Trong thời đại mới - thời đại hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền công nghiệp với nền công nghiệp hóa. Vì vậy, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành trên khắp mọi miền của đất nước. Với sự phát triển này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, làm cho đất nước ngày một phát triển mạnh, đời sống người lao động ngày một cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà quá trình phát triển công nghiệp mang lại thì cũng chính quá trình ấy gây ra những hậu quả không nhỏ tới môi trường sinh thái. Đó chính là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
Các hoạt động xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ông thoát nước của thành phố và lượng rác thải sinh hoạt hằng năm đã thải ra với nồng độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Vì vậy, cùng với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp để phòng ngừa, khống chế và xử lý các yếu tố gây nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nghiêm trọng hơn là làm thay đổi sinh thái.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, được sự đồng ý của nhà trường, tôi quyết định tìm hiểu quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi.
Qua đó, giúp tôi nắm vững về kiến thức đã được học ở trường, giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong thực tế, từ đó tìm ra những phương pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6665 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Đợt thực tập “ Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” đã đáp ứng tốt mục tiêu và phương pháp đề ra. Được sự đồng ý của nhà trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghiệp Quảng Ngãi em được phân công về thực tập tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi.
Có được những thành công đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Nhà trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghiệp Quảng Ngãi đã tạo điều kiện để em có cơ hội làm quen với công việc mà một sinh viên môi trường phải làm sau này.
Em xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể lãnh đạo và các nhân viên tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TRỊNH THỊ BÍCH HÀ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp cho em những kiến thức môn học cơ bản nhất.
Vì thời gian thực tập quá ngắn nên chắc chắn phải có những thiếu sót và khó khăn trong khi thực tập cũng như viết báo cáo. Vì vậy, em rất mong sự góp ý và hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn !
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại mới - thời đại hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền công nghiệp với nền công nghiệp hóa. Vì vậy, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành trên khắp mọi miền của đất nước. Với sự phát triển này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, làm cho đất nước ngày một phát triển mạnh, đời sống người lao động ngày một cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà quá trình phát triển công nghiệp mang lại thì cũng chính quá trình ấy gây ra những hậu quả không nhỏ tới môi trường sinh thái. Đó chính là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
Các hoạt động xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ông thoát nước của thành phố và lượng rác thải sinh hoạt hằng năm đã thải ra với nồng độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Vì vậy, cùng với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp để phòng ngừa, khống chế và xử lý các yếu tố gây nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nghiêm trọng hơn là làm thay đổi sinh thái.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, được sự đồng ý của nhà trường, tôi quyết định tìm hiểu quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi.
Qua đó, giúp tôi nắm vững về kiến thức đã được học ở trường, giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong thực tế, từ đó tìm ra những phương pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường.
PHẦN I
SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Giới thiệu về công ty
Tổ chức kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước.
Mang tên: Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi.
Địa điểm trụ sở chính: Đường Tô Hiến Thành – Tổ 18 – Phường Trần Phú – Thành phố Quảng Ngãi.
Cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi.
Vốn điều lệ: Gần 16 tỷ đồng. trong đó 49% cổ phần hóa và nhà nước giữ 51%
Điện thoại: (055)38160962
Quá trình hình thành và phát triển
Sản xuất ra cơ sở vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng.
Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đa dạng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Công ty Môi Trường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Công trình Đô thị Thị xã Quảng Ngãi, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thị xã Quảng Ngãi được thành lập theo quyết định số 868/QĐ-UB ngày 18/09/1989 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi. Công ty đi vào hoạt động ngày 01/04/1990, là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Năm 1988, UBND Tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 56/QĐ-UB ngày 01/01/1998 về việc thành lập Công ty Môi Trường Quảng Ngãi trực thuộc UBND Thị xã Quảng Ngãi. Đến năm 2003, Công ty Môi Trường Quảng Ngãi đổi tên thành Công ty Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi theo quyết định số 148/2003/QĐ-UB ngày 27/08/2003 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi và được chuyển giao chức năng quản lý nhà nước đối với Công ty từ UBND Thị xã Quảng Ngãi sang Sở Xây dựng Quảng Ngãi. Từ khi thành lập Công ty Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi hoạt động ngày càng có hiệu quả, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, đời sống Cán bộ- Công nhân viên được cải thiện. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mở rộng phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh đóng góp xây dựng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi theo quyết định số 2958/QĐ-UB ngày 11/12/2006 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi và do UBND Tỉnh Quảng Ngãi là chủ sở hữu.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Đội MT
1
Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Kiêm Giám đốc Công ty
Phòng Kế toán
Phòng KT và QLN
Phó Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Công ty
Đội
Xe
Tổ
Cơ
Khí
Đội MT
2
Đội MT
3
Đội Thoát Nước
Đội
Cây
Xanh
Phòng Kinh Doanh
Phòng
TC-HC
Đội Chiếu sáng công cộng
Ban QL nghĩa địa và bãi xử lý chất rắn
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý
Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất đồng thời là người đại diện theo pháp nhân của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng, quyết định các vấn đề tổ chức nhân sự, bố trí cán bộ, điều hành nhân lực, xe máy, vật tư,…và chịu trách nhiệm trước cơ quan thành lập doanh nghiệp và trước pháp luật.
Phó Giám đốc
Là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công trực tiếp của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công việc của mình.
Các phòng chức năng
Phòng tổ chức – hành chính
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bố trí, sắp xếp đội ngũ CB-CNV như: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB-CNV kỹ thuật, xây dựng kế hoạch đơn giản tiền lương, nâng lương, bảo quản hồ sơ CB-CNV tuyển dụng, giải quyết các công việc hành chính, quản trị.
Phòng kế toán- tài vụ
Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc toàn bộ hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tài chính, thực hiện các nhiệm vụ thu chi quản lý các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán.
Phòng kỹ thuật và quản lý nhà
Chịu trách nhiệm tổ chức thi công các công trình theo kế hoạch, đúng qui trình, thực hiện đúng cơ chế được giao. Lập hồ sơ hoàn công, quyết toán vật tư, tiền với công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình. Quản lý , theo dõi việc ký các hợp đồng cho thuê nhà, thu tiền thuê, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Phòng kinh doanh
Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, cùng với giám đốc ký các hợp đồng trong và ngoài Công ty, xây dựng các định mức về nhiên liệu, vật tư, xe máy, kỹ thuật…nghiệm thu tổng hợp khối lượng công việc thực hiện từng tháng để làm biên bản xác nhận khối lượng thực hiện các đơn cị liên quan.
Tổ cơ khí- đội xe
Sửa chữa các trang thiết bị, máy móc vận chuyển chất thải rắn cho Công ty.
Đội môi trường I, II, III
Quét dọn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn hoạt động của Công ty.
Đội cây xanh
Trồng, chăm sóc và phát triển cây xanh công cộng.
Đội thoát nước
Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố.
Đội điện
Duy tu bảo dưỡng và lắp đặt hệ thống CSCC và đèn TNGT.
Ban quản lý nghĩa địa và bãi xử lý chất rắn
Quản lý nghĩa địa và bãi rác của thành phố.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Quy trình sản xuất kinh doanh
Đối với sản phẩm của Công ty là các công trình vệ sinh công cộng như: thu gom, vận chuyển chất thải rắn, làm vệ sinh nạo vét hệ thống thoát nước, duy tu bảo dưỡng hệ thông điện chiếu sáng công cộng, chăm sóc cây xanh đường phố, cây xanh các công trình…
Mỗi công việc đều có quy trình công nghệ và khối lượng công việc khác nhau, vì vậy phương pháp thực hiện tiến độ công việc cũng khác nhau. Ở mỗi công việc đều có một hoặc nhiều công nhân và máy móc thiết bị trực tiếp tham gia. Mỗi công việc thực hiện theo đúng kế hoạch về thời gian đã quy định.
Tổ chức cơ cấu sản xuất
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt chất lượng cao, Công ty đã thực hiện dây chuyền có quan hệ chặt chẽ giữa các đội với nhau, nhằm tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong công việc.
- Công ty có cơ cấu tổ chức sản xuất như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Công ty
Đội cơ giới
( xe vận chuyển rác)
Bãi xử lý
(chôn lấp)
Đội MT
I, II, III
+ Quan hệ trực tuyến:
+ Quan hệ chức năng giữa các đội:
- Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Đội môi trường I, II, III : Gồm có 129 người, mỗi đội đều có một lực lượng để làm các công việc được Công ty giao như luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh đường phố theo yêu cầu, mở rộng địa bàn phục vụ...
Đội cơ giới: Gồm 21 người, 32 xe ô tô và 02 máy ủi có nhiệm vụ chính là thu gom chất thải rắn, vận chuyển rác từ bãi trung chuyển đến bãi xử lý rác Nghĩa Kỳ, tưới cây xanh đường phố, tưới nước chống bụi, phục vụ mai táng, phục vụ cho Đội điện, Đội cây xanh và Đội thoát nước.
Xu hướng phát triển và mục tiêu của Công ty đề ra
Chức năng
Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo phương thức hoạch toán kinh tế độc lập và được mở tài khoản tại Ngân hàng. Công ty chuyên làm nhiệm vụ công ích phục vụ cộng đồng và đầu tư kinh doanh các công trình công ích trong toàn tỉnh.
Dịch vụ phục vụ công ích:
Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Dịch vụ tang lễ.
Quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng.
Quản lý công viên, trồng và chăm sóc cây xanh.
Nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước công cộng.
Quản lý, phát triển và kinh doanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
Hoạt động kinh doanh:
Xây dựng mồ mả, xử lý hầm cầu.
Xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng và xây dựng vỉa hè.
Thu gom và vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ cây cảnh.
Duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Kinh doanh cây cảnh…
Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi
Để đạt được các mục tiêu của Công ty đề ra, lãnh đạo công ty có kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới như sau:
Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực công ích
Đây là mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ kế hoạch lâu dài và trọng tâm. Do đó, phải tiếp tục củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
Trên cơ sở mô hình doanh nghiệp mới được xác lập, tiếp tục phát triển mạng lưới dịch vụ công cộng ra các khu vực thị trấn, thị tứ thuộc địa bàn của tỉnh.
Phương châm hoạt động: Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dịch vụ phát triển chiều rộng, gắn với phát triển chiều sâu.
Không ngừng tăng cường phương tiện kỹ thuật, cải tiến thiết bị và hình thức phục vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh.
Trong các hoạt động của Công ty, phải xem lĩnh vực này là lĩnh vực then chốt lâu dài, có tính chất quyết định đến yếu tố thành công, phát triển hoặc thất bại của Công ty. Kiên quyết không xem nhẹ hoạt động này và phải đưa ra nhiều giải pháp để phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển địa phương và mức sống của cộng đồng dân cư.
Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
Ngoài lĩnh vực công ích, Công ty tiếp tục củng cố và phát triển các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
Kinh doanh hoạt động xây dựng cơ bản: Đây là lĩnh vực hoạt động trong những năm qua đã đem lại thuận lợi cho Công ty. Công ty sẽ tiếp tục phát triển thế mạnh, kinh nghiệm trong thi công xây lắp các công trình hạ tầng chuyên ngành. Các công trình do Công ty thiết kế, xây dựng phải có chất lượng cao và đem lại hiệu quả kinh tế.
Tiếp tục củng cố, phát triển mở rộng địa bàn các dịch vụ vệ sinh đang có tỷ suất lợi nhuận cao và mức độ cạnh tranh thấp như hoạt động dịch vụ vệ sinh công sở, gia đình…nhằm đến số đông các đối tượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ này trong cộng đồng.
Tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tạo việc làm cho công nhân viên.
Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, chế độ cho người lao động.
Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
PHẦN II
NGUỒN RÁC CỦA CÔNG TY
Nguồn gôc tạo thành chất thải rắn đô thị bao gồm
Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt ).
Từ các trung tâm thương mại ( siêu thị, chợ ).
Từ các công sở, trường học, công trình công cộng.
* Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách:
Theo vị trí hình thành
Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, các khu chợ…
Theo thành phần hóa học, vật lý
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, chất dẻo…
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại
Chất thải rắn sinh hoạt
Là những chất thải có liên quan đến hoạt động con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: Kim loại, sành sứ, gạch ngói vỡ, đất, đá, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, tre, gỗ, lông gia cầm, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả…
Chất thải thực phẩm
Bao gồm các thức ăn dư thừa, rau quả…những loại này thải ra mang bản chất dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm thì làm cho các vi sinh vật dễ dàng phát triển như ruồi, muỗi…Ngoài ra, bên cạnh các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ, các quán ăn…
Chất thải trực tiếp
Chủ yếu là phân, bao gồm phân người và các loại động vật khác...
Chất thải lỏng
Chủ yếu là bùn, ga, cống…là các chất thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư.
Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác
Bao gồm các loại vật liệu sau khi đốt, các sản phẩm khi đun nấu từ than, củi…
Các chất thải từ đường phố
Các chất này có thành phần chủ yếu là lá cây, que, nillon, vỏ bao gói…
Chất thải xây dựng
Là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình…
Chất thải xây dựng bao gồm:
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng.
Đất đá do việc đào móng trong quá trình xây dựng.
Các vật như kim loại, chất dẻo.
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn, cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Các chất thải nông nghiệp
Là những chất thải và mẫu dư thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp. Ví dụ như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…Hiện tại việc quản lý các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.
Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh
Việt Nam với chính sách đổi mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của người dân đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn. Tốc dộ tăng GDP theo thống kê hàng năm khoảng 7- 8 %. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên phạm vi cả nước với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và quá trình đô thị hóa tại các đo thị diễn ra rất nhanh đã tạo ra nhiều sức ép đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải đô thị nói riêng. Lượng chất thải đô thị phát sinh ngày một lớn.
Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị trên địa bàn Tỉnh do Công ty thu gom trong một ngày là 122,84 tấn/ngày, lượng chất thải thu gom trong một năm là 44.836 tấn/năm.
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi: 85%.
Tỉ lệ phủ dịch vụ quản lý chất thải rắn: 90%.
Khối lượng, thành phần và tỉ lệ % các loại chất thải rắn :
TT
Thành phần chất thải rắn
Khối lượng (kg/ngày)
Tỷ lệ (%)
1
Rác thải hữu cơ
77.364
63
2
Rác thải bệnh viện
8.768
7,14
3
Rác thải công nghiệp
14.736
12
4
Từ các nguồn khác
21.932
17,86
Số liệu trên lấy theo báo cáo thu thập số liệu, điều tra khảo sát hiện trạng chất thải rắn và đề xuất phương án lựa chọn khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho đô thị Quảng Ngãi.
Rác thải sau quá trình thu gom thì được xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp đơn giản, hợp vệ sinh và chưa có hệ thống tận dụng các loại chất thải để sử dụng lại.
PHẦN III
TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP RÁC XÃ NGHĨA KỲ VÀ HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Hiện trạng quản lý chất thải rắn của Công ty
Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
Hiện Công ty thành lập 03 đội môi trường: Chuyên trách công tác thu gom rác thải; 01 đội xe thực hiện vận chuyển chất thải; 01 Ban quản lý bãi xử lý với nguồn nhân lực khoảng 150 người.
Công ty có 12 xe cuốn ép rác ( 04 xe loại 2,5 tấn; 01 xe loại 5 tấn; 01 xe loại 12 tấn; 06 xe loại 7 tấn ) và 03 xe tải ben.
Ngoài ra, Công ty có 110 xe rác đẩy tay có thể tích 0,67 m3/xe và đặt 1536 thùng rác các loại tại một số tuyến đường để thu gom rác.
Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị
Rác thải đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: hoạt động dân sinh và từ các cơ quan, trường học, các hộ sản xuất kinh doanh…
Theo báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2008, Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi đã thực hiện thu gom rác thải cho gần 20.500 hộ gia đình và 333 cơ quan, đơn vị, trường học.
Công ty thực hiện thu gom rác thải bằng hai hình thức:
Thu gom bằng xe đẩy tại các khu dân cư tập trung, tuyến đường phố nhỏ, đường hẻm 22 ngày/lần. Sau đó, rác được chuyển đến các diểm tập trung quy định rồi chuyển sang xe cuốn ép lớn ( 5 tấn và 12 tấn ) vận chuyển về bãi chôn lấp.
Thu gom bằng xe ép loại 2,5 tấn; 5 tấn; 7 tấn và 12 tấn được thực hiện hàng ngày trên các tuyến đường lớn, các điểm tập trung và tại các thùng rác đặt trên các tuyến đường của Thành phố và vận chuyển về bãi chôn lấp có diện tích 10ha tại xá Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cách Thành phố 13 km về phía Tây.
* Sơ đồ chu trình thu gom và vận chuyển rác đô thị được trình bày theo sơ đồ sau:
Rác thải đường phố
Rác thải từ các hộ gia đình và cơ quan
Bãi chôn lấp
Xe cuốn rác
Xe đẩy tay
Thùng đựng rác
Tổng quan về bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố Quảng Ngãi
Tên bãi rác chôn lấp: Bãi rác Thành phố Quảng Ngãi.
Địa điểm: Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Thời gian chính thức hoạt động: Bắt đầu từ năm 1996 do Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi quản lý.
Quy mô bãi chôn lấp:
Diện tích sử dụng để chôn lấp: 10 ha.
Diện tích chôn lấp đã sử dụng: 08 ha.
Số lượng các ô chôn lấp rác thải sinh hoạt: 22 ô chôn lấp.
Tổng lượng rác đã được chôn lấp tại bãi chôn lấp từ năm 1996 đến 5 tháng đầu năm 2010 khoảng 335.000 tấn rác; Công ty chỉ thực hiện thu gom đối với rác thải sinh hoạt, không thu gom đối với rác thải công nghiệp và rác thải y tế.
Tình trạng hiện nay của bãi chôn lấp đang tiếp tục hoạt động. Lượng rác được chuyển đến bãi để chôn lấp là 122,84 tấn rác/ngày đêm.
Các loại hóa chất, nhiên liệu sử dụng: Vôi bột, thuốc diệt ruồi 50 EC và Echoice Solution khử mùi.
Dự báo đến năm 2011 bãi rác Thành phố sẽ đóng cửa.
Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Hiện nay, các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị của thành phố Quảng Ngãi chôn lấp thủ công chung đối với tất cả các loại rác được thu gom.
Các xe cuốn ép rác chở chất thải đến bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cách thành phố 13 km về hướng Tây. Bãi chôn lấp chất thải rắn Nghĩa Kỳ được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1986 với diện tích 10 ha. Cho đến nay khoảng 8 ha đã được sử dụng kín. Xung quanh bãi chôn lấp thủ công chất thải rắn là khu vực đất nông nghiệp, bao gồm cả khu vục trồng gỗ cứng. Đây là bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành theo phương thức chôn lấp thủ công không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Các ô chôn lấp là các hào đất. Kích thước của hào là 130m x 15m x 5,5m. Các hào đất được đào song song với nhau, khi hào đã cứa đầy rác thì được phủ đất lên bề mặt và sẽ tiến hành đào tiếp hào đất bên cạnh. Các hào chôn lấp này không được lót lớp chống thấm, không có hệ thống ống thu gom nước rò rỉ rác dưới đáy hào chôn lấp. Bãi chôn lấp chất thải rắn không có hệ thống xử lý nước rỉ rác.
Hiện tại, chất thải được thu gom và đổ trực tiếp vào hào chứa rác. Sau đó, rác được san ủi đều xuống hố bằng xe chuyên dụng DT57 và máy đào xúc liên hợp. Khi lớp rác dày khoảng 1m sẽ được phủ lên trên một lớp đất dày 0,3 m và tiếp tục đổ lớp rác tiếp theo. Khi hố đã chứa đầy rác thì được phủ lên bề mặt một lớp đât dày 0,5 – 1 m và sẽ tiến hành đào tiếp hố bên cạnh.
Tại bãi chôn lấp rác vẫn còn hiện tượng xử lý rác bằng thiêu đốt tự phát nên môi trường xung quanh thường xuyên bị ô nhiễm do khói bụi, hào chôn lấp không được phủ đất nên các loại rác nhẹ ( giấy, túi nillon…), mùi hôi do rác phân hủy bị gió cuốn đi và phát tán ra các khu vực xung quanh bãi chôn lấp. Ngoài ra, do hào chôn lấp rác không được phủ đất định kỳ nên cũng là nơi cư trú của các loài côn trùng gây bệnh ( ruồi, muỗi, chuột, bọ…). Công tác xử lý rác tại bãi chôn lấp được Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi thực hiện bằng việc phun thuốc Enchoice Solution khử mùi, diệt muỗi tiêu độc bằng vôi bột và phun hóa chất Permecide 50 EC.
Các hào đất sau khi đổ đầy rác được xử lý bằng việc phủ lên bề mặt lớp rác một lớp đât dày khoảng 0,5 – 1 m. Tại các hào rác này không được thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom khí thoát ra từ bãi rác.
Vào mùa khô, nước rỉ rác phát sinh tại bãi chôn lấp không qua xử lý sẽ thấm trực tiếp vào môi trường dưới lớp dưới đáy hào chôn lấp. Vào mùa mưa, lượng nước rỉ rác phát sinh nhiều sẽ được thu gom lại ở cuối hào chôn lấp và qua khe thoát chảy theo rãnh thoát nước xuống khu vực vùng thấp phía dưới bãi chôn lấp.
Việc quản lý bãi chôn lấp cũng gặp nhiều bất cập. Do xung quanh bãi chôn lấp không có hàng rào bảo vệ nên vẫn có hiên tượng những người nhặt rác tự do sinh sống và làm việc tự phát tại bãi chôn lấp. Số lượng người nhặt rác tự do làm việc liên tục hàng ngày khoảng 10 – 15 người. Họ không có trang thiết bị dụng cụ bảo hộ cho mình, thu thập bình quân chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày.
STT
Các thông số
Đơn vị
Vị trí
Tiêu chuẩn vệ sinh 3733 - 2002
Đầu bãi
Giữa bãi
Cuối bãi
1
CO
mg/m3
8,2
8,5
8,4
20
2
CO2
mg/m3
0,15
0,27
0,24
-
3
CH4
mg/m3
4,21
5,25
4,38
-
4
H2S
mg/m3
1,34
1,9
1,52
10
5
NO2
mg/m3
0,21
0,31
0,33
5
6
VOC
mg/m3
0,8
0,9
0,12
-
7
Bụi
mg/m3
4,92
7,95
5,98
6
8
SO2
mg/m3
0,23
0,27
0,19
5
9
NH3
mg/m3
7,2
7,8
8,2
17
Theo khảo sát của Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (05/2004) thì môi trường không khí tại bãi chôn lấp bị ô nhiễm do bụi, khí và các mùi do rác thải phân hủy gây ảnh hưởng xấu đễn sức khỏe của công nhân vận hành bãi cũng như của người dân nhặt rác tự do. Số liệu đo đạc khảo sát được trình bày dưới bảng sau:
Bảng kết quả đo đạc các thông số hơi khí độc tại bãi chôn lấp (05/2004)
Kết quả đo đạc phân tích nồng độ một số chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác tại bề mặt hào chứa rác đang vận hành cho thấy rằng: Các loại khí phát sinh được ghi nhận là do quá trình phân hủy yếm khí và đốt cháy các loại rác thải tại bãi chôn lấp.
Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn tại Thành phố Quảng Ngãi
Thu gom và vận chuyển
Hiện nay chưa tổ chức được việc phân loại ngay tại nguồn phát sinh chất thải. Các loại rác được thu gom đôi khi có lẫn rác thải công nghiệp. Lượng rác thải thu gom còn thấp chỉ đạt khoảng 85% tổng lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố.
Do mạng lưới thu gom còn nhỏ và ý thức người dân còn thấp trong công tác vệ sinh môi trường nên vẫn còn hiện tượng đổ rác bừa bãi ra đường và hệ thống cống rãnh. Viêc thu gom rác đối với cơ quan công sở, trường học, rác đường phố…đã được thực hiện thông qua hợp đồng thu gom, vận chuyển.
Hệ thống thu gom hiện tại vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Phương tiện vận chuyển đã được đầu tư mới nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu cần bổ sung thêm.
Xử lý và tái chế
Rác thải đô thị hiện nay được thu gom và xử lý tập trung bằng chôn lấp thủ công tại bãi chôn lấp Nghĩa Kỳ. Hiên tại, bãi chôn lấp rác chưa được xây dựng và vận hành theo đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp không có hệ thống thu gom khí rác và hệ thống xử lý nước rỉ rác. Công nghệ xử lý rác thủ công. Chưa có hệ thống quan trắc môi trường định kỳ tại bãi chôn lấp.
Việc tận thu, tái sử dụng rác thải thu gom được mới chỉ do tư nhân thực hiện tự phát tạ một số địa điểm trong thành phố và ngay bãi chôn lấp. Các loại chất thửi được tận thu tái sử dụng gồm chai lọ nhựa, bao bì, vỏ lon kim loại, nhôm, sắt vụn…và được vận chuyển đi tiêu thụ.
Đánh giá chung
Nhìn chung công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác của thành phố Quảng Ngãi trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực. Điển hình năm 2006 công ty đã thay đổi thời gian thu gom rác cho phù hợp với từng khu dân. Cùng với đó là không ngừng mở rộng địa bàn thu gom rác, vệ sinh đường phố tăng cường. Ngoài việc quét dọn vệ sịnh ban đêm, Công ty còn bố trí lao động đi tua lại đường (nhặt rác) ngày 2 buổi trên một số tuyến đường chính tại trung tâm thành phố, bố trí xe ô tô phun nước chống bụi trên đường phố vào mùa hè, nhờ vậy đường phố được sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn chỉnh nên đường phố một số tuyến ở nội thành vẫn chưa thật sự sạch sẽ. Một số hộ gia đình không đăng ký đổ rác với Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi tự ý vứt rác không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và đô thị.
Hiện nay, công tác quản lý chất thải rắn vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Kinh phí hoạt động thiếu nên công tác xử lý rác tại bãi chôn lấp chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Một bộ phận dân cư còn coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường và các tác hại gây ra bởi chất thải rắn sinh hoạt nên vẫn còn hành vi vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, mương dẫn nước. Việc tuyên truyền ý thức của các cấp chính quyền còn ít, biện pháp chế tài chưa mạnh, chưa kịp thời, còn nặng tư tưởng bao cấp trong công tác vệ sinh môi trường đô thị của một bộ phận người dân dẫn đến trốn tránh trách nhiệm đóng góp vệ sinh của hộ gia đình. Kinh phí hoạt đọng của Công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách do Nhà nước cấp.
PHẦN IV
CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp để giảm thiểu và xử lý chất thải
Khối lượng rác sinh ra từ các nguồn xả ngày càng lớn, vì vậy việc giảm khối lượng lớn và đặc tính các chất thải rắn là những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi xã hội phải giải quyết với mục tiêu lâu dài phù hợp với tình hình phát triển và bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái.
Hiện nay nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, số lượng chất thải khổng lồ tăng và do vậy có nhiều sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, giải quyết chất thải rắn tạo thành và xu thế ảnh hưởng của chất thải tới môi trường thiên nhiên ngày càng tăng. Giai đoạn đầu của quá trình giảm lượng chất thải phải là nhận thức được rằng chất thải rắn là loại chất thải không mong muốn, không biết trước được quá trình trao đổi của nó ở trong vùng và những tác động do chúng gây ra mang tính xã hội. Các vấn đề liên quan dưới đây sẽ trả lời câu hỏi tại sao việc tạo ra ít chất thải và ít ô nhiễm môi trường là cách lựa chọn tốt nhất:
Tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng lượng gốc.
Tăng cường sức khỏe công nhân và sự an toàn bởi việc giảm sự xuất hiện các vật liệu có tính độc hại nguy hiểm.
Giảm sự khai thác, xử lý, sử dụng các nguồn gây tác động xấu tới môi trường sinh thái.
Giảm chi phí khống chế ô nhiễm và quản lý chất thải, chi phí này đang tăng rất nhanh hơn cả tỷ lệ tăng sản phẩm công nghiệp và khả năng mắc phải trong tương lai đối với chất thải độc hại và nguy hiểm.
Các biện pháp xử lý chất thải rắn đang được áp dụng tại đô thị hiện nay
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp thủ công đơn giản.
Chất thải được các xe cuốn ép rác chở đến bãi chôn lấp và được đổ trực tiếp vào hố chứa.
Kích thước của hố là 130m x 15m x 5,5m. Rác được san ủi đều xuống hồ bằng xe máy chuyên dụng DT75. Khi hố đã chứa đầy rác thì được phủ lên bề mặt một lớp đất dày 25 – 30 cm và sẽ tiến hành đào tiếp hố bên cạnh.
Các hố chôn lấp này không được lót lớp chống thấm, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác dưới đấy hào chôn lấp và không có hệ thống ống thu gom khí rác.
Khả năng đáp ứng của bãi chôn lấp chất thải hiện tại
Công ty chỉ thực hiện việc xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt và dự kiến bãi chôn lấp chất thải hiện tại sẽ đáp ứng đến cuối năm 2011.
Nhu cầu quỹ đất đô thị dành cho việc xử lý chất thải rắn trong vòng 10 – 20 năm.
Phương pháp để giảm chất thải và ô nhiễm
Giảm mức tiêu thụ.
Thiết kế lại các quy trình sản xuất và sản phẩm sao cho sử dụng ít nguyên liệu hơn.
Thiết kế và tạo ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm và ít các nguồn chất thải hơn khi sử dụng.
Loại bỏ sự đóng gói không cần thiết.
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất. Mục tiêu của công nghệ này là hạn chế sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Trong tương lai có thể tạo ra công nghệ hiệu quả hơn, tạo ra quá trình sản xuất mới cũng như bảo vệ và tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên kể cả việc chuyển hóa chất thải thành năng lượng.
Rác thải sau khi xử lý thì chôn lấp hợp vệ sinh và sau đó sử dụng diện tích mặt bằng để trồng cây.
Đặc điểm dòng vào của Công ty chủ yếu là rác thải sinh hoạt: 85%.
Định hướng xử lý chất thải rắn
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi đang trong giai đoạn khởi công xây dựng một vãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh thuộc dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung – Tiểu dự án Quảng Ngãi do ADB, AFD tài trợ với diện tích khoảng 28 ha tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa. Đây là bãi chôn lấp có kiểm soát, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay.
Sau khi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh thuộc dự án xây dựng xong, rác thải sẽ được thu gom, phân loại và xử lý có kiểm soát. Toàn bộ đáy và thành các ô rác được trải một lớp lót màng dẻo chống thấm HDPE để giảm thiểu nước rác thấm vào môi trường đất và nước ngầm dưới bãi chôn lấp. Có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống thoát nước mưa, các giếng quan trắc nước ngầm và kiểm soát khí rác thải.
3. Đề xuất phương án xử lý và quản lý khác
Nguồn rác của công ty chủ yếu là rác sinh hoạt có hàm
lượng chất hữu cơ cao nên có thể làm phân compost
Khuyến khích người dân nên sử dụng bao nilon có thể phân
hủy
Lượng rác ngày càng phát sinh nhiều nên diện tích bãi chôn
lấp sẽ ngày càng mở rộng gây hao phí quỹ đất cũng như một số công trình khác. Vì vậy cần nghiên cứu phương án xứ lý khác, ví dụ như có thể đốt rác ở lò cao tuy hiện tại rất tốn kém nhưng thân thiện với môi trường và ít tốn quỹ đất trong tương lai
PHẦN V
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
Đánh giá tác động môi trường
Hiện nay, Công ty đang xây dựng hệ thống xử lý rác thải không gần khu dân cư. Chất thải không được xử lý thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường:
Tác động đến môi trường không khí
Khống chế phát tán khí thải từ bãi chôn lấp. Sử dụng chế phẩm vôi bột, thuốc diệt ruồi 50 EC và Enchoice Solution khử mùi từ bãi chôn lấp. Sau khi rác được đưa về bãi chôn lấp sẽ được phun thuốc đều với nồng độ thích hợp để hạn chế sự phát triển của ruồi nhặng.
Vào mùa mưa, pha theo tỷ lệ: 1 : 50 – 1 : 100
Vào mùa khô, pha theo tỷ lê: 1 : 200
Dùng xe 16 m3 pha trộn đều và phun thuốc Enchoice Solution trên rác liên tục thời gian xe vận chuyển rác xuống bãi chôn lấp. Khống chế và giảm thiểu khí thải do các phương tiện cơ khí vận chuyển và thi công khác; phương tiện vận chuyển và các thiết bị cơ giới phải thường xuyên được duy tu, bảo trì để đảm bảo máy hoạt động tốt, giảm lượng khí thải phát sinh.
Tác động đến môi trường nước ngầm, nước mặt
Nước thải từ bãi chôn lấp rác chủ yếu là nước rác, nước mưa chảy tràn, nước ngầm và một phần nhỏ là nước thải sinh hoạt mang theo nhiều chất ô nhiễm với hàm lượng cao và có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm hay chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Các biện pháp khắc phục được đề xuất như sau:
Xây dựng hệ thống thoát nước mặt.
Xây dựng và vách bãi đảm bảo khả năng chống thấm.
Xây dựng hệ thống thu gom nước rỉ rác.
Kiểm soát sự ô nhiếm mạch nước ngầm tại bãi.
Các biện pháp chống ồn, bụi, rung và chấn động tác động đến những khu vực ngườ dân gần nhà máy:
Bố trí phun nước trong khi thi công san lấp.
Xe vận chuyển rác phải được che kín khi vận chuyển rác và vệ sinh hàng ngày sau mỗi chuyến vận chuyển, để tránh gây vương vãi rác hoặc nước rác còn sót lại và mùi hôi vào môi trường không khí.
Duy trì và phát triển vành đai xanh, thảm thực vật hiện có ở khu vực bãi rác và khu vực lân cận.
Các biện pháp vệ sinh: sau mỗi tuần, phải phun thuốc diệt côn trùng nhằm ngăn ngừa hiên tượng lây lan chất ô nhiễm từ ruồi, chuột… sang con người.
Những giải pháp có thể giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường
Lập quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị cho thành phố đến năm 2012.
Triển khai chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Thực hiện chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải đô thị.
Các giải pháp hỗ trợ khác: Giáo dục tại trường, tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, tạo sự chủ động trong quản lý.
Đào tạo nhân lực.
Bổ sung hoàn thiện thiết bị, chính sách.
Xây dựng mức phí cho từng đối tượng trong hệ thống hợp lý.
PHẦN VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian thực tập tìm hiểu và đánh giá về quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại bãi chôn lấp rác Nghĩa Kỳ và qua tài liệu đã thu thập được tôi rút ra những kết luận và đồng thời đưa ra được ý kiến riêng của mình như sau:
Kết luận
Từ các kết quả, phân tích nghiên cứu khả thi và đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tại xã Nghĩa Kỳ, một số kết luận được rút ra như sau:
Việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn tại xã Nghĩa Kỳ phía Tây thành phố Quảng Ngãi đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh là một quyết định đúng đắn và cần cấp thiết để giải quyết vấn đề về rác thải của thành phố trong thời gian tới.
Ngoài những tác động tích cực về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án còn có những tác động tiêu cực phải được quan tâm xử lý, cụ thể là: việc thu gom xử lý khí và nước rỉ rác từ bãi rác, việc thi công công trình, tổ chức và quản lý tốt vận hành bãi, cấp vốn đầu tư theo đúng tiến độ và công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia dịch vụ thu xử lý rác tập trung và tham gia vào dự án.
Rác được chôn lấp tại bãi theo phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại thông tư 01/2001 TTLT – BXD – BKHCNMT. Nước thải và khí thải sinh ra từ bãi rác được kiểm soát ở mức độ an toàn. Phương pháp xử lý này hiện đang là phương pháp thích hợp đối với đặc điểm của rác thành phố, địa hình của khu vực và các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội của vùng dự án.
Một số tác động tiêu cực tồn lưu không thể tránh khỏi của dự án là suy giảm chất lượng nguồn nước, không khí, chất lượng đời sống của người dân xung quanh bãi rác và các tác động này được giảm thiểu tối đa dựa trên các biện pháp giảm thiểu tác động đã được đề xuất.
Dự án sẽ thực hiện các chương trình giám sát môi trường khi bãi rác đi vào vận hành và kéo dài 5 năm sau khi bãi rác đóng cửa để kiểm soát chất lượng môi trường khu vực và xem xét đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật, quản lý đã được áp dụng. Từ đó có thể kịp thời vận hành, hiệu chỉnh bổ sung các phương án nhằm hạn chế tối đa các tác động của bãi chôn lấp rác đến môi trường xung quanh.
Kiểm tra chất lượng công trình về mặt môi trường: Công tác kiểm tra môi trường trong xây dựng, vận hành và đóng bãi chôn lấp rác phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra, các hạng mục kiểm tra về chất lượng môi trường tại bãi, việc kiểm tra chất lượng công trình cũng phải được thực hiện. Trong đó có các hạng mục chủ yếu là: hệ thống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống giếng quan trắc, hệ thống không khí, hệ thống ngăn ngừa nước chảy tràn, lớp phủ thảm thực vật. Nếu phát hiện rác có vấn đề thì phải báo cáo với đơn vị chức năng để kịp thời xử lý.
Ước tính chi phí giám sát và chế độ báo cáo: Hàng năm, đơn vị của bãi chôn lấp sẽ hợp đồng với các đơn vị tư vấn tiến hành thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường và lập báo cáo hiện trạng môi trường của bãi chôn lấp nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường. Tài liệu báo cáo gồm các kết quả quan trắc chất lượng môi trường, các báo cáo về địa chất – thủy văn, địa chất công trình của bãi và các hoạt động vận hành bãi. Kết quả của các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm và xử lý tại nguồn như xử lý khí, nước, rác, kiểm soát độ dốc…các số liệu và kết quả giám sát phải thường xuyên được cập nhật hóa và theo dõi đánh giá, so sánh tiêu chuẩn, quy định hiện hành. Nếu có phát sinh ô nhiễm thì Ban quản lý bãi chôn lấp rác sẽ báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời.
Kiến nghị
Đề nghị Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung – Tiểu dự án Quảng Ngãi nhanh chóng hoàn thành bãi chôn lấp mới hợp vệ sinh và sớm đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ để khắc phục những vấn đề về xử lý rác thải.
Đề nghị Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp tái chế sử dụng rác, phát huy công nghệ năng lượng sạch, phân loại rác… góp phần hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường.
Đề nghị mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Vì cuộc sông “ xanh” và vì một môi trường quanh ta xanh – sạch – đẹp.
Vì thời gian tiếp cận thực tế quá ngắn và kinh nghiệm chưa nhiều nên trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong Ban lãnh đạo của Công ty cùng quý thầy, cô giáo đóng góp ý kiến và chỉ bảo cho em có điều kiện rút ra được những kinh nghiệm hoàn thiện tốt hơn về vốn kiến thức đã tiếp thu ở nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn !
Quảng Ngãi, tháng 07 năm 2011.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………. ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày…….tháng……năm 2011
Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày…….tháng……năm 2011
GVHD
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.doc