Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý

1/ Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn Quận tương đối hoàn thiện, mặc dù vẫn còn những hạn chế tồn tại nhất định. Thế nhưng vẫn còn một lượng CTR thải chưa được thu gom, đây là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, vì nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường – môi sinh; 2/ Hiện nay, tại Quận Phú Nhuận chưa áp dụng chương trình phân loại CTR tại nguồn, CTRSH được thu gom và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm; 3/ Công tác thu gom, vận chuyển cũng như trung chuyển đã được Công ty đầu tư đáng kể, với hình thức sử dụng loại xe tải nhỏ 550kg để thu gom và vận chuyển CTR về TTC đã khắc phục được tình trạng phát sinh các điểm hẹn tập kết CTR trên đường phố (hiện trên địa bàn Quận Phú Nhuận không còn các điểm hẹn tập kết CTR) đảm bảo bảo thực hiện tốt tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

docx106 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định hoàn toàn, sẵn sàng cho việc tinh chế và đóng bao thành phân compost. + Giai đoạn tinh chế và đóng bao thành phẩm phân compost Giai đoạn cuối cùng của quá trình ủ phân compost là tinh chế bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau. Giai đoạn này chủ yếu là sàng phân loại các thành phần có kích thước không phù hợp tách ra khỏi hỗn hợp mùn trước khi thành compost. Ngoài ra, việc sàng phân loại sau ủ chín và ổn định để loại bỏ các tạp chất và sơ sợi chưa phân hủy trong quá trình ủ. Các thành phần này hầu như được đêm đi chôn lấp tại các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh. Phần mùn còn lại được đưa đến thiết bị phân loại bằng trọng lực để tách riêng các phần nặng (đá, sỏi, cát, thủy tinh…) ra khỏi phần nhẹ (mùn compost). Phần nặng tập trung lại một nơi, phần còn lại có thể tái sử dụng. CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH tại quận Phú Nhuận Công tác quản lý CTRSH tại Quận Phú Nhuận trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để đạt hiệu quả cao trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH của toàn Quận. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong các khâu: - Lưu trữ tại nguồn: ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường vẫn còn hạn chế: + Tại các điểm có đặt thùng 240l phục vụ cho các hoạt động công cộng thì người dân thường hay đổ chung CTR tại nhà vào các thùng này làm gây nên tình trạng quá tải làm rơi vãi rác thải xung quanh khu vực đặt thùng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. + Hiện nay trên địa bàn Quận có khoảng 90% các hộ thực hiện giao rác đúng giờ quy định (bắt đầu từ 17giờ). Phần còn lại đa số là các hộ thường xuyên đi vắng nên đã mang rác để trước cổng nhà từ rất sớm phát sinh tình trạng một số người nhặt ve chai bươi rác để tìm kiếm các vật dụng như lon nhôm, carton,... gây rơi vãi rác thải, bốc mùi hôi ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và sinh hoạt của các hộ dân liền kề. - Hệ thống thu gom: + Quận Phú Nhuận sử dụng xe Suzuki 550kg trực tiếp thu gom CTR và vận chuyển về TTC đây được xem như là phương tiện thu gom có hiệu quả không phát sinh điểm hẹn trên đường phố. Tuy nhiên, xe sẽ dừng tại một địa điểm nhất định và công nhân sẽ sử dụng xe kéo có cần xé nhỏ để chứa rác bịch của hộ dân và rác quét đường sau đó chuyển lên xe 550kg. Việc sử dụng xe kéo và cần xé để chứa đựng tạm thời CTR cũng gây ảnh hưởng phần nào đến mỹ quan đô thị. + Công việc thu gom thuận lợi hơn vào mùa nắng nhưng lại phát sinh nhiều mùi hôi, bụi, các chất thải từ xe lưu thông. Vào những tháng mưa lượng CTR trở nên ẩm ướt, khối lượng CTR tăng gây khó khăn cho công tác thu gom quét dọn. + Công tác quản lý chưa chặt chẽ do một phần CTR hộ dân thu gom chưa thống kê đầy đủ, số khác vứt rác bừa bãi. + Lao động thu gom CTR dân lập có tính chất tự phát, bảo hộ lao động không được trang bị, quần áo xốc xếch, có mặt trên đường phố trong thời gian dài làm mất vẻ văn minh, sạch đẹp của thành phố. + Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập. Rõ nét nhất là tại các hộ dân nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy rác đem các bịch nylon đựng rác để trước nhà, gốc cây, lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không đến lấy rác, công nhân quét đường không dám lấy rác do đó làm mất mỹ quan đường phố. - Hệ thống vận chuyển: + Phương tiện vận chuyển của lực lượng thu gom CTR dân lập cũ kĩ, vẫn còn sử dụng xe ba gác máy, ba gác đạp tự cơi nới... để thu gom CTR ãnh hưởng đến mỹ quan đô thị, phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường. + Mật độ dân số ngày càng gia tăng làm phát sinh thêm một khối lượng lớn xe tham gia lưu. Cùng với việc hệ thống đường bộ không kịp thời nâng cấp, mở rộng cùng với việc phát sinh khá nhiều lô cốt trên đường nên thường gây cản trở lưu thông cho các phương tiện vận chuyển CTR làm việc vào các giờ cao điểm. + Trạm trung chuyển được đặt trong khu vực khuôn viên trụ sở làm việc của Công ty, mặc dù đã sử dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm thích hợp nhưng trong thời gian khi toàn bộ CTR của Quận được tập kết về trạm để chờ vận chuyển về BCL thì hiện trạng môi trường tại TTC không tránh khỏi việc phát sinh mùi hôi, tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển của các lực lượng thu gom CTR gây ảnh hưởng phần nào đến khu vực làm việc của Công ty và khu vực lân cận. + Trong những năm gần đây, mặc dù công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị vận chuyển CTR nhưng trên thực tế thì hện nay số lượng xe lẫn nhân lực vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển CTR trên toàn địa bàn Quận. - Xử lý và chôn lấp: hầu hết CTR của Quận đều được thu gom và vận chuyển về BCL Phước Hiệp. Tại các nguồn phát sinh các thành phần CTR có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. CTR sau khi được thu gom sẽ vận chuyển tạm thời về TTC Nguyễn Kiệm và tại đây CTR sẽ được phân loại sơ lược bằng thao tác thủ công. Vì vậy đã làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh (vì bị mang đi chôn lấp) do thực hiện công tác này không được chính xác. Khối lượng CTR ngày càng gia tăng mà tuổi thọ của TTC Nguyễn Kiệm cũng như các BCL trên địa bàn Thành phố thì có giới hạn không đủ năng suất để hoạt động lâu dài. Vì vậy trong tương lai cần phải có biện pháp khống chế khối lượng CTR ngay từ nguồn phát sinh hoặc cần phải đề ra biện pháp xử lý CTR một cách hiệu quả như triển khai rộng rãi chương trình Phân loại CTR tại nguồn, tăng cường áp dụng công nghệ tái sinh, tái chế CTR hoặc chế biến phân compost phục vụ cho nông nghiệp... nhằm hạn chế lượng CTR mang đi chôn lấp đồng thời cần phải có biện pháp di dời các BCL trong tương lai. 4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý 4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công đồng giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc phân loại CTR tại nguồn là công tác cần được quan tâm hàng đầu nhằm tạo ý thức và thói quen cho người dân. Các biện pháp cần áp dụng trong công tác giáo dục cộng đồng như sau: - Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội; - Giảm lượng CTR tại nguồn; - Trang bị bảo hộ lao động khi thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; - Phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng phường, xã đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; duy trì phát triển phong trào, như phong trào Ngày chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp, phân loại CTR thải tại nguồn,... hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau. - Xây dựng hộ gia đình xanh sạch đẹp, gia đình sinh thái, lồng ghép trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm xét công nhận danh hiệu và khen thưởng xã, phường hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu chí công nhận xã, phường, hộ gia đình văn hoá. - Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí,…trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát thanh, truyền hình về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân; phổ cập nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, cổ động các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. - Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên, đất nước của học sinh tại các trường học. - Huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý CTRSH: tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại Quận bằng các khóa học trong nước; - Trao đổi về cách quản lý của các Quận khác, các nước khác để học tập kinh nghiệm và áp dụng những công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương. 4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt Trong đó: - Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người) - No : Dân số của Quận Phú Nhuận là 284.348 người (kết quả năm 2009). - Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1 - k : tỷ lệ gia tăng dân số, k = 2% = 0,02. Tỷ lệ gia tăng dân nhập cư sẽ làm gia tăng dân số qua mỗi năm. Mức độ nhập cư ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế cụ thể ảnh hưởng đến đầu tư và việc làm. Tỷ lệ gia tăng dân số phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phát triển của quận. Kết quả thể hiện trong bảng 4.1 Bảng 4,1: Kết quả dự đoán dân số của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 STT Năm Dân số 1 2009 284.348 2 2010 290.035 3 2011 295.836 4 2012 301.752 5 2013 307.787 6 2014 313.943 7 2015 320.222 8 2016 326.626 9 2017 333.159 10 2018 339.822 11 2019 346.619 12 2020 353.551 13 2021 360.622 14 2022 367.834 15 2023 375.191 16 2024 382.695 17 2025 390.349 18 2026 398.156 19 2027 406.119 20 2028 414.241 21 2029 422.526 22 2030 430.977 4.2.2.2 Dự báo số chợ, trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 Để dự đoán dân số Quận Phú Nhuận đến năm 2030 có thể dùng phương trình Euler cải tiến Ni +1 = N0 (1 +k)Δt Trong đó: - Ni+1 : số chợ và trường học của năm tính toán thứ i+1 - No : số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận hiện tại (kết quả năm 2009) + Chợ : 08 cơ sở + Trường học : 69 cơ sở - Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1 - k : tỷ lệ gia tăng, k = 1,2% = 0,012. Kết quả thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.2: Kết quả dự đoán số chợ và trường học của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 STT Năm Chợ (cơ sở) Trường học (cơ sở) 1 2009 8 69 2 2010 8 70 3 2011 8 71 4 2012 8 72 5 2013 8 72 6 2014 8 73 7 2015 9 74 8 2016 9 75 9 2017 9 76 10 2018 9 77 11 2019 9 78 12 2020 9 79 13 2021 9 80 14 2022 9 81 15 2023 9 82 16 2024 10 83 17 2025 10 84 18 2026 10 85 19 2027 10 86 20 2028 10 87 21 2029 10 88 22 2030 10 89 4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTRSH của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 - Để dự đoán khối lượng CTRSH tại Quận Phú Nhuận đến năm 2030, có thể dùng công thức: N=(r×N0)1000 Trong đó: - N : Khối lượng CTR (tấn/ngày) - No : Dân số của năm tính toán (người) - r : tốc độ phát sinh CTR (kg/người/ngày). r= khối lượng CTR năm 2009 dân số năm 2009=327.000 284.348 =1,15 (kg/người.ngày) Kết quả thể hiện trong bảng 4.3 Bảng 4.3 : Khối lượng CTRSH dự đoán của Quận Phú Nhuận đến năm 2030 Năm Dân số Khối lượng CTR phát sinh trong 1 ngày (tấn/ngày) Khu dân cư Chợ Trường học Đường phố, khu công cộng ∑ khối lượng CTR (66,7%) (11,1%) (3,7%) (18,5%) (100%) 2009 284.348 218 36 12 60 327 2010 290.035 222 37 12 62 334 2011 295.836 227 38 13 63 340 2012 301.752 231 39 13 64 347 2013 307.787 236 39 13 65 354 2014 313.943 241 40 13 67 361 2015 320.222 246 41 14 68 368 2016 326.626 251 42 14 69 376 2017 333.159 256 43 14 71 383 2018 339.822 261 43 14 72 391 2019 346.619 266 44 15 74 399 2020 353.551 271 45 15 75 407 2021 360.622 277 46 15 77 415 2022 367.834 282 47 16 78 423 2023 375.191 288 48 16 80 431 2024 382.695 294 49 16 81 440 2025 390.349 299 50 17 83 449 2026 398.156 305 51 17 85 458 2027 406.119 312 52 17 86 467 2028 414.241 318 53 18 88 476 2029 422.526 324 54 18 90 486 2030 430.977 331 55 18 92 496 Kết quả dự báo có thể có sự sai lệch, do trên thực tế các số liệu về dân số không mang tính tuyệt đối. Nhưng công việc dự báo mang tính ước lượng như trên có một ý nghĩa quan trọng cho các kế hoạch và chương trình quản lý, xử lý CTRSH. 4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển Các thông số tính toán: - Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người). - Khối lượng CTR năm 2009 : m2009 = 327 tấn/ngày = 327.000 kg/ngày - Tốc độ phát sinh CTR của Quận Phú Nhuận là 1,15 (kg/người/ngày). - Giả sử số người của 1 hộ là : n = 5 người/hộ. - Sử dụng thùng 660L để thu gom CTR. - Thời gian sử dụng : 03 năm. - Sức chứa của 1 thùng là : 0,66m3 - Thời gian làm việc 1 ngày là 8 giờ, chưa tính thời gian nghỉ ngơi: 8 x 0,15 = 1,2 (giờ/ngày). - Khối lượng riêng của CTRSH tại Quận Phú Nhuận STT Thành phần Tỷ lệ (%) m - Khối lượng ban đầu (kg) Khối lượng riêng (kg/m3) V- Thể tích (m3) Thực phẩm 75,00 245.250 290 845,69 Phần còn lại 25,00 81.750 - 843,27 1 Giấy 4,20 13.734 89 154,31 2 Carton 0,10 327 50 6,54 3 Nylon 4,31 14.094 65 216,83 4 Nhựa 1,45 4.742 65 72,95 5 Gỗ 0,70 2.289 237 9,66 6 Thuỷ tinh 1,63 5.330 196 27,19 7 Kim loại màu 0,92 3.008 320 9,40 8 Vải 1,62 5.297 65 81,50 9 Cao su 0,15 491 130 3,77 10 Lon đồ hộp 1,00 3.270 89 36,74 11 Thành phần khác 8,92 29.168 130 224,37 Tổng cộng 100 327.000 1.688,96 Tính hệ thống thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm: Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTR thực phẩm - Khối lượng CTR thực phẩm năm 2009 của Quận Phú Nhuận : mthực phẩm = 245.250 kg/ngày - Dân số năm 2009 : N2009 = 284.348 (người). - Khối lượng riêng của CTR thực phẩm : rhữu cơ = 290 kg/m3 - Tần suất thu gom CTR :1 lần/ ngày - Số hộ thu được của một chuyến thu gom H=sức chứa của thùng 660l×KL riêng của CTR thực phẩmr×n×thành phần % CTR thực phẩm =0,66×2901,15×5×0,75≈44 (hộ/chuyến) Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,15(kg/người/ngày). + n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ - Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ. + Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ. PSCS = 44×0,5+(44-1)×0,5=43,5(phút/chuyến) =0,725 (giờ/chuyến) - Thời gian vận chuyển: + Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 1,0km + Xe đẩy ð điểm hẹn (vận tốc đẩy xe lúc đi) : 3,0 km/h + Điểm hẹn ðtuyến (vận tốc đẩy xe lúc về) : 2,0km/h HSCS=SVđi+SVvề= 1,03+1,02=0,83(giờ/chuyến) - Thời gian tại nơi đổ CTR: SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến) ð TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = PSCS + HSCS + SSCS = 0,725 + 0,83 + 0,1= 1,655 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày Nd=H ×1-WTSCS=8×1-0,151,655=4,1 (chuyến/thùng.ngày) Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H = 8h. W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15. ð Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom: Nd=tổng lượng CTRHC/ngàylượng CTR/chuyến=245.2500,66×290=1.281 (chuyến/ngày) - Tổng số thùng 660L cần đầu tư: m=số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày=1.2814=320 thùng 660L - Với số lượng là 320 thùng 660l làm việc trong 1 ca, mỗi công nhân quản lý 1 thùng 660l sau giờ nghỉ thì ca đầu sẽ chuyển giao thùng lại cho ca sau. - Giả định công nhân làm việc 6 ngày/tuần.Vậy số công nhân làm việc trong 1 ca khi tính đến số ngày nghỉ định kì trong tuần =320 công nhân/ca×7 ngày6 ngày=373 (công nhân/ca) Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm được thể hiện trong Bảng 4.4: Bảng 4.4: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR thực phẩm đến năm 2030 Năm Khối lượng CTR thực phẩm phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Số thùng sử dụng (thùng) Số thùng đầu tư (thùng) Số công nhân/ngày 2009 245,25 320 320 373 2010 250,16 326 7 381 2011 255,16 333 6 388 2012 260,26 340 327 396 2013 265,47 346 6 404 2014 270,78 353 7 412 2015 276,19 360 334 420 2016 281,72 368 8 429 2017 287,35 375 7 437 2018 293,10 382 342 446 2019 298,96 390 7 455 2020 304,94 398 8 464 2021 311,04 406 350 473 2022 317,26 414 8 483 2023 323,60 422 8 493 2024 330,07 431 359 502 2025 336,68 439 8 513 2026 343,41 448 9 523 2027 350,28 457 368 533 2028 357,28 466 9 544 2029 364,43 476 10 555 2030 371,72 485 377 566 Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTR thực phẩm đến TTC Nguyễn Kịêm - Chọn xe tải 550kg để vận chuyển CTR thực phẩm đến TTC Nguyễn Kiệm - Số thùng 660L mà 1 xe 550kg có thể thu gom hết trong 1 chuyến =5500.66×290≈3 thùng - Số chuyến xe cần để thu gom hết lượng CTR thực phẩm về TTC N=tổng số thùng cần thu gomsố thùng thu gom hết trong 1 chuyến=3203≈107 chuyến - Tất cả các xe 550kg sẽ thu gom CTR và đưa về TTC. Sau đó toàn bộ CTR sẽ được xe tải 15 tấn vận chuyển đến BCL Phước Hiệp - Đoạn đường từ điểm thu gom đến TTC Nguyễn Kiệm là 5,0km - Vận tốc trung bình: vtb = 30 km/h. - Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5,030+5,030=0,3giờchuyến - Thời gian tại TTC = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến xe 550kg thu gom CTR: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 0,3 + 0,33 = 0,96 (giờ/chuyến) - Số lần quay vòng xe trong ngày C=H×1-0,15×(t2-t1)TSCS Trong đó: + H: thời gian làm việc theo quy định trong ngày, H=8 giờ + W: Hệ sồ tính đến thời gian không vận chuyển, W=0,15 + TSCS: thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom + t1: thời gian từ trạm để xe đến vị trí lấy CTR đầu tiên, t1=SV2=140=0,625 giờ + t2: thời gian TTC đến trạm cất xe, t2=0 Vậy: C=8×1-0,15×(0,625-0)0,96=4,4 ≈4,0(chuyến) - Vậy số xe 550kg cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTR thực phẩm của Quận Phú Nhuận =1074=26,75≈27 xe Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTR thực phẩm từ TTC Nguyễn Kiệm đến BCL Phước Hiệp - Chọn xe tải 15 tấn vận chuyển CTR từ TTC Nguyễn Kiệm về BCL Phước Hiệp. - Đoạn đường từ TTC đến BCL Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h. - Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5035+5035=2,9giờchuyến - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 2,9 + 0,33 = 3,6 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển Nd6 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR vận chuyển được/chuyến =245.25015tấnchuyến×1000kg=16,35≈16 (chuyến/ngày) - Số chuyến mỗi xe tải 15 tấn vận chuyển trong 1 ngày: Nd=H×(1-W)TSCS=8×1-0,153,6=1,8≈2,0 (chuyến/xe.ngày) - Số xe vận chuyển m6 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =162=8,0 xe ð Vậy cần có 8,0 xe 15 tấn để vận chuyển hết CTR thực phẩm về BCL Tính hệ thống thu gom và vận chuyển CTR vô cơ: Tính số thùng 660l cần thiết để thu gom hết khối lượng CTRVC - Khối lượng CTRCV : mvô cơ = 81.750 kg/ngày - Thể tích CTRVC : Vvô cơ = 843,27 m3 - Khối lượng riêng của CTRVC rvô cơ=mvô cơVvô cơ=81.750843,27=97(kg/m3) - Tần suất thu gom CTRVC : 2 ngày/lần - Số hộ thu được của một chuyến thu gom H=sức chứa của thùng 660l×KL riêng của CTR VCr×n×thành phần % CTRVC =0,66×971,15×5×0,25=44,5≈45 (hộ/chuyến) Trong đó: + r : tốc độ phát sinh CTR, r = 1,15(kg/người/ngày). + n : số người của 1 hộ, n = 5 người/hộ - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ - Thời gian lấy CTR: + Lấy đầy xe : 0,5 phút/hộ. + Di chuyển : 0,5 phút giữa 2 hộ. PSCS = 45×0,5+(45-1)×0,5=44,5(phút/chuyến) =0,742 (giờ/chuyến) - Thời gian vận chuyển: + Đoạn đường từ điểm hẹn đến nơi lấy CTR : 1,0km + Xe đẩy ð điểm hẹn (vận tốc đẩy xe lúc đi) : 3,0km/h + Điểm hẹn ðtuyến (vận tốc đẩy xe lúc về) : 2,0km/h HSCS=SVđi+SVvề= 1,03+1,02=0,83(giờ/chuyến) - Thời gian tại nơi đổ CTR: SSCS = 6 phút = 0,1 (giờ/chuyến) ð TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian ở nơi đổ = PSCS + HSCS + SSCS = 0,742 + 0,83 + 0,1= 1,672 (giờ/chuyến) - Số chuyến thu gom của mỗi thùng 660l trong 1ngày Nd=H ×(1-W)TSCS=8×(1-0,15)1,672=4,1 (chuyến/thùng.ngày) Trong đó: H: thời gian làm việc của công nhân, H=8h. W: Hệ số thời gian không vận chuyển, W = 0,15. ð Ta chọn Nd = 4 (chuyến/ thùng.ngày) - Tổng số chuyến cần thu gom: Nd=tổng lượng CTRVC/ngàylượng CTR/chuyến=81.7500,66×97=1277 (chuyến/ngày) - Tổng số thùng 660L cần đầu tư: m=số chuyến/ngàysố chuyến/thùng.ngày=12774=319 thùng 660L Tổng số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ được thể hiện trong Bảng 4.5: Bảng 4.5: Số thùng 660l cần đầu tư để thu gom CTR vô cơ đến năm 2030 Năm Khối lượng CTRVC phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Số thùng sử dụng (thùng) Số thùng đầu tư (thùng) 2010 81,75 319 319 2011 83,39 325 6 2012 85,05 332 7 2013 86,75 339 326 2014 88,49 345 6 2015 90,26 352 7 2016 92,06 359 333 2017 93,91 366 7 2018 95,78 374 8 2019 97,70 381 340 2020 99,65 389 8 2021 101,65 397 8 2022 103,68 405 348 2023 105,75 413 8 2024 107,87 421 8 2025 110,02 429 356 2026 112,23 438 9 2027 114,47 447 9 2028 116,76 456 365 2029 119,09 465 9 2030 121,48 474 9 Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTRVC đến TTC Nguyễn Kịêm - Chọn xe tải 550kg để vận chuyển CTRVC đến TTC Nguyễn Kiệm - Số thùng 660L mà 1 xe 550kg có thể thu gom hết trong 1 chuyến =5500.66×97=8,6≈9 thùng - Số chuyến xe cần để thu gom hết lượng CTR thực phẩm của quận về TTC N=tổng số thùng cần thu gomsố thùng thu gom hết trong 1 chuyến=3199≈35 chuyến - Tất cả các xe 550kg sẽ thu gom CTR và đưa về TTC. Sau đó toàn bộ CTR sẽ được xe tải 15 tấn vận chuyển đến BCL Phước Hiệp - Đoạn đường từ điểm thu gom đến TTC Nguyễn Kiệm là 5,0km - Vận tốc trung bình: vtb = 30 km/h. - Thời gian thu gom CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5,030+5,030=0,3giờchuyến - Thời gian tại TTC = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến xe 550kg thu gom CTR: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 0,3 + 0,33 = 0,96 (giờ/chuyến) - Số lần quay vòng xe trong ngày C=H×1-0,15×(t2-t1)TSCS Trong đó: + H: thời gian làm việc theo quy định trong ngày, H=8 giờ + W: Hệ sồ tính đến thời gian không vận chuyển, W=0,15 + TSCS: thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom + t1: thời gian từ trạm để xe đến vị trí lấy CTR đầu tiên, t1=SV2=140=0,625 giờ + t2: thời gian TTC đến trạm cất xe, t2=0 Vậy: C=8×1-0,15×(0,625-0)0,96=4,4 ≈4,0(chuyến) - Vậy số xe 550kg cần đầu tư cho hệ thống thu gom CTRVC của Quận Phú Nhuận =354=8,75≈9 xe Tính số xe cần thiết để vận chuyển CTRVC từ TTC Nguyễn Kiệm đến BCL Phước Hiệp - Chọn xe tải 15 tấn vận chuyển CTRVC từ TTC Nguyễn Kiệm về BCL Phước Hiệp. - Đoạn đường từ TTC đến BCL Phước Hiệp là 50km - Vận tốc trung bình: vtb = 35 km/h. - Thời gian thu gom CTR = 20 phút/chuyến = 0,33 h/chuyến - Thời gian vận chuyển HSCS=SVđi+SVvề= 5035+5035=2,9giờchuyến - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,33 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = thời gian thu gom + thời gian vận chuyển + thời gian tại BCL = PSCS + HSCS + SSCS = 0,33 + 2,9 + 0,33 = 3,6 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe cần vận chuyển Nd6 tấn=khối lượng CTRVC cần vận chuyểnkhối lượng CTRVC vận chuyển được/chuyến =81.75015tấnchuyến×1000kg=5,45≈5,0 (chuyến/ngày) - Số chuyến mỗi xe tải 15 tấn vận chuyển trong 1 ngày: Nd=H×(1-W)TSCS=8×1-0,153,6=1,8≈2,0 (chuyến/xe.ngày) - Số xe vận chuyển m6 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =52=2,5≈3,0 xe ð Vậy cần có 3,0 xe 15 tấn để vận chuyển hết CTRVC về BCL 4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm - Chọn loại xe tải Ben 15 tấn và xe ép 12 tấn để vận chuyển hết khối lượng CTR từ TTC đến BCL. - Đoạn đường đến BCL Phước Hiệp là: 45,2 km - Thời gian lấy CTR = thời gian lấy đầy xe = 20 phút/chuyến = 0,3 h/chuyến - Thời gian vận chuyển: + Thời gian từ TTC ð BCL + Thời gian từ BCL ð TTC + Vận tốc xe lượt đi và về là 40 km/h HSCS=SVđi+SVvề= 45,240+45,240=2,26 (giờ/chuyến) - Thời gian tại BCL = thời gian chờ + thời gian đổ SSCS = 20 phút = 0,2 (giờ/chuyến) - Thời gian của 1chuyến thu gom: (TSCS) TSCS = PSCS + HSCS + SSCS = 0,3 + 2,26 + 0,2 = 2,76 (giờ/chuyến) - Số chuyến xe vận chuyển cần + Đối với xe ép 12 tấn Nd7 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR chuyểnđượcchuyến=327.00012tấnchuyến×1000kg = 27,25 » 27 chuyến/ngày + Đối với xe 15 tấn Nd15 tấn=khối lượng CTR cần vận chuyểnkhối lượng CTR chuyểnđượcchuyến=327.00015tấnchuyến×1000kg = 21,8 » 22 chuyến/ngày - Số chuyến mỗi xe ép vận chuyển trong 1 ngày: Nd=8giờngày×thời gian không vận chuyểnthời gian của 1 chuyến thu gom=8×1-0,152,76 = 2 chuyến/xe.ngày - Tổng số xe vận chuyển cần thiết để vận chuyển hết khối lượng CTR: + Đối với xe ép 12 tấn m12 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =272=13,5 ≈14 xe + Đối với xe 15 tấn m15 tấn=số chuyến/ngàysố chuyến/xe.ngày =212≈10 xe ðVậy số xe cần đầu tư để vận chuyển hết khối lượng CTR tại Quận Phú Nhuận được thể hiện trong bảng 4.6 Bảng 4.6: Số xe vận chuyển cần đầu tư qua các năm Năm Khối lượng CTR phát sinh trong ngày (tấn/ngày) Xe 12 tấn Xe 15 tấn Sử dụng Cần đầu tư Sử dụng Cần đầu tư 2009 327 14 14 10 10 2010 334 14 0 10 0 2011 340 15 1 10 0 2012 347 15 0 11 1 2013 354 15 0 11 0 2014 361 15 0 11 0 2015 368 16 1 11 0 2016 376 16 0 11 0 2017 383 16 0 12 1 2018 391 17 1 12 0 2019 399 17 0 12 0 2020 407 17 0 12 10 2021 415 18 15 13 1 2022 423 18 0 13 0 2023 431 18 0 13 0 2024 440 19 1 13 0 2025 449 19 0 14 1 2026 458 20 1 14 0 2027 467 20 0 14 0 2028 476 20 0 15 1 2029 486 21 1 15 0 2030 496 21 15 15 10 CTR khi đến TTC sẽ được chuyển lên xe ép 12 tấn và xe tải Ben 15 tấn, xử lý nước rỉ rác đồng thời sẽ được phun xịt bằng chế phẩm EM ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và đưa đến BCL. 4.2.2.6 Phương án thực hiện Phân loại CTR tại nguồn - CTRSH trên địa bàn Quận sau khi thu gom sẽ chuyển đến TTC Nguyễn Kiệm sau đó được vận chuyển đến BCL Phước Hiệp, tại đây CTR được tiếp nhận và chôn lấp ngay trong ngày. - Cho đến nay Quận Phú Nhuận vẫn chưa có chương trình Phân loại CTR tại nguồn, nên tại các nguồn phát sinh các thành phần có khả năng tái chế và không tái chế được đổ lẫn lộn với nhau. Vì không có thiết bị phân loại hoàn chỉnh nên việc phân loại CTR gặp khó khăn. Hầu hết các công đoạn thu gom, phân loại đều bằng thao tác thủ công là chính, làm thất thoát một phần các nguyên vật liệu có thể tái sinh (vì bị chôn lấp hay thiêu đốt) do thực hiện công tác này không được chính xác. - Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các dạng vật chất thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thì được xem là chất thải. Chất thải có thể ở thể rắn, lỏng, khí. Luật Bảo vệ môi trường phân loại CTR thông thường thành hai nhóm chính: nhóm chất thải có thể tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, luật định rằng các tổ chức, cá nhân phát sinh CTR thông thường phải có trách nhiệm phân loại tại nguồn. Sự cần thiết của phân loại CTRSH tại nguồn. - Nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý CTR bằng các chương trình tuyên truyền về lợi ích và hướng dẫn quy trình phân loại CTR tại nguồn; - Tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế và tái sử dụng mà ít gây lãng phí nguồn tài nguyên; giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm ô nhiễm môi trường, do công tác phân loại CTR tại nguồn sẽ làm cho các loại chất thải có khả năng tái chế có chất lượng cao hơn (sạch hơn) vì không lẫn lộn các loại chất thải sinh hoạt khác nhau; - Khi tiến hành phân loại tại nguồn thì khối lượng chất thải mang di chôn lấp sẽ giảm rất nhiều nhằm: + Nâng cao hiệu quả của các BCL (kéo dài tuổi thọ – thời gian hoạt động), giảm số lượng xe vận chuyển CTR đến các BCL; + Tiết kiệm được kinh phí đầu tư các BCL; chi phí xử lý nước rỉ rác, khí mêtan (khí gây hiệu ứng nhà kính),… - Mang lại một nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ phục vụ rất tốt cho kinh tế là nông nghiệp, giá thành của phân bón sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu được thu mua với giá cao hơn nguyên liệu sẵn có. - Hoàn chỉnh chương trình Phân loại CTR tại nguồn của thành phố. - Thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý CTR đô thị. Hoạt động của phân loại CTRSH tại nguồn. - Giáo dục tuyên truyền cho người dân biết được cách phân loại CTR. Loại nào có thể tái sử dụng và loại nào không thể tái sử dụng; vì đối với loại CTR có thể tái sử dụng họ có thể bán ve chai và mang lại giá trị kinh tế cho gia đình họ. - Chính quyền Quận cần phải quan tâm đến người dân đặc biệt hỗ trợ phí cho người dân để mỗi gia đình có thể sử dụng 2 thùng rác nhằm phục cho công tác phân loại tại nguồn: + Thùng 1: chứa CTR thực phẩm (CTR hữu cơ) được tách riêng, thu gom và vận chuyển đến BCL CTR thực phẩm hoặc được tái sử dụng làm phân compost; Nguồn phát sinh CTR (hộ dân chợ, TT thương mại …) CTR hữu cơ (thực phẩm) Phần còn lại (CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng) Thùng chứa màu xanh lá cây Thùng chứa màu vàng + Thùng 2: chứa các loại CTR còn lại (CTR vô cơ) sẽ được thu gom riêng và tập trung vận chuyển đến một TTC Nguyễn Kiệm phân loại lần 2. Phần nào có thể tái chế được sẽ bán cho các cơ sở tái chế, phần không thể bán cho các cơ sở tái chế sẽ được chuyển đến BCL CTR khó phân hủy. Hình 4.1: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn Trang thiết bị lưu trữ CTR đã phân loại: Thùng chứa CTR - Chất liệu: sử dụng các thùng chứa bằng nhựa PE. - Màu sắc: + Đối với CTR thực phẩm: sử dụng thùng chứa màu xanh lá cây vì màu xanh lá cây tượng trưng cho cây cỏ, rau, thực phẩm,… + Đối với CTR còn lại: sử dụng thùng chứa màu vàng. - Hình dáng, mẫu mã: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thùng chứa như sọt nhựa không nắp, thân đục lỗ; thùng nắp rời hoặc thùng có nắp đính với thân và có chân đạp. Thông thường để bảo đảm vệ sinh không bay mùi, không thu hút ruồi muỗi, người ta thường sử dụng loại thùng có nắp đính với thân và có chân đạp.. Vì đây là loại thùng có độ bền cao, giá thành tương đối thấp. Mỗi loại thùng sẽ được in biểu tượng của loại CTR cần phân loại. - Dung tích thùng: sử dụng thùng 10L và 15L để lưu trữ CTR tại các hộ gia đình; hiện các thùng cỡ lớn từ 45 L – 50L sẽ được cung cấp để phục vụ cho các cơ quan, trường học, nhà hàng khách sạn,… Túi nylon - Chất liệu: Chất liệu của túi nên sử dụng là túi PE (không nên sử dụng loại túi PVC vì nhựa PVC không có giá trị tái sử dụng, tính năng gây ô nhiễm môi trường khi đốt và thời gian phân huỷ lâu). Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng phổ biến loại túi polymer có khả năng phân huỷ sinh học để đựng CTR thực phẩm đã được phân loại. Mục đích chính của việc sử dụng túi này là sự tiện lợi khi chôn lấp loại chất thải này không cần phải xé bỏ túi chứa vì thời gian phân huỷ của túi này rất ngắn (tuỳ đặc tính của từng loại túi mà thời gian phân huỷ có thể từ 2 tháng - 1 năm). Tại Việt Nam, loại túi này đang trong thời gian nghiên cứu để sản xuất vì giá thành của loại chất liệu này tương đối cao. Vì vậy, đồ án đề xuất loại túi PE để chứa cả hai loại CTR - Màu sắc: Màu sắc của túi chứa CTR tương ứng với màu sắc của thùng. Túi màu xanh lá cây ứng với chất thải thực phẩm và túi màu vàng ứng với chất thải còn lại. - Mẫu mã: Túi sẽ được thiết kế theo dạng túi thông dụng trên thị trường hiện nay, không có quai xách nhằm trách những mục đích sử dụng khác. Trên mỗi loại túi nylon đựng chất thải sẽ in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và logo chương trình PLCTRĐTTN. - Kích cỡ: Túi sẽ được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa được sử dụng cho nhiều đối tượng trong chương trình (hộ gia đình, trường học, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, …). Phân loại và lưu trữ: - CTR tại hộ gia đình: được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định: + Túi và thùng chứa màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm, được thu gom hằng ngày; + Túi và thùng chứa màu vàng: chứa phần CTR còn lại, được thu gom 2 lần/tuần. - CTR tại chợ: cũng được phân thành 2 nhóm và chứa vào 2 loại thùng theo quy định: + Thùng màu xanh lá cây: chứa CTR thực phẩm; + Thùng màu vàng: chứa CTR còn lại. CTR được phân loại ngay từ mỗi sạp/đơn vị kinh doanh ra đến các thùng chứa CTR tập trung có dung tích 660 lít. Theo đó, mỗi sạp/đơn vị kinh doanh cần trang bị 2 thùng chứa nhỏ (1 thùng xanh lá cây và 1 thùng vàng) nếu cần thiết, hoặc 2 túi (1 xanh lá cây và 1 vàng), hoặc bỏ rác chung vào thùng tập trung theo đúng quy định. Cả CTR thực phẩm và CTR còn lại đều được thu gom hằng ngày nhưng theo hệ thống riêng. - Tại các nguồn phát sinh khác: ngoài hộ gia đình, còn có các nguồn thải như khối trường học; các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị kinh doanh, thương mại, dịch vụ (công ty, chi nhánh, ngân hàng, siêu thị, khu thương mại, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, quán cafe giải khát, tiệm cắt tóc, dịch vụ “massage”, ga ra xe,…); các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Tại những nguồn thải nêu trên, việc phân loại CTR thực hiện tương tự như ở hộ gia đình. CTR được chia thành 2 nhóm, chứa trong 2 túi PE và 2 thùng quy định. Lợi ích của việc Phân loại CTR tại nguồn. Lợi ích kinh tế - Phân loại CTR mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. CTR đô thị có 14-16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa, giấy, kim loại, cao su... Khối lượng CTR có thể phân hủy (rác thực phẩm) chiếm khoảng 75%, còn lượng CTR có khả năng tái sinh tái chế chiếm khoảng 25%. Khối lượng CTRSH thải ra hằng ngày ở TP.HCM chiếm khoảng 6.000 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối lượng CTR thực phẩm chiếm khoảng 4.500 tấn. Nếu biết tận thu CTR thực phẩm, xã hội sẽ thu được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp CTR và bán phân compost. - Chi phí xử lý 1 tấn CTRSH là 250.000 đồng. Nếu mang 4.500 tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1,1 tỉ đồng cho việc xử lý số rác này. Giảm khối lượng CTR mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp CTR cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi. Lợi ích môi trường - Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại CTR tại nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng CTR phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt... - Diện tích BCL thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của BCL. Ở các BCL, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm CH4, CO2, NH3, trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4 có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2. Việc giảm chôn lấp CTR có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn. - Việc tận dụng các CTR có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong CTR thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm mang lại. Lợi ích xã hội - Phân loại CTR tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH cũng như tác động của nó đối với môi trường sống. - Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại CTR tại nguồn mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống. 4.2.2 Biện pháp kinh tế 4.2.2.1 Tăng mức phí thu gom CTR - Để giữ gìn đô thị sạch đẹp và quản lý toàn bộ khối lượng CTR đô thị khoảng 6.000 tấn/ngày, mỗi năm thành phố phải chi khoảng 500 tỷ đồng. Tốc độ tăng chi phí này khoảng 10% - 12% mỗi năm. Đây thực sự là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách thành phố. Hiện nay, kinh nghiệm của nhiều nước có điều kiện tương tự TP.HCM cho thấy, thu phí bảo vệ môi trường nói chung và vệ sinh đô thị nói riêng là phương thức thích hợp để cải thiện tình hình trên. Đồng thời, khi người dân có thói quen đóng phí thì việc xả rác bừa bãi sẽ giảm rất nhiều. Hơn nữa, với mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về chất lượng cuộc sống hàng ngày cũng càng cao là những yếu tố để việc thu phí trở thành hiện thực cuộc sống.  - Người xả rác sẽ phải trả phí thu gom và xử lý  CTR: chia làm 2 giai đoạn thực hiện + Giai đoạn 1: Tạo nhận thức đúng đắn cho cộng đồng về các hoạt động liên quan tới chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt. Tạo tinh thần chia sẻ của các chủ nguồn thải với Nhà nước gánh nặng xử lý lượng CTR phát sinh. Giảm dần việc bao cấp trong công tác quản lý CTR trên địa bàn. Trong giai đoạn này, thành phố vẫn phải bù đắp chi phí để thực hiện các dịch vụ vệ sinh đô thị. Như vậy, có thể hiểu trong thời gian đầu khi thực hiện, thành phố vẫn phải trợ giá một phần rất lớn để cung cấp dịch vụ vệ sinh cho các đối tượng là hộ dân và cả đối tượng nguồn thải ngoài hộ dân. + Giai đoạn 2: Mục tiêu của công tác thu phí trong giai đoạn này chủ yếu là tiến dần đến việc xóa bỏ bao cấp trong công tác quản lý CTR tại TP.HCM. Trong giai đoạn này, mức phí vệ sinh của hộ dân sẽ được tính toán cân nhắc để từng bước đạt được theo nguyên tắc: "Người gây ô nhiễm sẽ phải trả tiền" và mức phí vệ sinh của các đối tượng khác ngoài hộ dân sẽ tiến đến nguyên tắc "thu đúng, thu đủ".  4.2.2.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp Việc thu phí dựa trên mức tổng chi phí thực trả cho công tác quản lý CTRSH được xác định dựa trên thống kê các nguồn chi cho công tác quét dọn vệ sinh đường phố, vớt rác trên kênh, vận chuyển, xử lý; đồng thời dự đoán chi phí các công tác trên cho những năm tiếp theo để cân nhắc về khả năng chi trả của người dân và các đối tượng nguồn thải khác ngoài hộ dân hiện nay nhằm đưa ra các mức phí thích hợp. Mức phí áp dụng cho công tác quản lý CTRSH như sau: Hộ dân không kinh doanh được phân chia như sau: - Đối tượng hộ dân nội thành bao gồm 14 quận: 1,3,4,5,6,7,8,10,11, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Tân Phú, Bình Thạnh. - Đối tượng hộ dân ngoại thành - vùng ven bao gồm 5 huyện và 5 quận vùng ven: huyện Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, quận 2, quận 9, quận 12, quận Thủ Đức và quận Bình Tân. - Với mỗi đối tượng hộ dân nội thành và ngoại thành - vùng ven được phân chia tiếp thành các hộ dân mặt tiền đường và hộ dân trong hẻm. Cụ thể: các hộ dân mặt tiền đường bao gồm các hộ dân không kinh doanh ở các tuyến đường cấp I, II, III, IV, V; các hộ dân trong hẻm không kinh doanh; hộ dân tại các chung cư dành cho người thu nhập thấp, chung cư không phải là chung cư cao cấp. + Nhóm 1 bao gồm các đối tượng: Các quán ăn - uống sáng, tối trong nhà và vỉa hè + Nhóm 2 bao gồm các đối tượng: Thương nghiệp nhỏ là bán lẻ các ngành lương thực thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục; dược phẩm và dụng cụ y tế; gỗ và vật liệu xây dựng; kim khí; phân bón thuốc trừ sâu; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng); máy móc thiết bị; xăng dầu các loại; nguyên liệu khác (trừ xăng dầu); hóa chất; hàng hóa khác. Các quán ăn trong nhà kinh doanh cả ngày. Cơ quan hành chính sự nghiệp là cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị sự nghiệp bán công, đơn vị sự nghiệp dân lập, tổ chức hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ngoài Nhà nước, tổ chức xã hội của Nhà nước, tổ chức xã hội ngoài Nhà nước. Thư viện, trường học. Nhóm 3 bao gồm các đối tượng sau: Thương nghiệp lớn bao gồm các cơ sở buôn bán (không phải là bán lẻ) các ngành như: Hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; vật phẩm văn hóa, giáo dục; dược phẩm và dụng cụ y tế; gỗ và vật liệu xây dựng; kim khí; phân bón thuốc trừ sâu; phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng); máy móc thiết bị; xăng dầu các loại; nguyên liệu khác (trừ xăng dầu); hóa chất; hàng hóa khác. Khách sạn, nhà hàng, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Cơ sở sản xuất, trụ sở làm việc của các doanh nghiệp. Dịch vụ tiêu dùng bao gồm: các hoạt động liên quan đến bất động sản; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng gia đình; các hoạt động liên quan đến máy tính; các hoạt động dịch vụ tư vấn; giáo dục và đào tạo; du lịch; hoạt động y tế; hoạt động văn hóa thể thao; hoạt động thu gom chất thải, cải thiện vệ sinh công cộng; hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng khác. Bến tàu, bến xe, sân bay, nhà ga, cảng. Các nguồn thải khác. - Cụ thể, mức phí áp dụng cho công tác quản lý CTRSH như sau: + Đối với hộ gia đình Đối tượng Mức phí (đồng/tháng) Nội thành Mặt tiền đường 20.000 Trong hẻm 15.000 Ngoại thành - vùng ven Mặt tiền đường 15.000 Trong hẻm 10.000 + Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau Đối tượng ngoài hộ dân Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) Nhóm 1: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè  được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh  < 250 kg/tháng. 60.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 2: - Các quán ăn - uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng. - Cơ sở thương nghiệp nhỏ - Trường học, thư viện. - Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh >250 kg/tháng ≤ 420 kg/tháng 110.000 đồng/cơ sở/tháng Nhóm 3: - Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày; - Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn; - Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; - Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công trình xây dựng… 176.800 đồng/m3/tháng (Hệ số quy đổi 1m3 CTR = 420 kg CTR) - Ngoài ra cần áp dụng một số công cụ kinh tế để làm cơ sở cho việc xây dựng mức phí phù hợp và quản lý có hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại Quận Phú Nhuận nói riêng và trên địa bàn TP.HCM nói chung. Phí môi trường: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và thải bỏ CTRSH: lệ phí thu gom, phí thải bỏ, phí sản phẩm. Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Đang được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý CTRSH. Chúng được coi là khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn các trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh chi phí xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số trường hợp, chính quyền thành phố đã đặt ra các hệ thống định giá CTRSH để khuyến khích các hộ dân cư giảm thiểu CTRSH. Phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng): - Là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn lấp CTR có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Phí sản phẩm: - Phần lớn các phí sản phẩm là phí được công thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sản phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được). Phí sản phẩm đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ôtô… Hiện nay, chúng ta cũng đã áp dụng hình thức này vào hoạt động bán xăng, dầu bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí giao thông. Các phí sản phẩm được sử dụng cho các chương trình nhằm để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. - Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa là áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu tạo ra ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nhìn chung, phí sản phẩm có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể. Hệ thống ký quỹ hoàn trả - Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. - Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. - Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,... Đầu tư vốn cho các lực lượng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH Đầu tư vốn cho các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý CTRSH cần có sự trợ giúp ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Chế độ thưởng phạt - Áp dụng xử phạt hành chính đối với các hành vi sau đây: + Vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, đường phố, xuống sông…; + Đổ rác tràn ra khỏi các thùng rác; + Cảnh cáo bắt buộc người vi phạm phải tự quét dọn và vận chuyển rác đến đúng nơi qui định. - Để có được sự chấp nhận của cộng đồng cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn, thực hiện vệ sinh môi trường một cách thường xuyên hơn tại các nơi công cộng. Giám sát môi trường Xây dựng chương trình giám sát về CTRSH tại các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình định kỳ 2 lần trong một năm. Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập huấn cho các cán bộ phường, các cá nhân, các chủ doanh nghiệp về Luật Bảo vệ môi trường, phân loại CTR tại nguồn … KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Từ việc thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý”. Chúng ta rút ra một số kết luận sau đây: 1/ Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn Quận tương đối hoàn thiện, mặc dù vẫn còn những hạn chế tồn tại nhất định. Thế nhưng vẫn còn một lượng CTR thải chưa được thu gom, đây là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức, vì nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ gây ra những ảnh hưởng đến môi trường – môi sinh; 2/ Hiện nay, tại Quận Phú Nhuận chưa áp dụng chương trình phân loại CTR tại nguồn, CTRSH được thu gom và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm; 3/ Công tác thu gom, vận chuyển cũng như trung chuyển đã được Công ty đầu tư đáng kể, với hình thức sử dụng loại xe tải nhỏ 550kg để thu gom và vận chuyển CTR về TTC đã khắc phục được tình trạng phát sinh các điểm hẹn tập kết CTR trên đường phố (hiện trên địa bàn Quận Phú Nhuận không còn các điểm hẹn tập kết CTR) đảm bảo bảo thực hiện tốt tiêu chí giữ gìn vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. 4/ Nghiệp đoàn Rác dân lập là tổ chức xã hội, không có chức năng quản lý điều hành hoạt động thu gom CTR, thuê mướn lao động, đảm nhiệm thu gom CTR khoảng 60% hộ dân nhưng tổ chức hoạt động còn rất tùy tiện, cả về giờ giấc, phương tiện và trang phục. 5/ Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế, kỹ sư chuyên ngành vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng; KIẾN NGHỊ: Để công tác quản lý CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận được thuận lợi hơn, thì cần phải thực hiện một số yếu cầu sau: 1/ Công ty cần phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn quản lý trong lĩnh vực môi trường; 2/ Khuyến khích người dân tự đưa chất thải vào các thùng thu gom hoặc xe thu gom để tăng hiệu quả thu gom rác thải. 3/ Tuyên truyền, khuyến khích các thành phần kinh tế áp dụng công nghệ sản xuất sạch, các cơ sở sản xuất hàng hóa có những giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của chất thải rắn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường 4/ Thực hiện thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường. 5/ Cần triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục đến từng hộ dân, từng xí nghiệp, cơ sở sản xuất, nếu cần chúng ta áp dụng các biện pháp chế tài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng; 6/ Phòng Tài nguyên Môi trường Quận Phú Nhuận nên nghiên cứu và đề xuất Sở Tài nguyên Môi trường có biện pháp hỗ trợ các Nghiệp đoàn thu gom CTR sinh hoạt chuyển đổi trang thiết bị thu gom vận chuyển sao cho đồng bộ và đảm bảo mỹ quan đô thị; 7/ Tăng cường công tác vận động các hộ dân, hộ kinh doanh, các cơ quan, xí nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng thu gom CTR với Công ty công ích hoặc các nghiệp đoàn thu gom CTR dân lập nhằm hạn chế tối đa nguồn CTR bị thải bỏ lung tung./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx7_van_bai_sua_hoan_chinh_final_6901.docx
Luận văn liên quan