước  LAVIC   11  Ks. Vũ Văn Nam  Kỹ sư cấp thoát nước – Tham vấn cộng đồng  LAVIC   12  Ks. Hà Ngọc Minh  Kỹ sư cấp thoát nước – Tham vấn cộng đồng  LAVIC   13  Ks. Vũ Trường Sơn  Kỹ sư cấp thoát nước – Dự toán kinh phí môi trường  LAVIC   II  TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG BỘ QUỐC PHÒNG   1  Ks. Nguyễn Đức Toàn  Kiểm định viên – Lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí  Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội   2  Ks. Nguyễn Văn Hà  Kiểm định viên - Lấy mẫu, phân tích chất lượng không khí  Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội   3  Ks. Nguyễn Thị Phương  Cán bộ phòng thí nghiệm  Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội   4  Nguyễn Thị Nụ  Cán bộ phòng thí nghiệm  Trung tâm công nghệ xử lý Môi trường – 282 – Lạc Long Quân – Hà Nội   CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Dự án “ Đầu tư Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên”. 1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN - Cơ quan Chủ quản: Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Điện Biên - Chủ đầu tư: BQL Dự án Chuyên nghành xây dựng tỉnh Điện Biên. - Đại diện chủ đầu tư: Ông Nguyễn Đức Trung - Giám đốc Ban quản lý Dự án + Địa chỉ liên lạc: Phường Him Lam – Thành phố Điện Biên Phủ – Tỉnh Điện Biên + Điện thoại: 0913.253223 Fax: 0230.810584 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh mới được chia tách ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khóa XI. Với diện tích tự nhiên là: 9.554,107 km2, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông. Điện Biên Phủ được xem là một thành phố nằm ở biên giới vì chỉ cách biên giới với Lào khoảng 35 km. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279. Thành phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại giáp huyện Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ có sông Nậm Rốm chảy qua. Điện Biên là đầu mối giao thông quan trọng của 2 tuyến quốc lộ: Quốc lộ 279 nối thành phố Điện Biên với thị trấn Tuần Giáo ở phía Đông và nối với nước Lào phía Tây qua Cửa khẩu Tây Trang. Quốc lộ 12 nối Thành phố Điện Biên Phủ với thị xã Lai Châu đường cấp 4 miền núi. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn như sau: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được nghiên cứu cho Thành phố Điện Biên Phủ cụ thể theo phạm vi thiết kế hợp phần thoát nước thải được giới hạn trong 6 phường nội thành của thành phố và một số vùng lân cận: Phường Tân Thanh, Mường Thanh ở khu trung tâm thành phố, phường Him Lam, phường Nam Thanh, Noong Bua, Thanh Bình. Phạm vi nghiên cứu theo nội dung của dự án sẽ bao gồm: Thu gom, vận chuyển lưu lượng nước thải sinh hoạt: Xây dựng mới các tuyến cống thu gom nước thải bằng HDPE kích thước từ DN200-DN500 dọc theo các tuyến đường trong thành phố Điện Biên Phủ. Kè một số kênh mương chính bao gồm: Kênh 1 kênh chạy qua khu trung tâm phường Nam Thanh qua cầu Bản Ten ra cửa xả số 12, tuyến kênh từ bệnh viện đa khoa đến Cầu Trắng ra cửa xả số 9, tuyến kênh chạy dọc phường Thanh Bình ra cửa xả số 13 và cải tạo, nạo vét toàn bộ hệ thống thoát nước mưa hiện có bao gồm các tuyến đường Trường Chinh, đường 279, tuyến đường sân vận động, tuyến đường Cầu Trắng. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt được đặt tại vị trí ngoại thành thuộc xã Bản Ten B, dưới chân cầu C4. 1.4. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Loại hình hệ thống thoát nước Các phương án thoát nước: Phương án 1: Hệ thống thoát nước riêng. - Hệ thống thoát nước mưa và nước thải hoàn toàn tách rời nhau. - Hệ thống thoát nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất cùng chảy vào một hệ thống cống sau đó được làm sạch ở trạm xử lý. - Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa được thu vào hệ thống cống riêng, đổ thẳng vào sông suối không cần xử lý. - Ưu điểm: Đảm bảo vệ sinh tốt nhất trong 3 phương án vì toàn bộ nước thải được làm sạch ở các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn nước. - Nhược điểm: + Mùa khô mạng lưới cống thoát nước mưa không hoạt động nên lãng phí. + Lưu lượng nước bẩn nhỏ ( khoảng 0,5 l/s,ha), đường kính cống nhỏ, độ dốc đặt cống lớn, độ sâu đặt cống lớn, phải có nhiều trạm bơm chuyển tiếp. + Không thu được nước mưa đợt đầu ( 5 – 10 phút đầu của trận mưa) để xử lý. + Quản lý phức tạp và chi phí cao. Phương án 2: - Toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa đề chảy vào chung một hệ thống cống. - Ưu điểm: + Cả mùa khô và mùa mưa hệ thống đều được khai thác. + Kinh phí nhỏ nhất trong 3 phương án. Do lượng nước mưa rất lớn so với nước thải nên hệ thống cống chỉ cần xây dựng như hệ thống thoát nước mưa như ở phương án thoát nước riêng là đủ. Lưu lượng nước thoát lớn nên đường kính cống lớn, độ dốc nhỏ, độ sâu đặt cống giảm, tuyến cống ngắn. + Quản lý đơn giản - Nhược điểm: + Mùa mưa nếu thu gom về xử lý thì lưu lượng trạm xử lý rất lớn không thể xử lý được. + Mùa khô nước thải không được xử lý sẽ xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là các hồ, sông suối gây ô nhiễm môi trường. + Chế độ làm việc của cống không ổn định, về mùa khô do lưu lượng nước thải nhỏ, vần tốc nước nhỏ dễ gây lắng cặn, tắc nghẽn cống. Cần phải thường xuyên nạo vét. Phương án 3: - Toàn bộ nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa đều chảy vào chung một hệ thống cống như phương án 2 nhưng tại các điểm xả trước khi chảy ra hồ, sông nước thải được hệ thống cống bao, giếng tách dẫn về trạm xử lý còn nước có lẫn nước thải đã được pha loãng sẽ chảy vào sông suối. Đối với các khu dân cư mới, các khu có vị trí đặt ống dễ dàng thì xây dựng mạng lưới ống thoát nước thải riêng thu gom về trạm xử lý. - Ưu điểm: + Về mặt vệ sinh là tương đối tốt vì toàn bộ nươ thải bẩn được làm sạch ( mùa khô và khi mưa nhỏ) hoặc được pha loãng với nước mưa ( khi mưa lớn) trước khi đổ ra sông, suối. + Thu được nước mưa đượt đầu (5 – 10 phút đầu của trận mưa ) + Tận dụng được hệ thống cống chung hiện có + Giảm chi phí xây dựng ban đầu. + Giảm chi phí đền bù giải tỏa. - Nhược điểm: + Các tuyến cống bao nước bẩn từ các giếng tách đến trạm xử lý phải đặt khá sâu, do ở cuối các tuyến cống chính nên cũng cần trạm bơm chuyển tiếp. + Các cửa xả phải xây dựng các cửa chắn đóng mở tự động để không cho nước chảy vào cống thoát trong mùa khô, khi không có mưa. + Quản lý hệ thống cần có chuyên môn. * Lựa chọn hệ thống thoát nước. Dựa trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm của từng phương án dự kiến sẽ áp dụng cho việc xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Điện Biên Phủ. Đặc biệt là tình hình hiện trạng hệ thống thoát nước và thói quen vận hành hệ thống của công ty quản lý địa phương. Tư vấn đề nghị chọn phương án 3 hệ thống thoát nước nửa riêng xây dựng HTTN cho thị xã. Nội dung của phương án 3 như sau: Khu vực nội thị- khu từ khách sạn Mường Thanh đến chợ trung tâm, khu đường Trường Chinh, sân vận động hiện nay đã có hệ thống thoát nước chung do đó, cải tạo nạo vét các tuyến cống hiện có và xây dựng các giếng tách nước tại các điểm xả tập trung nước thải bẩn vào hệ thống cống bao và dẫn nước về trạm xử lý nước thải. Còn các khu vực khác thì xây dựng hệ thống công thu gom nước thải riêng. 1.4.2. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa 1.4.2.1. Sơ đồ tổ chức thoát nước mưa Hệ thống cống thoát nước được phân thành 3 cấp, trong đó mạng lưới đường cống được phân thành 2 cấp. Việc phân cấp các tuyến cống không chỉ phụ thuộc vào kích thước cống mà còn phụ thuộc vào vị trí và chức năng của nó trong mạng hệ thống thoát nước. Định nghĩa về các cấp của hệ thống cấp nước thể hiện trên bảng và hình vẽ dưới đây. Sơ đồ phân cấp hệ thống cống (xem hình vẽ)  Bảng 2: Bảng phân cấp hệ thống cống thoát nước Phân loại  Định nghĩa   Cấp 1  Sông, mương, kênh thoát nước chính tự nhiên   Cấp 2  Tuyến cống trục chính vận chuyển nước mưa/nước thải tới trạm xử lý hoặc xả vào mương (mương và cống thoát nước mưa D>500, cống nước thải tới trạm xử lý)   Cấp 3  Tuyến cống và mương tiểu khu tiếp nhận nước mưa và nước thải (Cống thoát nước D≤500)   1.4.2.2 Phân chia lưu vực thoát nước mưa Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc được bao bọc bởi các dãy núi và các con sông. Các dãy núi cao ở phía đông và các con sông suối ở phía tây nam. Hướng chảy từ Đông Bắc sang Tây Nam, thành phố Điện Biên Phủ chia thành 07 lưu vực thoát nước như sau: Lưu vực 1: Phạm vi phục vụ: khu dân cư mới trong phường Him Lam. Đây là khu vực có dân cư thưa thớt, vì vậy lưu lượng nước thải là rất ít. Vì vây tiêu thoát nước ở đây chủ yếu là nước mưa. Lưu vực 2: Phạm vi phục vụ: phường TânThanh. Hướng thoát nước chính: nước mưa đổ ra sông Nậm Rốm thông qua cửa xả số 3 Lưu vực 3 ,4,5: Phạm vi phục vụ: phường Mường Thanh. Đây là khu vực có địa hình tương đối phức tạp chính vì vậy việc tiêu thoát nước ở đây là tương đối khó khăn. Mặt khác đây là khu vực có dân cư tập trung đông đúc, đây là khu vực tập trung rất lớn lượng nước thải của thành phố Điện Biên Phủ. Lưu vực 6: Phạm vi phục vụ: phường Tân Thanh, Nam Thanh và trạm xử lý. Đây khu vực có các tuyến cống hiện trạng tương đối đầy đủ với rất nhiều cửa xả, chính vì vậy việc tiêu thoát nước tương đối tốt Lưu vực 7: Phạm vi phục vụ: khu vực gần sân bay thuộc phường Thanh Bình. Đây là khu vực mới được xây dựng nên có hệ thống thoát nước mưa tương đối tốt. Tuy nhiên do chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khu vực này nhất thiết phải xây dựng hệ thống cống thu gom nước bẩn. Khu vực phường Thanh Trường hiện đang thoát nước tự do ra kênh hiện có. 1.4.2.3. Tính toán mạng lưới nước mưa Tính toán lưu lượng thoát nước mưa dựa trên công thức: Q = q ( ( ( T (l/s) Trong đó: Q: Lưu lượng nước mưa tính toán (l/s) q: Cường độ mưa tính toán (l/s) (: Hệ số mặt phủ T: Thời gian nước mưa chảy từ tiểu khu đến điểm tiếp theo trong cống (h) Cường độ mưa q được tính toán dựa trên các thông số khí hậu tại trạm quan trắc Điện Biên Phủ, cụ thể như sau: q=((20+b)^n*q20*(1+C*lgP))/(t+b)^n (Công thức của Trần Việt Liễn) Trong đó: b: Tham số hiệu chỉnh, b=11.64 n: Chỉ số giảm dần cường độ theo thời gian t, n=0,7446 t: Thời gian mưa C: Hệ số có tính đến đặc tính riêng của từng vùng, C=0,2186 q20: Cường độ mưa ứng với trận mưa có thời gian mưa 20 phút, q20= 225.4 P: Tần xuất mưa, chu kỳ lặp lại một trận mưa (chu kỳ tràn cống). Với các đặc thù của một đô thị loại III như thành phố Điện Biên Phủ và các điều kiện về kinh tế, chọn P=2 năm cho tính toán các cống thoát nước cấp 2, cấp 3. Chọn P=5 năm cho tính toán các kênh, mương thoát nước cấp 1. Tính toán thuỷ lực mạng lưới tuyến cống thoát nước mưa (công thức Manning):   Trong đó: Q - lưu lượng tính toán (m3/s) A - diện tích mặt cắt ngang dòng chảy (m2) V - tốc độ trung bình dòng chảy (m/s) n - hệ số nhám phụ thuộc tính chất bề mặt lòng dẫn R - Bán kính thuỷ lực (m) S - Độ dốc thuỷ lực/độ dốc đường năng (m/m) 1.4.2.4. Khối lượng các hạng mục thoát nước mưa Kích thước đường cống BTCT (mm)  D800  D1000  D1700   Khối lượng thi công (m)  1314  4071  444   1.4.3. Xây dựng hệ thống thoát nước thải 1.4.3.1 Sơ đồ thoát nước thải Cống thoát nước chung Cống thoát nước thải tiểu khu Cống thoát nước thải đường phố Cống chính thu gom nước thải Cống thoát nước chung ra nguồn tiếp nhận 1.4.3.2. Lưu vực thoát nước thải Trong giai đoạn nghiên cứu của dự án đến 2015, hệ thống thoát nước được lựa chọn là hệ thống thoát nước nửa riêng. Vì hệ thống thoát nước thải là hệ thống tự chảy, do đó nghiên cứu lưu vực thoát nước là một trong các yếu tố rất quan trọng. Về cơ bản, lưu vực thoát nước thải giống như lưu vực thoát nước mưa với các yếu tố đường phân thuỷ, tụ thuỷ giống nhau, thuận tiện cho công tác vạch tuyến có thể lợi dụng địa hình nhằm giảm độ sâu chôn cống tối đa nhất. Phân chia lưu vực: Lưu vực 1: Được giới hạn bởi chủ yếu là phường Him Lam đến đầu đường Trường Chinh Lưu vực 2: Được giới hạn bởi khu dân cư phường Him Lam và khu dân cư đầu Kênh Tả. Đây là khu vực có dân cư thưa thớt, địa hình lưu vực phức tạp nên sẽ thu gom trong giai đoạn sau. Lưu vực 3: Được giới hạn bởi chủ yếu là phường Tân Thanh Lưu vực 4,5,6: Được giới hạn chủ yếu là phường Mường Thanh và Nam Thanh. Đây là khu vực có địa hình tương đối phức tạp trừ khu vực phường Nam Thanh chính vì vậy việc tiêu thoát nước ở đây là tương đối khó khăn. Mặt khác đây là khu vực có dân cư tập trung đông đúc, đây là khu vực tập trung rất lớn lượng nước thải của thành phố Điện Biên Phủ. Trong lưu vực này có cả khu dân cư mới Noong Bua được định cư từ công trình thủy điện Sơn La về sẽ được đấu nối giai đoạn sau. Lưu vực 7: Được giới hạn chủ yếu là phường Thanh Bình, phần khu vực phường Thanh Trường sẽ được đấu nối trong giai đoạn II. 1.4.3.3. Lưu lượng nước thải Trong giai đoạn 1 đến năm 2015, dự án sẽ nghiên cứu trên phạm vi khu vực nội thị gồm các phường: Tân Thanh, Mường Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Thanh Bình. Dân số phục vụ trong giai đoạn 1 là 57.474 người (Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Điện Biên Phủ đến 2020). Đây là cơ sở cho việc tính toán lưu lượng nước thải thành phố Điện Biên Phủ giai đoạn 1 (đến 2015). Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt: 108 l/ng.ngđ. Lượng nước thải từ các hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp lấy bằng 20% lượng nước thải sinh hoạt. Lượng nước thải từ các công trình công cộng, dịch vụ lấy bằng 16% lượng nước thải sinh hoạt. Hệ số không điều hoà ngày max: Kng-max = 1.3 Bảng 1: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Him Lam GĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  11,162  108  603  1.3  784   2  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  121  1.3  157   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  96  1.3  125   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  60  1.3  78   5  TỔNG CỘNG :    880   1,144   6  LÀM TRÒN      1,140   Bảng 2: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Tân ThanhGĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  10,426  108  1,013  1.3  1,317   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  203  1.3  263   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  162  1.3  211   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  101  1.3  132   5  TỔNG CỘNG :    1,480   1,923   6  LÀM TRÒN      1,920   Bảng 3: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Mường Thanh GĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  12,107  108  1,177  1.3  1,530   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  235  1.3  306   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  188  1.3  245   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  118  1.3  153   5  TỔNG CỘNG :    1,718   2,234   6  LÀM TRÒN      2,230   Bảng 4: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Noong Bua GĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  5,214  108  507  1.3  659   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  101  1.3  132   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  81  1.3  105   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  51  1.3  66   5  TỔNG CỘNG :    740   962   6  LÀM TRÒN      960   Bảng 5: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Nam Thanh GĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  9,605  108  934  1.3  1,214   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  187  1.3  243   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  149  1.3  194   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  93  1.3  121   5  TỔNG CỘNG :    1,363   1,772   6  LÀM TRÒN      1,800   Bảng 6: Bảng tính toán lưu lượng nước thải phường Thanh Bình GĐI đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  6,579  108  639  1.3  831   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  128  1.3  166   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  102  1.3  133   4  Lưu lượng nước thấm Qtc=%Qsh   10%  64  1.3  83   7  TỔNG CỘNG :    934   1,214   8  LÀM TRÒN      1,200   Bảng 7: Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải giai đoạn I đến năm 2015 Số TT  Nhu cầu dùng nước  Dân số (người)  Tiêu chuẩn (l/ng.ng.đ)  Lưu lượng TB (m3/ng.đ)  Kng-max  Lưu lượng max (m3/ng.đ)   1  Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt Qsh  55,093  108  5,355  1.3  6,962   3  Tiêu chuẩn thải nước thương mại, tiểu thủ CN Qtm=%Qsh   20%  1,071  1.3  1,392   3  Tiêu chuẩn thải nước các dịch vụ công cộng Qcc=%Qsh   16%  857  1.3  1,114   4  Lưu lượng nước thấmQtc=%Qsh   10%  536  1.3  696   5  TỔNG CỘNG :    7,818   10,164   6  LÀM TRÒN    7,800   10,000   Lưu lượng nước thải theo tính toán được chọn là Q=10,000 m3/ngđ. Lưu lượng này sẽ là thông số cho công tác tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước thải, trạm bơm và trạm xử lý. 1.4.3.4. Các hạng mục đầu tư cho hệ thống thoát nước thải a, Mạng lưới cống thu gom nước thải Một hệ thống thu gom nước thải sẽ được xây dựng dọc theo các tuyến đường phố của Điện Biên Phủ, cụ thể trong bảng sau: Bảng 8: Khối lượng cống thoát nước thải đề xuất cho giai đoạn I (2015) STT  Hạng mục công việc  Đơn vị  Khối lượng    Tuyến cống thu gom nước thải HDPE         1  Cống DN200  m  15.749   2  Cống DN250  m  3.966   3  Cống DN315  m  4.382   4  Cống DN355  m  225   5  Cống DN400  m  3.257   6  Cống DN450  m  1009   7  Cống DN500  m  1750   b, Trạm bơm nước thải Các trạm bơm nước thải được xây dựng nhằm giảm độ sâu chôn cống thu gom nước thải, đưa nước thải về trạm xử lý. Số lượng trạm bơm được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế, có thể giảm tối đa số lượng trạm bơm mà vẫn đảm bảo đưa nước thải về trạm xử lý với phương án tối ưu nhất. Bảng 9: Bảng tổng hợp các trạm bơm nước thải Hạng Mục  Công suất  Diện tích  Máy bơm chìm   Trạm bơm TB1  1.428 m3/ngày  2,0mx2,0m = 4m2  01 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng với thông số: Q=52m3/h, H= 10m, N= 5Kw   Trạm bơm TB2  2.040 m3/ngày  2,5mx2,5m=6.25m2  01 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng với thông số: Q=85m3/h, H= 11m, N= 5,5Kw   Trạm bơm TB3  1.872 m3/ngày  2,5mx2,5m=6.25m2  01 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng với thông số: Q=78m3/h, H= 10m, N= 5Kw   Trạm bơm TB4  2.208 m3/ngày  2,5mx2,5m=6.25m2  01 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng với thông số: 6 Q=92m3/h, H= 10m N= 6,5Kw   Trạm bơm TB5  3.120 m3/ngày  2,5mx2,5m=6.25m2  02 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng với thông số: Q=65m3/h, H= 10m N= 5Kw   c) Trạm xử lý nước thải. * Vị trí trạm xử lý: Vị trí trạm xử lý đã được chọn tại khu đất ngoại thành thuộc xã Bản Ten B Diện tích chiếm đất của trạm xử lý là 3 ha. Vị trí trạm xử lý đảm bảo khoảng cách với khu dân cư theo tiêu chuẩn; Trạm xử lý nằm gần sông Nậm Rốm; Đảo bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn loại B trước khi xả thải nguồn tiếp nhận. Vị trí rất thuận lợi vì cuối khu dân cư, cuối hướng gió, cách xa khu dân cư, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định về khoảng cách tối thiểu là ≥ 300 m. * Giải pháp công nghệ Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải: Song chắn rác ( Ngăn tiếp nhận ( Bể lắng cát ( Bể xử lý sinh học ( Bể lắng thứ cấp ( trộn Clo hoạt tính ( Bể tiếp xúc ( Máng đo lưu lượng( Xả ra sông Nậm Rốm. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý bùn cặn: Bùn hoạt tính ( Bể lắng bùn trọng lực ( Bơm bùn ( Máy ép cặn băng tải ( Vận chuyển chôn lấp hoặc làm phân hoá học. * Thiết kế trạm xử lý nước thải: Hè thu n­íc vµ tr¹m b¬m n­íc th¶i ®Çu vµo. q max = 420 m3/h q day,average = 325m3/h Máy bơm: 2 bơm hoạt động + 1 bơm dự phòng. Thông số kỹ thuật của mỗi bơm: q max = 210 m3/h H = 9,5 m Công suất động cơ 13 kW mỗi máy Song ch¾n r¸c: Nước thải được bơm lên kênh dẫn nước đầu vào, qua song chắn rác gồm 1 song chắn rác thủ công và một song chắn rác cơ giới. Công suất lắp đặt của song chắn rác tinh: q max = 420 m3/h Cửa file Cửa file được điều khiển bằng tay, được gối lên thành của mương đặt song chắn rác Chiều rộng 600 mm Chiều cao 1000 mm Song chắn cơ giới Công suất song chắn rác 520 m3/h Khoảng cách giữa các thanh 6 mm Chiều rộng 600 mm Kênh đặt song chắn rác chiều rộng 700 mm chiều sâu 1000 mm Tổn thất qua song chắn rác với lưu lượng max 200 mm Vật liệu Thép không rỉ Công suất động cơ 1.1 kW Song chắn rác thủ công Công suất song chắn rác 1250 m3/h Khoảng cách giữa các thanh 30 mm Chiều rộng 700 mm Vật liệu Thép không rỉ Kênh đặt song chắn rác Chiều rộng 700 mm Chiều sâu 1000 mm Băng tải Băng tải chuyển động quay Công suất 1,5 m3/h Vật liệu Thép không rỉ Công suất động cơ 1,5 kW Máy ép rác Rác được chuyển động xoay tròn Được đóng trong các bao tải Công suất 1,5 m3/h Vật liệu Thép không rỉ Công suất động cơ 1,5 kW Máy tách cát Máy tách cát thiết bị vận chuyển cát Công suất 10 l/s Vật liệu Thép không rỉ Công suất động cơ 0,55 kW Thùng chứa rác, 1 m3 BÓ l¾ng c¸t thu håi chÊt næi qh, average 325 m3/h qh,max 420 m3/h Bể lắng cát Dung tích 80 m3 Kích thước Chiều dài 10,0 m Chiều rộng 2,0 m Chiều cao 4,0 m Thời gian lưu nước qh,trung bình 11 phút qh, max 8 phút Cầu công tác phục vụ cho quá trình vận hành. Kết cấu cứng đảm bảo tải trọng bơm cát Vật liệu thép Carbon Cáp treo đảm bảo cấp điện đặt phía trên bể Công suất động cơ 0,37 kW Máy bơm cát Kiểu Bơm nước thải chìm Công suất 10l/s x 6.5 ml Công suất động cơ 2.9kW Thùng chứa rác, 1 m3 Tách chất nổi Cung cấp khí cho bể aroten qa 150 m3/h 2,5 m3/min ( h 350 mbar Công suất động cơ 3 kW BÓ ph¶n øng sinh häc qh, trung bình 325 m3/h qh,max 420 m3/h BOD5-Tải trọng bùn, với lưu lượng làm việc 890 kg/d BOD5-Tải trọng bùn, với lưu lượng max 1101 kg/d Tải trọng bể 0,86 kg BOD/m3xd Nhiệt độ nhỏ nhất 15 (C Tải trọng bùn 0,21kg BOD/kgMLSS Bùn hoạt tính 4,0 kg/m3 Lượng bùn sinh ra 1,0 kg TS / kgBOD5 Sản xuất bùn hoạt tính, trung bình 3000 kg TS / d Dao động trong khoảng 2000…4000 kg TS / d Lượng bùn hoạt tính 0,8 % TS Tổng lượng bùn hoạt tính dư 250…500 m3/d Tuổi bùn 3,5…7 d HRT qave 11,9 h qmax.biol 8 h AOR max 7080 kgO2/d SOTR max 596 kgO2/h Chiều sâu bể 6.3 m Công suất máy nén khí qair 2x 3425 m3/h = 6850 m3/h Đường kính đĩa d=300 mm 2088 đĩa Dung tích bể 2 x 3276 m3 = 6552 m3 Máy nén khí 3 máy 2 làm việc, 1 dự phòng Công suất 4300 m3/h x 600 bar Công suất động cơ 50kw mỗi máy Máy trộn cơ học Kích thước hố thu b x h = 5 x 3 m Số máy trộn 2 x 4 pcs Công suất máy trộn 4 kW Tốc độ 1450v/phút Cửa file Năm cửa file điều khiển bằng tay Hai cửa chứa kênh dẫn nước vào Ba cửa còn lại để phân phối nước trước bể lắng lần hai Chiều rộng 400 mm Chiều cao 600 mm BÓ l¾ng Diện tích bề mặt 2 x 350 m2 700 m2 Đường kính 21 m Chiều sâu Cạnh tường 3.7 m Trung bình 4 m Thể tích 2 x 1400 m3 2800 m3 Tải trọng bề mặt qave 0,60 m/h qmax, biol. 0,89 m/h Tải lượng bùn, qave 2,4 kgSS/m2h qmax, biol 3,6 kgSS/m2h Liều lượng bùn , SVI 120 ml/g Tải trọng bùn qave 0,29 m3MLSS/m2h qmax 0,43 m3MLSS/m2h Thời gian lưu bùn, qave 6,7 h Tỷ lệ bùn tuần hoàn 50…200 % Lưu lượng bùn tuần hoàn 210…1250 m3/h Thanh gạt cặn Cấu trúc bằng thép cacbon cứng Thanh gạt nằm ở dưới đáy Công suất động cơ 2.2 kW Bơm bùn tuần hoàn 3 máy bơm (2+1) Công suất 180 m3/h, h = 5 m Công suất động cơ 14.3 kW Bùn hoạt tính sẽ được bơm từ bể lắng đợt 2 đến bể aroten. Hai bơm làm việc đồng thời và một bơm dự phòng Bơm bùn dư 2 máy bơm Công suất 40 m3/h, h = 24 m Công suất động cơ 7.5kW Bùn hoạt tính dư sẽ được bơm từ bể lắng đợt 2 đến bể nén bùn. Mỗi máy bơm cho mỗi bể. Để duy trì hoạt động bơm được liên khi có một máy bơm ngừng hoạt động, sẽ có một máy bơm hoạt động và bơm cho cả hai bể. BÓ nÐn bïn Bể nén bùn đứng trọng lực d = 13 m h = 3.5 m A = 133m2 Thanh quay Làm bằng thép cacbon cứng Thanh gạt nằm dưới đáy bể Trung tâm hình tròn Công suất động cơ 0.75 kW Tải trọng bùn max 30 kg DS/ m2/d Công suất 4000 kg DS/d Kênh đo lưu lượng:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá DTM Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ –Tỉnh Điện Biên.doc
Luận văn liên quan