Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, Giao Thủy, Nam Định

MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC 1.1 Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước 1.2 Các phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước 1.3 Qui trình đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước 1.4 Quản lý đất ngập nước trên cơ sở đánh giá giá trị kinh tế 1.5 Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Tổng quan về vùng đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.2 Nhận diện các giá trị kinh tế của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.3 Đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.4 Đánh giá các giá trị sử dụng gián tiếp của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.5 Đánh giá các giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.6 Giá trị kinh tế toàn phần của đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định 2.7 Tiểu kết chương 2 CHƯƠNG 3 : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC 3.1 Đề xuất kế hoạch sử dụng đất ngập nước trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng đất ngập nước 3.3 Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn đất ngập nước 3.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất ngập nước 3.5 Lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của đất ngập nước trong các chương trình giáo dục và truyền thông 3.6 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

doc156 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, Giao Thủy, Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương khá rõ về giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN. Với họ, bảo tồn đa dạng sinh học có giá trị và họ sẵn sàng trả tiền để duy trì giá trị đó. Đây là một phát hiện rất quan trọng giúp cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách quản lý bảo tồn nhằm sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng xã hội. CHƯƠNG 3 QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC Như đã trình bày trong phần mở đầu, một trong những mục tiêu quan trọng của luận án là đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định và sử dụng các thông tin này như một yếu tố đầu vào để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực. Cụ thể hơn, dựa vào kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN trong Chương 2 và những ứng dụng của thông tin giá trị kinh tế của ĐNN trong quản lý ĐNN (Chương 1), luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp để quản lý ĐNN tại cửa sông Ba Lạt gồm: Đề xuất phương án sử dụng ĐNN tại khu vực dựa trên việc phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN nhằm phục vụ qui hoạch sử dụng đất và các qui hoạch phát triển tại Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 – 2020 Đề xuất áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn các giá trị sinh thái của ĐNN Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN Tiến hành các chương trình giáo dục, truyền thông về ĐNN tại địa phương có lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. 3.1. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐNN TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐNN 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy Trong kho¶ng vµi chôc n¨m gÇn ®©y, vïng b·i triÒu cöa s«ng Ba L¹t thuéc huyÖn Giao Thuû ®­îc ®­a vµo khai th¸c sö dông nguån lîi tù nhiªn phôc vô d©n sinh. Giai ®o¹n 1960 - 1985 lµ thêi kú quai ®ª lÊn biÓn theo ph­¬ng ch©m "lóa lÊn cãi, cãi lÊn vÑt, vÑt lÊn biÓn”. Trong giai ®o¹n nµy Huyện ®· quai ®ª lÊn biÓn ®­îc kho¶ng 300 ha ë s¸t ch©n ®ª Ngù Hµn [32]. Tõ n¨m 1985 - 1995 lµ giai ®o¹n më cöa vµ thay ®æi vÒ chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh tÕ vïng biÓn. Ph­¬ng ch©m "vÑt lÊn biÓn, t«m lÊn vÑt" ®· t¹o ra hµng ngµn ha ®Çm t«m ë vïng B·i Trong vµ Cån Ng¹n. Trong thêi gian nµy, hµng ngµn ha rõng ®· bÞ ph¸ ®Ó lµm ®Çm t«m. GÇn 2.000 ha b·i triÒu kh«ng cßn gi÷ ®­îc c¶nh quan tù nhiªn mµ bÞ ng¨n thµnh nhiÒu « thöa ®Ó ®iÒu tiÕt n­íc theo yªu cÇu nu«i trång thuû s¶n. Các cơ quan quản lý Nhµ n­íc tại ®Þa ph­¬ng còng can thiÖp kh¸ m¹nh b»ng c¸ch quy ho¹ch vïng nu«i, x©y dùng c¸c c«ng tr×nh giao th«ng thuû lîi, lµm thay ®æi ®¸ng kÓ bé mÆt tù nhiªn ë khu vùc b·i båi vïng cöa s«ng Ba L¹t, huyÖn Giao Thuû. C¶nh quan hoang d· cña vïng b·i triÒu ®· nh­êng chç cho c¸c m« h×nh canh t¸c míi cña con ng­êi, đång thêi kÐo theo sù suy gi¶m vÒ sè l­îng vµ chÊt l­îng c¸c loµi ®éng vËt hoang d· vµ m«i tr­êng sinh th¸i tù nhiªn cña khu vùc. Tuy nhiªn víi tÇm nh×n vÒ ph¸t triÓn bÒn v÷ng, Nhµ n­íc ®· l­u gi÷ l¹i mét vïng §NN nguyªn sinh để bảo tồn, hiÖn lµ vïng lâi cña VQG Xu©n Thuû. Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nuôi tôm, cua, cá Đất có mặt nước nuôi vạng 2433,1 1779 654 30,19 Đất có rừng 2760,72 34,24 Đất chuyên dùng 84,81 1,05 Đất dân cư 101,73 1,26 Đất chưa sử dụng Sông rạch Đất bằng, bãi cát, cồn cát Đất có mặt nước chưa sử dụng 2681,41 693,48 1230,41 757,52 33,26 Nguồn: [46] Năm 1992, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Cồn Ngạn (Quyết định 455/QĐ-LĐTBXH ngày 4/8/1992). Theo đó vùng Cồn Ngạn được chia thành 4 ô để nuôi trồng thủy sản: Ô 1 giáp địa giới hành chính xã Giao Thiện có diện tích 774 ha Ô 2 giáp địa giới hành chính xã Giao An có diện tích 1280 ha Ô 3 giáp địa giới hành chính xã Giao Lạc có diện tích 716 ha Ô 4 giáp địa giới hành chính xã Giao Xuân có diện tích 430 ha Bảng 3.2: Diện tích các đầm nuôi trồng thuỷ sản Xã Số đầm Diện tích (ha) Trong đó Ô 1 Ô 2 Ô 3 Ô 4 Giao Thiện 97 663,5 663,5 Giao An 62 897 897 Giao Lạc 18 169 169 Giao Xuân 6 49,5 49,5 Tổng 183 1779 663,5 897 169 49,5 Nguồn: [46] Nhìn chung các đầm đều sử dụng hình thức nuôi quảng canh, nhiều đầm đã thực hiện kiểu nuôi sinh thái, quy mô các đầm không đồng đều, việc đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm còn hạn chế. Từ năm 1988, khi UBND huyện Giao Thủy triển khai quai đê khoanh đập 3.200 ha bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng vùng kinh tế mới. Trong đó Huyện đã tạm giao đất, giao rừng cho nhân dân khoanh đắp đầm nuôi trồng thủy sản. Phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn là vùng đất cát pha tạm giao cho nhân dân nuôi ngao. Cho đến năm 2007, diện tích nuôi kết hợp là 1.779 ha, nuôi chuyên ngao là 450 ha. 1.2. Phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước tại vùng đệm VQG Xuân Thủy Bước 1: Xác định các nhóm lợi ích Luận án sẽ áp dụng qui trình phân tích chi phí- lợi ích trong Chương 1 để tiến hành phân tích chi phí - lợi ích mở rộng cho các phương án sử dụng ĐNN phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng đệm Huyện Giao Thủy. Vào năm 2009, UBND Huyện sẽ xây dựng qui hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2020, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ tại vùng cửa sông Ba Lạt, cụ thể là vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn có vai trò rất quan trọng vì đây là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cũng như mang lại giá trị sản xuất lớn nhất cho toàn Huyện. Ngoài ra, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong giai đoạn 2010-2020 cũng cần các thông tin về giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản để đưa ra các định hướng phát triển. Vì vậy, việc tính toán giá trị của các phương án sử dụng ĐNN có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định, quản lý lựa chọn được một phương án sử dụng tài nguyên tại địa phương hiệu quả, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng. Các nhóm lợi ích chính trong phân tích tài chính là các doanh nghiệp, chủ hộ nuôi ngao và nuôi tôm kết hợp (cua, rau câu). Nhóm lợi ích trong phân tích kinh tế là các nhà quản lý của Huyện (nhìn nhận dự án trên quan điểm xã hội). Bước 2: Xác định các phương án sử dụng ĐNN Các phương án sử dụng ĐNN tại khu vực được xác định trên cơ sở các định hướng sử dụng ĐNN tại vùng Cồn Ngạn-Cồn Lu của Huyện trong giai đoạn 2010-2020. Hiện tại, mặc dù qui hoạch sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản giai đoạn trên vẫn chưa được xây dựng nhưng theo Phòng NNPTNT của Huyện thì những phương án sử dụng ĐNN tại Cồn Ngạn-Cồn Lu sau đang được cân nhắc: Phương án 1: Giữ nguyên hiện trạng sử dụng tài nguyên ĐNN như hiện tại, cụ thể như sau: Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha, trong đó có khoảng 600 ha là nuôi tôm sinh thái và 1179 ha nuôi quảng canh. Diện tích nuôi ngao khoảng 450 ha vẫn được duy trì tại khu vực cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu. Thời gian cho thuê mặt nước là 10 năm. Phương án 2: Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha. Tuy nhiên, thời gian cho thuê đất dự kiến sẽ tăng lên 15 năm, khi đó nguời dân sẽ yên tâm đầu tư vào cải tạo ao và phục hồi rừng ngập mặn trong ao để tăng năng suất nuôi tôm. Theo Phòng NNPTNT Huyện thì phải sau 10 năm kể từ thời điểm đầu tư trồng cây trong ao thì ao mới phục hồi và cho năng suất nuôi trồng ổn định. Chính vì vậy việc kéo dài thời gian cho thuê sẽ có thể tạo động cơ cho người dân đầu tư phục hồi ao nuôi của mình. Theo phương án này dự kiến sẽ có 60% người dân hiện đang nuôi quảng canh đầu tư cải tạo ao theo hướng nuôi sinh thái. Vì vậy, cho đến năm 2025 sẽ có 1779 ha nuôi kết hợp, trong đó có nuôi sinh thái là 1310 ha bao gồm 600 ha nuôi sinh thái cũ và 710 ha nuôi sinh thái chuyển đổi từ quảng canh. Theo phương án này vẫn còn 468 ha nuôi quảng canh. Ngoài ra, Huyện vẫn giữ nguyên diện tích nuôi ngao tại Cồn Ngạn và Cồn Lu là 450 ha. Phương án 3: Giống như phương án 2 tức là giữ nguyên diện tích nuôi kết hợp 1779 ha và cho thuê đất thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, kèm theo việc thuê đất là điều khoản bắt buộc các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi tất cả các ao nuôi quảng canh thành ao nuôi sinh thái. Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng trong ao phải được tiến hành từ khi thuê đất năm 2010. Như vậy, đến năm 2025 tại khu vực qui hoạch sẽ có 1779 ha ao nuôi tôm sinh thái kết hợp và 450 ha nuôi ngao. Phương án 4: Do quá trình bồi tụ nên dự kiến đến năm 2010 vùng lòng sông Vọp cuối cồn Lu có diện tích mặt nước 400 ha ngập sâu từ 0,5 m đến 1,5 m sẽ nâng cao trong đó khoảng 100 ha không thể sử dụng để nuôi ngao được nữa mà dự kiến sẽ chuyển sang nuôi tôm sinh thái. Phương án 4a: Nếu kết hợp tình huống này với phương án 2 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm giả định 60% các hộ nuôi quảng canh chuyển sang nuôi sinh thái thì năm 2025 diện tích nuôi sinh thái kết hợp sẽ là 1410 ha. Diện tích nuôi quảng canh là 468 ha, diện tích nuôi ngao là 350 ha. Phương án 4b: Nếu kết hợp tình huống trên với phương án 3 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm điều kiện yêu cầu các chủ hộ phải đầu tư nuôi sinh thái và thời điểm đầu tư là 2010 thì đến năm 2025 diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp là 1889 ha và nuôi ngao là 350 ha. Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để nuôi trồng thủy sản Đơn vị: ha Các phương án Diện tích nuôi quảng canh Diện tích nuôi sinh thái Diện tích nuôi ngao Thời gian thuê dự kiến (năm) Phương án 1 600 1179 450 10 Phương án 2 469 1310 450 15 Phương án 3 0 1779 450 15 Phương án 4a 469 1410 350 15 Phương án 4b 0 1889 350 15 Bước 3: Phân định các chi phí và lợi ích của từng phương án sử dụng ĐNN Các phương án sử dụng ĐNN đã nêu đều bao gồm hoạt động nuôi tôm sinh thái kết hợp và nuôi ngao. Các chi phí và lợi ích của các hoạt động trong vòng đời dự án dự kiến như sau: Hoạt động nuôi tôm Chi phí đầu tư Các đầm tôm ở khu vực hiện đang ở một trong hai trạng thái, có rừng che phủ trong ao (nuôi sinh thái) và không có rừng che phủ trong ao (nuôi quảng canh hoặc nuôi trắng). Khi đầu tư nuôi tôm sinh thái với các đầm trắng, cần tiến hành trồng lại rừng trên các bờ đầm và trong nội vi đầm theo một thiết kế khoa học, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt từ 30%-50%. Trong nội vi đầm cần thiết kế các luống để tạo lập địa thích hợp trong nội đầm cho việc trồng các loài cây ngập mặn truyền thống như trang, bần chua, mắm biển. Trên các bờ đầm trồng các loài ít chịu ngập hơn như: vẹt dù, tra làm chiếu, vọng đắng, muống biển, giá mủ. Đối với các đầm tôm còn rừng, cần xác lập mô hình nuôi tôm sinh thái có tỷ lệ rừng, mặt nước và phương thức canh tác thích hợp. Những chỗ có rừng quá dày cần phải điều chỉnh mật độ cho phù hợp (độ che phủ của rừng trên phần đất có rừng chỉ cần ở mức 40%-50%). Khi độ che phủ của rừng quá lớn, ánh sáng không lọt tới nền đáy sẽ ngăn cản quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ cũng như các phản ứng hóa học tự nhiên khác gây bất lợi cho mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh tự nhiên ở nội đầm. Những nơi rừng còn quá thưa hoặc không có rừng cần được trồng mới hoặc trồng dặm bằng các cây giống tự nhiên để đảm bảo mật độ che phủ phù hợp của rừng. Theo mô hình nuôi sinh thái thử nghiệm ở Giao Thiện do Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Đại học quốc gia tiến hành năm 2007 thì các bước khi chuẩn bị ao nuôi sinh thái bao gồm: nạo vét bùn và mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, vệ sinh ao nuôi và các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi, phơi ao để diệt khuẩn, làm luống trồng cây ngập mặn, rào lưới, diệt khuẩn, trồng cây ngập mặn trong ao và bờ đầm. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí phục hồi đầm tôm, chi phí trung gian và chi phí lao động hàng năm Sau mỗi mùa vụ, chủ hộ phải cải tạo lại các đầm nuôi tôm bao gồm bơm nước ra khỏi đầm và xới đất làm ướt đầm, cải thiện đê bao của đầm. Sau khi xới và cải thiện xong đê của đầm, nước sẽ được bơm vào để sẵn sàng cho quá trình sản xuất tiếp theo. Chi phí trung gian là các chi phí như tôm giống, thức ăn, các hóa chất và nguyên liệu khác. Lao động bao gồm lao động thuê và số lao động gia đình cung cấp mỗi năm. Lao động gia đình thường tham gia nuôi tôm giống, bảo vệ nguồn nước. Lợi ích nuôi tôm là doanh thu từ việc bán tôm thành phẩm, tính theo giá thị trường tại điểm bán. Lợi ích môi trường Như trong Chương 2 đã trình bày, việc nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn mang lại những lợi ích môi trường là các giá trị sử dụng gián tiếp do các dịch vụ sinh thái mà rừng ngập mặn cung cấp bao gồm: Giá trị phòng chống bão lũ cho đê biển Giá trị hỗ trợ nuôi trồng thủy sản Giá trị hấp thụ cacbon của rừng Hoạt động nuôi cua và trồng rau câu Cũng bao gồm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, chi phí đầu tư sẽ chung với chi phí đầu tư nuôi tôm vì đây là hoạt động nuôi kết hợp. Các chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí giống, chi phí lao động (bao gồm cả việc thu hoạch). Lợi ích là doanh thu từ bán sản phẩm. Hoạt động nuôi ngao Chi phí đầu tư: như đã trình bày, khi đầu tư vào nghề nuôi ngao chủ nuôi không phải lo thức ăn nhưng phải tạo môi trường cho ngao sống thuận lợi. Người nuôi ngao thường chia diện tích nuôi thành những đầm rộng, có ô quây riêng biệt bằng lưới. Để có vùng nuôi bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho ngao, chủ đầm phải đầu tư kinh phí để phun cát, tạo thành nền đáy bằng phẳng phù hợp với sự lên xuống của thuỷ triểu. Tiếp đó, đầu tư tiền để mua lưới quây phù hợp với từng giai đoạn phát triển và bảo đảm giữ được ngao nhưng không cản trở sinh vật phù du cộng với tiền chôn cọc xung quanh vùng nuôi ngao. Chi phí sản xuất gồm chi phí cho ngao giống và chi phí lao động. Lợi ích từ nuôi ngao là doanh thu từ bán sản phẩm tính theo giá thị trường. Bước 4: Lượng hóa các chi phí, lợi ích thành thước đo tiền tệ Bước này kế thừa các kết quả trong Chương 2 bao gồm kết quả điều tra các số liệu sơ cấp, kết quả tổng hợp từ các dữ liệu thứ cấp và kết quả tính toán trong các mô hình liên quan. Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích trực tiếp từ nuôi trồng thủy sản Đơn vị đồng/ha Các hoạt động Chi phí thuê đất Chi phí đầu tư Chi phí sản xuất Doanh thu từ bán sản phẩm Nuôi tôm quảng canh 300.000 Không phải đầu tư vì đã đầu tư trong giai đoạn trước 5.672.000 11.593.750 Nuôi tôm sinh thái 300.000 15.000.000 6.472.000 16.721.250 Nuôi cua Cùng với nuôi tôm Cùng với nuôi tôm Cùng với nuôi tôm 980.000 Trồng rong câu Cùng với nuôi tôm Cùng với nuôi tôm 1.500.000 7.500.000 Nuôi ngao 300.000 Đã đầu tư 18.000.000 160.000.000 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu trong Chương 2 Đối với các lợi ích môi trường, việc trồng RNM trong ao nuôi sinh thái mang lại ba loại lợi ích môi trường: Thứ nhất, RNM có khả năng hỗ trợ nuôi trồng thủy sản do sự tồn tại của cây rừng trong ao nuôi tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường giúp cho năng suất thủy sản ở ao nuôi sinh thái cao hơn ao nuôi quảng canh. Giá trị này theo cách phân tích trong Chương 2 thể hiện ở sự khác biệt có ý nghĩa về năng suất nuôi tôm giữa ao quảng canh (trung bình 132,5 kg/ha) và ao sinh thái (trung bình 191,1 kg/ha). Sự khác biệt này đã được qui đổi về giá trị tiền tệ trong doanh thu nuôi tôm trên 1 ha nuôi như trình bày trong bảng trên. Thứ hai, RNM khi trưởng thành có khả năng hấp thụ cacbon. Trung bình 1ha RNM tại vùng lõi có khả năng hấp thụ 2,5 tấn cacbon một năm. Để đơn giản hóa khi tính toán, ta giả định rằng giá trị hấp thụ cacbon trên một đơn vị diện tích tỷ lệ thuận với số lượng rừng trên cùng đơn vị diện tích đó. Như vậy, nếu trong các ao nuôi sinh thái độ che phủ của rừng chiếm 50% diện tích ao thì trên 1 ha ao nuôi sinh thái, giá trị hấp thụ cacbon của cây ngập mặn là 1,25 tấn/1năm khi rừng đã trưởng thành. Theo Phòng Thủy sản của Huyện (2008), rừng trong ao nuôi sinh thái đòi hỏi thời gian khoảng 10 để trưởng thành tức là tại năm thứ 10 trong vòng đời dự án thì 1ha rừng cung cấp được giá trị hấp thu cacbon là 1,25 tấn/năm. Để tính toán dòng giá trị, giả sử dịch vụ này tăng dần trong từng năm kể từ khi trồng cây rừng tới khi cây trưởng thành với mức hấp thu trung bình gia tăng hàng năm là 0,125 tấn/ha. Theo kết quả đã nghiên cứu, một ha rừng ngập mặn tại Xuân Thủy có giá trị hấp thụ cacbon qui đổi ra tiền là 646.387 đồng/1năm. Với cách lập luận trên thì rừng trong một ha ao nuôi sinh thái tại năm thứ 10 trong vòng đời có giá trị hấp thụ cacbon là 323.194 đồng/1năm và từ năm thứ nhất tới năm thứ 10 trong vòng đời thì mỗi năm giá trị này gia tăng 32.319,4 đồng. Thứ ba, lợi ích bảo vệ đê biển của RNM. Theo Chương 2, giá trị này được xác định là 492.000 đồng/ha rừng/1năm. Để đơn giản hóa khi tính toán chuỗi lợi ích, ta cũng giả định giá trị này của rừng trên một đơn vị diện tích tỷ lệ với diện tích cây rừng hiện hữu trên đơn vị diện tích đó. Đồng thời giá trị này sẽ tích lũy từng năm kể từ khi trồng cây tới khi cây trưởng thành tại năm thứ 10. Với giả định như vậy, giá trị bảo vệ đê biển của RNM trong ao sinh thái là 246.000/ha/năm tại năm thứ 10 (mức che phủ rừng trong ao là 50%). Giá trị này sẽ tăng từ 24.600 đồng/ ha từ năm thứ 1 trong vòng đời tới năm thứ 10 với mức tăng hàng năm là 24.600 đồng/ha. Bước 5: Tính toán chỉ số sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN Trong bước này, giá trị hiện tại ròng (NPV) cá nhân và xã hội sẽ được tính cho từng phương án sử dụng ĐNN tại khu vực với nguồn dữ liệu đầu vào là các dòng lợi ích và chi phí trong từng năm được xác định ở bước 4. NPV xã hội được tính theo phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng trong đó có lồng ghép cả những lợi ích môi trường của các phương án sử dụng ĐNN. Trong đó: Bt: tổng các lợi ích của phương án ở năm thứ t Ct: tổng các chi phí của phương án ở năm thứ t Et: tổng lợi ích môi trường của phương án ở năm thứ t r: tỷ lệ chiết khấu n: số năm thực hiện phương án Tỷ lệ chiết khấu cơ bản được sử dụng trong tính toán là 10%/năm. Tỷ lệ này bằng với lãi suất trái phiếu dài hạn của Chính phủ Việt Nam hiện nay, đồng thời là một mức chiết khấu được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về phân tích chi phí – lợi ích. Ngoài ra, trong phần phân tích độ nhạy ở bước tiếp sau, tỷ lệ chiết khấu sẽ được thay đổi ở mức 12% và 15% để xem xét mức độ biến động của khả năng sinh lời của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương. Phương án 1: Đơn vị: đồng Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết hợp Giá trị 1179 ha nuôi quảng canh kết hợp Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 600 ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1 ha nuôi ngao Giá trị 450 ha nuôi ngao Tổng giá trị theo kịch bản NPV cá nhân 77.432.298 91.92.679.960 90.386.549 54.231.929.422 870,685,158 391.808.321.495 544.833.441.925 NPV xã hội 77.432.298 91.92.679.960 100.485.064 60.291.038.429 870,685,158 391.808.321.495 556.739.591.123 Phương án 2: Đơn vị: đồng Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết hợp Giá trị 469 ha nuôi quảng canh kết hợp Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1310 ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1 ha nuôi ngao Giá trị 450 ha nuôi ngao Tổng giá trị theo kịch bản NPV cá nhân 115.128.857 44.953.608.924 115.128.857 150.818.803.778 1.077.781.466 391.808.321 680.774.072.422 NPV xã hội 130.310.425 44.953.608.924 130.310.425 170.706.657.137 1.077.781.466 391.808.321 700.661.925.781 Phương án 3: Đơn vị: đồng Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết hợp Giá trị nuôi quảng canh kết hợp (không nuôi) Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1779 ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1 ha nuôi ngao Giá trị 450 ha nuôi ngao Tổng giá trị theo kịch bản NPV cá nhân 95.849.912 0 115.128.857 204.814.238.107 1.077.781.466 391.808.321 689.815.897.827 NPV xã hội 95.849.912 0 130.310.425 231.822.246.600 1.077.781.466 391.808.321 716.823.906.320 Phương án 4a: Đơn vị: đồng Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết hợp Giá trị nuôi quảng canh kết hợp (không nuôi) Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1779 ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1 ha nuôi ngao Giá trị 450 ha nuôi ngao Tổng giá trị theo kịch bản NPV cá nhân 95.849.912 0 115.128.857 216.327.123.892 870.685.158 377.223.513.115. 584.508.811.602 NPV xã hội 95.849.912 0 130.310.425 244.853.289.130 870.685.158 377.223.513.115 605.914.821.706 Phương án 4b: Đơn vị: đồng Giá trị 1ha nuôi tôm quảng canh kết hợp Giá trị nuôi quảng canh 469 ha Giá trị 1ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1410 ha nuôi sinh thái kết hợp Giá trị 1 ha nuôi ngao Giá trị 350 ha nuôi ngao Tổng giá trị theo kịch bản NPV cá nhân 95.849.912 44.953.608.924 115.128.857 162.331.689.562 870.685.158 377.223.513.115 593.550.637.007 NPV xã hội 95.849.912 44.953.608.924 130.310.425 183.737.699.666 870.685.158 377.223.513.115 622.076.802.245 Hình 3.1: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN Nguồn: Xử lý của tác giả (2008) Bước 6: Phân tích độ nhạy Giả định 1: Tăng giá thuê mặt nước từ 300.000 đồng thành 1.000.000 đồng/1 ha/ năm. Bảng 3.5: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN khi giá thuê mặt nước thay đổi Đơn vị: đồng NPV cá nhân NPV xã hội Phương án 1 543.018.624.178 560.983.882.383 Phương án 2 668.906.306.568 688.794.159.927 Phương án 3 677.948.131.973 704.956.140.466 Phương án 4a 572.641.045.748 594.047.055.850 Phương án 4b 581.682.871.153 610.209.036.392 Nguồn: Xử lý của tác giả (2008) Giả định 2: Chi phí sản xuất tăng 50% từ năm 2010 Bảng 3.6: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN Đơn vị: đồng NPV cá nhân NPV xã hội Phương án 1 368.148.893.763 386.114.151.967 Phương án 2 491.197.958.220 511.085.811.580 Phương án 3 490.990.528.049 517.998.536.543 Phương án 4a 401.196.437.566 422.602.447.670 Phương án 4b 400.989.007.395 429.515.172.633 Nguồn: Xử lý của tác giả (2008) Giả định 3: Tỷ lệ chiết khấu 12%, các giả thiết khác không đổi Bảng 3.7: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=12%) Đơn vị: đồng NPV cá nhân NPV xã hội Phương án 1 535.253.633.080 545.875.673.527 Phương án 2 608.050.548.177 625.140.815.526 Phương án 3 615.592.611.717 638.801.455.697 Phương án 4a 521.731.595.412 540.126.463.322 Phương án 4b 529.273.658.953 553.787.103.494 Nguồn: Xử lý của tác giả (2008) Giả định 4: Tỷ lệ chiết khấu 15%, các giả thiết khác không đổi Bảng 3.8: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r =15%) Đơn vị: đồng NPV cá nhân NPV xã hội Phương án 1 442.763.223.823 451.783.585.256 Phương án 2 520.008.829.124 533.806.645.268 Phương án 3 525.759.245.554 544.496.890.531 Phương án 4a 445.746.406.025 460.597.490.577 Phương án 4b 451.496.822.454 471.287.735.839 Nguồn: Xử lý của tác giả (2008) Bước 7: Thảo luận kết quả tính toán và đề xuất quản lý Thảo luận kết quả tính toán Trong tất cả các trường hợp tính toán, NPV xã hội và NPV cá nhân luôn dương, trong đó NPV xã hội luôn lớn hơn đáng kể so với NPV cá nhân do có sự tồn tại của các lợi ích ngoại ứng môi trường do dự án trồng rừng tạo ra cho xã hội. Trong tất cả các trường hợp, Phương án 3 luôn mang lại NPV xã hội và NPV cá nhân lớn nhất, tiếp sau đó là Phương án 2, rồi đến Phương án 4b. Trong tất cả các trường hợp thì sự gia tăng của tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV cá nhân và xã hội giảm đi đáng kể. Tuy nhiên khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên mức 15%/năm thì NPV của các phương án đều vẫn dương và khá lớn. Khi chi phí sản xuất được giả định là gia tăng gấp đôi từ năm 2010 thì các phương án vẫn mang lại NPV cá nhân và xã hội khá lớn. Khi giá thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên đến 1.000.000 đồng/ha/năm (tăng 300% so với hiện tại) thì NPV cá nhân và xã hội giảm không đáng kể so với trường hợp giữ nguyên giá thuê như hiện tại. Đề xuất quản lý Thứ nhất, chính quyền và các cơ quản lý tại địa phương nên cân nhắc việc cho thuê đất lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản vì nếu thời gian cho thuê quá ngắn thì các hộ sẽ không có động cơ kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng trong ao. Chỉ khi thời gian cho thuê lớn hơn 10 năm thì các hộ mới tính đến việc trồng phục hồi rừng. Thứ hai, địa phương nên thúc đẩy một cơ chế cho người dân vay để đầu tư trồng rừng và nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Hiện tại thời gian cho vay vốn là 2 năm phải trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Theo kiến nghị của các chủ hộ thì thời gian cho vay vốn nên kéo dài thành 5 năm vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch bệnh, các điều kiện tự nhiên cũng như những phản ứng của thị trường. Thứ ba, chính quyền địa phương nên nghiên cứu về cơ chế chính sách bắt buộc với các chủ hộ thuê phải trồng phục hồi rừng trong ao để vừa mang lại lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Việc bắt buộc này nên ràng buộc bằng các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng cho thuê mặt nước về thời gian, diện tích trồng rừng và trách nhiệm duy trì bảo vệ rừng. Thứ tư, các cơ quan quản lý cũng nên xem xét lại việc tính giá cho hộ gia đình thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại Huyện. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một hecta mặt nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm [10], với những hoạt động sinh lời lớn như nuôi ngao thì hoàn toàn có thể áp dụng mức giá này vì vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nuôi lâu dài, vừa mang lại nguồn thu ngân sách cho cơ quan quản lý địa phương. 3.2. ÁP DỤNG CƠ CHẾ CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỂ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC Như đã trình bày trong Chương 1, Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là một công cụ kinh tế được sử dụng để bảo tồn và phát triển bền vững các dịch vụ sinh thái của môi trường. Bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho chủ thể cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để thực hiện PES là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008). Ngoài ra, PES đang được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng” với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch [11]. Đề xuất mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy Kết quả nghiên cứu trong Chương 2 của luận án cho thấy RNM tại VQG Xuân Thủy cung cấp rất nhiều giá trị sinh thái cho người dân và cộng đồng địa phương. Các dịch vụ này bao gồm: bảo tồn đa dang sinh học, phòng tránh thiệt hại cho đê biển, hỗ trợ sinh thái hoạt động nuôi trồng thủy sản, hấp thụ cacbon. Các dịch vụ sinh thái trên cũng đã được tính toán qui đổi về giá trị tiền tệ cụ thể. Như vậy điều kiện tiền đề để áp dụng Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường là khá rõ ràng gồm: (i) có cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế, (ii) các chủ thể hưởng lợi từ các dịch vụ sinh thái và các chủ thể cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng; (ii) các dịch vụ sinh thái được lượng hóa thành tiền dựa trên những tính toán có căn cứ khoa học và thực nghiệm. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về các mô hình PES đã có trong nước và quốc tế, luận án đề xuất mô hình PES cho bảo RNM tại Xuân Thủy. Mục đích của mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy Thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trường góp phần thay đổi cơ chế đầu tư đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngâp mặn tại Xuân Thủy, từ chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước sang huy động nguồn lực của xã hội, hình thành một nguồn tài chính mới, trực tiếp từ những người được hưởng dịch vụ do rừng cung cấp đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững. Đối tượng áp dụng Các tổ chức sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến gồm: Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định (hưởng lợi ích phòng hộ đê biển của RNM do tránh được các chi phí bảo dưỡng, duy tu hệ thống đê biển có RNM phòng hộ) Tổ chức, cá nhân sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm của VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị hỗ trợ sinh thái của RNM) Người dân tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của RNM. Chủ thể cung cấp dịch vụ môi trường là Ban quản lý VQG Xuân Thủy. Loại dịch vụ môi trường Dịch vụ phòng hộ đê biển của RNM Dịch vụ hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM Dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học của RNM Hình thức chi trả cho dịch vụ môi trường Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả) Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền gián tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua một tổ chức khác Đề xuất mức chi trả Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định: dự kiến là 1 tỷ đồng 1 năm. Việc chi trả được tiến hành trực tiếp giữa Sở và Ban quản lý VQG Xuân Thủy. Các cá nhân, tổ chức sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm VQG Xuân Thủy: dự kiến là 300.000 đồng/hộ/1năm. Việc chi trả được tiến hành gián tiếp, trong đó các cá nhân và hộ kinh doanh nộp tiền hàng năm cho Quĩ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của Huyện. Quĩ có thể trao lại 50% số tiền thu được cho VQG Xuân Thủy để trồng và bảo vệ rừng, 50% số tiền còn lại được sử dụng để trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động trồng rừng của các hộ gia đình nuôi thủy sản theo hình thức sinh thái tại các xã vùng đệm. Người dân tại vùng đệm VQG Xuân Thủy: dự kiến là 30.000 đồng/hộ/1năm. Việc chi trả tiến hành gián tiếp, trong đó các hộ gia đình sẽ nộp tiền hàng năm vào Quĩ bảo vệ và phát triển RNM. Số tiền thu về hàng năm được sử dụng cho các hoạt động trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy. Trách nhiệm của bên chi trả và bên được chi trả dịch vụ môi trường Với bên chi trả dịch vụ Phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường đầy đủ và đúng hạn cho Ban quản lý VQG Xuân Thủy (trong trường hợp trả trực tiếp) hoặc nộp tiền cho Quĩ Bảo vệ và phát triển rừng (trong trường hợp trả gián tiếp). Với bên được chi trả dịch vụ Phải bảo đảm RNM được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo đúng qui hoạch và kế hoạch. Phải báo cáo hàng năm về tình hình quản lý rừng cho bên chi trả trên cơ sở các đánh giá khách quan và khoa học Trách nhiệm của các bên liên quan UNND Huyện Giao Thủy Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Phối hợp các cơ quan chức năng của Huyện chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy Thành lập Quĩ bảo vệ và phát triển rừng cấp Huyện và tổng kết việc thực hiện chính sách và đưa ra những điều chỉnh về chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn UBND các xã liên quan Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng đối với trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp tiền cho bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng để thực hiện chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường. Xác định danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chi trả cho dịch vụ môi trường. Tham gia giám sát thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện áp dụng chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về trách nhiệm, nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương. 3.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐNN là một trong những giải pháp quản lý ĐNN được áp dụng phổ biến trên thế giới với mục đích giám sát sự biến động của ĐNN, cung cấp thông tin phục vụ qui hoạch sử dụng ĐNN, cung cấp thông tin nền để giải quyết các tranh chấp và đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có các tác động bên ngoài. Tại Việt Nam, thu thập các thông tin liên quan và xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN đã được đề cập như một biện pháp quản lý then chốt tài nguyên ĐNN trong nhiều văn bản, qui định của Nhà nước, tiêu biểu là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN và Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Với những ý nghĩa quan trọng trên và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước, Kế hoạch hành động về Bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010 đã được xây dựng và phê chuẩn theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 của Bộ trưởng Bộ TNMT. Văn bản này đã nhấn mạnh vai trò của các vùng ĐNN, đưa ra được các mục tiêu cụ thể, các chương trình và dự án ưu tiên để bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Việt Nam, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN là một Chương trình quan trọng của Kế hoạch hành động. Bảng 3.9: Qui định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT Chương trình 2: Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng ĐNN (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý ĐNN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng ĐNN có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng ĐNN bị đe dọa. Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng ĐNN, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng ĐNN; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và PTBV vùng ĐNN. Nguồn: [3] Ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung những thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN trong cơ sở dữ liệu ĐNN tại khu Ramsar Xuân Thủy. Theo dự thảo khung cơ sở dữ liệu ĐNN tại Việt Nam do Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2007 do Chính phủ Hà Lan tài trợ, toàn bộ 68 vùng ĐNN có giá trị sinh thái cao tại Việt Nam sẽ phải xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN chi tiết. Trong các cơ sở dữ liệu sẽ có các thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng khai thác tài nguyên, các thông tin về giá trị đa dạng sinh học và giá trị gián tiếp của từng khu vực ĐNN. Như vậy, thông tin nghiên cứu của luận án về giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt có thể được chọn lọc và tích hợp trong khung cơ sở dữ liệu ĐNN của VQG Xuân Thủy để phục vụ cho các hoạt động quản lý và nghiên cứu. Thứ hai, thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN giúp hoạch định các kế hoạch, qui hoạch sử dụng ĐNN hiệu quả, bền vững. Như đã trình bày trong đề xuất 1, các thông tin về giá trị kinh tế ĐNN là dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho việc tính toán giá trị của các phương án sử dụng ĐNN tại địa phương, từ đó lựa chọn được phương án mang lại giá trị lớn nhất cho cộng đồng và xã hội. Thứ ba, thông tin về giá trị kinh tế ĐNN tại Xuân Thủy cung cấp những dữ liệu nền rất quan trọng góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột liên quan đến ĐNN. Hiện nay cùng với quá trình phát triển kinh tế thì các vấn đề ô nhiễm, sự cố môi trường liên quan đến ĐNN xảy ra với tần suất ngày càng cao hơn. Để xử lý và áp dụng các chế tài với những người gây ô nhiễm theo Luật BVMT, Luật Dân sự và Luật Hình sự đòi hỏi phải xác định được thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra. Nếu các nhà quản lý không có các dữ liệu nền về giá trị kinh tế của ĐNN thì sẽ không thể xác định được qui mô giá trị của các thiệt hại để đưa ra các phán xử có tính thuyết phục. Nhìn chung, các dữ liệu nền quan trọng như giá trị kinh tế của tài nguyên phải được điều tra và cập nhật thường xuyên để phục vụ cho công tác quản lý, đặc biệt là tại những khu vực có giá trị và sự nhạy cảm sinh thái cao như VQG Xuân Thủy. Ngoài ra, trong thời gian tới, Nghị định của Chính phủ về “Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra” sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trong dự thảo Nghị định có qui định về các phương pháp xác định thiệt hại các hệ sinh thái quan trọng như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Việc xác định thiệt hại môi trường theo Nghị định nhất thiết cần có các dữ liệu kinh tế nền để phục vụ tính toán. 3.4. LỒNG GHÉP THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG Kinh nghiệm thế giới cho thấy, một trong những cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên ĐNN là việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về ĐNN cho các nhóm đối tượng liên quan. Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý. Theo đánh giá về nhận thức của cộng đồng do Viện Sinh thái và Môi trường tiến hành tại Xuân Thủy năm 2007, người dân địa phương mặc dù đã có một số hiểu biết sơ bộ về vai trò của ĐNN tại khu vực nhưng vẫn còn rất nhiều nhiều lỗ hổng trong nhận thức về các giá trị kinh tế của ĐNN, đặc biệt là các giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng [50]. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số chương trình truyền thông giáo dục ĐNN có lồng ghép các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN tại Xuân Thủy cho các đối tượng liên quan như sau: Hoạt động 1: Tên hoạt động Đào tạo cán bộ quản lý bảo tồn kỹ năng và qui trình thiết kế và xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn ĐNN Mục tiêu Trợ giúp kỹ năng và kiến thức xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng bền vững ĐNN cho các nhà quản lý bảo tồn tại VQG Xuân Thủy Đối tượng Các cán bộ quản lý tại Ban quản lý VQG Xuân Thủy Thời gian học Khoảng 1 tuần Quy mô/ nội dung Khái niệm, đặc điểm và phân loại ĐNN Các giá trị kinh tế của ĐNN Lập kế hoạch quản lý ĐNN Các cách tiếp cận quản lý ĐNN Xây dựng mạng lưới giám sát và đánh giá các chương trình quản lý ĐNN Đề xuất ý tưởng, dự án bảo tồn ĐNN Hoạt động 2: Tên hoạt động Nâng cao nhận thức về ĐNN cho học sinh phổ thông tại các trường phổ thông tại địa phương thông qua lồng ghép giáo dục, truyền thông ĐNN trong các hoạt động ngoại khóa Mục tiêu Tổ chức các hoạt động truyền thông ĐNN cho học sinh phổ thông nhằm nâng nhận thức và thái độ của các em về sử dụng bền vững ĐNN Thời gian Hàng năm Đối tượng Học sinh phổ thông cấp I, II, III tại vùng đệm VQG Xuân Thủy Lý do thực hiện Học sinh phổ thông là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về giá trị ĐNN cho học sinh phổ thông sẽ tạo cơ sở để các em có hành vi đúng đắn đối với tài nguyên ĐNN trong hiện tại và tương lai. Quy mô/ nội dung Nêu các giá trị của tài nguyên ĐNN thông qua các bài giảng sinh động (tranh, ảnh, câu chuyện kể…) Học theo phương pháp trải nghiệm thông qua tổ chức tham quan vùng ĐNN tại Xuân Thủy Hoạt động 3: Tên hoạt động Tổ chức 1 chiến dịch truyền thông về ĐNN cho người dân địa phương hàng năm về ĐNN Mục tiêu Cung cấp thông tin cập nhật về ĐNN cho người dân địa phương về từng chủ đề riêng biệt hàng năm Thời gian Hàng năm Đối tượng Người dân chủ yếu tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy Quy mô/ nội dung Tổ chức hội thảo cho người dân địa phương Cung cấp tài liệu, tờ rơi về giá trị kinh tế của ĐNN Lồng ghép hoạt động ngoại khóa về bảo vệ ĐNN cho học sinh 3.6. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Quản lý và sử dụng bền vững ĐNN đòi hỏi một cách tiếp cận tổng hợp từ hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch quản lý, thiết kế và vận hành các cơ chế quản lý cũng như tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội. Tất cả những hoạt động quản lý trên đều cần thiết phải có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN. Hiện nay, công tác quản lý ĐNN ở Việt Nam là còn yếu một phần do không có các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN hoặc các thông tin thiếu đồng bộ. Trong chương này, luận án đã đề xuất một số ứng dụng quản lý ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trên cơ sở đầu vào là các thông tin về giá trị kinh tế của tài nguyên. Các ứng dụng cụ thể gồm lựa chọn phương án sử dụng đất hiệu quả tại địa phương trên cơ sở phân tích chi phí-lợi ích; áp dụng thử nghiệm cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo vệ ĐNN; xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN phục vụ quản lý; giáo dục và truyền thông ĐNN có lồng ghép thông tin về các giá trị kinh tế của ĐNN. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên này. Nghiên cứu về đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN giúp cho các bên liên quan hiểu rõ hơn về lý thuyết, qui trình, phương pháp và những ứng dụng quản lý của việc đánh giá giá trị. Thông qua các kết quả nghiên cứu cụ thể trong Chương 1, Chương 2 và Chương 3, luận án đi đến một số kết luận và kiến nghị sau đây: 1. Về phương diện lý luận Kết luận 1: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN có cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực nghiệm chuyên sâu, hệ thống. Để tiếp cận đánh giá, phải tìm hiểu được mối liên hệ giữa các chức năng của hệ sinh thái ĐNN với những giá trị mà nó tạo ra cho hệ thống phúc lợi của con người. Giá trị kinh tế của ĐNN chỉ phát sinh trong các giao dịch kinh tế khi có sự thỏa mãn và sẵn sàng chi trả của các chủ thể sử dụng ĐNN. Tổng giá trị kinh tế của ĐNN bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn và giá trị phi sử dụng. Điểm căn bản trong lý thuyết đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đo lường sự thay đổi phúc lợi cá nhân khi các thuộc tính của ĐNN thay đổi. Có 4 đại lượng cơ bản để đo sự thay đổi phúc lợi cá nhân là thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, biến thiên bù đắp và biến thiên tương đương. Kết luận 2: Có 3 cách tiếp cận chủ yếu để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là đánh giá tổng thể, đánh giá từng phần và đánh giá phân tích tác động. Các phương pháp đánh giá được chia thành 4 nhóm là dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích. Mỗi phương pháp phù hợp với việc đánh giá một hay nhiều nhóm giá trị cụ thể. Đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN là một qui trình gồm nhiều bước, mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên gia và các nhóm xã hội. Kết luận 3: Thông tin về giá trị kinh tế có rất nhiều ứng dụng trong quản lý ĐNN. Các ứng dụng quan trọng sử dụng thông tin về giá trị kinh tế gồm (i) xây dựng các qui hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN, (ii) đề xuất các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế trong quản lý ĐNN, (iii) thiết kế và thực hiện các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn ĐNN, (iv) bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN, (v) thiết kế các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN. 2. Về phương diện thực nghiệm Luận án đã áp dụng một hệ thống các phương pháp đánh giá tiên tiến của thế giới gồm các phương pháp dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần của tài nguyên ĐNN tại vùng cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Kết luận 1: Giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực nghiên cứu là xấp xỉ 89 tỷ đồng 1 năm. Cả ba nhóm giá trị trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng đều hiện diện tại khu vực nghiên cứu mặc dù qui mô các loại giá trị là khác nhau. Giá trị sử dụng trực tiếp, chủ yếu là giá trị khai thác và nuôi trồng thủy sản, chiếm tỷ trọng và qui mô lớn nhất (81 tỷ đồng/năm) tương ứng với 92,3% giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN. Các giá trị sử dụng gián tiếp (7,3 tỷ đồng/năm) chiếm 3,3% giá trị kinh tế toàn phần và bao gồm giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, giá trị phòng hộ đê biển và giá trị hấp thụ cacbon của rừng ngập mặn. Mặc dù chiếm một tỷ trọng không lớn nhưng các dịch vụ sinh thái của ĐNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất, sinh kế và sự ổn định đời sống của cộng đồng địa phương. Giá trị phi sử dụng, cụ thể là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, chiếm 0,45% giá trị kinh tế toàn phần của ĐNN tại khu vực (khoảng 400 triệu đồng/năm). Mặc dù có qui mô và tỷ trọng rất nhỏ nhưng sự hiện diện và tồn tại của giá trị phi sử dụng thể hiện nhận thức, thái độ và sự cảm nhận của người dân địa phương về các chức năng sinh thái và giá trị đa dạng sinh học của ĐNN. Cụ thể hơn, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học mang lại cho người dân một sự thỏa mãn và họ sẵn sàng trả tiền để duy trì các giá trị đó. Kết quả nghiên cứu này có một ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản lý lựa chọn được các chính sách, cơ chế quản lý ĐNN nhằm duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng xã hội. Kết luận 2: Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường cho thấy có thể áp dụng các qui trình và phương pháp đánh giá giá trị ĐNN tiên tiến của thế giới trong điều kiện của Việt Nam (bao gồm cả những phương pháp phức tạp về cơ sở lý thuyết và đòi hỏi qui trình nghiên cứu chi tiết, chuẩn mực). Tuy nhiên, việc lựa chọn các phương pháp đánh giá trong điều kiện cụ thể phải cân nhắc tới các vấn đề như mục đích đánh giá cũng như sự đáp ứng về các nguồn lực như thời gian, tài chính, chuyên gia và dữ liệu. 3. Các đề xuất quản lý Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế của ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Luận án đưa ra một số đề xuất quản lý gồm: Đề xuất 1: Trong các qui hoạch phát triển của Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010-2020 và định hướng cho những năm tiếp theo, các cơ quan quản lý nên lựa chọn phương án chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm quảng canh hiện tại thành nuôi sinh thái. Đồng thời, địa phương cũng nên cân nhắc việc cho thuê mặt nước lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản (từ 15 năm trở lên), khi đó các hộ nuôi sẽ có động cơ kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng ngập mặn trong ao. Nếu theo phương án này, đến năm 2025, khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy sẽ có 1779 ha nuôi tôm sinh thái và 450 ha nuôi ngao, đồng thời có thêm 600 ha rừng ngập mặn so với hiện tại. Giá trị hiện tại ròng mà phương án sử dụng ĐNN này mang lại cho khu vực tư nhân là 690 tỷ đồng và xã hội là 770 tỷ đồng (trong giai đoạn 2010 – 2025). Đề xuất 2: Khi cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản, địa phương nên kèm điều khoản bắt buộc các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi các ao nuôi quảng canh thành ao nuôi sinh thái thông qua việc trồng phục hồi rừng ngập mặn trong các ao nuôi. Việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng phải được tiến hành từ năm 2010 ngay sau khi hợp đồng thuê cũ hết hạn. Ngoài ra, bên thuê mặt nước phải có trách nhiệm bảo vệ rừng ngập mặn thường xuyên tại khu vực nuôi thủy sản. Các cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu và điều chỉnh cơ chế cho vay theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đối với các hộ nuôi thủy sản cam kết phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Hiện tại, thời gian cho vay vốn từ 2-3 năm phải trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Thay vào đó, thời gian cho vay vốn nên kéo dài từ 5 năm trở lên với những ưu đãi rõ ràng hơn về vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch bệnh, các điều kiện tự nhiên và những phản ứng của thị trường. Đề xuất 3: Các cơ quan quản lý cũng nên xem xét và điều chỉnh mức giá cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại khu vực. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một hecta mặt nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm. Với những ngành nuôi trồng thủy sản có mức sinh lời khá lớn như tại khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy thì việc tăng tiền thuê mặt nước tới mức tối đa như trong qui định vẫn đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho người thuê đồng thời mang lại một nguồn thu ngân sách đáng kể hàng năm cho địa phương. Đề xuất 4: Các cơ quan quản lý môi trường trung ương và địa phương có thể áp dụng thí điểm cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) đối với các dịch vụ sinh thái của RNM tại Xuân Thủy. Trong đó chủ thể cung cấp dịch vụ sinh thái là VQG Xuân Thủy, chủ thể hưởng lợi là các hộ nuôi trồng thủy sản, người dân địa phương và các cơ quan quản lý hệ thống đê biển tại khu vực. Việc chi trả giữa người cung cấp và người hưởng lợi từ dịch vụ có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp qua Quĩ Bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Cơ chế chi trả khi thực hiện sẽ góp phần đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn RNM tại địa phương, đồng thời thực hiện công bằng xã hội. Đề xuất 5: Các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường trung ương nên nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về tài nguyên và môi trường dải ven biển ở Việt Nam bao gồm cả dữ liệu về ĐNN ven biển. Cơ sở dữ liệu phải lồng ghép được thông tin về giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN một cách hệ thống. Các thông tin này là yếu tố đầu vào để các cơ quan quản lý xây dựng và lựa chọn được các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên hiệu quả, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về ĐNN có thể phát sinh giữa các nhóm lợi ích và là tư liệu để tham khảo cho các đối tượng sử dụng khác trong xã hội. Đề xuất 6: Các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội dân sự cần phải tiến hành thường xuyên các chương trình giáo dục và truyền thông ĐNN để nâng cao nhận thức, thái độ bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN tại địa phương. Thông tin chi tiết, cụ thể về các giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị gián tiếp và phi sử dụng của các dịch vụ sinh thái được lồng ghép trong các chương trình giáo dục, truyền thông sẽ giúp cho đối tượng truyền thông có được nhận thức và hiểu biết rõ ràng hơn về những giá trị sinh thái, môi trường mà mình được hưởng qua đó góp phần thay đổi thái độ và hành vi bảo tồn ĐNN của cộng đồng xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt, Giao Thủy, Nam Định.doc
Luận văn liên quan